Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý của Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Bình
lượt xem 9
download
Mục đích nghiên cứu là làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc thực hiện các quy định về hoạt động QLNN về MT trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, Từ đó đưa ra những quan điểm và giải pháp để nâng cao hiệu quả Quản lý Nhà nước về Môi trường nhằm cải thiện MT, đảm bảo phát triển bề vững.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý của Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Bình
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HOÀNG VĂN TUÂN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ MÔI TRƢỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Thừa Thiên Huế - Năm 2017
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HOÀNG VĂN TUÂN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ MÔI TRƢỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 60.34.04.03 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐẶNG THÀNH LÊ Thừa Thiên Huế - Năm 2017
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Thừa Thiên Huế, ngày tháng năm 2017 Học Viên Hoàng Văn Tuân
- LỜI CẢM ƠN Luận văn này là kết quả của bản thân sau một quá trình nỗ lực học tập và nghiên cứu với sự giúp đỡ của thầy cô, đơn vị, đồng nghiệp và ngƣời thân. Để có đƣợc thành quả ngày hôm nay, lời đầu tiên xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy giáo - TS. Đặng Thành Lê, ngƣời trực tiếp hƣớng dẫn khoa học, đã dành nhiều thời gian, công sức trong quá trình nghiên cứu để giúp tôi hoàn thành luận văn này. Tiếp theo, xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Cơ sở Học viện Hành chính Khu vực miền Trung, Khoa Sau đại học Học viện Hành chính Quốc gia cùng toàn thể các thầy, cô giáo của Học viện Hành chính Quốc gia đã giảng dạy tận tình và truyền đạt những kiến thức quý báu, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tuy có nhiều cố gắng, nhƣng trong luận văn này không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Tôi kính mong quý thầy, cô và những ngƣời quan tâm đến đề tài có những đóng góp, giúp đỡ để đề tài đƣợc hoàn thiện hơn. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn./. Học viên Hoàng Văn Tuân
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn .................................................................. 1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài: ................................................... 3 3. Mục đích và nhiệm vụ: .................................................................................. 6 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 6 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu ............................................ 7 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn ..................................................... 8 7. Kết cấu của luận văn ..................................................................................... 9 CHƢƠNG 1:.................................................................................................... 10 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ MÔI TRƢỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH ...................................... 10 1.1. Khái niệm, phân loại và vai trò của môi trƣờng. ................................. 10 1.1.1. Khái niệm ...................................................................................... 10 1.1.2. Phân loại môi trƣờng ..................................................................... 11 1.1.3. Vai trò, ý nghĩa của môi trƣờng .................................................... 12 1.2 Quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng ......................................................... 15 1.2.1. Khái niệm ...................................................................................... 15 1.2.2 Nội dung quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng. ................................... 15 1.2.3. Tổ chức bộ máy QLNN về môi trƣờng. ........................................ 25 1.3. Kinh nghiệm nƣớc ngoài: ..................................................................... 26 1.3.1 Kinh nghiệm Singapore:................................................................. 26 1.3.2. Kinh nghiệm ở Pháp, Tây Ban Nha, Ý và Hoa Kì cho giảm khí thải công nghiệp ...................................................................................... 29 1.3.3. Kinh nghiệm của Hàn Quốc .......................................................... 31 Tiểu kết Chƣơng 1 ........................................................................................... 32 CHƢƠNG 2:.................................................................................................... 33
- THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ MÔI TRƢỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH GIAI ĐOẠN 2010 - 2015 ................................. 33 2.1. Tổng quan về tỉnh Quảng Bình ............................................................ 33 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên: ........................................................................ 33 2.1.2. Đặc điểm khí tƣợng, thủy văn ....................................................... 34 2.1.3. Tài nguyên đất ............................................................................... 34 2.1.4. Tài nguyên khoáng sản .................................................................. 34 2.1.5. Tài nguyên sinh vật biển ............................................................... 35 2.1.6. Tài nguyên rừng và đất rừng ......................................................... 35 2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ..................................................................... 35 2.2.1. Đặc điểm kinh tế ........................................................................... 35 2.2.2. Đặc điểm xã hội............................................................................. 35 2.2.3 Thực trạng môi trƣờng hiện nay: ................................................... 36 2.3. Thực trạng quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình từ năm 2010 – 2015 ............................................................................ 44 2.3.1 Tổ chức bộ máy QLNN về môi trƣờng. ......................................... 44 2.3.2. Quy hoạch và thực hiện Quy hoạch về Bảo vệ môi trƣờng .......... 57 2.3.3. Thủ tục hành chính trong hoạt động bảo vệ môi trƣờng. .............. 65 2.3.4 Công tác thanh tra, kiểm tra: .......................................................... 67 2.3.5 Nguồn nhân lực thực hiện QLNN về môi trƣờng: ......................... 69 2.3.6 Trang thiết bị chuyên dùng cho quản lý môi trƣờng:..................... 71 2.3.7. Tuyên truyền, phổ biến về bảo vệ môi trƣờng: ............................. 74 2.3. Tồn tại hạn chế trong quản lý Nhà nƣớc về MT. ................................ 74 2.5. Đánh giá chung: ................................................................................... 76 2.5.1. Kết quả đạt đƣợc: .......................................................................... 76 2.5.2. Hạn chế, tồn tại: ............................................................................ 77 2.5.3 Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế: ................................................. 78 Tiểu kết Chƣơng 2 ........................................................................................... 79
- CHƢƠNG 3 ..................................................................................................... 82 GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QLNN VỀ MÔI TRƢỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH ...................................... 82 3.1 Quan điểm định hƣớng phát triển của Đảng, Nhà nƣớc: ...................... 82 3.1.1. Quan điểm: .................................................................................... 82 3.1.2. Định hƣớng về bảo vệ môi trƣờng: ............................................... 83 3.2 Mục tiêu, định hƣớng phát triển tỉnh Quảng Bình đến năm 2020 ........ 88 3.2.1. Mục tiêu:........................................................................................ 88 3.2.2 Định hƣớng bảo vệ môi trƣờng: ..................................................... 88 3.3. Giải pháp tăng cƣờng hiệu quả công tác QLNN về môi trƣờng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. .................................................................................. 89 3.3.1. Tổ chức bộ máy QLNN về môi trƣờng: ........................................ 90 3.2.2. Quy hoạch và thực hiện quy hoạch bảo vệ môi trƣờng: ............... 90 3.2.3. Thủ tục hành chính trong lĩnh vực QLNN về môi trƣờng: ........... 91 3.2.4. Công tác thanh tra, kiểm tra: ......................................................... 93 3.2.5 Nguồn nhân lực thực hiện QLNN về Môi trƣờng:......................... 94 3.2.6 Tăng cƣờng đầu tƣ trang thiết bị chuyên dùng cho quản lý môi trƣờng ...................................................................................................... 97 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 98 TÀI LIỆU THAM KHẢO
- DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT BVMT : Bảo vệ môi trƣờng ĐTM : Đánh giá tác động môi trƣờng GDP : Tổng sản phẩm quốc nội KCN : Khu công nghiệp KT-XH : Kinh tế - Xã hội MT : Môi trƣờng PTBV : Phát triển bền vững QLMT : Quản lý môi trƣờng QLNN : Quản lý nhà nƣớc SX : Sản xuất TN : Tài nguyên TNMT : Tài nguyên môi trƣờng TN & MT : Tài nguyên và Môi trƣờng TNTN : Tài nguyên thiên nhiên UBND : Ủy ban nhân dân UBMTTQ : Ủy ban Mặt trận Tổ quốc XH : Xã hội QC Quy chuẩn
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: So sánh các công cụ chính sách giảm phát thải NOx .................... 24 Bảng 2.1: Thống kê lƣu vực sông .................................................................. 31 Bảng 2.2: Thống kê phân phối dòng chảy bình quân nhiều năm ................... 37 Bảng 2.3: Số liệu vi phạm về khai thác, săn bắt và buôn bán động, thực vật hoang dã từ năm 2011-2014 ............................................................................ 44 Bảng 2. 4: Chi ngân sách cho hoạt động sự nghiệp môi trƣờng ..................... 61 Bảng 2. 5: Chi ngân sách nhà nƣớc các huyện, thị xã, thành phố cho hoạt động môi trƣờng .............................................................................................. 61 Bảng 2.6: Số lƣợng cán bộ làm công tác quản lý và bảo vệ môi trƣờng tại tỉnh Quảng Bình ..................................................................................................... 70 Bảng 2.7: Danh mục thiết bị........................................................................... 71
- DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1: Sơ đồ nội dung chính sách quản lý ................................................. 20 Hình 2.1: Diễn biến hàm lƣợng TSS trên sông gianh qua các năm ................ 38 Hình 2.2: Diễn biến hàm lƣợng COD trên sông Gianh qua các năm.............. 38 Hình 2.3: Diễn biến hàm lƣợng BOD5 trên sông gianh qua các năm [17] ..... 39 Hình 2.4: Diễn biến hàm lƣợng BOD5 tại các biển ven bờ qua các năm [17] 40 Hình 2.5: Diễn biến tiếng ồn tại các nút giao thông, khu thƣơng mại, đô thị trên địa bàn tỉnh từ năm 2011-2015 ................................................................ 42 Hình 2.6: Sơ đồ bộ máy quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng tỉnh Quảng Bình .. 47 Hình 2.7: Sơ đồ tổ chức bộ máy Sở Tài nguyên và môi trƣờng tỉnh Quảng Bình ................................................................................................................. 48 Hình 2.8: Sơ đồ tổ chức bộ máy của Chi cục BVMT tỉnh Quảng Bình ......... 52
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn Trong những năm qua tốc độ phát triển kinh tế ngày càng tăng mang lại rất nhiều lợi ích: mức sống cao hơn, giáo dục và sức khoẻ tốt hơn, kéo dài tuổi thọ…Tuy nhiên, đi kèm theo đó là tình trạng môi trƣờng ô nhiễm làm cho nhiệt độ trái đất tăng lên, mực nƣớc biển dâng cao… có thể nói rằng khí hậu đang ngày càng diễn biến phức tạp đe dọa đến cuộc sống của toàn nhân loại. Phòng ngừa, giảm thiểu, khắc phục ô nhiếm môi trƣờng là vấn đề cấp bách cần ƣu tiên xem xét trong quá trình phát triển kinh tế, nó đƣợc coi nhƣ một yếu tố phát triển song hành cùng kinh tế. Công tác BVMT ở nƣớc ta trong thời gian qua đã đạt đƣợc những kết quả quan trọng. Nhiều chính sách văn bản pháp luật về BVMT đã đƣợc sửa đổi thông qua nhƣ Luật BVMT (2015); Nghị định 19/NĐ - CP ngày 14 tháng 12 năm 2015 của chính phủ về “ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật BVMT”; Nghị định số 18/2015/NĐ - CP của Chính phủ về việc quy định về Quy hoach bảo vệ môi trƣờng, đánh giá môi trƣờng chiến lƣợc, đánh giá tác động môi trƣờng, kế hoạch bảo vệ môi trƣờng”; Nghị định số 179 /2013 /NĐ – CP. Hệ thống QLNN về BVMT từ trung ƣơng đến địa phƣơng và ở các bộ, ngành đã đƣợc hình thành, ngày càng đƣợc tăng cƣờng và đi vào hoạt động có nề nếp. Chính phủ đã và đang từng bƣớc xây dựng và hoàn thiện một hệ thống các thể chế nhằm đảm bảo cho công tác BVMT đƣợc chú trọng ở mọi lúc, mọi nơi, từ ý nghĩ đến hành động. Ý thức về trách nhiệm BVMT của các cơ quan nhà nƣớc, các tổ chức đoàn thể, tƣ nhân, doanh nghiệp và cộng đồng ngày càng đƣợc nâng cao. Việt Nam đã có vai trò trong hội nhập quốc tế về BVMT, tham gia hầu hết các công ƣớc và 1
- hiệp định quốc tế về BVMT. Việc thực hiện tốt kế hoạch quốc gia đó đã góp phần ngăn chặn ô nhiễm, giảm bớt tình trạng suy thoái MT và sự cố MT. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đáng khích lệ, tình hình MT ở nƣớc ta vẫn còn nhiều vấn đề đáng lo ngại. Cùng với đà tăng trƣởng kinh tế, MT đô thị, KCN tập trung, các điểm vui chơi giải trí và một số vùng nông thôn đang bị ô nhiễm ngày càng nặng. Nếu không đƣợc phòng ngừa và ngăn chặn kịp thời, có thể gây ra tác hại nghiêm trọng tới sức khỏe nhân dân, ảnh hƣởng xấu đến sản xuất và sự PTBV của đất nƣớc. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do tác động tổng hợp của nhiều nguyên nhân, cả khách quan và chủ quan. Tuy nhiên, một trong những nguyên nhân quan trọng là thuộc lĩnh vực QLNN về MT, đặc biệt là ở các địa phƣơng. Điều này đƣợc thể hiện ở chỗ: trong các quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH, các yếu tố TNMT chƣa đƣợc phát hiện và đánh giá một cách toàn diện trên cơ sở PTBV; chƣa đƣợc trình bày theo một trình tự thống nhất, thậm chí một số vấn đề còn bị bỏ sót, chƣa có một hệ thống tiêu thức có thể đánh giá đúng về mức độ tiến bộ trong đảm bảo PTBV; chƣa hoặc rất ít gắn việc xử lý các vấn đề KT - XH và MT ngay từ đầu mà còn mang tính tách biệt; thiếu các biện pháp và chế tài xử lý vi phạm về MT… Hệ thống tổ chức QLMT còn mỏng, chƣa tƣơng xứng với nhiệm vụ đƣợc giao. Công tác QLNN về MT chƣa đƣợc tiến hành chặt chẽ và thƣờng xuyên. Việc xây dựng năng lực cán bộ về kế hoạch QLMT, hệ thống trang thiết bị phục vụ công tác dự báo, đánh giá tuy đã đƣợc chú ý, nhƣng chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của thực tiễn. Thêm vào đó, phong trào quần chúng để hỗ trợ cho các giải pháp, kế hoạch của cơ quan quản lý cũng chƣa đƣợc chú trọng nhiều… Quảng Bình nằm trung tâm đất nƣớc có bờ biển trải dài 116km, có hệ thống hang động hùng vĩ, có suối nƣớc nóng, có núi Thần đinh, có khu Vũng 2
- chùa… là tỉnh có tiềm năng phát triển kinh tế du lịch, việc phát triển kinh tế sẽ làm nảy sinh nhiều vấn đề về môi trƣờng. vì vậy đề tài “ Quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình” là hết sức quan trọng và cần thiết nhằm đƣa ra một cái nhìn tổng quát về thực trạng QLMT ở tỉnh Quảng Bình phân tích những thành tựu và hạn chế của công tác QLNN về MT. Từ đó đề ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác BVMT góp phần xây dựng tỉnh Quảng Bình phát triển bền vững và là điểm đến xanh trong tƣơng lai. Tuy nhiên, hiện trạng công tác QLNN về MT ở Việt Nam nói chung và tại Quảng Bình nói riêng chƣa đạt hiệu quả cao. Đề tài: “Quản lý của Nhà nƣớc về MT tại tỉnh Quảng Bình” đƣa ra một cái nhìn tổng quát về thực trạng QLMT ở tỉnh Quảng Bình, phân tích những thành tựu và hạn chế của công tác QLMT. Từ đó đề ra các giải pháp để khắc phục đem lại hiệu quả cao trong công tác BVMT góp phần xây dựng tỉnh Quảng Bình trở thành điểm đến xanh trong tƣơng lai. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài: - Trên thế giới đã có một số công trình nghiên cứu về vai trò của nhà nƣớc trong hoạt động quản lý môi trƣờng từ nhiều góc độ khác nhau. Các nghiên cứu này đều có chung một số kết luận về những hạn chế của nhà nƣớc trong quản lý MT nhƣ không có đủ kinh phí, đội ngũ các nhà quản lý chƣa có đủ kiến thức chuyên môn, thiếu cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho hoạt động quản lý nhƣ thanh tra, kiểm soát, giám sát môi trƣờng…. Thời gian gần đây đã xuất hiện một số nghiên cứu về vai trò của các tác nhân xã hội mới đó là thị trƣờng, cộng đồng dân cƣ và các tổ chức xã hội. Các nghiên cứu này cho rằng, bên cạnh nhà nƣớc với vai trò quản lý môi trƣờng theo các quy định của pháp luật đã ban hành, thì trƣờng học và cộng đồng, tổ 3
- chức xã hội cũng đóng vai trò không kém phần quan trọng với tƣ cách là những ngƣời quản lý môi trƣờng không chính thức. - Ở Việt Nam nhận thức đƣợc tầm quan trọng của vấn đề môi trƣờng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Cho đến nay đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng nói chung và trong từng ngành, từng lĩnh vực cụ thể nói riêng. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu này hoặc là mới chỉ cung cấp một cái nhìn tổng thể về công tác bảo vệ môi trƣờng, hoặc là đi sâu vào những lĩnh vực môi trƣờng riêng biệt. Vấn đề quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng (nhất là ở các địa phƣơng) còn ít đƣợc nghiên cứu. Trong thời gian qua đã có một số dự án hợp tác với nƣớc ngoái, đề tài nghiên cứu về công tác quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng nhƣ: Dự án SEMA “Tăng cường năng lực cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường”: Trọng tâm của chƣơng trình là tăng cƣờng năng lực, thể chế về quản lý môi trƣờng tại Việt Nam, cũng nhƣ nâng cao nhận thức về môi trƣờng và sự tham gia của các bên liên quan vào quản lý và bảo vệ môi trƣờng với mục tiêu chính và dài hạn là nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững ở Việt Nam thông qua bảo vệ và quản lý có hiệu quả đối với Môi trƣờng và Tài nguyên… Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu chỉ mới dừng lại ở việc tái hiện lại hiện trạng môi trƣờng ở một số địa phƣơng và vùng trọng điểm; nâng cao năng lực quản lý môi trƣờng nói chung… “Dự án Quản lý nhà nước về môi trường Cấp tỉnh tại Việt Nam (VPEG)”: Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Canada ñã ký Bản Ghi nhớ ngày 2 tháng 5 năm 2008 chính thức hóa cam kết hợp tác về lĩnh vực MT thông qua Dự án “Quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng Cấp tỉnh tại Việt Nam (VPEG)”. Mục tiêu dài hạn của dự án là hỗ trợ cho quá trình phát triển bền 4
- vững thông qua tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng cho các tỉnh Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dƣơng, Đà Nẵng, Bình Dƣơng, Long An, Quảng Ngãi và Sóc Trăng. Dự án hỗ trợ việc nâng cao năng lực quản lý ô nhiễm công nghiệp ở các cấp địa phƣơng thông qua cách tiếp cận ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp và thực hiện các quy định về quản lý ô nhiễm công nghiệp. Dự án cũng hỗ trợ Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng trong việc nâng cao hiệu quả của chính sách và pháp luật về quản lý ô nhiễm công nghiệp. Ngoài ra, còn có một số công trình nghiên cứu, bài báo, đề tài nghiên cứu khác nhƣ: + Đề tài “Quản lý Nhà nƣớc về tài nguyên và môi trƣờng: Thực trạng và giải pháp (nghiên cứu tại huyện Đăk Mil, tỉnh Đăk Nông)” của Nguyễn Cảnh Đông Đô. + Đề tài “Khảo sát thực trạng Quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng ở một số tỉnh Phía Nam” của TS Nguyễn Hữu Cát. + Luận án tiến sỹ của tác giả Hà Văn Hòa - Học viện Hành chính Quốc Gia “Quản lý Nhà nƣớc về BVMT biển ven bờ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh”. + Luận văn thạc sỹ của tác giả Nguễn Lệ Quyên – Đại học Đà Nẵng “ Quản lý Nhà nƣớc về môi trƣờng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng” … + Hội nghị Nâng cao năng lực Quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng – Bộ Tài nguyên và môi trƣờng tổ chức; Tăng cƣờng quản lý Nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng để phát triển bề vững – Tạp chí cộng sản đảng … - Tỉnh Quảng Bình chƣa có một nghiên cứu cụ thể nào về vấn đề này. Cũng có một số báo cáo nhƣ “Báo cáo hiện trạng môi trƣờng tỉnh Quảng Bình”; Báo cáo kết quả Quan trắc môi trƣờng tỉnh Quảng Bình”; Các chuyên đề về quản lý rác thải sinh hoạt, quản lý môi trƣờng trong hoạt động khai thác 5
- kháng sản… tuy nhiên chỉ dừng lại ở mức báo cáo thống kê chƣa có đề tài nghiên cứu chuyên sâu về quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng tại tỉnh Quảng Bình. Do vậy đây đƣợc coi nhƣ là công trình nghiên cứu khoa học đầu tiên đề cập có hệ thống về vấn đề này. 3. Mục đích và nhiệm vụ: 3.1. Mục đích nghiên cứu: Làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc thực hiện các quy định về hoạt động QLNN về MT trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, Từ đó đƣa ra những quan điểm và giải pháp để nâng cao hiệu quả Quản lý Nhà nƣớc về Môi trƣờng nhằm cải thiện MT, đảm bảo phát triển bề vững. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt đƣợc mục đích trên, luận văn có các nhiệm vụ sau đây: - Làm rõ một số vấn đề về cơ sở lý luận và thực tiễn công tác quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. - Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng trên địa bàn tỉnh, chỉ ra những mặt tích cực và hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện. - Đề xuất, kiến nghị và đƣa ra các giải pháp trong công tác quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng tại tỉnh Quảng Bình, qua đó từng bƣớc nâng cao hiệu quả và chất lƣợng hoạt động. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tƣợng nghiên cứu: Các cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức trong bộ máy QLNN về MT trên địa bàn tỉnh Quảng Bình; các chính sách, biện pháp việc triển khai thực hiện công tác Quản lý Nhà nƣớc về môi trƣờngtrên địa bàn tỉnh Quảng Bình. 6
- 4.2 Phạm vi nghiên cứu: Về mặt nội dung: tập trung nghiên cứu QLNN về môi trƣờng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình chủ yếu dƣới góc độ triển khai thực hiện việc quản lý của nhà nƣớc về lĩnh vực MT. Về mặt không gian: nghiên cứu sự Quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng tại tỉnh Quảng Bình. Về mặt thời gian: Nghiên cứu hiện trạng môi trƣờng và sự quản lý của nhà nƣớc về môi trƣờng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình từ năm 2011 – 2015 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu - Phƣơng pháp luận: Luận văn dựa trên phƣơng pháp luận Chủ nghĩa Mác – Lênin là chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. - Phƣơng pháp nghiên cứu: Để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu, đề tài kết hợp sử dụng nhiều phƣơng pháp nhƣ: phƣơng pháp tổng hợp phân tích, tham vấn chuyên gia, so sánh, thống kê dự báo. Ƣu điểm nổi bật của việc sử dụng kết hợp các phƣơng pháp là các phƣơng pháp đó có thể bổ sung cho nhau, giúp nghiên cứu sâu đối tƣợng nghiên cứu và đƣa ra kết quả đáng tin cậy. - Phương pháp thống kê, dự báo: Trong quá trình nghiên cứu tác giả xử lý hệ thống số liệu theo phƣơng pháp thống kê trên cơ sở sử dụng bảng tính Excel. Việc thống kê tìm ra những kết quả phản ánh thực tiễn trung thực nhất. Những kết quả thống kê đƣợc sử dụng làm cơ sở để phân tích, đánh giá, luận giải qua đó làm rõ hơn hệ thống lý thuyết căn bản. Phƣơng pháp dự báo ngoại suy đƣợc sử dụng để đƣa ra những nhận định khách quan về xu thế phát triển của lý thuyết, thực tiễn, cũng nhƣ dự báo những vấn đề thực tiễn có thể phát sinh để có giải pháp xử lý cho phù hợp. 7
- - Phương pháp tham vấn chuyên gia: Đây là phƣơng pháp nghiên cứu dựa vào sự tham khảo ý kiến của những ngƣời có hiểu biết hay có kinh nghiệm về vấn ñề nghiên cứu. Trong phạm vi của đề tài này, phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để trình bày những khó khăn trong công tác QLMT tại tỉnh Quảng Bình và cơ sở để nghiên cứu áp dụng và triển khai các công cụ QLMT có hiệu quả hơn. - Phương pháp tổng hợp phân tích: Phân tích và tổng hợp tài liệu các công trình nghiên cứu trƣớc đó; kết nối các thông tin để làm sáng tỏ những nội dung nghiên cứu. Việc tổng hợp chỉ đƣợc thực hiện trên những phân tích khoa học đối với những tài liệu có nguồn trích dẫn đáng tin cậy, các số liệu khảo sát thực tế về KT-XH ảnh hƣởng đến QLNN về MT. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1 Ý nghĩa lý luận Luận văn làm rõ các khái niệm, vai trò, sự cần thiết khách quan phải quản lý nhà nƣớc đối với lĩnh vực môi trƣờng, quan điểm của Đảng và nhà nƣớc về lĩnh vực quản lý môi trƣờng và quan trọng hơn là làm rõ nội dung của công tác quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng trên địa bàn tỉnh Quảng BÌnh. 6.2 Ý nghĩa thực tiễn Trên cơ sở đánh giá thực tiễn công tác quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng , chỉ ra những bất cập, hạn chế của công tác quản lý nhà nƣớc từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách và tổ chức thực hiện quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng có hiệu quả hơn. 8
- 7. Kết cấu của luận văn Phần nội dung của đề tài gồm ba chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận Quản lý Nhà nƣớc về môi trƣờng. Chƣơng 2. Thực trạng quản lý Nhà nƣớc về môi trƣờng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2011 – 2015. Chƣơng 3. Giải pháp tăng cƣờng hiệu quả công tác Quản lý Nhà nƣớc về Môi trƣờng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. 9
- CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ MÔI TRƢỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH 1.1. Khái niệm, phân loại và vai trò của môi trƣờng. 1.1.1. Khái niệm Môi trƣờng theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con ngƣời, nhƣ tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nƣớc, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội... Môi trƣờng theo nghĩa hẹp không xét tới tài nguyên thiên nhiên, mà chỉ bao gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lƣợng cuộc sống con ngƣời. Ví dụ: môi trƣờng của học sinh gồm nhà trƣờng với thầy giáo, bạn bè, nội quy của trƣờng, lớp học, sân chơi, phòng thí nghiệm, vƣờn trƣờng, tổ chức xã hội nhƣ Đoàn, Đội với các điều lệ hay gia đình, họ tộc, làng xóm với những quy định không thành văn, chỉ truyền miệng nhƣng vẫn đƣợc công nhận, thi hành và các cơ quan hành chính các cấp với luật pháp, nghị định, thông tƣ, quy định. Tổng hợp chung, môi trƣờng là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở để sống và phát triển. Khái niệm về môi trƣờng đƣợc thảo luận từ rất lâu, dƣới đây là một số khái niệm điển hình: Trong Tuyên ngôn của UNESCO năm 1981, môi trƣờng đối với con ngƣời đƣợc hiểu là “Toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra, những cái hữu hình và vô hình (tập quán, niềm tin...) trong đó con người sống và lao động, khai thác các tài nguyên thiên nhiên và nhân tạo nhằm thoả mãn những nhu cầu của mình". Nhƣ vậy, môi trƣờng sống đối với con ngƣời không chỉ là nơi tồn tại, sinh trƣởng và phát triển cho một thực thể 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non - hệ Cao đẳng, Trường Đại học Đồng Nai
126 p | 303 | 56
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý văn bản điện tử tại Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
88 p | 232 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Phát triền nguồn nhân lực hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
113 p | 97 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình
118 p | 120 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
104 p | 149 | 22
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa
26 p | 129 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam
116 p | 100 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
102 p | 113 | 14
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
21 p | 113 | 14
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, Nghệ An
26 p | 131 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động của thư viện tỉnh Bạc Liêu
114 p | 18 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa
100 p | 15 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý xăng dầu của Cục Trang bị và Kho vận, Bộ Công an
85 p | 61 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
126 p | 18 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về văn hoá trên địa bàn phường Trường Sơn, Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
127 p | 28 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu
119 p | 16 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Thực thi chính sách văn hóa trong quản lý di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ
195 p | 8 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về công tác gia đình trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
145 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn