Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai
lượt xem 7
download
Mục đích của luận văn nhằm đánh giá thực trạng hoạt động bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBNB thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai nhằm nâng cao chất lượng hoạt động bồi dưỡng công chức, góp phần xây dựng đội ngũ công chức đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính và thực thi công vụ trong thời gian tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA LÊ HUỲNH LAI BỒI DƢỠNG CÔNG CHỨC CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ PLEIKU, TỈNH GIA LAI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG ĐẮK LẮK - NĂM 2017
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA LÊ HUỲNH LAI BỒI DƢỠNG CÔNG CHỨC CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ PLEIKU, TỈNH GIA LAI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số : 60 34 04 03 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THÁI BÌNH ĐẮK LẮK - NĂM 2017
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thái Bình – Trường Chính trị tỉnh Gia Lai. Các thông tin, số liệu và kết quả trong đề tài này hoàn toàn trung thực, nguồn gốc rõ ràng và xuất phát từ thực tế nghiên cứu về công tác bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai. Tên luận văn không trùng lặp với bất cứ công trình nghiên cứu nào đã được công bố. Tác giả Lê Huỳnh Lai
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy, cô giáo, đồng nghiệp, bạn bè, gia đình và người thân. Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia, Phân viện Hành chính khu vực Tây Nguyên, quý thầy, cô giáo giảng viên thuộc các ban, khoa, các tổ bộ môn của Học viện và Phân viện đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi về mọi mặt trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành nhất đến thầy TS. Nguyễn Thái Bình (Trường Chính trị tỉnh Gia Lai) đã dành nhiều thời gian, công sức và sự tâm huyết hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Cũng qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu nhà trường, lãnh đạo và đồng nghiệp tại Khoa nhà nước và pháp luật trường Chính trị tỉnh Gia Lai, Sở Nội vụ Gia Lai, Phòng Nội vụ thành phố Pleiku tỉnh Gia Lai đã cung cấp các tài liệu, số liệu cần thiết liên quan đến đề tài luận văn. Và cuối cùng, tôi cảm ơn gia đình, bạn bè những người đã luôn bên cạnh, tạo mọi điều kiện tốt nhất về tinh thần, vật chất, thời gian để tôi hoàn thành khóa học này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nỗ lực để hoàn thiện luận văn, tuy nhiên vẫn không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được những đóng góp quý báu của các thầy, cô giáo và các bạn. Trân trọng cảm ơn! Tác giả Lê Huỳnh Lai
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chƣơng 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ BỒI DƢỠNG CÔNG CHỨC CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN ...........................................................................................................11 1.1. Một số khái niệm cơ bản ...................................................................... 11 1.2. Vị trí, chức năng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện trong tổ chức chính quyền địa phương ở Việt Nam ........... 22 1.3. Vị trí, vai trò của bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Pleiku ................................................... 28 1.4. Một số vấn đề cơ bản của công tác bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện ................................. 30 1.5. Chính sách bồi dưỡng công chức của Đảng và Nhà nước ta hiện nay ............................................................................................................... 36 Chƣơng 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BỒI DƢỠNG CÔNG CHỨC CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ PLEIKU, TỈNH GIA LAI .......................................... 44 2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai ..................................................................................... 44 2.2. Thực trạng đội ngũ công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai .............................................. 49 2.3. Thực trạng hoạt động bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai 5 năm qua (2011 - 2015) ............................................................................................... 57
- 2.4. Một số hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai ..................................................................................... 74 Chƣơng 3 MỘT SỐ ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG BỒI DƢỠNG CÔNG CHỨC CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ PLEIKU, TỈNH GIA LAI ................................................................... 78 3.1. Quan điểm định hướng và một số chính sách cần quán triệt để đề xuất giải pháp .............................................................................................. 78 3.2. Sự cần thiết phải bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai .............................. 85 3.3. Một số giải pháp và kiến nghị nâng cao hiệu quả bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai ..................................................................................... 87 3.4. Kiến nghị .............................................................................................. 95 KẾT LUẬN .................................................................................................... 99 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 101 Phụ lục:......................................................................................................... 115
- DANH MỤC TỪ VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT UBND Ủy ban nhân dân HĐND Hội đồng nhân dân QLNN Quản lý nhà nước ĐT Đào tạo BD Bồi dưỡng CBCC Cán bộ, công chức
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Các chức danh công chức các cơ quan chuyên môn thuộc 49 UBND thành phố Pleiku Bảng 2.2: Số liệu thống kê số lượng cơ cấu giới 50 Bảng 2.3: Số liệu thống kê cơ cấu độ tuổi 51 Bảng 2.4: Số liệu thống kê về trình độ chuyên môn 52 Bảng 2.5: Số liệu thống kê về trình độ lý luận chính trị 53 Bảng 2.6: Số liệu thống kê về trình độ tin học 54 Bảng 2.7: Số liệu thống kê về trình độ ngoại ngữ 55 Bảng 2.8: Số liệu thống kê trình độ quản lý nhà nước 56 Bảng 2.9: Thống kê kết quả bồi dưỡng công chức 59 Bảng 2.10: Kết quả khảo sát về phương pháp giảng dạy 60 Bảng 2.11: Kết quả khảo sát về nội dung khóa bồi dưỡng 61 Bảng 2.12: Kết quả khảo sát về cơ sở vật chất, tài liệu, giáo trình 63 Bảng 2.13: Kết quả khảo sát về hiệu quả làm việc của công chức 64 Bảng 2.14: Kết quả khảo sát nhu cầu bồi dưỡng công chức 65 Bảng 2.15: Cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ công tác bồi dưỡng 68 Bảng 2.16: Đội ngũ giảng viên tại các cơ sở bồi dưỡng công chức 72 Bảng 2.17: Hình thức bồi dưỡng công chức 73 Sơ đồ 1: Những thành tố cơ bản của quá trình ĐT,BD CBCC 33 Sơ đồ 2: Số lượng cơ cấu giới 50 Sơ đồ 3: Phương pháp giảng dạy 60 Sơ đồ 4: Nội dung khóa bồi dưỡng 62 Sơ đồ 5: Cơ sở vật chất, tài liệu, giáo trình 63 Sơ đồ 6: Nhu cầu bồi dưỡng công chức 65
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia, cán bộ là cái gốc của mọi công việc, công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém” [33, tr 269]. Quốc gia nào quan tâm, chăm lo đến nguồn nhân lực, sử dụng hợp lý và có hiệu quả nguồn nhân lực thì kinh tế đất nước đó phát triển nhanh chóng và bền vững. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, việc xây dựng một nhà nước tinh gọn, hoạt động có hiệu lực và hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của việc quản lý nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa là một yêu cầu cấp bách. Xuất phát từ việc quản lý công chức ở nước ta hiện nay từ mô hình chức nghiệp sang mô hình quản lý theo vị trí việc làm theo tinh thần của Luật cán bộ, công chức. Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ Quy định những người là công chức. Nghị định số 36/2013/NDD-CP ngày 22/4/2013 về vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức và Nghị định số 18/2010/NDD-CP ngày 5/3/2010 về đào tạo, bồi dưỡng công chức. Việc ban hành Chương trình tổng thể Cải cách hành chính giai đoạn 2001 - 2010 (kèm theo Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg ngày 17 tháng 9 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ) và Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020 theo tinh thần của Nghị quyết 30c/NQ-CP, ngày 08 tháng 11 năm 2011 là những điểm mốc quan trọng của công cuộc đổi mới, một trong những điều kiện để thực hiện thành công công cuộc đổi mới đất nước. Trong các Chương trình tổng thể này, chúng ta đã xác định mục tiêu của Cải cách hành chính là “xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hoá, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả theo nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng; xây dựng đội ngũ công chức có phẩm chất và 1
- năng lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng, phát triển đất nước”[19]… Để thực hiện mục tiêu chung đó, Chính phủ đã xác định các nội dung cơ bản của Cải cách hành chính. Trong đó, nhận thức được tầm quan trọng của nhân tố con người trong mọi hoạt động, việc nâng cao chất lượng đội ngũ công chức được đánh giá là một trong những nội dung cơ bản của quá trình cải cách. Hoạt động bồi dưỡng công chức trong những năm qua không chỉ là mối quan tâm chung của tất cả các cấp, các ngành, từng cơ quan, đơn vị; mà còn là mối quan tâm thiết thực của bản thân mỗi công chức. Hoạt động bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực làm việc cho đội ngũ công chức, đặc biệt là công chức các cơ quan chuyên môn; là con đường giúp họ không ngừng hoàn thiện về phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính Nhà nước. Có thể nói, với tầm quan trọng của mình, hoạt động bồi dưỡng công chức thuộc các cơ quan chuyên môn luôn là vấn đề cấp thiết được Đảng và Nhà nước quan tâm ưu tiên hàng đầu. Nhưng thực tế hoạt động bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế. Đó là, việc bồi dưỡng xưa nay chưa có lớp dành cho cấp huyện riêng, bồi dưỡng chưa theo nhu cầu thực tế, chưa xác định đúng đối tượng cần được bồi dưỡng; nội dung, chương trình bồi dưỡng còn nhiều trùng lặp, ít đổi mới; số học viên một lớp quá đông, tình trạng người học chạy theo bằng cấp còn khá phổ biến; kinh phí bồi dưỡng còn hạn chế và sử dụng chưa hiệu quả; kết quả bồi dưỡng còn chú trọng nhiều đến số lượng mà chưa coi trọng chất lượng; người dạy nặng về lý thuyết thuần tuý; giáo viên kiêm chức lại thiếu phương pháp sư phạm... Hậu quả tất yếu là đội ngũ công chức còn nhiều yếu kém, chưa đáp ứng được những yêu cầu của công việc, hiệu quả làm việc thấp; trình độ kiến thức và năng lực công tác 2
- thực tiễn của đội ngũ công chức chưa ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước... Thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai, nằm ở phía Bắc vùng Tây Nguyên, có diện tích khoảng 261.99 km2, gồm 14 phường và 9 xã với dân số khoảng 21.9451 người. Thành phố Pleiku có vị trí chiến lược quan trọng trong phát triển kinh phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của cả nước. Thành phố Pleiku nằm trên trục giao thông giữa Quốc lộ 14, Quốc lộ 19 và đường Hồ Chí Minh, gần cửa khẩu Lệ Thanh và cửa khẩu Bờ Y tiếp giáp Lào và Campuchia. TP. Pleiku vinh dự được Chính phủ công nhận đô thị loại II (2009). Đặc biệt trong năm 2014, thành phố đã và đang triển khai lập điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng TP. Pleiku đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đây là quy hoạch được đầu tư cơ bản, lâu dài và bền vững. Trong đó nhấn mạnh việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng, năng lực thực thi công vụ để đủ điều kiện nâng cấp Pleiku thành đô thị loại I trước năm 2020. Chính vì vậy, vai trò của người công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố Pleiku lại rất quan trọng, phải làm sao để gần dân, hiểu dân và giải quyết các công việc cho nhân dân không chỉ đúng chức trách nhiệm vụ mà còn đạt hiệu quả và có tính thuyết phục cao. Để làm được điều đó, công tác bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn lại càng trở nên cần thiết, nó không chỉ giúp người công chức hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của mình, mà còn góp phần to lớn trong việc tập hợp nhân dân, giữ vững ổn định an ninh chính trị của khu vực và cả quốc gia. Với các lý do nêu trên, tác giả đã chọn vấn đề: “Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai” làm đề tài nghiên cứu trong luận văn cao học của mình. 3
- 2. Tình hình nghiên cứu Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn là nội dung quan trọng của sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay, nhất là đối với công cuộc cải cách hành chính nhằm xây dựng một nền hành chính chính quy, hiện đại với đội ngũ công chức có chất lượng cao về mặt lý luận, đây là vấn đề ngày càng thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Đã có nhiều công trình nghiên cứu được thực hiện và đăng tải kết quả dưới dạng đề tài khoa học, các bài báo, sách chuyên khảo, luận án, luận văn và khóa luận tốt nghiệp, cụ thể như sau: Thứ nhất, về đề tài khoa học, giáo trình và sách chuyên khảo: - GS.TS Nguyễn Phú Trọng, GS.TS Trần Xuân Sầm (2001), Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. Tác giả đã tổng kết thực tiễn, đưa ra các quan điểm lý luận tác giả đã phân tích, lý giải, hệ thống hóa các căn cứ khoa học của việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ. - Tác giả Ngô Thành Can (2014), “Đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực khu vực công”, Nxb Lao động, Hà Nội. Tác giả phân tích, đánh giá về các nội dung: học tập và phát triển nhân lực; đào tạo và bồi dưỡng trong khu vực công; xác định nhu cầu đào tạo; xây dựng kế hoạch đào tạo; thực hiện kế hoạch đào tạo; đánh giá đào tạo, phương pháp đào tạo và trang thiết bị đào tạo. - Trần Văn Tùng (2005), “Đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nguồn nhân lực tài năng”, NXB Thế giới; Tác giả đã trình bày những kinh nghiệm trong việc bồi dưỡng, sử dụng tài năng khoa học công nghệ, sản xuất kinh doanh, quản lý của Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc... công trình nghiên cứu của tác giả có ý nghĩa thực tiễn to lớn trong việc bồi dưỡng nhân lực, sử 4
- dụng tài năng khoa học – công nghệ phục vụ công nghệ phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Ở các công trình nghiên cứu này, các tác giả đã xác định rất rõ ràng hệ thống chính sách, luận cứ khoa học, phương pháp, cách thức để nâng cao chất lượng hoạt động bồi dưỡng đội ngũ công chức. Nhưng, các công trình nghiên cứu này mang tính vĩ mô, bao quát, rộng lớn, chưa có tính vùng miền, địa phương cụ thể, đặc biệt là vùng Tây Nguyên. Thứ hai, có nhiều bài viết trên các tạp chí “Quản lý nhà nước”, “Tạp chí Cộng sản” từng bước làm rõ hơn vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức. Ví dụ: - TS. Ngô Thành Can (2016), “Cải cách quy trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhằm nâng cao năng lực thực thi công vụ”, http://isos.gov.vn/. Trong bài viết này, tác giả tập đã trung làm rõ quan niệm về đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức, quy trình đào tạo bồi dưỡng và thực hiện cải cách trong đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động này. - Nguyễn Thị La (2015) (Học viện Hành chính quốc gia) “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trong quá trình cải cách hành chính”, http://www.tapchicongsan.org.vn/. Trong bài viết này, tác giả nhấn mạnh để xây dựng được đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị, có năng lực, có tính chuyên nghiệp cao, tận tụy phục vụ nhân dân, bên cạnh các khía cạnh khác nhau của công tác tổ chức cán bộ còn cần phải có các hình thức đào tạo, bồi dưỡng phù hợp, hiệu quả. - Ths. Lê Công Quyền (2009), Phó hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa: “Nên đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức theo nhu cầu công tác”, Tạp chí cộng sản; Tác giả nêu: Mặc dù đã được đào tạo, bồi dưỡng, một số cán bộ, công chức vẫn còn lúng túng trong việc thực hiện nhiệm vụ, năng 5
- lực lãnh đạo, quản lý, điều hành, giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Vì vậy, muốn nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nên đổi mới theo hướng đào tạo, bồi dưỡng theo nhu cầu công tác của người học Thứ ba, các luận án, luận văn và khóa luận tốt nghiệp đại học, chẳng hạn như: - Nguyễn Ngọc Hùng, “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức chính quyền cấp huyện trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk” (Luận văn thạc sỹ quản lý hành chính công – Học viện Hành chính Quốc gia, năm 2012). Trong đề tài này, tác giả đã đưa ra hai nhóm giải pháp chính. Đó là nhóm giải pháp về cơ quan quản lý công chức và nhóm giải pháp đối với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. - Trần Văn Tuấn, “Năng lực thực thi công vụ của công chức các phòng chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đăk Nông” (Luận văn thạc sỹ quản lý hành chính công – Học viện Hành chính Quốc gia, năm 2016). Trong đề tài này, tác giả đã đưa ra bảy nhóm giải pháp chính như đổi mới công tác tuyển dụng công chức; đổi mới công tác bố trí; sử dụng công chức; đổi mới đào tạo, bồi dưỡng; thực hiện công tác quy hoạch; đổi mới công tác đánh giá; đổi mới chế độ đãi ngộ; tạo môi trường làm việc. Những nghiên cứu này đã nêu rõ tính cần thiết của việc bồi dưỡng công chức hiện nay, nhìn chung những nghiên cứu này thể hiện những góc độ khác nhau và đã khắc họa những nét cơ bản về bồi dưỡng công chức, đưa ra những giải pháp, phương hướng nhằm nâng cao công tác bồi dưỡng công chức. Cùng nghiên cứu về vấn đề bồi dưỡng công chức nhưng mỗi đề tài chọn một cách tiếp cận dưới những góc độ khác nhau. Mặt khác, hoạt động bồi dưỡng ở các địa phương khác nhau và trong những thời gian khác nhau sẽ có những đặc thù khác nhau. Trong khi đó, để công tác bồi dưỡng công chức các cơ quan 6
- chuyên môn đạt hiệu quả thực sự, phải có sự nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm từ những địa phương cụ thể. Chính vì vậy, tác giả luận văn đã lựa chọn việc tìm hiểu công tác “Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai” làm đề tài nghiên cứu như là một cố gắng góp phần tìm thêm những giải pháp thiết thực cho công tác bồi dưỡng công chức trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Qua phân tích đánh giá thực trạng hoạt động bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBNB thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai nhằm nâng cao chất lượng hoạt động bồi dưỡng công chức, góp phần xây dựng đội ngũ công chức đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính và thực thi công vụ trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu như trên luận văn đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau: - Làm rõ một số vấn đề lý luận về công chức và bồi dưỡng công chức cấp nhà nước; - Khảo sát, thu thập các dữ liệu về công tác bồi dưỡng công chức, phân tích, đánh giá thực trạng đội ngũ công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai hiện nay; đánh giá kết quả đạt được, những mặt còn hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế trong công tác bồi dưỡng công chức tại các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Pleiku. 7
- - Đề xuất phương hướng cùng một số giải pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả, chất lượng về bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai trong thời gian tới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Hoạt động bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Thời gian: Từ năm 2011 đến năm 2015 - Không gian: Các phòng chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai. - Nội dung: Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp luận: Thực hiện nghiên cứu đề tài này, tác giả sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. - Các phương pháp nghiên cứu cụ thể: + Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: là một phương pháp phỏng vấn viết, được thực hiện cùng một lúc với nhiều người theo một bảng hỏi in sẵn. Người được hỏi trả lời ý kiến của mình bằng cách đánh dấu vào các ô tương ứng theo một quy ước nào đó. Tác giả điều tra bằng bảng hỏi tại một số cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai. Tác giả đã xây dựng phiếu khảo sát, điều tra những vấn đề có liên quan đến Luận văn. Số lượng phiếu phát ra là 109 phiếu, thu về 72 phiếu. + Phương pháp thống kê: được sử dụng để xử lý các số liệu thu thập được từ kết quả điều tra bằng bảng hỏi. 8
- + Phương pháp phân tích tài liệu: là phương pháp nghiên cứu các tài liệu có liên quan để có những luận cứ khoa học cho việc bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Kết quả nghiên cứu đề tài sẽ có một số đóng góp nhất định sau: 6.1. Ý nghĩa lý luận: - Góp phần hệ thống một số khái niệm cơ bản về công tác bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện làm cơ sở cho các nghiên cứu về vấn đề này. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn: - Kết quả phân tích thực trạng có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý đánh giá thực tiễn công tác về bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên chuyên môn thuộc UBND cấp huyện ở tỉnh Gia Lai. - Những giải pháp của đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho cơ quan quản lý hành chính nhà nước tại địa bàn tỉnh Gia Lai hoặc các cơ quan quản lý nhà nước ở các địa phương khác trong việc đẩy mạnh hiệu quả công tác bồi dưỡng đội ngũ công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện. - Đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các công trình nghiên cứu có cùng đề tài liên quan sau này. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục kèm theo, nội dung chính của luận văn được cấu trúc thành 3 chương: Chương 1: Lý luận chung về bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện. Chương 2: Thực trạng hoạt động bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai. 9
- Chương 3: Một số định hướng và giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả hoạt động bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai. 10
- Chƣơng 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ BỒI DƢỠNG CÔNG CHỨC CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN 1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1. Cấp huyện và công chức cấp huyện 1.1.1.1. Cấp huyện Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương, căn cứ vào Hiến pháp Việt Nam 2013 được thông qua tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIII ngày 19/06/2015 quy định tại “Chương I: Các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm có: Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh); Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện); Xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã); Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt. Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội thành lập” [42]. Cấp huyện là cấp hành chính cấp hai của Việt Nam, thấp hơn (về thẩm quyền), và thông thường thì cấp này cũng có quy mô dân số, diện tích, kinh tế nhỏ hơn cấp tỉnh. Đây là cấp hành chính cao hơn cấp xã, phường, thị trấn. Cấp hành chính này có nhiều tên gọi khác nhau tùy theo cấp hành chính nó trực thuộc, gồm "Huyện", "Quận", "Thị xã", "Thành phố trực thuộc tỉnh". Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả tập trung đi vào loại cơ quan hành chính Nhà nước. Một đặc điểm nổi bật của cơ quan hành chính Nhà nước đó là có quan hệ trực thuộc dọc, ngang tạo thành một hệ thống thống nhất, theo thứ bậc chặt chẽ. Hoạt động của cơ quan hành chính Nhà nước được thực hiện thường xuyên, liên tục nhằm duy trì trật tự xã hội và thúc đẩy sự phát triển của xã hội. 11
- Ngoài bộ máy thực hiện chức năng quản lý hành chính Nhà nước ở Trung ương, bộ máy hành chính địa phương ở nước ta chia thành 3 cấp: cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã. Cụ thể, theo điều 110, Hiến pháp 2013 quy định: “Các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được phân định như sau: Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Tỉnh chia thành huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh; thành phố trực thuộc trung ương chia thành quận, huyện, thị xã và đơn vị hành chính tương đương; Huyện chia thành xã, thị trấn; thị xã và thành phố thuộc tỉnh chia thành phường và xã; quận chia thành phường. Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội thành lập”. Hệ thống tổ chức hành chính Nhà nước ở địa phương có vị trí, vai trò, chức năng rất quan trọng, đó là chức năng quản lý Nhà nước trong phạm vi lãnh thổ. Và trong mỗi cấp hành chính, nhiệm vụ và quyền hạn được quy định cụ thể trong pháp luật. Có thể nhận thấy sự khác biệt tương đối rõ nét ở ba cấp chính quyền trong tổ chức hành chính Nhà nước ở địa phương nước ta. Cụ thể là: Chính quyền cấp tỉnh: thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình chủ yếu thông qua hoạt động hoạch định, xây dựng quy hoạch tổng thể, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cho toàn tỉnh, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra các hoạt động diễn ra trong từng lĩnh vực. Điều này được ghi trong luật Tổ chức Chính quyền địa phương: Đối với chính quyền cấp huyện: việc thực thi nhiệm vụ, quyền hạn thông qua cả hoạt động hoạch định và thực thi các chính sách. Đây là cấp trung gian trong hệ thống tổ chức hành chính Nhà nước địa phương, là cầu nối giữa cấp tỉnh và cấp xã. Do vậy, có thể thấy đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện vừa là những người trực tiếp triển khai, hướng dẫn thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về quản lý kinh tế - xã hội trên địa 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non - hệ Cao đẳng, Trường Đại học Đồng Nai
126 p | 300 | 56
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý văn bản điện tử tại Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
88 p | 230 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Phát triền nguồn nhân lực hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
113 p | 97 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình
118 p | 120 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
104 p | 149 | 22
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa
26 p | 127 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam
116 p | 100 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
102 p | 113 | 14
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
21 p | 113 | 14
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, Nghệ An
26 p | 130 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động của thư viện tỉnh Bạc Liêu
114 p | 17 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa
100 p | 14 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý xăng dầu của Cục Trang bị và Kho vận, Bộ Công an
85 p | 61 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
126 p | 16 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về văn hoá trên địa bàn phường Trường Sơn, Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
127 p | 19 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu
119 p | 15 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Thực thi chính sách văn hóa trong quản lý di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ
195 p | 8 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về công tác gia đình trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
145 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn