intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ, Văn học và Văn hóa Việt Nam: Từ ngữ về nghệ thuật rối cạn của người Tày ở Định Hóa - Thái Nguyên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:115

26
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu từ ngữ trong múa rồi cạn ở Định Hóa - Thái Nguyên, luận văn hướng đến mục đích tìm hiểu cấu trúc hình thức, ngữ nghĩa và phương thức định danh của lớp từ này; từ đó thấy được một số đặc trưng văn hóa của người Tày phản ánh qua tên gọi lớp từ chỉ công đoạn chế tác và quá trình biểu diễn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ, Văn học và Văn hóa Việt Nam: Từ ngữ về nghệ thuật rối cạn của người Tày ở Định Hóa - Thái Nguyên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM VI THỊ THUẬN TỪ NGỮ VỀ NGHỆ THUẬT RỐI CẠN CỦA NGƯỜI TÀY Ở ĐỊNH HÓA, THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM THÁI NGUYÊN - 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM VI THỊ THUẬN TỪ NGỮ VỀ NGHỆ THUẬT RỐI CẠN CỦA NGƯỜI TÀY Ở ĐỊNH HÓA, THÁI NGUYÊN Ngành: Ngôn ngữ Việt Nam Mã số: 8 22 01 02 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Lê Văn Trường THÁI NGUYÊN - 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì một công trình nào khác. Thái Nguyên, ngày 15 tháng 6 năm 2019 Tác giả Vi Thị Thuận i
  4. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, em chân thành cảm ơn tới các quý Thầy Cô giáo, cán bộ khoa Ngữ văn, phòng quản lý và Đào tạo sau Đại học trường Đại học Sư phạm - ĐHTN đã tạo điều kiện cho em có một môi trường học tập và nghiên cứu thuận lợi để hoàn thành tốt luận văn của mình. Em xin chân thành cảm ơn các Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ đã tham gia giảng dạy tận tình lớp Cao học Ngôn ngữ Việt Nam K25 - Trường Đại học sư phạm - ĐH Thái Nguyên. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng kính trọng và gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới TS. Lê Văn Trường - người đã tạo mọi điều kiện động viên và tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập, thực hiện và hoàn thành luận văn. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình và bạn bè đã tận tình giúp đỡ trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Em xin chân thành cảm ơn ! Thái Nguyên, tháng 9 năm 2019 Tác giả luận văn Vi Thị Thuận ii
  5. MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii MỤC LỤC ..........................................................................................................iii DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH......................................................................... iv MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................. 1 2. Lịch sử vấn đề .................................................................................................. 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 4 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................. 4 5. Tư liệu và phương pháp nghiên cứu ................................................................ 5 6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của đề tài ............................................................. 6 7. Cấu trúc của luận văn ...................................................................................... 7 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ............................................ 8 1.1. Khái niệm hình vị, từ, ngữ, nghĩa ................................................................. 8 1.1.1. Hình vị ....................................................................................................... 8 1.1.2. Từ ............................................................................................................. 10 1.1.3. Ngữ .......................................................................................................... 13 1.1.4. Nghĩa........................................................................................................ 15 1.2. Khái niệm về trường nghĩa ......................................................................... 18 1.3. Khái niệm từ nghề nghiệp .......................................................................... 21 1.3.1. Vị trí của từ nghề nghiệp trong lớp từ vựng của một ngôn ngữ .............. 21 1.3.2. Phân biệt từ nghề nghiệp với các từ khác ................................................ 22 1.4. Khái niệm định danh và các phương thức định danh ................................. 24 1.4.1. Khái niệm định danh................................................................................ 24 1.4.2. Các phương thức định danh ..................................................................... 25 1.5. Khái niệm ngôn ngữ sân khấu và sân khấu rối cạn .................................... 25 iii
  6. 1.6. Khái niệm văn hóa, biểu tượng văn hóa và mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa .......................................................................................................... 27 1.6.1. Khái niệm văn hóa ................................................................................... 27 1.6.2. Biểu tượng văn hóa .................................................................................. 28 1.6.3. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa .................................................. 29 1.7. Khái quát chung về dân tộc Tày, tiếng Tày và nghệ thuật múa rối cạn tại huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên ................................................................... 30 1.7.1. Khái quát chung về người Tày tại huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên .. 30 1.7.2. Sơ lược về tiếng Tày ................................................................................ 31 1.7.3. Nghệ thuật múa rối cạn tại huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên.............. 35 Tiểu kết chương 1 .............................................................................................. 38 Chương 2: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ PHƯƠNG THỨC ĐỊNH DANH CỦA TỪ NGỮ MÚA RỐI CẠN CỦA NGƯỜI TÀY Ở ĐỊNH HÓA, THÁI NGUYÊN ............................................................................................... 39 2.1. Dẫn nhập ..................................................................................................... 39 2.2. Tình hình tư liệu ......................................................................................... 39 2.3. Đặc điểm từ ngữ múa rối cạn về cấu tạo .................................................... 40 2.3.1. Thống kê từ ngữ múa rối cạn................................................................... 40 2.3.2. Đặc điểm cấu tạo ..................................................................................... 41 2.4. Đặc điểm từ ngữ múa rối cạn về phương thức định danh .......................... 44 2.4.1. Phương thức định danh dựa vào hình thức .............................................. 45 2.4.2. Phương thức định danh dựa vào chức năng ............................................ 46 2.4.3. Phương thức định danh dựa vào đặc điểm, tính chất .............................. 47 Tiểu kết chương 2 .............................................................................................. 48 Chương 3: MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA TIÊU BIỂU CỦA NGƯỜI TÀY QUA TỪ NGỮ MÚA RỐI CẠN Ở ĐỊNH HÓA, THÁI NGUYÊN .......................................................................................................... 50 3.1. Dẫn nhập ..................................................................................................... 50 iv
  7. 3.2. Đặc trưng văn hóa của người Tày phản ánh qua công cụ chế tác và tạo hình con rối trong múa rối cạn .......................................................................... 51 3.3. Đặc trưng văn hóa của người Tày phản ánh qua tên gọi nhân vật và công cụ biểu diễn trong múa rối cạn .......................................................................... 54 3.4. Đặc trưng văn hóa của người Tày phản ánh qua hoạt động diễn xướng và biểu diễn trong múa rối cạn .......................................................................... 55 KẾT LUẬN....................................................................................................... 73 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 76 PHỤ LỤC ......................................................................................................... 80 v
  8. DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH Trang Hình ảnh 3.1. Cây thừng mực ............................................................................ 51 Hình ảnh 3.2: Các quân rối cổ truyền của phường Thẩm Rộc .......................... 53 Hình ảnh 3.3: Cách điều khiển rối của phường Thẩm Rộc ............................... 54 iv
  9. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Sự phát triển của ngôn ngữ diễn ra liên tục và không đồng đều giữa các vùng miền, tầng lớp dân cư, các ngành nghề trong xã hội và tạo nên sự đa dạng trong vốn từ. Những biểu hiện này được phản ánh qua ngôn ngữ. Hệ quả của quá trình này là bên cạnh ngôn ngữ chung của toàn dân thì có rất nhiều những biến thể ngôn ngữ. Trong những biến thể ngôn ngữ đó, có vốn từ của những người làm nghề gắn với một nghề nào đó - từ nghề nghiệp. Vì vậy, việc xem xét lớp từ này sẽ giúp cho làm rõ bức tranh ngôn ngữ của dân tộc nói chung và đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa của một nhóm người nói riêng. 1.2. Trong hệ thống từ vựng tiếng Việt, từ ngữ nghề nghiệp là một tiểu hệ thống và là một trong những bộ phận quan trọng góp phần bổ sung và làm phong phú vốn từ. Đặc trưng cơ bản của từ nghề nghiệp là gắn với sự ra đời của một ngành nghề nhất định. Múa rối là một ngành nghệ thuật sân khấu biểu diễn độc đáo, là bộ môn nghệ thuật có nguồn gốc bản địa và truyền thống lâu đời của dân tộc Việt Nam, mang đậm bản sắc văn hóa, nếp sống của dân tộc. Vì vậy, múa rối là một trong những lĩnh vực góp phần lưu giữ rõ nét về tiến trình lịch sử văn hóa của xã hội. Đồng thời, từ ngữ trong nghề múa rối mang trong nó nét văn hóa, tư duy của người sáng tạo ra nó. 1.3. Nghiên cứu về từ nghề nghiệp là lĩnh vực đã có nhiều nhà nghiên cứu quan tâm tìm hiểu. Tuy nhiên, các nghiên cứu mới chỉ khai thác ở tầng bề mặt của từ nghề nghiệp. Tức là, mới chỉ khảo sát, sưu tầm tư liệu, phân tích cấu tạo, phạm vi sử dụng… để phân biệt với các nhóm từ khác như: từ địa phương, tiếng lóng, thuật ngữ… mà chưa đi sâu tìm hiểu lớp nghĩa ẩn sâu mang đặc trưng tư duy - văn hóa trong việc định danh. Vì vậy, những đóng góp của lớp từ này vào hệ thống ngôn ngữ toàn dân thể hiện tư duy, văn hóa dân tộc chưa được làm rõ. Đặc biệt lĩnh vực từ ngữ trong nghề múa rối cạn thì sự quan tâm còn rất mờ nhạt. 1.4. Múa rối là một loại hình nghệ thuật dân gian có từ bao đời nay. Ở Việt 1
  10. Nam, có hai loại hình chính là múa rối nước và múa rối cạn. Tùy theo cách điều khiển con rối mà người ta chia rối cạn thành: rối que, rối dây, rối tay (lồng con rối vào bàn tay, biểu diễn bằng cách di chuyển bàn tay và cử động các ngón tay). Nghệ thuật múa rối được coi là tiêu biểu cho múa rối truyền thống Việt Nam, đã được lưu diễn nhiều nước trên thế giới. Múa rối cạn là một nét nghệ thuật độc đáo của văn hóa dân tộc Tày nói riêng và cộng đồng văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam nói chung. Rối Tày thuộc loại hình rối que, được coi là ra đời từ 200 năm trước và thường được biểu diễn vào dịp đầu năm, trong ngày lễ Lồng tồng (lễ Xuống đồng), nhằm mục đích mua vui cho công chúng, cùng với đó là thể hiện ước vọng cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, cuộc sống no đủ, ước nguyện về sự đỗ đạt vinh danh bảng vàng của người dân. Nét độc đáo của nghệ thuật rối cạn xuất phát từ cách thức làm ra con rối. Vật liệu làm rối thường bằng gỗ thừng mực, một loại cây thân gỗ phổ biến ở miền núi, mềm, nhẹ dễ chế tác lại không bị mối mọt. Các con rối chủ yếu mô phỏng hình ảnh vua quan, lão nông, muông thú. Đảng và Nhà nước ta luôn khẳng định: Văn hóa là nền tảng tinh thần, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Mọi hoạt động văn hóa nghệ thuật phải nhằm xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc. Đó là trở về cội nguồn truyền thống dân tộc, tiếp thu di sản tinh hoa dân tộc và không ngừng học tập kinh nghiệm tiên tiến của bạn bè khắp năm châu.Trên tinh thần đó huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên đã chủ trương thực hiện đề án “Khôi phục, bảo tồn và phát huy tinh hoa văn hóa truyền thống các dân tộc huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên”. Hiện nay huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên còn bảo lưu hai phường rối cạn Ru Nghệ và Thẩm Rộc tiêu biểu của dân tộc Tày. Đây là một trong những giá trị văn hóa dân tộc cần được bảo tồn và phát triển. Thực hiện đề tài, chúng tôi hi vọng sẽ đóng góp một phần nhỏ bé vào việc 2
  11. lưu giữ, bảo tồn và phát huy vốn từ ngữ một nghề cổ truyền, cụ thể là từ ngữ trong nghề múa rối cạn dưới góc độ như một thành tố văn hóa. Vì những lí do trên, chúng tôi chọn vấn đề: “Từ ngữ về nghệ thuật rối cạn của người Tày ở Định Hóa - Thái Nguyên” làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Lịch sử vấn đề Qua tìm hiểu của chúng tôi, có thể nói hiện tại việc nghiên cứu về múa rối cạn tại Định Hóa mới chỉ dừng lại ở phạm vi nghiên cứu chung nhằm bảo tồn một hoạt động văn hóa nghệ thuật. Việc nghiên cứu từ ngữ nghề múa rối cạn ở địa phương này chưa được tìm hiểu. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng trong công trình của mình vẫn rất cần thiết kế thừa những kết quả nghiên cứu của tác giả đi trước này. Có thể điểm qua một số công trình tiêu biểu như: Nhà nghiên cứu về múa rối - Nguyễn Huy Hồng đã tìm hiểu về múa rối cạn Tày - Nùng từ những năm 60 của thế kỷ trước. Các tư liệu của ông sưu tầm được về múa rối cạn có giá trị lịch sử và là tư liệu quý cho các thế hệ sau làm căn cứ để khôi phục, bảo tồn và phát triển múa rối cạn truyền thống theo đúng nguyên bản mà nó vốn có. Với hai cuốn sách có tên: “nghệ thuật múa rối Việt Nam” (xuất bản năm 1974) và “Nghệ thuật múa rối Tày - Nùng” (xuất bản năm 2003) [29, tr.13], tác giả đã giới thiệu về múa rối cạn của dân tộc Tày ở huyện Định Hóa. Cuốn sách “Múa rối Việt Nam những điều nên biết” của tác giả Hoàng Kim Dung (xuất bản năm 1997) [18, tr.28] cũng đề cập chung đến múa rối cạn truyền thống và tác giả đưa ra một số giải pháp (03 giải pháp) chung cho việc bảo tồn loại hình nghệ thuật biểu diễn này. “Nghệ thuật múa rối với công tác giáo dục thiếu nhi ở Việt Nam hiện nay” - Luận văn tốt nghiệp của sinh viên Nguyễn Hữu Hoa, khoa Văn hóa quần chúng trường Đại học văn hóa Hà Nội năm 1998 có đề cập đến múa rối cạn truyền thống dân tộc Tày - Nùng ở miền núi. Ngoài ra còn có một số bài viết đáng chú ý đề cập đến múa rối truyền 3
  12. thống ở một số tạp chí của các tác giả như: Thảo Dung với bài viết “Phải có một chiến lược đào tạo dài hơi cho múa rối” (đăng trên tạp chí “Toàn cảnh sự kiện - dư luận” số 189 năm 2006). Và bài viết của tác giả Đỗ Trọng Quang “Nghệ thuật múa rối Việt Nam và các nước Châu Á” (đăng trên tạp chí “Dân tộc và thời đại” số 85 năm 2005)… Như vậy, xuất phát từ việc tổng quan tài liệu, chúng tôi nhận thấy: chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến việc nghiên cứu về từ ngữ trong múa rối cạn tại huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên. Đề tài chúng tôi lựa chọn không trùng lặp với các công trình, bài viết đã được công bố. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là toàn bộ từ ngữ trong múa rối cạn của người Tày ở Định Hóa, Thái Nguyên, bao gồm: công đoạn chế tác và quá trình biểu diễn. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Đề tài phản ánh những đặc điểm hình thức và nội dung của từ ngữ múa rối cạn của người Tày ở Định Hóa, Thái Nguyên. - Đề tài tìm hiểu phương thức định danh của từ ngữ múa rối cạn của người Tày ở Định Hóa, Thái Nguyên. - Đề tài cũng tìm hiểu một số biểu hiện đặc trưng văn hóa của người Tày qua từ ngữ trong múa rồi cạn. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu đề tài từ ngữ trong múa rồi cạn ở Định Hóa - Thái Nguyên, luận văn hướng đến mục đích tìm hiểu cấu trúc hình thức, ngữ nghĩa và phương thức định danh của lớp từ này; từ đó thấy được một số đặc trưng văn hóa của người Tày phản ánh qua tên gọi lớp từ chỉ công đoạn chế tác và quá trình biểu diễn. Ngoài ra, chúng tôi coi việc sưu tầm, lưu giữ những từ ngữ về nghệ thuật 4
  13. rối cạn của người Tày ở Định Hóa - Thái Nguyên cũng là một mục đích hết sức quan trọng của đề tài. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện nhiệm vụ mà đề tài đặt ra, luận văn đề ra những nhiệm vụ sau: - Trình bày một số vấn đề lý thuyết về cấu tạo từ (hình vị, từ, ngữ nghĩa…). - Trình bày một số vấn đề lý thuyết về định danh. - Trình bày về khái niệm ngôn ngữ sân khấu. - Trình bày về một số vấn đề lý thuyết về khái niệm văn hóa, biểu tượng văn hóa và mối quan hệ ngôn ngữ và văn hóa. - Trình bày khái quát về người Tày, tiếng Tày ở Việt Nam nói chung và người Tày ở Định Hóa, Thái Nguyên nói riêng. - Nhận diện và xác lập danh sách từ ngữ trong múa rối cạn, bao gồm từ ngữ chỉ công đoạn chế tác và từ ngữ quá trình biểu diễn của múa rối cạn. - Định nghĩa danh sách từ ngữ trong múa rối cạn cho phần phụ lục. - Miêu tả đặc điểm cấu trúc, ngữ nghĩa và phương thức định danh lớp từ ngữ chỉ công đoạn chế tác và quá trình biểu diễn của múa rối cạn. - Trình bày một số đặc trưng văn hóa của người Tày được phản ánh qua công đoạn chế tác và quá trình biểu diễn của múa rối cạn. 5. Tư liệu và phương pháp nghiên cứu 5.1. Tư liệu nghiên cứu Tư liệu nghiên cứu của luận văn là lớp từ ngữ trong múa rối cạn của người Tày ở thôn Thẩm Rộc, xã Bình Yên và thôn Ru Nghệ, xã Đồng Thịnh, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên bao gồm từ ngữ ở công đoạn chế tác và từ ngữ của quá trình biểu diễn, được người viết trực tiếp thu thập qua điều tra điền dã và phỏng vấn. 5.2. Phương pháp nghiên cứu 5
  14. Để thực hiện luận văn, chúng tôi sử dụng các phương pháp sau: 5.2.1. Phương pháp điều tra điền dã Phương pháp này được chúng tôi xác định là phương pháp chính và quan trọng trong việc thu thập danh sách từ chỉ công đoạn chế tác cũng như quá trình biểu diễn của múa rối cạn. Việc áp dụng triệt để phương pháp này sẽ cho một danh sách từ có độ tin cậy cao. Trong nghiên cứu điền dã, chúng tôi chú trọng các thao tác quan sát, phỏng vấn nhằm làm rõ các đặc điểm về hình thức và chức năng của các công đoạn chế tác và biểu diễn múa rối cạn để có những cơ sở tin cậy trong nghiên cứu tiếp theo. 5.2.2. Phương pháp miêu tả Phương pháp này được chúng tôi áp dụng với các thủ pháp bên trong như: thủ pháp phân loại và hệ thống hóa; thủ pháp phân tích thành tố trực tiếp; thủ pháp phân tích nghĩa từ nhằm tìm hiểu những đặc điểm về cấu trúc, ngữ nghĩa và phương thức định danh lớp từ ngữ đang xét. 5.2.3. Phương pháp so sánh - đối chiếu Phương pháp này được chúng tôi sử dụng trong những trường hợp cần có sự so sánh - đối chiếu giữa vấn đề đang xem xét với những vấn đề tương ứng trong những ngôn ngữ khác như tiếng Việt, tiếng Nùng… 6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của đề tài 6.1. Ý nghĩa lí luận Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần đóng góp về mặt lí luận cho cách thức xác lập và tiến hành nghiên cứu một lớp từ vựng cụ thể của một ngôn ngữ. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn - Góp phần cho việc giữ gìn, bảo tồn lớp từ vựng thuộc một nghề truyền thống cổ truyền của đồng bào dân tộc thiểu số ở miền núi Phía Bắc - Nghề múa rồi cạn ở Định Hóa, Thái Nguyên. - Danh sách lớp từ ngữ múa rồi cạn ở Định Hóa, Thái Nguyên (được thu thập 6
  15. theo hướng bách khoa) có thể làm tư liệu cho việc biên soạn Bách khoa thư nghề truyền thống các dân tộc Việt Nam hoặc Từ điển từ nghề nghiệp nói riêng. - Làm tài liệu cho việc học tập, giảng dạy bộ môn múa rối cạn trong các trường nghệ thuật nói riêng và giảng dạy tiếng Tày nói chung. - Thông qua nội dung nghiên cứu của luận văn giúp cho nghệ nhân nghề múa rối, người dân huyện Định Hóa và cộng đồng có cái nhìn sâu sắc và toàn diện hơn về một nghề - một hoạt động nghệ thuật đặc sắc của người Tày tại Định Hóa nói riêng và cộng đồng người Việt nói chung. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn dự kiến gồm 3 chương: - Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn - Chương 2: Đặc điểm cấu tạo, ngữ nghĩa và phương thức định danh trong múa rối cạn của người Tày ở Định Hóa, Thái Nguyên - Chương 3: Một số đặc trưng văn hóa tiêu biểu của người Tày qua từ ngữ múa rối cạn ở Định Hóa, Thái Nguyên. 7
  16. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Khái niệm hình vị, từ, ngữ, nghĩa 1.1.1. Hình vị Trong ngôn ngữ học đại cương, hình vị (“morpheme” mooc- phem/ từ tố/ nguyên vị/ hình tố…) và từ tố được coi là những dạng thức cụ thể của hình vị trong những hoàn cảnh nhất dịnh với vai trò cấu tạo nên các đơn vị lớn hơn (từ). Hình vị là một trong những nội dung thu hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Khi tìm hiểu về vấn đề này, chúng tôi nhận thấy có một số quan niệm của các tác giả trên thế giới về hình vị như sau: Quan niệm thứ nhất, coi hình vị là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa của từ. Tiêu biểu cho quan niệm này là phát biểu của Baudouin de Courtnay: “Chuỗi lời nói chia ra câu hay mệnh đề, câu chia ra thực từ, từ chưa ra hình vị. Như vậy, hình vị là bộ phận của từ và là bộ phận có nghĩa nhỏ nhất”. Quan niệm thứ hai, coi hình vị là đơn vị cơ bản của ngôn ngữ. Tiêu biểu cho quan niệm này là phát biểu của L. Bloomfield: “Hình vị là một nhát cắt âm thanh nhỏ nhất có sự tương ứng giữa âm và nghĩa, phân biệt được với nhát cắt khác cũng là hình vị; hình vị là hình thức đơn vị nhỏ nhất có nghĩa”. Theo quan niệm này, hình vị được xem là đơn vị cơ bản của ngôn ngữ và ngôn ngữ gồm ba bậc cơ bản là: âm vị, hình vị và kết cấu. Quan niệm thứ ba, coi hình vị có nội dung rộng hơn cách hiểu của quan niệm thứ nhất nhưng hẹp hơn cách hiểu của quan niệm thứ hai. Theo đó, hình vị là đơn vị có nghĩa nhỏ nhất của ngôn ngữ không được sử dụng độc lập về mặt cú pháp. Những nhà nghiên cứu theo quan điểm này coi từ là đơn vị cơ bản của ngôn ngữ. Đi sâu tìm hiểu các quan niệm về hình vị của các nhà Việt ngữ học, chúng tôi nhận thấy một số tác giả với các quan niệm có tính khuynh hướng như: 8
  17. Tác giả Nguyễn Tài Cẩn trong công trình “Ngữ pháp tiếng Việt: Tiếng - từ ghép - đoản ngữ” đã cho rằng: “Hình vị là đơn vị nhỏ nhất, đơn giản nhất về mặt tổ chức mà lại có giá trị về mặt ngữ pháp” [11]. Như vậy hình vị được coi là tiếng và là đơn vị gốc của ngữ pháp tiếng Việt. Tuy nhiên, tác giả không đồng nhất tiếng là từ mà có sự phân biệt: tiếng độc lập và tiếng không độc lập. Các tiếng độc lập được coi là từ còn các tiếng không độc lập được coi là các hình vị tự do. Như vậy, Nguyễn Tài Cẩn đã lấy tính độc lập/ không độc lập là tiêu chuẩn để phân biệt từ và hình vị. Rất rõ ràng để thấy các lí giải về hình vị tiếng Việt của Nguyễn Tài Cẩn thuộc vào quan niệm thứ hai. Tác giả Cao Xuân Hạo khi bàn về hình vị, một mặt tán đồng quan điểm hình vị trùng với âm tiết của Nguyễn Tài Cẩn, mặt khác ông đi sâu tìm hiểu cách tổ chức tôn tin của các đơn vị mang nghĩa và các quy tắc cú pháp của tiếng Việt. Trong các công trình nghiên cứu của mình, tác giả đã chứng mình: trong tiếng Việt, đơn vị có cương vị ngôn ngữ học của âm vị là tiếng chứ không phải là âm tố như trong các ngôn ngữ Châu Âu. Từ những phân tích cụ thể, tác giả đi đến kết luận: “Trong tiếng Việt, tiếng vừa là âm vị, vừa là hình vị, vừa là từ, và nếu có thể hình dung một ngôn ngữ Âu châu như một cơ chế hoạt động trên ba cái trục chính: âm vị - hình vị và từ, tiếng Việt dường như gộp ba cái trục ấy lại làm một: cái trục hợp nhất ấy là tiếng” [26]. Chính điều này đã tạo ra hiện tượng “một thể ba ngôi” trong tiếng Việt. Tiếp thu các quan điểm đi trước, các tác giả Nguyễn Thiện Giáp, Nguyễn Kim Thản, Đỗ Hữu Châu,… cho rằng: từ mới là đơn vị cơ bản của ngôn ngữ. Nếu quan niệm hình vị là đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ thì từ tiếng Việt trùng với hình vị. Điều này dẫn đến nhận định có thể coi từ tiếng Việt trùng với hình vị và âm tiết. Tuy nhiên, không phải âm tiết nào cũng là hình vị và từ bởi có những âm tiết vô nghĩa và không thể coi là hình vị. Từ việc tìm hiểu các quan niệm trên, chúng tôi nhận thấy có thể coi “hình 9
  18. vị” là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa của ngôn ngữ. Theo đó, hình vị có 2 đặc điểm chính: - Là đơn vị có nghĩa. - Không thể phân chia thành đơn vị có nghĩa nhỏ hơn. 1.1.2. Từ Từ là một khái niệm cơ bản của ngôn ngữ học và đã được các nhà nghiên cứu quan tâm tìm hiểu, nghiên cứu trong suốt quá trình lịch sử của ngôn ngữ học. Nói như F.de. Saussure thì: “… từ là một đơn vị luôn luôn ám ảnh tư tưởng của chúng ta như một cái gì đó trung tâm trong toàn bộ cơ cấu ngữ nghĩa, mặc dù khái niệm này khó định nghĩa” [36]. Có lẽ vì thế mà đến nay đã có hàng trăm định nghĩa về từ đã được đưa ra những chưa có định nghĩa nào thỏa mãn được các nhà nghiên cứu. Nhận định này là hoàn toàn dễ hiểu, bởi vì hiện nay trên thế giới có khoảng hơn 6000 ngôn ngữ đang được sử dụng và ở mỗi ngôn ngữ từ lại được biểu hiện ở những hình thái khác nhau. Để thấy được sự đa dạng trong định nghĩa về từ, chúng tôi dẫn ra một số định nghĩa thường được nhắc đến như sau: F. de Saussure cho rằng: “Từ là một đơn vị luôn luôn ám ảnh tư tưởng của chúng ta như một cái gì đó trung tâm trong toàn bộ cơ cấu ngôn ngữ…” [36, tr.111]. Trong định nghĩa về từ, K. Bukher chú ý đến mặt ngữ âm của từ và cho rằng: “Các từ là kí hiệu âm thanh của một ngôn ngữ được cấu tạo từ các âm vị và có thể tạo thành trường”. Nhìn nhận từ góc độ thuộc tính phổ quát của từ. M.Solnxev nhận định: “a) Từ là đơn vị ngôn ngữ có tính hai mặt: âm và nghĩa; b) Có khả năng độc lập về cú pháp khi sử dụng trong lời” . Theo tác giả, khi nói từ là đơn vị ngôn ngữ là đã có hàm ý phân biệt từ với hình vị, với câu; nói tính hai mặt (âm và nghĩa) là muốn khẳng định tính hoàn chỉnh của từ. Tức là từ có cả hình thái và ngữ nghĩa. Vì vậy, trong lời nói từ có khả năng hoạt động độc lập về cú pháp. Tiếp thu các nghiên cứu của các tác giả trên thế giới, ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu cũng đã dành sự quan tâm cho vấn đề này. Có thể kể đến các tác giả 10
  19. với các nhận định về từ được nhiều người đồng thuận như: Tác giả Nguyễn Thiện Giáp khi nghiên cứu về từ đã so sánh từ của các ngôn ngữ Ấn Âu và từ của tiếng Việt [24, tr.76-77]. Tác giả chỉ ra: 1) Từ tiếng Việt là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa. Trong các ngôn ngữ Ấn Âu, từ có thể là đơn tiết, có thể là đa tiết. Trong Việt ngữ, mỗi từ là một âm tiết, nếu phân tích từ thành những bộ phận nhỏ hơn nữa thì chỉ có thể thu được những âm vô nghĩa. Như vậy, từ của tiếng Việt là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa. Đây là một đặc điểm khác hẳn với các ngôn ngữ Ấn Âu. 2) Từ tiếng Việt có thể có biến thể ngữ âm (ví dụ: lời và nhời, trăng và giăng, nhăn và dăn), biến thể từ vựng - ngữ nghĩa (ví dụ: các ý nghĩa khác nhau của từ ăn…) nhưng không thể có biến thể hình thái học. Dù đứng trong câu hay đứng lẻ một mình, bao giờ chúng cũng giữ nguyên một hình thức. 3) Ý nghĩa từ vựng và ý nghĩa ngữ pháp gắn bó chặt chẽ với nhau ở từ trong tiếng Việt. Vì vậy, ý nghĩa của từ tiếng Việt thường có tính chất trừu tượng, khái quát. Chỉ khi kết hợp với các từ khác ý nghĩa của nó mới được cụ thể hóa. Từ những phân tích trên, tác giả tác giả Nguyễn Thiện Giáp trong công đưa ra định nghĩa về từ như sau: “Từ của tiếng Việt là một chỉnh thể nhỏ nhất có ý nghĩa dùng để tạo câu nói; nó có hình thức của một ấm tiết, một khối viết liền” [24, tr.61]. Các tác giả Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến trong công trình nghiên cứu“Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt” nhận định: “Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa của ngôn ngữ, được vận dụng độc lập, tái hiện tự do trong lời nói để xây dựng nên câu” [17, tr. 136]. Khi nghiên cứu đối tượng là từ, tác giả Đỗ Hữu Châu đưa ra định nghĩa về từ như: “Từ tiếng Việt là một hoặc một số âm tiết cố định, bất biến, mang những đặc điểm ngữ pháp nhất định, nằm trong những kiểu cấu tạo nhất định, tất cả ứng với một kiểu ý nghĩa nhất định, lớn nhất trong tiếng Việt và nhỏ nhất trong cấu tạo câu [12, tr.16]. Đây được coi là định nghĩa về từ được nhiều nhiều chấp 11
  20. nhận nhất bởi: định nghĩa này đã chỉ ra được những đặc điểm khái quát cơ bản nhất của từ như sau: 1) Từ là đơn vị hoàn chỉnh có cả hình thức (vỏ âm thanh) và nghĩa. 2) Từ có khả năng hoạt động độc lập và tạo ra câu trong lời nói. Trong phạm vi luận văn, chúng tôi sử dụng quan niệm của Đỗ Hữu Châu để nghiên cứu từ ngữ trong múa rối cạn của người Tày ở Định Hóa, Thái Nguyên. Xét về mặt cấu tạo, từ tiếng Việt được chia thành: từ đơn, từ ghép và từ láy. Từ đơn là “từ chỉ chứa một từ tố”[6, tr.40]. Các từ đơn như: nhà, bàn, lớp, lúa, ngô, chạy, nhảy, cười, khóc, vui, buồn,… Từ ghép là “Từ chứa hai (hoặc hơn hai) từ tố và trong đó nhìn chung không có hiện tượng “hòa phối ngữ âm tạo nghĩa” [6, tr. 43]. Căn cứ theo cấu tạo, từ ghép chia thành: từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ. Từ ghép đẳng lập là từ ghép mà “quan hệ ngữ pháp giữa các từ tố trong nó là quan hệ bình đẳng; ý nghĩa ngữ pháp do cơ chế ghép đẳng lập tạo ra nó là ý nghĩa tổng hợp, ý nghĩa chỉ loại sự vật, đặc trưng (hành động, trạng thái, tính chất, quan hệ) chung” [6, tr. 43]. Ví dụ: điện nước, xăng dầu, sống chết, nghe nhìn, tốt đẹp, núi non, tìm kiếm,… Từ ghép chính phụ là từ ghép mà “quan hệ ngữ pháp giữa các từ tố trong nó là quan hệ bất bình đẳng; kiểu ý nghĩa của từ ghép chính phụ là kiểu ý nghĩa không tổng hợp và khi cần cụ thể hóa thì có thể phân biệt trong đó ý nghĩa dị biệt và ý nghĩa sắc thái hóa” [6, tr.47]. Ví dụ: xe đạp, dưa hấu, ngủ gật, vui miệng, nhiệt kế, xã viên, dưa bở, làm việc, cốt bông, xã tít, sung mọng,… Từ láy là “từ phức được tạo ra bằng phương thức láy âm có tác dụng tạo nghĩa” [6, tr. 51]. Ví dụ: đu đủ, đo đỏ, đèm đẹp, người người, đâu đâu, lơ thơ, khấn khứa, ấp úng, kề cà,… Các phương thức cấu tạo từ: Khi bàn về phương thức cấu tạo từ, các tác giả Hoàng Văn Hành, Hà Quang Năng, Nguyễn Văn Khang nhận định: “Cấu tạo 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2