Luận văn Thạc sĩ Quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp: Nghiên cứu hệ thống xử lý bụi tại Công ty Thuốc lá Thăng Long
lượt xem 7
download
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn "Nghiên cứu hệ thống xử lý bụi tại Công ty Thuốc lá Thăng Long" nhằm tìm hiểu các phương pháp xử lý bụi và kinh nghiệm xử lý bụi trong một số nhà máy thuốc lá trong và ngoài nước; đánh giá thực trạng môi trường, điều kiện làm việc và thực trạng quản lý công tác xử lý bụi tại Công ty Thuốc lá Thăng Long; đề xuất được một số giải pháp nâng cao hiệu quả của hệ thống xử lý bụi trong nhà máy Thuốc lá Thăng long nhằm giảm thiểu các bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp: Nghiên cứu hệ thống xử lý bụi tại Công ty Thuốc lá Thăng Long
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN MA THẾ DUYỆT NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG XỬ LÝ BỤI TẠI CÔNG TY THUỐC LÁ THĂNG LONG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP Mã số: 834 04 17 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. LÊ VÂN TRÌNH HÀ NỘI, NĂM 2022
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ “Nghiên cứu hệ thống xử lý bụi tại Công ty Thuốc lá Thăng Long” là công trình nghiên cứu độc lập do tác giả thực hiện dưới sự hướng dẫn của GS.TS. Lê Vân Trình. Luận văn chưa được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào. Các số liệu, nội dung được trình bày trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, hợp lệ và đảm bảo tuân thủ các quy định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Tôi xin chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung của luận văn thạc sĩ. Tác giả luận văn Ma Thế Duyệt
- LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian tiến hành triển khai nghiên cứu, em cũng đã hoàn thành nội dung của bài luận văn: “Nghiên cứu hệ thống xử lý bụi tại Công ty Thuốc lá Thăng Long”. Luận văn được hoàn thành không chỉ là của riêng em mà còn là sự giúp đỡ, hỗ trợ tích cực của nhiều cá nhân và tập thể. Trong đó, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến GS.TS. Lê Vân Trình. Thầy đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn cho em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn thạc sĩ. Thầy đã dành cho em nhiều thời gian, tâm sức, cho em nhiều ý kiến, giúp luận văn của em hoàn thiện nhiều hơn về mặt nội dung và hình thức. Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến khoa Sau đại học – Trường Đại học Công đoàn, Ban Giám hiệu đã tạo điều kiện thuận lợi và nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn của mình. Em cũng xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc và các anh chị của Công ty Thuốc lá Thăng Long đã hỗ trợ và chia sẻ những tài liệu quý báu, thông tin để em có những cơ sở dữ liệu hoàn thành luận văn thạc sĩ của mình. Do còn hạn chế về mặt kinh nghiệm, và thời gian tìm hiểu thực hiện, luận văn chắc chắn còn điểm thiếu sót. Em rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của thẩy cô để cải thiện và có cái nhìn sâu sắc hơn. Em xin chân thành cảm ơn.
- MỤC LỤC Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục bảng, hình, sơ đồ MỞ ĐẦU.............................................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................ 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................... 2 4. Nội dung nghiên cứu ....................................................................................... 3 5. Phương pháp nghiên cứu................................................................................. 3 6. Đóng góp của đề tài nghiên cứu...................................................................... 3 7. Kết cấu của luận văn ....................................................................................... 3 Chương 1. TỔNG QUAN VỀ BỤI THUỐC LÁ VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ BỤI .......................................................................................................... 4 1.1. Đặc tính cơ lý của bụi thuốc lá .................................................................. 4 1.2. Các ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe của bụi thuốc lá .................. 9 1.2.1. Ảnh hưởng của bụi thuốc lá đến môi trường ............................................ 9 1.2.2. Ảnh hưởng của bụi thuốc lá đến sức khỏe con người............................. 11 1.2.3. Ảnh hưởng của bụi thuốc lá đến chất lượng thuốc lá thành phẩm ............... 15 1.3. Một số nghiên cứu về ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động của bụi thuốc lá trong các nhà máy sản xuất thuốc lá........................................ 16 1.4. Một số phương pháp kỹ thuật thường sử dụng trong xử lý bụi thuốc lá ........................................................................................................................ 18 1.4.1. Xử lý bụi thuốc lá bằng phương pháp khô .............................................. 18 1.4.2. Xử lý bụi thuốc lá bằng phương pháp ướt .............................................. 20 1.4.3. Kinh nghiệm xử lý bụi trong một số nhà máy thuốc lá trong và ngoài nước ................................................................................................................... 23 1.5. Đánh giá chung ......................................................................................... 29
- 1.5.1. Về thành tựu ............................................................................................ 29 1.5.2. Về hạn chế ............................................................................................... 30 Tiểu kết chương 1 ............................................................................................ 31 Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC XỬ LÝ BỤI TẠI CÔNG TY THUỐC LÁ THĂNG LONG ...................................................................... 32 2.1. Khái quát hoạt động của Công ty Thuốc lá Thăng Long ..................... 32 2.1.1. Cơ cấu tổ chức......................................................................................... 32 2.1.2. Quy trình sản xuất thuốc lá điếu ............................................................. 35 2.2. Quản lý công tác quản lý an toàn vệ sinh lao động............................... 38 2.2.1. Điều kiện làm việc, môi trường lao động tại Công ty............................. 38 2.2.2. Tổ chức bộ máy an toàn vệ sinh lao động của công ty ........................... 41 2.2.3. Quản lý công tác lập kế hoạch, tổ chức thực hiện an toàn vệ sinh lao động ................................................................................................................... 44 2.3. Thực trạng quản lý công tác xử lý bụi tại nhà máy .............................. 49 2.3.1. Nguồn gốc phát sinh- đặc trưng bụi thuốc lá .......................................... 49 2.3.2. Các hệ thống thiết bị xử lý bụi nhà máy hiện đang sử dụng................... 58 2.3.3. Đánh giá hiệu quả công nghệ xử lý bụi tại nhà máy ............................... 61 Tiểu kết chương 2 ............................................................................................ 67 Chương 3. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ LÝ BỤI TẠI CÔNG TY THUỐC LÁ THĂNG LONG ................................................... 68 3.1. Các giải pháp kỹ thuật nâng cao hiệu quả hệ thống xử lý bụi............. 68 3.1.1. Các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động của bụi, khí thải ở công ty thuốc lá Thăng Long ............................................................................ 68 3.1.2. Các giải pháp kỹ thuật nâng cao hiệu quả xử lý bụi ............................... 70 3.2. Tính toán bổ sung cụm thiết bị lọc bụi ................................................... 76 3.2.1. Tính toán quạt hút ................................................................................... 76 3.2.2. Tính toán Cyclone ................................................................................... 77 3.2.3. Thiết bị lọc túi vải ................................................................................... 80 3.2.4. Tính toán chiều cao của ống khói ........................................................... 84
- 3.3. Các giải pháp quản lý khác ..................................................................... 86 3.2.1. Xác định chính xác chi tiết nhu cầu và mong đợi của các bên quan tâm và công ty đối với vấn đề an toàn vệ sinh lao động .......................................... 86 3.3.2. Nâng cao, xây dựng hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động theo đúng tiêu chuẩn của Nhà nước ISO 45001:2018 .............................................. 87 3.3.3. Ban hành những chính sách chung, tài liệu hướng dẫn về an toàn vệ sinh lao động ..................................................................................................... 87 Tiểu kết chương 3 ............................................................................................ 88 KẾT LUẬN........................................................................................................ 89 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................ 91 PHỤ LỤC
- DANH MỤC BẢNG, HÌNH, SƠ ĐỒ Bảng Bảng 2.1: Kế hoạch An toàn vệ sinh lao động quý IV năm 2021 .................... 45 Bảng 2.2: Phân loại sức khỏe cán bộ công nhân viên Công ty Thuốc lá Thăng Long ................................................................................................... 48 Bảng 2.3: Thông số quan trắc tại phân xưởng xử lý cọng thuốc lá .................. 51 Bảng 2.4: Chỉ số nồng độ bụi thuốc lá tại phân xưởng cắt và xử lý sợi ........... 53 Bảng 2.5: Bảng thông số quan trắc tại khu vực đóng gói kiện ......................... 54 Bảng 2.6. Kết quả khảo sát của 100 cán bộ công nhân viên về mức độ hài lòng về vấn đề quản lý, môi trường làm việc tại công ty .................. 62 Bảng 2.7. Đánh giá của cán bộ công nhân viên về thực trạng bụi thuốc lá ...... 63 Bảng 2.8. Đánh giá của công nhân viên về hiệu quả lọc bụi hiện tại của công ty .... 64 Hình Hình 2.1: Hình ảnh thiết bị lọc Cyclone của Công ty Thuốc lá Thăng Long cơ sở Thạch Thất .................................................................................... 61 Sơ đồ Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức của công ty Thuốc lá Thăng Long............................ 33 Sơ đồ 2.2: Năm giai đoạn trong quy trình sản xuất thuốc lá ............................ 35 Sơ đồ 2.3: Quy trình chế biến sợi...................................................................... 36 Sơ đồ 2.4: Quy trình sản xuất điếu, bao ............................................................ 37 Sơ đồ 2.5: Sơ đồ khí thải trong quá trình chế biến cọng................................... 50 Sơ đồ 2.6: Sơ đồ tạo bụi trong quá trình chế biến sợi ....................................... 52 Sơ đồ 2.7: Sơ đồ hoạt động của cyclone lọc bụi .............................................. 60 Sơ đồ 3.1: Quy trình tổng quát xử lý bụi ở nhà máy thuốc lá Thăng Long ...... 68 Sơ đồ 3.2: Quy trình thu gom, xử lý bụi thuốc lá ............................................. 76 Sơ đồ 3.3. Sơ đồ lọc bụi túi vải hoàn nguyên bằng rung được đề xuất cho Công ty Thuốc lá Thăng Long ........................................................... 84 Sơ đồ 3.4. Hệ thống lọc bụi hoàn thiện tại công ty thuốc lá Thăng Long ........ 86
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thế giới đang trên đà phát triển mạnh mẽ về mọi mặt bao gồm cả: kinh tế, khoa học kỹ thuật.... Nhu cầu cuộc sống của con người ngày càng được nâng cao, đòi hỏi các quốc gia phải đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hoá và đô thị hoá để đáp ứng nhu cầu phát triển. Quá trình công nghiệp diễn ra rất mạnh mẽ, bên cạnh đem lại lợi ích tuyệt vời cho cuộc sống của con người thì hệ luỵ để lại cho môi trường là cực kỳ lớn như: ô nhiễm không khí, đất, nước... Trong thời gian kéo dài hằng trăm năm trước khi nền công nghiệp phát triển, các nguồn ô nhiễm nhân tạo vẫn chưa thật sự gây tác động mạnh mẽ đến môi trường không khí. Các nguồn gây ô nhiễm không khí ở giai đoạn này chủ yếu là: CO, CO2, SO2, mồ hóng, tro, bụi ..., chúng được sinh ra từ quá trình dùng nhiên liệu để sưởi ấm. Cách mạng công nghiệp đã đưa đến cho môi trường không khí nhiều loại nguồn ô nhiễm mới hơn như: NOx, hợp chất chì và thuỷ ngân, NH3, H2S, CH4, andehit,... Các nguồn ô nhiễm mới này đã khiến cho không khí ô nhiễm nặng hơn. Đi kèm với quá trình công nghiệp hoá là đô thị hoá, đã làm bùng nổ phát triển giao thông bằng phương tiện cơ giới. Khí thải của phương tiện cơ giới cũng là một nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí. Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển. Chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng được nâng cao. Ô nhiễm không khí đang là một vấn đề đáng quan tâm của Việt Nam nói riêng cũng như toàn thế giới nói chung. “ô nhiễm không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự toả mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa (do bụi)”. Khi tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh, số lượng các khu công nghiệp, khu chế xuất ngày càng tăng, đã dẫn đến một hậu quả nghiêm trọng khi ngày càng nhiều bệnh tật ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người liên quan đến vấn đề ô nhiễm không
- 2 khí. Các bệnh về da, mắt, đặc biệt là đường hô hấp. Vì vậy việc xử lý bụi trong quá trình sản xuất là điều tất yếu phải có trong các khu công nghiệp, nhà máy để bảo vệ bầu không khí. Trong quá trình sản xuất thuốc lá điếu thì các công đoạn như chế biến sợi thuốc lá, chế biến phần cọng, phối trộn sợi và cuộn thuốc lá, khâu cuốn điếu, đóng bao... sẽ tạo ra rất nhiều loại bụi với kích thước và tính chất khác nhau gây hại đến sức khỏe của công nhân và dân cư sống trong khu vực xung quanh với các bệnh về da, mắt và đặt biệt là bệnh về đường hô hấp. Thực tế cho đến nay, chưa có nhiều đề tài nghiên cứu tập trung vào đánh giá thực trạng về hiệu quả của hệ thống lọc bụi tại nhà máy thuốc lá. Nhằm mục đích mang lại sự trong sạch cho môi trường trong phân xưởng sợi để giảm tác hại tới sức khoẻ của công nhân làm việc tại nhà máy, bên cạnh đóng góp phần bảo vệ môi trường xung quanh. Tác giả đã chọn đề tài “Nghiên cứu hệ thống xử lý bụi tại Công ty Thuốc lá Thăng Long” làm luận văn thạc sĩ ngành Quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp. 2. Mục tiêu nghiên cứu Tìm hiểu các phương pháp xử lý bụi và kinh nghiệm xử lý bụi trong một số nhà máy thuốc lá trong và ngoài nước Đánh giá thực trạng môi trường, điều kiện làm việc và thực trạng quản lý công tác xử lý bụi tại Công ty Thuốc lá Thăng Long. Đề xuất được một số giải pháp nâng cao hiệu quả của hệ thống xử lý bụi trong nhà máy Thuốc lá Thăng long nhằm giảm thiểu các bệnh nghề nghiệp cho người lao động. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Hiệu quả của hệ thống xử lý bụi tại Công ty Thuốc lá Thăng Long. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Công ty Thuốc lá Thăng Long
- 3 - Địa chỉ: 235 Nguyễn Trãi, P. Thượng Đình, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội - Thời gian: Các giải pháp đề xuất trong luận văn có ý nghĩa từ năm 2022 đến năm 2026. 4. Nội dung nghiên cứu - Đánh giá hệ thống xử lý bụi và thực trạng quản lý công tác xử lý bụi tại Công ty Thuốc lá Thăng Long. - Đề xuất được một số giải pháp nâng cao hiệu quả của hệ thống xử lý bụi trong nhà máy Thuốc lá Thăng Long nhằm giảm thiểu các bệnh nghề nghiệp cho người lao động. 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp hồi cứu tài liệu: các công trình nghiên cứu trong nước, ngoài nước và các tài liệu có liên quan. Khảo sát môi trường và điều kiện làm việc của người lao động tại công ty. Sử dụng bảng hỏi để phỏng vấn người lao động tại phân xưởng ngẫu nhiên. Phương pháp phân tích tổng hợp. 6. Đóng góp của đề tài nghiên cứu Góp phần đánh giá được thực trạng hiệu quả của hệ thống xử lý bụi tại Công ty Thuốc lá Thăng Long; Trên cơ sở này, công ty có thể áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả của hệ thống xử lý bụi. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được kết cấu làm 3 chương. Chương 1. Tổng quan về bụi thuốc lá và các phương pháp xử lý bụi Chương 2. Thực trạng quản lý công tác xử lý bụi tại Công ty Thuốc lá Thăng Long Chương 3. Giải pháp quản lý nâng cao hiệu quả xử lý bụi tại Công ty Thuốc lá Thăng Long
- 4 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ BỤI THUỐC LÁ VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ BỤI 1.1. Đặc tính cơ lý của bụi thuốc lá Theo Kayikcioglu (2011) [29] thuốc lá là một loại cây xanh có tầm quan trọng đối với các công ty thuốc lá (Kayikcioglu và Okur, 2011). Chúng được trồng nhiều ở những vùng có khí hậu ẩm ướt. Sau khi thu hoạch, chúng được chế biến thành các loại thuốc lá trên thị trường. Thuốc lá được du nhập vào châu Âu vào năm 1559 [28], và vào cuối thế kỷ 17, nó không chỉ dùng để hút mà còn cùng làm thuốc diệt côn trùng. Sau chiến tranh thế giới thứ 2, hơn 2.500 tấn thuốc diệt côn trùng nicotin (chất thải từ công nghiệp thuốc lá) đã được sử dụng trên toàn cầu, nhưng đến thập niên 1980 việc sử dụng thuốc diệt côn trùng nicotin đã giảm xuống dưới 200 tấn. Sự sụt giảm này là do đã có những loại thuốc diệt côn trùng khác rẻ hơn và ít độc hại hơn đối với những động vật có vú. Trong cây thuốc lá có chứa rất nhiều thành phần có tác động tới con người, đặc biệt là chất Nicotin. Chất này có tác dụng kích thích hệ thần kinh từ đó gây ra những cảm giác hưng phấn, gây nghiện đối với người sử dụng và hít phải. Chính vì vậy, mà những người hút thuốc lá thường khó cai khi đã có thói quen hút thuốc. Không chỉ vậy, ngoài chất Nicotin, trong lá thuốc lá còn chứa nhiều chất khác như nitrosamine, hydrocacbon thơm đa vòng (PAHs), formaldehyde, hydro và 5% silic (đó chính là nguyên nhân mà một số nghiên cứu ở Ấn Độ cho thấy có một tỷ lệ nhất định công nhân chế biến thuốc lá bị mắc bệnh bụi phổi [1]),… Chất Nitrosamine là chất bị chuyển hóa do đốt thuốc lá, đây cũng chính là thủ phạm chính trong việc gây ung thư do hút thuốc đối với những người hút thuốc lá. Là một bazơ nên Nicotine phản ứng kiềm mạnh tạo muối bền, kết tủa của các muối kim loại nặng như Pb, Hg. Nicotine là một chất lỏng như dầu,
- 5 hút ẩm và có thể trộn lẫn với nước trong dạng bazơ của nó. Nicotine tạo ra các muối với các axít, thông thường có dạng rắn và hòa tan được trong nước. Nicotine là một trong những Alkaloid có độc tính cao, với liều lượng nhỏ Nicotine gây nhức đầu, nôn mửa. Với liều lượng lớn hơn, Nicotine làm tê liệt thần kinh và tê liệt hoạt động của tim. Một điếu thuốc có từ 1-3mg Nicotine, 1 giọt Nicotine có thể giết chết một con thỏ hay một con chó, 7 giọt làm chết một con ngựa, 1 giọt tiêm vào tĩnh mạch gây chết người. Nicotine là thủ phạm chính gây ung thư phổi . Nó tiêu diệt các tế bào mang tổn thương di truyền. Bình thường, khi tế bào già đi hay bị tổn thương, đặc biệt trong ADN được kích hoạt , phát lệnh cho tế bào ngừng phân chia và chết đi. Nicotine xoá cơ chế bảo vệ này và ép tế bào tiếp tục sống. Nicotine càng tồn tại lâu trong phổi thì các tế bào bị tổn thương vì chất gây ung thư sẽ càng sống lâu, làm tăng nguy cơ ung thư. Nicotine trong cơ thể tích lũy lâu ngày gây nên co thắt phế quản, tăng nồng độ acid béo trong máu gây xơ mỡ động mạch, tăng tiểu cầu, làm máu chóng đông, giảm lượng estrogen trong máu làm mãn kinh sớm, gây nên tai biến như cơn đau, tim nhịp ngoại tâm thu, viêm động mạch, vữa động mạch, nhồi máu cơ tim. Nhiễm độc Nicotine của công nhân trong quá trình sản xuất thuốc lá thường là nhiễm độc mạn tính do thường xuyên tiếp xúc với nicotine trong môi trường lao động. Nguyên nhân chính là do công nghệ sản xuất chưa bảo đảm vệ sinh và nguyên liệu chưa được tiêu chuẩn hoá… Nhiễm độc mạn tính rất đa dạng với các rối loạn cục bộ và toàn thân như sau: - Rối loạn cục bộ: Niêm mạc có hiện tượng bị kích ứng: niêm mạc mũi, họng, bị khô. Công nhân mới tiếp xúc, có cảm giác đầy bụng, sau quen dần và mất hiện tượng đó.
- 6 Viêm kết mạc hay gặp ở công nhân sản xuất thuốc lá, bắt đầu bằng chảy nước mắt rồi nhức mắt. Da: viêm các phần da hở do dị ứng, hay bị tái phát bệnh ngoài da, nhất là các tổn thương ở bàn tay. - Rối loạn toàn thân: Tim mạch: Nicotine gây ra các triệu chứng như: Tai biến: như cơn đau tim nhịp ngoại tâm thu, biến đổi huyết áp. Có thể bị rối loạn mãn tính như viêm động mạch, vữa động mạch, nhồi máu cơ tim. Nhức đầu: hay gặp trong tiếp xúc nghề nghiệp với Nicotine. Ngoài ra Nicotine còn làm trí nhớ giảm sút, dễ quên. Hiện tượng run rẩy cũng xảy ra. Tổn thương thần kinh thị giác, thính giác, dẫn đến điếc và giảm thính lực. Dấu hiệu loạn trương lực do thần kinh thực vật có thể xuất hiện trong nhiễm độc mạn tính. Bắt đầu là kích thích hệ phó giao cảm với tình trạng co thắt ruột, gan, cơn đau quặn thận, tim đập chậm, huyết áp giảm. Sau nhiều năm là giai đoạn suy sụp dẫn đến huyết áp tăng. Tiêu hóa: buồn nôn, ăn khó tiêu, tiêu chảy… Hô hấp: kích thích niêm mạc hô hấp, khó thở, giảm thông khí phổi, viêm phế quản, giãn phế nang giống các trường hợp bệnh do bụi thực vật gây ra. Nicotine có thể được đào thải qua phổi, mồ hôi, nước tiểu, nước bọt [26]. Đặc tính cơ lý của bụi thuốc lá được nghiên cứu dưới những đặc điểm bao gồm: - Về thành phần hóa học: Bụi thuốc lá giàu nitơ (N) (2,35%), kali (K) (1,95%) và phốt pho (P) (937 μg/g) (Chaturvedi et al, 2008). Nó cung cấp đủ nitơ (N) cho cây trồng. Nó là một nguồn nitơ (N) tuyệt vời cho trồng cây trong thùng chứa (Mikkelsen 2003). Thuốc lá bụi có cacbon hữu cơ cao là chất hữu cơ cao và có hàm lượng nguyên tố độc hại thấp tạo điều kiện thuận lợi cho ứng dụng trên đất (Adediran và cộng sự 2004). Bụi thuốc lá là sản phẩm phụ của nhiều công ty sản xuất thuốc lá trong quá trình sản xuất. So với
- 7 các nhà máy khác chất thải vật liệu, bụi thuốc lá có hàm lượng cao hơn nitơ (N), kali (K) và sắt (Fe) như đã đề cập bởi tác giả Adediran và cộng sự. 2003. Điều này có thể là do việc cắt máy được sử dụng trong quá trình nhưng bụi thuốc lá này có thể được áp dụng đến đất cạn kiệt sắt. (Briski và cộng sự. (2003)) đã chỉ ra hàm lượng hóa học của bụi thuốc lá mà phần nước của nó có TOC nồng độ trên 200 mg / L và do đó nó không thể xử lý tại bãi chôn lấp hợp vệ sinh. Hơn nữa, nó chứa nicotine, làm cho nó trở nên nguy hiểm. - Về nguồn gốc: Bụi thuốc lá được sinh ra trong quá trình sản xuất cây thuốc lá. Từ nguồn gốc sinh ra, bụi thuốc lá được xét vào phân loại bụi hữu cơ. - Về kích thước hạt bụi: Bụi thuốc lá là tập hợp nhiều hạt bụi với nhiều kích thước khác nhau. Với những loại bụi thuốc lá có kích thước to, sẽ được công dân thu gom lại trong quá trình sản xuất, loại bụi thuốc lá thường tồn tại trong môi trường thường là loại bụi thuốc lá tồn tại lâu trong không khí dưới dạng bụi chủ yếu là bụi bay, kích thước của bụi bay thường từ 0,1 μm đến 10 μm, tỷ lệ bụi bay của bụi thuốc lá có kích thước dưới 5 μm chiếm đến 30- 40%. Ngoài ra, bụi không khí còn có dạng bụi lắng, kích thước trên 10 μm và dạng hệ khí dưới dạng khói có kích thước nhỏ hơn 0,1 μm. - Về tỷ trọng của bụi: Tỷ trọng của bụi có ảnh hưởng vô cùng lớn đến vận động của bụi trong không khí, cũng như độ lắng của bụi. Bụi thuốc lá thuộc loại bụi hữu cơ nên nặng hơn khoảng từ 1-2 lần so với bụi đay (loại bụi nhẹ nhất). Vậy nên khả năng phân tán của bụi thuốc lá cao, đặc biệt khi có gió và các chuyển động không khí khác. - Hình thái và độ cứng: Bụi thuốc lá được hình thành trong quá trình sản xuất thuốc lá, vậy nên nó cũng mang những đặc trưng về hình thái và độ cứng cơ bản của các loại bụi có nguồn gốc hữu cơ. Về hình thái, bụi thuốc lá thông thường sẽ gồm những sợi mềm, dài. Những loại sợi này sẽ dễ lắng xuống trong khí quản, phế quản to và vừa, làm cho lớp niêm mạc của khí quản, phế quản có một chất kết dính gây ra những bệnh lý mạn tính cho người
- 8 hít phải trong thời gian dài. Về độ cứng, sợi mềm sẽ không gây rách màng tế bào hay lớp niêm mạc như các bụi cứng, nhưng nó lại giúp phần tạo nên những mảng kết dính. Đặc biệt, do kích thước của bụi thuốc lá thường dưới 10 μm, nên những hàng mịn càng kết dính dễ dàng với nhau dẫn đến tình trạng nghẹt, càng bám chặt vào thành niêm mạc. - Về độ phân tán: Dựa vào kích thước hạt và tỷ trọng của bụi, người ta có thể xem xét đến độ phân tán của bụi. Nghiên cứu đặc điểm này sẽ giúp cho các doanh nghiệp sản xuất thuốc lá có được thông tin để lựa chọn thiết bị tách bụi. Những hạt bụi càng to thì tỷ lệ bụi giả lại đường hô hấp càng cao và ngược lại. Thêm nghiên cứu, 55,4% bụi thuốc lá sẽ được cơ thể hấp thụ vào niêm mạc. Đặc biệt, do bụi thuốc lá có dạng sợi nên khả năng phân tán rất cao, chúng dễ bay và di chuyển theo không khí, chứ không dễ dàng lắng xuống. - Độ tan: Độ tan của một loại bụi có ảnh hưởng và tác hại vô cùng lớn đến với cơ thể người. Bụi thuốc lá là loại bụi tan được có điều kiện. Loại bụi này có thể tan được khi kết hợp với dịch thể nguyên sinh chất trong tế bào, tạo một loại dung dịch keo làm bụi có thể có tác động cục bộ đến tế bào, làm thay đổi cấu tạo tế bào, thay đổi tính thực khuẩn của các tổ chức lympho và bạch cầu. Từ đó ảnh hưởng đến tính chất miễn dịch của tổ chức nội bì, võng mạc. Theo cơ chế, bụi thuốc lá có thể lẫn vào nước bọt vào dạ dày. Một phần bụi thuốc lá có thể bị đẩy ra ngoài nhờ các cơ chế phòng bị của cơ thể. Một phần khác sẽ bị hấp thụ (chiếm khoảng 55,4%) sẽ bị niêm mạc dạ dày hấp thụ và hòa tan. Sau khi bị hòa tan, dịch vị phân giải bụi thuốc lá sẽ gây ra độc hại cho cơ thể. - Mùi: Bụi thuốc lá được thải ra ngoài, thường mang theo cả mùi nồng đặc trưng của thuốc lá. Những người nhạy cảm với mùi hương, khi hít phải mùi thường có các triệu chứng như nôn mửa, đau đầu, đau bụng,…
- 9 1.2. Các ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe của bụi thuốc lá 1.2.1. Ảnh hưởng của bụi thuốc lá đến môi trường - Ảnh hưởng đến đất: Như đã phân tích ở trên, bụi thuốc lá có nhiều thành phần Đất là loại đất dự trữ không thể tái tạo, có tần suất ô nhiễm cao và tỷ lệ bổ sung rất thấp trong môi trường. Nhu cầu thực phẩm lớn đã làm phát triển việc sử dụng bắt buộc phân bón hóa học để có lá cây tối ưu diện tích trong quy mô thời gian tối thiểu có tác động tàn phá đến các đặc tính sinh học, vật lý và hóa học của đất. Hữu cơ canh tác là một giải pháp cuối cùng để quản lý đất. Bụi thuốc lá một chất thải công nghiệp nông nghiệp có thể được phủ lên đất để tái chế các chất dinh dưỡng thiết yếu như nitơ (N), phốt pho (P) và kali (K) trở lại đất mà cây trồng đã hấp thụ từ đất. Bụi thuốc lá giàu nitơ (N) (2,35%), kali (K) (1,95%) và phốt pho (P) (937 μg/g) có thể cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho đất và cây trồng. Nó có hàm lượng chất hữu cơ dồi dào vượt quá sự di chuyển của vi sinh vật và vi sinh vật vĩ mô trong đất, làm tăng thêm độ tơi xốp của đất; tăng sự xâm nhập của oxy. Hơn nữa, nó cũng làm tăng hàm lượng nitơ (N) trong các loại rau, cây nhà và rơm lúa mì và làm tăng hàm lượng sinh khối và tỷ lệ sống trung bình của cà chua. Nó là một loại thuốc trừ sâu tốt; ngăn chặn côn trùng và các vi rút như vi rút khảm thuốc lá gây hại cho cây trồng như tiêu, dưa chuột biểu hiện sáng tối, lá xanh, nhăn, nhăn nheo. Ngoài ra, đây là một chiến lược quản lý thân thiện với môi trường đối với đất, môi trường và sức khỏe con người điều đó không tạo ra ô nhiễm nhưng nó làm giảm chất thải hữu cơ. - Ảnh hưởng đến không khí: Khác hoàn toàn với tác động của bụi thuốc lá đến với đất, bụi thuốc lá có ảnh hưởng tiêu cực đến không khí.
- 10 Thứ nhất, bụi thuốc lá thường bay lơ lửng trong không khí dưới dạng mây, khói, gây ra việc ô nhiễm không khí. Những năm gần đây, cùng quá trình phát triển kinh tế, không khí càng ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng. Chỉ số ô nhiễm bụi mịn ở những vùng, thành phố lớn luôn ở mức báo động. Trong đó Hà Nội, Hồ Chí Minh,… luôn là những thành phố có mức độ ô nhiễm lớn trên thế giới. Vì bụi thuốc lá cũng có kích thước chủ yếu dạng đám mây nên có tác hại như bụi mịn tăng nồng độ bụi trong không khí, là một tác nhân gây ra ô nhiễm không khí. Thứ hai, khi nồng độ bụi thuốc lá trong không khí cao sẽ làm độ trong suốt của khí quyển giảm đi, từ đó có thể làm giảm độ ảnh hưởng của ánh sáng mặt trời đối với con người, động vật, thực vật. Điều này có thể được hiểu là bụi thuốc lá thường có dạng đám mây, dạng khói tạo ra những lớp bụi như sương mù, làm không khí trở nên âm u. Điều này vô cùng dễ thấy tại các thành phố lớn ví dụ như Hà Nội, đặc biệt vào những ngày đông khi không khí có độ ẩm cao, khiến cho nhiều người lầm tưởng là sương mù. Bụi thuốc lá khiến không khí trở lên đặc hơn, giảm sự trong của không khí, gây ra những hạn chế trong việc tiếp nhận ánh sáng từ Mặt Trời. Thứ ba, bụi thuốc lá làm giảm đi sự trong lành của khí quyển. Bụi thuốc lá ngoài những chất bụi bay lơ lửng, còn có những mùi vô cùng khó chịu, đặc trưng của thuốc lá. Những chất bụi này và mùi thuốc lá khiến không khí không còn trong lành. - Ảnh hưởng của bụi thuốc lá đến các loại động vật và thực vật khác: Bụi thuốc lá thuộc loại bụi mịn, nên có ảnh hưởng đến cả thực vật. Bụi thuốc lá sẽ lắng đọng lại trên lá cây, gây ra lớp màng bụi mỏng, gây ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của lá cây. Lớp bụi mịn này sẽ làm giảm khả năng quang hợp của cây cối. Nếu cây cối không quang hợp được tốt sẽ không thể phát triển được bình thường. Lâu dài, việc này sẽ dẫn đến việc cây cối không thể phát triển được.
- 11 Ngoài ra, bụi thuốc lá đọng lại trên thân và lá cây có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, khí, thoát nước của cây cối, có thể gây ra việc giảm năng suất hoặc gây ra thực vật không thể phát triển. 1.2.2. Ảnh hưởng của bụi thuốc lá đến sức khỏe con người - Bụi thuốc lá có ảnh hưởng, gây ra những bệnh mạn tính đối với phổi: Bụi thuốc lá cũng có thể gây ra bệnh hen suyễn nghề nghiệp và nó cũng được ghi nhận là gây ra các bệnh về đường hô hấp như thở khò khè, khó thở và viêm mũi. Nó cũng có thể gây buồn nôn, chóng mặt và nôn. Đối với tất cả các loại bụi có trong không khí, bụi có kích thước trên 25 um sẽ không bị hấp thụ vào cơ thể do sẽ bị cản lại do long mũi, một phần bụi sẽ bị giữ lại ở niêm mạc, đường mũi. Những loại hạt nhỏ dưới 10 μm như bụi thuốc lá sẽ lọt qua mũi, đi vào khí quản và phế quản. Ở mũi, tính theo trọng lượng có đến 8,3-73,7% lượng bụi sẽ được giữ lại (theo nghiên cứu của Lehmann). Mũi càng cản được nhiều bụi thì tỷ lệ mắc các bệnh về phổi càng giảm. Sau khi vào đến thực quản, một phần bụi sẽ được tống ra ngoài nhờ dịch vị của dạ dày, tuy nhiên một số loại bụi khác sẽ bị hòa tan bởi dịch vị và tạo ra một số chất khác. Bụi thuốc lá là loại bụi có khả năng hòa tan trong trường hợp tiếp xúc với dịch vị của dạ dày. Ngoài ra, những loại hạt bụi nhỏ như bụi thuốc lá có thể sẽ đọng lại trong phổi. Từ đó, gây ra những bệnh mạn tính ở phổi đối với người hút phải. Bụi thuốc lá có thể gây: + Ảnh hưởng đến đường hô hấp trên: Do bụi thuốc lá có dạng sợi và nguồn gốc hữu cơ, bụi thuốc lá khi bị hấp thụ thường sẽ dễ dàng đi qua mũi và lắng đọng tại đường hô hấp trên do tạo chất kết dính với thành niêm mạc của đường hô hấp trên. Bụi thuốc lá có thể khiến người hít phải bụi thuốc lá gặp những tình trạng như viêm đường hô hấp trên, … + Ảnh hưởng đến phổi: Khi bụi thuốc lá bị lắng đọng tại phổi, chúng gây ra cho phổi nhiều tác hại như gây phản ứng tăng thực đối với phổi (mặc dù không rõ rệt), gây ra hiện tượng xơ hóa tăng thực rõ rệt gây các bệnh mạn
- 12 tính, làm giảm tính chất miễn dịch của phổi. Ở Việt Nam hiện nay, rất ít nghiên cứu về tác động hô hấp của việc tiếp xúc nghề nghiệp với bụi thuốc lá đã được thực hiện và giá trị giới hạn ngưỡng chưa được thiết lập rõ ràng cho thấy tỷ lệ mắc chứng thở khò khè, khó thở và viêm mũi cao hơn đáng kể so với dân số tham chiếu. Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu không chính thức, bụi thuốc lá có ảnh hưởng rất lớn, có thể làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư phế quản, ung thư phổi bởi những người tiếp xúc thời gian dài với bụi thuốc lá. Ngoài ra, bụi thuốc lá còn có khả năng gây ra viêm nhiễm, bội nhiễm ở các bộ phận hô hấp như đường hô hấp trên, đường hô hấp dưới, phổi, phế quản, khí quản, đôi khi, bụi thuốc lá có thể ảnh hưởng đến cả thực quản. Đối tượng bị ảnh hưởng bởi bụi thuốc lá bao gồm người lớn, trẻ nhỏ, cả nam và nữ đều có thể bị ảnh hưởng không giới hạn độ tuổi hay giới tính. - Bụi thuốc lá ảnh hưởng đến mắt, da và hệ tiêu hóa: Bụi gây ra nhiều tác hại khác nhau trong đó, bụi có thể gây tổn thương đối với mắt, da hoặc hệ tiêu hóa. Tác động của bụi thuốc lá đến mắt, da và hệ tiêu hóa không có ảnh hưởng tức thời, thông thường phải một thời gian tiếp xúc mới bộc lộ. + Về mắt: Bụi thuốc lá có thể gây viêm màng tiếp hợp, viêm giác mạc làm giảm thị lực. Ngoài ra, bụi thuốc lá còn có khả năng dẫn đến nhiều loại bệnh lý khác về mắt như đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng, viêm màng bồ đào, khô mắt,… Ngoài ra, trẻ em nhỏ tiếp xúc với bụi thuốc lá trong thời gian dài có khả năng dẫn đến nhiều bệnh lý về mắt. + Về da: Thứ nhất, bụi thuốc lá nếu hít phải cũng giống như khói thuốc lá, có khả năng làm tăng sự lão hóa da sớm. Khi da tiếp xúc với bụi thuốc lá trong
- 13 thời gian dài, nó tạo ra phản ứng ô xy hóa rồi tạo ra những gốc tự do làm cho các vùng da chúng ta giảm nuôi dưỡng, sự nuôi dưỡng tới vùng da mặt giảm do tác dụng làm co mạch của khói thuốc. Bản thân các phản ứng, độc tố này được tạo ra một số chất mà nó gây phá hủy các sợi collagen, sợi chun mà 2 loại sợi này có vai trò quan trọng hình thành độ săn chắc của làn da, khi 2 loại sợi này bị tác động khói thuốc lá phá hủy làm mất săn chắc của da và bị lão hóa. Thứ hai, hít phải bụi thuốc lá có khả năng làm chậm lành vết thương: Các vết thương ở da hoặc các vết thương do phẫu thuật. Bụi thuốc lá làm gia tăng sự nhiễm trùng vết thương, thất bại cho việc cấy mảnh ghép, những vết thương của bạn mất nhiều thời gian hơn để lành lại và bạn sẽ có những vết sẹo to hơn, đậm màu hơn. Nguyên nhân, Nicotin gây ra sự co mạch và thiếu oxy đến các tế bào da; giảm tổng hợp collagen; làm trì trệ sự phát triển các mạch máu mới trong vết thương. Nicotin thường lẫn trong bụi thuốc lá trong quá trình sản xuất thuốc lá. + Về hệ tiêu hóa: Bụi thuốc lá có thành phần chất kích thích, góp phần gây ra nhiều rối loạn hệ tiêu hóa như ợ chua, trào ngược dạ dày thực quản (GERD), loét dạ dày và một số bệnh về gan. Bụi thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh Crohn, polyp đại tràng, viêm tụy và có thể làm tăng nguy cơ bị sỏi mật. Ợ chua là cảm giác đau, nóng ở ngực do trào ngược hoặc do các chất trong dạ dày chảy ngược trở lại thực quản - cơ quan nối miệng với dạ dày. Bụi thuốc lá làm suy yếu cơ vòng thực quản dưới, cơ giữa thực quản và dạ dày, giúp ngăn thức ăn từ dạ dày chảy ngược lại thực quản. Dạ dày được bảo vệ một cách tự nhiên khỏi các axit mà nó tạo ra để chia nhỏ thức ăn. Tuy nhiên, thực quản không được bảo vệ khỏi các axit này. Khi cơ vòng thực quản dưới yếu đi, các chất trong dạ dày có thể trào ngược lại thực quản, gây ợ chua và có thể làm tổn thương niêm mạc thực quản. GERD là sự trào ngược dai
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non - hệ Cao đẳng, Trường Đại học Đồng Nai
126 p | 300 | 56
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý văn bản điện tử tại Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
88 p | 230 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Phát triền nguồn nhân lực hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
113 p | 97 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình
118 p | 120 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
104 p | 149 | 22
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa
26 p | 127 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam
116 p | 100 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
102 p | 113 | 14
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
21 p | 113 | 14
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, Nghệ An
26 p | 130 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động của thư viện tỉnh Bạc Liêu
114 p | 17 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa
100 p | 14 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý xăng dầu của Cục Trang bị và Kho vận, Bộ Công an
85 p | 61 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
126 p | 16 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về văn hoá trên địa bàn phường Trường Sơn, Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
127 p | 19 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu
119 p | 15 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Thực thi chính sách văn hóa trong quản lý di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ
195 p | 8 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về công tác gia đình trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
145 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn