intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Chia sẻ: Nhumbien999 Nhumbien999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:120

43
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích cơ bản của luận văn này là khái quát cơ sở lý luận quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh. Phân tích, đánh giá và xác định nguyên nhân thực trạng quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh tại tỉnh Nghệ An. Đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh Nghệ An

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA DƢƠNG THỊ TRÚC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI – NĂM 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA DƢƠNG THỊ TRÚC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số : 60 34 04 03 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Phan Văn Hùng HÀ NỘI – NĂM 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn với đề tài: “Quản lý nhà nƣớc về di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh Nghệ An” là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các thông tin, số liệu trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, việc trích dẫn đƣợc thực hiện đúng theo quy định. Hà Nội, ngày tháng năm 2018 Tác giả Dƣơng Thị Trúc
  4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, trƣớc hết em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và cảm ơn chân thành nhất đến TS. Phan Văn Hùng – Vụ trƣởng Vụ Chính quyền địa phƣơng, Bộ Nội Vụ đã tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài. Em xin gửi lời cảm ơn các thầy, các cô Khoa Sau Đại học, quý thầy cô giáo Học viện Hành chính Quốc gia đã trang bị cho em những kiến thức, kinh nghiệm quan trọng suốt thời gian theo học tại trƣờng. Qua đây, em cũng xin cảm ơn lãnh đạo Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Nghệ An, lãnh đạo Trung tâm Bảo tồn và Phát huy di sản dân ca xứ Nghệ, các cô chú, anh chị đang công tác tại Trung tâm Bảo tồn và Phát huy di sản dân ca xứ Nghệ, đặc biệt cảm ơn NSND Trịnh Thị Hồng Lựu – Giám đốc Trung tâm Bảo tồn và Phát huy di sản dân ca xứ Nghệ đã giúp đỡ, cung cấp cho em những thông tin mới, có giá trị cao cho bài Luận văn này. Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè, những ngƣời thân đã cổ vũ, động viên, tiếp thêm nghị lực để em hoàn thành tốt công trình khoa học này. Em xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2018 Tác giả Dƣơng Thị Trúc
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BIỂU ĐỒ MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ DÂN CA VÍ, GIẶM NGHỆ TĨNH ............................ 8 1.1. Một số khái niệm ..................................................................................... 8 1.1.1. Văn hóa.............................................................................................. 8 1.1.2. Di sản Văn hóa .................................................................................. 9 1.1.3. Di sản văn hóa phi vật thể................................................................. 9 1.1.4. Quản lý nhà nước ............................................................................ 12 1.1.5. Quản lý nhà nước về văn hóa.......................................................... 13 1.1.6. Quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể ............................. 14 1.2. Giới thiệu chung về di sản văn hóa phi vật thể Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh15 1.2.1. Tên gọi, nguồn gốc và quá trình phát triển..................................... 15 1.2.2. Phân loại ......................................................................................... 17 1.2.3. Nghệ nhân........................................................................................ 19 1.3. Vai trò quản lý nhà nƣớc về di sản văn hóa phi vật thể Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh ..................................................................................................... 20 1.3.1. Định hướng hoạt động .................................................................... 20 1.3.2. Điều chỉnh hoạt động di sản văn hóa phi vật thể Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh .................................................................................................. 22 1.3.3. Hỗ trợ, tạo điều kiện cho di sản văn hóa phi vật thể Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh phát huy giá trị .............................................................. 23
  6. 1.4. Các yếu tố tác động đến hoạt động quản lý nhà nƣớc về di sản văn hóa phi vật thể Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh ....................................................... 25 1.4.1. Yếu tố khách quan ........................................................................... 25 1.4.2. Yếu tố chủ quan ............................................................................... 26 1.5. Nội dung quản lý nhà nƣớc về di sản văn hóa phi vật thể Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh ........................................................................................... 28 1.5.1. Thể chế quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh ........................................................................................ 28 1.5.2. Chính sách về quản lý di sản văn hóa phi vật thể Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh ................................................................................................... 30 1.5.3. Bộ máy quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh ........................................................................................ 31 1.5.4. Đội ngũ cán bộ quản lý và chuyên môn về di sản văn hóa phi vật thể Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh ................................................................ 32 1.5.5. Nguồn lực để phát triển di sản văn hóa phi vật thể Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh .................................................................................................. 33 1.5.6. Thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh ...................................... 34 1.5.7. Hợp tác quốc tế về quản lý di sản văn hóa phi vật thể Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh ........................................................................................ 35 1.5.8. Tổng kết và đánh giá hoạt động quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh ............................................. 36 1.6. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể ............................................................................................... 37 1.6.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể tại tỉnh Bắc Ninh ........................................................ 37 1.6.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể tại Hàn Quốc ............................................................. 39
  7. 1.6.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể tại Nhật Bản ............................................................... 40 1.6.4. Bài học cho hoạt động quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam ................................................................................... 41 Tiểu kết chƣơng 1 ........................................................................................... 43 Chƣơng 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ DÂN CA VÍ, GIẶM NGHỆ TĨNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN ............................................................................................ 44 2.1. Giới thiệu chung về tỉnh Nghệ An ......................................................... 44 2.1.1. Vị trí địa lý....................................................................................... 44 2.1.2. Lịch sử - văn hóa ............................................................................. 45 2.1.3. Con người xứ Nghệ ......................................................................... 46 2.2. Phân tích thực trạng quản lý nhà nƣớc về di sản văn hóa phi vật thể Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh trên địa bàn tỉnh Nghệ An .............................. 48 2.2.1. Thực trạng xây dựng và tổ chức thực hiện thể chế quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh ....................... 48 2.2.2. Thực trạng xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách về di sản văn hóa phi vật thể Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh ............................................. 53 2.2.3. Thực trạng xây dựng và củng cố tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh ....................... 55 2.2.4. Thực trạng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý và chuyên môn về di sản văn hóa phi vật thể Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh ............... 56 2.2.5. Thực trạng hỗ trợ và huy động các nguồn lực trong quản lý di sản văn hóa phi vật thể Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh ........................... 57 2.2.6. Thực trạng thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh . 58 2.2.7. Thực trạng hợp tác quốc tế trong hoạt động quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh ........................... 59
  8. 2.2.8. Thực trạng tổng kết, đánh giá hoạt động quản lý nhà nước về di sản văn hóa hóa phi vật thể Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh ....................... 59 2.3. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nƣớc về di sản văn hóa phi vật thể Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh ................................................................................. 61 2.3.1. Kết quả đạt được trong quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh ................................................................ 61 2.3.2. Hạn chế trong quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh .............................................................................. 70 2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế trong quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh ............................................. 74 Tiểu kết chƣơng 2 ........................................................................................... 76 Chƣơng 3 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ DÂN CA VÍ, GIẶM NGHỆ TĨNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN ................... 77 3.1. Quan điểm của Đảng về bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa phi vật thể...................................................................................................... 77 3.2. Định hƣớng và mục tiêu bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh ở tỉnh Nghệ An............................................ 79 3.3. Giải pháp nâng cao hoạt động quản lý nhà nƣớc về di sản văn hóa phi vật thể Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh trên địa bàn tỉnh Nghệ An ........................... 81 3.3.1. Ban hành và tổ chức thực hiện hiệu quả thể chế quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh ....................... 81 3.3.2. Ban hành và tổ chức thực hiện chính sách về di sản văn hóa phi vật thể Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh ................................................................ 86 3.3.3. Xây dựng và củng cố tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh ...................................... 88
  9. 3.3.4. Nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý và bồi dưỡng nghiệp vụ cho viên chức chuyên môn về di sản văn hóa phi vật thể Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh .................................................................................................. 90 3.3.5. Tăng cường hỗ trợ từ ngân sách, huy động nguồn lực tài chính và vật chất để bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh ................................................................................... 92 3.3.6. Thanh tra, kiểm tra thường xuyên và xử lý nghiêm vi phạm về di sản văn hóa phi vật thể Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh................................ 92 3.3.7. Tăng cường phối hợp giữa quản lý nhà nước và vai trò của cộng đồng, các tổ chức trong nước và quốc tế .................................................. 94 3.3.8. Cụ thể hóa các tiêu chí tổng kết và đánh giá hoạt động quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh .............. 95 3.4. Khuyến nghị đối với chính quyền địa phƣơng tỉnh Nghệ An và cơ quan quản lý nhà nƣớc cấp Trung ƣơng .................................................................. 95 3.4.1. Đối với chính quyền tỉnh Nghệ An .................................................. 95 3.4.2. Đối với cơ quan quản lý cấp Trung ương ....................................... 98 KẾT LUẬN ................................................................................................... 101 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................... 104
  10. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Diễn giải CLB Câu lạc bộ NSƢT Nghệ sĩ ƣu tú NSND Nghệ sĩ nhân dân NNDG Nghệ nhân dân gian QLNN Quản lý nhà nƣớc UBND Ủy ban nhân dân UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc TTBT&PHDS Trung tâm Bảo tồn và Phát huy di sản VH&TT Văn hóa và Thể thao VHTT&DL Văn hóa, thể thao và Du lịch
  11. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Số lƣợng CLB từ năm 2013 đến nửa đầu năm 2017 .............. 64 Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ yêu thích thể loại Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh ........... 67
  12. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bản sắc dân tộc là vấn đề quan trọng luôn đƣợc các quốc gia quan tâm bảo vệ nhƣ một niềm tự tôn dân tộc. Bản sắc ấy đƣợc hình thành từ hệ thống di sản văn hóa trong đó có di sản văn hóa phi vật thể. Di sản văn hóa là những gì đƣợc sáng tạo trong quá khứ và truyền lại cho thế hệ sau, là những sáng tạo của cha ông, thể hiện đƣợc chiều sâu của dân tộc, mang tính lịch sử. Di sản văn hóa phi vật thể nói riêng và hệ thống di sản văn hóa nói chung có quá trình hình thành và phát triển lâu đời, gắn bó hữu cơ với đời sống văn hóa, đời sống xã hội của mỗi quốc gia. Nghệ An là địa phƣơng giàu truyền thống văn hóa, lịch sử và chứa đựng đa dạng, phong phú các loại hình văn hóa phi vật thể. Tập trung nhiều nhất ở tập quán xã hội, ngữ văn dân gian, nghệ thuật trình diễn dân gian, nghề thủ công truyền thống, lễ hội, tiếng nói, chữ viết… Có thể nói, di sản văn hóa phi vật thể gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của tỉnh. Từ cuộc sống lao động sản xuất và đấu tranh bảo vệ quê hƣơng, đất nƣớc, ngƣời Nghệ đã sáng tạo và lƣu giữ đƣợc một nguồn di sản văn hóa dân gian vô cùng độc đáo mang đậm bản sắc địa phƣơng. Bao gồm các di sản nhƣ: Lễ hội Đền Cờn, Lễ hội Đền Chín Gian, Đền Cuông, đền thờ Mai Thúc Loan, đền Bạch Mã, đền thờ Nguyễn Xí, núi Lam Thành, núi Dũng Quyết – Phƣợng Hoàng Trung Đô, thành cổ Vinh, đình Quỳnh Đôi, di tích Tràng Kè, Truông Bồn, cột mốc số 0 – đƣờng mòn Hồ Chí Minh…. Trong đó, Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh là tài sản tinh thần vô giá, là một loại hình dân ca độc đáo, tạo nên bản sắc văn hóa của ngƣời dân xứ Nghệ. Di sản đó đã hình thành và nuôi dƣỡng nên cốt cách, tâm hồn của ngƣời dân nơi đây. 1
  13. Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh là loại hình di sản văn hóa phi vật thể mang đậm bản sắc văn hóa của ngƣời dân Xứ Nghệ, chiếm vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của nhân dân Nghệ An. Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh đã đáp ứng đƣợc các tiêu chí nhƣ đƣợc trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, phản ánh bản sắc văn hóa và sự kế tục những truyền thống tốt đẹp của cộng đồng; di sản có sức sống và sức lan tỏa mạnh mẽ, có những giá trị phổ biến, đƣợc thực hành trong nhiều hoạt động của đời sống xã hội ngày nay. Trƣớc xu thế toàn cầu hóa, nhiều di sản văn hóa phi vật thể trong đó có Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh đang có nguy cơ biến mất do quá trình giao lƣu văn hóa, đô thị hóa quá nhanh cũng nhƣ chúng ta chƣa có chính sách bảo vệ thiết thực. Vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh Nghệ An đang đặt ra nhiều thách thức trong gian đoạn hiện nay. Vì vậy, quản lý nhà nƣớc về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể nói chung và dân ca Ví, Giặm nói riêng trên địa bàn tỉnh Nghệ An là rất cần thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. Xuất phát từ lý do trên và niềm đam mê tìm hiểu về di sản văn hóa phi vật thể học viên đã chọn đề tài “Quản lý nhà nƣớc về di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh Nghệ An”. Trong giới hạn của luận văn, học viên đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu “Quản lý nhà nƣớc về di sản văn hóa phi vật thể Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh trên địa bàn tỉnh Nghệ An” là cấp thiết và có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn. Đặc biệt là sau khi đƣợc UNESCO ghi danh Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về giá trị của di sản và đề xuất những giải pháp quản lý nhà nƣớc để bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh. 2
  14. Đề tài góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận quản lý nhà nƣớc về di sản văn hóa phi vật thể Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh, thông qua việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng, từ cơ sở đó góp phần đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về di sản văn hóa phi vật thể Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong thời gian tới. 2. Tình hình nghiên cứu Quản lý nhà nƣớc về di sản văn hóa phi vật thể Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện nay là vấn đề thu hút sự quan tâm của các nhà quản lý, các nhà khoa học. Ở nƣớc ta, đã có nhiều công trình nghiên cứu, xây dựng hệ thống lý luận về quản lý di sản văn hóa phi vật thể, trong đó, di sản văn hóa phi vật thể Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh đƣợc chú trọng. Nhiều cuốn sách, đề tài nghiên cứu về Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh trên nhiều khía cạnh khác nhau. Đặc biệt thời gian gần đây, nhiều học phần đƣợc đƣa vào giảng dạy chính thức ở các cấp học. Cụ thể: Ninh Viết Giao, Thái Kim Đỉnh (1961), át phường Vải, Nxb.Văn học, Hà Nội [20]. Nguyễn Đổng Chi, Ninh Viết Giao (1962), át Giặm Nghệ Tĩnh, tập 1, 2, Nxb. Khoa học xã hội [11]. Thanh Lƣu, Lê Hàm, Vi Phong (1994), Âm nhạc dân gian xứ Nghệ, Nxb. Âm nhạc, Hà Nội [37]. Vi Phong và Phan Thƣ Hiền (1997), át Phường vải ở Trường Lưu, Nxb. Hà Nội [39]. Nguyễn Tất Thứ (2000), Ví Phường vải Nam Đàn, Tái bản có bổ sung, Nxb. Nghệ An [45]. Nguyễn Nhã Bản (chủ biên), Ngô Văn Cảnh, Phan Xuân Đạm, Nguyễn Thế Kỷ (2001), Bản sắc văn hoá của người Nghệ Tĩnh, Nxb. Nghệ An [2]. 3
  15. Nguyễn Văn Huyên (2003), át đối của nam nữ thanh niên ở Việt Nam, in trong Tác phẩm đƣợc tặng Giải thƣởng Hồ Chí Minh, tập I, Nxb. KHXH, Hà Nội [30]. Ninh Viết Giao (2004), Về văn học dân gian xứ Nghệ, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội [25]. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nghệ An (2012), Bảo tồn và phát huy dân ca xứ Nghệ, Kỷ yếu hội thảo, Nxb. Nghệ An [41]. Cao Đăng Vĩnh, Phạm Tiến Dũng, Tạ Quang Tâm (2012), Bảo tồn và phát huy các giá trị dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ, Nxb. Nghệ An [57]. Những tác phẩm này đề cập đến các loại hình, các giá trị của Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh, tuyển tập các lời cổ, các bài đối đáp, những nét đặc sắc văn hóa vùng xứ Nghệ, nét đặc sắc của Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh… Về khía cạnh khoa học quản lý, các tác phẩm này chƣa đề cập đến, chƣa nêu thực trạng hiện nay cũng nhƣ đề ra các giải pháp cho hoạt động QLNN về di sản văn hóa phi vật thể Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh. Ngoài ra còn có các cuộc hội thảo khoa học tiêu biểu nhƣ: Năm 2002, ội thảo hoa học 30 năm sân hấu hóa dân ca Nghệ Tĩnh đƣợc Sở Văn hóa - Thông tin Nghệ An phối hợp với Viện Sân khấu tổ chức, tổng kết lại quá trình nghiên cứu, thể nghiệm sân khấu hóa dân ca, đề ra những giải pháp đƣa sân khấu hóa dân ca tiếp tục phát triển - xây dựng một hình thức sân khấu mới mang đậm bản sắc Nghệ An. Năm 2011, ội thảo hoa học về Bảo tồn và Phát huy giá trị Dân ca Ví Giặm và ò nhằm nhìn nhận, khẳng định những giá trị tốt đẹp, vốn có của dân ca xứ Nghệ để làm báo cáo đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao, Du lịch và Hội đồng Di sản Văn hóa Quốc gia trình Thủ tƣớng Chính phủ cho lập Hồ sơ trình UNESCO ghi danh Ví, Giặm xứ Nghệ là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. 4
  16. Ngày 14-15/5/2014, Hội thảo khoa học quốc tế về bảo tồn và phát huy giá trị Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh diễn ra tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An với 83 tham luận khoa học, trong đó có 17 tham luận của các học giả đến từ các quốc gia nhƣ: Nga, Nhật Bản, Trung Quốc, Bỉ, Lào, Pháp, Thụy Sỹ, Indonesia…. Tuy nhiên, về góc độ quản lý nhà nƣớc về di sản văn hóa phi vật thể Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập, chƣa có nhiều công trình nghiên cứu đi sâu vào lĩnh vực quản lý nhà nƣớc một cách cụ thể, toàn diện, nhất là giai đoạn từ sau khi đƣợc UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Do đó, học viên đã cập nhật những kiến thức lý luận và thực tiễn hiện nay, kế thừa những kết quả nghiên cứu trƣớc đó để làm hƣớng nghiên cứu và giải quyết những yêu cầu đặt ra cho đề tài luận văn. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở đánh giá thực trạng hoạt động QLNN về di sản văn hóa phi vật thể Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh nhằm đề ra những giải pháp, kiến nghị để nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN về di sản văn hóa phi vật thể Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh tại tỉnh Nghệ An, góp phần vào nỗ lực lƣu giữ giá trị văn hóa dân gian, truyền thống của Việt Nam nói chung và Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh nói riêng. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt đƣợc mục đích trên, Luận văn tập trung vào những vấn đề sau: Khái quát cơ sở lý luận quản lý nhà nƣớc về di sản văn hóa phi vật thể Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh. Phân tích, đánh giá và xác định nguyên nhân thực trạng quản lý nhà nƣớc về di sản văn hóa phi vật thể Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh tại tỉnh Nghệ An. 5
  17. Đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về di sản văn hóa phi vật thể Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh trên địa bàn tỉnh Nghệ An. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là những lý luận và thực tiễn hoạt động quản lý nhà nƣớc về di sản văn hóa phi vật thể Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh tại tỉnh Nghệ An. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu một số nội dung quản lý nhà nƣớc về di sản văn hóa phi vật thể Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Không gian: Nghiên cứu đƣợc thực hiện trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Thời gian: Nghiên cứu thực trạng đƣợc thực hiện từ năm 2009, từ thời điểm Luật Di sản văn hóa đƣợc sửa đổi, bổ sung một số điều đến nay, đồng thời nghiên cứu định hƣớng hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về di sản văn hóa phi vật thể Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh ở tỉnh Nghệ An trong thời gian tới. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Luận văn sử dụng phƣơng pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử trên cơ sở vận dụng quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc ta về bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng kết hợp các phƣơng pháp nghiên cứu nhƣ: Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: đƣợc sử dụng với việc tìm hiểu các công trình nghiên cứu đi trƣớc, qua đó bổ sung các luận cứ khoa học khi đi vào nghiên cứu hoạt động quản lý nhà nƣớc về di sản văn hóa phi vật thể Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh. Trên cơ sở đó tập trung giải quyết những vấn đề còn vƣớng mắc về lý luận và thực tiễn trong công tác quản lý nhà nƣớc về di sản văn hóa phi vật thể Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh trong giai đoạn hiện nay. 6
  18. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: tập trung vào thống kê, báo cáo thực tế nhằm làm phong phú hơn các tài liệu nghiên cứu, đây là phƣơng pháp giúp tác giả tiếp cận và thu lƣợm đƣợc những thông tin chính xác, bổ sung nguồn số liệu định lƣợng cho luận văn. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 6.1. Ý nghĩa lý luận Đề tài này đóng góp vào kho tàng lý thuyết cho xã hội khi tìm hiểu và nghiên cứu về văn hóa Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh. Góp phần làm phong phú thêm cơ sở lý luận cho công tác gìn giữ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại – Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận văn đánh giá một cách hệ thống thực trạng QLNN về di sản văn hóa phi vật thể Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Đây sẽ là nguồn tài liệu giúp cho các cơ quan QLNN có cái nhìn tổng thể về thực trạng QLNN đối với di sản văn hóa phi vật thể Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh hiện nay. Qua đó đƣa ra những giải pháp, có thể đƣợc xem xét và áp dụng trong hoạt động QLNN về di sản văn hóa phi vật thể Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh tại tỉnh Nghệ An. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm ba chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận quản lý nhà nƣớc về di sản văn hóa phi vật thể Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh Chƣơng 2: Thực trạng quản lý nhà nƣớc về di sản văn hóa phi vật thể Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh trên địa bàn tỉnh Nghệ An Chƣơng 3: Quan điểm và giải pháp nâng cao hoạt động quản lý nhà nƣớc về di sản văn hóa phi vật thể Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh trên địa bàn tỉnh Nghệ An 7
  19. Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ DÂN CA VÍ, GIẶM NGHỆ TĨNH 1.1. Một số khái niệm 1.1.1. Văn hóa Văn hóa là một trong những lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội, là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con ngƣời sáng tạo ra bằng lao động và hoạt động thực tiễn trong quá trình lịch sử của mình. Văn hóa là biểu hiện của trình độ phát triển xã hội trong từng thời kỳ lịch sử nhất định. Văn hóa là một phạm trù rất rộng lớn, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Vì lẽ sinh tồn cũng nhƣ mục đích của cuộc sống, loài ngƣời mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phƣơng thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh ấy tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phƣơng thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài ngƣời đã sản sinh ra nhằm thích ứng với những nhu cầu của đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” [38]. Nhƣ vậy, văn hóa có nhiều khái niệm khác nhau dƣới các góc độ khác nhau. Từ những quan niệm đó, ta nhận thấy: Theo nghĩa rộng, văn hóa là toàn bộ giá trị vật chất, tinh thần do con ngƣời sáng tạo ra trong hoạt động thực tiễn lịch sử - xã hội, mang tính chất chân, thiện, mỹ và phục vụ cho sự sinh tồn, phát triển của con ngƣời, xã hội loài ngƣời. Theo nghĩa hẹp, văn hóa là toàn bộ các giá trị tinh thần do con ngƣời sáng tạo, tích lũy trong quá trình lịch sử xã hội. 8
  20. Theo Quyết định số 581/QĐ-TTg ngày 06/5/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lƣợc phát triển văn hóa đến năm 2020 cũng đã thể hiện rõ 8 lĩnh vực lớn của văn hóa bao gồm: Tƣ tƣởng, đạo đức, lối sống, đời sống văn hóa; Di sản văn hóa; Văn học nghệ thuật; Thông tin đại chúng; Giao lƣu văn hóa với thế giới; Thể chế và thiết chế văn hóa; Giáo dục và Đào tạo; Khoa học và Công nghệ [46]. Đây đều là những lĩnh vực cơ bản và quan trọng của văn hóa, do đó, hoạt động QLNN về văn hóa cũng chú trọng vào những lĩnh vực nói trên. 1.1.2. Di sản Văn hóa Từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học do Hoàng Phê chủ biên, Hà Nội - Đà Nẵng, xuất bản năm 1998, khái niệm di sản đƣợc chú thích là tài sản của ngƣời chết để lại; cái của thời trƣớc để lại. Theo Từ điển Hán Việt Từ Nguyên của Bửu kế - Nhà xuất bản Thuận Hóa, 1999 thì khái niệm Di sản đƣợc giải thích là: di là để lại, sản là của cải - của cải giá trị của ngƣời chết của ngƣời trƣớc để lại. Ví dụ: những giá trị quý báu của cha ông chúng ta cần giữ gìn, tiếp thu và phát triển. Theo Luật Di sản văn hóa Việt Nam [32] và Luật Di sản văn hóa sửa đổi, bổ sung năm 2009[33], Di sản văn hóa Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại có vai trò lớn trong sự nghiệp dựng nƣớc và giữ nƣớc của nhân dân ta. 1.1.3. Di sản văn hóa phi vật thể Di sản văn hóa phi vật thể cùng với di sản văn hóa vật thể là hai bộ phận hữu cơ cấu thành nên sự đa dạng của kho tàng văn hóa nhân loại. Chúng luôn gắn bó mật thiết, có tác động tƣơng hỗ và tôn vinh lẫn nhau, nhƣng vẫn có tính độc lập tƣơng đối. 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2