Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Truyện ngắn Nguyễn Khải thời kì đổi mới từ góc nhìn văn hóa
lượt xem 4
download
Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm rõ mối quan hệ biện chứng giữa văn học và văn hóa, dấu ấn và giá trị văn hóa trong truyện ngắn Nguyễn Khải thời kì đổi mới. Đồng thời khẳng định những đóng góp của nhà văn trên cả hai phương diện văn học và văn hóa.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Truyện ngắn Nguyễn Khải thời kì đổi mới từ góc nhìn văn hóa
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ĐÀO THỊ THIẾT TRUYỆN NGẮN NGUYỄN KHẢI THỜI KÌ ĐỔI MỚI TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 02 21 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS Đào Thủy Nguyên Thái Nguyên, năm 2015 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và nội dung này chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào trước đó. Thái Nguyên, tháng 7 năm 2015 Tác giả luận văn Đào Thị Thiết Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN i http://www.lrc.tnu.edu.vn
- LỜI CẢM ƠN Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Đào Thủy Nguyên - người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các cán bộ, giảng viên khoa Ngữ văn, khoa Sau Đại học trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã chỉ bảo tận tình và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn. Em xin chân thành cảm ơn những ý kiến nhận xét, đánh giá, góp ý quý báu của Hội đồng khoa học đánh giá luận văn giúp em hoàn thiện hơn luận văn này. Thái nguyên, tháng 07 năm 2015 Tác giả luận văn Đào Thị Thiết Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN ii http://www.lrc.tnu.edu.vn
- MỤC LỤC Trang Lời cam đoan ........................................................................................................ i Lời cảm ơn ........................................................................................................... ii Mục lục ............................................................................................................... iii Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN. TRUYỆN NGẮN NGUYỄN KHẢI THỜI KÌ ĐỔI MỚI ............................................................................. 12 1.1. Một số vấn đề lí luận .............................................................................. 12 1.1.1. Khái niệm về “văn hoá” và “văn học” ................................................ 12 1.1.2. Mối quan hệ giữa văn hoá và văn học ................................................. 15 1.1.3. Tiếp cận văn học từ góc nhìn văn hoá ................................................. 17 1.1.4. Diễn trình văn hoá Việt Nam............................................................... 19 1.2. Truyện ngắn Nguyễn Khải thời kì đổi mới ............................................ 23 1.2.1. Vài nét về tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Nguyễn Khải ... 23 1.2.2. Truyện ngắn Nguyễn Khải trong dòng chảy chung của truyện ngắn Việt Nam thời kì đổi mới ............................................................................... 25 Chƣơng 2: DẤU ẤN VĂN HÓA TRONG NỘI DUNG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN KHẢI .............................................................................................. 34 2.1. Bức tranh thiên nhiên mang dấu ấn văn hóa Việt Nam.......................... 34 2.2. Con người văn hóa trong truyện ngắn Nguyễn Khải thời kì đổi mới .... 38 2.2.1. Con người giàu tình nghĩa và đức hi sinh ........................................... 39 2.2.2. Con người giàu nghị lực và niềm tin vào cuộc sống ........................... 47 2.2.3. Con người giàu lòng tự trọng, có bản lĩnh và nhân cách cao đẹp ....... 49 2.3. Đời sống văn hóa - xã hội Việt Nam trong truyện ngắn Nguyễn Khải thời đổi mới.................................................................................................... 55 2.3.1. Những nét đẹp văn hóa trong đời sống xã hội Việt Nam .................... 55 2.3.2. Những mặt trái của đời sống văn hóa - xã hội Việt Nam thời kì đổi mới .......................................................................................................... 61 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN iii http://www.lrc.tnu.edu.vn
- Chƣơng 3 DẤU ẤN VĂN HÓA TRONG NGHỆ THUẬT TRUYỆN NGẮN NGUYỄN KHẢI ................................................................................. 68 3.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật ................................................................ 68 3.1.1. Khắc họa nhân vật qua ngoại hình ...................................................... 68 3.1.2. Xây dựng nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại ........................................ 73 3.2. Ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Khải ............................ 79 3.2.1. Ngôn ngữ kể chuyện bình dị, đời thường, đậm tính khẩu ngữ .......... 79 3.2.2. Ngôn ngữ giàu sức biểu cảm, trữ tình ................................................. 82 3.3. Hệ thống biểu tượng văn hóa Việt Nam trong truyện ngắn Nguyễn Khải thời kì đổi mới ............................................................................................... 83 3.3.1. Biểu tượng và biểu tượng trong văn học ............................................. 83 3.3.2. Biểu tượng văn hóa Việt Nam trong truyện ngắn Nguyễn Khải thời kì đổi mới ........................................................................................................... 85 KẾT LUẬN....................................................................................................... 97 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. 100 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN iv http://www.lrc.tnu.edu.vn
- MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Nguyễn Khải là một trong những cây bút tiêu biểu hàng đầu của nền văn học Việt Nam hiện đại. Ông thuộc thế hệ những nhà văn trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và cũng là một trong những cây bút đi tiên phong trong sự nghiệp đổi mới văn học nước nhà. Với sức viết dẻo dai, bền bỉ cùng phong cách làm việc hết sức nghiêm túc và không ngừng tìm tòi, đổi mới, ông đã khẳng định vững chắc tên tuổi của mình trên văn đàn. Nguyễn Khải sáng tác đều tay và ở thời điểm nào ông cũng có những tác phẩm kịp thời để phục vụ nhu cầu của bạn đọc. Sau hơn nửa thế kỉ cầm bút, nhà văn đã để lại một khối lượng khá lớn các tác phẩm thuộc nhiều thể loại khác nhau như: tiểu thuyết, truyện ngắn, kí, tạp văn... Ở mỗi thể loại, ông đều thể hiện tài năng và tâm huyết của một cây bút luôn tìm tòi đổi mới, luôn chuyên tâm cho sự nghiệp văn chương. Sức lôi cuốn trong các sáng tác của ông thể hiện ở những phát hiện nhạy bén, tính triết lý sắc sảo cùng với giọng văn hóm hỉnh mà đôn hậu, trầm lắng mang đậm cá tính riêng của tác giả. 1.2. Trong văn nghiệp của Nguyễn Khải, truyện ngắn chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng góp phần làm nên tên tuổi của ông. Nhìn chung, truyện ngắn của Nguyễn Khải khá phong phú về đề tài: về nông dân trong quá trình xây dựng cuộc sống mới, về bộ đội trong những năm chiến tranh, về những vấn đề xã hội - chính trị có tính thời sự, về cả những chuyện thường ngày, những trăn trở về chuyện nghề, chuyện đời trước những biến động phức tạp của xã hội... Dù viết về đề tài nào, truyện ngắn của ông cũng thể hiện một cái nhìn đa diện, một sự am hiểu sâu sắc về cuộc sống, về con người và xã hội. Và bao giờ cũng vậy, truyện ngắn Nguyễn Khải luôn thấm đượm một tình yêu tha thiết với đất nước và con người Việt Nam. 1.3. Trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu các sáng tác của Nguyễn Khải, chúng tôi nhận thấy truyện ngắn của ông mang nhiều dấu ấn văn hóa Việt Nam. Có lẽ cuộc đời trải qua hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc cùng với những trải nghiệm qua những chuyến đi thực tế đã tạo nên cho nhà văn sự am hiểu vừa sâu sắc vừa đa dạng, phong phú về đời sống văn hóa của con người Việt Nam. Phải chăng, đây cũng chính là cơ sở làm nảy sinh những mạch nguồn cảm hứng sâu xa, góp phần tạo nên những Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 1 http://www.lrc.tnu.edu.vn
- trang văn đậm chất văn hóa của Nguyễn Khải. Bởi vậy, chúng tôi chọn cách tiếp cận truyện ngắn của ông dưới góc nhìn văn hóa. Nghiên cứu văn học dưới góc nhìn văn hoá là một cách tiếp cận còn khá mới mẻ trong đời sống nghiên cứu văn học. Tuy nhiên, những năm gần đây cũng đã xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu văn học trong mối quan hệ với văn hoá. Văn học là một bộ phận hợp thành của toàn thể cấu trúc văn hóa. Bất kì tác phẩm văn học ở thời kì nào cũng đều mang dấu ấn văn hóa của thời kì đó. Do vậy, khi nghiên cứu một tác phẩm văn học, sẽ là thiếu sót vô cùng nếu ta không tìm hiểu những giá trị văn hóa được thể hiện trong tác phẩm văn học đó. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của mỗi quốc gia đang là vấn đề bức thiết được đặt lên hàng đầu. Nhận biết được điều này nên chúng tôi mong muốn đi sâu nghiên cứu sáng tác của một tác giả cụ thể theo hướng tiếp cận văn hóa. Chúng tôi lựa chọn truyện ngắn của Nguyễn Khải làm đối tượng nghiên cứu bởi truyện ngắn của ông rất giàu giá trị văn hóa. Trong khi đó, mặc dù đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về các sáng tác của Nguyễn Khải nhưng lại chưa có công trình nào nghiên cứu một cách chuyên sâu, có hệ thống về truyện ngắn của ông theo hướng liên ngành văn hóa - văn học. 1.4. Sáng tác của Nguyễn Khải đã được đưa vào chương trình học ở đại học và các trường phổ thông hiện nay. Trong chương trình sách giáo khoa Ngữ văn trước đây có truyện ngắn Mùa lạc và chương trình sách giáo khoa Ngữ văn hiện hành có truyện ngắn Một người Hà Nội. Nghiên cứu vấn đề này, chúng tôi mong phần nào giúp các thầy cô giáo và các bạn học sinh, sinh viên trong việc giảng dạy, học tập tác phẩm của ông ở nhà trường các cấp. Từ những lí do trên đây cùng với với niềm say mê và lòng kính trọng, khâm phục tài năng Nguyễn Khải, đặc biệt yêu thích truyện ngắn của ông, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Truyện ngắn Nguyễn Khải thời kì đổi mới từ góc nhìn văn hóa” làm vấn đề nghiên cứu cho luận văn của mình. 2. Lịch sử vấn đề Các sáng tác của Nguyễn Khải dù ở thể loại nào thì ngay từ khi mới ra đời cũng luôn tạo được dư luận và gây được sự chú ý của độc giả cũng như của giới phê bình, nghiên cứu văn học. Vì thế đã có khá nhiều những bài báo, những công trình nghiên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 2 http://www.lrc.tnu.edu.vn
- cứu về tác phẩm của ông. Để phục vụ cho những vấn đề mà đề tài nghiên cứu, chúng tôi chỉ tập trung tìm hiểu các ý kiến đánh giá, nhận xét về văn hóa trong mảng truyện ngắn của Nguyễn Khải thời kì đổi mới. 2.1. Những ý kiến đánh giá về dấu ấn văn hóa trong nội dung truyện ngắn của Nguyễn Khải. Nguyễn Khải cùng các nhà văn như Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng… xứng danh là những “ngọn cờ tiên phong” trong nền văn học Việt Nam thời kì đổi mới. Các truyện ngắn của Nguyễn Khải thời kì này nhận được sự đánh giá cao của giới phê bình văn học và bạn đọc cả nước. Đáng lưu ý nhất là các bài viết của Vương Trí Nhàn, Trần Đình Sử, Lại Nguyên Ân, Phan Cự Đệ, Đoàn Trọng Huy, Đào Thủy Nguyên, Huỳnh Như Phương… Nhìn chung, các nhà nghiên cứu nhận thấy ở nhà văn một cách tiếp cận hiện thực độc đáo, một cái nhìn sắc sảo, khả năng nắm bắt nhiều khía cạnh của đời sống, đặc biệt là sự thể hiện những thân phận, những trạng thái tâm lý của con người một cách sâu sắc, tinh tế. Đó cũng là những tư liệu quý báu, những gợi ý bước đầu để chúng tôi triển khai luận văn này. Vương Trí Nhàn trong bài viết Nguyễn Khải trong sự vận động của văn học cách mạng từ sau năm 1945 đã ghi nhận thành quả lao động miệt mài, hăng say của một nhà văn có “phong cách vừa dân dã vừa hiện đại”. Trong bài viết, tác giả đã chỉ ra rằng: “Những truyện ngắn của Nguyễn Khải viết từ 1988 - 1999 đến thời gian gần đây, khơi vào hai mạch chính: Một là cuộc sống hôm nay của người xung quanh, bạn bè đồng nghiệp quen biết, cùng tuổi tác và tâm sự. Hai là số phận những người thân trong gia đình, họ hàng nội ngoại của tác giả, những ông cậu, bà mợ mà tâm tư tình cảm của Nguyễn Khải còn nhiều quyến luyến”[43, tr. 116]. Nhà nghiên cứu cũng khẳng định: Nguyễn Khải là nhà văn hiểu rõ con người và cuộc sống hiện đại ngày nay hơn ai hết: “Muốn tìm hiểu con người thời đại trong tất cả cái hay cái dở của họ, nhất là muốn hiểu cách nghĩ của họ, đời sống tinh thần của họ, phải đọc Nguyễn Khải”[43, tr. 121]. Như vậy, Vương Trí Nhàn đã chỉ ra một thành công nổi bật của Nguyễn Khải về giá trị văn hóa trong truyện ngắn của ông, đó là sự am hiểu sâu sắc của tác giả về tâm hồn, tính cách con người Việt Nam. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 3 http://www.lrc.tnu.edu.vn
- Viết về nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Khải, tác giả Nguyễn Phượng trong bài viết Nguyễn Khải - vị sứ đồ tự nguyện trong văn xuôi Việt Nam hiện đại nhận xét: “Không phải ngẫu nhiên mà các nhân vật của Nguyễn Khải từ 1987 trở đi phần lớn là những người gặp nhiều rủi ro, thất thiệt, họ cũng là những người già nua, thất thế, lạc thời. Chọn đối tượng này, nhà văn xây dựng những hình mẫu nhân vật mới: Con người vật lộn với những hoàn cảnh trớ trêu, với những biến động của cuộc sống vô thường nhưng luôn khát khao hoàn thiện mình, luôn luôn biết giữ gìn phẩm giá và nhân cách…”[46, tr. 159]. Tác giả bài viết cũng nhận định: “Nhà văn đã phát hiện ra nhiều vẻ đẹp vốn có … Đó là vẻ đẹp đơn sơ mà lộng lẫy của cô Hiền trong Một người Hà Nội, là vẻ đẹp trầm lắng và cao quý ẩn đằng sau cái vẻ ngoài lầm lũi, tội nghiệp của ông Hai…”[46, tr. 159]. Tìm hiểu truyện ngắn Một người Hà Nội - một trong những truyện ngắn tiêu biểu của Nguyễn Khải thời đổi mới, Nguyễn Văn Long có bài viết Nguyễn Khải và sự đổi mới quan niệm về con người trong “Một người Hà Nội”. Nhận xét về nhân vật bà Hiền, tác giả cho rằng:“Trong quan hệ với xã hội, với thời cuộc, những nét đẹp trong nhân cách của nhân vật này phải được nhìn nhận từ một quan niệm mới, từ những giá trị bền vững theo tinh thần nhân văn và dân chủ. Bà Hiền hoàn toàn không phải là nhân vật thuộc mẫu hình “con người mới” của văn học xã hội chủ nghĩa một thời” nhưng cái đáng quý ở nhân vật này “chính là biểu hiện của lòng tự trọng, của ý thức về giá trị nhân cách, không thể để bị đánh mất mình trong hoàn cảnh thay đổi của thời cuộc”, đó là ý thức giữ gìn giá trị văn hóa truyền thống. Tác giả cũng khẳng định một tình yêu, niềm tin của nhà văn đối với Hà Nội gửi vào hình ảnh cây si cổ thụ đền Ngọc Sơn sống lại sau trận bão như một biểu hiện rằng: “Mọi thứ xô bồ, hỗn tạp của Hà Nội hiện thời chỉ là những rác nổi trên bề mặt của đời sống, rồi đến lúc nó sẽ bị cuốn đi, để một Thủ đô với 1000 năm văn hiến, với sự “thanh lịch của người Tràng An” sẽ trở lại”[33]. Cũng đi sâu vào tìm hiểu truyện ngắn Một người Hà Nội, tác giả Trần Viết Thiện trong bài viết Nguyễn Khải - người đi tìm hồn thiêng của đất Kinh kì cho thấy: Cả tập truyện ngắn Hà Nội trong mắt tôi đều “lấp lánh tình cảm thân thương, yêu quý và rất đỗi tự hào” của người con sinh ra trên mảnh đất Kinh kì và Một người Hà Nội chính là “truyện ngắn kết lắng đầy đủ tình cảm, sự ngưỡng vọng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 4 http://www.lrc.tnu.edu.vn
- của Nguyễn Khải về mảnh đất Thăng Long nghìn năm văn vật”. Tác giả bài viết cho rằng: “Nhân vật cô Hiền trở thành một giá trị văn hóa, một thực thể sống của văn hóa Hà thành”[57]. Trong một bài viết có nhan đề Nguyễn Khải với Hà Nội, tác giả Đinh Quang Tốn chủ yếu đánh giá nội dung của tập truyện Hà Nội trong mắt tôi: “Cả tập truyện là tập hợp những nhân cách Hà Nội (…) Nhân cách của mỗi con người cũng như bản lĩnh của mỗi dân tộc có lẽ là điều cốt yếu để khẳng định mình”[62, tr. 375]. Các bài viết trên đây cũng đã ít nhiều đề cập đến vấn đề giá trị văn hóa có trong nội dung truyện ngắn Nguyễn Khải thời kỉ đổi mới. Tuy nhiên, vì đó không phải là nội dung nghiên cứu chính nên các tác giả không tập trung đi vào nghiên cứu vấn đề đó một cách chuyên sâu. Tác giả Đào Thủy Nguyên trong cuốn Phương pháp tiếp cận sáng tác của Nguyễn Khải trong giảng dạy văn học Việt Nam hiện đại đã lưu ý đến cái nhìn của nhà văn vào đời sống con người: con người trong thời gian và lịch sử; con người trong các khả năng lựa chọn và thích ứng; con người trong quan hệ gia đình; con người trong mâu thuẫn và tiếp nối giữa các thế hệ… Đặc biệt, công trình có những nhận xét rất cụ thể về những nhân vật của Nguyễn Khải được soi chiếu trên phương diện nhân cách. Tác giả kết luận: “Vẻ đẹp nhân cách được Nguyễn Khải tìm thấy ở những con người hết sức bình thường, những con người hầu như không có công tích gì nhiều, nhưng tấm vải bền chắc của cuộc đời lại được dệt nên từ chính những con người như thế”[41, tr. 153]. Luận văn thạc sĩ Hình tượng tác giả trong truyện ngắn của Nguyễn Khải thời kì đổi mới của Hoàng Thị Anh là một công trình nghiên cứu khá sâu sắc về dấu ấn cá nhân của nhà văn trong các truyện ngắn của ông thời đổi mới. Tác giả luận văn nhận định: Nguyễn Khải đã thể hiện một cái nhìn hiện thực tỉnh táo để đi vào mọi ngõ ngách của cuộc sống nhằm tìm ra chân lí, sự thật ở bề sâu cuộc sống tại những nơi tưởng như êm đềm, phẳng lặng: “Viết về con người trong đời thường hôm nay, Nguyễn Khải khám phá ra nhiều giá trị nhân văn sâu sắc ẩn chứa đằng sau những con người, những nhân vật rất đỗi bình thường của cuộc sống. Nhân vật của ông bước từ cuộc đời vào trang sách tự nhiên, không thi vị mà đượm chất đời sống”[1, tr. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 5 http://www.lrc.tnu.edu.vn
- 47]. Tác giả khái quát: “Cái nhìn hiện thực tỉnh táo của Nguyễn Khải trong thời kì đổi mới là một cái nhìn có chiều sâu lịch sử và văn hóa”[1, tr. 48]. Lê Thị Bích Ngọc trong luận văn Những đặc điểm nổi bật của truyện ngắn Nguyễn Khải đã tập trung khai thác một số đặc trưng của truyện ngắn Nguyễn Khải trên bình diện nội dung qua cái nhìn về con người và sự lựa chọn đề tài của nhà văn. Đặc biệt về cái nhìn con người trong truyện ngắn Nguyễn Khải, tác giả luận văn đã nhận định “Sự ca ngợi, trân trọng trong truyện ngắn Nguyễn Khải không chỉ dành riêng cho những con người bất hạnh biết vươn lên tìm hạnh phúc đời mình mà ông còn dành cho những con người giàu lòng hi sinh, biết sống vì người khác”[40, tr. 21]. Về đề tài truyện ngắn, Nguyễn Khải tập trung vào ba đề tài chủ yếu: những vấn đề phức tạp nảy sinh trong thời kì xây dựng xã hội chủ nghĩa, người phụ nữ trong sự thăng trầm biến đổi của thời cuộc và đề tài về Hà Nội thanh lịch hào hoa. Nhìn chung từ những ý kiến đánh giá của các tác giả trên, có thể nhận thấy: Vấn đề văn hóa được thể hiện trong nội dung truyện ngắn Nguyễn Khải đã ít nhiều được quan tâm ở những phương diện như: về con người, về cuộc sống gia đình truyền thống hay đời sống văn hóa - xã hội thời đổi mới… Xong phần lớn mọi nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở những nhận xét chung, mang tính khát quát chứ chưa đi sâu vào tìm hiểu cụ thể và có hệ thống về những dấu ấn văn hóa trong nội dung các truyện ngắn của ông. Kế thừa thành tựu của những người đi trước, chúng tôi sẽ tiếp tục giải quyết vấn đề còn đang bỏ ngỏ này. 2.2. Những ý kiến đánh giá về dấu ấn văn hóa trong nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Khải thời kì đổi mới. Nguyễn Khải được coi là một trong số ít những nhà văn có cá tính sáng tạo nghệ thuật độc đáo và đạt được thành tựu đáng kể trong đổi mới nghệ thuật văn xuôi, bởi vậy đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này. Nhưng chưa có một công trình nào tập trung nghiên cứu về dấu ấn văn hóa trong nghệ thuật văn xuôi Nguyễn Khải nói chung và truyện ngắn của ông nói riêng. Tuy nhiên, trong quá trình tìm hiểu, chúng tôi cũng ghi nhận được một số ý kiến đánh giá, nhận xét có tính chất gợi mở cho đề tài nghiên cứu của mình. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 6 http://www.lrc.tnu.edu.vn
- Trong số những ý kiến bàn về nghệ thuật truyện ngắn của Nguyễn Khải, đáng chú ý là bài viết Tôi thích cái hôm nay, cái hôm nay ngổn ngang bề bộn… của Lại Nguyên Ân ghi lại cuộc trao đổi giữa ông và Trần Đình Sử về các sáng tác của Nguyễn Khải. Hai nhà nghiên cứu đã có nhiều nhận định khách quan, sâu sắc về những tác phẩm thuộc giai đoạn sáng tác sau này của Nguyễn Khải. Trần Đình Sử cho rằng: “Thành công trong việc sáng tác của Nguyễn Khải có lẽ do hai đặc điểm chính của anh với tư cách một nghệ sĩ: cảm hứng nghiên cứu và sự phân tích tâm lý”. Lại Nguyên Ân lại có suy nghĩ khác, ông cho rằng độc giả thích Nguyễn Khải bởi “chất văn xuôi” của nhà văn. Ngoài ra, Lại Nguyên Ân cũng nói đến đặc sắc trong ngôn ngữ Nguyễn Khải, “một ngôn ngữ rất văn xuôi: nó không ưng rống lên thống thiết mà thường pha ngang sang giọng tưng tửng, đùa đùa. Thêm nữa là tính chất nhiều giọng của văn xuôi này: có cái là do người kể chuyện nói, có cái là do những giọng khác nói”. Trần Đình Sử cũng nhấn mạnh: “Một chất lượng ngôn ngữ đặc sắc như vậy là phương thức rất lợi hại để phân tích tâm lý. Tôi thấy ở văn xuôi của ta có khá nhiều nhà văn miêu tả tâm lý giỏi, nhưng phân tích tâm lý thì ít ai làm được như anh Khải”[2]. Ngôn ngữ trong truyện ngắn Nguyễn Khải cũng được Đoàn Trọng Huy đề cập đến trong bài viết Vài đặc điểm phong cách nghệ thuật Nguyễn Khải. Tác giả đã chỉ ra tính chất đa giọng điệu trong sáng tác của nhà văn: “Ngôn ngữ của Nguyễn Khải giàu chất sống, chất văn xuôi là ngôn ngữ hiện thực. Đặc biệt là tính chất nhiều giọng điệu. Nhà văn thường đứng ở nhiều góc độ, nhiều bình diện để tả và kể”[20, tr. 92]. Tác giả cũng nhấn mạnh đến tính chính luận: “Sáng tác của Nguyễn Khải là loại sáng tác mang tính luận đề và tính chính luận rõ nét. Cái tạo nên sức hấp dẫn của người đọc chính là tính thuyết phục của lí lẽ”[20, 93]. Những nhận xét của các nhà nghiên cứu chính là những gợi ý đầu tiên cho chúng tôi đi sâu tìm hiểu về ngôn ngữ truyện ngắn Nguyễn Khải dưới góc nhìn văn hóa. Tác giả Trần Thanh Phương trong bài viết Nguyễn Khải với Hà Nội trong mắt tôi khi đi sâu vào nghiên cứu tập truyện Hà Nội trong mắt tôi lại chỉ ra rằng: “Hà Nội trong mắt tôi không tuân theo những khuôn mẫu thông thường của truyện ngắn truyền thống đòi hỏi phải có cốt truyện và những pha hấp dẫn, li kì của sự thắt nút, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 7 http://www.lrc.tnu.edu.vn
- cởi nút…” và “sự kết hợp nhiều thể loại vào trong một thể loại đã làm cho truyện ngắn Nguyễn Khải giống như một bức tranh giàu màu sắc với nhiều mảng sáng tối xen kẽ, tạo ra một thế giới đa dạng, phong phú”[45, tr. 381]. Nguyễn Bích Thu trong bài viết Giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Khải những năm tám mươi đến nay đã tập trung chú ý vào giọng điệu trần thuật - một trong những yếu tố làm nên phong cách nghệ thuật của Nguyễn Khải, gồm các giọng điệu tiêu biểu: giọng triết lí, tranh biện; giọng tâm tình, chia sẻ; giọng hài hước và hóm hỉnh. Tác giả khái quát: “Một giọng điệu trần thuật chịu sức hút của chủ nghĩa tâm lí, kết hợp kể, tả, phân tích một cách linh hoạt, thông minh và sắc sảo. Lời văn nghệ thuật của Nguyễn Khải là lời văn nhiều giọng, được cá thể hóa, mang tính đối thoại của tự sự hiện đại”[59, tr. 132]. Các sáng tác của Nguyễn Khải cũng là đề tài của nhiều công trình nghiên cứu tại các trường đại học, viện nghiên cứu. Những luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, khóa luận tốt nghiệp nghiên cứu về phương diện nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Khải rất đáng quan tâm như: “Những đặc điểm nổi bật của truyện ngắn Nguyễn Khải”(2010) của Lê Thị Bích Ngọc, “Hình tượng tác giả trong truyện ngắn của Nguyễn Khải thời kì đổi mới”(2008) của Hoàng Thị Anh, “Tính liên tục và sự thay đổi trong sáng tác truyện ngắn Nguyễn Khải sau 1986”(2012) của Nguyễn Thị Dương, “Tính chất triết luận trong văn xuôi Nguyễn Khải thời kì đổi mới”(2010) của Lê Nguyễn Hạnh Thảo… Ở các công trình này, các tác giả khi nói về nghệ thuật trong truyện ngắn của Nguyễn Khải cũng đã có những phân tích, đánh giá về hệ thống nhân vật hay cốt truyện, ngôn ngữ nghệ thuật nhưng chưa đánh giá cụ thể, sâu sắc những giá trị nghệ thuật này trong mối liên hệ với văn hóa. Các tác giả mới chỉ “chạm đến” vấn đề này ở mức độ khái quát chung chung. Luận án tiến sĩ của Nguyễn Thị Bích với đề tài: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975 (qua truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng) đã đi sâu vào vấn đề nghệ thuật tự sự ở ba phương diện: Ngôi kể, điểm nhìn và giọng điệu trần thuật. Ở chương 4 của luận án, tác giả đi sâu nghiên cứu về giọng điệu trần thuật của ba tác giả Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng. Tác giả luận án đã cho chúng ta thấy được qua giọng điệu trần thuật, Nguyễn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 8 http://www.lrc.tnu.edu.vn
- Khải thể hiện niềm tự hào về vẻ đẹp thiên nhiên, quê hương, đất nước và những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Khảo sát truyện ngắn của Nguyễn Khải, tác giả khái quát: “Thể hiện giọng điệu ngợi ca, nhà văn không hô hào bằng những mĩ từ, những hình ảnh so sánh bay bổng mà bằng lối tả thực với ngôn ngữ hiện thực, giàu sức sống”[5, tr. 112], “giọng điệu mỉa mai trào lộng vẫn mang sắc thái khách quan song đằng sau đó là một nỗi băn khoăn về thói đời (…) thể hiện rõ sự bất bình, nỗi chua chát khi con cái không tiếp nối được truyền thống gia đình và lấy đồng tiền làm thước đo cho mọi giá trị của cuộc sống”[5, tr. 115]. Như vậy, vấn đề dấu ấn văn hóa thể hiện trong giọng điệu trần thuật của Nguyễn Khải đã được tác giả đề cập đến. Tuy nhiên, đây mới chỉ dừng lại là những nhận xét chứ không phải là vấn đề nghiên cứu trọng tâm của đề tài vì thế người viết không đi sâu vào tìm hiểu. Luận văn Tính liên tục và sự thay đổi trong sáng tác truyện ngắn Nguyễn Khải sau 1986 của Nguyễn Thị Dương đã đi sâu vào phân tích tính liên tục trong sáng tác của Nguyễn Khải ở hai phương diện nội dung và nghệ thuật. Luận văn có đề cập đến một số giọng điệu chủ đạo trong sáng tác của Nguyễn Khải gần với lối nói trong văn hóa dân gian Việt Nam, đó là: giọng kể chuyện hóm hỉnh, dân dã và giọng văn tâm tình, chia sẻ. Như vậy, qua việc khảo sát lịch sử vấn đề nghiên cứu sáng tác của Nguyễn Khải, chúng tôi nhận thấy: Giá trị văn hóa trong truyện ngắn của nhà văn đã ít nhiều được đề cập đến nhưng mới chỉ dừng lại ở những nhận định có tính khái quát mà chưa có công trình nào đi sâu vào nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống. Thực tế đó đã gợi ý cho chúng tôi lựa chọn đề tài: Truyện ngắn Nguyễn Khải thời kì đổi mới từ góc nhìn văn hóa. Kế thừa những kết quả nghiên cứu của người đi trước, chúng tôi sẽ mở rộng, khơi sâu và làm rõ những giá trị, dấu ấn văn hóa có trong nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn Nguyễn Khải thời kì đổi mới. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu: Làm rõ mối quan hệ biện chứng giữa văn học và văn hóa, dấu ấn và giá trị văn hóa trong truyện ngắn Nguyễn Khải thời kì đổi mới. Đồng thời khẳng định những đóng góp của nhà văn trên cả hai phương diện văn học và văn hóa. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 9 http://www.lrc.tnu.edu.vn
- - Luận văn tạo một cơ sơ lí luận cần thiết để soi tỏ mối quan hệ giữa văn học và văn hóa. Từ đó có cơ sở để tìm hiểu truyện ngắn Nguyễn Khải thời kì đổi mới trong mối quan hệ liên ngành văn hóa - văn học. - Luận văn nhằm chỉ ra những nét đặc sắc về văn hóa Việt Nam được thể hiện trong các truyện ngắn của Nguyễn Khải, giúp cảm thụ truyện ngắn của ông một cách sâu sắc hơn. Từ đó góp phần khẳng định phong cách nghệ thuật và đóng góp của Nguyễn Khải đối với nền văn học Việt Nam hiện đại cũng như đối với việc giữ gìn bản sắc và bồi đắp văn hóa Việt Nam thời kì đổi mới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung vào việc tìm hiểu truyện ngắn Nguyễn Khải thời kì đổi mới dưới góc nhìn văn hóa ở hai phương diện là nội dung và nghệ thuật. - Phạm vi tài liệu nghiên cứu: + Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi chọn khảo sát toàn bộ truyện ngắn của Nguyễn Khải thời kì đổi mới, trong đó tập trung nghiên cứu những truyện ngắn tiêu biểu trong các cuốn: - Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Khải, Nxb Hội Nhà văn, 2002 - Nguyễn Khải - Tuyển tập truyện ngắn, Nxb Văn hóa Thông tin, 2014. - Hà Nội trong mắt tôi, Nxb Văn hóa Thông tin, 2014. + Ngoài ra, chúng tôi cũng có sự so sánh với những truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyễn Khải ở giai đoạn trước đổi mới và tác phẩm của một số nhà văn khác để tìm ra nét riêng trong sự thể hiện của Nguyễn Khải ở góc độ văn hóa. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện luận văn, chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cơ bản sau đây: 5.1. Phương pháp thống kê, khảo sát 5.2. Phương pháp phân tích tác phẩm theo đặc trưng thể loại 5.3. Phương pháp so sánh, đối chiếu 5.4. Phương pháp nghiên cứu xã hội học 5.5. Phương pháp tiếp cận từ góc độ lịch sử Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 10 http://www.lrc.tnu.edu.vn
- 5.6. Phương pháp nghiên cứu liên ngành 6. Đóng góp của luận văn - Luận văn là công trình nghiên cứu đầu tiên và tương đối toàn diện, có hệ thống về truyện ngắn Nguyễn Khải thời kì đổi mới từ góc nhìn văn hóa. Luận văn góp thêm cái nhìn mới về phương diện văn hóa trong truyện ngắn của Nguyễn Khải, khẳng định những thành tựu đặc sắc và đóng góp cơ bản của Nguyễn Khải đối với nền văn học Việt Nam hiện đại. - Luận văn có ý nghĩa thực tiễn, nhất là đặt trong bối cảnh hội nhập văn hóa toàn cầu hiện nay nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa đang mở ra nhiều triển vọng mới mẻ cho cách tiếp cận văn chương. Nghiên cứu truyện ngắn Nguyễn Khải từ góc nhìn văn hóa, một lần nữa, chúng tôi cũng góp phần khẳng định khuynh hướng nghiên cứu này. Luận văn cũng có những đóng góp nhất định vào vấn đề giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc. - Luận văn có thể trở thành tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập về tác phẩm của Nguyễn Khải trong các nhà trường đại học, cao đẳng và THPT. 7. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, phần Nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lí luận. Truyện ngắn Nguyễn Khải thời kì đổi mới Chương 2: Dấu ấn văn hóa trong nội dung truyện ngắn Nguyễn Khải Chương 3: Dấu ấn văn hóa trong nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Khải Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 11 http://www.lrc.tnu.edu.vn
- Chƣơng 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN. TRUYỆN NGẮN NGUYỄN KHẢI THỜI KÌ ĐỔI MỚI 1.1. Một số vấn đề lí luận 1.1.1. Khái niệm về “văn hoá” và “văn học” * Khái niệm “văn hoá” Văn hoá là khái niệm mang nội hàm rộng và hết sức phong phú. Trong khoa học nhân văn, khái niệm văn hoá đã tạo nên sự tranh luận với rất nhiều cách hiểu khác nhau. Cho đến nay, chưa có một định nghĩa thống nhất về Văn hoá. Theo UNESCO, trên thế giới hiện nay có khoảng hơn 400 định nghĩa về Văn hoá. Theo từng góc độ tiếp cận, có định nghĩa xuất phát từ bình diện lịch sử, chính trị, xã hội, có định nghĩa xuất phát từ những đặc trưng, chức năng, cấu trúc… Tuỳ theo mỗi ngành, mỗi lĩnh vực, mỗi nhà khoa học lại có một cách định nghĩa khác nhau. Điều này đã tạo nên sự phong phú cho khái niệm Văn hoá. Về nguồn gốc thuật ngữ “Văn hoá”, theo các nhà ngôn ngữ học phương Tây, Văn hoá (culture) - với tư cách là một danh từ độc lập - chỉ bắt đầu được sử dụng vào cuối thế kỉ XVII. Người đầu tiên đưa thuật ngữ “culture” vào trong khoa học là nhà nghiên cứu pháp luật người Đức S.Pufendorf (1632-1694). Ông đã sử dụng thuật ngữ này để chỉ toàn bộ những gì do con người tạo ra và khẳng định: Các sản phẩm nhân tạo này khác với các sản vật thiên nhiên, tựa như con người được giáo dục khác với con người không được giáo dục. Sang thế kỉ XIX, thuật ngữ Văn hoá được sử dụng ngày càng nhiều ở các quốc gia cả trong lĩnh vực khoa học lẫn trong đời sống hằng ngày. Ở phương Đông, từ Văn hoá được sử dụng rất sớm. Theo tư liệu ghi chép của Trung Hoa cổ đại, từ “Văn” có nghĩa gốc là vẻ đẹp do màu sắc tạo ra. Từ nghĩa gốc này, “Văn” có nghĩa là hình thức đẹp trong lễ, nhạc, trong cách cai trị, trong ngôn ngữ cũng như trong cách cư xử… “Hoá” có nghĩa là làm thay đổi, làm cho trở nên tốt, đẹp, hoàn thiện. Như trên đã nói, Văn hoá là khái niệm có thể được nhìn từ nhiều góc độ khác nhau nên có nhiều cách định nghĩa khác nhau. Xin đưa ra một số định nghĩa mà theo chúng tôi là tiêu biểu, đáng chú ý về Văn hoá. Trước hết, ta không thể không nhắc Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 12 http://www.lrc.tnu.edu.vn
- đến định nghĩa đầu tiên được ghi nhận rộng rãi của E.Tylor trong cuốn sách Văn hoá nguyên thuỷ xuất bản năm 1881 tại Luân Đôn. Trong cuốn sách này, E.Tylor định nghĩa: “Từ văn hoá hay văn minh, theo nghĩa rộng về tộc người học nói chung gồm có tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, tập quán và một số năng lực và thói quen khác được con người chiếm lĩnh với tư cách một thành viên của xã hội”(Dẫn theo [66, tr. 13]). Với định nghĩa này, lần đầu tiên Văn hoá không còn được hiểu bó hẹp ở trường nghĩa “vun trồng trí óc” hay “giáo hoá bằng văn” nữa mà Văn hoá đã được nhìn nhận như là kết quả trong các lĩnh vực hoạt động của con người. Tổ chức UNESCO cũng đã đưa ra một định nghĩa khá đầy đủ về văn hoá mà theo chúng tôi đáng chú ý hơn cả: “Văn hoá hôm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và cảm xúc quyết định tính cách của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và tín ngưỡng. Văn hóa đem lại cho con người khả năng soi xét về bản thân. Chính văn hóa đã làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lý tính,có óc phê phán và dấn thân một cách đạo lý. Chính nhờ văn hóa mà chúng ta xét đoán được những giá trị và thực thi những sự lựa chọn. Chính nhờ văn hóa mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tìm tòi không biết mệt những giá trị văn hóa mới mẻ và sáng tạo ra những công trình vượt trội lên bản thân”[63, tr. 5-6]. Như vậy, UNESCO đã nhìn nhận Văn hoá theo nghĩa rộng nhất của từ này. Theo nhà nghiên cứu Phan Ngọc thì “Văn hoá là mối quan hệ giữa thế giới biểu tượng trong óc một cá nhân hay một tộc người với cái thế giới thực tại ít nhiều đã bị cá nhân này hay tộc người này mô hình hoá theo cái mô hình tồn tại trong biểu tượng. Điều biểu hiện rõ nhất chứng tỏ mối quan hệ này, đó là văn hoá dưới hình thức dễ thấy nhất, biểu hiện thành một kiểu lựa chọn riêng của cá nhân hay tộc người, khác các kiểu lựa chọn của các cá nhân hay các tộc người khác”[39, tr. 20]. Nhà nghiên cứu Trần Ngọc Thêm lại đưa ra một định nghĩa khác về văn hóa dựa trên cái nhìn cấu trúc hệ thống và loại hình: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội”[56, tr. 10]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 13 http://www.lrc.tnu.edu.vn
- Từ những định nghĩa về Văn hoá trên đây, ta có thể hiểu một cách khái quát như sau: Con người trong quá trình sống đã sáng tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần. Văn hoá chính là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần ấy. Văn hóa được sáng tạo ra nhằm phục vụ con người trong quá trình ứng xử với môi trường tự nhiên và xã hội, được con người lưu giữ và truyền tải từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đồng thời, văn hóa là hoạt động mang tính biểu tượng và mang những giá trị được kết tinh thành những bản sắc riêng, đặc thù riêng để phân biệt dân tộc này với dân tộc khác. Văn hoá gắn liền với cuộc sống con người, với sự phát triển và hoàn thiện của con người, xã hội. * Khái niệm “văn học” Văn học hiểu theo nghĩa rộng là thuật ngữ gọi chung mọi hành vi ngôn ngữ nói - viết và các tác phẩm ngôn ngữ. Theo cách hiểu này thì các tác phẩm chính trị, triết học, tôn giáo… cũng có thể được gọi chung là Văn học. Theo nghĩa hẹp mà ngày nay chúng ta thường dùng thì khái niệm Văn học bao gồm các tác phẩm ngôn từ phản ánh những vấn đề đời sống xã hội bằng hình tượng nghệ thuật. Như vậy khi hiểu Văn học theo nghĩa hẹp, chúng ta đã loại ra ngoài các tác phẩm chính trị, triết học, tôn giáo. Khái niệm Văn học có khi được dùng tương tự như khái niệm văn chương. Tuy nhiên, khái niệm văn học thường có nghĩa rộng hơn khái niệm văn chương. Văn chương thường chỉ nhấn mạnh vào tính thẩm mĩ, tính sáng tạo của văn học về phương diện nghệ thuật ngôn từ. Ta có thể khẳng định, văn học là một loại hình nghệ thuật ngôn từ. Cũng như màu sắc đối với hội hoạ, âm thanh đối với âm nhạc, ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học. Tuy nhiên, thứ ngôn ngữ được đưa vào sử dụng trong văn học không phải ngôn ngữ bình thường ta vẫn dùng hằng ngày mà phải là “ngôn ngữ nghệ thuật”. Theo M. Gorki, ngôn ngữ nhân dân là tiếng nói “nguyên liệu”, còn ngôn ngữ văn học là tiếng nói đã được những “người thợ tinh xảo nhào luyện”. Mỗi nhà văn lớn đều là những nhà ngôn ngữ trác tuyệt. Trong sự sáng tạo của nhà văn, sự sáng tạo về ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng. Ngôn ngữ cũng là phương tiện để nhà văn xây dựng nên các hình tượng nghệ thuật. Thông qua các hình tượng nghệ thuật của mình, nhà văn thể hiện lập trường, quan điểm, suy nghĩ của mình trước hiện thực cuộc sống. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 14 http://www.lrc.tnu.edu.vn
- Các tác giả cuốn Từ điển thuật ngữ văn học đưa ra một định nghĩa khá đầy đủ về văn học như sau: “Văn học là loại hình nghệ thuật sáng tạo bằng ngôn từ. Khái niệm văn học bao gồm cả văn học dân gian, được sáng tác và lưu truyền bằng miệng từ đời này sang đời khác và văn học viết được sáng tác và lưu truyền dưới hình thức văn bản viết (…). Văn học là sự phản ánh của đời sống xã hội thể hiện sự nhận thức và sáng tạo của con người(…) Văn học lấy con người làm đối tượng nhận thức trung tâm. Văn học nhận thức con người với toàn bộ tính tổng hợp, toàn vẹn, sống động trong các mối quan hệ đời sống phong phú và phức tạp của nó trên phương diện thẩm mĩ. Trong tác phẩm văn học, nhà văn không chỉ nhận thức chân lý khách quan mà còn bộc lộ tư tưởng và tình cảm, ước mơ và khát vọng của mình đối với con người và cuộc sống. Do đó, nội dung của văn học là sự thống nhất biện chứng giữa phương diện chủ quan và phương diện khách quan”[18, tr. 401-402]. Tóm lại, văn học là một hình thái ý thức xã hội đặc thù và có vị trí quan trọng trong nền văn hoá của một dân tộc. 1.1.2. Mối quan hệ giữa văn hoá và văn học Văn hoá và văn học là hai vấn đề luôn gắn bó mật thiết với nhau. Nói tới văn hoá của một dân tộc ta thường nghĩ tới văn học, bởi “văn học có một vị trí không thể thiếu trong mỗi nền văn hoá” (Trần Đình Sử). Văn học là sự “tự ý thức” của văn hóa. Văn học không những là một bộ phận của văn hóa, chịu sự ảnh hưởng và chi phối trực tiếp của văn hóa, mà còn là một trong những phương tiện tồn tại và bảo lưu văn hóa. Có thể khẳng định, không thể có nền văn học nằm ngoài tổng thể văn hoá nhân loại. Mối quan hệ giữa văn học và văn hóa là mối quan hệ hữu cơ giữa cái riêng và cái chung, giữa cái bộ phận và cái toàn thể. Văn học cùng với triết học, chính trị, tôn giáo, đạo đức… là những bộ phận hợp thành của toàn thể cấu trúc văn hoá. Nếu văn hoá trong quá trình hình thành và phát triển đã trải qua những chặng đường tìm kiếm, lựa chọn, đấu tranh và sáng tạo để hình thành nên những giá trị trong xã hội thì văn học chính là nơi lưu giữ những thành quả giá trị xã hội đó. Ở một khía cạnh nào đó, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 15 http://www.lrc.tnu.edu.vn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc trưng ngôn ngữ - văn hoá của các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong thành ngữ tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
147 p | 681 | 93
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ động vật trong thành ngữ tiếng Việt (so sánh với thành ngữ tiếng Anh)
199 p | 379 | 78
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ chat - Tiếng Việt và tiếng Anh
141 p | 675 | 73
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Từ ngữ Hán Việt trong ca dao Nam bộ
240 p | 308 | 65
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tình thái giảm nhẹ trong diễn ngôn tiếng Việt
146 p | 153 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tiếp xúc ngôn ngữ Ê Đê - Việt ở tỉnh Đak Lăk trên bình diện từ vựng - ngữ nghĩa
155 p | 203 | 48
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngôn ngữ văn bản hành chính tiêng Việt trong lĩnh vực thương mại
152 p | 248 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn từ trong thơ Tố Hữu (nhìn từ bình diện từ vựng)
175 p | 180 | 43
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ẩn dụ trong ca từ Trịnh Công Sơn dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri luận
92 p | 171 | 42
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Quán ngữ tình thái tiếng Việt
94 p | 170 | 41
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngữ nghĩa – Ngữ dụng của vị từ ngôn hành tiếng Việt
98 p | 165 | 38
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Những vấn đề cơ bản của ngôn ngữ cử chỉ
165 p | 169 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Cấu tạo hình thức và ngữ nghĩa của thuật ngữ thể thao tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
249 p | 208 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Lịch sự trong hành động cầu khiến tiếng Việt
148 p | 158 | 31
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngữ dụng của ca dao đối đáp giao duyên tiếng Việt
154 p | 172 | 26
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ án văn tiếng Việt
203 p | 121 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Yếu tố giới trong lời chê và hồi đáp chê (trên cứ liệu giao tiếp của sinh viên tại tp.HCM)
123 p | 130 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Màu sắc Nam bộ trong ngôn ngữ truyện ký Sơn Nam
113 p | 159 | 19
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn