Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 06 tuổi trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk
lượt xem 7
download
Mục đích nghiên cứu của luận văn là phân tích, đánh giá, tìm ra nguyên nhân, những vướng mắc, hạn chế của hoạt động quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 06 tuổi, để đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về công tác này trên địa bàn huyện Krông Pắc trong giai đoạn hiện nay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 06 tuổi trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TRẦN VIỆT HÙNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO HIỂM Y TẾ CHO TRẺ EM DƯỚI 06 TUỔI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KRÔNG PẮC, TỈNH ĐẮK LẮK LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG ĐẮK LẮK - NĂM 2019
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TRẦN VIỆT HÙNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO HIỂM Y TẾ CHO TRẺ EM DƯỚI 06 TUỔI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KRÔNG PẮC, TỈNH ĐẮK LẮK LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Mã số: 8340403 Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Lê Chi Mai ĐẮK LẮK - NĂM 2019
- LỜI CẢM ƠN Sau 02 năm học tập và nghiên cứu tại Học viện Hành chính quốc gia, được sự quan tâm giúp đỡ của các thầy, cô giáo đặc biệt là sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của PGS-TS Lê Chi Mai, sự giúp đỡ của các bạn và đồng nghiệp trong cơ quan, đến nay tôi đã hoàn thành Luận văn thạc sĩ Quản lý công “Quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 06 tuổi trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk” Tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình, chu đáo của các giáo sư, tiến sỹ, các thầy, cô giáo, các đồng chí lãnh đạo Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk, Bảo hiểm xã hội huyện Krông Pắc, Bệnh viện đa khoa huyện Krông Pắc và đồng nghiệp trong quá trình nghiên cứu để hoàn thành Luận văn này. Tác giả Trần Việt Hùng
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào. Tác giả Trần Việt Hùng
- BẢNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN DỊCH VỤ Y TẾ: DVYT PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN: PTTT BẢO HIỂM XÃ HỘI: BHXH BẢO HIỂM Y TẾ: BHYT QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC: QLNN CHĂM SÓC SỨC KHỎE: CSSK KHÁM CHỮA BỆNH: KCB HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN: HĐND ỦY BAN NHÂN DÂN: UBND VĂN BẢN PHÁP LUẬT: VBPL NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC: NSNN TRẺ EM: TE BỘ MÁY: BM
- DANH MỤC SƠ ĐỒ, CÁC BẢNG Số hiệu Nội dung Trang Sơ đồ 1.1 Tổ chức bộ máy thực hiện Bảo hiểm y tế 19 Sơ đồ 2.1. Cơ cấu hoạt động của bảo hiểm xã hội huyện Krông Pắc 43 Số cán bộ, nhân viên trong biên chế và làm việc theo hợp Bảng 2.1 45 đồng tại BHXH Krông Pắc Cán bộ, nhân viên được phân chia theo trình độ chuyên Bảng 2.2 46 môn tại BHXH Krông Pắc Bảng 2.3. Bảng chi số tiền BHYT cho cơ sở KCB các năm 48 Bảng 2.4 Dự toán thu chi BHYT các năm 49 Sơ đồ 2.2. Đối tượng tham gia qua các thời kỳ 50 Bảng 2.5 Chi KCB BHYT theo nhóm chi phí 52 Bảng 2.6 Tình hình KCB cho TE dưới 06 tuổi 57
- MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục Bảng chữ viết tắt Danh mục sơ đồ, các bảng MỞ ĐẦU 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO 6 HIỂM Y TẾ CHO TRẺ EM DƯỚI 06 TUỔI 1.1. Bảo hiểm y tế và Bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 06 tuổi 6 1.2. Quản lý nhà nước về Bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 06 tuổi 13 1.3. Các nhân tố tác động đến Quản lý nhà nước về Bảo hiểm y tế 33 cho trẻ em dưới 06 tuổi 1.3.1. Hệ thống thể chế 33 1.3.2. Tổ chức bộ máy QLNN về BHYT………. 34 1.3.3. Cơ sở phục vụ cho QLNN về BHYT…….. 35 1.3.4. Năng lực của công chức, viên chức, ý thức của người dân, thủ 36 tục hành chính 1.3.5. Sự phối hợp giữa các cơ quan có liên quan 36 Tiểu kết Chương 1 37 Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO 38 HIỂM Y TẾ CHOTRẺ EMDƯỚI 06 TUỔI ………………… 2.1. Điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế, xã hội của huyện 38
- Krông Pắc 2.1.1. Điều kiện tự nhiên 38 2.1.2. Tình hình Kinh tế - xã hội 39 2.2. Tổng quan chung về trẻ emhuyện Krông Pắc 40 2.3. Thực trạngquản lý nhà nước về Bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 42 06 tuổi trên địa bàn huyện Krông Pắc từ năm 2012 đến năm 2017 2.3.1. Ban hành các văn bản pháp luật về bảo hiểm y tế…… 42 2.3.2. Tổ chức bộ máy và nhân sự thực hiện bảo hiểm y tế….. 43 2.3.3. Tổ chức các hoạt động cấp phát thẻ và chi trả bảo hiểm y tế……… 46 2.3.4. Quản lý tài chính bảo hiểm y tế……………. 49 2.3.5. Thanh kiểm tra hoạt động chi trả bảo hiểm y tế………… 54 2.4. Đánh giá quản lý nhà nước về Bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 56 06 tuổi tuổi tại huyện Krông Pắc 2.4.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân 56 2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân 59 Tiểu kết chương 2 62 Chương 3: QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU LỰC, 64 HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO HIỂM Y TẾ CHO TE DƯỚI 06 TUỔI ............................................................................ 3.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về khám chữa bệnh cho trẻ 64 em dưới 06 tuổi 3.2. Những thách thức trong quản lý nhà nước về Bảo hiểm y tế 67 cho trẻ em dưới 06 tuổi 3.3. Một số giải pháp hoàn thiệnquản lý nhà nước về Bảo hiểm y tế 70 cho trẻ em dưới 06 tuổi 3.3.1. Hoàn thiện thể chế quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế……. 70
- 3.3.2. Tiếp tục kiện toàn bộ máyquản lý nhà nước về bảo hiểm y tế …….. 71 3.3.3. Tổ chức thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế … 72 3.3.4. Thường xuyên kiểm tra, thanh tra, giám sát các hoạt động quản 73 lý nhà nước về bảo hiểm y tế ……….. 3.3.5. Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh 73 Tiểu kết Chương 3 73 Kết luận 75 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 77
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sức khỏe là vốn quý của con người, là nguồn nhân lực và tài sản đặc biệt của quốc gia. Chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng để tạo ra nguồn nhân lực có nhiều năng lượng phục vụ cuộc sống, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội đang là vấn đề bức thiết của mọi quốc gia, trong đó có Việt Nam. Chính sách bảo hiểm y tế đã khẳng định được đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong chăm sóc sức khỏe nhân dân. Là một trong những chính sách trong chiến lược phát triển chung về kinh tế, xã hội, chính trị, giáo dục, y học, các lĩnh vực khác của quốc gia. Trong những năm vừa qua cùng với thay đổi nhanh chóng của đất nước ta về tất cả các mặt kinh tế, chính trị, xã hội. Đời sống của người dân không ngừng được cải thiện, mức sống của đại bộ phận người dân nước ta đang ngày càng được nâng cao, điều đó có sự đóng góp không nhỏ của hệ thống y tế nước ta nói chung và bảo hiểm y tế nói riêng. Bảo hiểm y tế là một chính sách xã hội lớn của Đảng và Nhà nước, là một trong những loại hình bảo hiểm xã hội mang ý nghĩa nhân đạo, có tính chia sẻ cộng đồng sâu sắc, góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu công bằng xã hội trong bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân. Hơn nữa, đối với người lao động, bảo hiểm y tế còn liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ khi không may phải điều trị tại bệnh viện. Trong những năm qua Nhà nước ta đã ban hành và sửa đổi nhiều chính sách quan trọng về hệ thống bảo hiểm y tế và mở rộng phạm vi thụ hưởng, trong đó có trẻ em dưới 06 tuổi, những chủ nhân tương lai của đất nước, đối tượng được khám chữa bệnh miễn phí bảo hiểm y tế do nhà nước cấp, từ đó đã tạo cơ sở pháp lí cần thiết cho sự phát triển của ngành bảo hiểm. 1
- Tại huyện Krông Pắc thuộc tỉnh Đắk Lắk, từ năm 2012 đến năm 2017, cùng với sự ổn định về kinh tế, các chương trình trên lĩnh vực văn hóa, xã hội cũng đã được thực hiện có hiệu quả như: xoá đói giảm nghèo, định canh định cư, giải quyết việc làm, an sinh xã hội, xây dựng đời sống văn hoá mới, phổ cập giáo dục... đã có tác động rất lớn đến việc thực hiện các mục tiêu Chương trình hành động vì trẻ em của huyện. Bên cạnh những mặt tích cực thì đây cũng là những nguyên nhân làm cho công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục TE ngày càng gặp nhiều phức tạp, đòi hỏi công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục TE phải được nâng lên tầm cao mới nhằm tạo ra môi trường an toàn, lành mạnh và bình đẳng để mọi TE đều được phát triển toàn diện. Vì vậy, để có cơ sở đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường công tác QLNN trong lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc TE; nhất là công tác chăm sóc khám chữa bệnh cho TE dưới 06 tuổi BHYT; xuất phát từ thực tế trên và điều kiện nghiên cứu của bản thân, tác giả chọn đề tài “ QLNN về BHYT cho TE dưới 06 tuổi trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đăk Lăk” làm luận văn thạc sỹ cho mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Vấn đề QLNN về BHYT trong thời gian qua đã có một số công trình nghiên cứu và bài viết chuyên sâu về các vấn đề BHXH và BHYT. Đó là “QLNN về BHYT trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam” của học viên Phạm Thị Hằng, luận văn thạc sỹ quản lý công, Học viện hành chính Quốc gia Hà Nội, 2010; “BHYT Việt Nam, thực trạng và đổi mới” của học viên Nguyễn Thị Hà Giang; “Phát triển và hoàn thiện hệ thống BHYT Việt Nam” của học viên Nguyễn Thị Tứ; “Giải pháp cân đối thu chi BHYT ở Việt Nam” của học viên Nguyễn Ngọc Khánh; “Các giải pháp cơ bản để tiến tới BHYT toàn dân” của Tiến sĩ Phạm Đình Thành; “Tăng cường QLNN về BHXH trong giai đoạn hiện nay” của học viên Trần Xuân Vinh, luận văn 2
- thạc sỹ, Học viện Hành chính quốc gia, Hà Nội, 2001; “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN về BHXH ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào” của học viên Chăm Pa Vông, luận văn thạc sĩ, Học viện hành chính Quốc gia, Hà Nội, 2004; “Chính sách BHXH, BHYT góp phần bảo đảm an sinh xã hội”, Tạp chí hội thảo – Báo nhân dân – 2009; “Kinh nghiệm nước ngoài về tổ chức KCB cho người tham gia BHYT, kiến nghị góp phần xây dựng Luật BHYT tại Việt Nam” của Viện nghiên cứu lập pháp - Ủy ban thường vụ Quốc hội, 2013; “Phân tích hiệu quả sử dụng quỹ BHYT”, Tạp chí Thông tin y dược học, 2010. Những công trình trên đề cập đến nhiều khía cạnh, cả lý luận và thực tiễn của vấn đề QLNN về BHYT, đưa ra các giải pháp để hoàn thiện về quản lý nhà nước đối với bảo hiểm y tế tại Việt Nam và nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Song chỉ nghiên cứu QLNN về BHYT nói chung. Ở tỉnh Đắk Lắk nói chung, huyện Krông Pắc nói riêng, vì nhiều lý do khác nhau nên hiện nay vấn đề QLNN về BHYT cho TE dưới 06 tuổi chưa có đề tài nào đề cập. Vì vậy, hướng đề tài mà tác giả lựa chọn trên cơ sở kế thừa những nội dung QLNN về BHYT của những công trình trước đó, đề tài không nghiên cứu vấn đề QLNN về BHYT chung chung mà đi sâu nghiên cứu vấn đề QLNN về BHYT cho TE dưới 06 tuổi trên địa bàn huyện Krông Pắc từ năm 2012 đến năm 2017. Do vậy đây được xem như là công trình khoa học đầu tiên đề cập một cách có hệ thống và cụ thể vấn đề này, không trùng lặp với các công trình đã công bố. 3. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn là phân tích, đánh giá, tìm ra nguyên nhân, những vướng mắc, hạn chế của hoạt động QLNN về BHYT 3
- cho TE dưới 06 tuổi, để đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN về công tác này trên địa bàn huyện Krông Pắc trong giai đoạn hiện nay. Luận văn tập trung các nội dung sau: - Hệ thống hoá những vấn đề lí luận cơ bản QLNN về BHYT cho TE dưới 06 tuổi. - Đánh giá thực trạng QLNN về công BHYT cho TE dưới 06 tuổi ở huyện Krông Pắc thuộc tỉnh Đắk Lắk. - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác QLNN về BHYT cho TE dưới 06 tuổi trên địa bàn huyện Krông Pắc. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là công tác QLNN về BHYT cho TE dưới 06 tuổi trên địa bàn huyện Krông Pắc thuộc tỉnh Đắk Lắk. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi nội dung nghiên cứu: Hoạt động quản lý của nhà nước đối với công tác BHYT cho TE dưới 06 tuổi trên địa bàn huyện Krông Pắc bao gồm việc ban hành và tổ chức thực thi chính sách và tổ chức BM QLNN. - Phạm vi thời gian nghiên cứu: Giai đoạn từ năm 2012 -2017 - Địa bàn nghiên cứu: huyện Krông Pắc (tỉnh Đắk Lắk). 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mac – Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về bảo vệ, chăm sóc TE nhằm đảm bảo tính khoa học và tính thực tiễn của đề tài. Các phương pháp cụ thể được sử dụng là: phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh; điều tra thực tế, thống kê số liệu… 4
- 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận văn hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về BHYT cho trẻ em dưới 06 tuổi, làm rõ khái niệm, yêu cầu và các nội dung của quản lý nhà nước về BHYT cho trẻ em dưới 06 tuổi. 6.2.Ý nghĩa thực tiễn Luận văn góp phần phân tích, đánh giá thực trạng công tác BHYT cho TE dưới 06 tuổi trên địa bàn huyện Krông Pắc. Từ đó có những đề xuất để nâng cao hiệu quả QLNN BHYT cho TE dưới 06 tuổi trên địa bàn huyện Krông Pắc. Các khuyến nghị khoa học của luận văn có thể được vận dụng vào thực tế hoạt động QLNN BHYT cho TE dưới 06 tuổi trên địa bàn huyện Krông Pắc. Ngoài ra, luận văn còn là tài liệu tham khảo trong các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức, cơ sở đào tạo cán bộ làm công tác xã hội. 7. Kết cấu của luận văn Luận văn gồm 03 phần: phần mở đầu, phần nội dung và kết luận. Phần nội dung gồm 3 chương Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 06 tuổi. Chương 2. Thực trạng quản lý nhà nước về công tác bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 06 tuổi trên địa bàn huyện Krông Pắc. Chương 3. Quan điểm, giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 06 tuổi trên địa bàn huyện Krông Pắc. 5
- Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI BẢO HIỂM CHO TRẺ EM DƯỚI 06 TUỔI 1.1. Bảo hiểm y tế và bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 06 tuổi 1.1.1. Sự ra đời của bảo hiểm y tế Trong quá trình sinh tồn và trưởng thành của mỗi người, nhằm thỏa mãn những nhu cầu thiết yếu nhất là ăn, ở, mặc, sinh hoạt…, con người phải lao động để làm ra của cải vật chất cần thiết. Nhưng trong thực tế, không phải lúc nảo con người cũng gặp may mắn, thuận lợi, có đầy đủ thu nhập và mọi điều kiện sống bình thường. Trái lại, có rất nhiều trường hợp khó khăn, trắc trở, rủi ro xảy ra do điều kiện tự nhiên, môi trường sống, hoặc điều kiện xã hội làm con người bị giảm hoặc mất thu nhấp hoặc các điều kiện sống khác nhau như ốm đau, tai nạn, mất việc làm, mất người nuôi dưỡng, già yếu, tử vong....Khi rơi vào các trường hợp này, các nhu cầu cần thiết của cuộc sống không những không giảm đi và còn tăng thêm, thậm chí còn phát sinh nhu cầu mới như thuốc men, chữa trị....Vì vậy, để vượt qua những khó khăn, để tồn tại và phát triển con người đã tìm ra nhiều cách giải quyết khác nhau. Từ xa xưa, con người đã có ý thức san sẽ, cưu mang, đùm bọc lẫn nhau trong họ hàng, trong cộng đồng làng xóm theo tinh thần tương thân tương ái “nhường cơm sẽ áo”, “lá lành đùm lá rách”. Sự tương trợ cộng đồng dần dần được mở rộng và phát triển dưới nhiều hình thức khác nhau như việc lập quỹ trương trợ, các hội, đoàn quyên góp bằng tiền hoặc bằng hiện vật để giúp đỡ lẫn nhau. Những hình thức trợ giúp tự nguyện của các cá nhân, của cộng đồng đã góp phấn đảm bảo nguồn vật chất cấn thiết cho những người hoạn nạn vượt qua khó khăn, thiếu thốn. Đây chính là hình thức manh nha của bảo hiểm, những sự tương hỗ này chỉ mang tính chất tự 6
- phát và chỉ được thực hiện trong phạm vi cộng đồng nhỏ. Sự trợ giúp này là thụ động, cục bộ, không ổn định và không chắc chắn. Vì vậy, đòi hỏi phải có sự trợ giúp của tổ chức, có quan hệ ràng buộc. Nhu cầu này là bức bách, đặc biệt sau cuộc cách mạng công nghiệp. Quá trình công nghiệp hóa ở các nước công nghiệp phát triển đã làm đội ngũ làm công ăn lương tăng nhanh, cuộc sống của họ phụ thuộc chủ yếu từ thu nhập do lao động làm thuê mang lại. Sự hụt hẫng về tiền lương do bị ốm đau, già yếu ,.. luôn đe dọa những người không có thu nhập nào khác ngoài lương. Cuộc đấu tranh của những người lao động đòi giảm giờ làm, tăng lương, trợ cấp khi bị ốm đau,…diễn ra ngày càng gay gắt ảnh hưởng đến việc sản xuất kinh doanh, trật tự và an toàn xã hội. Trước những nhu cầu của người lao động về các khoản trợ cấp khi ốm đau, già yếu,...và sự hà khắc về lương, thưởng của giới chủ đã xảy ra những mâu thuẫn. và đấu tranh là kết quả tất yếu. Những cuộc đấu tranh này càng lan rộng nhiều nơi và ảnh hưởng rất lớn đến tình hình kinh tế của một quốc gia. Do đó, nhà nước đã đứng ra can thiệp và điều hòa mâu thuẫn. Số tiền của người lao động và người sử dụng lao động cùng đóng góp tạo nên một quỹ tiền tệ tập trung có phạm vi toàn quốc gia. Quỹ này còn được bổ sung từ ngân sách nhà nước khi cần thiết nhằm đảm bảo cuộc sống cho người lao động khi gặp những biến cố bất lợi như bệnh tật, ốm đau…, Chính nhờ những mối quan hệ đã được cải thiện đó mà cuộc sống của người lao động và gia định được cải thiện, những bất trắc về bệnh tật xảy ra cũng được chia sẽ. Còn người sử dụng lao động đã không còn gặp những cuộc đình công, ổn định được lực lượng lao động để phát triển sản xuất, tránh những xáo trộn. Vì vậy, nguồn quỹ tiền tệ tập trung được thiết lập ngày càng lớn và nhanh chóng. Khả năng giải quyết phát sinh lớn của quỹ ngày càng đảm bảo. 7
- Toàn bộ những hoạt động và mối quan hệ chặt chẽ được thế giới quan niệm là BHYT đối với người lao động. Như vậy, BHYT ra đời và phát triển là một tất yếu khách quan và ngày càng phát triển cùng sự phát triển của mỗi quốc gia, mỗi thành viên trong xã hội đều thấy sự cần thiết phải tham gia BHYT vì nhu cầu và quyền lợi của bản thân nói riêng và sự ổn định của đất nước nói chung. 1.1.2. Khái niệm bảo hiểm y tế Bảo hiểm và BHYT đã hình thành từ rất sớm trong lịch sử phát triển của xã hội loài người. Tuy nhiên cho đến nay, chưa có một định nghĩa thống nhất về BHYT. Bởi lẽ, BHYT là đối tượng nghiên cứu của nhiều môn khoa học khác nhau như kinh tế, xã hội, pháp lý….Do đó, hiện nay còn tồn tại nhiều quan niệm khác nhau về BHYT, tùy thuộc vào góc độ nghiên cứu của các nhà khoa học. Theo Từ điển bách khoa Việt Nam xuất bản năm 1995: “BHYT: loại bảo hiểm do nhà nước tổ chức, quản lý nhằm huy động sự đống góp của các cá nhân, tập thể và cộng đồng để chăm lo sức khỏe, khám bệnh và cữa bệnh cho nhân dân” [ 34]. Tại các nước công nghiệp phát triển: BHYT trước hết là một tổ chức cộng đồng đoàn kết, tượng trợ lẫn nhau, nó có nhiệm vụ giữ gìn sức khỏe, khôi phục lại sức khỏe hoặc cải thiện lại tình trạng sức khỏe của người tham gia BHYT. Nếu nhìn dưới giác độ kinh tế thì BHYT trước hết được hiểu là sự hợp nhất về kinh tế của số lượng lớn những người trước cùng một loại hiểm nguy do bệnh tật gây nên mà trong từng trường hợp cá biệt không thể tính toán trước và lo liệu trước. BHYT “toàn dân được hiểu là toàn bộ mọi người dân của một quốc gia đều được tham gia vào hệ thống bảo hiểm xã hội về y tế” của một quốc 8
- gia đó hoặc là mạng lưới BHYT quốc gia bao trùm toàn bộ dân cư của quốc gia. Theo Luật Bảo hiểm xã hôi Việt Nam: BHYT là một loại hình bảo hiểm mà cơ quan bảo hiểm chi trả cảc chi phí y tế do các nguyên nhân hoặc tai nạn đã được bảo hiểm cho người được BHYT khi người được BHYT bị ốm đau. [15] 1.1.3. Tính chất của bảo hiểm y tế BHYT ra đời trên cơ sở chia sẻ rủi ro. Do vậy, tính chất cộng đồng xã hội tương ái tương thân, đùm bọc lẫn nhau được đặt lên hàng đầu. Ngoài ra để phát triển hệ thống y tế, chia bớt gánh nặng về bệnh tật của bản thân mỗi người và xã hội thì sự ra đời của chính sách BHYT là bức thiết. Nhưng nhìn từ góc độ sản phẩm BHYT thì BHYT có những tính chất sau: + BHYT là một loại hàng hóa: dưới góc độ kinh tế học thì BHYT là một loại hàng hóa có giá trị sử dụng giúp con người bảo vệ sức khỏe, giảm gánh nặng tài chính. Mặt khác BHYT cũng có tính cạnh tranh. Về mặt kinh tế, xã hội: các quốc gia trên thế giới công nhận rằng sự nghèo khổ của người dân do ốm đau, tai nạn rủi ro, gây ra không chỉ là trách nhiệm của bản thân cá nhân, gia đình của họ mà còn là trách nhiệm của Nhà nước, của cộng đồng xã hội. Vì vậy, BHYT là công cụ quan trọng để quản lý xã hội và là kênh phân phối thu nhập hiệu quả. 1.1.4. Vai trò của bảo hiểm y tế BHYT là một phạm trù kinh tế tất yếu của xã hội phát triển, đóng vai trò quan trọng không những đối với người tham gia bảo hiểm, các cơ sở y tế, mà còn là thành tố quan trọng trong việc thực hiện chủ trương xã hội hóa công tác y tế, nhằm huy động nguồn tài chính ổn định, phát triển đa dạng các thành phần tham gia khám, chữa bệnh cho nhân dân. - Phục vụ xã hội: Với mục tiêu là chính sách an sinh xã hội nên chủ 9
- yếu là phục vụ xã hội, phục vụ người dân trong cả nước, những người có hoàn cảnh khó khăn, tương thân tương ái lẫn nhau, chia sẻ ,…. - Trợ giúp kinh phí cho người bệnh khi ốm đau: khi lâm bệnh người bệnh buộc phải đến các cơ sở y tế để khàm chữa bệnh. Từ những bệnh chưa nghiêm trọng đến những bệnh tật kinh niên, mãn tính hoặc bệnh hiểm nghèo đã dẫn đến các khoản chi phí khám chữa bệnh rất lớn. Có những người bệnh được sử dụng các công nghệ kỹ thuật cao trong việc chẩn đoán và chữa trị bệnh, sử dụng các loại thuốc đắt tiền và lưu trú dài ngày tại bệnh viện. Những khoản chi phí này không phải ai cũng có thể lo liệu được. Đối với những người bệnh có hoàn cảnh nghèo túng thì phải vay mượn để chữa bệnh và sau đó trả nợ; nhưng bên cạnh đó cũng có những người không có khả năng vay mượn để tiếp tục điều trị. Những người có điều kiện kinh tế khá hơn hoặc cận nghèo thì sau những đợt bệnh cũng có thể bị đẩy vào tình cảnh nghèo khổ. Đồng thời, bệnh tật cũng kéo theo sự mất mát về thu nhập do người bệnh không đủ khỏe để làm việc. Từ đó đe dọa đến cơ sở kinh tế và sự tồn tại của người lao động, kế đến là các thành viên ăn theo trong gia đình; cuối cùng là ảnh hưởng đến sự ổn định của xã hội. Do vậy, người ta phải cần đến BHYT. BHYT phải chi trả toàn bộ hoặc từng phần những chi phí khám chữa bệnh khổng lồ nói trên, giúp người bệnh vượt qua hoạn nạn về bệnh tật, sớm khôi phục sức khỏe và ổn định cuộc sống. – Góp phần thực hiện chính sách an sinh: Khi đề ra chính sách nào đó nhà nước sẽ thông qua đó để thực hiện những mục địch chính trị tùy theo điều kiện của từng quốc giaá. Vì vậy, chính sách khám chữa bệnh cho nhân dân hay chính sách BHYT là chính sách thông qua đó nhà nước thực hiện mục tiêu an sinh xã hội của mình thông qua chính sách BHYT, những đối tượng, người lao động gặp khó khăn và các đối tượng yếu thế cũng 10
- nhận được những ưu đãi. – Góp phấn thực hiện chủ trương xã hội hóa lĩnh vực y tế: Ngoài việc giúp nhà nước thực hiện chính sách an sinh xã hội, BHYT còn góp phấn quan trọng trong việc thực hiện chủ trương xã hội hóa lĩnh vực y tế. Chính sách này tạo khả năng huy động các nguồn lực tài chính cho y tế đồng thời phát triển đa dạng các thành phần tham gia khám chữa bệnh, không phân biệt trong hay ngoài công lập và được quỹ BHYT thanh toán với mức tương đương. – Điều tiết thu nhập: Nguyên tắc cộng đống chia sẽ rủi ro với ý tưởng nhân văn cao cả của nó đã loại trừ mục tiêu lợi nhuận thương mại của cộng đồng những người tham gia BHYT. Do vậy, BHYT không có khoản thu lợi nhuận và không vì mục đích lợi nhuận. Phương thức đoàn kết, tương trọ chia sẽ rủi ro được thực hiện bằng sự điều tiết cân bằng mang tính xã hội. Việc lập ra quỹ khám chữa bệnh và từng bước mở rộng phạm vi đối tượng tham gia đã từng bước mở rộng phạm vi chia sẽ rủi ro trong cộng đồng người tham gia BHYT; vệ mặt kỹ thuật thì bảo hiểm thì nguyên tắc đoàn kết tương trợ chia sẽ rủi ro chính là quy trình phân phối lại giữa người khỏe mạnh với người ốm đau, người trẻ với người già và đặc biệt giữa người giàu và người nghèo. Do đó, đối tượng tham gia BHYT không ngừng được mở rộng, phát triển và định hướng cho những đối tượng khác nhau, không phân biệt giữa người lao động có thu nhập cao với người lao động có thu nhập thấp, giữa người đang làm việc với người thất nghiệp hoặc đã nghỉ hưu. - BHYT là một trong những nguồn cung cấp tài chính ổn định cho các cơ sơ y tế: Trong những năm qua, nguồn thu viện phí do Quỹ BHYT thanh toán 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non - hệ Cao đẳng, Trường Đại học Đồng Nai
126 p | 300 | 56
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý văn bản điện tử tại Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
88 p | 230 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Phát triền nguồn nhân lực hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
113 p | 97 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình
118 p | 120 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
104 p | 149 | 22
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa
26 p | 127 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam
116 p | 100 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
102 p | 113 | 14
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
21 p | 113 | 14
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, Nghệ An
26 p | 130 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động của thư viện tỉnh Bạc Liêu
114 p | 17 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa
100 p | 14 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý xăng dầu của Cục Trang bị và Kho vận, Bộ Công an
85 p | 61 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
126 p | 16 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về văn hoá trên địa bàn phường Trường Sơn, Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
127 p | 19 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu
119 p | 15 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Thực thi chính sách văn hóa trong quản lý di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ
195 p | 8 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về công tác gia đình trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
145 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn