Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh Lào Cai
lượt xem 8
download
Mục đích nghiên cứu đề tài là trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề về lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh Lào Cai, đề tài luận văn đưa ra các giải pháp tiếp tục hoàn thiện quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa ở địa phương.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN HÙNG MẠNH QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI, 2018
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN HÙNG MẠNH QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 60 34 04 03 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRỊNH ĐỨC HƢNG HÀ NỘI, 2018
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu độc lập, do tôi tự nghiên cứu, không sao chép từ các tài liệu sẵn có. Các số liệu thu thập đƣợc là hoàn toàn trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và đƣợc trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả luận văn Nguyễn Hùng Mạnh
- LỜI CẢM ƠN Trong thời gian học tập, nghiên cứu chƣơng trình cao học chuyên ngành Quản lý công và hoàn thành luận văn tốt nghiệp tại Học viện Hành chính quốc gia tôi đã luôn nhận đƣợc sự quan tâm, tạo điều kiện của lãnh đạo Học viện Hành chính Quốc gia; sự giảng dạy, hƣớng dẫn nhiệt tình của các thầy cô giáo đã cung cấp cho tôi những kiến thức nền tảng, phƣơng pháp tƣ duy nghiên cứu khoa học vô cùng bổ ích. Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Học viện Hành chính Quốc gia; các khoa, phòng, ban của Học viện và các thầy cô đã trực tiếp giảng dạy trong thời gian tôi học tập, nghiên cứu. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Trịnh Đức Hƣng – Ngƣời đã dành nhiều thời gian tâm huyết hƣớng dẫn về mặt khoa học để tôi nghiên cứu hoàn thành bản luận văn này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn gia đình, cảm ơn các đồng chí lãnh đạo, đồng nghiệp đang công tác tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai và các bạn học viên lớp cao học Quản lý công HC21B3 đã giúp đỡ động viên và cung cấp tƣ liệu giúp tôi hoàn thành tốt chƣơng trình học và luận văn này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng và tâm huyết để hoàn thành luận văn, tuy nhiên luận văn sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận đƣợc những đóng góp ý kiến của các quý thầy cô, đồng nghiệp và các bạn để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Hùng Mạnh
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TT Viết tắt Nguyên nghĩa 1 BQL Ban Quản lý 2 DSVH Di sản văn hóa 3 DTLSVH Di tích lịch sử văn hóa 4 HĐND Hội đồng nhân dân 5 KT-XH Kinh tế - xã hội 6 Nxb Nhà xuất bản 7 VHTTDL Văn hóa, Thể thao và Du lịch 8 VHTTH Văn hóa và Thông tin 9 VH-XH Văn hóa – Xã hội 10 VN Việt Nam 11 UBND Ủy ban nhân dân 12 XHCN Xã hội chủ nghĩa 13 XHH Xã hội hóa
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ........ 9 VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ...................................................................... 9 1.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài luận văn ................................. 9 1.2. Sự cần thiết phải quản lý nhà nƣớc về di tích lịch sử văn hóa ..................... 17 1.3. Đặc điểm và các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc về di tích lịch sử văn hóa ................................................................................................................ 18 1.4. Chủ thể và nội dung quản lý nhà nƣớc về di tích lịch sử văn hóa ............... 21 1.5. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về di tích lịch sử văn hóa........................... 26 Tiểu kết chƣơng 1................................................................................................ 29 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI.. 30 2.1. Đặc điểm, các yếu tố ảnh hƣởng đến di tích lịch sử văn hóa ở Lào Cai .......... 30 2.2. Phân tích thực trạng quản lý nhà nƣớc về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh Lào Cai ......................................................................................................... 35 2.3. Đánh giá hoạt động quản lý nhà nƣớc về di tích lịch sử văn hóa ở tỉnh Lào Cai trong thời gian qua ........................................................................................ 56 Tiểu kết chƣơng 2................................................................................................ 62 Chƣơng 3. QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI ................................................................................. 64 3.1. Quan điểm của Đảng và định hƣớng của tỉnh Lào Cai về quản lý di tích lịch sử văn hóa ............................................................................................................ 64 3.2. Các giải pháp quản lý nhà nƣớc về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh Lào Cai ................................................................................................................ 71 3.3. Một số khuyến nghị ...................................................................................... 84 Tiểu kết Chƣơng 3 ............................................................................................... 85 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 87 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 89 PHỤ LỤC 1 ......................................................................................................... 95
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Di tích là những bằng chứng vật chất có ý nghĩa quan trọng, minh chứng về lịch sử đấu tranh dựng nƣớc và giữ nƣớc của dân tộc. “Di tích giúp con ngƣời biết đƣợc cội nguồn của dân tộc mình, hiểu về truyền thống lịch sử, đặc trƣng văn hoá của đất nƣớc và do đó có tác động ngƣợc trở lại tới việc hình thành nhân cách con ngƣời Việt Nam hiện đại” [25, tr.27]. Theo Luật Di sản Văn hóa của Việt Nam, di tích lịch sử văn hóa (DTLSVH) đƣợc quy định: “Là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học” [33, tr.1]. DTLSVH là những trang sử sống mang dấu ấn về sự biến động, thăng trầm của nhiều thời kỳ lịch sử, đồng thời cũng chính là một bộ phận quan trọng cấu thành kho tàng di sản văn hóa (DSVH) của dân tộc. Do đó việc quản lý nhà nƣớc nhằm bảo vệ và phát huy có hiệu quả giá trị của di tích trong cuộc sống đƣơng đại, trực tiếp góp phần nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục truyền thống, nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, trở thành yêu cầu cấp thiết hơn bao giờ hết ở các địa phƣơng. Đặc biệt, trong thời điểm hiện nay, khi mà tình trạng những DTLSVH đang bị xuống cấp nghiêm trọng, có nguy cơ mai một; hiện tƣợng lấn chiếm di tích, gây ảnh hƣởng đến giá trị thực sự của di tích còn diễn ra; còn có bất cập trong công tác kiểm kê và xếp hạng di tích... Vì vậy, việc quản lý, bảo tồn và phát huy những giá trị của những DTLSVH hiện nay đang là vấn đề đƣợc sự quan tâm đúng mức của các cấp, các ngành, nhất là những ngƣời làm công tác quản lý nhà nƣớc về di sản văn hóa. Lào Cai là một tỉnh vùng cao, biên giới có vị trí địa - kinh tế - chính trị hết sức quan trọng. Vùng đất Lào Cai cũng là nơi có truyền thống lịch sử và văn hóa lâu đời với nhiều di tích lịch sử, văn hóa. Trong đó có 19 di tích cấp quốc gia và 17 di tích cấp tỉnh. Trong những năm qua, quản lý nhà nƣớc về di tích trên địa bàn tỉnh tỉnh Lào Cai đã đạt đƣợc nhiều thành tựu cả về phƣơng pháp và nội 1
- dung thực hiện. Hệ thống di tích lịch sử của Lào Cai không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tinh thần của ngƣời dân địa phƣơng mà còn đang trở thành nguồn lực quan trọng trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Tuy nhiên, hoạt động quản lý di tích vẫn còn nhiều bất cập, lỏng lẻo, chƣa có sự gắn kết giữa các cấp ngành và chính quyền địa phƣơng,... Do đó, việc tìm hiểu hoạt động quản lý nhà nƣớc về di tích lịch sử văn hóa ở tỉnh Lào Cai là điều vô cùng cần thiết. Đặc biệt, qua nghiên cứu, đánh giá thực trạng quản lý nhà nƣớc về di tích lịch sử văn hóa sẽ đúc rút ra những bài học kinh nghiệm và đề xuất các giải pháp để quản lý hệ thống các di tích trên địa bàn đƣợc tốt hơn. Từ những lý do trên, học viên chọn đề tài “Quản lý nhà nƣớc về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh Lào Cai” làm đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý công. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Trong những năm qua, đã có nhiều công trình nghiên cứu về di tích lịch sử văn hóa, quản lý nhà nƣớc về di tích lịch sử. Có thể chia thành 02 nhóm: Những nghiên cứu về di sản văn hóa, di tích lịch sử văn hóa và quản lý nhà nước về di sản văn hóa, di tích lịch sử văn hóa. Cuốn sách “Một số vấn đề về bảo tồn và phát triển di sản văn hóa dân tộc”, Nxb Chính trị Quốc Gia (2002) của tác giả Hoàng Vinh đề cập đến những vấn đề lý luận về di sản văn hóa, vai trò, chức năng của di sản văn hóa. Tác giả đã phân tích cụ thể chính sách về bảo tồn và phát triển di sản văn hóa dân tộc qua các kỳ Đại hội của Đảng. Trên cơ sở những phân tích, đánh giá về thực trạng di sản văn hóa, tác giả đã đƣa ra những giải pháp cụ thể về giữ gìn và phát huy di sản văn hóa (đặc biệt có tham khảo kinh nghiệm của Nhật Bản) [59]. Cuốn sách “Di sản văn hóa – bảo tồn và phát triển”, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh (2008) của nhóm tác giả Nguyễn Đình Thanh, Lê Minh Lý cũng đƣa ra những vấn đề lý luận chung về di sản văn hóa, công tác bảo tồn và phát triển di sản văn hóa, đánh giá thực trạng bảo tồn, phát triển di sản văn hóa ở nƣớc ta 2
- trong thời gian qua, bƣớc đầu đƣa ra một số giải pháp để bảo tồn và phát triển di sản văn hóa trong tình hình mới [44]. Cuốn sách “Di sản văn hóa - bảo tồn và trùng tu”, Nxb Văn hoá Thông tin (2002) là kết quả tổng kết kinh nghiệm qua nhiều năm làm công tác bảo tồn, trùng tu các di sản văn hóa của Giáo sƣ – Tiến sĩ, kiến trúc sƣ Hoàng Đạo Kính [29]. Cuốn giáo trình “Bảo tồn di tích lịch sử văn hóa”, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội (2008) của tác giả Trịnh Minh Đức đã đƣa ra những kiến thức tổng quan, đầy đủ về các lĩnh vực trong công tác bảo tồn di tích lịch sử văn hóa [19]. Giáo sƣ, Tiến sĩ khoa học Lƣu Trần Tiêu, Chủ tịch Hội Di sản Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Di sản Quốc gia là nhà nghiên cứu chuyên về công tác di sản văn hóa. Ông đã có nhiều công trình nghiên cứu về công tác di sản nói chung và di tích nói riêng. Những nghiên cứu của ông đƣợc công bố trên Tạp chí Di sản Văn hóa về lĩnh vực di sản văn hóa có: “Mấy vấn đề về nguồn nhân lực trong hoạt động bảo tồn di sản văn hoá” (Tạp chí Di sản Văn hoá, số 3 (40), năm 2012), “Mấy vấn đề về hoạt động tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hoá” (Tạp chí Di sản Văn hoá, số 3 (36), năm 2011),... Những nghiên cứu này đã đƣa ra những gợi mở quan trọng về công tác bảo tồn và phát huy di tích [48]. Tiến sĩ Đặng Văn Bài, Tiến sĩ Nguyễn Thế Hùng là nhà nghiên cứu, đồng thời là nhà quản lý với nhiều năm giữ trọng trách Cục Trƣởng tại Cục di sản Văn hóa. Bằng kinh nghiệm quản lý và nghiên cứu chuyên sâu, các ông đã có nhiều bài viết đƣợc công bố trên Tạp chí Di sản Văn hóa nhƣ: “Một số vấn đề đặt ra sau ba năm thi hành Luật di sản văn hoá” (Tạp chí Di sản văn hoá số 2 (11) năm 2005) của tác giả Đặng Văn Bài, “Tu bổ và tôn tạo các di tích lịch sử và văn hoá là hoạt động có tính đặc thù chuyên ngành” Tạp chí Di sản Văn hoá số 2 (15) năm 2006 của tác giả Đặng Văn Bài, “Bảo tồn di sản văn hoá trong quá trình phát triển” (Tạp chí Di sản Văn hoá, số 2 (19) năm 2007) của tác giả Đặng Văn Bài, “Phát huy giá trị di tích phục vụ sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước” (Tạp chí Di sản Văn hoá, số 3 (20) năm 2007) của tác giả Nguyễn Thế Hùng, “10 năm thực hiện Luật di sản Văn hoá” (Tạp chí Di sản 3
- Văn hoá số 3 (40) năm 2012) của tác giả Nguyễn Thế Hùng, “Vai trò của cộng đồng trong bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá” (Tạp chí di sản văn hoá, số 1 (50) năm 2015) của tác giả Nguyễn Thế Hùng,... Những nghiên cứu này đều mang tính thực tiễn, cụ thể sâu sắc. Những nghiên cứu trên đã cung cấp những kiến thức mang tính lý luận cơ bản về công tác quản lý nhà nƣớc về di tích lịch sử văn hóa. Luận văn tiến sỹ Quản lý văn hóa “Quản lý di tích lịch sử văn hóa ở Bắc Ninh trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa” của Trần Đức Nguyên bảo vệ tại Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam năm 2015. Luận văn thạc sỹ Quản lý công “Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên” của Phạm Thị Thùy bảo vệ năm 2015 tại Học viện Hành chính Quốc gia Việt Nam. Những công trình trên nghiên cứu về công tác quản lý nhà nƣớc về di tích lịch sử văn hóa tại một địa phƣơng cụ thể là những gợi mở quan trọng để tôi tiếp thu trong luận văn của mình. Những nghiên cứu về di tích lịch sử văn hóa ở Lào Cai có: Cuốn sách “Văn hóa dân gian Lào Cai”, Nxb Văn hoá Dân tộc (1997) của tác giả Trần Hữu Sơn là một nghiên cứu công phu về sắc thái văn hóa dân gian của các dân tộc hiện đang cƣ trú trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Từ trang 17 đến trang 19, sách đã giới thiệu và khẳng định vị trí chiến lƣợc quan trọng của Lào Cai nói chung và các di tích thuộc quần thể di tích Đền Thƣợng, đền Đôi Cô [35]. Cuốn sách “Địa chí Lào Cai khái lược”, Nxb Văn hoá Dân tộc (2001), chủ biên Nguyễn Đức Thăng. Đây là một công trình nhằm cung cấp những thông tin cơ bản về tỉnh Lào Cai. Cuốn sách đề cập đến những thông tin về diện tích, dân số, dân tộc, lịch sử, di tích, danh lam thắng cảnh và một số nét về đặc trƣng kinh tế - xã hội của tỉnh Lào Cai [46]. Các công trình “Di tích Đền thờ ở Lào Cai”, “Truyền thuyết - Lịch sử Đền Bảo Hà và một số Đền thờ ở Lào Cai” do nhóm tác giả Phạm Văn Chiến (chủ biên), Nxb Văn hóa dân tộc (2013); “Thành phố Lào Cai - di tích lịch sử văn hóa tâm linh” của tác giả Nguyễn Thị Bắc chủ biên, Nxb Tôn giáo (2014), đã 4
- giới thiệu rất kỹ về các truyền thuyết, lịch sử liên quan đến các nhân thần đƣợc thờ tự tại các di tích lịch sử văn hóa nhƣ: đền Bảo Hà, đền Cô, đền Ken, đền Đôi Cô, đền Thƣợng, đền Mẫu, đền Cấm, đền Quan... Các cuốn sách trên đƣợc xuất bản với mục đích giới thiệu cho du khách về lịch sử và giá trị của các di tích, năm đƣợc xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh, quốc gia [12], [7]; Trong quá trình lãnh đạo xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai đã ban hành các Chƣơng trình, đề án, dự án, Nghị quyết về bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc, các di tích lịch sử và hàng năm, hàng nhiệm kỳ đều có báo cáo, đánh giá khái quát kết quả đạt đƣợc. Nguồn tƣ liệu trong các công trình, tài liệu, văn kiện đó là cơ sở để tác giả sử dụng, kế thừa trong quá trình phân tích, đánh giá, khái quát trong luận văn. Nhƣ vậy, cho đến nay, chƣa có công trình nào trực tiếp nghiên cứu về hoạt động quản lý nhà nƣớc về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu trên đã cung cấp cho tác giả luận văn một số tham khảo về phƣơng pháp luận, về quan điểm để kế thừa và tiếp tục thực hiện trong luận văn này. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 3.1 Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề về lý luận và thực tiễn quản lý nhà nƣớc về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh Lào Cai, đề tài luận văn đƣa ra các giải pháp tiếp tục hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về di tích lịch sử văn hóa ở địa phƣơng. 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Nhiệm vụ nghiên cứu của Luận văn cụ thể nhƣ sau: - Hệ thống hóa các kiến thức về di tích lịch sử văn hóa và quản lý nhà nƣớc về di tích lịch sử văn hóa; - Phân tích thực trạng di tích lịch sử văn hóa, quản lý nhà nƣớc về di tích lịch sử văn hóa tại tỉnh Lào Cai; 5
- - Đƣa ra các giải pháp tiếp tục hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về di tích lịch sử văn hóa ở tỉnh Lào Cai. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của Luận văn là hoạt động quản lý của nhà nƣớc về di tích lịch sử văn hóa đối với các di tích đã đƣợc xếp hạng trên địa bàn tỉnh Lào Cai. 4.1. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: tỉnh Lào Cai - Về thời gian: Từ tháng 9 năm 2009 đến 8/2017. Tháng 9 năm 2009, phòng Di sản Văn hóa (nay là phòng Quản lý Di sản Văn hóa) thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đƣợc thành lập, đánh dấu sự chuyên môn hóa trong tổ chức bộ máy về công tác quản lý di sản nói chung và di tích lịch sử văn hóa nói riêng. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1 Phương pháp luận Luận văn đƣợc nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin; tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về văn hóa trong thời kì đổi mới. 5.2 Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu cơ bản sau: - Khảo sát cụ thể tại các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh; đánh giá và phân tích thực trạng hệ thống di tích lịch sử văn hóa Lào Cai; - Phƣơng pháp điền dã, quan sát thực tế tại một số di tích nhằm nắm bắt các thông tin về thực trạng hệ thống di tích và tình trạng quản lý nhà nƣớc về DTLSVH; - Khảo sát tƣ liệu: khảo cứu kinh nghiệm các tỉnh, thành phố có hệ thống DTLSVH, các thiết chế văn hóa đặc trƣng, tƣơng đồng và những tỉnh có điều kiện đặc thù giống Lào Cai; 6
- - Phƣơng pháp phân tích: Trên cơ sở nghiên cứu điều kiện tự nhiên, tiềm năng về di sản cũng nhƣ thực trạng của hoạt động quản lý di tích lịch sử văn hóa hiện nay, định hƣớng hƣớng phát triển của địa phƣơng, luận văn sẽ phân tích những điểm mạnh, những hạn chế để chỉ ra những thuận lợi và thách thức trong hoạt động quản lý di tích. Từ đó, tác giả luận văn có thể bƣớc đầu đƣa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý di tích ở Lào Cai trong những điều kiện phát triển hiện nay. - Phƣơng pháp so sánh: đƣợc sử dụng để so sánh các mô hình quản lý tại các địa phƣơng để tìm ra các điểm mạnh, hạn chế để khắc phục trong việc xây dựng tổ chức bộ máy một cách hợp lý và có hiệu quả cao. - Phƣơng pháp tổng hợp tài liệu, số liệu: sử dụng tổng hợp các tài liệu dƣới dạng các văn bản, sách, tạp chí liên quan đến di tích lịch sử văn hóa; các số liệu, thống kê và phân loại di tích, các nguồn lực cho việc bảo tồn và số lƣợng du khách tham quan một số năm... 6. Đóng góp của luận văn Sau khi hoàn thành, luận văn có những đóng góp về các mặt sau: 6.1. Về lý luận: Góp phần làm rõ cơ sở khoa học quản lý nhà nƣớc về DTLSVH, vận dụng vào hoạt động quản lý nhà nƣớc về DTLSVH tại một tỉnh miền núi biên giới. 6.2. Về thực tiễn: - Tái hiện một bức tranh tổng thể về thực trạng hệ thống DTLSVH của tỉnh Lào Cai; - Những đánh giá tổng quan thực trạng quản lý nhà nƣớc về DTLSVH của tỉnh Lào Cai là cơ sở cho việc đánh giá kết quả triển khai, thực hiện các quy định về công tác quản lý di tích lịch sử văn hóa tại một địa phƣơng cụ thể; - Các giải pháp quản lý nhà nƣớc về DTLSVH của tỉnh Lào Cai đƣợc đề xuất sẽ trở thành những cứ liệu khoa học quan trọng để tham khảo trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc tại địa phƣơng; 7
- - Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ giảng dạy, học tập, nghiên cứu về lịch sử địa phƣơng, tập huấn, bồi dƣỡng cho cán bộ quản lý di tích ở cơ sở . 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận văn gồm 3 chƣơng: Chương 1: Cơ sở khoa học quản lý nhà nƣớc về di tích lịch sử văn hóa. Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nƣớc về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Chương 3: Quan điểm của Đảng và giải pháp quản lý nhà nƣớc về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh Lào Cai. 8
- Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA 1.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài luận văn * Khái niệm di sản văn hóa Theo Luật DSVH, “DSVH Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của DSVH nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nƣớc và giữ nƣớc của nhân dân ta” [33, tr.13]. DSVH Việt Nam bao gồm “DSVH phi vật thể và DSVH vật thể”, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, đƣợc lƣu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác ở nƣớc Cộng hòa XHCN Việt Nam” [33, tr.13]. - DSVH phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa khoa học, đƣợc lƣu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, đƣợc lƣu truyền bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lƣu giữ, lƣu truyền khác; bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xƣớng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết và nghề thủ công truyền thống, tri thức nghề y, dƣợc học cổ truyền, về văn hóa ẩm thực, về trang phục truyền thống dân tộc và những tri thức dân gian khác. - DSVH vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử văn hóa, khoa học bao gồm DTLS – VH, DLTC, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia. Tuy nhiên, sự phân định này chỉ mang tính tƣơng đối, nhằm nghiên cứu những đặc tính riêng của từng di sản; còn trong thƣc tế, yếu tố vật thể và phi vật thể gắn kết chặt chẽ với nhau, cùng tồn tại để làm nên giá trị của một di sản. * Di tích lịch sử văn hóa Theo nghĩa Hán Việt, Di là để lại, còn lại, dịch chuyển, chuyển lại. Sản là tài sản, là những gì quý giá, có giá trị. Theo từ điển Tiếng Việt, “di tích là dấu vết của quá khứ còn lƣu lại trong lòng đất hoặc trên mặt đất, có ý nghĩa về mặt lịch sử, văn hoá” [58, tr.254]. 9
- Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Thế Hùng – Cục Trƣởng Cục Di sản Văn hóa, là ngƣời dành nhiều năm nghiên cứu về di sản, di tích và việc bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa cho rằng: “Di tích là những bằng chứng vật chất có ý nghĩa quan trọng, minh chứng về lịch sử đấu tranh dựng nƣớc và giữ nƣớc của dân tộc. Di tích giúp cho con ngƣời biết đƣợc cội nguồn của dân tộc mình, hiểu về truyền thống lịch sử, đặc trƣng văn hoá của đất nƣớc và do đó có tác động ngƣợc trở lại tới việc hình thành nhân cách con ngƣời Việt Nam hiện đại. Di tích lịch sử là những di tích liên quan tới sự kiện hoặc nhân vật lịch sử có những đóng góp, ảnh hƣởng tới sự tiến bộ của lịch sử dân tộc” [25, tr.27]. Từ những định nghĩa trên có thể hiểu: di tích lịch sử văn hóa là nơi diễn ra hoặc ghi dấu những sự kiện quan trọng của lịch sử địa phƣơng cũng nhƣ của đất nƣớc, những địa điểm ghi dấu chiến công chống xâm lƣợc, chống áp bức; những nơi ghi dấu sự vinh quang lao động; những nơi ghi dấu về nhân vật lịch sử, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa. Năm 1964, tại Đại hội Quốc tế lần thứ hai các Kiến trúc sƣ và Kỹ thuật gia về Di tích lịch sử đƣợc tổ chức tại thành phố Venice đã cho ra đời Hiến chƣơng Quốc tế về Bảo tồn và Trùng tu di tích và di chỉ. Trong đó, hiến chƣơng nhấn mạnh Khái niệm “di tích lịch sử không chỉ là một công trình kiến trúc đơn chiếc mà cả khung cảnh đô thị hoặc nông thôn có chứng tích của một nền văn minh riêng, một khung cảnh đô thị hoặc nông thôn có chứng tích của một nền văn minh riêng, một phát triển có ý nghĩa hoặc một sự kiện lịch sử. Khái niệm này không chỉ áp dụng với những công trình nghệ thuật to lớn mà cả với những công trình khiêm tốn hơn vốn đã, cùng với thời gian, thâu nạp đƣợc một ý nghĩa văn hóa” [20]. Nhiều nƣớc trên thế giới đều đặt chung cho DTLSVH là dấu tích, vết tích còn lại. Tiếng Pháp: Vestige, Tiếng Anh: Vestige, Tiếng Nga: Pomiatnik, Tiếng Trung Quốc: “ Cổ tích”... Mỗi nƣớc trên thế giới cũng đều đƣa ra những khái niệm, quy định về DTLSVH của dân tộc mình. Trong Điều 1 của Hiến chƣơng Vernice - Italy quy định: “DTLSVH bao gồm những công trình xây dựng đơn lẻ, 10
- những khu di tích ở đô thị hay nông thôn, là bằng chứng của một nền văn minh riêng biệt riêng biệt, của một sự tiến hóa có ý nghĩa hay là một biến cố về lịch sử”[20]. Ở nƣớc ta, năm 1984, Hội đồng Nhà nƣớc đã ban hành Pháp lệnh bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh. Pháp lệnh chỉ rõ: “DTLSVH là những công trình xây dựng, địa điểm, đồ vật, tài liệu và tác phẩm có giá trị lịch sử, khoa học, nghệ thuật cũng nhƣ có giá trị văn hóa khác hoặc liên quan đến những sự kiện lịch sử, quá trình phát triển văn hóa, xã hội” [23]. Theo Luật Di sản Văn hóa năm 2001 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản Văn hóa năm 2009: “Di tích lịch sử văn hóa là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học” [34, tr.1]. - Tiêu chí và phân loại di tích lịch sử văn hóa Điều 28, Luật Di sản Văn hóa năm 2009 quy định, DTLSVH phải có một trong các tiêu chí sau đây: Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu trong quá trình dựng nƣớc và giữ nƣớc; Công trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân của đất nƣớc; Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu của các thời kỳ cách mạng, kháng chiến; Địa điểm có giá trị tiêu biểu về khảo cổ; Quần thể các công trình kiến trúc hoặc công trình kiến trúc đơn lẻ có giá trị tiêu biểu về kiến trúc, nghệ thuật của một hoặc nhiều giai đoạn lịch sử [34, tr.5]. Theo đầu mối quản lý và giá trị của di tích, DTLSVH đƣợc chia thành 3 loại: Di tích quốc gia đặc biệt, Di tích quốc gia, Di tích cấp tỉnh. Di tích quốc gia đặc biệt là di tích có giá trị đặc biệt tiêu biểu của quốc gia, bao gồm: Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện đánh dấu bƣớc chuyển biến đặc biệt quan trọng của lịch sử dân tộc hoặc gắn với anh hùng dân tộc, danh nhân tiêu biểu có ảnh hƣởng to lớn đối với tiến trình lịch sử của dân tộc; Công trình kiến trúc, nghệ thuật, quần thể kiến trúc, tổng thể kiến trúc đô thị và địa điểm cƣ trú có giá trị đặc biệt đánh dấu các giai đoạn phát triển kiến trúc, nghệ 11
- thuật Việt Nam; Địa điểm khảo cổ có giá trị nổi bật đánh dấu các giai đoạn phát triển văn hóa khảo cổ quan trọng của Việt Nam và thế giới; Cảnh quan thiên nhiên nổi tiếng hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc, nghệ thuật có giá trị đặc biệt của quốc gia hoặc khu vực thiên nhiên có giá trị về địa chất, địa mạo, địa lý, đa dạng sinh học và hệ sinh thái đặc thù nổi tiếng của Việt Nam và thế giới. Các di tích này đƣợc địa phƣơng lập hồ sơ xếp hạng và trên cơ sở đề nghị của Bộ trƣởng Bộ VHTTDL, Thủ tƣớng Chính phủ quyết định xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt. Di tích quốc gia là di tích có giá trị tiêu biểu của quốc gia, bao gồm: Công trình xây dựng, địa điểm ghi dấu sự kiện, mốc lịch sử quan trọng của dân tộc hoặc gắn với anh hùng dân tộc, danh nhân, nhà hoạt động chính trị, văn hóa, nghệ thuật, khoa học nổi tiếng có ảnh hƣởng quan trọng đối với tiến trình lịch sử của dân tộc; Công trình kiến trúc, nghệ thuật, quần thể kiến trúc, tổng thể kiến trúc đô thị và địa điểm cƣ trú có giá trị tiêu biểu trong các giai đoạn phát triển kiến trúc, nghệ thuật Việt Nam; Địa điểm khảo cổ có giá trị nổi bật đánh dấu các giai đoạn phát triển văn hóa khảo cổ; Cảnh quan thiên nhiên đẹp hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc, nghệ thuật hoặc khu vực thiên nhiên có giá trị về địa chất, địa mạo, địa lý, đa dạng sinh học và hệ sinh thái đặc thù. Các di tích này đƣợc địa phƣơng lập hồ sơ, trên cơ sở đề nghị của Chủ tịch UBND tỉnh, Bộ trƣởng Bộ VHTTDL, Thủ tƣớng Chính phủ quyết định xếp hạng di tích quốc gia. Di tích cấp tỉnh là di tích có giá trị tiêu biểu của địa phƣơng, bao gồm: Công trình xây dựng, địa điểm ghi dấu sự kiện, mốc lịch sử quan trọng của địa phƣơng hoặc gắn với nhân vật có ảnh hƣởng tích cực đến sự phát triển của đại phƣơng trong các thời kỳ lịch sử; Công trình kiến trúc, nghệ thuật, quần thể kiến trúc, tổng thể kiến trúc đô thị và địa điểm cƣ trú có giá trị trong phạm vi địa phƣơng; Địa điểm khảo cổ có giá trị trong phạm vi địa phƣơng; Cảnh quan thiên 12
- nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc, nghệ thuật có giá trị trong phạm vi địa phƣơng; Địa phƣơng lập hồ sơ, trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Sở VHTTDL, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng xếp hạng di tích cấp tỉnh. Dựa vào hình thức quản lý, di tích lịch sử văn hóa đƣợc chia thành 3 loại: Di tích do nhà nƣớc trực tiếp quản lý; Di tích do cộng đồng dân cƣ (dƣới hình thức tập thể) trực tiếp quản lý; Di tích do cá nhân, gia đình trực tiếp quản lý. Cụ thể: Di tích do Nhà nƣớc quản lý là các di tích quốc gia đặc biệt và di tích quốc gia do các BQL di tích đƣợc Nhà nƣớc thành lập trực tiếp quản lý. Nhà nƣớc cấp lƣơng, chi phí cho hoạt động thƣờng xuyên, các chi phí sửa chữa... trực tiếp cho BQL di tích. Di tích do cộng đồng dân cƣ (dƣới hình thức tập thể) trực tiếp quản lý là các di tích quốc gia, di tích địa phƣơng cấp tỉnh đƣợc giao cho tổ chức nhân trực tiếp quản lý nhƣ đình làng, các chùa, đền thờ... Di tích do cá nhân, gia đình trực tiếp quản lý nhƣ: nhà thờ dòng họ, nhà ở dân cƣ trong các khu phố cổ, sắc phong, bảo vật của dòng họ... Theo điều kiện khai thác, di tích lịch sử văn hóa gồm có: Di tích có khả năng khai thác; Di tích chƣa có khả năng khai thác. Di tích có khả năng khai thác là: các di tích hấp dẫn khách tham quan, có giá trị khoa học có khả năng huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nƣớc do nguồn thu từ di tích, đáp ứng cho hoạt động bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị của di tích nhƣ di tích kiến trúc nghệ thuật, di tích gắn tín ngƣỡng, tôn giáo của nhân dân, những di tích có giá trị toàn cầu, di tích nằm trong khu vực có điều kiện giao thông đi lại thuận lợi, thuộc các tuyến đƣờng tham quan du lịch. Di tích chƣa có khả năng khai thác là: Các di tích chƣa có điều kiện thuận lợi khách quan về hấp dẫn khách tham quan, không có nguồn thu tại di tích và rất khó huy động các nguồn vốn ngoài nhân sách nhà nƣớc cho hoạt động bảo tồn, tôn tạo và khai thác nhƣ các di tích cách mạng, di tích khảo cổ học, di tích 13
- lƣu niệm danh nhân nằm ở nhữn khu vực không có điều kiện giao thông đi lại thuận lợi, không thuộc tuyến đƣờng tham quan du lịch. * Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa Quản lý nhà nước là thuật ngữ chỉ “sự tác động của các chủ thể mang tính quyền lực nhà nƣớc, bằng nhiều biện pháp tác động tới các đới tƣợng quản lý để thực hiện những chức năng đối nội, đối ngoại của Nhà nƣớc trên cơ sở các quy luật phát triển xã hội, nhằm mục đích ổn định và phát triển đất nƣớc” [21, tr.261]. Quản lý nhà nƣớc là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tính quyền lực nhà nƣớc và sử dụng pháp luật để điều chỉnh hành vi của con ngƣời trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội do các cơ quan trong bộ máy nhà nƣớc thực hiện, nhằm thỏa mãn nhu cầu hợp pháp của con ngƣời, duy trì sự ổn định và phát triển xã hội. DTLSVH là một bộ phận quan trọng cấu thành di sản văn hóa; chính vì vậy, việc quản lý nhà nƣớc về DTLSVH cũng cần tiến hành theo nội dung quản lý nhà nƣớc về di sản đƣợc đề cập trong Luật Di sản văn hóa do Quốc hội nƣớc Cộng hòa XHCH Việt Nam ban hành năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung luật DSVH ban hành năm 2009. Quản lý nhà nƣớc về DTLSVH là sự chấp hành, điều hành của Nhà nƣớc bằng các phƣơng thức, công cụ quản lý nhƣ: pháp luật, chính sách, quy hoạch, kế hoạch... tác động vào đối tƣợng quản lý để định hƣớng, điều chỉnh những hoạt động của xã hội về lĩnh vực DSVH, di tích đi theo đúng hƣớng, đúng mục đích, theo chủ trƣơng của Đảng, chính sách của Nhà nƣớc. Như vậy, nói đến quản lý nhà nƣớc về DTLSVH là nói đến chủ thể; đối tƣợng quản lý và cơ chế quản lý. Cơ chế quản lý, một mặt phải tuân thủ các yêu cầu của quy luật lịch sử khách quan; mặt khác, phải có một hệ thống công cụ nhƣ: pháp luật, chính sách, quy hoạch, kế hoạch... thích hợp để quản lý các hoạt động bảo quản, tôn tạo, phát huy giá trị của các DTLSVH. Điều này có nghĩa là: các cơ quan Nhà nƣớc 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non - hệ Cao đẳng, Trường Đại học Đồng Nai
126 p | 303 | 56
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý văn bản điện tử tại Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
88 p | 232 | 44
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “Một cửa”, “Một cửa liên thông” tại Ủy ban nhân dân cấp Phường tại quận Nam Từ Liêm
28 p | 237 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình
118 p | 120 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
104 p | 149 | 22
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp huyện tại tỉnh Đắk Lắk
19 p | 258 | 21
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
102 p | 113 | 14
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Phát triển chính phủ điện tử ở CH dân chủ nhân dân Lào
111 p | 125 | 13
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, Nghệ An
26 p | 131 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động của thư viện tỉnh Bạc Liêu
114 p | 19 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý xăng dầu của Cục Trang bị và Kho vận, Bộ Công an
85 p | 61 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu
119 p | 16 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
126 p | 18 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về văn hoá trên địa bàn phường Trường Sơn, Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
127 p | 28 | 5
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức cấp xã huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng
28 p | 104 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Thực thi chính sách văn hóa trong quản lý di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ
195 p | 8 | 4
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Phát triển chính phủ điện tử ở CH dân chủ nhân dân Lào
26 p | 90 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về công tác gia đình trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
145 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn