intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hoạt động của Phật Giáo trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Chia sẻ: Tomhum999 Tomhum999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:148

19
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn có mục đích nghiên cứu cơ sở khoa học Quản lý nhà nước đối với hoạt động của Phật giáo; được áp dụng trên địa bàn tỉnh Đắk lắk nhằm làm rõ thực trạng, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra trong Quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Phật ở tỉnh Đắk lắk; từ đó đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện Quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Phật trên địa bàn tỉnh Đắk lắk trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hoạt động của Phật Giáo trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA PHAN THỊ BÌNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA PHẬT GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG ĐẮK LẮK - NĂM 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA PHAN THỊ BÌNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA PHẬT GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 60340403 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS HOÀNG VĂN CHỨC ĐẮK LẮK - NĂM 2017
  3. LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, em đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của các thầy cô, anh chị, em và các bạn. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới: Ban giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia, Khoa Đào tạo sau đại học Học viện Hành chính Quốc gia, Khoa Đào tạo – Bồi dưỡng Phân viện khu vực Tây nguyên, tập thể đội ngũ cán bộ nhân viên Học viện Hành chính Quốc gia đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Phó Giáo sư – Tiến sĩ Hoàng Văn Chức đã hết lòng giúp đỡ, hướng dẫn, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Xin gửu lời cảm ơn chân thành tới tập thể đội ngũ cán bộ, công chức Sở Nội vụ tỉnh Đắk Lắk và gia đình đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình sưu tầm tài liệu, tư liệu nghiên cứu luận văn. Tác giả luận văn Phan Thị Bình
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tác giả và thực hiện dưới sự dúp đỡ của giáo viên hướng dẫn; các tài liệu, số liệu trích dẫn hoặc kết quả tự điều tra, khảo sát trong luận văn là trung thực và theo đúng quy định. Kết quả nghiên cứu của luận văn chưa được công bố trong bất tài liệu nào khác. Tác giả luận văn Phan Thị Bình
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 2 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ....................................................... 2 ............................................................................................................................ 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn ............................................. 5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn .............................................. 5 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luân văn ......................... 6 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn ........................................................ 6 7. Kết cấu của luận văn ........................................................................................ 7 Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA PHẬT GIÁO ................................................................................. 8 1.1. Một số khái niệm liên quan đến luận văn ...................................................... 8 1.2. Sự cần thiết nhà nước quản lý các hoạt động của Phật Giáo ....................... 16 1.3. Nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động của Phật Giáo .................... 20 1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động của Phật giáo ở một số địa phương........................................................................................................... 30 Tiểu kết chương 1 ......................................................................................... 38 Chương 2:THỰC TRẠNG ĐẠO PHẬT VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẠO PHẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮL LẮK .................. 41 2.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Đăk Lăk ....................................... 41 2.2. Hoạt động của Phật giáo trên địa bản tỉnh Đăk Lăk .................................... 50 2.3. Thực trạng quản lý đối với hoạt động của Phật giáo ở tỉnh Đăk Lăk .......... 66 2.4. Đánh giá quản lý nhà nước đối với hoạt động của Phật giáo trên địa bản tỉnh Đăk Lăk ............................................................................................................... 84
  6. Tiểu kết chương 2 : ............................................................................................ 99 Chương 3 : PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA PHẬT GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK .................................................................................................................. 102 3.1. Quan điểm, chính sách của Đảng đối với các hoạt động tôn giáo ............ 102 3.2. Giải pháp .................................................................................................... 109 3.3. Kiến nghị .................................................................................................... 130 Tiểu kết chương 3 : .......................................................................................... 132 KẾT LUẬN ...................................................................................................... 134 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 140
  7. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam là một đất nước đa dân tộc, tín ngưỡng và đa tôn giáo, việc nâng cao công tác quản lý cũng như giải quyết đúng đắn các vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo, chỉ ra thực trạng, giải pháp và cách thực hiện có hiệu quả công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo là một vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn của Đảng và Nhà nước ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bối cảnh quốc tế và trong nước hiện nay, vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo đang có những diễn biến hết sức phức tạp, vừa mang tính toàn cầu, vừa mang tính đặc thù riêng của từng quốc gia. Dân tộc, tôn giáo...luôn là những vấn đề nhạy cảm mà các thế lực thù địch dùng mọi cách lợi dụng, chống phá sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, bằng nhiều thủ đoạn khác nhau gây mất ổn định cả về kinh tế, chính trị, văn hoá và an ninh quốc phòng. Phật giáo, một trong ba tôn giáo lớn trên thế giới, được truyền bá, phát triển rộng rãi ở các nước, Đông Á, Đông Nam Á và hiện nay đang xâm nhập vào một số nước Âu- Mỹ. Số tín đồ Phật giáo hiện nay ước chừng khoảng 300 triệu người (Việt Nam có khoảng hơn 10 triệu người). Sự ra đời và phát triển của Phật giáo luôn gắn bó chặt chẽ với số phận lịch sử của các dân tộc ở nhiều nước phương Đông. Ngày nay, ở nhiều nước phương Đông, Phật giáo vẫn tiếp tục thực hiện chức năng xã hội quan trọng, vẫn gắn kết với hoạt động kinh tế, tư tưởng với văn hoá và lối sống.[52] Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn có thái độ trân trọng với các tôn giáo, riêng với Phật giáo, Người dành nhiều tình cảm thân thiện, đề cao triết lý của Phật giáo như Từ- Bi- Hỷ- Xả, vô ngã vị tha, dĩ đức báo oán. Theo Hồ Chí Minh, tôn 1
  8. chỉ và mục đích của đức Phật là xây dựng cuộc đời thuần mỹ, chí thiện, bình đẳng, yên vui và no ấm, đức Phật là đại từ đại bi cứu khổ cứu nạn. Hồ Chí Minh luôn ca ngợi công lao của các tín đồ Phật giáo luôn đồng hành cùng dân tộc trong cuộc kháng chiến, khen ngợi tín đồ Phật giáo có công với kháng chiến. Trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, Đảng ta nhận thấy giá trị đạo đức của Phật giáo đang góp phần cùng luật pháp và đạo đức mới của xã hội chống lại những biểu hiện tiêu cực, phi nhân tính trong xã hội, cũng như đang góp phần phát huy những nét đẹp trong quan hệ giữa con người với con người của truyền thống trong xã hội mới. Các lễ hội Phật giáo đang được đánh giá từ góc độ động lực văn hoá, góp phần tạo dựng những nếp sinh hoạt văn hoá cộng đồng lành mạnh thay thế dần những hủ tục lạc hậu. Nhiều hoạt động văn hoá nghệ thuật cần được tiếp tục kế thừa, phát huy những giá trị nghệ thuật của Phật giáo để làm phong phú thêm đời sống văn hoá nghệ thuật dân tộc trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Trên địa bàn tỉnh Đắk lắk hiện nay có ba tôn giáo lớn, đạo Phật và Công giáo đã được thừa nhận tư cách pháp nhân, đạo Tin lành đang hoạt động dưới hình thức điểm nhóm. Tính đến nay trên toàn Tỉnh số lượng tín đồ tôn giáo là 500.000 người chiếm gần 27% dân số của Tỉnh; trong đó, đạo Phật có 206 cơ sở thờ tự; 572 vị tăng ni; 191 vị tiểu, điệu đang đăng ký hoạt động tôn giáo tại các chùa, tổng số Phật tử trên 190 ngàn người. Công giáo có khoảng 179.583 tín đồ. Đạo Tin lành có khoảng 170.000 tín đồ, có 340 Hội thánh với 41 Hội được hoạt động chính thức. Quá trình quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo nói chung và quản lý nhà nước đối với hoạt động của Phật giáo nói riêng trên địa bàn tỉnh Đắk lắk trong thời gian qua đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, khẳng định tính ưu việt của chế độ mới. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu vẫn còn bộc lộ những vấn đề chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra, hiện tượng khiếu kiện về đất đai tập trung đông 2
  9. người trước cổng các cơ quan Đảng, Chính quyền còn diễn ra; xây, sửa chữa các cơ sở thờ tự không xin phép chính quyền. Đặc biệt là kiến thức về thực hành pháp luật còn yếu, đời sống khó khăn. Xuất hiện một số hiện tượng tín ngưỡng mới, tâm linh huyền bí, lợi dụng tự do tín ngưỡng, tôn giáo để hành nghề mê tín, dị đoan. Tình trạng phát tán tài liệu trái pháp luật còn tồn tại, tình hình đó đã gây mất an ninh trật tự ở một số vùng đồng bào dân tộc ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân và khối đại đoàn kết dân tộc trên địa bàn của tỉnh. Để khắc phục tình trạng trên và nâng cao hơn nữa hiệu quả Quản lý Nhà nước đối với hoạt động của Phật giáo, nhằm nâng cao nhận thức về một tôn giáo lớn trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk và vai trò của nó trong đời sống tinh thần của nhân dân và trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh; đồng thời xác định rõ vai trò trách nhiệm của cán bộ, đảng viên các cấp trên địa bàn Tỉnh đối với việc thực hiện đầy đủ, nghiêm túc đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước về chính sách tôn giáo, công tác tôn giáo và hoạt động tôn giáo, chống mọi âm mưu lợi dụng tôn giáo chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa, từ những lý do trên tôi chọn “Quản lý nhà nước đối với hoạt động của Phật Giáo trên địa bàn tỉnh Đắk lắk” là đề tài tốt nghiệp cao học chuyên ngành Quản lý công. 2.Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Tôn giáo, tín ngưỡng là một đề tài rộng về nội dung, phạm vi... là vấn đề nhạy cảm và phức tạp, từ trước tới nay có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo như: Nguyễn Hữu Khiển: “Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trong điều kiện xây dựng Nhà nước dân chủ, pháp quyền Việt Nam hiện nay”, Nxb Công an nhân dân 2001; Nguyễn Đức Lữ (Chủ nhiệm đề tài):“Đổi mới chính sách tôn giáo và Nhà nước quản lý tôn giáo hiện nay- những bài học kinh nghiệm và kiến nghị cụ thể”, đề tài nhánh thuộc đề tài cấp Nhà nước, 2002; Trần Minh Thư: "Hoàn thiện 3
  10. pháp luật về hoạt động tôn giáo ở Việt Nam hiện nay", Luận án tiến sĩ năm 2004; Trần Minh Thư: “Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo là một yêu cầu khách quan”, Tạp chí Công tác tôn giáo số 3- 2005; PGS.TS Nguyễn Đức Lữ: "Những đổi mới trong quản lý nhà nước về tôn giáo, tín ngưỡng" Tạp chí Quản lý Nhà nước, Số 130 - 2006; Nguyễn Tấn Cường: “Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động tôn giáo ở Nam Định hiện nay – thực trạng và giải pháp”, Luận văn thạc sĩ luật học, 2000; Nguyễn Tất Đạt (2010), Nhà nước và Giáo hội Phật giáo Việt Nam từ 1981 đến nay, luận án Tiến sĩ Triết học; Học viện Chính trị- Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh (2010), báo cáo tổng hợp đề tài khoa học cấp Bộ năm 2009: Ảnh hưởng của Phật giáo đối với lối sống của người Việt Nam hiện nay, Hà Nội; Trần Thị Minh Nga (2009), Quản lý nhà nước đối với hoạt động của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, luận văn Thạc sĩ Quản lý Hành chính công... Nhìn chung mỗi đề tài đều có đề cập tới những vấn đề khác nhau trong lĩnh vực quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo. Ở tỉnh Đắk lắk có rất ít các công trình khoa học nghiên cứu về tôn giáo, một số công trình nghiên cứu về tôn giáo như: tìm hiểu về giáo xứ Nhã Lộng của sinh viên Nguyễn Thị Cảnh- đề tài bảo vệ luận văn tốt nghiệp Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn- Đại học Quốc gia Hà Nội, khoa Triết học; Đề tài nghiên cứu bảo vệ luận án Tiến sĩ về công tác quản lý nhà nước đối với Đạo Công Giáo; một số bài viết có liên quan; các báo cáo của cấp uỷ và chính quyền về vấn đề tôn giáo cũng như công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, các nghị định, quyết định có liên quan. Không có công trình nghiên cứu chuyên biệt nào về lĩnh vực quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Phật trên địa bàn tỉnh Đắk lắk chuyên ngành Quản lý công. Vì vậy, luận văn là công trình nghiên cứu mang tính độc lập trong lĩnh vực quản lý công. Các nhận định cũng như đánh giá của các đề tài nêu trên dưới sự chọn lọc và kế thừa làm nguồn tài liệu tham khảo cho đề tài này. 4
  11. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu Luận văn có mục đích nghiên cứu cơ sở khoa học Quản lý nhà nước đối với hoạt động của Phật giáo; được áp dụng trên địa bàn tỉnh Đắk lắk nhằm làm rõ thực trạng, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra trong Quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Phật ở tỉnh Đắk lắk; từ đó đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện Quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Phật trên địa bàn tỉnh Đắk lắk trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Đề tài có nhiệm vụ nghiên cứu sau: + Tổng quan có chọn lọc cơ sở khoa học quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Phật; áp dụng trong quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Phật trên địa bàn tỉnh Đắk lắk. + Phân tích thực trạng hoạt động của đạo Phật trên địa bàn tỉnh Đắk lắk. + Phân tích, đánh giá thực trạng QLNN đối với hoạt động của đạo Phật trên địa bàn tỉnh Đắk lắk thời gian qua. + Phân tích phương hướng và đề xuất giải pháp quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Phật trên địa bàn tỉnh Đắk lắk trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu của luận văn Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quản lý của nhà nước đối với hoạt động của đạo Phật trên địa bàn tỉnh Đắk lắk theo quy định của pháp luật. 4.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài - Về nội dung: những quy định của pháp luật đối với các hoạt động tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng. - Về không gian: địa bàn tỉnh Đắk lắk. - Về thời gian: từ 2011 đến nay (từ khi có pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo). 5
  12. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Phương pháp luận Luận văn được hình thành trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác- Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác tôn giáo trong thời kỳ đổi mới. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài, tác giả sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp sưu tầm số liệu, tài liệu; - Phương pháp thống kê; - Phương pháp so sánh; - Phương pháp phân tích, tổng hợp; - Phương pháp lôgíc, lịch sử; - Phương pháp tổng kết thực tiễn.v.v. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Về lý luận Đề tài tổng quan, góp phần làm rõ cơ sở khoa học quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng và áp dụng trong QLNN đối với hoạt động của đạo Phật trên địa bàn tỉnh Đắk lắk. 6.2. Về thực tiễn - Làm rõ thực trạng hoạt động của đạo Phật trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. - Phân tích, đánh giá thực trạng QLNN đối với hoạt động của đạo Phật trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. - Phân tích phương hướng và đề xuất giải pháp QLNN đối với hoạt động của đạo Phật trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk thời gian tới. - Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy, học tập, nghiên cứu và cho công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực tôn giáo. 6
  13. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo; đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở khoa học quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Phật. Chương 2: Thực trạng đạo Phật và quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Phật trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý Nhà nước đối với hoạt động của đạo Phật ở tỉnh Đắk Lắk thời gian tới. 7
  14. Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA PHẬT GIÁO 1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN 1.1.1. Tín ngưỡng và hoạt động tín ngưỡng * Tín ngưỡng Tín ngưỡng có thể hiểu là: tín là niềm tin, ngưỡng là sự ngưỡng vọng. Tín ngưỡng là niềm tin, sự ngưỡng mộ đối với một đối tượng siêu nhiên nào đó có ảnh hưởng, chi phối đến đời sống sinh hoạt của con người. Như vậy, tín ngưỡng là một sản phẩm văn hoá do con người quan hệ với tự nhiên, xã hội và chính bản thân mà hình thành. Tín ngưỡng là niềm tin về những điều linh thiêng, những sức mạnh huyền bí, vĩ đại mà con người chỉ cảm nhận được mà khó có thể nhận thức được. Theo giáo trình Quản lý nhà nước về tôn giáo và dân tộc của khoa Quản lý nhà nước về xã hội thuộc Học viện Hành chính quốc gia thì: tín ngưỡng(tiếng Pháp- Croyance; tiếng Anh- Belief) đồng nghĩa với niềm tin, sự tin tưởng, nhưng tín ngưỡng không phải là niềm tin nói chung, mà nó là niềm tin đặc biệt. Tín ngưỡng là gốc của tôn giáo [17]. Theo Luật tín ngưỡng Tôn giáo, Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng [58]. Khái niệm tín ngưỡng và tôn giáo có nhiều chỗ gần gũi với nhau vì nó cùng có nguồn gốc từ lòng tin tuyệt đối vào một đấng cao siêu huyền bí nào đó. Hay nói cách khác: mọi tín ngưỡng, tôn giáo đều có một cái chung là “thế giới bên kia” khác với thế giới hiện thực mà con người đang sống [17]. Song tín ngưỡng, tôn giáo cũng có nhiều điểm khác nhau: 8
  15. Điểm khác biệt giữa tín ngưỡng và tôn giáo là: tín ngưỡng mang tính dân tộc nhiều hơn tôn giáo, tín ngưỡng có tổ chức không chặt chẽ như tôn giáo. Khi nói đến tín ngưỡng người ta thường nói đến tín ngưỡng của một dân tộc. Tín ngưỡng không có một hệ thống điều hành và tổ chức như tôn giáo, nếu có thì hệ thống đó cũng lẻ tẻ và rời rạc. Tín ngưỡng nếu phát triển đến một mức độ nào đó thì có thể thành tôn giáo. * Hoạt động tín ngưỡng Theo Pháp lệnh Tín ngưỡng tôn giáo thì hoạt động tín ngưỡng “là hoạt động thể hiện sự tôn thờ tổ tiên; tưởng niệm và tôn vinh những người có công với nước, với cộng đồng; thờ cúng thần, thánh, biểu tượng có tính truyền thống và các hoạt động tín ngưỡng dân gian khác tiêu biểu cho những giá trị tốt đẹp về lịch sử, văn hoá, đạo đức xã hội” [8, tr.129]. 1.1.2. Tôn giáo và hoạt động tôn giáo * Tôn giáo Tôn giáo: (Tiếng Latinh- Religio) đồng nghĩa với sự sùng đạo, mộ đạo, đối tượng được sùng bái. Tôn giáo là sự sùng bái và thờ phụng của con người đối với thần linh hoặc các mối quan hệ của con người đối với thần linh [17]. Bản chất của tôn giáo theo quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lê nin được khái quát trong một số luận điểm sau đây: Thứ nhất, tôn giáo là sự tự ý thức, tự cảm giác của con người về thế giới xung quanh mình và về chính bản thân mình. Con người đã nghiêng mình trước bản chất của chính mình và nhận thức nó như một bản chất siêu việt, trong Lời nói đầu của tác phẩm “Phê phán Triết học Pháp quyền của Hêghen, C.Mác đã khái quát bản chất của tôn giáo bằng luận điểm “tôn giáo là sự tự ý thức và sự tự cảm giác của con người chưa tìm được bản thân mình hoặc đã lại để mất bản thân mình một lần nữa” [19, tr.571]. 9
  16. Thứ hai, trong tôn giáo, con người đã nhận thức thế giới kinh nghiệm của chính mình là cái chỉ có trong tư tưởng như một cái gì đó linh thiêng. Theo Các Mác và Ph. Ănghen “sự tự ý thức đó là sự tự ý thức hoang tưởng, sai lầm, hư ảo” [20, tr.214-215]. Thứ ba, tôn giáo là sự phản ánh, sự nhận thức của con người về thế giới, nhưng là một thế giới quan như Ph.Ănghen nhận định: “tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo vào trong đầu óc của con người những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ, chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng ở trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu trần thế” [21,tr.437]. Quan điểm trên của Ph. Ănghen về bản chất của tôn giáo muốn giải đáp ba câu hỏi: Tôn giáo là gì? Tôn giáo phản ánh cái gì và tôn giáo phản ánh như thế nào? Thứ nhất, tôn giáo là gì? Tôn giáo là cái phản ánh, nghĩa là một hình thái ý thức xã hội, ra đời, tồn tại, biến đổi phụ thuộc vào tồn tại xã hội. Thứ hai, tôn giáo phản ánh cái gì? Giống như các hình thái ý thức xã hội khác, tôn giáo phản ánh tồn tại xã hội, chủ yếu tập trung vào phản ánh sức mạnh tự nhiên và sức mạnh xã hội mà con người bất lực trước đó. Thứ ba, tôn giáo phản ánh như thế nào? Tôn giáo phản ánh hiện thực khách quan một cách linh thiêng trừu tượng. Thứ tư,Chủ nghĩa Mác -Lênin cho rằng chính con người đã sáng tạo ra tôn giáo chứ không phải tôn giáo sáng tạo con người, đồng thời làm rõ các nguồn gốc của sự xuất hiện tôn giáo, đó là: - Nguồn gốc xã hội: + Sự bất lực của con người trong sự đấu tranh với tự nhiên. + Tính tự phát trong sự phát triển xã hội và sự áp bức giai cấp trong chế độ xã hội có sự bóc lột. - Nguồn gốc nhận thức: 10
  17. + Thế giới hiện thực luôn trong quá trình “sinh thành”, chứ không phải là đã “hoàn thành”, nên quá trình nhận thức của con người về thế giới ấy luôn là quá trình tiệm cận gần với chân lý. + Sự tách rời nội dung khách quan ra khỏi hình thức chủ quan trong quá trình nhận thức của con người… - Nguồn gốc tâm lý: Đó là các trạng thái tâm lý, tình cảm, cảm xúc, tiêu cực như: buồn, chán, cô đơn, bất hạnh, đau khổ…hoặc các trạng thái tâm lý tích cực như: hưng phấn, vui vẻ, ngưỡng mộ. * Các căn cứ để xác định tôn giáo: - Ý thức tôn giáo: gồm hai trình độ là tâm lý tôn giáo và hệ tư tưởng tôn giáo thể hiện qua biểu tượng, thói quen, niềm tin hay giáo lý. - Nghi lễ tôn giáo: sự lễ bái, thờ cúng… - Tổ chức tôn giáo: là sự liên kết của những người có chung một tín ngưỡng, có chức năng thoả mãn nhu cầu tâm linh và một số nhu cầu khác của con người có tín ngưỡng [8, tr.8]. Một tôn giáo bao giờ cũng biểu hiện về mặt hình thức gồm có 4 bộ phận: giáo lý, giáo luật, giáo lễ và cơ sở thờ tự. - Giáo lý là hệ thống các quan niệm về thế giới quan và nhân sinh quan. - Giáo luật là hệ thống các quy định về kiêng cữ, cấm kỵ. - Giáo lễ là nghi thức lễ bái. - Cơ sở thờ tự là những cơ sở vật chất để thực hiện các nghi lễ tôn giáo. Trong quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo, người ta thường đặc biệt chú ý tới hoạt động của các tôn giáo có tổ chức, khái niệm tôn giáo có tổ chức được hiểu là: tôn giáo là một tổ chức, đại diện cho một cộng đồng người có chung 11
  18. một đức tin, theo một giáo lý hay một giáo chủ và có kết cấu là một tổ chức giáo hội. Theo luật Tín ngưỡng Tôn giáo thì: Tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức [58]. * Hoạt động tôn giáo Theo Điều 3, Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo thì “hoạt động tôn giáo là việc truyền bá, thực hành giáo lý, giáo luật, quản lý tổ chức của tôn giáo” [35, tr.38] + Việc truyền bá giáo lý, giáo luật (hay còn gọi là truyền đạo) là tuyên truyền những lý lẽ về nguồn gốc, sự ra đời, luật lệ của các tổ chức tôn giáo. Thông qua những hoạt động truyền giáo, niềm tin đối với các tín đồ được củng cố và các giáo luật được thực hiện. Đối với những tín đồ mới tham gia hay với những người chưa phải tín đồ thì các hoạt động truyền giáo còn với mục đích giúp họ hiểu, tin, theo tôn giáo và gia tăng về số lượng các tín đồ. + Thực hành giáo luật, lễ nghi (còn gọi là hành đạo) là hoạt động của tín đồ, nhà tu hành, chức sắc tôn giáo thể hiện sự tuân thủ giáo luật, thoả mãn đức tin tôn giáo của cá nhân hay cộng đồng tín đồ. Hoạt động quản lý, tổ chức tôn giáo nhằm thực hiện quy định của giáo luật, thực hiện hiến chương, điều lệ của tổ chức tôn giáo, đảm bảo duy trì trật tự, hoạt động trong tổ chức tôn giáo. Trong các hoạt động trên việc phân biệt ranh giới giữa hoạt động truyền đạo với hoạt động hành đạo cũng chỉ là tương đối, đã có không ít những trường hợp hành đạo có truyền đạo. Theo luật Tín ngưỡng Tôn giáo, Hoạt động tôn giáo là hoạt động truyền bá tôn giáo, sinh hoạt tôn giáo và quản lý tổ chức của tôn giáo [58]. 12
  19. 1.1.3. Mê tín, dị đoan Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, mê tín dị đoan là tệ nạn đồng bóng, bói toán, cầu trời, cầu đảo, rước sách quá linh đình, cúng bái xa xỉ, tốn kém của nhân dân. Người chỉ rõ nguyên nhân mê tín, dị đoan trước hết là những hủ tục do chế độ thực dân, phong kiến để lại. Ở miền núi đang còn nhiều phong tục không tốt do bọn phong kiến để lại như: ma chay, cúng bái rất tốn kém, cưới vợ, gả chồng quá sớm; vệ sinh phòng bệnh còn kém. Đó là những mê tín và hủ tục nên xoá bỏ, để xây dựng mỹ tục thuần phong. Hai là, mê tín dị đoan là do trình độ dân trí quá thấp, không phân biệt được đúng sai trong những luận điệu tuyên truyền nhảm nhí của một số kẻ đầu cơ trục lợi. Để loại bỏ mê tín, dị đoan phải nâng cao trình độ học vấn… Ba là, mê tín, dị đoan là tệ nạn do “một số người đồng bóng lạc hậu mê tín bị những kẻ xấu lợi dụng để xoay tiền” [8, tr. 59]. Để khắc phục tệ nạn mê tín dị đoan, theo Hồ Chí Minh phải đi đôi với việc xây dựng nếp sống văn hoá mới, xây dựng thuần phong mỹ tục. Phải nghiên cứu cho rõ phong tục mọi nơi trước là để gây cảm tình và sau là để dần dần giải thích cho họ hết mê tín. Cán bộ, đảng viên không xúc phạm đến phong tục, tín ngưỡng của nhân dân, phải tuyệt đối tôn trọng niềm tin tôn giáo của quần chúng. Theo Giáo trình Quản lý nhà nước về tôn giáo và dân tộc của Khoa Quản lý nhà nước về xã hội thuộc Học viện Hành chính quốc gia thì “Mê tín, dị đoan là hai khái niệm thường được dùng cặp đôi trong Tiếng Việt, để chỉ một niềm tin mù quáng như: bói toán, đồng cốt, gọi hồn, những điểm lạ…và coi đó là những hiện tượng xã hội tiêu cực, khác với các chuẩn mực xã hội; là những gì trái với lợi ích của xã hội, nó gây thiệt hại cho chính những người tin theo mê muội.[17] 1.1.4. Phật Giáo 13
  20. Theo Phật Giáo, người sáng lập ra Phật giáo là Thái tử Cồ - đàm Tất-đạt- đa, con vua Tịnh Phạn, trị vì một vương quốc nhỏ là ca- tì- la -vệ (gồm một phần đất của Nêpan và Ấn Độ ngày nay. Mẹ là công chúa vương quốc Câu-ly tên là Ma da, bà năm 45 tuổi mới hoài thai sau khi nằm mơ thấy sáu con voi trắng chui vào trong người, bà sinh Tất- đạt- đa vào đêm trăng tròn tháng tư dưới gốc cây vô ưu vườn Lâm-tì- ni trong một buổi dạo chơi. (Năm 1950 tổ chức thân hữu Phật tử thế giới đã thống nhất lấy năm 624 là năm Phật Thích ca đản sinh). * Quan niệm về thế giới: Phật giáo cho rằng thế giới là thế giới vật chất. Các sự vật, hiện tượng trong vũ trụ hay nói cách khác là “vạn pháp” không phải do một đấng thiêng liêng nào tạo tác bằng những phép mầu nhiệm, mà được tạo nên bởi những phần tử vật chất nhỏ bé nhất gọi là “bản thể”. Các sự vật hiện tượng trong vũ trụ không đứng yên mà luôn chuyển động, biến đổi gọi là vô thường, sự vận động đi theo một chu trình đó là: thành- trụ- hoại- không hay sinh- trụ- dị- diệt. Nghĩa là phát sinh, trưởng thành, hư hoại và tan rã. * Quan niệm về con người: Phật giáo cho rằng con người không phải do Thượng đế hay một đấng thiêng liêng nào sinh ra mà con người là một pháp đặc biệt của thế giới vạn pháp. Con người bao gồm phần sinh lý và phần tâm lý đó là sự kết hợp của ngũ uẩn: sắc- thụ- tưởng- hành- thức. Phần sinh lý- sắc uẩn là thân tướng, hình sắc, được giới hạn trong không gian bằng xương, thịt, da được tạo thành bởi tứ đại (bốn yếu tố vật chất): địa (đất), thuỷ (nước), hoả (lửa), phong (gió). Đất tạo nên các phần cứng như: xương, lông tóc, lục phủ, ngũ tạng. Nước tạo ra chất lỏng như: máu, mật, mồ hôi. Lửa tạo ra thân nhiệt. Gió tạo thành hơi thở, hơi khí trong cơ thể. Phần tâm lý hay tinh thần, ý thức gồm: thụ uẩn, tướng uẩn, hành uẩn, thức uẩn được biểu hiện bằng bảy lĩnh vực tình cảm: ai- thương, ái- yêu, ố- ghét, hỷ- vui, nộ- giận, lạc- sướng, dục- muốn. 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0