Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ văn học và văn hóa Việt Nam: Hình tượng nhân vật phụ nữ trong hai tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh và Kim Lăng thập tam thoa của Nghiêm Ca Linh
lượt xem 5
download
Mục đích nghiên cứu đề tài là khám phá giá trị thẩm mĩ của hai tác phẩm Mẫu thượng ngàn (Nguyễn Xuân Khánh) và Kim Lăng thập tam thoa (Nghiêm Ca Linh) từ lý thuyết văn học so sánh. Từ đó khẳng định thêm những đóng góp của hai nhà văn ở thể loại tiểu thuyết, khẳng định đóng góp của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ văn học và văn hóa Việt Nam: Hình tượng nhân vật phụ nữ trong hai tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh và Kim Lăng thập tam thoa của Nghiêm Ca Linh
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM -------------------- HOÀNG THỊ HẠNH HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT PHỤ NỮ TRONG HAI TIỂU THUYẾT MẪU THƯỢNG NGÀN CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH VÀ KIM LĂNG THẬP TAM THOA CỦA NGHIÊM CA LINH LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM THÁI NGUYÊN - 2020
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM -------------------- HOÀNG THỊ HẠNH HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT PHỤ NỮ TRONG HAI TIỂU THUYẾT MẪU THƯỢNG NGÀN CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH VÀ KIM LĂNG THẬP TAM THOA CỦA NGHIÊM CA LINH Ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 8.22.01.21 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: TS. HOÀNG THỊ THẬP THÁI NGUYÊN - 2020
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Hình tượng nhân vật phụ nữ trong hai tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh và Kim Lăng thập tam thoa của Nghiêm Ca Linh” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự giúp đỡ khoa học của TS. Hoàng Thị Thập. Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào trước đây. Thái Nguyên, tháng 6 năm 2020 Tác giả luận văn Hoàng Thị Hạnh i
- LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn và sự tri ân sâu sắc tới TS. Hoàng Thị Thập, người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, quý thầy cô giáo khoa Ngữ văn, khoa Sau đại học - trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã tham gia giảng dạy, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại trường. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, đồng nghiệp, bạn bè những người đã luôn ở bên động viên, khích lệ, tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Thái Nguyên, tháng 6 năm 2020 Tác giả luận văn Hoàng Thị Hạnh ii
- MỤC LỤC Lời cam đoan .................................................................................................................. i Lời cảm ơn .....................................................................................................................ii Mục lục ........................................................................................................................ iii MỞ ĐẦU .......................................................................................................................1 1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................................1 2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................................2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................................7 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................................8 5. Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................................8 6. Đóng góp của luận văn ..............................................................................................9 7. Cấu trúc của luận văn.................................................................................................9 Chương 1: KHÁI LƯỢC VỀ VĂN HỌC SO SÁNH, HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT VÀ SỰ HIỆN DIỆN CỦA HAI NHÀ VĂN NGUYỄN XUÂN KHÁNH VÀ NGHIÊM CA LINH........................................................ ...........................................9 1.1. Khái niệm văn học so sánh và khái niệm hình tượng nhân vật trong tác phẩm văn học .........................................................................................................................10 1.1.1. Khái niệm văn học so sánh ................................................................................10 1.1.2. Khái niệm hình tượng nhân vật .........................................................................12 1.2. Hai nhà văn: Nguyễn Xuân Khánh và Nghiêm Ca Linh ......................................14 1.2.1. Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh và tác phẩm Mẫu thượng ngàn ..............................14 1.2.2. Nhà văn Nghiêm Ca Linh và tác phẩm Kim Lăng thập tam thoa ..........................20 Tiểu kết chương 1 ........................................................................................................28 Chương 2: HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT PHỤ NỮ NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG .................................................................................................................29 2.1. Nhân vật phụ nữ - hiện thân của bất hạnh ............................................................29 2.2. Nhân vật phụ nữ - hiện thân của khát khao hạnh phúc.........................................41 2.3. Nhân vật phụ nữ và nữ quyền ...............................................................................45 Tiểu kết chương 2 ........................................................................................................55 iii
- Chương 3: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT PHỤ NỮ TRONG KIM LĂNG THẬP TAM THOA VÀ MẪU THƯỢNG NGÀN TRONG SỰ ĐỐI SÁNH ..................................................................................................... 56 3.1. Nhân vật phụ nữ qua ngoại diện ...........................................................................57 3.2. Nhân vật phụ nữ qua hành động ...........................................................................64 3.3. Nhân vật phụ nữ qua lời văn nghệ thuật ...............................................................72 Tiểu kết chương 3 ........................................................................................................78 KẾT LUẬN .................................................................................................................79 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................83 iv
- MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Nguyễn Xuân Khánh là một trong những nhà văn được coi là “cây đại thụ” của nền văn học Việt Nam đương đại. Trên văn đàn Việt Nam hiện nay, ông không chỉ là một nhà văn mà còn là một dịch giả nổi tiếng. Ông cũng được đánh giá cao về ý thức tự học. Năm 2018, ông nhận được giải thưởng Thành tựu văn học trọn đời. Hiện tại, Nguyễn Xuân Khánh là nhà văn thu hút sự quan tâm của độc giả và giới nghiên cứu. Nghiêm Ca Linh là một trong những nhà tiểu thuyết nổi tiếng của nền văn học đương đại Trung Quốc. Tên tuổi của bà gắn với những cuốn tiểu thuyết nổi tiếng được viết bằng tiếng Anh, tiếng Trung Quốc. Bên cạnh đó, bà còn sáng tác truyện ngắn, kịch, tiểu luận. Với sự nỗ lực và sáng tạo không ngừng, cho đến nay, bà đã giành được khoảng 30 giải thưởng văn học và kịch bản điện ảnh. Các sáng tác của Nghiêm Ca Linh đã được dịch sang nhiều thứ tiếng trên thế giới như: Hà Lan, Anh, Pháp, Đức, Nhật, Bồ Đào Nha. Hiện nay, bà là cây bút nữ có tầm ảnh hưởng lớn trên văn đàn với nhiều tác phẩm có giá trị. 1.2. Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh thường được nhắc đến với bộ ba tiểu thuyết Hồ Quý Ly, Mẫu thượng ngàn và Đội gạo lên chùa. Trong đó, Mẫu thượng ngàn là cuốn tiểu thuyết tiêu biểu, đem lại tiếng vang lớn cho nhà văn. Tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn được viết lần đầu năm 1958 với tên tiền thân Làng nghèo. Làng nghèo ra đời đánh dấu bước ngoặt lớn trong sự thay đổi cách nhìn nhận của Nguyễn Xuân Khánh về xã hội bấy giờ. Vì lẽ đó, cuốn tiểu thuyết Làng nghèo không được xuất bản, chỉ còn được giữ lại bằng bản thảo. Sau này, vào năm 2005, ông mới có cơ hội viết lại, với những vấn đề được mở rộng hơn, mang tầm khái quát cao hơn. Đây là tác phẩm khá quan trọng của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh. Cũng như Nguyễn Xuân Khánh, Nghiêm Ca Linh thành công ở thể loại tiểu thuyết. Bà có năm tiểu thuyết nổi tiếng, trong đó có hai tiểu thuyết đã được dịch ở Việt Nam đó là Chuyện của Tuệ Tử và Kim Lăng thập tam thoa. Kim Lăng thập tam thoa là cuốn tiểu thuyết duy nhất trong sự nghiệp sáng tác của Nghiêm Ca Linh viết về đề tài chiến tranh. Tác phẩm đã được chuyển thể sang điện ảnh và rất thành công. Ngay khi ra đời bộ phim lập tức được đón chào nồng nhiệt tại thị trường Bắc Mĩ. Kim Lăng thập 1
- tam thoa được độc giả và giới nghiên cứu đánh giá cao ở cả nội dung và nghệ thuật. Chỉ riêng tác phẩm này cũng làm nên tên tuổi của nhà văn Nghiêm Ca Linh. 1.3. Đề tài người phụ nữ không phải là đề tài mới mẻ. Trong lịch sử văn học, từ văn học dân gian cho đến văn học hiện đại đề tài người phụ nữ là một trong những đề tài được quan tâm nhất. Trong các tác phẩm viết về chiến tranh, nhân vật người phụ nữ luôn là tâm điểm gánh chịu những nỗi đau, mất mát không chỉ về vật chất mà cả tinh thần. Các nhà văn phản ánh số phận của họ đồng thời cũng nói lên khát vọng về quyền sống, quyền bình đẳng. Trong tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh và tiểu thuyết Kim Lăng thập tam thoa của Nghiêm Ca Linh, cả hai nhà văn đã góp thêm tiếng nói ấy trong việc thể hiện hình tượng người phụ nữ có thêm nghị lực để đấu tranh cho “quyền” của mình. Cả hai nhà văn đã kế thừa đề tài người phụ nữ. Trong hai cuốn tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn và Kim Lăng thập tam thoa, điểm gặp gỡ giữa Nguyễn Xuân Khánh và Nghiêm Ca Linh đó là cùng quan tâm tới những vấn đề của người phụ nữ. Nguyễn Xuân Khánh và Nghiêm Ca Linh đều có cái nhìn sắc sảo và tinh tế về những xung đột tinh thần, những trăn trở, khao khát của người phụ nữ. Tuy nhiên, có thể từ nền tảng văn hóa, xã hội, cá tính sáng tạo khác nhau nên trong cái nhìn của họ vẫn có điểm nhìn riêng khác biệt. 1.4. Văn học so sánh là một hệ thống lý thuyết có ý nghĩa quan trọng. Nó cho phép các nhà nghiên cứu văn học khám phá tìm ra sự ảnh hưởng hoặc tương đồng để tìm ra giá trị thẩm mĩ của các tác phẩm văn học. Nguyễn Xuân Khánh và Nghiêm Ca Linh sinh trưởng ở hai quốc gia có nền văn hóa khác nhau, nhưng hai nhà văn lại gặp gỡ ở sự cảm nhận khi viết về hình tượng nhân vật phụ nữ trong Mẫu thượng ngàn và Kim Lăng thập tam thoa. So sánh tác phẩm của hai nhà văn sẽ giúp người đọc có thêm một cách đọc mới trong sự đối sánh. Tuy tác phẩm của Nguyễn Xuân Khánh và Nghiêm Ca Linh chưa được đưa vào chương trình dạy học ở Việt Nam nhưng tìm hiểu văn học Việt Nam và văn học Trung Quốc hiện đại không thể không tìm hiểu về hai nhà văn này. Lựa chọn nghiên cứu hình tượng nhân vật phụ nữ trong hai tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh và Kim Lăng thập tam thoa của Nghiêm Ca Linh, chúng tôi hướng đến khám phá giá trị thẩm mĩ của hai tác phẩm trên trong sự so sánh. 2. Lịch sử vấn đề 2
- 2.1. Tình hình nghiên cứu hình tượng nhân vật phụ nữ trong tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh xuất hiện trên văn đàn vào khoảng những năm 50 của thế kỉ XX. Đây là chặng đường mới của nền văn học Việt Nam. Kể từ khi tác phẩm Mẫu thượng ngàn ra đời năm 2005, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về thân thế, sự nghiệp, tác phẩm của nhà văn. Các công trình đó đều khẳng định những đóng góp của Nguyễn Xuân Khánh vào công cuộc hiện đại hóa nền văn học. Chúng tôi đã thu thập được mười hai công trình nghiên cứu. Chúng tôi sẽ điểm qua một số công trình nghiên cứu liên quan trực tiếp đến đề tài. Trước hết là bài viết Mẫu thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh, nhìn từ lí thuyết đám đông (2012, Khoa KHXH & NV, Trường Đại học Hùng Vương) của Nguyễn Văn Ba. Trong bài viết này, tác giả bài viết đã chỉ ra, trong Mẫu thượng ngàn, Nguyễn Xuân Khánh không xây dựng nhân vật mang tính cách điển hình mà là sự hội tụ để làm nên một nét khái quát của một nhóm, nhân vật đám đông. Về cơ bản Nguyễn Văn Ba đề cập đến vấn đề phụ nữ, Nguyễn Văn Ba có một số phân tích đánh giá về người phụ nữ. Theo Nguyễn Văn Ba dù các nhân vật có tính cách riêng nhưng đều được đặt trong không khí chung của cộng đồng. Tất cả nhân vật nam ở làng Kẻ Đình đều có sự phụ thuộc ngẫu nhiên, thậm chí như một sự lệ thuộc vào hệ thống nhân vật nữ - những con người đã hình tượng hóa trở thành biểu tượng Mẫu. Hay nói cách khác nhân vật nữ trở thành trung tâm của làng Cổ Đình. Ngày 10 tháng 8 năm 2006, trên trang VTCnews, Nguyễn Lan Anh có cuộc phỏng vấn nhà văn Nguyễn Xuân Khánh. Tiêu đề cuộc phỏng vấn: Nguyễn Xuân Khánh gác bút sau Mẫu thượng ngàn. Cuộc phỏng vấn đó có nhiều câu hỏi xoay quanh quá trình ra đời của tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn. Trong các câu trả lời của Nguyễn Xuân Khánh ông đã giải thích rõ về quá trình ra đời của tác phẩm. Ông cho biết ban đầu tiểu thuyết có tên Làng nghèo được ông viết năm 1958 nhưng chưa được xuất bản. Về sau cái tên Làng nghèo không còn hợp thời nên ông đã sửa lại, đẩy không gian thời gian trong tác phẩm khác đi từ cuốn tiểu thuyết viết về kháng chiến thành cuốn tiểu thuyết về văn hóa Việt Nam, với tên Mẫu thượng ngàn. Căn cứ vào những thông tin trong cuộc phỏng vấn, chúng tôi thấy rằng nhà văn cũng đã đề cập đến nhân vật người phụ nữ. Trong đó, những nhân vật phụ nữ được xây dựng trên nguyên mẫu những người có thật. Và hình 3
- tượng nhân vật phụ nữ ở Mẫu thượng ngàn chính là hiện thân của những con người có thực bắt nguồn từ những người đàn bà ở làng ông thuở xưa - làng Kẻ Noi, Cổ Nhuế. Ngày 18 tháng 3 năm 2007, trên Báo Tiền Phong có đăng nội dung cuộc phỏng vấn của nhà văn Văn Chinh với nhà văn Nguyễn Xuân Khánh. Cuộc phỏng vấn có tựa đề: Nơi bắt đầu Mẫu thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh. Nội dung cuộc phỏng vấn này khá giống với cuộc phỏng vấn của Nguyễn Lan Anh đã đưa ra trên kia. Trong cuộc phỏng vấn này, Nguyễn Xuân Khánh cũng giải thích nguồn gốc và sự ra đời tác phẩm. Tuy nhiên cuộc phỏng vấn đi sâu khai thác những vấn đề cảm hứng sáng tác, sự đánh giá của chính Nguyễn Xuân Khánh về tác phẩm của mình. Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đã lý giải chất hiện thực trong tác phẩm, đó chính là một phần cuộc sống lam lũ của chính ông được ông đưa vào trong tác phẩm. Khi nhà văn Văn Chinh hỏi về những cái được và chưa được của Mẫu thượng ngàn, Nguyễn Xuân Khánh trả lời: Cái được của Mẫu thượng ngàn là dù trải qua bao gian nan thì vẫn được tái sinh trên nền của bản thảo cũ - Làng nghèo. Qua cuộc phỏng vấn này chúng tôi thấy, nhà văn đã hé mở về bút pháp của mình. Trong Mẫu thượng ngàn, ông đã viết bằng thi pháp hiện đại. Vì vậy qua tác phẩm, độc giả thấy được cái hồn Việt được đựng trong các mô tip dân gian. Nhà văn cũng nói về điều mà ông chưa thật sự hài lòng. Ông cho rằng tác phẩm Mẫu thượng ngàn của ông còn nhiều chỗ dài dòng đến quê mùa. Ngày 18 tháng 12 năm 2012, trên trang Viện Văn học đăng tải bài viết: Những miền mơ tưởng mẫu tính và nữ tính vĩnh hằng trong Mẫu thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh (một tiếp cận từ lí thuyết cổ Mẫu) do Nguyễn Quang Huy viết. Trong bài viết này, Nguyễn Quang Huy đã tập trung nghiên cứu viết về những biểu tượng của Mẫu. Nguyễn Quang Huy đã khái quát về biểu tượng Mẫu theo hướng tiếp cận lí thuyết cổ Mẫu. Theo Nguyễn Quang Huy trong tác phẩm này Mẫu hóa thân vào trăng, hang đá, nước, rừng; Mẫu mang những phẩm tính huyền diệu của người mẹ; trong Mẫu thượng ngàn, các nhân vật trải qua những trải nghiệm tất cả đều quy hướng về phía Mẫu... Năm 2013, xuất hiện luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thu Hương (Trường Đại học KHXH & NV - Đại học Quốc gia Hà Nội) đã nghiên cứu về nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn và tiểu thuyết Đội gạo lên chùa. Luận văn có tên: Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn và Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh. 4
- Tác giả luận văn đã tập trung nghiên cứu về các phương diện nghệ thuật tự sự trong hai tác phẩm: nhân vật, kết cấu, điểm nhìn, ngôn ngữ, giọng điệu. Từ đó khẳng định thành công của nhà văn trong nghệ thuật xây dựng nhân vật. Theo Nguyễn Thu Hương, nghệ thuật xây dựng nhân vật trong hai tiểu thuyết được ông xây dựng với nhiều thủ pháp mới mẻ, nhưng nhìn chung vẫn là theo lối truyền thống. Theo tác giả luận văn, cái mới quan trọng nhất của Nguyễn Xuân Khánh là mới về tư tưởng, phần tư tưởng phóng khoáng và có ý nghĩa thời cuộc. Qua luận văn của Nguyễn Thu Hương giúp ta có cái nhìn toàn diện hơn về nghệ thuật của Nguyễn Xuân Khánh, đồng thời cũng thấy được những nét văn hóa Việt đang được lưu giữ và phát huy. Năm 2013, khóa luận tốt nghiệp đại học của Nguyễn Thị Phương Lan (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2) đã nghiên cứu về nhân vật nữ trong Mẫu thượng ngàn. Khóa luận có tên: Nhân vật nữ trong tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh. Tác giả khóa luận đã tập trung nghiên cứu về nhân vật nữ trong tác phẩm Mẫu thượng ngàn. Từ đó tác giả chỉ ra đặc điểm của nhân vật nữ trong tác phẩm. Theo Nguyễn Thị Phương Lan, nhân vật nữ trong tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn là những nhân vật xinh đẹp, mang sức sống, sự tái sinh. Dù họ có số phận bất hạnh nhưng luôn có tâm hồn thánh thiện, tình yêu thương. Theo tác giả luận văn, các nhân vật nữ giống như một biểu tượng để nhân vật thể hiện thái độ trân trọng đối với văn hóa dân tộc. Tác giả khóa luận đã đánh giá cao Nguyễn Xuân Khánh bởi nhà văn đã góp phần hoàn thiện thêm về bức tranh người phụ nữ trong văn học Việt Nam. Năm 2016, khóa luận tốt nghiệp đại học của Vũ Thị Thảo (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2) đã nghiên cứu về thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn. Khóa luận có tên: Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh. Tác giả khóa luận đã tập trung nghiên cứu về nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết. Theo tác giả luận văn, các kiểu nhân vật trong Mẫu thượng ngàn gồm: nhân vật nữ, nhân vật xâm lược và nhân vật tâm linh. Các kiểu nhân vật đó được nhà văn Nguyễn Xuân Khánh tập trung xây dựng qua miêu tả ngoại hình, biểu hiện tâm lí và tâm linh. Qua đó, tác giả luận văn khẳng định tài năng của Nguyễn Xuân Khánh trong nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Mẫu thượng ngàn. 5
- 2.2. Tình hình nghiên cứu về hình tượng nhân vật phụ nữ trong tiểu thuyết Kim Lăng thập tam thoa Đánh từ khóa Nghiêm Ca Linh trên google, trong ba giây xuất hiện 24.900 kết quả liên quan đến Nghiêm Ca Linh. Điều đó chứng tỏ Nghiêm Ca Linh và tác phẩm của bà được bạn đọc, giới nghiên cứu quan tâm. Nhưng vì trình độ ngoại ngữ có hạn, chúng tôi chưa thể bao quát được toàn bộ các tài liệu. Tại Việt Nam, Nghiêm Ca Linh là nhà văn còn khá xa lạ với độc giả. Năm 2012, qua bản dịch của Lê Thanh Dũng người đọc mới có cơ hội tiếp cận với tác phẩm Kim Lăng thập tam thoa. Từ đó đến nay, mới chỉ có một số ít bài viết mang tính giới thiệu về tác giả Nghiêm Ca Linh và tác phẩm của bà. Chúng tôi xin điểm qua những tài liệu mà chúng tôi thu thập được. Ngày 1 tháng 3 năm 2012, trên tạp chí điện tử VnExpress có đăng tải bài viết của Thành Lê với tiêu đề: Xuất bản Kim Lăng thập tam thoa tại Việt Nam. Trong bài viết này Thành Lê giới thiệu khái quát nội dung cuốn tiểu thuyết Kim Lăng thập tam thoa và tác giả Nghiêm Ca Linh. Theo đánh giá của Thành Lê, tiểu thuyết Kim Lăng thập tam thoa là cuốn tiểu thuyết duy nhất của Nghiêm Ca Linh viết về chiến tranh. Mặc dù viết về chiến tranh, nhưng bà không đi khoét sâu nỗi đau lịch sử mà tập trung thể hiện sự chiến thắng cái thiện với cái ác bên trong của người phụ nữ. Các cô gái điếm họ bị coi là cặn bã của xã hội nhưng họ đã tự vượt qua ranh giới đàn bà thường ích kỉ nhỏ nhen, họ biết trả nhưng gì không thuộc về mình: nơi ở, lương thực. Hơn hết, họ dám hy sinh bản thân mình để cứu các em nữ sinh khỏi sự tàn bạo của lính Nhật. Về nhà văn Nghiêm Ca Linh, bà là nhà văn Trung Quốc, sinh sống tại Mĩ. Bà sáng tác trên nhiều thể loại: tiểu thuyết, tiểu luận và kịch bản. Cho đến nay bà đã giành được khoảng ba mươi giải thưởng trên cả lĩnh vực văn học lẫn điện ảnh. Các tác phẩm của bà luôn thu hút sự quan tâm của độc giả và giới nghiên cứu. Năm 2018, xuất hiện khóa luận tốt nghiệp đại học chuyên ngành Ngữ văn của Lục Thị Đoài trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên. Khóa luận có tên là Quan niệm nghệ thuật về người phụ nữ trong tiểu thuyết Kim Lăng thập tam thoa của Nghiêm Ca Linh. Trong khóa luận của mình, Lục Thị Đoài đã tập trung tìm hiểu, phân tích Kim Lăng thập tam thoa ở một phương diện cơ bản nhất của một tác phẩm văn học, đó là vấn đề quan niệm nghệ thuật về con người. Lục Thị Đoài đã chỉ ra đặc điểm người phụ 6
- nữ để thấy được quan niệm của nhà văn: dù xuất thân ở địa vị sang - hèn, sống trong xã hội bất công, người phụ nữ luôn bị chà đạp thì người phụ nữ càng khao khát sống với một sức sống mãnh liệt. Theo Lục Thị Đoài, Nghiêm Ca Linh đã có quan niệm rất xác đáng về con người: con người bất khả chiến bại. Nghiên cứu lịch sử vấn đề Hình tượng nhân vật phụ nữ trong hai tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh và Kim Lăng thập tam thoa của Nghiêm Ca Linh, chúng tôi nhận thấy: 1/ Đã xuất hiện một số công trình nghiên cứu về tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh trong đó có công trình viết về nhân vật người phụ nữ nhưng chưa đặt nhân vật phụ nữ ở tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn trong sự so sánh với nhân vật phụ nữ ở tiểu thuyết Kim Lăng thập tam thoa. 2/ Về tiểu thuyết Kim Lăng thập tam thoa của Nghiêm Ca Linh, ở Việt Nam, đã có công trình nghiên cứu về nhân vật phụ nữ, song mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu quan niệm nghệ thuật. Chưa có công trình nào nghiên cứu so sánh về hình tượng người phụ nữ trong hai tác phẩm kể trên. Dù các tài liệu chúng tôi thu thập được còn khá hạn chế, nhưng kết quả của các công trình đó đều là cơ sở cho chúng tôi định hướng triển khai đề tài. Những phát hiện khoa học của các nhà nghiên cứu sẽ được chúng tôi kế thừa, đồng thời mở rộng. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu: Với đề tài này, chúng tôi hướng đến: 1/ Khám phá giá trị thẩm mĩ của hai tác phẩm Mẫu thượng ngàn (Nguyễn Xuân Khánh) và Kim Lăng thập tam thoa (Nghiêm Ca Linh) từ lý thuyết văn học so sánh. 2/ Từ đó khẳng định thêm những đóng góp của hai nhà văn ở thể loại tiểu thuyết, khẳng định đóng góp của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh. - Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích nghiên cứu, chúng tôi thực hiện các nhiệm vụ sau: 7
- 1/ Làm rõ những vấn đề lý thuyết về văn học so sánh, hình tượng nhân vật trong tác phẩm văn học; tìm hiểu về thời đại, cuộc đời, con người, sự nghiệp của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh và Nghiêm Ca Linh. 2/ Khảo cứu, so sánh hình tượng nhân vật phụ nữ trong tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh và Kim Lăng thập tam thoa của Nghiêm Ca Linh từ phương diện nội dung. 3/ Khảo cứu, so sánh hình tượng nhân vật phụ nữ trong tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh và Kim Lăng thập tam thoa của Nghiêm Ca Linh từ phương diện nghệ thuật. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu - Với đề tài Hình tượng nhân vật phụ nữ trong hai tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh và Kim Lăng thập tam thoa của Nghiêm Ca Linh, đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là hình tượng nhân vật phụ nữ trong tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh và Nghiêm Ca Linh trong sự so sánh tương đồng và khác biệt. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi vấn đề nghiên cứu: Văn học so sánh có hai hướng nghiên cứu là so sánh ảnh hưởng và so sánh tương đồng. Chúng tôi tập trung theo hướng nghiên cứu so sánh tương đồng; cụ thể là so sánh chỉ ra sự tương đồng và khác biệt của hình tượng nhân vật phụ nữ trong tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh và Kim Lăng thập tam thoa của Nghiêm Ca Linh cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật. - Phạm vi khảo sát: Thực hiện đề tài, chúng tôi tập trung khảo cứu trên các văn bản: + Mẫu thượng ngàn (Nguyễn Xuân Khánh), Nxb Phụ nữ, xuất bản năm 2006. + Kim Lăng thập tam thoa (Nghiêm Ca Linh), bản dịch của Lê Thanh Dũng, Nxb Văn học, xuất bản năm 2012. 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện luận văn, chúng tôi sử dụng các phương pháp: 8
- - Lý thuyết văn học so sánh: Hệ thống lý thuyết này giúp chúng tôi khám phá giá trị của tác phẩm trong sự tương đồng. - Phương pháp xã hội học: để thấy được những ảnh hưởng của xã hội chi phối sự tương đồng và khác biệt trong cái nhìn về nhân vật phụ nữ của hai nhà văn trong sáng tác của mình. - Phương pháp nghiên cứu tiểu sử: giúp chúng tôi tìm hiểu cuộc sống và các mối quan hệ riêng tư của nhà văn. Dùng yếu tố tiểu sử của nhà văn để lý giải tác phẩm văn học của nhà văn. - Phương pháp liên ngành: phương pháp này giúp chúng tôi tìm hiểu giá trị của các tác phẩm văn học trong mối liên hệ với các ngành khoa học khác văn hóa, lịch sử... để đánh giá tác phẩm một cách khách quan toàn diện hơn. Trong đề tài, chúng tôi đồng thời sử dụng các thao tác cơ bản trong nghiên cứu: thống kê - phân loại, phân tích - tổng hợp, so sánh… 6. Đóng góp của luận văn Đây là luận văn đầu tiên ở Việt Nam tiếp cận hình tượng nhân vật phụ nữ trong tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh và Kim Lăng thập tam thoa của Nghiêm Ca Linh bằng phương pháp luận văn học so sánh. Luận văn góp thêm tiếng nói vào việc tìm hiểu vấn đề hình tượng nhân vật phụ nữ qua hai tác phẩm văn học của Việt Nam và Trung Quốc; đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên đại học ngành Ngữ văn nói riêng, khoa học xã hội nhân văn nói chung và giáo viên trường phổ thông quan tâm đến lĩnh vực văn học so sánh. 7. Cấu trúc của luận văn Luận văn của chúng tôi ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, gồm ba chương: Chương 1: Khái lược về văn học so sánh, hình tượng nhân vật và sự hiện diện của hai nhà văn Nguyễn Xuân Khánh và Nghiêm Ca Linh Chương 2: Hình tượng nhân vật phụ nữ nhìn từ phương diện nội dung Chương 3: Nghệ thuật xây dựng nhân vật phụ nữ trong Kim Lăng thập tam thoa và Mẫu thượng ngàn trong sự đối sánh 9
- Chương 1 KHÁI LƯỢC VỀ VĂN HỌC SO SÁNH, HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT VĂN HỌC VÀ SỰ HIỆN DIỆN CỦA HAI NHÀ VĂN NGUYỄN XUÂN KHÁNH VÀ NGHIÊM CA LINH 1.1. Khái niệm văn học so sánh và khái niệm hình tượng nhân vật trong tác phẩm văn học 1.1.1. Khái niệm văn học so sánh Trên thế giới hiện nay, văn học so sánh đã trở thành một bộ môn trong các trường đại học ở hầu hết các nước phương Tây. Đây là bộ môn đã tồn tại hơn một trăm năm. Năm 1886, nhà nghiên cứu văn học người Anh - Macauly Ponestt đã cho ra mắt công trình tổng hợp đầu tiên về lịch sử văn học thế giới mang tên Văn học so sánh (Comparative Literature) đánh dấu sự hình thành chính thức của bộ môn văn học so sánh với tư cách là một bộ môn độc lập. Sau đó lan rộng và trở nên sôi động hơn ở các nước: Pháp, Đức, Anh, Mĩ, Thụy Sĩ, Italia. Cho đến nay, văn học so sánh đã có hàng trăm quan niệm, định nghĩa khác nhau. Dường như mỗi trường phái, mỗi nhà nghiên cứu liên quan đến ngành khoa học mới này đều định nghĩa về nó. Bên cạnh những nét tương đồng, những định nghĩa về văn học so sánh cũng có nét khác biệt khi tìm hiểu cắt nghĩa khái niệm. Định nghĩa đầu tiên: Văn học so sánh - một cái nhãn hiệu ước lệ và không được minh xác cho lắm - thường được hiểu là một xu hướng hay một ngành nhất định nghiên cứu về văn học bao gồm sự nghiên cứu có hệ thống về những tập hợp (văn học) có tính chất siêu dân tộc [15, tr. 10]. Định nghĩa ban đầu về văn học so sánh chưa được phổ biến rộng rãi, mới chỉ là một ngành hay một xu hướng nghiên cứu trong văn học mang tính chất dân tộc. Khái niệm này đã bó hẹp phạm vi của văn học so sánh. Tại Việt Nam, văn học so sánh bước đầu đã nhận được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu nhưng vẫn chưa có chỗ đứng xứng đáng. Ở nước ta, bộ môn văn học so sánh vẫn chưa được thành lập tại các trường đại học. Cho đến nay, nhiều người vẫn còn nhầm lẫn chưa phân biệt rõ ràng văn học so sánh với tư cách là một bộ môn khoa học độc lập với so sánh văn học với tư cách là một phương pháp. 10
- Năm 1974, trường Đại học Sư phạm Vinh đã xuất bản cuốn Thuật ngữ nghiên cứu văn học, coi văn học so sánh là “một trường phái nghiên cứu văn học theo quan điểm tư sản chuyên nghiên cứu những mối liên hệ văn học quốc tế, xuất hiện vào nửa đầu thế kỉ XIX, phát triển vào nửa sau thế kỉ XIX và nửa đầu thế kỉ XX, ngày nay đang ngày càng đi vào con đường hình thức chủ nghĩa, duy tâm và phản động” [27, tr. 369]. Trong khái niệm trên, văn học so sánh được coi là một trường phái văn học chuyên nghiên cứu mối liên hệ văn học quốc tế theo quan điểm tư sản. Đây là trường phái xuất hiện từ nửa đầu thế kỉ XIX nhưng chỉ phát triển trong thời gian ngắn. Đến nay khái niệm chưa thực sự thuyết phục giới nghiên cứu. Trong bài báo Văn học dịch và những vấn đề lý luận của văn học so sánh (Tạp chí văn học, năm 1979) tác giả Trương Đăng Dung đã khẳng định: “Văn học so sánh là một ngành khoa học của văn học, có nhiệm vụ nghiên cứu những mối quan hệ qua lại cũng như những điểm tương đồng và khác biệt giữa các nền văn học. Cái đích lớn nhất của văn học so sánh là tiếp cận tiến trình của văn học thế giới” [28]. Trong cuốn Lý luận văn học so sánh (2011), Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, Nguyễn Văn Dân căn cứ vào quá trình thực tiễn hình thành đối tượng của văn học so sánh đã đưa ra định nghĩa như sau: “Văn học so sánh là một bộ môn văn học sử nghiên cứu các mối quan hệ giữa các nền văn học dân tộc [hay các nền văn học quốc gia]” [6, tr. 21]. Mối quan hệ đó không chỉ là mối quan hệ tiếp xúc trực tiếp, mà còn để chỉ các mối quan hệ đồng đẳng giữa các hiện tượng tương đồng, còn để chỉ cả những mối tương quan độc lập giữa các hiện tượng khác biệt đặc thù của các nền văn học dân tộc khi chúng được đem ra so sánh để giải quyết một vấn đề của văn học hay của lịch sử - xã hội. Văn học so sánh được hiểu với tư cách là một bộ môn khoa học độc lập chứ không phải là một phương pháp so sánh văn học. Văn học so sánh không chỉ là các mối quan hệ trực tiếp, các điểm tương đồng ngoài quan hệ trực tiếp mà nó còn chỉ ra các điểm khác biệt độc lập để tìm ra giá trị thẩm mĩ. Như vậy, định nghĩa về văn học so sánh của các nhà lí luận có những chỗ không hoàn toàn giống nhau. Tuy nhiên, các nhà lí luận đều chỉ ra văn học so sánh là bộ môn nghiên cứu văn học, một ngành khoa học độc lập, có đối tượng, mục đích, phương pháp luận riêng. Từ những định nghĩa văn học so sánh trên, chúng tôi lựa chọn quan điểm của nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Dân: Văn học so sánh là tên gọi của một hệ phương 11
- pháp luận, không chỉ cho phép người nghiên cứu so sánh các hiện tượng văn học ở các quốc gia khác nhau theo quan hệ giao lưu ảnh hưởng hay so sánh văn học theo quan hệ tương đồng, mà còn cho phép người nghiên cứu so sánh giữa các điểm khác biệt để giải quyết một vấn đề chung của văn học hay lịch sử - xã hội. Như vậy hướng nghiên cứu của chúng tôi không phải là so sánh ảnh hưởng mà là so sánh tương đồng. Những căn cứ trên là cơ sở lý thuyết để chúng tôi nghiên cứu, so sánh tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh và Nghiêm Ca Linh ở phương diện hình tượng nhân vật phụ nữ. Trên thực tế, có thể có nhiều công trình nghiên cứu độc lập về hai tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh và Kim Lăng thập tam thoa của Nghiêm Ca Linh, nhưng chúng tôi đặt hai nhà văn này trong thế đối sánh để có thêm cách nhìn nhận mới mẻ hơn. 1.1.2. Khái niệm hình tượng nhân vật Nhân vật văn học đóng vai trò rất quan trọng trong một tác phẩm văn học. Nhân vật vừa là hình thức cơ bản để miêu tả con người trong tác phẩm, vừa thể hiện sự sống động trong tư tưởng nghệ thuật của nhà văn. Qua đó đánh giá được cá tính sáng tạo của nhà văn. Nhân vật văn học truyền tải được quan niệm của nhà văn về con người và cuộc sống, cũng là cái sâu sắc nhất còn đọng lại trong cảm xúc, trong tâm hồn của người đọc. Nhân vật văn học quyết định sự thành công hay thất bại của tác phẩm văn học. Trong Thuật ngữ văn học, Lại Nguyên Ân viết: “Nhân vật văn học là một thuật ngữ chỉ hình tượng nghệ thuật về con người, một trong những dấu hiệu về sự tồn tại của con người trong nghệ thuật ngôn từ. Bên cạnh con người, nhân vật văn học có khi còn là các con vật, các loài cây, các sinh thể hoang đường được gán cho những đặc điểm giống với con người” [3, tr. 24]. Theo Từ điển thuật ngữ văn học của Trần Đình Sử: “Nhân vật văn học là những con người cụ thể được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm bằng phương tiện văn học. Đó là những nhân vật có tên như Tấm, Cám, Thúc Sinh, Kim Trọng… đó là những nhân vật không có tên như: thằng bán tơ, một mụ nào ở trong Truyện Kiều… đó là những con vật trong truyện cổ tích, đồng thoại, thần thoại bao gồm cả quái vật lẫn thần linh, ma quỷ, những con vật mang đặc điểm và tính cách con người” [10, tr. 115]. 12
- Các nhà nghiên cứu khi đưa ra định nghĩa về nhân vật văn học đều gặp nhau ở ý nghĩa nội hàm cơ bản: Đều coi nhân vật văn học là đối tượng văn học lựa chọn để miêu tả bằng phương tiện văn học. Nhân vật văn học có thể là người, là vật, sự vật, có tên, không có tên… mang đặc điểm, tính cách giống con người. Là những đối tượng ở hiện thực, nhưng được nhìn qua lăng kính của tác giả. Trong nghiên cứu văn học, nhân vật được xem là phương tiện cơ bản để nhà văn khái quát hiện thực một cách hình tượng và qua nhân vật tác giả thể hiện quan niệm nghệ thuật và lý tưởng thẩm mĩ của mình về con người. Thông qua thế giới nhân vật, nhà văn bộc lộ những quan niệm của mình về cuộc đời. Khi xây dựng nhân vật, nhà văn có mục đích gắn nó với những vấn đề mà nhà văn muốn đề cập trong tác phẩm. Các nhân vật của tác phẩm nghệ thuật không phải là những bản sao có sẵn mà nó luôn được khắc họa, xây dựng phù hợp với ý đồ tư tưởng của nhà văn. Trong tác phẩm văn học, nhân vật văn học giữ vai trò vô cùng quan trọng. Qua cái nhìn của nhà văn, tính cách của nhân vật được nhào nặn theo mức độ nào đó, nhân vật sẽ trở thành hình tượng. Hình tượng được hiểu là sản phẩm của phương thức chiếm lĩnh, thể hiện và tái tạo hiện thực theo quy luật của tưởng tượng, hư cấu nghệ thuật. Hình tượng nghệ thuật chính là những vấn đề của đời sống được nhà văn tưởng tượng sáng tạo trong tác phẩm nghệ thuật của mình. Hình tượng nghệ thuật tái hiện đời sống, nhưng nó không phải sao chép y nguyên, hay làm theo bản mẫu nào đó, mà ở đó nhà văn có sự chọn lọc và sáng tạo mang đậm dấu ấn tư tưởng nhà văn. Nó vừa có giá trị thể hiện những nét cụ thể, cá biệt không lặp lại, lại vừa có khả năng khái quát, làm bộc lộ được bản chất của một loại người hay một quá trình đời sống theo quan niệm của nhà văn. Hình tượng nghệ thuật không phải phản ánh các khách thể thực tại tự nó, mà thể hiện toàn bộ quan niệm và cảm thụ sống động của nhà văn với thực tại. Người đọc không chỉ nhìn nhận thực tại qua bề nổi, mà qua hình tượng nghệ thuật hiểu được nội dung ẩn sau mà tác giả muốn nói đến. Không phải tác phẩm văn học nào cũng có hình tượng văn học, không phải nhân vật nào trong tác phẩm cũng trở thành hình tượng nhân vật văn học. Để trở thành hình tượng nhân vật thì nhân vật ấy phải có tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình. Nghĩa là nhân vật ấy phải được sự tập trung, khái quát cao, phải mang đậm nét khái quát của một tầng lớp, giai cấp nào đó… mà nhân vật ấy là người đại diện. Và bối cảnh 13
- xã hội của nhân vật ấy xuất hiện phải là bối cảnh điển hình của một vùng, một nơi nào đó trong thời điểm nhất định. Trên cơ sở những khái niệm về hình tượng nhân vật nêu trên, chúng tôi tiến hành so sánh hình tượng nhân vật phụ nữ trong hai tác phẩm Mẫu thượng ngàn (Nguyễn Xuân Khánh) và Kim Lăng thập tam thoa (Nghiêm Ca Linh). 1.2. Hai nhà văn: Nguyễn Xuân Khánh và Nghiêm Ca Linh 1.2.1. Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh và tác phẩm Mẫu thượng ngàn Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh sinh năm 1933. Đây là một giai đoạn xã hội đầy biến động, lịch sử - xã hội Việt Nam có rất nhiều sự kiện dẫn đến những thay đổi lớn. Những sự kiện và sự thay đổi đó chắc chắn có tác động và ảnh hưởng đến con người nói chung và nhà văn Nguyễn Xuân Khánh nói riêng. Những năm đầu thế kỉ XX, Việt Nam chịu sự đô hộ của thực dân Pháp. Đó là chế độ thực dân nửa phong kiến. Chế độ thực dân nửa phong kiến khiến cho đời sống xã hội của người dân Việt Nam như tăm tối. Tuy nhiên cũng dẫn đến một hệ quả ngoài mong muốn của thực dân Pháp đó là sự ảnh hưởng giao lưu của văn hóa phương Tây đến văn hóa Việt Nam. Sự giao lưu ảnh hưởng diễn ra trên mọi mặt của đời sống: tôn giáo, ngôn ngữ, giáo dục, văn chương... Sinh vào đầu thế kỉ XX, nên nhà văn Nguyễn Xuân Khánh cũng như các nhà văn cùng thời chịu ảnh hưởng lớn từ văn học Pháp. Những sáng tác của ông ít nhiều mang nét hiện đại của phương Tây ở nội dung và nghệ thuật. Khi Pháp vào xâm lược nước ta đã khiến cho nhân dân ta phải chịu cảnh “một cổ hai tròng”, cho đến năm 1945 - Cách mạng tháng Tám thành công - đã mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam. Từ năm 1946 đến 1954 là giai đoạn toàn quốc kháng chiến đánh đuổi thực dân Pháp lần hai. Sau chín năm trường kì chống Pháp, miền Bắc đã giành được độc lập. Ngay khi giành chiến thắng năm 1954, miền Bắc tiến hành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, trở thành hậu phương vững chắc cho miền Nam trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ. Văn học có bước chuyển mình để phục vụ hai nhiệm vụ lớn của dân tộc: xây dựng đất nước và chiến đấu giải phóng miền Nam. Các văn nghệ sĩ bước vào cuộc chiến mới với rất nhiều đề tài, cảm hứng mới phù hợp thời đại. Cũng như các văn nghệ sĩ giai đoạn này, Nguyễn Xuân Khánh hồ hởi tham gia viết văn và làm công tác phục vụ kháng chiến. 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc trưng ngôn ngữ - văn hoá của các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong thành ngữ tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
147 p | 677 | 93
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ động vật trong thành ngữ tiếng Việt (so sánh với thành ngữ tiếng Anh)
199 p | 379 | 78
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ chat - Tiếng Việt và tiếng Anh
141 p | 673 | 73
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Từ ngữ Hán Việt trong ca dao Nam bộ
240 p | 308 | 65
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tình thái giảm nhẹ trong diễn ngôn tiếng Việt
146 p | 153 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tiếp xúc ngôn ngữ Ê Đê - Việt ở tỉnh Đak Lăk trên bình diện từ vựng - ngữ nghĩa
155 p | 203 | 48
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngôn ngữ văn bản hành chính tiêng Việt trong lĩnh vực thương mại
152 p | 248 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn từ trong thơ Tố Hữu (nhìn từ bình diện từ vựng)
175 p | 179 | 43
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ẩn dụ trong ca từ Trịnh Công Sơn dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri luận
92 p | 171 | 42
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Quán ngữ tình thái tiếng Việt
94 p | 170 | 41
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngữ nghĩa – Ngữ dụng của vị từ ngôn hành tiếng Việt
98 p | 165 | 38
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Những vấn đề cơ bản của ngôn ngữ cử chỉ
165 p | 169 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Cấu tạo hình thức và ngữ nghĩa của thuật ngữ thể thao tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
249 p | 206 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Lịch sự trong hành động cầu khiến tiếng Việt
148 p | 158 | 31
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngữ dụng của ca dao đối đáp giao duyên tiếng Việt
154 p | 171 | 26
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ án văn tiếng Việt
203 p | 120 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Yếu tố giới trong lời chê và hồi đáp chê (trên cứ liệu giao tiếp của sinh viên tại tp.HCM)
123 p | 130 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Màu sắc Nam bộ trong ngôn ngữ truyện ký Sơn Nam
113 p | 159 | 19
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn