Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hoạt động của Phật giáo trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
lượt xem 6
download
Mục đích nghiên cứu luận văn nhằm làm rõ thực trạng, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra trong quản lý nhà nước về hoạt động phật giáo ở Kiên Giang; từ đó đưa ra những đề xuất, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước về hoạt động phật giáo ở Kiên Giang.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hoạt động của Phật giáo trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ................/............... ......./....... HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA LƢU VĂN QUANG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA PHẬT GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG TP. HỒ CHÍ MINH - 2017
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ................/............... ......./....... HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA LƢU VĂN QUANG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA PHẬT GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành : Quản lý công Mã số : 60 34 04 03 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: Phó GSTS Vũ Trọng Hách TP. HỒ CHÍ MINH - 2017
- LỜI CẢM ƠN Trƣớc hết, tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô Học viên hành chính quốc gia, lãnh đạo khoa Sau Đại học và các giảng viên đã truyền đạt, trang bị cho tôi những kiến thức chuyên ngành quản lý công trong suốt thời gian học tập, đây là những kiến thức quý báo giúp tôi trong quá trình hoạt động thực tiễn. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy PGS-TS Vũ Trọng Hách và Hội đồng đánh giá luận văn đã tận tình chỉ bảo, hƣớng dẫn tôi hoàn thành luận văn này; xin chân trọng cảm ơn quý thầy, cô lãnh đạo Học viện và trƣờng Chính trị tỉnh Kiên Giang thầy, cô chủ nhiệm đã luôn tạo điều kiện, động viên tôi học tập, nghiên cứu đầy đủ các nội dung chuyên đề trên lớp. Xin cảm ơn, các anh, chị lãnh đạo Ban Tôn giáo tỉnh Kiên Giang đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi có đủ tài liệu, dữ kiện để viết, hoàn thành luận văn tốt nghiệp; Ban tổ chức Tỉnh ủy Kiên Giang; Ban Thƣờng vụ thành ủy Rạch Giá và đồng nghiệp trong cơ quan luôn tạo điều kiện, động viên, hỗ trợ trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Đây là lần đầu tiên tôi đƣợc học tập và nghiên cứu viết luận văn thạc sĩ, do đó, chắc chắn còn những hạn chế, khuyết điểm nhất định, rất mong quý thầy, cô các đồng chí, bạn bè và đồng nghiệp đóng góp ý kiến để tôi hoàn chỉnh bản luận văn và nhận thức đầy đủ, sâu sắc hơn về kiến thức chuyên Ngành quản lý công. Xin chân trọng cảm ơn! Kiên Giang, tháng 7 năm 2017 Tác giả Lƣu Văn Quang
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Các kết luận khoa học của luận văn chƣa công bố trên bất kỳ công trình nào khác. Tác giả Lƣu Văn Quang
- MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục MỞ ĐẦU 1 Chƣơng 1. CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA PHẬT GIÁO 9 1.1. NHỮNG KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 9 1.1.1. Một số khái niệm 9 1.1.2. Đặc điểm của Phật Giáo Việt Nam 15 1.1.3. Quan điểm, chủ trƣơng của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nƣớc về tôn giáo và công tác quản lý nhà nƣớc về hoạt động tôn giáo 17 1.1.3.1. Quan điểm, chủ trƣơng của Đảng 17 1.1.3.2. Chính sách, pháp luật Nhà nƣớc 20 1.2. MỤC TIÊU, CHỦ THỂ, KHÁCH THỂ, NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA PHẬT GIÁO 21 1.2.1. Mục tiêu 21 1.2.2. Chủ thể, khách thể, nội dung 23 1.2.2.1. Chủ thể và khách thể 23 1.2.2.2. Nội dung 24 1.3. SỰ CẦN THIẾT QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO 33 1.3.1. Thực hiện chức năng của nhà nƣớc 33 1.3.2. Đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tôn giáo hợp pháp của ngƣời dân 33 1.3.3. Xuất phát từ thực tiễn hoạt động của tôn giáo 34
- 1.4. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO Ở CÁC ĐỊA PHƢƠNG VÀ R T RA BÀI HỌC CHO KIÊN GIANG 36 1.4.1. Kinh nghiệm ở một số địa phƣơng 36 1.4.1.1. Kinh nghiệm quản lý Nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo ở Trà vinh 36 1.4.1.2. Kinh nghiệm quản lý Nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo ở An giang 38 1.4.1.3. Kinh nghiệm quản lý Nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo ở Sóc trăng 40 1.4.2. Rút ra bài học kinh nghiệm đối với công tác quản lý Nhà nƣớc đối với hoạt động Phật giáo ở kiên giang 42 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA PHẬT GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG 46 2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHẬT GIÁO Ở TỈNH KIÊN GIANG 46 2.1.1. Khái quát chung về tỉnh Kiên Giang 46 2.1.1.1. Vị trí địa lý và sự phân bố dân cƣ 46 2.1.1.2. Tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội 47 2.1.1.3. Đặc điểm tình hình tôn giáo ở Kiên Giang 49 2.1.2. Đặc điểm của Phật giáo ở Kiên Giang 51 2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA PHẬT GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG 55 2.2.1. Về tổ chức bộ máy cơ quan quản lý nhà nƣớc về tôn giáo 55 2.2.2. Triển khai thực hiện chủ trƣơng, chính sách, pháp luật liên quan đến các hoạt động tôn giáo 57 2.2.2.1. Thực trạng thực hiện chính sách, pháp luật về tôn giáo 57
- 2.2.2.2. Công tác vận động quần chúng tín đồ, chức sắc Phật giáo 59 2.2.2.3. Quản lý đất đai, xây dựng và sửa chữa cơ sở thờ tự của Phật giáo 62 2.2.2.4. Việc giải quyết khiếu kiện liên quan đến Phật giáo 62 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA PHẬT GIÁO Ở TỈNH KIÊN GIANG 63 2.3.1. Kết quả đạt đƣợc và nguyên nhân 63 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 65 2.3.3. Những vấn đề đặt ra cần giải quyết trong quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động Phật giáo giáo trên địa bàn tỉnh Kiên Giang 66 2.3.3.1. Vấn đề đặt ra cần giải quyết về tổ chức bộ máy, cán bộ làm công tác Phật giáo 67 2.3.3.2. Vấn đề đặt ra cần giải quyết về tình hình hoạt động của Phật giáo 67 Chƣơng 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA PHẬT GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG 75 3.1. DỰ BÁO 75 3.1.1. Dự báo tình hình 75 3.1.1.1. Xu hƣớng tích cực 75 3.1.1.2. Xu hƣớng tiêu cực 77 3.1.2. Yêu cầu đặt ra đối với quản lý nhà nƣớc về hoạt động của Phật giáo trên địa bàn tỉnh Kiên Giang trong thời gian tới 78 3.2. ĐỊNH HƢỚNG CỦA TỈNH KIÊN GIANG VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA PHẬT GIÁO 79
- 3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA PHẬT GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG 81 3.3.1. Giải pháp 81 3.3.1.1. Nâng cao nhận thức, thống nhất quan điểm và trách nhiệm của hệ thống chính trị và cán bộ, Đảng viên về công tác quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động của Phật Giáo trên địa bàn tỉnh Kiên Giang 81 3.3.1.2. Tăng cƣờng phối hợp giữa các cấp, các ngành trong công tác quản lý nhà nƣớc về hoạt động Phật Giáo 82 3.3.1.3. Quan tâm hơn nữa đến công tác tranh thủ vận động quần chúng tín đồ, chức sắc Phật giáo và xây dựng lực lƣợng nòng cốt ở cơ sở đấu tranh phòng chống lợi dụng chức sắc, Phật tử Phật giáo trên địa bàn tỉnh Kiên Giang 85 3.3.1.4. Đẩy nhanh phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, nâng cao chất lƣợng cuộc sống cho đồng bào Phật tử Phật giáo trên địa bàn tỉnh Kiên Giang 87 3.3.1.5. Củng cố, kiện toàn bộ máy và cán bộ làm công tác tôn giáo và Phật giáo 88 3.3.1.6. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của chính quyền cơ sở, đối với Quản lý Nhà nƣớc về hoạt động của Phật Giáo trên địa bàn tỉnh Kiên Giang 89 3.3.1.7. Tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm việc chấp hành pháp luật trong quản lý nhà nƣớc về hoạt động Phật giáo trên địa bàn tỉnh Kiên Giang 89 3.3.2. Kiến nghị 90 3.3.2.1. Thứ nhất, về quan điểm, chính sách chung 90 3.3.2.2. Những kiến nghị cụ thể liên quan đến Phật giáo ở Kiên Giang 93
- KẾT LUẬN 98 TÀI LIỆU THAM KHẢO 101 PHỤ LỤC 111
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, đồng thời là một thực thể xã hội ra đời từ hàng ngàn năm lịch sử và còn tồn tại lâu dài. Trong quá trình tồn tại và phát triển, tôn giáo đã ảnh hƣởng sâu sắc đến đời sống chính trị, văn hóa, xã hội, tâm lý, lối sống, phong tục nhiều quốc gia, tộc ngƣời. Do vậy, cũng nhƣ các hoạt động khác trong xã hội có nhà nƣớc, tôn giáo tất yếu chịu sự quản lý của nhà nƣớc. Mục đích quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo nhằm bảo đảm cho hoạt động tôn giáo diễn ra bình thƣờng, đúng pháp luật và văn hóa nơi hành vi tôn giáo đó diễn ra, vì lợi ích dân tộc và cộng đồng, trong đó có lợi ích của tổ chức tôn giáo. Quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo là một nhiệm vụ quan trọng quyết định sự thành bại của công tác tôn giáo trong tình hình mới. Các văn bản của Đảng về công tác tôn giáo đều nhấn mạnh đến vai trò của công tác này. Nghị quyết số 25-NQ/TW, ngày 12 tháng 3 năm 2003 của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khoá IX xác định, một trong các giải pháp chủ yếu của công tác tôn giáo là “tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về tôn giáo”. Tỉnh Kiên Giang có 10 tôn giáo sinh hoạt ở 21 tổ chức giáo hội đã đƣợc Nhà nƣớc công nhận, có 02 tôn giáo và một số hệ phái Tin lành chƣa đƣợc công nhận về tổ chức; có số lƣợng tín đồ các tôn giáo chiếm khoảng 30% dân số của tỉnh. Các tôn giáo ở đây trong quá trình phát triển luôn có mối quan hệ đoàn kết, đóng góp cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Riêng Phật giáo, có 03 hệ phái: Bắc tông, Nam tông (Kinh, Khmer) và Khất sỹ. Trong hoạt động, từ tháng 11 năm 1981 (thời điểm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam) đến nay luôn thể hiện tinh thần đoàn kết gắn bó nội bộ, góp phần làm ổn định xã hội tại địa phƣơng. Phật giáo Việt Nam ở tỉnh Kiên Giang, trong mọi hoạt 1
- động luôn đi đầu so với các tôn giáo khác trên địa bàn Tỉnh, thực hiện tốt chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc và qui định của Giáo hội. Tuy nhiên, những năm gần đây hoạt động của tăng, ni Phật giáo Việt Nam ở tỉnh Kiên Giang xuất hiện những vấn đề đáng quan tâm đặt ra, nhƣ: Thứ nhất, về phía Giáo hội trong hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo chƣa có sự thống nhất cao giữa chức sắc lãnh đạo giáo hội. Thứ hai, xuất hiện hiện tƣợng tranh giành quyền lực lãnh đạo giáo hội, mâu thuẫn nội bộ tăng, ni. Thứ ba, liên quan Phật giáo Nam tông Khmer, sƣ sãi và Phật tử có những hoạt động cùng hệ phái với Phật giáo ở Campuchia, một số sƣ sãi, Phật tử có mối quan hệ với sƣ sãi ở Campuchia, trong hoạt động thƣờng xuyên qua lại biên giới trái pháp luật để tham dự lễ hội. Ngoài ra, trong hoạt động Phật sự của sƣ sãi, luôn lấy danh nghĩa Hội Đoàn kết sƣ sãi yêu nƣớc, dù đó là công việc của Giáo hội Phật giáo nhƣng không lấy danh nghĩa của Giáo hội. Thứ tư, một số phần tử xấu lợi dụng hoạt động của Phật giáo để hoạt động mê tín dị đoan, trục lợi cá nhân, xảy ra hiện tƣợng biến gia đình thành cơ sở thờ tự, xây tƣợng, đặt tƣợng trái pháp luật, khiếu kiện, kích động tín đồ phá hoại chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc. Trong công tác quản lý Nhà nƣớc về tôn giáo nói chung, đối với Phật giáo nói riêng ở Tỉnh Kiên Giang đạt đƣợc nhiều thành tựu quan trọng; kịp thời đƣa các chủ trƣơng, chính sách, pháp luật về tôn giáo của Đảng, Nhà nƣớc vào đời sống xã hội, giải quyết yêu cầu hoạt động tôn giáo chính đáng, đúng pháp luật, tạo sự đồng thuận cao, tăng cƣờng sự gắn bó, cởi mở trong quan hệ giữa các cá nhân, tổ chức tôn giáo với cấp ủy, chính quyền, mặt trận và đoàn thể các cấp. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bất cập, nhận thức của một bộ phận đảng viên, cán bộ, công chức về công tác tôn giáo còn hạn chế, việc giải quyết yêu cầu tôn giáo còn nhiều quan điểm và cách làm khác nhau, công tác 2
- tham mƣu cho cấp uỷ chƣa kịp thời; đội ngũ làm công tác tôn giáo vừa thiếu lại vừa yếu; sự phối hợp giữa các ban ngành, đoàn thể trong vùng đồng bào có đạo chƣa đồng bộ, nhất là ở cơ sở. Xuất phát từ tình hình thực tế của địa phƣơng, tôi mạnh dạn chọn đề tài “ u v t của Phật giáo tr t Kiên Giang” làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý công. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Những năm qua đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, nhiều bài viết, nhiều tác phẩm lý luận liên quan đến Phật giáo Việt Nam nói chung, Phật giáo ở tỉnh Kiên Giang nói riêng, với nhiều quan điểm khác nhau của các nhà nghiên cứu, trong đó có các nhà khoa học, các nhà lãnh đạo, quản lý ở cấp trung ƣơng và địa phƣơng, các giới tu sỹ Phật giáo. Những công trình, những tác phẩm đó là những nguồn tƣ liệu phong phú, giúp cho bản thân nghiên cứu và trình bày một cách cơ bản góp phần hoàn thành luận văn. 2.1. Các tác phẩm lý luận về tôn giáo và kiến thức chung về tôn giáo - Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam của GS. Đặng Nghiêm Vạn Nxb Chính trị Quốc gia – 2003 và Tôn giáo học nhập môn của TS. Đổ Minh Hợp, Nxb Tôn giáo, HN 2006 là hai quyển sách của hai tác giả khác nhau, nhƣng về cơ bản đã cung cấp cho ngƣời đọc những kiến thức cơ bản và quan trọng nhất về lý luận tôn giáo học mác - xít và khái quát thực trạng một số tôn giáo ở Việt Nam. - Một số tôn giáo ở Việt Nam của PGS.TS Nguyễn Thanh Xuân, Nxb Tôn giáo – 2005, là quyển sách mà tác giả đã cung cấp cho ngƣời đọc những kiến thức về lịch sử, hệ thống giáo lý, về cơ cấu tổ chức của các tôn giáo ở Việt Nam. 2.2. Các tác phẩm về Phật giáo 3
- - Việt Nam Phật giáo sử luận, tập I, II, III của Nguyễn Lang, Nxb Văn học – 2008; Phật giáo Nam Bộ từ thế kỷ 17 đến 1975 của Trần Hồng Liên, NXB thành phố Hồ Chí Minh 1996; Đạo Phật trong cộng đồng người Việt ở Nam Bộ - Việt Nam từ thế kỷ 17 đến 1975 của Trần Hồng Liên, NXB Khoa học Xã hội 2000. Góp phần tìm hiểu Phật giáo Nam bộ của PGS.TS Trần Hồng Liên, Nxb Khoa học xã hội – 2004. Tuy là những tác phẩm của hai tác giả khác nhau, nhƣng cũng đã cung cấp cho ngƣời đọc những kiến thức cơ bản về quá trình phát triển và những đóng góp của Phật giáo Việt Nam nói chung, Nam bộ nói riêng. - Phật học Khái luận của Thích Chơn Thiện, Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Ban Giáo dục tăng ni - 1993; Sự tích Đức Phật Thích Ca của Trần Hửu Danh (Cƣ sỹ Minh Thiện), Nxb Văn học - 2009; Đức Phật và Phật pháp của Narada Maha thera do Phạm Kim Khánh dịch, Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là những cuốn sách đã cung cấp cho ngƣời đọc những kiến thức rất quan trọng về lịch sử hình thành, phát triển của Phật giáo, trong đó quan trọng nhất là lịch sử ngƣời sáng lập đạo Phật và những tƣ tƣởng đầu tiên của Phật Thích Ca. 2.3. Các tác phẩm, luận văn nghiên cứu trực tiếp những vấn đề liên quan đến Phật giáo - Công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động của Phật giáo trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp hiện nay - Thực trạng và giải pháp, luận văn Thạc sĩ tôn giáo học của Trần Hữu Thành, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí minh, năm 2014. Luận văn nghiên cứu thực trạng Phật giáo tỉnh Đồng Tháp và nêu ra những vấn đề cần quan tâm trong công tác đối với Phật giáo tỉnh Đồng Tháp. - Hoạt động từ thiện xã hội của Phật giáo huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre hiện nay, luận văn Thạc sĩ tôn giáo học của Ngô Thị Hồng Huệ, Học viện 4
- Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2014. Luận văn trình bày quá trình thực hiện chức năng xã hội của Phật giáo huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre thông qua các hoạt động từ thiện xã hội, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp tiếp tục phát huy vai trò Phật giáo trong công tác từ thiện xã hội. - Tổ chức Gia đình phật tử trên địa bàn tỉnh Đồng Nai với việc giáo dục đạo đức thanh thiếu niên hiện nay, luận văn Thạc sĩ tôn giáo học của Nguyễn Thị Minh Phƣợng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2014. Luận văn nghiên cứu về tổ chức gia đình Phật tử tại tỉnh Đồng Nai và sự ảnh hƣởng của nó đối với việc giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên tỉnh Đồng Nai. - Phật giáo ở tỉnh Đồng Tháp hiện nay - Thực trạng và những vấn đề đặt ra, luận văn Thạc sĩ tôn giáo học của Lê Thị Minh Chính, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2014. Luận văn nghiên cứu về thực trạng tình hình Phật giáo trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp và nêu những vấn đề cần quan tâm trong công tác đối với Phật giáo tại địa phƣơng. - Vai trò của Hội Đoàn kết Sư sãi Yêu nước trong Phật giáo Nam Tông Khmer vùng Tây Nam Bộ hiện nay - Thực trạng và những vấn đề đặt ra, luận văn Thạc sĩ tôn giáo học của Bạch Thanh Sang, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2014. Luận văn nghiên cứu quá trình hình thành, phát triển và thực trạng của Hội Đoàn kết Sƣ sãi yêu nƣớc trong Phật giáo Nam tông Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long hiện nay và nêu ra những vấn đề cần quan tâm trong công tác đối với Hội. - Giữ gìn, phát huy các giá trị đạo đức và văn hóa truyền thống của Phật giáo Nam tông Khmer ở tỉnh Kiên Giang hiện nay - Thực trạng và những vấn đề đặt ra, luận văn Thạc sĩ tôn giáo học của Phan Văn Mƣời, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2014. Luận văn nghiên cứu thực 5
- trạng và những vấn đề đặt ra cho việc giữ gìn và phát huy văn hóa, đạo đức Phật giáo Nam tông Khmer. - Công tác vận động chức sắc, tín đồ Phật giáo Nam tông Khmer ở tỉnh Sóc Trăng hiện nay, luận văn Thạc sĩ tôn giáo học của Nguyễn Văn Sỹ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2014. Luận văn nghiên cứu thực trạng công tác vận động chức sắc và tín đồ Phật giáo Nam tông Khmer tỉnh Sóc Trăng, rút ra những bài học kinh nghiệm và đề xuất những giải pháp tăng cƣờng hiệu quả công tác vận động chức sắc và tín đồ Phật giáo Nam tông trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. - Biến đổi trong đời sống văn hóa của tu sỹ Phật giáo Nam tông Khmer tỉnh Kiên Giang (từ sau 1986 đến nay), luận văn Thạc sỹ của Đại đức Danh t, Trƣờng Đại học Trà Vinh - 2014. Tác phẩm này tuy nghiên cứu chủ yếu trên lĩnh vực văn hóa, nhƣng ít nhiều đã cung cấp cho ngƣời đọc hiểu đƣợc cơ cấu tổ chức Phật giáo ở tại địa phƣơng. - Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Phật giáo Nam tông Khmer đồng hành cùng dân tộc” của Viện nghiên cứu Tôn giáo và Học viện Phật giáo Nam tông Khmer - Kiên Giang 6/2014; - Kỷ yếu khóa hội thảo hoằng pháp toàn quốc 2010 tại Kiên Giang, của Giáo hội Phật giáo Việt Nam – Ban Hoằng pháp trung ƣơng; - Tinh thần ngày 10 tháng 6 năm 1974 của Thƣợng tọa Danh Lung, Nxb Hồng Đức; Danh tăng Phật giáo Nam tông Khmer của Thƣợng tọa Danh Lung, Đại đức Châu Hoài Thái, Nxb Hồng Đức; Các dân tộc thiểu số ở Kiên Giang góp phần dựng nước và giữ nước của Lâm Chí Việt trong quyển Các dân tộc thiểu số Việt Nam thế kỷ XX, Nxb Chính trị quốc gia - 2001. Đây là những tác phẩm có thể cung cấp cho ngƣời đọc hiểu sâu hơn về những đóng góp cho sự nghiệp cách mạng của phật giáo, giới sƣ sãi, đồng bào 6
- Phật tử ở Kiên Giang trong kháng chiến chống thực dân, đế quốc, giành độc lập dân tộc. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn Mục đích nghiên cứu: nhằm làm rõ thực trạng, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra trong quản lý nhà nƣớc về hoạt động phật giáo ở Kiên Giang; từ đó đƣa ra những đề xuất, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nƣớc về hoạt động phật giáo ở Kiên Giang. Nhiệm vụ của luận văn: Một là, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của quản lý nhà nƣớc về hoạt động Phật giáo ở Kiên Giang; Hai là, đánh giá, phân tích thực trạng, kết quả quản lý nhà nƣớc đối với các hoạt động của Phật giáo ở Kiên Giang từ năm 2004 đến nay (từ khi có Pháp lệnh Tín ngƣỡng, tôn giáo); Ba là, khái quát về những vấn đề đặt ra, dự báo và đề xuất một số nội dung trong công tác quản lý nhà nƣớc về hoạt động của Phật giáo ở Kiên Giang trong thời gian tới. 4. Đối tƣợng, phạm vi, thời gian nghiên cứu của luận văn -Đ t ợng nghiên cứu: Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là hoạt động quản lý Nhà nƣớc đối với hoạt động của Phật giáo ở Kiên Giang. - Ph m vi nghiên cứu: Về tình hình Phật giáo và hoạt động của Phật giáo trên địa bàn Tỉnh Kiên Giang; Nội dung nghiên cứu: công tác quản lý Nhà nƣớc đối với hoạt động của Phật giáo trên địa bàn Tỉnh Kiên Giang. - Thời gian nghiên cứu: Từ ăm 2004 (từ khi có Pháp lệnh tín ỡng, tôn giáo) ến nay. 7
- 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn Luận văn vận dụng những nguyên tắc, phƣơng pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu chuyên ngành Tôn giáo học và vận dụng các phƣơng pháp cụ thể: khảo sát, tổng hợp, phân tích, thống kê, so sánh, v.v... 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Về lý luận, luận văn góp phần làm rõ tính tất yếu và yêu cầu đổi mới quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo, trong quan hệ giữa Nhà nƣớc Xã hội chủ nghĩa với Phật giáo ở Việt Nam nói chung, Kiên Giang nói riêng. Về thực tiễn, từ đánh giá kết quả quản lý Nhà nƣớc đối với hoạt động của Phật giáo ở Kiên Giang thời gian qua, chỉ ra vấn đề cần quan tâm, đƣa ra dự báo và khuyến nghị nhằm góp phần thúc đẩy quản lý Nhà nƣớc đối với hoạt động của Phật giáo ở Kiên Giang thời gian tới đạt hiệu quả hơn. Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho môn học Tôn giáo và quản lý nhà nước về Phật giáo, phục vụ công tác quản lý, nghiên cứu tôn giáo học và một số lĩnh vực liên quan tới Phật giáo trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn có kết cấu gồm 03 chƣơng 10 tiết. 8
- Chƣơng 1. CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA PHẬT GIÁO 1.1. NHỮNG KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1.1. Một số khái niệm Tôn giáo: Hình thái ý thức xã hội gồm những quan niệm dựa trên cơ sở đức tin và sùng bái những lực lƣợng siêu nhiên, cho rằng có những lực lƣợng siêu tự nhiên quyết định số phận con ngƣời, con ngƣời phải phục tùng và tôn thờ, tôn giáo nảy sinh rất sớm từ trong xã hội nguyên thủy. Tôn giáo “religion”, nghĩa là thu lƣợm thêm sức mạnh siêu nhiên, trên một cách thức nào đó giúp con ngƣời sống và tồn tại với sức mạnh siêu nhiên, từ đó làm lợi ích cho vạn vật và con ngƣời, đôi khi đồng nghĩa với tín ngƣỡng, thƣờng đƣợc định nghĩa là niềm tin vào những gì thiêng liêng hay thần thánh, cũng nhƣ những đạo lý, lễ nghi, tục lệ và tổ chức liên quan đến niềm tin đó. Những ý niệm cơ bản về tôn giáo chia thế giới thành hai phần: thiêng liêng và trần tục. Trần tục là những gì bình thƣờng trong cuộc sống con ngƣời, còn thiêng liêng là cái siêu nhiên, thần thánh. Con ngƣời sử dụng lễ nghi để bày tỏ sự tôn kính, sùng bái và đó chính là cơ sở của tôn giáo. Trong nghĩa tổng quát nhất, có quan điểm đã định nghĩa tôn giáo là kết quả của tất cả các câu trả lời để giải thích nguồn gốc, quan hệ giữa nhân loại và vũ trụ; những câu hỏi về mục đích, ý nghĩa cuối cùng của sự tồn tại. Chính vì thế những tƣ tƣởng tôn giáo thƣờng mang tính triết học. Tôn giáo trong đời sống xã hội từ xƣa đến nay rất nhiều, nhƣng hiện nay chỉ có một số tôn giáo lớn, có số tín đồ đông nhƣ: Islam giáo, Công giáo, Tin lành, Phật giáo,... Đôi khi từ “tôn giáo” cũng đƣợc dùng để chỉ tổ chức tôn giáo, một tổ chức gồm nhiều cá nhân cùng chung tín ngƣỡng và việc thờ phụng, thƣờng tổ chức tôn giáo có tƣ cách pháp nhân. Trong tính đa dạng của tôn giáo hiện nay 9
- có nhiều quan niệm về tôn giáo và những tiêu chí xác định tôn giáo cụ thể cũng rất khác nhau, theo tôi, để xác định một tôn giáo cụ thể phải đảm bảo năm yếu tố, nhƣ: Giáo chủ, giáo lý (lý thuyết tính thiêng), giáo luật, giáo lễ, nghi lễ, giáo hội, giáo dân. Theo quan điểm Chủ nghĩa Mác – Lênin, tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, phản ảnh niềm tin của con ngƣời vào lực lƣợng siêu nhiên và cho rằng lực lƣợng siêu nhiên này quyết định cuộc sống của họ. Đồng thời với niềm tin của con ngƣời vào lực lƣợng siêu nhiên, nó thể hiện sự bất lực của con ngƣời trƣớc tồn tại xã hội đã sinh ra nó. Từ góc độ khoa học tổ chức, tôn giáo đƣợc xem là tổ chức có cơ cấu chặt chẽ với hệ thống chức sắc là những ngƣời lãnh đạo chuyên nghiệp, có lực lƣợng đông đảo tín đồ là những ngƣời tin theo tôn giáo đó, có nơi để hành đạo, có hệ thống giáo lý, giáo luật, giáo lễ chặt chẽ. Mỗi tôn giáo có tên riêng, gắn với các thần tƣợng có thật (hay tƣởng tƣợng) để tôn thờ nhƣ Phật giáo (Phật Thích Ca), Công giáo, Tin lành (Chúa Giê su), Phật giáo Hòa Hảo (Đức Huỳnh Giáo chủ - Huỳnh Phú Sổ), Cao Đài (Ngọc Hoàng Thƣợng đế)... hoạt động tôn giáo nhằm thỏa mãn nhu cầu tín ngƣỡng, tôn giáo của ngƣời có đạo. Theo pháp luật Việt Nam, cụ thể đƣợc thể hiện ở Điều 3 Pháp lệnh tín ngƣỡng, tôn giáo nêu rõ: “tôn giáo là tập hợp những ngƣời cùng tin theo một hệ thống giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức thành một cơ cấu nhất định đƣợc Nhà nƣớc công nhận” [97]. Nhƣ vậy, rất khó có thể đƣa ra khái niệm hay định nghĩa tôn giáo một cách hoàn chỉnh, đƣợc mọi ngƣời, mọi nhà nghiên cứu, khoa học công nhận với đầy đủ gốc độ, khía cạnh khác nhau, nhƣng có thể khẳng định tôn giáo là hình thái ý thức xã hội, một bộ phân kiến thúc thƣợng tầng, đề cập đến tôn giáo là nói đến hoạt động của con ngƣời, trong đó thể hiện mối quan hệ giữa hai thế giới thực tế và hƣ ảo, của hai tính trần, tục và thiêng liêng, trong đó 10
- lực lƣợng siêu nhiên, siêu phàm chi phối đời sống vật chất và tinh thần hằng ngày của con ngƣời (tín đồ). Tổ chức tôn giáo: là tập hợp những ngƣời cùng tin theo một hệ thống giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức theo một cơ cấu nhất định đƣợc Nhà nƣớc công nhận [98, tr.2]. Những ngƣời cùng chung một tôn giáo, có Hiến chƣơng, Điều lệ, có tôn chỉ, mục đích phù hợp với thuần phong mỹ tục và đƣợc Nhà nƣớc phê duyệt. Tí ồ: là ngƣời tin theo một tôn giáo và đƣợc tổ chức tôn giáo thừa nhận [98, tr.2]. Nhà tu hành: là tín đồ tự nguyện thực hiện thƣờng xuyên nếp sống riêng theo giáo lý, giáo luật của tôn giáo mà mình tin theo [98, tr.2]. Chức sắc tôn giáo: là tín đồ có chức vụ, phẩm sắc trong tôn giáo [98, tr.2]. Tự do tôn giáo: Tự do tín ngƣỡng hay tự do tôn giáo, thƣờng đƣợc coi là một nguyên tắc của quyền tự do cá nhân hay cộng đồng trong việc thực hành, thờ phụng, rao giảng, hay tu tập một tôn giáo hay tín ngƣỡng. Khái niệm này thƣờng đƣợc thừa nhận là bao gồm cả việc tự do thay đổi tôn giáo hoặc tự do không theo một tôn giáo nào. Tại nhiều quốc gia, tự do tín ngƣỡng đƣợc coi là một quyền cơ bản của con ngƣời. Tuyên ngôn Quốc tế về nhân quyền định nghĩa tự do tín ngƣỡng nhƣ sau: Mỗi ngƣời có quyền tự do tƣ tƣởng, lƣơng tâm và tín ngƣỡng; quyền này bao gồm tự do thay đổi tín ngƣỡng và tự do thể hiện tôn giáo hay tín ngƣỡng của mình một cách cá nhân hoặc công khai trong việc rao giảng, thực hành, thờ phụng, và tu tập. Tại một quốc gia có quốc giáo, tự do tín ngƣỡng thƣờng đƣợc hiểu là chính phủ cho phép thực hành các hoạt động của các tôn giáo khác với quốc giáo và không đàn áp các tín đồ thuộc các tôn giáo khác. Quyền tự do tôn giáo: nếu xét theo ngữ nghĩa và hiểu theo nghĩa đơn 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non - hệ Cao đẳng, Trường Đại học Đồng Nai
126 p | 305 | 56
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý văn bản điện tử tại Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
88 p | 235 | 44
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “Một cửa”, “Một cửa liên thông” tại Ủy ban nhân dân cấp Phường tại quận Nam Từ Liêm
28 p | 242 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình
118 p | 121 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
104 p | 151 | 22
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp huyện tại tỉnh Đắk Lắk
19 p | 264 | 21
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
102 p | 120 | 14
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Phát triển chính phủ điện tử ở CH dân chủ nhân dân Lào
111 p | 126 | 13
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, Nghệ An
26 p | 135 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động của thư viện tỉnh Bạc Liêu
114 p | 24 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý xăng dầu của Cục Trang bị và Kho vận, Bộ Công an
85 p | 63 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu
119 p | 16 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
126 p | 20 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về văn hoá trên địa bàn phường Trường Sơn, Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
127 p | 34 | 5
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức cấp xã huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng
28 p | 107 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Thực thi chính sách văn hóa trong quản lý di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ
195 p | 12 | 4
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Phát triển chính phủ điện tử ở CH dân chủ nhân dân Lào
26 p | 90 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về công tác gia đình trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
145 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn