intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về hành lang an toàn lưới điện trên địa bàn tỉnh Cao Bằng

Chia sẻ: Tuhai999 Tuhai999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:115

17
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích cơ bản của luận văn này là trên cơ sở hệ thống hóa kiến thức về hành lang an toàn lưới điện, quản lý nhà nƣớc về hành lang an toàn lưới điện, phân tích thực trạng, tìm ra những hạn chế, khó khăn trong hoạt động quản lý hành lang an toàn lưới điện trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, Luận văn đƣa ra các giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước đối với hành lang an toàn lưới điện trên địa bàn bàn tỉnh Cao Bằng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về hành lang an toàn lưới điện trên địa bàn tỉnh Cao Bằng

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TRỊNH HỮU NAM QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HÀNH LANG AN TOÀN LƢỚI ĐIỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI - 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TRỊNH HỮU NAM QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HÀNH LANG AN TOÀN LƢỚI ĐIỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8 34 04 03 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRỊNH ĐỨC HƢNG HÀ NỘI - 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan luận văn với đề tài “Quản lý nhà nƣớc về hành lang an toàn lƣới điện trên địa bàn tỉnh Cao Bằng” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng cá nhân. Các thông tin số liệu là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình. Hà Nội, ngày……tháng .... năm 2018 Tác giả Trịnh Hữu Nam
  4. LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu và thực hiện luận văn Thạc sĩ tại trƣờng Học viện Hành chính Quốc gia, em đã nhận đƣợc sự quan tâm, giúp đỡ của quý thầy, cô, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã tạo điều kiện cho em về thời gian, hƣớng dẫn nội dung, cung cấp tài liệu và nhƣng thông tin, bài học thật sự quý báu và cần thiết. Trƣớc tiên, em xin chân thành cảm ơn đến Học viện Hành chính Quốc gia, Khoa sau đại học Học viện Hành chính Quốc gia cùng tất cả quý thầy, cô giáo của Học viện Hành chính Quốc gia đã giảng dạy tận tình và truyền đạt những kiến thức quý báu và giúp đỡ em trong quá trình học tập và nghiên cứu. Em xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến TS. Trịnh Đức Hƣng đã tận tình hƣớng dẫn và có những đóng góp quý báu để em hoàn thành Luận văn này. Em xin cảm ơn các Sở, Ban, Ngành thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng và Công ty Điện lực Cao Bằng đã hỗ trợ, giúp đỡ tạo điều kiện trong suốt quá trình thu thập dữ liệu điều tra phục vụ nghiên cứu Luận văn. Cảm ơn các bạn cùng lớp, đồng nghiệp đã cổ vũ tinh thần và giúp đỡ để em hoàn thành Luận văn. Tuy có nhiều cố gắng, nhƣng luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Em kính mong quý thầy, cô và những ngƣời bạn quan tâm đến đề tài có những đóng góp, giúp đỡ để đề tài đƣợc hoàn thiện hơn. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn./. Học viên Trịnh Hữu Nam
  5. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Số thứ tự Từ viết tắt Nghĩa cụ thể 1 ATĐ An toàn điện 2 CTLĐ Công trình lƣới điện 3 CTLĐCA Công trình lƣới điện cao áp 4 CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa 5 EVN Tập đoàn Điện lực Việt Nam 6 GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo 7 HLATLĐ Hành lang an toàn lƣới điện 8 KH&CN Khoa học và Công nghệ 9 NTM Nông thôn mới 10 NVNN Nguồn vốn nhà nƣớc 11 NVK Nguồn vốn khác 12 QLNN Quản lý nhà nƣớc 13 UBMTTQ Ủy ban Mặt trận tổ quốc 14 UBND Ủy ban nhân dân 15 VBQPPL Văn bản quy phạm pháp luật
  6. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HÀNH LANG AN TOÀN LƢỚI ĐIỆN ....................................................................................................7 1.1. Một số khái nhiệm liên quan đến đề tài luận văn.................................................7 1.1.1. Khái niệm hành lang an toàn lƣới điện .............................................................7 1.1.2. Khái niệm quản lý nhà nƣớc về hành lang an toàn lƣới điện..........................13 1.2. Sự cần thiết, đặc điểm và các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc về hành lang an toàn lƣới điện ...............................................................................................24 1.2.1. Sự cần thiết của quản lý nhà nƣớc về hành lang an toàn lƣới điện .................24 1.2.2. Đặc điểm quản lý nhà nƣớc về hành lang an toàn lƣới điện ...........................25 1.2.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc về hành lang an toàn lƣới điện 14 1.3. Chủ thể, nội dung quản lý nhà nƣớc về hành lang an toàn lƣới điện.................14 1.3.1. Chủ thể quản lý nhà nƣớc về hành lang an toàn lƣới điện …….………...….24 1.3.2. Nội dung quản lý nhà nƣớc về an toàn hành lang lƣới điện ...........................18 1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về hành lang an toàn lƣới điện của một số tỉnh và bài học kinh nghiệm cho tỉnh Cao Bằng ..............................................................28 1.4.1. Kinh nghiệm quản lý an toàn hành lang lƣới điện của một số tỉnh ................28 1.4.2. Bài học về quản lý an toàn hành lang lƣới điện của một số tỉnh mà tỉnh Cao Bằng cần học tập .......................................................................................................32 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1............................................................................................34 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG HÀNH LANG AN TOÀN LƢỚI ĐIỆN VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HÀNH LANG AN TOÀN LƢỚI ĐIỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG ...................................................................................................36 2.1. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hành lang an toàn lƣới điện trên địa bàn tỉnh Cao Bằng ..........................................................................................................................36 2.1.1. Vị trí địa lý, địa hình và khí hậu .....................................................................36 2.1.2. Văn hóa và phong tục tập quán .......................................................................37 2.1.3. Kinh tế - Xã hội ...............................................................................................38
  7. 2.2. Thực trạng hành lang an toàn lƣới điện trên địa bàn tỉnh Cao Bằng .................39 2.2.1. Khái quát đơn vị quản lý hệ thống đƣờng dây cao áp và khối lƣợng đƣờng dây cao áp trên địa bàn tỉnh Cao Bằng......................................................................39 2.2.2. Thực trạng về hành lang an toàn lƣới điện trên địa bàn tỉnh Cao Bằng .........41 2.3. Thực trạng quản lý nhà nƣớc về hành lang an toàn lƣới điện trên địa bàn tỉnh Cao Bằng ...................................................................................................................43 2.3.1. Đặc điểm quản lý nhà nƣớc về hành lang an toàn lƣới điện trên địa bàn tỉnh Cao Bằng ...................................................................................................................43 2.3.2. Thực trạng ban hành, hƣớng dẫn và tổ chức triển khai thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về hành lang an toàn lƣới điện trên địa bàn tỉnh Cao Bằng ............45 2.3.3. Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc về an toàn hành lang lƣới điện trên địa bàn tỉnh Cao Bằng ........................................................................................50 2.3.4. Thực trạng chính sách quản lý nhà nƣớc về hành lang an toàn lƣới điện trên địa bàn tỉnh Cao Bằng ...............................................................................................62 2.3.5. Thực trạng hoạt động thanh tra, kiểm tra quản lý nhà nƣớc về hành lang an toàn lƣới điện trên địa bàn tỉnh Cao Bằng ................................................................67 2.3.6. Thực trạng hoạt động xã hội hóa trong hoạt động quản lý hành lang an toàn lƣới điện trên địa bàn tỉnh Cao Bằng ........................................................................69 2.4. Đánh giá chung thực trạng hoạt động quản lý nhà nƣớc về hành lang an toàn lƣới điện trên địa bàn tỉnh Cao Bằng ........................................................................70 2.4.1. Nguyên nhân của những kết quả đạt đƣợc ......................................................70 2.4.2. Nguyên nhân của những tồn tại ......................................................................71 TIỂU KẾT CHƢƠNG 2............................................................................................73 CHƢƠNG 3 ĐỊNH HƢỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP KIỆN TOÀN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HÀNH LANG AN TOÀN LƢỚI ĐIỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG........................................................................................................................75 3.1. Định hƣớng về bảo vệ hành lang an toàn lƣới điện ...........................................75 3.1.1. Định hƣớng của Chính phủ về bảo hành lang an toàn lƣới điện .....................75 3.2. Giải pháp kiện toàn quản lý nhà nƣớc về hành lang an toàn lƣới điện trên địa bàn tỉnh Cao Bằng .....................................................................................................78
  8. 3.2.1. Giải pháp đối với Ban hành, hƣớng dẫn và tổ chức triển khai thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về hành lang an toàn lƣới điện ...........................................78 3.2.2. Giải pháp đối với tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc về hành lang an toàn lƣới điện ............................................................................................................................83 3.2.3. Giải pháp đối với chính sách quản lý an toàn hành lang lƣới điện .................86 3.2.4. Giải pháp đối với công tác xã hội hóa bảo vệ hành lang an toàn lƣới điện ....89 3.2.5. Giải pháp đối với thanh tra, kiểm tra hoạt động quản lý nhà nƣớc về hành lang an toàn lƣới điện ................................................................................................90 3.3. Kiến nghị ............................................................................................................92 TIỂU KẾT CHƢƠNG 3............................................................................................97 KẾT LUẬN ...............................................................................................................98 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................100
  9. DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ Danh mục bảng biểu Bảng 2.1. Số liệu về các công trình xây dựng vi phạm HLATLĐ đối với cấp điện dƣới 35kV trên địa bàn tỉnh Cao Bằng từ năm 2012 - 2017. .................. 42 Bảng 2.2. Số liệu về các công trình xây dựng vi phạm HLATLĐ đối với cấp điện trên 35kV trên địa bàn tỉnh Cao Bằng từ năm 2012 - 2017. ................... 43 Bảng 2.3. Số liệu những hoạt động tuyên truyền của cơ quan quản lý nhà nƣớc về HLATLĐ ........................................................................................... 48 Bảng 2.4. Số liệu về số lƣợng cán bộ, công chức tham gia QLNN về HLATLĐ tại các đơn vị chuyên môn ............................................................. 54 Bảng 2.6. Số liệu về vốn đầu tƣ và các công trình hạ tầng điện trên địa bàn tỉnh Cao Bằng năm 2011 – 2017 ..................................................................... 63 Bảng 2.7: Số liệu về phân bổ nguồn vốn trình đầu tƣ các công trình hạ tầng điện trên địa bàn tỉnh Cao Bằng năm 2012 – 2017 ......................................... 65 Bảng 2.8: Số liệu về hoạt động thanh tra, kiểm tra QLNN về HLATLĐ trên địa bàn tỉnh Cao Bằng ..................................................................................... 68 Danh mục hình vẽ Hình 2.1: Sơ đồ bộ máy QLNN về HLATLĐ trên địa bàn tỉnh Cao Bằng .... 51 Hình 2.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy của Ban chỉ đạo bảo vệ an toàn công trình lƣới điện cao áp trên địa bàn tỉnh Cao Bằng ................................................... 57
  10. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận văn Hành lang an toàn lƣới điện (HLATLĐ) có vai trò rất quan trọng, nó không chỉ ảnh hƣởng đến tất cả các lĩnh vực về đời sống, sinh hoạt, xã hội của nhân dân mà còn ảnh hƣởng đến an ninh năng lƣợng quốc gia và hoạt động phát triển kinh tế, xã hội đặc biệt là trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Bên cạnh đó HLATLĐ còn ảnh hƣởng trực tiếp đến tài sản và tính mạng của ngƣời dân. Ngày nay, HLATLĐ đang trở thành một trong những tiêu chí quan trọng trong các chƣơng trình mục tiêu quốc gia và phát triển các đô thị. Nhiều năm qua, Đảng, nhà nƣớc và ngành điện luôn đặc biệt chú trọng coi việc vi phạm hành lang bảo vệ an toàn lƣới điện cao áp và tai nạn điện trong dân là vấn đề “nóng” cần đƣợc giải quyết. Các Bộ, Ban, Ngành chuyên môn và các đơn vị điện lực đã và đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng này. Bên cạnh đó việc sử dụng điện an toàn và bảo vệ hành lang an toàn lƣới điện đã đƣợc đƣa vào tiêu chí để đánh giá nông thôn mới. Nhiều tỉnh, thành phố đã thành lập Ban chỉ đạo cấp tỉnh để giải quyết các vấn đề liên quan đến hành lang bảo vệ an toàn lƣới điện cao áp và kí quy chế phối hợp trong hoạt động bảo vệ an ninh, an toàn ngành điện. Để giảm các vụ tai nạn điện liên quan đến HLATLĐ trong dân, điều quan trọng nhất vẫn là ý thức của mỗi ngƣời trong việc sử dụng điện an toàn, hiệu quả, tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về đảm bảo HLATLĐ… Đảng Ủy, UBND tỉnh Cao Bằng đã sớm nhận ra và quan tâm đến hoạt động bảo vệ HLATLĐ. Những quy định, quy phạm và cơ chế quản lý về HLATLĐ đã đƣợc tỉnh triển khai và thực hiện đầy đủ và kịp thời. Tuy nhiên, với nhiều khu vực vùng sâu, vùng xa, nền kinh tế khó khăn và trình độ dân trí còn khá thấp so với cả nƣớc nên ngƣời quản lý và ngƣời dân chƣa đƣợc trang ` 1
  11. bị đầy đủ hoặc chƣa đồng bộ những kiến thức cần thiết. Trên địa bàn tỉnh vẫn còn sảy ra nhiều vụ vi phạm HLATLĐ và tai nạn điện gây thiệt mạng về con ngƣời, ảnh hƣởng đến đời sống, sinh hoạt và phát triển kinh tế của địa phƣơng. Nhận thấy sự chƣa hiệu quả trong việc quản lý nhà nƣớc về HLATLĐ. Sự phối hợp giữa các Sở, Ban, Ngành chuyên môn và các đơn vị trực thuộc chƣa rõ ràng. Kết hợp với tình hình thực tế tại tỉnh Cao Bằng, tác giả chọn đề tài "Quản lý nhà nước về hành lang an toàn lưới điện trên địa bàn tỉnh Cao Bằng" làm luận văn thạc sĩ. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Đề tài nghiên cứu quản lý nhà nƣớc về an toàn điện nói chung cũng nhƣ an toàn hành lang lƣới điện nói riêng đã đƣợc đề cập từ thể chế, chính sách, thực tiễn và bài học kinh nghiệm. Trong đó có thể kể đến một số nghiên cứu tiêu biểu: - Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nƣớc: "Quản lý nhà nước về an toàn điện nông thôn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc", tác giả Nguyễn Tuấn Anh, Sở Công thƣơng - tỉnh Vĩnh Phúc, năm 2011. Trong luận văn này đã phân tích những hạn chế kiến thức về các Quy định, quy phạm của ngƣời dân đối với tầm quan trọng của an toàn điện nông thôn, bên cạnh đó chỉ ra những khó khăn về việc quản lý an toàn điện tại các vùng nông thôn. Đƣa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc đối với an toàn điện. Tuy nhiên, Đề tài chỉ nghiên cứu về lĩnh vực An toàn điện nông thôn, chƣa nghiên cứu về hành lang an toàn lƣới điện. - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: "Hoàn thiện quản lý điện nông thôn tại điện lực Hà Tĩnh" của tác giả Nguyễn Trƣờng Giang, Trung tâm tích kiệm năng lƣợng - Sở Công thƣơng Hà Tĩnh, năm 2007. Trong luận văn này đã phân tích về tình hình quản lý điện tại vùng nông thôn của Điện lực Hà Tĩnh, đồng thời đƣa ra những khó khăn và hạn chế trong hoạt động quản lý điện ` 2
  12. và quản lý an toàn điện tại những khu vực nông thôn, đƣa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý điện nông thôn. Tuy nhiên, trong luận văn này đƣa các nhiều giải pháp về việc quản lý kinh tế và quản lý an toàn điện nói chung, chƣa chuyên sâu nghiên cứ về hoạt động QLNN đối với HLATLĐ. - Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nƣớc: "Quản lý an toàn điện tại các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai" của tác giả Nguyễn Phúc Anh, Sở Công thƣơng - tỉnh Đồng Nai, năm 2009. Trong luận văn này đề cập đến việc quản lý an toàn điện trong sản xuất nói chung và an toàn hành lang lƣới điện nói riêng, đƣa ra những khó khăn về việc quản lý an toàn điện và những bài học, giải pháp để nâng cao về hoạt động quản lý an toàn điện trong các khu công nghiệp. Đề tài nghiên có đƣa các nội dung về HLATLĐ, Tuy nhiên luận văn chƣa nghiên cứu sâu và rõ ràng trong việc QLNN về HLATLĐ. Ngoài ra, còn rất nhiều bài viết đăng trên các tạp chí khoa học và nhiều công trình, luận văn khác có đề cập ít nhiều đến vấn đề này, song các công trình đó chƣa đề cập thấu đáo, toàn diện đến tầm quan trọng của HLATLĐ đến sự phát triển kinh tế, xã hội và đời sống của nhân dân; chƣa đề cập đến các vấn đề bất cập của việc quản lý nhà nƣớc đối với HLATLĐ, nguyên nhân và giải pháp cho vấn đề. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đã nghiên cứu những khía cạnh các nhau của việc quản lý nhà nƣớc đối với an toàn điện nói chung và HLATLĐ nói riêng, đƣa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nƣớc về an toàn điện và HLATLĐ. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chƣa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về quản lý nhà nƣớc đối với an toàn hành lang lƣới điện cao áp đối với các tỉnh trong cả nƣớc cũng nhƣ trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích Trên cơ sở hệ thống hóa kiến thức về HLATLĐ, quản lý nhà nƣớc về HLATLĐ, phân tích thực trạng, tìm ra những hạn chế, khó khăn trong hoạt ` 3
  13. động quản lý HLATLĐ trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, Luận văn đƣa ra các giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nƣớc đối với HL ATLĐ trên địa bàn bàn tỉnh Cao Bằng. 3.2. Nhiệm vụ Để thực hiện đƣợc mục đích trên, đề tài có nhiệm vụ: - Hê thống hóa kiến thức về HLATLĐ và QLNN về HLATLĐ. - Phân tích, đánh giá thực trạng, tìm ra những hạn chế và nguyên nhân những hạn chế của hoạt động QLNN về HLATLĐ trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. - Đƣa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng QLNN về HLATLĐ trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của Đề tài luận văn là hoạt động QLNN đối với HLATLĐ trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: đề tài tập trung nghiên cứu QLNN về HLATLĐ trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. - Phạm vi không gian: địa bàn tỉnh Cao Bằng. - Phạm vi thời gian: từ năm 2012 - 2017. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Luận văn nghiên cứu trên cơ sở phƣơng pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, những quan điểm, chủ trƣơng, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam về HLATLĐ; QLNN về HLATLĐ. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu, đề tài sử dụng nhiều phƣơng pháp nghiên cứu nhƣ: Phƣơng pháp nghiên cứu thứ cấp, phƣơng pháp nghiên cứu tổng hợp phân tích, tham vấn chuyên gia, so sánh, thống kê, dự báo. Ƣu điểm ` 4
  14. nổi bật của việc sử dụng kết hợp các phƣơng pháp là các phƣơng pháp đó có thể bổ sung cho nhau, giúp nghiên cứu sâu đối tƣợng nghiên cứu và đƣa ra kết quả đáng tin cậy. - Phƣơng pháp thứ cấp: Dữ liệu đầu vào một phần đƣợc thu thập qua các Văn bản, Luật của nhà nƣớc, cơ quan tổ chức ban hành về lĩnh vực Điện lực và quản lý hành lang an toàn lƣới điện. Qua đó nắm rõ đƣợc bản chất của lĩnh vực nghiên cứu và tìm ra những hạn chế trong khi triển khai thực tiễn và đƣa ra đƣợc những giải pháp cho việc quản lý hành lang an toàn lƣới điện. - Phƣơng pháp thống kê, dự báo: Trong quá trình nghiên việc xử lý hệ thống số liệu theo phƣơng pháp thống kê trên cơ sở sử dụng bảng tính Excel. Việc thống kê tìm ra những kết quả phản ánh thực tiễn trung thực nhất. Những kết quả thống kê đƣợc sử dụng làm cơ sở để phân tích, đánh giá, luận giải qua đó làm rõ hơn hệ thống lý thuyết căn bản - Phƣơng pháp tổng hợp phân tích: phân tích và tổng hợp tài liệu các công trình nghiên cứu khác, kết nối thông tin để làm sáng tỏ những nôi dung nghiên cứu. Việc tổng hợp chỉ đƣợc thực hiện trên những phân tích khoa học đối với những tài liệu có nguồn trích dẫn đáng tin cậy, các số liệu khảo sát thực tế về ý thức, nhận thức của ngƣời dân ảnh hƣởng đến hành lang an toàn lƣới điện. - Phƣơng pháp tham vấn chuyên gia: Đây là phƣơng pháp nghiên cứu dựa vào sự tham khảo ý kiến của những ngƣời có hiểu biết hay cú kinh nghiệm về vấn đề nghiên cứu. Trong phạm vi của đề tài này, phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để trình bày những khó khăn trong hoạt động quản lý hành lang an toàn lƣới điện tại tỉnh Cao Bằng và cơ sở để nghiên cứu áp dụng và triển khai các công cụ quản lý hành lang an toàn lƣới điện có hiệu quả hơn. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận - Kết quả nghiên cứu của Luận văn sẽ là những bổ sung quan trọng vào lý luận quản lý nhà nƣớc; góp phần làm sáng tỏ những quan điểm của Đảng ` 5
  15. Cộng sản Việt Nam đối với QLNN về HLATLĐ. Bên cạnh đó, góp phần nâng cao nhận thức về vai trò, sự cần thiết của việc đảm bảo HLATLĐ đối với xã hội và QLNN về HLATLĐ. - Luận văn đóng góp quan trọng vào hệ thống tài liệu tham khảo cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu và đối trƣợng khác quan tâm... 6.2. Ý nghĩa thực tiễn - Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho hoạt động QLNN về HLATLĐ của Sở Công Thƣơng, các cơ quan QLNN về HLATLĐ trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Đồng thời, phục vụ hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy và học tập tại các cơ sở đào tạo chuyên ngành hành chính, QLNN, HLATLĐ... - Áp dụng các giải pháp sẽ nâng cao hiệu quả của hoạt động QLNN về HLATLĐ, góp phần phát triển kinh tế - xã hội. 7. Kết cấu của luận văn Nội dung của Luận văn gồm ba chƣơng: Chương 1: Cơ sở khoa học quản lý nhà nƣớc về hành lang an toàn lƣới điện Chương 2: Thực trạng hành lang an toàn lƣới điện và quản lý nhà nƣớc về hành lang an toàn lƣới điện trên địa bàn tỉnh Cao Bằng Chương 3: Định hƣớng và các giải pháp kiện toàn hoạt động Quản lý nhà nƣớc về hành lang an toàn lƣới điện trên địa bàn tỉnh Cao Bằng ` 6
  16. CHƢƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HÀNH LANG AN TOÀN LƢỚI ĐIỆN 1.1. Một số khái nhiệm liên quan đến đề tài luận văn 1.1.1. Khái niệm hành lang an toàn lưới điện Tại Điều 2, Nghị định 106/2005/NĐ-CP ngày 17/08/2005 của Chính phủ Quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật Điện lực về bảo vệ an toàn công trình lƣới điện thì HLATLĐ đƣợc khái niệm: “Hành lang an toàn lưới điện là khoảng không gian đƣợc giới hạn bởi chiều dài, chiều rộng, chiều cao, chạy dọc theo đƣờng dây dẫn điện hoặc bao quanh trạm điện đƣợc quy định cụ thể theo từng cấp điện áp.” Hành lang an toàn lƣới điện cao áp bao gồm: - Hành lang an toàn đƣờng dây dẫn điện trên không; - Hành lang an toàn đƣờng cáp điện ngầm; - Hành lang an toàn trạm điện. Trong đó: Dây dẫn điện trên không bao gồm các dãy cột điện, trên đó có các xà và dây dẫn đƣợc treo vào các xà qua sứ cách điện. Cột điện đƣợc chôn đất bằng các móng vững chắc làm nhiệm vụ đỡ dây ở trên cao so với mặt đất. Trên cột có thể treo dây chống sét để sét không đánh trực tiếp vào dây dẫn. Cáp điện ngầm là dây dẫn điện chuyên dùng đƣợc bọc cách điện theo tiêu chuẩn, đƣợc đặt ngầm trong lòng đất hoặc dƣới nƣớc theo quy phạm. Trạm điện bao gồm các trạm phát điện, trạm biến áp, trạm cắt, trạm bù công suất phản kháng. Căn cứ theo Luật điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004 và luât sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật điện lực ngày 20 tháng 11 năm 2012. Theo các quy định của Nghị định 14/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2014 của ` 7
  17. Chính phủ Về quy định chi tiết thi hành luật điện lực về an toàn điện thì HLATLĐ đƣợc quy định nhƣ sau: * Hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không: - Hành lang bảo vệ an toàn của đƣờng dây dẫn điện trên không đƣợc quy định tại Điều 11, Nghị định 14/2014/NĐ-CP ngày 26/02/2014 nhƣ sau: + Chiều dài hành lang đƣợc tính từ vị trí đƣờng dây ra khỏi ranh giới bảo vệ của trạm này đên vị trí đƣờng dây đi vào ranh giới bảo vệ của trạm kể tiếp; + Chiều rộng hành lang đƣợc giới hạn bởi hai mặt thẳng đứng về hai phía của đƣờng dây, song song với đƣờng dây, có khoảng cách từ dây ngoài cùng về mỗi phía khi dây ờ trạng thái tĩnh theo quy định : 1m đối với đây bọc, 2m đối với dây trần ở cấp điện 22kV; 1,5m đối với đây bọc, 3m đối với dây trần ở cấp điện 35kV; 4m đối với dây trần ở cấp điện 110kV; 6m đối với dây trần ở cấp điện 220kV; 7m đối với dây trần ở cấp điện 500kV; + Chiều cao hành lang đƣợc tính từ đáy móng cột đến điểm cao nhất của công trình cộng thêm khoảng cách an toàn theo chiều thẳng đứng quy định: 2m ở cấp điện 35kV; 3m đối ở cấp điện 110kV; 4m ở cấp điện 220kV; 6m ở cấp điện 500kV; - Hành lang bảo vệ an toàn các loại cáp điện đi trên mặt đất hoặc treo trên không đƣợc giới hạn về các phía là 0,5 m tính từ mặt ngoài của sợi cáp ngoài cùng. * Cây xanh trong và ngoài hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không - Trƣờng hợp cây trong hành lang bảo vệ an toàn đƣờng dây dẫn điện trên không, khoảng cách đƣợc quy định tại Điều 12, Nghị định 14/2014/NĐ- CP ngày 26/02/2014 nhƣ sau: + Đối với đƣờng dây dẫn điện có điện áp đến 35 kV trong thành phố, thị xã, thị trấn thì khoảng cách từ điểm bất kỳ của cây đến dây dẫn điện ở ` 8
  18. trạng thái võng cực đại không nhỏ hơn khoảng cách quy định: 0,7m đối với dây bọc ở cấp điện 35kV; 1,5m đối với dây trần ở cấp điện 35kV. + Đối với đƣờng dây có điện áp từ 110 kV đến 500 kV trong thành phô, thị xã, thị trấn thì không đƣợc để cây cao hơn dây dẫn thấp nhất trừ trƣờng hợp đặc biệt phải có biện pháp kỹ thuật đảm bảo an toàn và đƣợc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng (ủy ban nhân dân cấp tỉnh) cho phép. Khoảng cách từ điểm bất kỳ của cây đến dây dẫn khi dây ở trạng thái võng cực đại không nhỏ hơn khoảng cách quy định: 2m đối với dây trần ở cấp điện 110kV; 3m đối với dây trần ở cấp điện 220kV; 4,5m đối với dây trần ở cấp điện 500V. + Đối với đƣờng dây ngoài thành phố, thị xã, thị trấn thì khoảng cách từ điểm cao nhất của cây theo chiều thẳng đứng đến độ cao của dây dẫn thấp nhất khi đang ở trạng thái võng cực đại không nhỏ hom khoảng cách quy định (A): 0,7m đối với dây bọc và 2m đối với dây trần ở cấp điện 35kV; 3m đối với dây trần ở cấp điện 110kV; 4m đối với dây trần ở cấp điện 220kV; 6m đối với dây trần ở cấp điện 500kV. + Đối với đƣờng dây dẫn điện trên không vƣợt qua rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất, vƣờn trồng cây thì khoảng cách theo phƣơng thẳng đứng từ chiều cao trung bình của cây đã phát triển tối đa đến dây dẫn điện thấp nhất khi dây ở trạng thái võng cực đại không nhỏ hơn quy định tại mục (B) nêu trên. - Trƣờng hợp cây ở ngoài hành lang bảo vệ an toàn đƣờng dây đẫn điện trên không và ngoài thành phố, thị xã, thị trấn thì khoảng cách từ bộ phận bất kỳ của cây khi cây bị đổ đến bộ phận bất kỳ của đƣờng dây không nhỏ hơn khoảng cách quy định: 0,7m đối với dây trần ở cấp điện 35kV; 1m đối với dây trần ở cấp điện 110kV và 220kV; 2m đối với dây trần ở cấp điện 500kV; - Đối với cây phát triển nhanh trong khoảng thời gian 03 tháng có khả năng vi phạm khoảng cách quy định tại những mục trên và những cây không ` 9
  19. còn hiệu quả kinh tế nếu chặt ngọn, tỉa cành, thì phải chặt bỏ và cấm trồng mới. - Lúa, hoa màu và cây chỉ đƣợc trồng cách mép móng côt điện, móng néo ít nhất là 0,5 m * Điều kiện tồn tại nhà ở, công trình trong hành tang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không có điện áp đến 220 kV Theo Điều 13, Nghị định 14/2014/NĐ-CP ngày 26/02/2014. Nhà ở, công trình xây dựng đƣợc tồn tại trong hành lang bảo vệ an toàn đƣờng dây đẫn điện trên không có điện áp đến 220kV nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau: - Mái lợp và tƣờng bao phảĩ lảm bằng vật liệu không cháy. - Không gây cản trở đƣờng ra vào để kiểm tra, bảo dƣỡng, thay thể các bộ phận công trình lƣới điện cao áp. - Khoảng cách từ bẩt kỳ bộ phận nào của nhà ở, công trình đến dây dẫn điện gần nhất khi dây ờ trạng thái võng cực đại không nhỏ hơn quy định: 3m ở cấp điện 35kV; 4m ở cấp điện 110kV; 6m ở cấp điện 500kV. - Cƣờng độ điện trƣờng nhỏ hơn 5 kv/m tại điểm bất kỳ ờ ngoài nhả cách mặt đất 1m và nhỏ hơn hoặc bằng 1 kv/m tại điểm bất kỳ ở bên trong nhà cách mặt đất 1m - Đối với nhà ở, công trình trong hành lang bảo vệ an toàn đƣờng dây dẫn điện trên không có điện áp 220 kv, ngoài đáp ứng các điều kiện trên, các kểt cấu kim loại của nhà ở, công trình còn phải đƣợc nối đất theo quy định về kỹ thuật nối đất. - Bộ Công Thƣơng quy định chi tiết về phạm vi, kỹ thuật nổi đất kết cấu kim loại của nhà ở, công trình trong và liền kề hành lang bảo vệ an toàn đƣờng dây dẫn điện trên không đối với điện áp từ 220 kv trở lên. * Hành lang bảo vệ an toàn đường cáp điện ngầm Hành lang bảo vệ an toàn đƣờng cáp điện ngầm đƣợc quy định Điều 14, Nghị định 14/2014/NĐ-CP ngày 26/02/2014 nhƣ sau: ` 10
  20. - Chiều dài hành lang đƣợc tính từ vị trí cáp ra khỏi ranh giới phạm vi bảo vệ của trạm này đến vị trí vào ranh giới phạm vi bảo vệ của trạm kế tiếp. - Chiều rộng hành lang đƣợc giới hạn bởi: + Mặt ngoài của mƣơng cáp đối với cáp đặt trong mƣơng cáp; + Hai mặt thẳng đứng cách mặt ngoài của vỏ cáp hoặc sợi cáp ngoài cùng về hai phía của đƣờng cáp điện ngầm đối với cáp đặt trực tiếp trong đất, trong nƣớc đƣợc quy định: 1m đối với dây điện đặt ổn định trong đất; 1,5m đối với dây điện đặt không ổn định; 20m đối với dây điện đặt tại nơi không có tàu thuyền qua lại;trong đất; 100m đối với dây điện đặt tại nơi có tàu thuyền qua lại. + Chiều cao đƣợc tính từ mặt đất hoặc mặt nƣớc đến mặt ngoài của đáy móng mƣơng cáp đối với cáp đặt trong mƣơng cáp; + Độ sâu thấp hơn điểm thấp nhất của vỏ cáp là 1,5 m đối với cáp đặt trực tiếp trong đất hoặc trong nƣớc. * Hành lang bảo vệ an toàn trạm điện - Hành lang bảo vệ an toàn trạm điện đƣợc quy định tại Tại Điều 15, Nghị định 14/2014/NĐ-CP ngày 26/02/2014 nhƣ sau: + Đối với các trạm điện không có tƣờng rào bao quanh, hành lang bảo vệ đƣợc giới hạn bởi không gian bao quanh trạm điện có khoảng cách đên các bộ phận mang điện gần nhất của trạm điện theo quy định: 2m ở cấp điện dƣới 22kV; 3m ở cấp điện 35kV. + Đối với trạm điện có tƣờng hoặc hàng rào cố định bao quanh, hành lang bảo vệ đƣợc giới hạn đến điểm ngoài cùng của móng, kè bảo vệ tƣờng hoặc hàng rào; chiều cao hành lang đƣợc tính từ đáy móng sâu nhất của công trình trạm điện đến điểm cao nhất của trạm điện cộng thêm khoảng cách an toàn theo chiều thẳng đứng quy định tại Điểm c, Khoản 1, Điều 11 của Nghị định 14/2014/NĐ-CP ngày 26/02/2014; ` 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0