intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Truyện ngắn về đề tài an ninh xã hội của Lê Tri Kỷ, Hữu Ước và Nguyễn Đình Tú

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:108

29
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn đi sâu nghiên cứu về hiện thực đời sống phong phú, đa dạng trong truyện ngắn viết về đề tài an ninh xã hội của Lê Tri Kỷ, Hữu Ước, Nguyễn Đình Tú và tìm hiểu những nét nổi bật về nghệ thuật thể hiện trong các truyện ngắn này. Ngoài ra, luận văn còn cung cấp cái nhìn khái quát về đóng góp của truyện ngắn về đề tài an ninh xã hội của Lê Tri Kỷ, Hữu Ước, Nguyễn Đình Tú ở cả hai mặt nội dung và nghệ thuật đồng thời khẳng định vị thế của truyện ngắn viết về đề tài an ninh xã hội của ba nhà văn trong dòng chảy văn xuôi Việt Nam hiên nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Truyện ngắn về đề tài an ninh xã hội của Lê Tri Kỷ, Hữu Ước và Nguyễn Đình Tú

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐOÀN THỊ HỒNG THỦY TRUYỆN NGẮN VIẾT VỀ ĐỀ TÀI AN NINH XÃ HỘI CỦA LÊ TRI KỶ, HỮU ƯỚC VÀ NGUYỄN ĐÌNH TÚ LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM THÁI NGUYÊN - 2016 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐOÀN THỊ HỒNG THỦY TRUYỆN NGẮN VIẾT VỀ ĐỀ TÀI AN NINH XÃ HỘI CỦA LÊ TRI KỶ, HỮU ƯỚC VÀ NGUYỄN ĐÌNH TÚ Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 01 21 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Cao Thị Hảo THÁI NGUYÊN - 2016 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực, khách quan và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào trước đây. Tác giả luận văn Đoàn Thị Hồng Thủy Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN i http://www.lrc.tnu.edu.vn
  4. LỜI CẢM ƠN Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Cao Thị Hảo - Trường Đa ̣i học Sư phạm Thái Nguyên về sự hướng dẫn tâ ̣n tình, đầ y đủ, chu đáo và đầ y tinh thầ n trách nhiệm của cô trong toàn bô ̣ quá trình em hoàn thành luâ ̣n văn. Em xin trân trọng cảm ơn sự ta ̣o điề u kiêṇ giúp đỡ của Ban chủ nhiê ̣m Khoa Ngữ Văn và các thầ y cô giáo Phòng đào tạo Trường Đại học Sư pha ̣m Thái Nguyên để em đươ ̣c thực hiện đề tài luâ ̣n văn này. Em cũng xin chân thành cảm ơn gia đình, ba ̣n bè, đồ ng nghiêp̣ đã đô ̣ng viên và nhiê ̣t tình giúp đỡ em trong thời gian hoàn thành luận văn. Thái nguyên, tháng 6 năm 2016 Tác giả luâ ̣n văn Đoàn Thị Hồng Thủy Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN ii http://www.lrc.tnu.edu.vn
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ii MỤC LỤC ............................................................................................................ iii MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 1 2. Lịch sử vấn đề ................................................................................................. 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 11 4. Nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................................... 11 5. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 12 6. Đóng góp của luận văn ................................................................................. 12 7. Cấu trúc luận văn .......................................................................................... 12 PHẦN NỘI DUNG ............................................................................................. 12 Chương 1: KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIẾT VỀ ĐỀ TÀI AN NINH XÃ HỘI VÀ CHÂN DUNG BA NHÀ VĂN LÊ TRI KỶ, HỮU ƯỚC, NGUYỄN ĐÌNH TÚ .......................................................................................... 13 1.1. Các chặng đường phát triển của mảng văn xuôi viết về đề tài an ninh xã hội ................................................................................................................ 13 1.1.1. Giai đoạn trước năm 1945................................................................... 13 1.1.2. Giai đoạn từ 1945 - 1975 .................................................................... 15 1.1.3. Giai đoạn sau 1975 .............................................................................. 15 1.2. Khái quát về các nhà văn thuộc lực lượng vũ trang .................................. 17 1.2.1. Tình yêu với nghề ............................................................................... 18 1.2.2. Bản lĩnh chính trị vững vàng............................................................... 19 1.2.3. Những thuận lợi và khó khăn đặc thù của các nhà văn thuộc ngành công an quân đội khi viết về đề tài an ninh xã hội ............................. 22 1.3. Vài nét khái lược về ba nhà văn ................................................................ 25 1.3.1. Nhà văn Lê Tri Kỷ - anh cả của văn học thuộc ngành công an .......... 25 1.3.2. Nhà văn Hữu Ước - nhà văn thế hệ thứ hai của ngành công an ......... 30 1.3.3. Nhà văn Nguyễn Đình Tú - nhà văn trẻ xuất sắc của quân đội ................ 34 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN iii http://www.lrc.tnu.edu.vn
  6. Chương 2: HIỆN THỰC ĐỜI SỐNG XÃ HỘI PHONG PHÚ SINH ĐỘNG, ĐẬM TÍNH THỜI SỰ TRONG TRUYỆN NGẮN VIẾT VỀ ĐỀ TÀI AN NINH XÃ HỘI CỦA LÊ TRI KỶ, HỮU ƯỚC, NGUYỄN ĐÌNH TÚ................... 39 2.1. Phản ánh những tệ nạn trong xã hội hiện đại ............................................ 39 2.1.1. Lợi dụng chức quyền tham nhũng tham ô .......................................... 39 2.1.2. Tệ nạn mại dâm trong đời sống xã hội ................................................... 42 2.1.3. Tệ nạn ma túy đầu độc giới trẻ ............................................................... 46 2.2. Cảnh báo hiện tượng suy thoái về đời sống tinh thần xã hội .................... 50 2.2.1. Sự suy thoái về đạo đức ...................................................................... 50 2.2.2. Sự sa đọa về lối sống........................................................................... 54 2.2.3. Quan hệ thầy trò bị thị trường hóa ...................................................... 59 2.3. Phản ánh hiện tượng vô cảm trong xã hội hiện đại ................................... 63 Chương 3: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TIÊU BIỂU TRONG TRUYỆN NGẮN VIẾT VỀ ĐỀ TÀI AN NINH XÃ HỘI CỦA LÊ TRI KỶ, HỮU ƯỚC, NGUYỄN ĐÌNH TÚ .............................................. 67 3.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của ba nhà văn ............. 67 3.1.1. Khắc họa nhân vật qua ngoại hình ...................................................... 67 3.1.2. Khắc họa nhân vật qua nội tâm ........................................................... 79 3.2. Giọng điệu nghệ thuật................................................................................ 85 3.2.1. Giọng điệu vui tươi tự hào .................................................................. 86 3.2.2. Giọng điệu triết lý ............................................................................... 88 3.2.3. Giọng điệu giận dữ căm hận ............................................................... 90 3.3. Ngôn ngữ nghệ thuật ................................................................................. 93 3.3.1. Ngôn ngữ đời thường, giản dị ............................................................. 93 3.3.2 Ngôn ngữ tinh tế, giàu cảm xúc ........................................................... 94 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 98 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 100 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN iv http://www.lrc.tnu.edu.vn
  7. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Trong bất kỳ thời đại nào, dù thời chiến hay thời bình, vấn đề an ninh xã hội cũng được đặt lên hàng đầu. Bởi lẽ một quốc gia, một xã hội có thật sự bình yên và an toàn hay không phụ thuộc rất lớn vào vấn đề an ninh xã hội của quốc gia, dân tộc đó. Chính vì vậy vấn đề an ninh xã hội luôn là một đề tài được các nhà văn quan tâm, nhất là trong thời kỳ hiện đại. Hiện nay, chúng ta đã có khá nhiều những cuộc thi, những trại sáng tác văn học, những cuộc vận động sáng tác về vấn đề an ninh xã hội do nhà nước, các cơ quan báo chí (tiêu biểu là Báo Công an nhân dân, Tạp chí Văn nghệ quân đội) tổ chức, thu hút rất nhiều cây bút chuyên nghiệp cũng như nghiệp dư. Đặc biệt, từ nhiều năm qua, Bộ Công an và Hội Nhà văn Việt Nam đã phối hợp rất chặt chẽ để tổ chức sáng tác mảng văn học đề tài “Vì an ninh Tổ quốc và bình yên cuộc sống” với các thể loại truyện ngắn, tiểu thuyết và ký. Nhiều tác phẩm văn học về an ninh trật tự được đánh giá cao cả về mặt nghệ thuật lẫn xã hội. Các tác phẩm đã đề cập tới nhiều vấn đề “nóng” trong đời sống xã hội liên quan đến an ninh trật tự xã hội như ma túy, mại dâm, chống buôn lậu. Song song với đó, các nhà văn đã xây dựng và làm nổi bật hình tượng người chiến sỹ công an nhân dân trên mọi mặt trận, giúp bạn đọc có cái nhìn cảm thông, chia sẻ với những vất vả, hy sinh thầm lặng của lực lượng công an nhân dân. Rất nhiều tác phẩm phản ánh sinh động, kịp thời thực tiễn công tác, chiến đấu và xây dựng lực lượng; đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; phát hiện, lên án các hành vi tiêu cực, tham nhũng và cung cấp cho cơ quan Công an nhiều tin, bài có giá trị phục vụ công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội. Nhiều tác phẩm khác cũng đồng thời phát hiện, cổ vũ các nhân tố tích cực, các điển hình tiên tiến trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ an ninh, trật tự; vận động các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. 1.2. Hiện nay, lực lương sáng tác về vấn đề an ninh xã hội trên văn đàn của nước ta tương đối hùng hậu, ngoài những tên tuổi xuất hiện từ lâu trên văn đàn như Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 1 http://www.lrc.tnu.edu.vn
  8. Lương Sỹ Cầm ( Dấu chân trinh sát…), Trần Diễn (Bức thư giải oan, Mã số 07…), Triệu Huấn (Sao đen; Cái Tẩu; Bức tử; Khe ngầm bí hiểm; Những mảnh đời tan vỡ …), … đã có thêm khá nhiều cây bút trẻ đầy nội lực như Dili (Câu lạc bộ số 7…), Võ Bá Cường (Tướng bà…), Nguyễn Xuân Thuỷ (Sát thủ online, Có tiếng người trong gió…), … Và đặc biệt không thể không nhắc đến những nhà văn xuất thân từ lực lượng vũ trang với ưu thế đặc biệt là được tiếp xúc trực tiếp hàng ngày với các vấn đề về trật tự, an ninh xã hội. Họ là nguồn lực sung sức nhất chuyên viết về đề tài này. Ta có thể kể đến Đại tá-nhà văn Nguyễn Hồng Thái (Đối mặt, Đất nóng, …); Lê Tri Kỷ (Cây đa xanh, Phố vắng, Những tiếng nói thầm, Sống chìm,…); Đại tá Nguyễn Thụ (Thức tỉnh, Lưới trời lồng lộng, Quả báo); Chu Thanh Hương (Hoa bay, Bí ẩn Phụng Hoàng Sơn,…); Trung tướng- nhà văn Hữu Ước (Một con người, Đêm giông, Vòng vây cô đơn, Vòng xoáy, Vòng đời…); Đại tá - nhà văn Phùng Thiên Tân (Hồ sơ chưa kết thúc, SBC xung trận,…),… Và thời điểm này người ta hay nhắc đến nhà văn Nguyễn Đình Tú, một cây bút với tuổi văn tuổi đời còn khá trẻ cũng xuất thân trong ngành với hàng loạt truyện ngắn (Thanh tẩy, Không thể nào khác được,Vũ điệu của thị dân…) và khá nhiều tiểu thuyết viết về đề tài an ninh xã hội (Phiên bản, Kín, Nháp, Hồ sơ một tử tù,… )… 1.3. Viết về đề tài an ninh xã hội có rất nhiều nhà văn, nhưng có lẽ các nhà văn thuộc lực lượng vũ trang là viết hay và thật hơn cả. Trong đội ngũ sáng tác thuộc lực lượng vũ trang về đề tài này, có thể nói Lê Tri Kỷ là nhà văn mở đầu và tiền trạm. Ông đã đặt nền móng cho những cây bút thuộc thế hệ sau mình trong đó có Hữu Ước. Viết không nhiều nhưng với những tác phẩm đầy chất đời, tình người, truyện ngắn của Hữu Ước xứng đáng là nhà văn tiếp theo thuộc lực lượng vũ trang nối bước Lê Tri Kỷ, giữ ngọn lửa cho những trang văn về đề tài an ninh xã hội. Thế hệ tiếp theo của các nhà văn thuộc lực lượng vũ trang, các nhà văn trẻ, mà một trong những đại diện tiêu biểu nhất là Nguyễn Đình Tú đã tiếp tục giữ vững truyền thống của đàn anh đi trước khi dành sự quan tâm cho đề tài an ninh xã hội, những đã có nhiều sự đổi thay về nội dung cũng như nghệ thuật, đặc biệt là Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 2 http://www.lrc.tnu.edu.vn
  9. nhiều day dứt và chiêm nghiệm hơn. Ba nhà văn, ba thế hệ của các nhà văn thuộc lực lượng vũ trang, con đường sáng tác nghệ thuật của họ đã phản ánh sự phát triển và lớn mạnh không ngừng của các nhà văn thuộc lực lượng vũ trang cũng như sự đa dạng và nhiều sắc màu trong đề tài an ninh xã hội. Tuy có không ít những nghiên cứu về đề tài an ninh xã hội trong sáng tác của ba tác giả này nhưng đến nay vẫn chưa có công trình nào đề cập một cách hệ thống, cụ thể. Thêm nữa, truyện ngắn viết về đề tài an ninh xã hội của ba nhà văn trên vẫn chưa dành được sự quan tâm đúng mức. Hầu như chưa có bất kỳ một công trình nghiên cứu nào tìm hiểu về vấn đề này. Chính vì vậy chúng tôi quyết định chọn đề tài Truyện ngắn về đề tài an ninh xã hội của Lê Tri Kỷ, Hữu Ước và Nguyễn Đình Tú để nghiên cứu. Hy vọng công trình hoàn thành sẽ khẳng định những đóng góp của ba nhà văn tiêu biểu này cho văn học hiện đại Việt Nam nói chung và văn học viết về đề tài an ninh xã hội nói riêng. 2. Lịch sử vấn đề Truyện ngắn của Lê Tri Kỷ, Hữu Ước, Nguyễn Đình Tú viết về đề tài an ninh xã hội đã nổi tiếng trên văn đàn cũng như trong lòng độc giả từ lâu. Và có không ít bài viết, bài phê bình, cảm nhận về các tác phẩm của ba nhà văn. Các độc giả, các nhà phê bình tìm đến tác phẩm của họ và tìm thấy ở đó những những mảng hiện thực an ninh xã hội rất đáng quan tâm. 2.1. Những nghiên cứu về truyện ngắn của nhà văn Lê Tri Kỷ Trên trang Tonvinhvanhoadoc.vn, nhà báo Phạm Thị Thái trong Nhà văn Lê Tri Kỷ: Một cuộc đời sôi động và đa sắc văn chương đã nhận xét về truyện ngắn Lê Tri Kỷ như sau: “Điều đặc biệt hầu hết truyện ngắn, kể cả những thể loại khác của Lê Tri Kỷ đều lấy cảm hứng, chất liệu từ ngành Công an và đều xoay quanh mảng đề tài an ninh xã hội.” [43]. Theo chị, “đề tài an ninh xã hội trong các tác phẩm của Lê Tri Kỷ thu hút người đọc không phải vì thoả mãn trí tò mò như tên gọi của nó mà vì bài học triết lý nhân sinh sâu sắc toát ra từ mỗi câu chuyện”[43]. Có lẽ vì vậy nên khi bàn về truyện ngắn Lê Tri Kỷ, nhà nghiên cứu Đinh Xuân Dũng đã rất tinh tế và sâu sắc khi nhận định truyện “rất Công an mà Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 3 http://www.lrc.tnu.edu.vn
  10. chẳng có gì là trinh thám”[43]. Bài báo đã chỉ ra khá rõ ưu điểm cũng như lợi thế của tác giả trong khi sáng tác. Xuất thân là công an, tác giả đã viết những câu chuyện xoay quanh đề tài an ninh xã hội rất thật mà vẫn đậm chất văn chương. Đây là điều mà không phải nhà văn nào cũng làm được khi viết về đề tài này. Trong bài Nhà văn Lê Tri Kỷ: Đắc địa trong nghiệt ngã trên trang http://antgct.cand.com.vn/, nhà báo Toàn Nguyễn lại có nhận xét như sau: “Từ một đứa trẻ mồ côi mẹ, Lê Tri Kỷ bước vào đời sống Công an khá sớm rồi suốt đời gắn bó với mảng đề tài Công an như một định mệnh. Ông viết văn như một thứ mệnh lệnh của đời sống và không làm màu với những con chữ của mình.”[48]. Bài viết đã phân tích và chỉ ra rất rõ vai trò người anh cả, người dẫn đường của Lê Tri Kỷ đối với các lớp nhà văn đi sau trong ngành. Nhờ có ông mà các lớp nhà văn đi sau cũng như người đọc đã từng bước gạt mở được những lớp bụi mờ che phủ và tìm ra nét đẹp giản dị chân thực nhất của những người chiến sĩ công an. Bởi vậy ông được đánh giá khá cao: “Lê Tri Kỷ - người tri kỷ cả một đời văn với đề tài người chiến sỹ Công an, tri kỷ với những phận người bị khuất lấp phía sau những chứng lý tưởng như minh bạch. Các tác phẩm của ông, bởi vậy, là những hạt vàng lấp lánh và đắc địa, tôn vinh những chiến công lặng lẽ, những chiến công không phải là tấm huân chương mà chính là sự đổi thay đẹp đẽ trong mỗi số phận sau những bi kịch nghiệt ngã nhất của kiếp người.” [48]. Ông không phải là người đầu tiên viết văn của lực lượng công an nhưng lại là người đầu tiên có cái nhìn tương đối toàn diện về cuộc đời và nghề nghiệp của người chiến sĩ: “Lê Tri Kỷ lại là người đầu tiên viết về người Công an ở những khía cạnh đời thường nhất….Không ngợi ca một chiều, người Công an đã có đời sống, có số phận và để lại những dấu ấn không dễ phai mờ.”[48] Tiếp đó, Xuân Thiều trong bài viết Lê Tri Kỷ - Nhà văn tiêu biểu nhất của ngành Công an nhân dân – một bài viết rất ý nghĩa, được đăng tải trên trang web http://www.tapchicuaviet.com.vn/ thì nhận xét: “Hội Nhà văn Việt Nam, Bộ Nội vụ và đông đảo bạn đọc đều coi ông là nhà văn tiêu biểu của ngành công an, người có công đầu khai phá và chăm chút xây dựng phong trào sáng tác và là ngòi bút tâm huyết về mảng đề tài vì an ninh Tổ quốc và bình yên cuộc sống, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 4 http://www.lrc.tnu.edu.vn
  11. mảng đề tài mà nhiều năm trước đây ít được quan tâm của giới văn học nếu không nói là bỏ quên…”[48]. Đây có thể coi là một trong những bài viết có nhận xét tỉ mỉ và chính xác nhất về nhà văn. Tác giả đã đi sâu vào nghiên cứu sưu tầm về cuộc đời sự nghiệp của Lê Tri Kỷ cũng như những nét nội dung đặc sắc trong các truyện ngắn của nhà văn: “Đọc truyện ngắn Lê Tri Kỷ, người ta nhận ra sự nghiêm túc và sâu sắc của nhà văn. Truyện nào ông cũng đặt được vấn đề về nhân sinh về đạo lý con người. Truyện ngắn của ông phảng phất lối truyện ngắn cổ điển của Anh, của Pháp , chú ý tới cốt truyện…Truyện chỉ là cái cớ để chuyển tải những ý tưởng đậm đà chất nhân văn, để làm lan toả những ý thơ. Đọc ông không ai tìm thấy dấu vết sự buông thả, sự dễ dãi trong từng câu, từng chữ - một đặc điểm của các cây bút lão thành được đào tạo chặt chẽ ngay từ thời còn học phổ thông.” [48]. Trên VOV Giao thông có bài viết Lê Tri Kỷ - Một đời văn tài hoa và sâu sắc của tác giả Phan Quế với nhận xét như sau:“Văn Lê Tri Kỷ cho ta nhiều xúc động về lòng tốt và cái đẹp của con người trước cuộc sống cho dù nhiều tác phẩm ông viết thuộc đề tài Công an nhân dân...” [38]. Tác giả bài viết nhớ về nhà văn với rất nhiều ngậm ngùi: “Ông là người mà khi mất đi nhưng kỷ niệm mãi còn và cứ lớn dần trong lòng người còn sống. Mọi người nhớ về nhà văn Lê Tri Kỷ bằng những tình cảm đẹp, những trang văn đẹp ông đã để lại cho đời!”[38]. Ngoài những bài viết này, ta còn có thể kể đến các bài viết Chê vẫn chưa giận của Hà Hải Hưng, bài viết Ước mong của nhà văn Lê Tri Kỷ của tác giả Dương Duy Ngữ, cũng đã có nhiều nhận xét xác đáng về tác phẩm, con người của Lê Tri Kỷ. Và nói tới những công trình nghiên cứu gần đây nhất về các tác phẩm của nhà văn Lê Tri Kỷ thì không thể không nhắc đến hai luận văn thạc sĩ của trường ĐHSP Hà Nội 2, đó là: luận văn Phong cách truyện ngắn Lê Tri Kỷ của tác giả Phạm Thị Thái viết vào năm 2012 và luận văn Thế giới nhân vật trong truyện ngắn của Lê Tri Kỷ của Nguyễn Thị Thu Hằng viết năm 2013. Phạm Thi Thái đã ca ngợi Lê Tri Kỷ là nhà văn có “vai trò tiền trạm, có công đầu khai thác và chăm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 5 http://www.lrc.tnu.edu.vn
  12. chút xây dựng phong trào sáng tác văn học trong lực lượng công an đồng thời là ngòi bút tâm bút tâm huyết, dành trọn nghiệp bút mấy thập kỷ cho mảng đề tài an ninh xã hội - mảng đề tài mà trước đây ít được quan tâm nếu không muốn nói là bị bỏ quên trong giới văn học.” [44]. Nguyễn Thị Thu Hằng cũng viết: “Lê Tri Kỷ là người nghệ sĩ hội tụ cả chữ Tâm và Tài. Trong những năm tháng cuộc đời mình, ông như con ong cần mẫn mang lại cho đời nhiều mật ngọt. Với quá trình lao động quên mình, nghiêm khắc, chăm chút cho từng câu chữ, trăn trở trước những vấn đề phức tạp. Lê Tri Kỷ được coi là người tiên phong mở đường cho phong trào sáng tác về đề tài an ninh xã hội - mảng đề tài mà trước đây ít được quan tâm và gặt hái những thành công rực rỡ…”[15]. Nhìn chung, các bài viết của các tác giả trên đã giúp người đọc phần nào hình dung ra chân dung nhà văn cũng như giá trị các tác phẩm văn chương của ông. Qua đó cũng khẳng định tác phẩm của Lê Tri Kỷ chủ yếu hướng về đề tài an ninh xã hội, có ý nghĩa thời đại rất lớn. Tuy nhiên việc nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở tác giả riêng, chưa có công trình nào đặt truyện ngắn Lê Tri Kỷ trong cái nhìn hệ thống đối sánh cùng với Hữu Ước và Nguyễn Đình Tú. 2.2. Những nghiên cứu về truyện ngắn của nhà văn Hữu Ước: Viết về truyện ngắn của Hữu Ước đã có một số bài báo quan tâm. Trước hết, nhà báo Bùi Việt Thắng trong bài viết Men đời trong ly rượu đăng trên báo Công an nhân dân điện tử đã nhận xét về truyện ngắn Hữu Ước như sau: “Dấu vết nghề nghiệp in rõ trong truyện của Hữu Ước (trong các truyện "Một con người", "Trước đêm giao thừa", "Thúy", "Đêm giông", "Anh ấy không nổ súng"). Nhưng may mắn là, dù có đi sâu vào nghiệp vụ Công an thì tác phẩm vẫn vượt ra được ngoài cái gọi là đề tài, để còn lại cái hạt nhân quan trọng "văn học là nhân học" [46]. Đó là những lời nhận xét công tâm và đầy xúc cảm của một “độc giả ruột” rất yêu mến nhà văn. Tác giả cũng tinh ý khi phát hiện “chất điện ảnh tiềm tàng” trong các truyện ngắn của Hữu Ước. Bài nghiên cứu về văn chương Hữu Ước không nhiều nhưng những bài phỏng vấn về ông lại có số lượng khá đáng kể như: Hữu Ước - người giỏi “đi trên dây” (Báo Tiền Phong online ), Bất ngờ, Hữu Ước (Văn nghệ công an ), Tôi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 6 http://www.lrc.tnu.edu.vn
  13. là người rất nhiều nước mắt (Tạp chí Đàn ông, Số Tháng 9-2005)… Đó đều là những bài phỏng vấn gắn liền với sự nghiệp làm báo cũng như cuộc đời nhà văn. Trong bài phỏng vấn của Nhà văn Hữu Ước : Chật chội dưới trời xanh… (Báo Công an nhân dân online), nhà báo L.T.T.B lại đi sâu vào tìm hiểu cuộc đời và con người Hữu Ước: “Hữu Ước sở hữu một cuộc đời như một cuốn tiểu thuyết lịch sử nhiều chương. Chương nào cũng kịch tính bởi những biến động. Số phận bé nhỏ của ông nằm trong dòng chảy thời cuộc ấy, và ông là một trong những số phận điển hình ít nhiều có hàm chứa, ghi dấu những kịch tính của giai đoạn lịch sử. Tôi nói vậy không ngoa, bởi những ai đã từng sống, chiến đấu, làm việc và có thời gian trải nghiệm cùng ông trong cuộc đời, dù dài, hay vừa, nhiều hay ít thì cũng đủ để biết về đời ông.” [2]. Cuộc đời ông lắm đắng cay nhưng chính những đắng cay ấy lại là điều không thể thiếu để tôi luyện thành một Hữu Ước như bây giờ: “Hữu Ước là vậy, tận cùng của đau khổ, tận cùng của mất mát, thì ông lại bật dậy mạnh mẽ như cây xương rồng đơn độc trên sa mạc cát, tự chắt lọc những giọt sương thanh khiết để lau vết thương, để gói ghém nỗi đau để gượng đứng lên, tiếp tục sống và chiến đấu. Có lẽ hai từ Chiến đấu luôn thường trực trong cõi phận của ông, và mệnh người anh hùng như ông thì gian nan là món nợ tiền kiếp phải trả trong cõi phận ấy.” [2]. Quả thật những bài nghiên cứu về truyện ngắn của Hữu Ước nói chung và những truyện ngắn viết về đề tài an ninh xã hội của ông nói riêng vẫn còn quá ít. Tuy nhiên dù ít ỏi chúng cũng đã phần nào khắc họa được chân dung cuộc đời của nhà văn-nguồn tư liệu bất tận cho chính các tác phẩm của ông. 2.3. Những nghiên cứu về truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Đình Tú Những năm gần đây, Nguyễn Đình Tú là cái tên nổi đình nổi đám trên văn đàn, đặc biệt là với thể loại tiểu thuyết. Thế nhưng truyện ngắn mới là bước chân đầu tiên của ông vào nghiệp làm văn. Nghiên cứu về truyện ngắn của Nguyễn Đình Tú có thể kể đến bài viết Nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Đình Tú của tiến sĩ Nguyễn Thanh Tú in trên tạp chí Văn nghệ quân đội số 631, bài viết Nguyễn Đình Tú - nhà văn hai trong một của Bùi Việt Thắng đăng trên Báo Văn nghệ trẻ năm 2010 và bài Bốn lời bình về truyện ngắn Nguyễn Đình Tú của tác giả Đoàn Minh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 7 http://www.lrc.tnu.edu.vn
  14. Tâm đăng trên Báo Văn nghệ quân đội số 661 - sau này được mở rộng ra hơn với luận văn Truyện ngắn các cây bút trẻ quân đội (qua Nguyễn Thế Hùng, Đỗ Tiến Thụy, Nguyễn Đình Tú). Trong Nguyễn Đình Tú - nhà văn hai trong một đăng trên trang http://www.phongdiep.net/, Bùi Việt Thắng đã rất tinh tế khi nhận xét về quãng đường viết truyện ngắn của anh: “Khi bắt đầu khởi nghiệp văn bằng truyện ngắn có vẻ như Nguyễn Đình Tú viết rất nắn nót, cẩn thận và có cái gì đó đượm vẻ thơ ngây... Nhưng rồi Nguyễn Đình Tú chuyển hướng viết rất nhanh khi anh bập vào đời sống thị thành - nơi đó khó mà tìm thấy những nỗi buồn trong suốt nữa... Còn rất trẻ nhưng văn Nguyễn Đình Tú đã già như một người từng trải, thạo nghề, rất chỉn chu từ ý tưởng, cốt truyện đến cung cách nói năng, hành động của nhân vật, ở anh rất khó bắt bẻ, không thấy sự chông chênh, không thấy độ rung quá nhịp của một trái tim hồi hộp, phấp phỏng. Cái gì cũng đến độ vừa đủ là dừng”[45]. Nguyễn Đình Tú khởi nghiệp bằng truyện ngắn, vì thế không ngạc nhiên khi ở thời kỳ này văn phong của anh vẫn còn non nớt tươi trẻ. Tuy nhiên, không vì thế mà truyện ngắn của nhà văn kém chất lượng. Nguyễn Đình Tú đã rất khéo léo khi xây dựng cốt truyện cũng như nhân vật, thổi “lửa” vào từng câu chữ, từng số phận và nhìn họ bằng con mắt của người trải đời. Trong Bốn lời bình về truyện ngắn Nguyễn Đình Tú đăng trên trang http://giaitri.vnexpress.net/, Đoàn Minh Tâm đã nêu ra ba lời bình về truyện ngắn Nguyễn Đình Tú của các nhà văn có tiếng trong làng viết và một lời bình của chính mình. Trước tiên, tác giả lấy các lời bình của người đi trước để giới thiệu với độc giả: “Trong một số lượng tương đối nhiều bài viết nằm rải rác trên một số báo và tạp chí về cây bút trẻ thuộc thế hệ thứ 4 nhà văn quân đội này, tôi đã bắt gặp ba lời bình thật đắt về truyện ngắn của anh: Lời bình của nhà văn Chu Lai, nhà phê bình văn học Bùi Việt Thắng và nhà phê bình văn học Nguyễn Thanh Tú.”[40]. Trong bài viết, trước tiên tác giả bàn về lời bình của nhà văn nổi tiếng Chu Lai: “Truyện ngắn của anh có hơi hướng tiểu thuyết ngọ nguậy bên trong. Dấu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 8 http://www.lrc.tnu.edu.vn
  15. hiệu trước nhất là ở biên độ rộng của đề tài. Các mảng đề tài thường gặp trong truyện ngắn Nguyễn Đình Tú là chiến tranh và người lính (các truyện Cánh rừng không yên ả, Đất quê cha, Câu chuyện ngày chủ nhật, Võ công binh nhì…), đạo và đời (Bên ấy là cuộc đời, Bên bờ hư ảo…), bản năng và lương tri (Nỗi đau biểu tượng, Ở xứ vô loài…). Cấu trúc truyện trong truyện với nhiều mảng đời, cảnh đời phối hợp, xen lẫn nhau là dấu hiệu thứ hai về xu thế tiểu thuyết trong truyện ngắn Nguyễn Đình Tú. Nhà văn trẻ này rất hay triển khai truyện ngắn theo mô hình xương cá. Nghĩa là từng câu chuyện nhỏ đảm đương vai trò các nhánh, được sắp xếp, bám dựa vào một tư tưởng chính đóng vai trò trục xương sống một cách khéo léo sao cho mỗi câu chuyện vừa có tính độc lập tương đối, vừa phụ thuộc lẫn nhau nhằm phục vụ cho việc diễn đạt tư tưởng đó một cách thuyết phục nhất.” [40]. Cũng theo Đoàn Minh Tâm cơ sở quan trọng để mọi người đồng tình với quan điểm của nhà văn Chu Lai về truyện ngắn Nguyễn Đình Tú là: “…phương diện nhân vật. Truyện ngắn là một lát cắt về cuộc sống, ở đó nhân vật thường chỉ hiện hữu tại một thời điểm nhất định trong cuộc đời dài dằng dặc của mình. Tuy nhiên, các nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Đình Tú lại hơi khác một chút. Họ hiện ra không chỉ ở một mà là ở nhiều những thời điểm quan trọng của cuộc đời… Chính đặc điểm này đã tạo cho người đọc một “tạo giác” rằng nhân vật truyện ngắn của Nguyễn Đình Tú có độ sâu, độ trường từa tựa một nhân vật tiểu thuyết…”[39]. Nhà văn Chu Lai đánh giá cao truyện ngắn của Nguyễn Đình Tú khi cho rằng dù là về cấu trúc hay phương diện nhân vật đều mang chất tiểu thuyết. Điều này khiến cho các truyện ngắn trên có chiều sâu về tư tưởng và đề tài. Trái ngược với nhà văn Chu Lai, nhà phê bình Nguyễn Thanh Tú lại cho rằng truyện ngắn có hơi hướng tiểu thuyết chưa hẳn đã là tốt: “Nhân vật chức năng khi được nhà văn khoác thêm cho tấm áo tư tưởng quá rộng (bằng chứng là nhiều khi nhân vật “phát ngôn” những điều to tát hay có những hành động vượt quá thân phận, địa vị, vượt quá giới hạn “chức năng” làm cho nhân vật như bơi trong tấm áo tư tưởng ấy…”[39]. Quả như vậy, truyện ngắn có tầm tư tưởng quá lớn thì ngược lại sẽ là gánh nặng cho nhân vật. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 9 http://www.lrc.tnu.edu.vn
  16. Ngược với hai ý kiến trên, nhà phê bình Bùi Việt Thắng lại hướng đến vấn đề bút pháp. Anh nhận xét: "Truyện ngắn của Nguyễn Đình Tú có cái gì thẳng băng gọn ghẽ quá." [39]. Đoàn Minh Tâm cho rằng điều này xuất phát từ chất Luật và Lính trong cuộc đời của nhà văn (nhà văn học Luật và từng làm trong Viện kiểm sát quân sự). Nhưng điều này lại làm cho truyện ngắn của Nguyễn Đình Tú có cái đặc trưng của ngành nghề mà lại chưa có sự khác biệt với truyện ngắn của các nhà văn quân đội trẻ khác. Sau khi luận bàn về ba lời nhận xét về truyện ngắn của Nguyễn Đình Tú thì Đoàn Minh Tâm nêu ra chính ý kiến của mình như sau: “Nguyễn Đình Tú là nhà văn trẻ, hơn nữa anh lại là nhà văn quân đội. Việc khảo sát các truyện ngắn Nguyễn Đình Tú viết về đề tài này, xét về mặt đồng đại sẽ giúp chúng ta có thêm một cái nhìn về bút lực của anh; xét về mặt lịch đại sẽ giúp chúng ta thấy được phần nào những biến đổi, vận động của dòng văn học viết về người lính và chiến tranh cách mạng… Nhìn chung, về cơ bản nhân vật người lính thời chiến dưới ngòi bút Nguyễn Đình Tú không khác mấy so với nhân vật người lính của các nhà văn quân đội đi trước. Nghĩa là mỗi người lính là một tấm gương sáng ngời về những phẩm chất tốt đẹp của anh bộ đội cụ Hồ: anh dũng, mưu trí, kiên trung…”[40]. Như vậy, những nhận xét, bình luận nghiên cứu về truyện ngắn của Nguyễn Đình Tú vẫn còn quá ít. Hơn nữa những bài viết chủ yếu vẫn chỉ xoay quanh truyện ngắn viết về đề tài người lính và thành thị của nhà văn, chứ không hề đề cập đến một mảng nổi cộm, đó là truyện ngắn về đề tài an ninh xã hội trong các sáng tác của Nguyễn Đình Tú. Qua khảo sát sơ bộ, chúng tôi nhận thấy việc nghiên cứu về đề tài an ninh xã hội trong truyện ngắn của Lê Tri Kỷ, Hữu Ước, Nguyễn Đình Tú đã có nhưng chỉ xuất hiện riêng lẻ theo từng tác giả chứ chưa được nghiên cứu một cách hệ thống . Vì vậy, tôi lựa chọn đề tài Truyện ngắn về đề tài an ninh xã hội của Lê Tri Kỷ, Hữu Ước và Nguyễn Đình Tú với mong muốn góp phần vào việc nghiên cứu về truyện ngắn thuộc mảng đề tài này. Những bài viết với mục đích giới thiệu, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 10 http://www.lrc.tnu.edu.vn
  17. những bài phỏng vấn, những bài nghiên cứu đi trước sẽ giúp ích rất lớn cho tôi trong việc nghiên cứu đề tài này. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn đặt trọng tâm vào việc tìm hiểu, nghiên cứu Truyện ngắn về đề tài an ninh xã hội của Lê Tri Kỷ, Hữu Ước và Nguyễn Đình Tú trên một số bình diện chủ yếu như phản ánh hiện thực đời sống phong phú, đậm tính thời sự và một số phương diện nghệ thuật tiêu biểu. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn nghiên cứu toàn bộ truyện ngắn viết về vấn đề an ninh xã hội của Lê Tri Kỷ, Hữu Ước, Nguyễn Đình Tú; cụ thể gồm các tập truyện ngắn sau: Cây đa xanh (1961), Phố vắng (1965 ), Một người không nổi tiếng (1970), Những tiếng nói thầm (1978), Không thiện không ác (1988), Cuộc tình thế kỷ (1994), Tuyển tập truyện ngắn Lê Tri Kỷ (1995) (Lê Tri Kỷ); Vòng vây cô đơn (1995), Đêm giông (1995), Một con người (2000), Người đàn bà uống rượu (2013) (Hữu Ước); Bên bờ những dòng chảy (2001), Không thể nào khác được (2002), Nỗi ám ảnh khôn nguôi (2003), Chuyện lính (2005), Vũ điệu của thị dân (2005), Đoản khúc mùa thu (2006), Những bước nhảy trong đêm (2008); Thanh tẩy (2013) (Nguyễn Đình Tú). 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn đi sâu nghiên cứu về hiện thực đời sống phong phú, đa dạng trong truyện ngắn viết về đề tài an ninh xã hội của Lê Tri Kỷ, Hữu Ước, Nguyễn Đình Tú và tìm hiểu những nét nổi bật về nghệ thuật thể hiện trong các truyện ngắn này. Ngoài ra, luận văn còn cung cấp cái nhìn khái quát về đóng góp của truyện ngắn về đề tài an ninh xã hội của Lê Tri Kỷ, Hữu Ước, Nguyễn Đình Tú ở cả hai mặt nội dung và nghệ thuật đồng thời khẳng định vị thế của truyện ngắn viết về đề tài an ninh xã hội của ba nhà văn trong dòng chảy văn xuôi Việt Nam hiện đại viết về đề tài an ninh xã hội nói riêng và văn học Việt Nam hiện đại nói chung. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 11 http://www.lrc.tnu.edu.vn
  18. 5. Phương pháp nghiên cứu Căn cứ vào đối tượng, phạm vi và mục đích nghiên cứu luận văn sẽ sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp thống kê hệ thống, phương pháp so sánh đối chiếu, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp liên ngành, phương pháp so sánh đồng đại-lịch đại và một số thao tác thi pháp học. 6. Đóng góp của luận văn Tìm hiểu đề tài an ninh xã hội trong truyện ngắn của ba nhà văn Lê Tri Kỷ, Hữu Ước, Nguyễn Đình Tú; chúng tôi mong muốn bước đầu sẽ có một cái nhìn tương đối hệ thống và toàn diện về các sáng tác này. Từ đó chỉ ra đóng góp của Lê Tri Kỷ, Hữu Ước, Nguyễn Đình Tú cũng như vị trí của ba nhà văn trong dòng văn học về đề tài an ninh xã hội hiện nay. 7. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và phần thư mục tài liệu tham khảo, Nội dung chính của luận văn gồm 3 chương. Chương 1: Khái quát văn học viết về đề tài an ninh xã hội và chân dung ba nhà văn Lê Tri Kỷ, Hữu Ước, Nguyễn Đình Tú. Chương 2: Hiện thực đời sống xã hội phong phú sinh động, đậm tính thời sự trong truyện ngắn viết về đề tài an ninh xã hội của Lê Tri Kỷ, Hữu Ước, Nguyễn Đình Tú. Chương 3: Một số đặc điểm nghệ thuật tiêu biểu trong truyện ngắn viết về đề tài an ninh xã hội của ba nhà văn Lê Tri Kỷ, Hữu Ước, Nguyễn Đình Tú. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 12 http://www.lrc.tnu.edu.vn
  19. PHẦN NỘI DUNG Chương 1 KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIẾT VỀ ĐỀ TÀI AN NINH XÃ HỘI VÀ CHÂN DUNG BA NHÀ VĂN LÊ TRI KỶ, HỮU ƯỚC, NGUYỄN ĐÌNH TÚ 1.1. Các chặng đường phát triển của mảng văn xuôi viết về đề tài an ninh xã hội Văn học về đề tài an ninh xã hội đã bắt đầu manh nha ngay từ thời kỳ đầu xuất hiện chữ Quốc ngữ và với tình hình xã hội biến đổi liên tục của Việt Nam thì việc nó quan tâm và được phát triển là điều tất yếu, không cần phải bàn cãi. Văn học về đề tài an ninh xã hội là dòng văn học chuyên viết về những vấn đề liên quan đến an ninh quốc gia và trật tự, bình an của xã hội. Nó phản ánh những vấn đề có tính thời sự, các tệ nạn trong xã hội đương thời có ảnh hưởng đến an ninh và trật tự an toàn xã hội. Chính vì vậy nó có ý nghĩa rất lớn trong cuộc chiến bảo vệ Tổ quốc và giữ gìn bình yên cho cuộc sống. Tác phẩm văn học về đề tài an ninh xã hội trong văn học Việt Nam hiện đại xuất hiện từ bao giờ đến nay vẫn chưa thấy có tài liệu nào nói rõ. Tuy nhiên nếu như ta tính từ thời điểm tác phẩm Thầy Lazaro phiền của Nguyễn Trọng Quản ra đời (1887) làm mốc thời gian bắt đầu của truyện ngắn Việt Nam hiện đại thì ta có thể xem xét sự phát triển của văn học về đề tài an ninh xã hội qua các giai đoạn sau: trước 1945, giai đoạn 1945-1975 và giai đoạn sau 1975. 1.1.1. Giai đoạn trước năm 1945 Văn học viết về đề tài an ninh xã hội ở Việt Nam xuất hiện trước tiên dưới hình thức của các tác phẩm trinh thám. Chịu ảnh hưởng của văn hóa phương Tây, những năm 1920-1930, văn học trinh thám – một dòng văn học vốn rất được ưa chuộng ở châu Âu mới bắt đầu được độc giả Việt Nam quan tâm và biết đến. Văn học trinh thám xuất hiện trước tiên thông qua các tác phẩm nổi tiếng của Conan Doyle, Edgar Allan Poe, Gaston Leroux,.. được dịch ra tiếng Việt. Hầu hết các tác phẩm dịch này đều được công chúng nhiệt liệt chào đón và bán rất chạy ở các đô thị. Các nhà văn cũng bắt đầu quan tâm hơn tới những mảng sáng tác này và từ đó Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 13 http://www.lrc.tnu.edu.vn
  20. tiểu thuyết trinh thám bắt đầu ra đời, khởi đầu với tiểu thuyết Mảnh trăng thu của Bửu Đình xuất bản năm 1930. Mảnh trăng thu đã xuất hiện yếu tố trinh thám với vụ án giết người, điều tra thủ phạm, dù rằng thời bấy giờ người ta vẫn xếp nó vào dạng tiểu thuyết ái tình. Ngay sau đó hàng loạt những tác phẩm trinh thám ra đời. Cuốn tiểu thuyết trinh thám đầu tiên của văn học Việt Nam là Vết tay trên trần của nhà văn Phạm Cao Củng xuất bản năm 1936. Nhà văn sau này cũng đã trở thành tác gia trinh thám đầu tiên của văn học Việt Nam với khoảng hơn 20 tiểu thuyết và truyện ngắn mang màu sắc trinh thám, như: Gia tài nhà họ Đặng (1937), Chiếc tất nhuộm bùn (1938), Người một mắt (1940), Kỳ Phát giết người (1941), Nhà sư thọt (1941), Đám cưới Kỳ Phát (1942), Bóng người áo tím (1942), Một cái Tết rùng rợn của Kỳ Phát (1945)... Ngoài ra còn có một số tác giả khác như Bùi Huy Phồn với Gan dạ đàn bà (1942); Mối thù truyền kiếp (1942); Tờ di chúc (1943)… hay Thế Lữ với Lê Phong phóng viên (1937), Lê Phong và Mai Hương, Đòn hẹn (1939), Gói thuốc lá (1940)... Tuy nhiên lúc bấy giờ ngoài Phạm Cao Củng được đánh giá là tác giả trinh thám thì các tác giả khác vẫn chưa được xếp vào đúng vị trí của nó. Nếu đọc cuốn Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan ta sẽ thấy rất rõ sự thật này. Ông chỉ xếp duy nhất Phạm Cao Củng vào mục tiểu thuyết trinh thám, còn Bùi Huy Phồn nằm ở phần tiểu thuyết hoạt kê, Thế Lữ thì xếp vào thi gia. Các tác phẩm này đều chịu ảnh hưởng rất lớn từ các nhà văn trinh thám nổi tiếng của phương Tây, tiêu biểu như Arthur Conan Doyle (Sherlock Homles), Edga Allan Poe (Vụ giết người ở phố Morgue, Bí mật của Marie Roger, Bức thư bị đánh cắp) hay Agatha Christie (Thảm kịch bí ẩn ở Styles, Vụ giết người trên sân gôn, Bộ tứ, Bí mật chuyến tàu xanh, Bí mật trong chiếc vali, Chết như chơi, Ngòi bút tẩm độc, …). Cụ thể, Phạm Cao Củng chịu ảnh hưởng rất nhiều từ Conan Doyle, còn Thế Lữ lại học hỏi Edgar Poe nhiều hơn. Như các tiểu thuyết trinh thám phương Tây, Phạm Cao Củng và Thế Lữ đã xây dựng tác phẩm của mình theo kết cấu kiểu series nhiều truyện với một nhân vật xuyên suốt. Nhân vật thám tử Kỳ Phát của Phạm Cao Củng hay phóng viên Lê Phong của Thế Lữ là nhân vật chính của nhiều truyện Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 14 http://www.lrc.tnu.edu.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2