Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý Nhà nước đối với Công giáo ở tỉnh Bình Phước
lượt xem 5
download
Mục đích nghiên cứu là trên cơ sở nghiên cứu làm rõ về thực trạng công giáo, công tác quản lý nhà nước đối với công giáo trên địa bàn tỉnh và những vấn đề đặt ra hiện nay của Công giáo trên địa bàn tỉnh Bình Phước, luận văn đề xuất, kiến nghị một số giải pháp hoàn thiện hơn công tác quản lý nhà nước đối với công giáo trên địa bàn tỉnh Bình Phƣớc trong thời gian tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý Nhà nước đối với Công giáo ở tỉnh Bình Phước
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA LẠI THẾ HÒA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CÔNG GIÁO Ở TỈNH BÌNH PHƢỚC LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA LẠI THẾ HÒA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CÔNG GIÁO Ở TỈNH BÌNH PHƢỚC LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8 34 04 03 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Hoàng Văn Chức TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan những ý tƣởng, nội dung đã trình bày trong luận văn này là những kiến thức của bản thân tác giả tiếp thu trong quá trình học tập, tham khảo, nghiên cứu tài liệu, là kết quả của sự phân tích, tổng hợp các tƣ liệu cũng nhƣ kinh nghiệm của bản thân qua quá trình thực tế tại địa phƣơng và dƣới sự hƣớng dẫn của PGS.TS Hoàng Văn Chức. Những nội dung thông tin trích dẫn trong luận văn đã đƣợc trích dẫn tuân thủ theo quy định. Tác giả luận văn Lại Thế Hòa
- LỜI CẢM ƠN Sau thời gian học tập và rèn luyện tại Học viện Hành chính Quốc gia, bằng sự biết ơn và kính trọng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám đốc học viện, các phòng, khoa thuộc Học viện Hành chính Quốc gia và các Giáo sƣ, P. Giáo sƣ, Tiến sĩ đã nhiệt tình giảng dạy, hƣớng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện đề tài nghiên cứu khoa học này. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Hoàng Văn Chức, ngƣời thầy đã trực tiếp hƣớng dẫn, giúp đỡ em rất nhiệt tình trong quá trình thực hiện luận văn này. Đồng thời, em xin chân thành cảm ơn gia đình, Ban Tôn giáo Sở Nội vụ, bạn bè cùng đồng nghiệp đã tạo điều kiện cho em hoàn thành khóa học cũng nhƣ hoàn thành luân văn. Tuy nhiên năng lực bản thân còn hạn chế, tron quá trình nghiên cứu thực hiện chuyên đề nghiên học chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, bạn bè và đồng nghiệp để bài nghiên cứu của em đƣợc hoàn thiện hơn. Em xin trân trọng cảm ơn! Tác giả luận văn
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Dân tộc thiểu số DTTS Giáo hội Công giáo GHCG Giấy chứng nhận GCN Hội đồng nhân dân HĐND Hội đồng mục vụ HĐMV Giấy chứng nhận quyền sử dụng GCNQSD Quản lý nhà nƣớc QLNN Ủy ban nhân dân UBND Ủy ban đoàn kết công giáo UBĐKCG Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam UBMTTQVN
- MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU....................................................................................................................1 Chƣơng 1: CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CÔNG GIÁO..........................................................................................................................8 1.1. Những khái niệm cơ bản liên quan đến luận văn..........................................8 1.1.1 Quản lý và quản lý nhà nƣớc.......................................................................8 1.1.2. Tôn giáo và sinh hoạt tôn giáo......................................................................9 1.1.3. Tín đồ và chức sắc tôn giáo..........................................................................9 1.1.4. Cơ sở tôn giáo và tổ chức tôn giáo.............................................................10 1.1.5. Quản lý nhà nƣớc đối với Công giáo..........................................................10 1.2. Sự cần thiết và những yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc đối với công giáo..................................................................................................................11 1.2.1. Sự cần thiết quản lý Nhà nƣớc đối với Công giáo......................................11 1.2.2. Những yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc đối với công giáo............15 1.3. Chủ thể và nội dung quản lý nhà nƣớc đối với công giáo...........................18 1.3.1. Chủ thể và đối tƣợng quản lý......................................................................18 1.3.2. Nội dung quản lý nhà nƣớc đối với tín ngƣỡng, tôn giáo………...................20 1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc đối với công giáo tại một số địa phƣơng...25 1.4.1. Tỉnh Bình Dƣơng........................................................................................25 1.4.2. Tỉnh Đăk Nông...........................................................................................26 1.4.3. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Bình Phƣớc.................................................28 Tiểu kết chƣơng 1................................................................................................32 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CÔNG GIÁO Ở TỈNH BÌNH PHƢỚC.............................................................................................33 2.1. Khái quát về kinh tế - xã hội có ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc đối với công giáo ở Bình Phƣớc…………………..……....................................................33 2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên..............................................................33 2.1.2. Phát triển kinh tế........................................................................................35 2.1.3. Dân cƣ, văn hóa, xã hội.............................................................................38
- 2.2. Thực trạng công giáo ở tỉnh Bình Phƣớc.....................................................40 2.2.1. Khái quát về tôn giáo ở Bình Phƣớc..........................................................40 2.2.2. Hoạt động của Công giáo ở Bình Phƣớc....................................................42 2.3. Phân tích thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với công giáo ở Tỉnh Bình Phƣớc........................................................................................................................55 2.3.1. Xây dựng kế hoạch quản lý nhà nƣớc về hoạt động tôn giáo trên địa bàn Tỉnh.......................................................................................................................55 2.3.2. Công tác tuyên truyền và vận động chức sắc, chức việc, tín đồ.................57 2.3.3. Phát huy vai trò ngƣời có uy tín trong đồng bào tôn giáo dân tộc..............58 2.3.4. Công tác chống địch lợi dụng tôn giáo dân tộc...........................................58 2.3.5. Tổ chức bộ máy Quản lý nhà nƣớc đối với Công giáo trên địa bàn Tỉnh...60 2.3.6. Tổ chức đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức làm quản lý đối với Công giáo trên địa bàn Tỉnh...............................................................................................60 2.3.7. Thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động tôn giáo trên địa bàn tỉnh Bình Phƣớc........................................................................................................................61 2.4. Nhận xét thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với công giáo ở tỉnh Bình Phƣớc........................................................................................................................62 2.4.1. Kết quả đạt đƣợc.........................................................................................62 2.4.2. Hạn chế.......................................................................................................71 2.4.3 Nguyên nhân................................................................................................73 Tiểu kết chƣơng 2.................................................................................................77 Chƣơng 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CÔNG GIÁO Ở TỈNH BÌNH PHƢỚC.........................78 3.1. Dự báo xu hƣớng của công giáo trên địa bàn tỉnh Bình Phƣớc thời gian tới..............................................................................................................................78 3.1.1. Cơ sở dự báo...............................................................................................78 3.1.2. Các xu hƣớng chủ yếu.................................................................................79 3.2. Quan điểm của Đảng và định hƣớng quản lý các hoạt động tôn giáo của tỉnh Bình Phƣớc......................................................................................................83
- 3.2.1. Quan điểm của Đảng về tín ngƣỡng, tôn giáo............................................83 3.2.2. Định hƣớng của tỉnh Bình Phƣớc về quản lý Nhà nƣớc đối với tôn tôn giáo............................................................................................................................84 3.2.3. Mục tiêu quản lý nhà nƣớc đối với Công giáo ở tỉnh Bình Phƣớc.............86 3.3. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nƣớc đối với công giáo ở tỉnh Bình Phƣớc........................................................................................................................87 3.3.1. Hoàn thiện thể chế, chính sách quản lý nhà nƣớc đối với tôn giáo và Công giáo ở tỉnh Bình Phƣớc.............................................................................................87 3.3.2. Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về tôn giáo cho đồng bào có đạo trên địa bàn tỉnh ..................................89 3.3.3. Kiện toàn tổ chức bộ máy và đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo trên địa bàn Tỉnh...........................................................................92 3.3.4. Phát triển kinh tế nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc thiểu số có đạo trên địa bàn Tỉnh.................................................................92 3.3.5. Kết hợp thực hiện tốt chính sách tôn giáo và chính sách dân tộc đối với đồng bào có đạo trên địa bàn Tỉnh............................................................................93 3.3.6. Chống lợi dụng Công giáo gây mất ổn định xã hội trên địa bàn tỉnh.........96 3.3.7. Thanh tra, kiểm tra trong quản lý nhà nƣớc đối với Công giáo..................97 3.4. Kiến nghị.........................................................................................................98 3.4.1. Đối với trung ƣơng....................................................................................98 3.4.2. Đối với tỉnh Bình Phƣớc...........................................................................99 Tiểu kết chƣơng 3..............................................................................................102 KẾT LUẬN...........................................................................................................103 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................105 PHỤC LỤC
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Công giáo là một tôn giáo có hệ thống tổ chức giáo hội thống nhất, chặt chẽ từ hoàn vũ (toàn cầu-Tòa Thánh Vatican) đến giáo hội địa phƣơng (giáo phận) và giáo hội cơ sở (giáo xứ) trên phạm vi toàn cầu. Công giáo truyền vào Việt Nam từ thế kỷ XVI, đến nay đã trở thành một trong những tôn giáo lớn ở nƣớc ta với số lƣợng tín đồ trên 6,5 triệu ngƣời, chiếm khoảng 7% dân số (đứng thứ hai, sau Phật giáo). Ngƣời tín đồ Công giáo trong cuộc đời theo đạo của mình đƣợc thể hiện ra ở nhiều cấp độ: Theo đạo, giữ đạo và sống đạo. Sống đạo bây giờ cũng đòi hỏi những mức độ khác nhau: Sống đạo theo lề luật và sống đạo theo môi trƣờng văn hóa , xã hội. Ngƣời Công giáo ở khu vực châu Á đƣợc kêu gọi “Sống đạo theo cung cách Á châu” (Ecclesia in Asia, số 10), còn ngƣời Công giáo Việt Nam đƣợc mời gọi: “Sống đạo theo cung cách Việt Nam” (Thƣ chung 2003, số 9). Chính sự sống đạo này làm thay đổi diện mạo đạo Công giáo và cũng ảnh hƣởng sâu rộng tới văn hóa xã hội của nhiều quốc gia. Chúng ta hãy cùng nghiên cứu sự ảnh hƣởng của giáo lý Công giáo đến vấn đề hôn nhân và gia đình ở Việt Nam. Bình Phƣớc là một tỉnh trung du miền núi, biên giới thuộc vùng kinh tế trọng điểm của miền Đông Nam bộ, là nơi có nhiều tôn giáo, trong đó Công giáo có số lƣợng tín đồ đông nhất, với 98.477 giáo dân, chiếm trên 44% đồng bào theo đạo trên địa bàn và chiếm 10,35% dân số trong toàn tỉnh. Trong suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Chống Mỹ cứu nƣớc, đại đa số quần chúng giáo dân Công giáo có tinh thần yêu nƣớc đi theo cách mạng, đã góp phần không nhỏ vào thắng lợi của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Sau giải phóng và trong giai đoạn xây dựng đất nƣớc hiện nay, quần chúng giáo dân, chức sắc Công giáo vẫn là lực lƣợng quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc vì mục tiêu “Dân giàu, nƣớc mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. 1
- Thời gian gần đây, Công giáo ở Bình Phƣớc phát triển mạnh mẽ, giáo hội tăng cƣờng hoạt động củng cố đức tin, truyền giáo phát triển đạo; tăng cƣờng tổ chức các cuộc sinh hoạt tôn giáo với quy mô lớn; tích cực sửa chữa, xây mới, mở rộng khuôn viên cơ sở thờ tự; các dòng tu, hội đoàn phát triển mạnh, hoạt động sôi động, tăng công tác từ thiện và tham gia các hoạt động xã hội, chú trọng các hoạt động giao lƣu văn nghệ, thể dục thể thao nhằm thu hút giới tr … Nhìn chung, về cơ bản việc sinh hoạt tôn giáo của Công giáo trên địa bàn tỉnh diễn ra bình thƣờng, tuân thủ pháp luật, sự quản lý của chính quyền. Tuy nhiên, việc tổ chức sinh hoạt của Công giáo cũng có những biểu hiện diễn biến phức tạp, nhất là dòng tu, hội đoàn, gây khó khăn cho công tác quản lý. Trong những năm qua, quản lý Nhà nƣớc đối với Công giáo trên địa bàn tỉnh Bình Phƣớc đã có những chuyển biến và đạt kết quả tích cực. Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế, bất cập, còn một bộ phận cán bộ, đảng viên, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo quản lý nhìn nhận, đánh giá chƣa thật sự khách quan đối với Công giáo, còn có định kiến về các vấn đề do lịch sử để lại hoặc có thái độ thiếu tế nhị, có khi thô bạo trong việc giải quyết những vấn đề liên quan đến Công giáo làm cho một bộ phận quần chúng tín đồ, chức sắc tâm tƣ, thậm chí bất hợp tác với chính quyền. Mặt khác, cũng có một bộ phận cán bộ hữu khuynh, buông lỏng quản lý, không kịp thời phát hiện những vấn đề sinh hoạt tôn giáo chƣa tuân thủ pháp luật, thiếu cƣơng quyết khi xử lý và đùn đẩy trách nhiệm. Điều đó đã tạo kẽ hở cho các thế lực thù địch lợi dụng để kích động làm mất ổn định an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc. Đó là vấn đề cần đƣợc quan tâm nghiên cứu nhằm tìm ra những giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý nhà nƣớc đối với Công giáo ở tỉnh Bình Phƣớc hiện nay. Với lý do nêu trên, tác giả chọn đề tài “Quản lý Nhà nước đối với Công giáo ở tỉnh Bình Phước” cho luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Quản lý công của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Trong những năm gần đây, có nhiều công trình nghiên cứu về Công giáo ở Việt Nam nói chung, ở Bình Phƣớc nói riêng. Đáng chú ý có các công trình nghiên 2
- cứu của Nguyễn Đình Đầu: “Công giáo ở Nam Bộ và thành phố Hồ Chí Minh”, Nxb thành phố Hồ Chí Minh, 1993; Bùi Thị Kim Quỳ với bài “Về Công giáo và chính sách tôn giáo ở Nam Bộ”, Tạp chí Triết học số 3 năm 1991. Đỗ Quang Hƣng với tác phẩm “Một số vấn đề về lịch sử Thiên Chúa giáo ở Việt Nam”, Tủ sách Đại học Tổng hợp, Hà Nội 1990; Nguyễn Văn Kiệm với tác phẩm: “Sự du nhập của Thiên chúa giáo vào Việt Nam từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX”, Hội khoa học Lịch sử Việt Nam - Trung tâm UNESCO bảo tồn và phát triển văn hoá dân tộc Việt Nam 2001; Phạm Thế Hƣng với tác phẩm: “Hiểu biết về đạo Công giáo ở Việt Nam”, Nxb Tôn giáo 2005; Nguyễn Quang Hƣng với tác phẩm: “Công giáo Việt Nam thời kỳ triều Nguyễn (1802 - 1883)” Nxb Tôn giáo 2007; Nguyễn Hồng Dƣơng với các phẩm: “Công giáo Việt Nam-Tri thức cơ bản”, Nxb Từ điển Bách Khoa, Hà Nội, 2012 và “Một số vấn đề cơ bản của Công giáo ở Việt Nam hiện nay”, Nxb Từ điển Bách Khoa, Hà Nội, 2012; Phạm Huy Thông với tác phẩm “Ảnh hưởng qua lại giữa văn hóa Công giáo với văn hóa Việt Nam”, Nxb Tôn giáo, Hà Nội, 2012; Hoàng Minh Đô-Đỗ Lan Hiền với tác phẩm: “Quan điểm, đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước về tôn giáo và Công giáo-Những vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam hiện nay”, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội, 2015. Các công trình nêu trên đã đề cập tới nhiều vấn đề của Công giáo ở Việt Nam nhƣ quá trình hình thành, phát triển, vấn đề xây dựng tổ chức giáo hội, hội đoàn, dòng tu, cơ sở thờ tự, sinh hoạt tôn giáo, hội nhập văn hóa, vấn đề Công giáo với chính trị, tôn giáo với dân tộc dƣới nhãn quan khoa học. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học còn ít đề cập đến vấn đề Công giáo ở Bình Phƣớc. Về quan điểm, đƣờng lối, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nƣớc có các tác phẩm nhƣ Vấn đề tôn giáo trong cách mạng Việt Nam Lý luận và thực tiễn Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005 của Đỗ Quang Hƣng là một tập đại hành tổng kết kinh nghiệm giải quyết vấn đề tôn giáo của các nƣớc Liên Xô (cũ), Trung Quốc, Pháp cũng nhƣ học thuyết xã hội Công giáo, đặc biệt tổng kết chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nƣớc ta từ đầu thế kỷ XX đến nay, trong đó tác giả đã dành một thời lƣợng đáng kể (từ trang 418-452), bàn về kinh nghiệm giải quyết vấn đề Công 3
- giáo của Đảng và Nhà nƣớc ta; Nguyễn Đức Lữ với tác phẩm: Tôn giáo-quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội 2010; Nguyễn Hồng Dƣơng với tác phẩm: Quan đểm đường lối của Đảng về tôn giáo và những vấn đề tôn giáo ở Việt Nam hiện nay, chủ biên, NXB Chính trị Quốc gia - sự thật, Hà Nội, 2012; “Tiếp tục đổi mới chính sách về tôn giáo ở Việt Nam hiện nay-Những vấn đề lý luận cơ bản”, Nxb Văn hóa-Thông tin và qtác phẩm: “Quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về tôn giáo”, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 2015; Đỗ Quang Hƣng với các tác phẩm: “Chính sách tôn giáo và nhà nước pháp quyền”, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội 2014; “Nhà nước, tôn giáo, luật pháp”, Nxb Chính trị quốc gia”, trong đó đã giới thiệu về kinh nghiệm giải quyết vấn đề Công giáo ở một số quốc gia trên thế giới và ở Việt Nam; chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng và Nhà nƣớc ta đối với Công giáo. Về quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo, có các công trình nhƣ: Nguyễn Hữu Khiển: “Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trong điều kiện xây dựng nhà nước dân chủ, pháp quyền Việt Nam hiện nay”, Nxb Công an nhân dân, 2001; Hoàng Quốc Bảo: Quản lý xã hội về tôn giáo, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội, 2010; Ngô Hữu Thảo: Công tác tôn giáo từ quan điểm Mác-Lênin đến thực tiễn Việt Nam, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội 2012; Ban Tôn giáo Chính phủ: Tôn giáo và công tác quản lý đối với hoạt động tôn giáo, Nxb Tôn giáo, Hà Nội, 2008 và Tập bài giảng tôn giáo và công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở Việt Nam Nxb Tôn giáo, Hà Nội 2005; Bùi Đức Luận (2005), Tôn giáo và công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo, Nxb Tôn giáo, Hà Nội 2005; Trần Minh Thƣ (2005), Tìm hiểu pháp luật Việt Nam về tôn giáo, tín ngưỡng, Nxb Tƣ pháp, Hà Nội 2005 v.v... Các công trình trên đã bàn về những vấn đề lý luận và thực tiễn công tác quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo. Cho đến nay ở tỉnh Bình Phƣớc đã có một số đề tài khoa học nghiên cứu liên quan đến Công giáo và công tác quản lý nhà nƣớc đối với Công giáo, nhƣ Đề tài khoa học cấp Bộ: Công tác đấu tranh chống địch lợi dụng tôn giáo trên địa bàn tỉnh Bình Phước, Công An Bình Phƣớc, 2010; Đề tài khoa học cấp tỉnh, Công tác 4
- xây dựng Đảng ở những xã, phường, thị trấn vùng tập trung đồng bào có đạo, Tỉnh ủy Bình Phƣớc – Học viện Xây dựng Đảng, năm 2000; Một số kinh nghiệm xử lý điểm nóng liên quan đến tôn giáo ở Bình Phước. Đây là những đề tài khoa học - thực tiễn liên quan trực tiếp đến các mặt công tác quản lý nhà nƣớc đối với Công giáo ở tỉnh Bình Phƣớc dƣới nhiều khía cạnh khác nhau, khá phong phú và toàn diện. Nhìn chung, những công trình đó đã đề cập nhiều khía cạnh khác nhau, nêu lên nhiều kinh nghiệm quý báu khi giải quyết những vấn đề tôn giáo và quản lý nhà nƣớc đối với Công giáo. Đó là những tài liệu quý mà tác giả kế thừa, tiếp thu để hoàn thiện luận văn của mình. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chƣa có công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện về quản lý nhà nƣớc đối với việc tổ chức sinh hoạt tôn giáo của Công giáo trên địa bàn tỉnh Bình Phƣớc. Do đó, luận văn này hy vọng sẽ là một công trình hệ thống khá đầy đủ về quản lý nhà nƣớc đối với Công giáo ở địa phƣơng, nhằm bổ khuyết cho những thiếu vắng nêu trên. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu làm rõ về thực trạng công giáo, công tác quản lý nhà nƣớc đối với công giáo trên địa bàn tỉnh và những vấn đề đặt ra hiện nay của Công giáo trên địa bàn tỉnh Bình Phƣớc, luận văn đề xuất, kiến nghị một số giải pháp hoàn thiện hơn công tác quản lý nhà nƣớc đối với công giáo trên địa bàn tỉnh Bình Phƣớc trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Để đạt đƣợc mục đích trên, luận văn có các nhiệm vụ: - Nghiên cứu làm rõ cơ sở khoa học quản lý nhà nƣớc đối với công giáo - Phân tích thực trạng hoạt động của Công giáo trên địa bàn tỉnh Bình Phƣớc. - Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với Công giáo trên địa bàn tỉnh Bình Phƣớc. 5
- - Đề ra phƣơng hƣớng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nƣớc đối vớii công giáo ở tỉnh Bình Phƣớc trong thời gian tới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu của luận văn Luận văn nghiên cứu quản lý Nhà nƣớc đối với Công giáo trên địa bàn tỉnh Bình Phƣớc theo quy định của pháp luật hiện hành. 4.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: - Về không gian: tỉnh Bình Phƣớc - Về thời gian: nghiên cứu công tác quản lý Nhà nƣớc đối với Công giáo tại tỉnh Bình Phƣớc từ khi tái lập tỉnh (1997) đến nay (2018). - Về nội dung: Luận văn nghiên cứu nội dung quản lý nhà nƣớc đối với Công giáo theo quy định của pháp luật. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Phương pháp luận Luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở phƣơng pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lê nin; tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc về tôn giáo và công tác quản lý hành chính Nhà nƣớc đối với các hoạt động tôn giáo thời kỳ mở của hội nhập. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Thực hiện luận văn này, tác giả sử dụng những phƣơng pháp nghiên cứu cơ bản sau: + Phƣơng pháp sƣu tầm tài liệu, số liệu; + Phƣơng pháp phân tích; + Phƣơng pháp tổng hợp; + Phƣơng pháp lôgic; + Phƣơng pháp so sách; + Phƣơng pháp chuyên gia; 6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận văn 6.1. Về lý luận 6
- Luận văn tổng quan cơ sở khoa học quản lý Nhà nƣớc đối với Công giáo trên địa bàn tỉnh cấp tỉnh; vận dụng vào nghiên cứu quản lý Nhà nƣớc đối với Công giáo trên địa bàn tỉnh Bình Phƣớc. Qua đó kiến nghị, đề xuất một số giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện quản lý Nhà nƣớc đối với Công giáo trên địa bàn của Tỉnh. 6.2. Về thực tiễn - Luận văn nghiên cứu thực trạng của Công giáo ở tỉnh Bình Phƣớc - Phân tích đánh giá thực trạng Quản lý Nhà nƣớc đối với Công giáo ở tỉnh Bình Phƣớc trong thời gian qua. - Phân tích phƣơng hƣớng và đề xuất các giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện quản lý Nhà nƣớc đối với Công giáo ở Bình phƣớc trong thời gian tới. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn có kết cấu gồm 3 chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở khoa học quản lý nhà nƣớc đối với công giáo Chƣơng 2: Thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với công giáo ở tỉnh Bình Phƣớc Chƣơng 3: Phƣơng hƣớng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nƣớc đối với công giáo ở tỉnh Bình Phƣớc. 7
- Chƣơng 1 CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CÔNG GIÁO 1.1. Những khái niệm cơ bản liên quan đến luận văn 1.1. 1. Quản lý và quản lý Nhà nước - Quản lý: Là sự tác động có tổ chức, có mục đích của chủ thể quản lý lên đối tƣợng quản lý nhằm đạt đƣợc mục tiêu đã đặt ra từ trƣớc. - Quản lý Nhà nƣớc: Quản lý nhà nƣớc, theo nghĩa rộng, là dạng quản lý xã hội của nhà nƣớc, đƣợc sử dụng quyền lực nhà nƣớc để điều chỉnh các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con ngƣời do tất cả các cơ quan nhà nƣớc (lập pháp, hành pháp, tƣ pháp) tiến hành để thực hiện các chức năng của nhà nƣớc đối với xã hội. Còn theo nghĩa hẹp, quản lý nhà nƣớc là dạng quản lý xã hội mang tính quyền lực nhà nƣớc với chức năng chấp hành pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật của cơ quan trong hệ thống hành pháp (chính phủ, uỷ ban nhân dân các cấp). nguồn Giáo trình “Quản lý hành chính nhà nước” của Học viện Hành chính quốc gia nêu rõ: “Quản lý nhà nƣớc là hoạt động của nhà nƣớc trên lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tƣ pháp nhằm thực hiện chức năng đối nội, đối ngoại của nhà nƣớc; là dạng quản lý xã hội mang tính quyền lực nhà nƣớc, đƣợc sử dụng quyền lực nhà nƣớc để điều hành các quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của con ngƣời” [48, tr.20]. 1.1.2. Tôn giáo và sinh hoạt tôn giáo - Tôn giáo: là niềm tin của con ngƣời tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tƣợng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức. Tôn giáo là niềm tin vào các lực lƣợng siêu nhiên, vô hình, mang tính thiêng liêng, đƣợc chấp nhận một cách trực giác và tác động qua lại một cách hƣ ảo, nhằm lý giải những vấn đề trên trần thế cũng nhƣ ở thế giới bên kia. Niềm tin đó đƣợc biểu hiện rất đa dạng, tuỳ thuộc vào những thời kỳ lịch sử, hoàn cảnh địa lý - văn hóa khác nhau, phụ thuộc vào nội dung từng tôn giáo, đƣợc vận hành bằng 8
- những nghi lễ, những hành vi tôn giáo khác nhau của từng cộng đồng xã hội tôn giáo khác nhau. - Sinh hoạt tôn giáo: là hoạt động truyền bá tôn giáo, sinh hoạt tôn giáo và quản lý tổ chức của tôn giáo (còn gọi là hành đạo, truyền đạo, quản đạo) và một số hoạt động khác do tổ chức, cá nhân tôn giáo thực hiện nhằm phục vụ hoạt động tôn giáo. 1.1.3. ín đ và chức s c tôn giáo + Tín đồ tôn giáo là ngƣời có niềm tin theo một tôn giáo nhất định và đƣợc tổ chức tôn giáo thừ nhận; đối với Công giáo gồm giáo dân, linh mục.... Tín đồ các tôn giáo có sự thống nhất 2 mặt: công dân và tín đồ. Về mặt công dân đều bình đẳng trƣớc pháp luật về nghĩa vụ và quyền lợi nhƣ mọi công dân khác. Về mặt tín đồ là ngƣời có niềm tin và tình cảm tôn giáo ở những mức độ khác nhau, họ có quyền và nghĩa vụ do giáo hội quy định đƣợc thể hiện trong giáo lý, giáo luật. Mặt công dân và tín đồ thống nhất trong ngƣời dân-tín đồ, nhƣng không đồng nhất; mặt công dân phải đƣợc đặt lên trên hết. + Chức sắc là tín đồ đƣợc tổ chức tôn giáo phong phẩm hoặc suy cử để giữ phẩm vị trong tổ chức. Chức sắc của đạo Công giáo gồm: Giám mục và Linh mục. Đây là đội ngũ đƣợc Giáo hội đào tạo, tấn phong và bổ nhiệm để giữ các chức vụ trong Giáo hội. Chức sắc đạo Công giáo có thống nhất giữa 3 mặt: vừa là đại diện cho Thiên Chúa, đại diện cho Giáo hội, vừa là một tín đồ và vừa có quyền lợi và nghĩa vụ của một công dân trong xã hội. Ngoài ra các chức sắc Công giáo còn có đặc điểm đặc biệt hơn tín đồ, theo giáo lý, giáo luật, họ là lực lƣợng đại diện cho Thiên Chúa, thay mặt Thiên Chúa trên trần gian để thực hiện các thiên chức (chức Thánh) đối với Giáo hội quan hệ đối nội, đối ngoại giữa đạo với đời và thực hiện các nghi thức tôn giáo, chăn dắt Hội thánh, thực hành các nghi thức trong đời sống tôn giáo của tín đồ. Vì vậy, chức sắc Công giáo có quyền uy to lớn, quan trọng trong lối sống đạo. + Nhà tu hành (tu sỹ) cũng là tín đồ tự nguyện thƣờng xuyên thực hiện nếp sống riêng theo giáo lý, giáo luật của đạo Công giáo và hiến chƣơng, quy định của 9
- Dòng tu mình tin theo. Nhà tu hành trong Công giáo có cả nam, lẫn nữ theo đặc điểm của từng dòng tu. + Chức việc là ngƣời đƣợc tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức đƣợc cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo bổ nhiệm, bầu cử hoặc suy cử để giữ chức vụ trong tổ chức. Đối với đạo Công giáo, chức việc là chức sắc (Giám mục, Linh mục) và tín đồ đƣợc bổ nhiệm, bầu cử, suy cử để giữ các chức vụ trong giáo hội nhƣ Giám mục cai quản các Giáo phận, Linh mục Quản xứ các giáo xứ và các ban, ngành trong các các Giáo xứ nhƣ: Hội đồng giáo xứ, Ban hành giáo. 1.1.4. Cơ sở tôn giáo và tổ chức tôn giáo + Cơ sở tôn giáo gồm Chùa, Nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đƣờng, trụ sở của tổ chức tôn giáo, cơ sở hợp pháp khác của tổ chức tôn giáo. + Tổ chức tôn giáo là tập hợp tín đồ, chức sắc, chức việc, nhà tu hành của một tôn giáo đƣợc tổ chức theo một cơ cấu nhất định đƣợc Nhà nƣớc công nhận nhằm thực hiện các sinh hoạt tôn giáo. 1.1.5. Quản lý nhà nước đối với Công giáo Chủ trƣơng, chính sách của Đảng ta về công tác tôn giáo đã đƣợc thể hiện rõ tại văn kiện, Nghị quyết của Đảng, nhất là Nghị quyết số 25-NQ/TW về công tác tôn giáo. Cụ thể hóa quan điểm đó, ngày 18 tháng 6 năm 2004, Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh tín ngƣỡng, tôn giáo; ngày 01 tháng 03 năm 2005, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 22/2005/NĐ-CP hƣớng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngƣỡng tôn giáo; ngày 04 tháng 02 năm 2005 Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 01 về một số công tác đối với đạo Tin lành; Ngày 31 tháng 12 năm 2008, Thủ tƣớng Chính phủ ra Chỉ thị số 1940/2008/CT-TTg về nhà, đất liên quan đến tôn giáo; ngày 08 tháng 11 năm 2012 Chính phủ ban hành Nghị định 92/2012/NĐ-CP thay thế Nghị định số 22/2005/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành pháp lệnh tín ngƣỡng, tôn giáo; Hiện nay đã ban hành Luật Tín Ngƣỡng, tôn giáo; Nghị định 162/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017 của Thủ tƣớng Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngƣỡng, tôn 10
- giáo đã thể hiện chính sách tự do tôn giáo của Đảng và Nhà nƣớc ta, những quy định pháp luật về sinh hoạt tôn giáo theo hƣớng mở hơn, thông thoáng hơn. Các chủ trƣơng, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nƣớc về công tác tôn giáo, đƣợc Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân (HĐND), UBND tỉnh Bình Phƣớc cụ thể hóa bằng các Chỉ thị, Nghị quyết về công tác tôn giáo phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phƣơng. Căn cứ vào các chủ trƣơng, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nƣớc cũng nhƣ các Chỉ thị, Nghị quyết của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, Ban Tôn giáo thuộc Sở Nội vụ tỉnh xây dựng kế hoạch, một số đề án nghiệp vụ chuyên môn, các chuyên đề, lâu dài, hàng năm, 3 tháng, 6 tháng để triển khai thực hiện công tác tôn giáo, đồng thời hƣớng dẫn cho các phòng, ban chuyên môn thuộc các huyện, thị xã, thành phố đã tham mƣu, đề xuất những kế hoạch triển khai thực hiện công tác tôn giáo trên địa bàn. Tuy nhiên, đối với công giáo biểu hiện tính tôn giáo và tính dân tộc, ý thức hệ tƣ tƣởng, tôn giáo khác rất phức tạp và phủ nhận lẫn nhau, do đó cần tiếp tục thực hiện quản lý Nhà nƣớc đối với Công giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, muốn thực hiện tốt công tác này cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chuyên môn, các ban, ngành, đoàn thể các cấp, quản lý hoạt động của tín đồ, chức sắc, nhà tu hành, chức việc, tổ chức giáo hội, đào tạo chức sắc, nhà tu hành, các hoạt động lễ nghi, sinh hoạt tôn giáo, lễ hội; sản xuất, lƣu thông, đồ dùng việc đạo, đất đai, cơ sở thờ tự..vv Nhƣ vậy, QLNN đối với công giáo là quá trình tác động, điều hành, điều chỉnh để các hoạt động tín ngƣỡng, tôn giáo diễn ra theo đúng quy định của pháp luật. 1.2. Sự cần thiết và những yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý Nhà nƣớc đối với công giáo 1.2.1. Sự cần thiết quản lý Nhà nước đối với Công giáo 1.2.1.1. Thực hiện chức năng của Nhà nước Quản lý Nhà nƣớc đối với tôn giáo là việc thực hiện các quy định của các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền nhằm đảm bảo quyền tự do, tín ngƣỡng, tôn giáo và 11
- quyền tự do không tín ngƣỡng, tôn giáo của nhân dân hƣớng các hoạt động tôn giáo phục vụ lợi ích chính đáng của các tín đồ và phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam. Quản lý Nhà nƣớc về tôn giáo là một lĩnh vực, nhiệm vụ quan trọng của quản lý nhà nƣớc, đồng thời là của công tác tôn giáo. Điều này đƣợc thể hiện từ trong Nghị quyết số 25/TQ-TW ngày 12/3/2003 của Bộ Chính trị khóa X về công tác Tôn giáo, xác định :tăng cƣờng quản lý Nhà nƣớc về tôn giáo. Về đặc điểm tình hình thực tế tại Việt Nam: Nƣớc ta là nƣớc có nhiều tôn giáo, đa dạng về tổ chức, số lƣợng, có nguồn gốc phát sinh, du nhập và hình thành khác nhau do đó có ảnh hƣởng khác nhau lên mọi mặt của đời sống xã hội. Qua các giai đoạn cách mạng, Đảng và nhà nƣớc ta luôn xác định công tác quản lý nhà nƣớc về tôn giáo là vấn đề chiến lƣợc có ý nghĩa rất quan trọng. Nhìn chung, các tổ chức tôn giáo đã xây dựng đƣờng hƣớng hành đạo, hoạt động theo pháp luật; các tôn giáo đƣợc Nhà nƣớc công nhận đã hành đạo gắn bó với dân tộc, tập hợp đông đảo tín đồ trong khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng cuộc sống tốt đời, đẹp đạo, góp phần vào công cuộc đổi mới đất nƣớc. Các nghành, các cấp đã chủ động, tích cực thực hiện các chủ trƣơng, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nƣớc, phát triển kinh tế - xã hội và giữ vững an ninh chính trị ở các vùng đồng bào tôn giáo, đồng thời đấu tranh ngăn chặn, làm thất bại những sinh hoạt lợi dụng tín ngƣỡng, tôn giáo để sinh hoạt chống phá Đảng và Nhà nƣớc. Tuy nhiên, tình hình sinh hoạt tôn giáo còn có những diễn biến phức tạp, tiềm ẩn những nhân tố có thể gây mất ổn định. Một số ngƣời chƣa tuân thủ pháp luật, còn tổ chức truyền đạo trái phép; còn lợi dụng tín ngƣỡng, tôn giáo để hành nghề mê tín dị đoan. Việc khiếu kiện và tranh chấp liên quan đến đất đai và cơ sở vật chất của tôn giáo ở một số nơi tăng lên, có nơi gay gắt, phức tạp. Ở một số nơi, nhất là ở vùng dân tộc thiểu số, một số ngƣời đã lợi dụng tín ngƣỡng, tôn giáo để tiến hành những sinh hoạt tuyên truyền chống đối, kích động tín đồ nhằm phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, gây mất ổn định chính trị. Thống nhất quan điểm nhất quán trong việc thực hiện quản lý Nhà nƣớc về tôn giáo, đảng ta đã cụ thể trong văn kiện Đại hội XI (năm 2011) và triển khai thành 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý văn bản điện tử tại Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
88 p | 232 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Phát triền nguồn nhân lực hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
113 p | 97 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về dịch vụ công ích vệ sinh môi trường trên địa bàn quận Hà Đông
90 p | 75 | 24
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
104 p | 149 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình
118 p | 120 | 22
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
113 p | 146 | 20
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa
26 p | 129 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam
116 p | 100 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
102 p | 113 | 14
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
21 p | 113 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Tạo động lực làm việc cho viên chức tại Ban quản lý dự án quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
115 p | 59 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Công tác quản lý hồ sơ tại cơ quan Tổng cục Thuế, Bộ tài chính
117 p | 72 | 10
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, Nghệ An
26 p | 130 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý xăng dầu của Cục Trang bị và Kho vận, Bộ Công an
85 p | 61 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa
100 p | 15 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu
119 p | 16 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
126 p | 17 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về văn hoá trên địa bàn phường Trường Sơn, Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
127 p | 28 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn