Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Năng lực của công chức Tỉnh Luang Phra Bang nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
lượt xem 4
download
Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm rõ một số vấn đề lý luận và thực trạng năng lực công chức tỉnh Luang Phra Bang mà đề xuất các quan điểm và giải pháp nhằm nâng cao năng lực công chức,đáp ứng yêu cầu phát triển mới của tỉnh Luang Phra Bang hiện nay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Năng lực của công chức Tỉnh Luang Phra Bang nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …..…/…….. ..…/….. HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA LATDAVAN KEOCHANDA NĂNG LỰC CỦA CÔNG CHỨC TỈNH LUANG PRABANG NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG TP. HỒ CHÍ MINH, 2019 1
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …..…/…….. ..…/….. HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA LATDAVAN KEOCHANDA NĂNG LỰC CỦA CÔNG CHỨC TỈNH LUANG PRABANG NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Mã số: 8 34 04 03 Người hướng dẫn khoa học: : TS. TRẦN TRÍ TRINH TP. HỒ CHÍ MINH – 2019 2
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các số liệu, trích dẫn trong Luận văn là chính xác và có nguồn gốc rõ ràng. Tác giả luận văn LATDAVAN KEOCHANDA 1
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn thạc sĩ này, bên cạnh sự nỗ lực cố gắng của bản thân còn có sự hướng dẫn nhiệt tình của quý Thầy Cô, cũng như sự động viên ủng hộ của gia đình và bạn bè trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn thạc sĩ. Xin chân thành cảm ơn TS. Trần Trí Trinh, người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo giúp tôi hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô của Học viện Hành chính Quốc gia đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập nghiên cứu tại Học viện Hành chính Quốc gia. Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn đến các đồng nghiệp trong Ủy ban nhân dân tỉnh Luang Phra Bang, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đã hỗ trợ giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài Tác giả luận văn LATDAVAN KEOCHANDA 2
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CHDCND Lào Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào ĐNDCM Lào Đảng Nhân dân Cách mạng Lào TW Trung ương NDCM Lào Nhân dân Cách mạng lào XHCN Xã hội Chủ nghĩa CCHC Cải cách hành chính CBCC Cán bộ công chức ĐTBD Đào tạo, bồi dưỡng QLNN Quản lý nhà nước 3
- Mục Lục MỞ ĐẦU............................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CỦA CÔNG CHỨC CHÍNH QUYỀN CẤP TỈNH, NƯỚC CHDCND LÀO ................................................... 6 1. 1. CÔNG CHỨC CHÍNH QUYỀN CẤP TỈNH, NƯỚC CHDCND LÀO ... 6 1.1.1. Khái niệm công chức ............................................................................ 6 1.1.2. Chính quyền cấp tỉnh ............................................................................ 9 1.1.3. Khái niệm công chức của chính quyền cấp tỉnh ................................. 13 1.2. NĂNG LỰC CỦA CÔNG CHỨC CHÍNH QUYỀN CẤP TỈNH ........... 16 1.2.1. Khái niệm năng lực ............................................................................. 16 1.2.2. Khái niệm năng lực của công chức chính quyền cấp tỉnh .................. 20 1.2.3. Các yếu tố cấu thành năng lực của công chức chính quyền cấp tỉnh . 21 1.2.4. Những tiêu chí đánh giá về năng lực của công chức của chính quyền cấp tỉnh .......................................................................................................... 24 1.3. Sự cần thiết nâng cao năng lực của công chức chính quyền cấp tỉnh ở Lào .......................................................................................................................... 30 1.3.1. Công cuộc đổi mới của CHDCND Lào và yêu cầu nâng cao năng lực cán bộ, công chức ......................................................................................... 30 1.3.2. Tình hình thế giới đòi hỏi nâng cao năng lực cán bộ, công chức các cấp ở Lào....................................................................................................... 32 1.3.3. Nhiệm vụ nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động bộ máy nhà nước đòi hỏi phải nâng cao năng lực cho cán bộ, công chức các cấp ......................... 35 Tiểu kết chương 1 ............................................................................................... 38 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC CỦA CÔNG CHỨC CHÍNH QUYỀN TỈNH LUANG PHA BANG, NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO ........................................................................................................... 39 2.1. Thực trạng đội ngũ công chức chính quyền tỉnh Luang Phra Bang, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào .................................................................... 39 2.1.1. Khái quát tỉnh Luang Phra Bang ........................................................ 39 2.1.2. Tổ chức bộ máy chính quyền tỉnh Luang Pra Bang ........................... 42 2.1.3. Đội ngũ công chức chính quyền tỉnh Luang Phra Bang..................... 44 2.2. Khảo sát năng lực của công chức chính quyền tỉnh Luang Phra Bang, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào ........................................................... 49 1
- 2.2.1. Trình độ của công chức chính quyền tỉnh Luang Phra Bang ............. 50 2.2.2. Kỹ năng của công chức chính quyền tỉnh Luang Phra Bang ............. 56 2.2.3. Thái độ công chức trong thực thi công vụ .......................................... 63 2.2.4. Kết quả thực thi công vụ..................................................................... 66 2.3. Đánh giá năng lực công chức chính quyền tỉnh Luang Phra Bang, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào .................................................................... 67 2.3.1. Những điểm mạnh .............................................................................. 67 2.3.2. Những hạn chế, yếu kém .................................................................... 69 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế ........................................................ 72 Tiểu kết chương 2 ............................................................................................... 75 CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CỦA CÔNG CHỨC CHÍNH QUYỀN TỈNH LUANG PHRA BANG, NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO ................................................................. 76 3.1. Định hướng nâng cao năng lực của công chức tỉnh Luang Phra Bang, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào ........................................................... 76 3.1.1. Quan điểm của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào về xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ................................................... 76 3.1.2. Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức của tỉnh Luang Pra Bang .............................................................................................................. 78 3.2. Giải pháp nâng cao năng lực của công chức chính quyền tỉnh Luang Phra Bang ................................................................................................................. 81 3.2.1. Xây dựng ý thức tự nâng cao năng lực của công chức....................... 81 3.2.2. Hoàn thiện công tác đánh giá thực thi công vụ đối với công chức .... 84 3.2.3. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động thực thi công vụ của công chức ................................................................................. 87 3.2.4. Xây dựng tiêu chuẩn chức danh công chức ........................................ 90 3.2.5. Nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức ............ 91 Tiểu kết chương 3 ............................................................................................... 98 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 99 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 101 2
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tỉnh là đơn vị hành chính cấp hai trong hệ thống chính quyền ba cấp của nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (cấp trung ương, cấp tỉnh và cấp huyện). Chính quyền tỉnh ngày càng khẳng định rõ vị trí vai trò của mình, trong việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Lào. Để bộ máy chính quyền cấp tỉnh hoạt động tốt, hoàn thành được chức năng, nhiệm vụ, một trong những vấn đề quan trọng đặt ra là: năng lực lãnh đạo công chức của chính quyền cấp tỉnh để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - chính trị - xã hội của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay và tương lai. Tỉnh Luang Phra Bang là một tỉnh được thành lập, trên đại bàn là nông thôn chiếm phần lớn, vùng núi và núi đá chiếm 80% diện tích đất cả tỉnh, nên vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, muốn đấy mạnh sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Luang Phra Bang đòi hỏi phải nâng cao trình độ, năng lực lãnh đạo, quản lý công chức của tỉnh để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra. Sự phát triển kinh tế - xã hội ở mọi thời đại và mọi quốc gia thì đều đòi hỏi phải đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước để đáp ứng với tình hình thực tế, trong đó không thể bỏ qua vấn đề nâng cao năng lực hoạt động quản lý Nhà nước của đội ngũ công chức Nhà nước nói chung và của chính quyền các cấp nói riêng, bởi lẽ đây là một yếu tố quan trọng góp phần vào sự thành công trong quản lý nhà nước. Mặc dù trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước Lào cùng với lãnh đạo tỉnh Luang Phra Bang đã quan tâm nhiều đến việc nâng cao năng lực cho đội ngũ công chức của tỉnh, nhưng đến nay, nhìn chung trình độ kiến thức, kỹ năng thực thi công vụ và ý thức trách nhiệm của công chức, tỉnh Luang Phra Bang đang còn nhiều hạn chế, yếu kém nhưng chậm được khắc phục. 1
- Trước đòi hỏi của công cuộc xây dựng và phát triển đất nước nói chung và của tỉnh Luang Phra Bang nói riêng trong thời kỳ mới, những yếu kém về năng lực của đội ngũ công chức đang là một trong những cản trở rất lớn cần phải tập trung giải quyết, như là một yêu cầu cấp bách hiện nay. Vì lý do trên, tác gỉa xin được chọn đề tài: “ Năng lực của công chức Tỉnh Luang Phra Bang nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào” làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sỹ chuyên ngành quản lý công. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài. Để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Luang Phra Bang đòi hỏi năng lực đội ngũ công chức các cấp, đặc biệt là công chức cấp tỉnh vì cấp tỉnh là cấp trên trực tiếp cấp cơ sở và sâu sát cấp cơ sở nhất Liên quan đến năng lực công chức nói chung và công chức cấp tỉnh nói riêng đã có khá nhiều công trình đề tài khoa học, luận văn, và các bài viết đăng tải trên những tạp chí, sách báo khác nhau, cả ở Việt Nam và CHDCND Lào: trong đó có thể kể đến như: Xay Nha Sỏn Phô Khăn, luận văn thạc sỹ “Nâng cao năng lực hoạt động quản lý Nhà nước của đội ngũ công chức chính quyền Thành phồ Viêng Chăn nước Công hóa Dân chủ Nhân dân Lào, Hà Nội 2004. Đề tài này nghiên cứu năng lục đội ngũ công chức của thành phố Viêng Chăn, là thành phố thủ đô, không thuộc tỉnh Viêng Chăn.[27] PhoMaLath SOMMAI, luận văn thạc sỹ “Nâng cao năng lực lãnh đạo cho cán bộ, công chức chủ chốt tỉnh Viêng Chăn, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào” Tp. Hồ Chí Minh – năm 2010. Đề tài nài chỉ tập trung nghiên cứu năng lực lãnh đạo của cán bộ, công chức chủ chốt, mà không phải cả đội ngũ công chức của tỉnh Viêng Chăn.[12] Nhuyễn Phương Thủy, luận văn thạc sỹ “Nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức hành chính nhà nước cấp thành phố ở Cần Thơ trong giai đoạn hiện nay” Tp. Hồ Chí Minh – năm 2010; và nhiều công chình khác….[10] 2
- Các công trình đề tài nghiên cứu, với các góc độ khác nhau, đã xem xét, phân tới vẫn đề năng lực công chức và nâng cao năng lực công chức Nhà nước, ở cả Trung ương và địa phương, cả công chưc CHDCND Lào. Tuy nhiên đến nay chua có một công trình đề tài nào nghiên cứu trục tiếp về năng lực công chức của Tỉnh Luang Phra Bang ở CHDCND Lào. Vì những lý do trên, “Năng lực của công chức Tỉnh Luang Phra Bang nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào” làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sỹ chuyên ngành quản lý công. 3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu Trên cơ sỏ làm rõ một số vấn đề lý luận và thực trạng năng lực công chức tỉnh Luang Phra Bang mà đề xuất các quan điểm và giải pháp nhằm nâng cao năng lực công chức,đáp ứng yêu cầu phát triển mới của tỉnh Luang Phra Bang hiện nay. 3.2.Nhiệm vụ nghiên cứu Làm rõ một số vấn đề lý luận có liên quan đến năng lực của công chức nói chung và công chức cấp tỉnh nói riêng. Phân tích thực trạng, rút ra những ưu nhược điểm về năng lực của công chức chính quyền tỉnh Luang Phra Bang hiện nay. Để xuất những giải pháp nhằm nâng cao năng lực của công chức chính quyền ở tỉnh Luang Phra Bang 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là năng lực của công chức chính quyền cấp tỉnh, kể cả công chức lãnh đạo và công chức thừa hành. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: Pạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung nghiên cứu về năng lực của công chức trong bộ máy chính quyền tỉnh, không nghiên cứu công chức làm công tác Đảng và công tác đoàn thể. 3
- Về mặt không gian tập trung khảo sát năng lực của đội ngũ công chức của Tỉnh Luang Phra Bang. Về mặt thời gian chỉ khảo sát năng lực lãnh đạo, quản lý của công chức Tỉnh Luang Phra Bang từ năm 2015 đến nay. 5. Đóng góp của Luận văn - Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực lãnh đạo, quản lý của công chức tỉnh Luang Phra Bang, làm rõ các mặt tích cựu và chỉ ra những mặt còn hạn chế, từ đó tìm ra những nguyên nhân cơ bản làm ảnh hưởng đến năng lực lãnh đạo, quản lý của công chức chủ chốt tỉnh Luang Phra Bang - Đề xuất một số giải pháp cơ bản, khả thi nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý góp phần vào việc hoạch định các chủ trương, chính sách cho công tác cán bộ, đặc biệt là vấn đề đào tạo và nâng cao năng lực cho công chức tỉnh Luang Phra Bang - Luận văn có thể là cơ sở lý luận và thực tiễn làm căn cứ cho thành ủy, chình quyền tỉnh, và ban tổ chức cán bộ tỉnh Luang Phra Bang cụ thể hóa đưa ra các chủ trương, chính sách, biện pháp phù hợp trong thực tiễn để nâng cao năng lực lãnh đạo,cán bộ, công chức chính quyền tỉnh Luang Phra Bang trong thời gian tới. 6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Luận văn được nghiên cứu, thực hiện dựa trên các phương pháp: - Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử - Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, hệ thống, đồng thời kế thừa những kết quả nghiên cứu về lý luận và thực tiễn việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong và ngoài nước nhằm làm rõ vấn đề cần nghiên cứu. 7. Kết cấu của Luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung chính của Luận văn được bố cục theo 3 chương: 4
- Chương 1: Một số vấn đề lý luận, về năng lực của công chức cấp tỉnh ở nước CHDCND Lào Chương 2: Thực trạng về công chức chính quyền tỉnh Luang Phra Bang Chương 3: Một số Giải pháp về nâng cao năng lực quản lý của công chức. tỉnh Luang Phra Bang 5
- CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CỦA CÔNG CHỨC CHÍNH QUYỀN CẤP TỈNH, NƯỚC CHDCND LÀO 1. 1. CÔNG CHỨC CHÍNH QUYỀN CẤP TỈNH, NƯỚC CHDCND LÀO 1.1.1. Khái niệm công chức Nền hành chính nhà nước nào cũng cấu thành bởi những yếu tố cơ bản là thể chế hành chính nhà nước, bộ máy hành chính nhà nước, độ ngũ công chức nhà nước. Công chức là một khái niệm được sử dụng phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới để chỉ những công dân được tuyển dụng vào làm việc thường xuyên trong các cơ quan nhà nước, do ngân sách nhà nước trả lương. Nhưng do đặc thù của từng quốc gia nên quan niệm công chức ở các nước không hoàn toàn giống nhau. Có nước chỉ giới hạn công chức trong phạm vi những người hoạt động quản lý nhà nước. Một số nước có quan niệm rộng hơn, công chức bao gồm những người làm việc trong các cơ quan, tổ chức có tính chất công quyền. Sau ngày thống nhất đất nước năm 1975 nước CHDCND Lào đã thực hiện chế độ công chức trên phạm vi cả nước theo đó, tất cả những người làm việc trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp nhà nước, nông trường, lâm trường và lực lượng vũ trang đều được gọi chung trong một cụm từ “cán bộ, công nhân viên nhà nước ”. Chuyển sang thời kỳ đổi mới nước CHDCND Lào, khái niệm công chức được quy định theo Luật Cán bộ, Công chức số 74/QH ngày 18/12/2015 về cán bộ, công chức nước CHDCND Lào. Luật chỉ rõ “Công dân Lào được tuyển dụng và bổ nhiệm giữ một công vụ thường xuyên trong một công sở của Nhà nước ở Trung ương hay địa phương, ở trong nước hay 6
- ngoài nước đã được xếpvào một ngạch, hưởng lương do ngân sách nhà nước cấp gọi là công chức nhà nước”.[1] Trước yêu cầu của sự nghiệp xây dựng đất nước Lào trong điều kiện mới, đòi hỏi phải xây dựng đội ngũ công chức chính quy, hiện đại. Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng NDCM Lào trong văn bản ngày 18/01/2016 chỉ rõ:Ở nước CHDCND Lào, sự hình thành đội ngũ cán bộ, công chức có đặc điểm khác các nước. Cán bộ làm việc trong các cơ quan nhà nước, đảng, đoàn thể là một khối thống nhất trong hệ thống chính trị do Đảng lãnh đạo. Bởi vậy, cần có một pháp lệnh có phạm vi điều chỉnh chung đối với cán bộ trong toàn hệ thống chính trị bao gồm: công chức nhà nước (trong đó có công chức làm việc ở cơ quan quân đội, an ninh…), cán bộ làm việc chuyên trách ở các cơ quan Đảng, đoàn thể. Theo đó, công chức Lào là “công dân Lào trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước, bao gồm những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc giao giữ một công việc thường xuyên, được phần loại theo trình độ đào tạo, ngành chuyên môn, được xếp vào một ngạch hành chính, sự ngiệp, những người làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân và công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp và công nhân quốc phòng”.[3] Theo Luật Cán bộ, công chức số 74/QH, ngày 18/12/2015 đã quy định: cán bộ, công chức là công dân Lào trong biên chế bao gồm: - Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ trong các cơ quan, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, thủ đô, ở tỉnh, ở huyện; - Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc giao nhiệm vụ thường xuyên làm việc trong các cơ quan, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; 7
- - Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch công chức hoặc giao giữ một nhiệm vụ thường xuyên làm việc ttrong các cơ quan nhà nước ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; - Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch viên chức hoặc giao giữ một nhiệm vụ thường xuyên làm việc trong các đơn vị sự nghiệp nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; - Thẩm phán Tòa án nhân dân, kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân; - Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc giao nhiệm vụ thường xuyên làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng, làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp; - Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực, Hội động nhân dân, UBND, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội thuộc huyện, thị xã; Những người được tuyển dụng, giao giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc UBND cấp huyện”. Khái niệm cán bộ, công chức được phân biệt rõ ràng như: “Cán bộ là công dân Lào, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng NDCM Lào, Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, ở Thủ đô, ở tỉnh, ở huyện, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.[7] Công chức là công dân Lào được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng NDCM Lào, Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ 8
- quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng NDCM Lào, Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây goi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước, đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.[34] Như vậy, theo quy định pháp luật hiện hành của nước CHDCND Lào “cán bộ”, “công chức” đều dùng để chỉ những người là công dân Lào trong biên chế của các cơ quan nhà nước nói chung. Và tiêu chí để phân định giữa “cán bộ” và “công chức” là dựa vào cơ chế hình thành “cán bộ” được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ, còn “công chức” được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh. 1.1.2. Chính quyền cấp tỉnh Hiến pháp nước CHDCND Lào đã chia hệ thống chính quyền bốn cấp của Nhà nước CHDCND Lào gồm: cấp trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp bản. Theo Luật Hành chính địa phương của nước CHDCND Lào (số 03/QH, ngày 21 tháng 10 năm 2003) đã quy định chính quyền địa phương gồm 3 cấp: tỉnh (thành phố), huyện (thị trấn), và bản (làng). [9] Tỉnh được thành lập, giải thể, tách ra, sắp xếp lại và được quy định địa giới do Nghị quyết của Quốc hội theo đề nghị của Chính phủ. Tỉnh được chia ra thành nhiều huyện và thị xã. [8,9] Thành phố là cấp tương đương cấp tỉnh, là đơn vị hành chính thành thị, đông dân; là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và dịch vụ đóng 9
- vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế - văn hóa của đất nước. Thành phố chia thành quận (đô thị), huyện (nông thôn). [9] Theo luật pháp Lào, trong điều kiện cần thiết có thể xây dựng đặc khu với sự đồng ý của Quốc hội. Đặc khu là cấp ngang với cấp tỉnh. Như vậy, cấp tỉnh là đơn vị hành chính nhà nước cao nhất của chính quyền địa phương. Tỉnh có chức năng quản lý hành chính nhà nước về mọi mặt chính trị, kinh tế - xã hội, an ninh, trật tự, ngoại giao, văn hóa, giáo dục, …. trên địa bàn tỉnh. Chính quyền cấp tỉnh là cấp thứ hai sau cấp trung ưởng, chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh và các văn bản pháp lý của Bộ, ngành của trung ương, bảo đảm các quy định đó được thực hiện ở địa phương. Dưới gốc độ quản lý nhà nước, chính quyền cấp tỉnh chịu sự đôn đốc, chỉ đạo, kiểm tra của Chính phủ, của các Bộ, ngành ở trung ương về các lĩnh vực công tác có liên quan, đồng thời chịu trách nhiệm báo cáo trước Chính phủ và các cơ quan Nhà nước cấp trên về tình hình quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực. Chính quyền cấp tỉnh tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra các hoạt động quản lý của các cơ quan, đơn vị thuộc quyền, bảo đảm các cơ quan này được tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật, thực hiện đầy đủ các chủ trương quản lý Nhà nước, đảm bảo đường lối, chính sách, pháp luật của Nhà nước được triển khai thực hiện ở cơ sở. [6] Chính quyền cấp tỉnh có trách nhiệm quản lý nhà nước về kinh tế và nhiệm vụ phát triển kinh tế địa phương; tạo điều kiện, khuyến khích tất cả các thành phần kinh tế phát triển; phát huy mọi nguồn vốn, mọi tiềm năng kinh tế của tỉnh; hướng dẫn cho tất cả các thành phần kinh tế đầu tư, phát triển, sản xuất, tạo việc làm cho người lao động; ổn định và nâng cao đời sông nhân dân; tang nguồn thu cho ngân sách. [9] 10
- Chính quyền cấp tỉnh là cơ quan quản lý trực tiếp toàn bộ cơ sở vật chất, kỹ thuật, tài sản công và các công trình văn hóa, công trình phúc lợi phục vụ đời sống, sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn tỉnh. Chính quyền cấp tỉnh thực hiện các hoạt động quản lý nhà nước không chỉ đối với các đơn vị kinh tế, đơn vị sự nghiệp trực thuộc tỉnh, mà còn có quyền kiểm tra, thực hiện các hoạt động quản lý nhà nước đối với các đơn vị trung ương đóng trên địa bàn tỉnh. Chính quyền cấp tỉnh có trách nhiệm trong việc phát triển sự nghiệp văn hóa, xã hội và đời sống của nhân dận trong tỉnh. Chính quyền cấp tỉnh trực tiếp chỉ đạo, tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục, đào tạo; bảo đảm các điện vật chất, chăm lo xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên phục vụ cho công tác giáo dục và đào tạo. Chính quyền cấp tỉnh thực hiện công tác quản lý nhà nước về giáo dục - đào tạo, phát triển các loại hình trường, lớp, tạo điều kiện cho con em các thành phần xã hội, các dân tộc đến tuổi được đến trường, có điều kiện phát triển trí tuệ, phát huy tài năng của mình để phục vụ đất nước. Chính quyền cấp tỉnh chỉ đạo, thực hiện kế hoạch bảo vệ sức khỏe nhân dân, bảo đảm chăm sóc sức khỏe người già, bà mẹ, trẻ em; thực hiện quản lý nhà nước về y tế; bảo đảm điều kiện vật chất, trang thiết bị y tế, thuốc chữa bệnh và điều trị cho nhân dân; chăm lo phát triển sự nghiệp y tế công đồng, tạo điều kiện cho mọi người dân đều được bảo vệ sức khỏe. Chính quyền cấp tỉnh xây dựng và tổ chức các chương trình phát triển sự nghiệp văn hóa, thông tin, thể dục thể thao của tỉnh; tạo điều kiện cho nhân dân tham gia các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao; được hưởng quyền được nhận thông tin, hưởng các giá trị tinh thần khác do các công trình văn hóa, nghệ thuật, di tích lịch sử, danh làm thắng cảnh mang lại. Chính quyền cấp tỉnh hướng dẫn nhân dân xây dựng nếp sống văn mình, xây dựng gia đình văn hóa, xóa bỏ các tập tục lạc hậu, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống của các bộ tộc Lào. 11
- Chính quyền cấp tỉnh tổ chức chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện các chính sách dân tộc, thực hiện các biện pháp bảo đảm các điều kiện cải thiện đời sống vật chất, tinh thần, nâng cao dân trí của đồng bào các dân tộc; bảo đảm quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tạo điều kiện cho nhân dân các dân tộc đòan kết, giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển. Chính quyền cấp tỉnh tổ chức thực hiện các chính sách xã hội đối với gia đình thương binh liệt sỹ, gia đình có công với cách mạng, giúp đỡ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, người già, neo đơn, tàn tật; thực hiện các biện pháp xóa đói, giảm nghèo, vận động nhân dân đoàn kết, tương trợ lẫn nhau. Chính quyền cấp tỉnh tổ chức thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh quốc phòng; xây dựng lực lượng vũ trang địa phương; xây đựng nền quốc phòng toàn dân; xây dựng trận tuyến an ninh; xây dựng chiến lược phòng thủ quốc phòng, chiến lược hậu cần lại chỗ; kết hợp giữa nhiệm vụ kinh tế với quốc phòng; giữ vững trật tự trị an địa phương, bảo đảm an toàn cho sản xuất và sinh hoạt, phục vụ việc phát triển kinh tế. Chính quyền cấp tỉnh còn có nhiệm vụ xây dựng chính quyền huyện, chính quyền bản theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của trung ương. Bảo đảm chính quyền địa phương tổ chức các hoạt động theo đúng pháp luật và có hiệu quả. Chính quyền cấp tỉnh thường xuyên thực hiện, theo dõi, kiểm tra công tác của các cơ quan chuyên môn thuộc quyền, của các cấp chính quyền huyện, chính quyền bản thuộc phạm vi tỉnh; lắng nghe báo cáo của cấp dười, tìm biện pháp giải quyết những vướng mắc khó khăn của cấp dưới trong việc giải quyết các nhiệm vụ, chủ trương cụ thể việc thực hiện trong phạm vi của tỉnh. Chính quyền cấp tỉnh có nhiệm vụ đào tạo và đào tạo lại, bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp tỉnh, cấp huyện và cấp bản. 12
- Tổ chức bộ máy chính quyền cấp tỉnh ở nước CHDCND Lào bao gồm: - Văn phòng hành chính tỉnh. - Các sở thuộc ngành dọc của trung ương và sở thuộc tỉnh. Cán bộ, công chức của chính quyền cấp tỉnh bao gồm: - Tỉnh trưởng, Phó tỉnh trưởng; - Trưởng, phó văn phòng hành chính tỉnh; - Giám đốc, phó giám đốc sở thuộc bộ và các trưởng, phó sở thuộc tỉnh. - Và cán bộ, công chức mà làm việc tại các tổ chức bộ máy của chính quyền cấp tỉnh. 1.1.3. Khái niệm công chức của chính quyền cấp tỉnh Công chức của chính quyền cấp tỉnh là những công chức làm việc trong bộ máy chính quyền cấp tỉnh, là một bộ phận cấu thành đội ngũ cán bộ, công chức của nước CHDCND Lào. [8] Công chức của chính quyền cấp tỉnh bao gồm: Trưởng, phó văn phòng hành chính tỉnh; Giám đốc, phó giám đốc sở thuộc bộ và các trưởng, phó sở thuộc tỉnh; và công chức mà làm việc tại các tổ chức bộ máy của chính quyền cấp tỉnh. [7] Công chức của chính quyền cấp tỉnh vừa là người đại diện cho Nhà nước thực hiện công quyền theo chức năng, nhiệm vụ cùa mình; vừa là cấp thừa hành, tham mưu cho trung ương, chính phủ, các bộ, ngành và trong quan hệ trực tiếp hàng ngày với dân. Công chức của chính quyền cấp tỉnh phải có nghĩa vụ thực hiện đúng chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước theo thẩm quyền được giao.[7,8] 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non - hệ Cao đẳng, Trường Đại học Đồng Nai
126 p | 303 | 56
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý văn bản điện tử tại Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
88 p | 232 | 44
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “Một cửa”, “Một cửa liên thông” tại Ủy ban nhân dân cấp Phường tại quận Nam Từ Liêm
28 p | 237 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về dịch vụ công ích vệ sinh môi trường trên địa bàn quận Hà Đông
90 p | 75 | 24
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
104 p | 149 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình
118 p | 120 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
102 p | 113 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Tạo động lực làm việc cho viên chức tại Ban quản lý dự án quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
115 p | 59 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Công tác quản lý hồ sơ tại cơ quan Tổng cục Thuế, Bộ tài chính
117 p | 72 | 10
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, Nghệ An
26 p | 131 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động của thư viện tỉnh Bạc Liêu
114 p | 19 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý xăng dầu của Cục Trang bị và Kho vận, Bộ Công an
85 p | 61 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu
119 p | 16 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
126 p | 18 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về văn hoá trên địa bàn phường Trường Sơn, Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
127 p | 28 | 5
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức cấp xã huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng
28 p | 104 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Thực thi chính sách văn hóa trong quản lý di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ
195 p | 8 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về công tác gia đình trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
145 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn