intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp: Nâng cao hiệu quả công tác an toàn vệ sinh lao động của Công ty Trách nhiệm hữu hạn HZO Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:104

21
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn "Nâng cao hiệu quả công tác an toàn vệ sinh lao động của Công ty Trách nhiệm hữu hạn HZO Việt Nam" nhằm cải thiện công tác quản lý an toàn vệ sinh lao động, nhằm cải thiện điều kiện làm việc, bảo vệ sức khỏe người lao động, ngăn ngừa tai nạn lao động tại công ty TNHH HZO Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp: Nâng cao hiệu quả công tác an toàn vệ sinh lao động của Công ty Trách nhiệm hữu hạn HZO Việt Nam

  1. TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN LÊ DIÊN HÒA NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN HZO VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP Mã số: 8340417 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VŨ VĂN THÚ HÀ NỘI, NĂM 2022
  2. LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan Luận văn thạc sĩ “Nâng cao hiệu quả công tác an toàn, vệ sinh lao động của Công ty trách nhiệm hữu hạn HZO Việt Nam” là công trình nghiên cứu độc lập do tác giả thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Vũ Văn Thú. Luận văn chưa được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào. Các số liệu, nội dung được trình bày trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, hợp lệ và đảm bảo tuân thủ các quy định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Tác giả xin chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung của luận văn thạc sĩ. Tác giả luận văn Lê Diên Hoà
  3. LỜI CẢM ƠN Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc em xin trân trọng cảm ơn: Ban giám hiệu cùng toàn thể các thầy, cô giáo Trường Đại học Công đoàn đã tận tình giảng dạy, tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập và rèn luyện tại trường. Em xin cảm ơn lãnh đạo cùng các thầy cô giáo khoa Sau đại học và khoa An toàn lao động và sức khoẻ nghề nghiệp đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình học tập, thực tập và làm luận văn tốt nghiệp. Em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: Thầy giáo TS. Vũ Văn Thú đã cho em ý tưởng làm luận văn và thầy đã luôn tận tình hướng dẫn, động viên em trong suốt quá trình hoàn thành luận văn. Em xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới: Lãnh đạo công ty TNHH HZO Việt Nam. Cùng toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ em trong suốt thời gian tìm hiểu và hoàn thành luận văn tại Công ty. Trân trọng!
  4. MỤC LỤC Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục bảng, hình, sơ đồ MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 1 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 3 3. Mục đích và Nội dung nghiên cứu ................................................................. 3 4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 3 5. Kết cấu của luận văn....................................................................................... 6 Chƣơng 1. TỔNG QUAN .................................................................................. 8 1.1. Một số khái niệm ....................................................................................... 8 1.1.1. An toàn, vệ sinh lao động ......................................................................... 8 1.1.2. Điều kiện lao động.................................................................................... 8 1.1.3. Các yếu tố nguy hiểm và có hại................................................................ 8 1.1.4. Tai nạn lao động ....................................................................................... 8 1.1.5. Bệnh nghề nghiệp ..................................................................................... 9 1.1.6. Quản lý an toàn vệ sinh lao động ............................................................. 9 1.2. Lý thuyết về hệ thống quản lý an toàn - vệ sinh lao động .................... 10 1.2.1. Chính sách và mục tiêu ........................................................................... 11 1.2.2. Tổ chức ................................................................................................... 11 1.2.3. Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện ......................................................... 12 1.2.4. Đánh giá.................................................................................................. 15 1.2.5. Các hoạt động nhằm hoàn thiện hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động .................................................................................................................. 18 1.3. Một số hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động trên thế giới .......... 19 1.3.1. Hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động của ILO .............................. 19
  5. 1.3.2. Hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động tại Nhật Bản ....................... 20 1.3.3. Hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động tại Malaysia ........................ 21 1.3.4. Hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động tại Tại Anh ......................... 22 1.4. Hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động tại Việt Nam ..................... 24 1.5. Một số nghiên cứu trong nƣớc c liên quan tới đề tài .......................... 28 Tiểu kết chƣơng 1 ........................................................................................... 30 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN HZO VIỆT NAM ............ 31 2.1. Giới thiệu về công ty Trách nhiệm hữu hạn HZO Việt Nam .............. 31 2.2. Về tổ chức bộ máy thực hiện công tác an toàn vệ sinh lao động ......... 31 2.3. Quy trình sản xuất ................................................................................... 32 2.4. Thực trạng công tác an toàn vệ sinh lao động tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn HZO Việt Nam ..................................................................... 32 2.4.1. Hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn HZO Việt Nam .......................................................................................... 33 2.4.2. Chính sách HSE ...................................................................................... 34 2.4.3. Bộ máy tổ chức và trách nhiệm HSE ..................................................... 39 2.4.4. Kế hoạch an toàn vệ sinh lao động ......................................................... 45 Tiểu kết chƣơng 2 ........................................................................................... 58 Chƣơng 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN HZO VIỆT NAM ..................................................................................... 59 3.1. Quy trình đánh giá rủi ro ....................................................................... 59 3.2. Kế hoạch an toàn vệ sinh lao động ......................................................... 66 3.2.1. Quy định về quản lý các công việc nghiêm ngặt .................................... 66 3.2.2. Quy định quản lý 5s (An toàn cho người làm việc và tham gia giao thông) ................................................................................................................ 76 3.2.3. Đánh giá tuân thủ an toàn vệ sinh lao động và môi trường .................... 83 3.2.4. Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động...................................................... 83
  6. 3.2.5. Tự kiểm tra công tác thực hiện an toàn vệ sinh lao động ....................... 84 3.2.6. Diễn tập ứng phó sự cố khẩn cấp ........................................................... 84 3.2.7. Tuyên truyền ........................................................................................... 84 3.2.8. Tiến hành đánh giá nội bộ ...................................................................... 84 3.3. Các chƣơng trình hành động .................................................................. 85 3.3.1. Đánh giá rủi ro ........................................................................................ 85 3.3.2. Kiểm soát các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động .................................................................................................................. 85 3.3.3. Quản lý 5S trong nhà máy ...................................................................... 85 3.3.4. Các chương trình an toàn ........................................................................ 86 3.3.5. Đánh giá hiệu quả ................................................................................... 89 Tiểu kết chƣơng 3 ........................................................................................... 91 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .................................................................... 92 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................... 93
  7. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ATSKMT : An toàn – Sức khỏe – Môi trường ATVSLĐ : An toàn – Vệ sinh lao đông BBS Behavior Based Safety – Hành vi an toàn BNN : Bệnh nghề nghiệp JISHA : Japan Industrial Safety and Health Association - Hiệp hội An toàn và Sức khỏe Công nghiệp Nhật Bản HTATVSLĐ : Hệ thống quản lý an toàn – vệ sinh lao động HSE : Health – Safety – Environment- An toàn – Sức khỏe – Môi trường ILO : International Labour Organization – Tổ chức Lao động Quốc tế LĐTBXH : Lao động – Thương binh và Xã hội MS : Management Systems – Hệ thống quản lý NSDLĐ : Người sử dụng lao động NLĐ : Người lao động OSHMS : Occupational Safety and Health Management Systems – Hệ thống quản lý an toàn - vệ sinh lao động OSH : Occupational Safety and Health – An toàn – vệ sinh lao động
  8. DANH MỤC BẢNG, BIỂU Bảng Bảng 3.1. Khả năng xảy ra sự cố - Probability (P) ............................................ 62 Bảng 3.2. Hậu quả - Consequences (C) ............................................................. 62 Bảng 3.3. Ma trận phân loại mức độ rủi ro........................................................ 63 Bảng 3.4. Kế hoạch hành động .......................................................................... 64 Biểu đồ Biểu đồ 2.1. Kết quả khảo sát về xây dựng chính sách và mục tiêu an toàn vệ sinh lao động...................................................................................... 37 Biểu đồ 2.2. Kết quả khảo sát về cam kết của lãnh đạo trong an toàn vệ sinh lao động ............................................................................................. 38 Biểu đồ 2.3. Kết quả khảo sát về tổ chức bộ máy thực hiện công tác an toàn vệ sinh lao động ................................................................................. 42 Biểu đồ 2.4. Kết quả khảo sát về tần suất tham gia các buổi họp an toàn ......... 50 Biểu đồ 2.5. Kết quả khảo sát về huấn luyện an toàn vệ sinh lao động ............ 51 Biểu đồ 2.6. Kết quả khảo sát về thực hiện giấy phép làm việc ........................ 53
  9. DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Nội dung chính của hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động theo ILO – OSH 2001 ............................................................................... 10 Hình 1.2. Mô hình hệ thống ILO-OSH 2001’’ .................................................. 20 Hình 1.3. Mô hình hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động của MS 1722:2011 .......................................................................................... 21 Hình 1.4. Mô hình hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động của HSG 65 ..... 22 Hình 1.5. Mô hình hệ thống an toàn vệ sinh lao động của ISO 45001:2018 .... 24 Hình 1.6. Sơ đồ hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động ở Việt Nam .......... 26 Hình 2.1. Quá trình thành lập ............................................................................ 31 Hình 2.2. Sơ đồ thực hiện công tác an toàn vệ sinh lao động ........................... 31 Hình 2.3. Quy trình sản xuất ............................................................................. 32 Hình 2.4. Các thành phần xây dựng hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động33 Hình 3.1. Thứ tự ưu tiên các biện pháp kiểm soát rủi ro ................................... 64 Hình 3.2. Nguyên lý Domino Heinrich ............................................................. 87 Hình 3.3. Tỉ lệ phát sinh tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp Heinrich ............. 87 Hình 3.4. Phiếu đánh giá hành vi an toàn .......................................................... 88
  10. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tình hình thế giới đã bị ảnh hưởng nặng nề do đại dịch covid 19 từ những năm 2019. Covid 19 đã gây ra sự đình trệ về phát triển xã hội, các hậu quả khó lường đối với con người và sức khỏe con người và ảnh hưởng sâu sắc đến kinh tế, văn hóa, xã hội. Việt nam cũng là những nước bị ảnh hưởng lớn về con người và kinh tế - xã hội bởi đại dịch covid 19. Đến những năm 2022 với quyết tâm phục hồi và phát triển kinh tế, tạo đà để hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2021-2025 đề ra, ngày 08/01/2022 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội dự toán ngân sách nhà nước năm 2022; ngày 30/01/2022 ban hành Nghị quyết 11/NQ-CP về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình. Triển khai thực hiện các Nghị quyết trên, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành, địa phương đã nỗ lực, quyết liệt triển khai các nhiệm vụ, giải pháp trong Nghị quyết, từ đó tạo được sự tin tưởng, ủng hộ của Nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp. Dịch Covid-19 được kiểm soát, hoạt động sản xuất kinh doanh đã trở lại trạng thái bình thường như trước khi xảy ra dịch Covid-19. Chỉ số sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm 2022 tăng 8,7% so với cùng kỳ năm trước (quý I tăng 6,8%; quý II tăng 10,8%). Nhiều ngành công nghiệp trọng điểm tăng trưởng cao so cùng kỳ năm trước như: Sản xuất trang phục tăng 23,3%; sản xuất thiết bị điện tăng 22,2%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 17,5%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 13,1%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) tăng 11,4%; khai thác quặng kim loại, sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học cùng tăng 11,2% (Tổng cục Thống kê).
  11. 2 Cùng với sự phục hồi nhanh chóng của nền kinh tế nói chung và ngành điện tử nói riêng, nhưng tác giả cũng nhận thấy những tác động, hệ lụy của sự phát triển như các vấn đề xă hội, ô nhiễm, giao thông, tai nạn ... Sau những năm gặp khó khăn trong công việc kinh doanh sản xuất thời kỳ Covid19 thì năm 2021 công ty TNHH HZO Việt Nam đã có những quyết định mang tính chất đột phá. Nâng cao năng lực sản xuất và mở rộng quy mô sản xuất nhằm đáp ứng các nhu cầu của thị trường trong tương lai, để làm được điều này đội ngũ nhân sự của công ty đã phải làm việc tích cực và quyết tâm hơn rất nhiều. Việc mở rộng sản xuất cũng gặp rất nhiều khó khăn trong việc duy trì chất lượng, nâng cao năng lực sản xuất, đảm bảo an toàn. Các vấn đề đều được quản lý quan tâm và triển khai toàn diện, tuy nhiên việc nâng cao và mở rộng quy mô sản xuất cũng gây ra rất nhiều bất cập trong công tác HSE. Việc mở rộng quá nhanh dẫn đến sự thay đổi về thiết bị sản xuất cũng như mặt bằng nhà xưởng nên vấn đề quản lý nhà thầu và công tác 5S chưa thực sự phù hợp, Việc vừa sản xuất – lắp đặt – nâng cao năng suất cùng một thời điểm làm gia tăng rủi ro tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Ứng dụng các lý thuyết về hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động cũng như căn cứ vào thực tế sản xuất kinh doanh của công ty TNHH HZO Việt nam. Nhằm giảm thiểu tai nạn lao động và nâng cao sức khỏe người lao động. Tác giả đã chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả công tác an toàn vệ sinh lao động của Công ty trách nhiệm hữu hạn HZO Việt Nam” làm luận văn thạc sĩ ngành Quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp. Đề tài tập trung nghiên cứu hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về công tác quản lý an toàn vệ sinh lao động trong sản xuất, đồng thời nghiên cứu đánh giá thực trạng công tác an toàn – vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp sản xuất nói chung và tại nhà máy công ty TNHH HZO nói riêng. Từ đó đề
  12. 3 xuất giải pháp nâng cao công tác An toàn – vệ sinh lao động nhằm đảm bảo cải thiện điều kiện làm việc, phòng tránh tai nạn lao động và phù hợp với các yêu cầu đòi hỏi trong quá trình hội nhập quốc tế. 2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu - Công tác quản lý an toàn – vệ sinh lao động tại công ty TNHH HZO Việt Nam. - Tài liệu, văn bản có liên quan đối với hệ thống quản lý an toàn của Việt Nam và thế giới. - Các nhân viên an toàn, công nhân công ty TNHH HZO Việt Nam. 2.2. Phạm vi nghiên cứu Nhà máy TNHH HZO Việt Nam. 3. Mục đích và Nội dung nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Cải thiện công tác quản lý an toàn vệ sinh lao động, nhằm cải thiện điều kiện làm việc, bảo vệ sức khỏe người lao động, ngăn ngừa tai nạn lao động tại công ty TNHH HZO Việt Nam. 3.2. Nội dung nghiên cứu - Hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động trong và ngoài nước. - Thực trạng công tác quản lý an toàn vệ sinh lao động tại công ty TNHH HZO Việt Nam. - Giải pháp cải thiện công tác quản lý an toàn – vệ sinh lao động tại công ty TNHH HZO Việt Nam. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Sử dụng phương pháp nghiên cứu cắt ngang mô tả với các kỹ thuật sau: 4.1. Hồi cứu các văn bản, các báo cáo, tài liệu - Nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật về ATVSLĐ trong sản xuất, bao gồm: Bộ luật lao động, Luật bảo vệ môi trường, Luật phòng cháy…
  13. 4 và các nghị định, Luật an toàn và vệ sinh lao động, thông tư, chỉ thị, quyết định, quy chuẩn kỹ thuật có liên quan. - Nghiên cứu và tham khảo tài liệu của một số nước về công tác quản lý ATVSLĐ. Học tập những điểm phù hợp, những điểm mạnh để đề xuất hoàn thiện công tác quản lý ATVSLĐ trong công ty TNHH HZO Việt Nam. - Tập hợp các báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, của các doanh nghiệp cùng ngành trong công tác ATVSLĐ và TNLĐ. TNLĐ được phân tích theo thời gian, theo nguyên nhân: trơn trượt ngã, kẹp kéo cán, rơi đổ sập, chập cháy nổ.., theo tuổi đời và tuổi nghề và trình độ nhận thức của NLĐ. - Kiểm tra văn bản, báo cáo, tài liệu của công ty để thu thập thông tin về quản lý ATVSLĐ: Xây dựng chính sách QLATVSLĐ; Xây dựng kế hoạch QLATVSLĐ; Thực hiện kế hoạch QLATVSLĐ; Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện QLATVSLĐ; Xem xét của lãnh đạo về QLATVSLĐ. 4.2. Khảo sát, đánh giá - Quan sát và đánh giá thực trạng về cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ cho công tác ATVSLĐ bằng bảng kiểm, bao gồm: Rào ngăn, biển báo, phương tiện phòng cháy chữa cháy, thiết bị thu chống sét, cơ cấu bao che an toàn, máy thiết bị nâng, vận chuyển, thiết bị chịu áp lực, nội quy, quy trình vận hành, biện pháp an toàn khi làm việc, công trình vệ sinh, khu nghỉ ngơi, phương tiện sơ, cấp cứu, phương tiện bảo vệ cá nhân. - Đánh giá cơ sở vật chất và trang thiết bị ở 3 mức độ: Mức độ “Tốt” khi có đủ số lượng theo quy định và đảm bảo chất lượng; mức độ “Chưa tốt” khi thiếu số lượng hoặc đủ số lượng nhưng không đảm bảo chất lượng; và mức độ “không thực hiện” khi không có bằng chứng thực hiện. - Việc quan sát và đánh giá được học viên kết hợp với nhân viên an toàn của công ty TNHH HZO Việt Nam.
  14. 5 4.3. Điều tra xã hội học - Nhằm đánh giá thực trạng QLATVSLĐ tại công ty TNHH HZO Việt Nam, tác giả đã tiến hành nghiên cứu hồ sơ tài liệu, nghiên cứu hiện trường và điều tra bằng bảng hỏi. Các bảng hỏi được tập trung vào đội ngũ quản lý, an toàn nhằm thu thập những ý kiến của tầng lớp người sử dụng lao động để có cái nhìn thực tế về công tác quản lý ATVSLĐ đang được tổ chức và thực hiện trong nhà máy. - Sử dụng bảng hỏi để phỏng vấn nhằm thu thập thông tin và đánh giá sự quan tâm, tuân thủ quy định về ATVSLĐ của người lao động. - Với các tổ sản xuất, phòng ban: Phỏng vấn 03 người đại diện trong ban lãnh đạo của mỗi phòng ban. Trong thời gian điều tra, có 18 tổ sản xuất, phòng ban dự kiến sẽ phỏng vấn 50 người. - Nội dung phỏng vấn gồm: tuổi, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, trình độ quản lý ATVSLĐ, sự quan tâm đến công tác ATVSLĐ, công tác tổ chức, quản lý về ATVSLĐ (chuẩn bị y tế; trang bị phương tiện, kiến thức về ATVSLĐ cho NLĐ), việc thực hiện chế độ, chính sách cho NLĐ (khám sức khỏe, bồi dưỡng hiện vật, bồi thường, trợ cấp TNLĐ…), các phương tiện hỗ trợ an toàn cho người lao động. - Với người lao động: Số người lao động tại thời điểm điều tra theo thống kê là hơn 800 người. Để kết quả phỏng vấn đại diện cho số người lao động này, cần chọn số người cho phỏng vấn và áp dụng công thức tính như sau: pq n = Z2 (1-α/2) d2 - Trong đó: n: là số người lao động cần phỏng vấn Z: là mức ý nghĩa thống kê mong muốn (với độ tin cậy 95% thì Z=1,96) p: tỷ lệ ước lượng số NLĐ tuân thủ ATVSLĐ q=1-p
  15. 6 d: sai số cho phép, lấy bằng 0,1 - Theo công thức trên, tính được số người lao động cần phỏng vấn là 100 người. - Trong tổng số người lao động, tác giả chọn ngẫu nhiên 120 người để phỏng vấn (khoảng 15% tổng số người lao động). Tại mỗi tổ sản xuất, hoặc phòng ban, lấy 15% số người lao động để tham gia phỏng vấn, tính khoảng cách mẫu và chọn mẫu ngẫu nhiên theo danh sách người lao động. Ví dụ, Tổ sản xuất, phòng ban có 50 lao động thì cần phỏng vấn 50 x 15% = 8 người (làm tròn lên từ 7,5). Khoảng cách mẫu là 50/8 = 6 và chọn từ danh sách của tổ sản xuất, phòng ban những người có số thứ tự là 1, 7, 13, 19, 25… - Nội dung phỏng vấn: Tuổi, trình độ học vấn, chuyên môn được đào tạo, lý do làm nghề, thời gian làm việc, sự quan tâm đến công tác ATVSLĐ, các khóa đào tạo hoặc tập huấn về ATVSLĐ, việc tuân thủ quy định ATVSLĐ, các quyền lợi mà người lao động được hưởng (khám sức khỏe, bồi dưỡng hiện vật…) - Tuổi đời của người lao động được phân chia thành 4 nhóm để đồng nhất với quy định của Bộ LĐTBXH yêu cầu các địa phương báo cáo hàng năm, đó là: dưới 20 tuổi; từ 20-25 tuổi; từ 25-40 tuổi; và trên 40 tuổi. - Tuổi nghề của người lao động được chia thành 4 nhóm theo thời gian ký hợp đồng lao động là: dưới 3 tháng; từ 3 tháng đến 1 năm; từ 1-3 năm và trên 3 năm. 4.4. Xử lý số liệu - Thông tin thu thập được xử lý theo phương pháp thống kê đơn giản và biểu diễn dưới dạng tần số, tỷ lệ %. Kết quả được trình bày trong các bảng và biểu đồ. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia thành ba chương:
  16. 7 Chương 1: Tổng quan Chương 2: Thực trạng công tác quản lý an toàn vệ sinh lao động tại Công ty trách nhiệm hữu hạn HZO Việt Nam Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác an toàn, vệ sinh lao động của Công ty trách nhiệm hữu hạn HZO Việt Nam
  17. 8 Chƣơng 1 TỔNG QUAN 1.1. Một số khái niệm 1.1.1. An toàn, vệ sinh lao động - An toàn lao động: là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao động. - Vệ sinh lao động: là giải pháp phòng, chống tác động của yếu tố có hại gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe cho con người trong quá trình lao động. 1.1.2. Điều kiện lao động Điều kiện lao động: là tổng thể các mặt về kinh tế, tự nhiên, xã hội, kỹ thuật được thể hiện thông qua các phương tiện lao động, đối tượng lao động, quy trình công nghệ, môi truờng lao động và sự sắp xếp, lựa chọn chúng trong không gian và thời gian. 1.1.3. Các yếu tố nguy hiểm và có hại Yếu tố nguy hiểm là yếu tố gây mất an toàn, làm tổn thương hoặc gây tử vong cho con người trong quá trình lao động. Yếu tố có hại là yếu tố gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe con người trong quá trình lao động. - Các yếu tố nguy hiểm và có hại phát sinh trong sản xuất rất đa dạng chúng thường nằm ở dạng tiềm ẩn. Tác giả sẽ phân loai theo TCVN 2288: 1978: + Nhóm các yếu tố nguy hiểm và có hại trong sản xuất về lí học + Nhóm các yếu tố nguy hiểm và có hại trong sản xuất về hoá học + Nhóm các yếu tố nguy hiểm và có hại trong sản xuất vế sinh vật học + Nhóm các yếu tố sản xuất nguy biểm và có hại tâm sinh lý. 1.1.4. Tai nạn lao động Tai nạn lao động: là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.
  18. 9 Phân loại tai nạn lao động: Tai nạn lao động làm chết người lao động, Tai nạn lao động làm người lao động bị thương nặng, Tai nạn lao động làm người lao động bị thương nhẹ. Để quản lý và thống kế và kiểm soát tác giả cần đánh giá tình hình TNLĐ, tác giả sử dụng "hệ số tần suất TNLĐ K'' n 1000 K N n: Số TNLĐ. N: Tổng số NLĐ Tần xuất K tính trên số vụ TNLĐ/giờ làm việc tùy theo mục đích nghiên cứu. 1.1.5. Bệnh nghề nghiệp Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động. Tổng cộng đến nay đã có 34 BNN được hưởng bảo hiểm xã hội ở nước ta. 1.1.6. Quản lý an toàn vệ sinh lao động Quản lý ATVSLĐ là tổng hòa các tri thức về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn: Xác suất thống kê, Kinh tế học, Tâm lý học, Xã hội học v.v... là một hệ thống các phương pháp đòi hỏi sự thấu hiểu, nhanh nhạy, và quyết tâm, tinh tế để mang đến môi trường lao động tốt nhất cho người lao động. Một cách khái quát: Quản lý ATVSLĐ là việc phối hợp các phương pháp nhằm tác động lên môi trường lao động và người lao động hướng đến mục tiêu bảo đảm an toàn và sức khỏe cho người lao động, tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả. Quản lý ATVSLĐ hướng đến các mục tiêu cụ thể: - Đối với người lao động: được làm việc trong môi trường an toàn, bình đẳng, đầy đủ phúc lợi và tiện nghi. Nâng cao năng xuất lao động, nâng cao chất lượng sống mang lại lợi ích cho doanh nghiệp cho nhà nước và cho cả xã hội.
  19. 10 - Đối với các yếu tố nguy hiểm có hại trong sản xuất: được quản lý và kiểm soát nhằm giảm thiểu tối đa các tổn thương đối với người lao động và môi trường. 1.2. Lý thuyết về hệ thống quản lý an toàn - vệ sinh lao động Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2016 đã hỗ trợ và hướng dẫn cho các doanh nghiệp rất nhiều trong việc thực hiện công tác an toàn vệ sinh lao động trong đó đã nêu rõ quyền và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động. Với các quy định người sử dụng lao động phải chịu trách nhiệm chính về công tác an toàn vệ sinh lao động tại cơ sở, người sử dụng lao động phải có các giải pháp cụ thể để quản lý và thực hiện các yêu về công tác an toàn - vệ sinh lao động tại cơ sở. Để công tác an toàn - vệ sinh lao động của cơ sở hoạt động có hiệu quả cần thiết lập một Hệ thống quản lý an toàn - vệ sinh lao động với các nội dung như: chính sách, mục tiêu, tổ chức bộ máy, xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch, đánh giá hiệu quả. Hình 1.1. Nội dung chính của hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động theo ILO – OSH 2001 Nguồn:[24]
  20. 11 1.2.1. Chính sách và mục tiêu Chính sách an toàn - vệ sinh lao động - Dựa vào quy mô, tính chất và ngành nghề hoạt động của cơ sở để xây dựng và với tiêu chí như: Tập trung, xúc tích và hướng đến các vấn đề an toàn vệ sinh lao động, được xác nhận của người sử dụng lao động hoặc người chịu trách nhiệm chính tại cơ sở, và được phổ biến cho rộng rãi tới mọi người trong nội bộ và khách hàng, niêm yết tại nơi làm việc. - Hàng năm phải đánh giá lại để từ đó tìm ra các điểm phù hợp không phù hợp từ đó tiến hành cải tiến liên tục. Chính sách được coi như đường hướng để triển khai công tác an toàn vệ sinh lao động trong cơ sở. Nguyên tắc – Mục tiêu - Việc xây dưng hệ thống quản lý an toàn phải thể hiện rõ các cam kết của quản lý về công tác an toàn vệ sinh lao động đối với người lao động. Việc tuân thủ pháp luật của nhà nước về an toàn - vệ sinh lao động và các yêu cầu các bên liên quan là các điểm mấu chốt và dựa vào đó để đưa ra các kế hoạch hành động cụ thể. - Đảm bảo tính minh bạch, bình đẳng và khuyến khích người lao động và đại diện của người lao động tham gia tích cực vào các hoạt động của hệ thống quản lý an toàn - vệ sinh lao động, liên tục cải tiến nhằm hoàn thiện hệ thống quản lý an toàn - vệ sinh lao động và được xây dựng dựa trên các nguyên tác quy định chung của cơ sở và có tính thực tiễn cao. 1.2.2. Tổ chức - Người sử dụng lao động phải: Tổ chức bộ máy và phân công rõ nghĩa vụ, quyền hạn của tất cả người lao động với nguyên tắc: An toàn - vệ sinh lao động là nghĩa vụ của tất cả người lao động, Phải làm rõ và phổ biến tới người lao động về nghĩa vụ và quyền hạn của bộ máy quản lý, triển khai, giám sát công tác an toàn vệ sinh lao động. Bộ máy hoạt động hiệu quả và phải có các giải pháp nhằm giảm thiểu các yếu tố nguy hiểm có nhằm đảm bảo an toàn- vệ sinh lao động cho người lao động.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2