VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM<br />
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI<br />
<br />
VŨ ĐỨC DUY<br />
<br />
HÀNH ĐỘNG HỎI VÀ HỒI ĐÁP TRONG<br />
TIỂU THUYẾT‘MẢNH ĐẤT LẮM NGƯỜI NHIỀU MA’<br />
CỦA NGUYỄN KHẮC TRƯỜNG<br />
<br />
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC<br />
<br />
HÀ NỘI, 2018<br />
<br />
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM<br />
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI<br />
<br />
VŨ ĐỨC DUY<br />
<br />
HÀNH ĐỘNG HỎI VÀ HỒI ĐÁP TRONG<br />
TIỂU THUYẾT‘MẢNH ĐẤT LẮM NGƯỜI NHIỀU MA’<br />
CỦA NGUYỄN KHẮC TRƯỜNG<br />
Ngành: Ngôn ngữ học<br />
Mã số: 8.22.90.20<br />
<br />
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC<br />
<br />
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC<br />
PGS.TS HÀ QUANG NĂNG<br />
<br />
HÀ NỘI, 2018<br />
<br />
LỜI CAM ĐOAN<br />
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của cá<br />
nhân tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Hà Quang Năng<br />
Các số liệu sử dụng trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, được liệt kê<br />
trong các tài liệu tham khảo, không sao chép của người khác. Các kết luận<br />
nghiên cứu trong luận văn được đúc kết từ cơ sở lý luận đến thực tiễn của vấn<br />
đề mà luận văn cần giải quyết.<br />
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình./.<br />
<br />
Học viên<br />
<br />
VŨ ĐỨC DUY<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1<br />
Chương 1. CƠ SỞ LÍ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI ............................................ 8<br />
1.1. Lý thuyết hội thoại .................................................................................. 8<br />
1.2. Lý thuyết hành động ngôn ngữ ............................................................. 16<br />
1.3. Đôi nét về nhà văn Nguyễn Khắc Trường và tiểu thuyết Mảnh đất lắm<br />
người nhiều ma ............................................................................................ 21<br />
Chương 2. HÀNH ĐỘNG HỎI TRỰC TIẾP VÀ HỒI ĐÁP TRONG<br />
TÁC PHẨM MẢNH ĐẤT LẮM NGƯỜI NHIỀU MA CỦA NGUYỄN<br />
KHẮC TRƯỜNG .......................................................................................... 27<br />
2.1. Kết quả thống kê, phân loại .................................................................. 27<br />
2.2. Phát ngôn hỏi trực tiếp và hồi đáp ........................................................ 28<br />
2.3. Cặp thoại hẫng có phát ngôn hỏi trực tiếp và hồi đáp .......................... 45<br />
Chương 3. HÀNH ĐỘNG HỎI GIÁN TIẾP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TÁC<br />
PHẨM MẢNH ĐẤT LẮM NGƯỜI NHIỀU MA CỦA NGUYỄN KHẮC<br />
TRƯỜNG ....................................................................................................... 52<br />
3.1. Kết quả thống kê, phân loại .................................................................. 52<br />
3.2. Phát ngôn hỏi gián tiếp và hồi đáp ....................................................... 53<br />
3.3. Cặp thoại hẫng có phát ngôn hỏi gián tiếp và hồi đáp ......................... 68<br />
KẾT LUẬN .................................................................................................... 75<br />
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 78<br />
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 80<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Từ xa xưa, nghiên cứu ngôn ngữ văn chương truyền thống mới chỉ dựa trên<br />
ngữ pháp và ngữ nghĩa, tức là đi sâu vào bình diện kết học, nghĩa học của câu chữ<br />
trong văn bản văn học mà bỏ qua mặt dụng học khi đi vào nghiên cứu các tác phẩm<br />
văn học. Đây là hướng đi của ngôn ngữ học cổ điển (ngôn ngữ học tiền ngữ<br />
dụng). Hạn chế của các phương pháp nghiên cứu truyền thống này là mới chỉ<br />
thấy được mô hình mã mà chưa thấy được mô hình suy ý, tách rời ngôn ngữ<br />
nhân vật khỏi ngữ cảnh rộng và hẹp nên không thấy được nhiều hơn những nghĩa<br />
nằm trên câu chữ trực tiếp. Điều này cũng có nghĩa là chúng ta đã bỏ qua một<br />
mảng lớn nội dung tác phẩm, bao gồm các hành động ngôn ngữ (trực tiếp/gián<br />
tiếp), nghĩa hàm ẩn, hợp phần ngữ cảnh… là những nhân tố quan trọng kiến tạo<br />
nên cuộc giao tiếp hoàn chỉnh giữa các nhân vật trong tác phẩm và giữa nhà văn<br />
với bạn đọc. Nói một cách đơn giản, trong ngôn ngữ của nhân vật văn học và nhà<br />
văn khi tạo nên tác phẩm văn học còn rất nhiều điều nằm ngoài câu chữ mà ngôn<br />
ngữ học truyền thống đã bỏ qua hoặc chưa phát hiện ra. Những nội dung ngoài câu<br />
chữ này đóng vai trò không nhỏ giúp người đọc hiểu sâu hơn nội dung tác phẩm<br />
cũng như những điều nhà văn gửi gắm.<br />
Nghiên cứu ngôn ngữ văn học ngày nay áp dụng những thành tựu của ngữ<br />
dụng học để phát hiện thêm nhiều góc khuất đằng sau câu chữ. Chúng ta coi tác<br />
phẩm văn học là một diễn ngôn, tức là sản phẩm giao tiếp giữa nhà văn và bạn đọc.<br />
Trong đó bao gồm nhiều hành động ngôn ngữ giữa các nhân vật, thông qua nhiều<br />
cuộc thoại, đoạn thoại khác nhau. Bởi vậy, cần thiết phải dùng lí thuyết hội thoại<br />
trong ngữ dụng học nghiên cứu các cuộc thoại, đoạn thoại đó để thấy được vị thế,<br />
tính cách, dấu ấn thời đại, xã hội cũng như nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà<br />
văn và tư tưởng anh ta gửi gắm vào chúng. Một trong những lí thuyết quan trọng<br />
cần sử dụng khi nghiên cứu ngôn ngữ nhân vật văn học là “hành động hỏi và hồi<br />
đáp”. Bởi lẽ, nhờ sự tác động của ngữ cảnh và thông qua những chuyển hóa khác<br />
nhau mà hành động hỏi ngoài việc dùng để hỏi còn có thể thực hiện các hành động<br />
nói khác như: hứa hẹn, giãi bày, trách móc... và người trả lời (hồi đáp) có rất nhiều<br />
<br />
1<br />
<br />