intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi

Chia sẻ: Hinh Duyệt | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:110

144
lượt xem
32
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm hệ thống hóa, làm rõ cơ sở lý luận quản lý nhà nước về môi trường, nội dung quản lý nhà nước về môi trường, mục tiêu của quản lý nhà nước, và các công cụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại huyện Lý Sơn tỉnh Quảng Ngãi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ...…/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THỊ HỒNG NGỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LÝ SƠN, TỈNH QUẢNG NGÃI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG THỪA THIÊN HUẾ – NĂM 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ...…/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THỊ HỒNG NGỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LÝ SƠN, TỈNH QUẢNG NGÃI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 60 34 04 03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN VIỆT HÙNG THỪA THIÊN HUẾ – NĂM 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi cũng xin cam kết chắc chắn rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc và được phép công bố. Thừa Thiên Huế, ngày tháng năm 2017 Học viên Nguyễn Thị Hồng Ngọc
  4. LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và hoàn thiện Luận văn Thạc sỹ tại Cơ sở Học viện Hành chính khu vực miền Trung, em đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của quý thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình, đã tạo điều kiện về thời gian, hướng dẫn nội dung, cung cấp tài liệu và những thông tin cần thiết. Trước tiên, em xin chân thành cảm ơn đến Cơ sở Học viện Hành chính khu vực miền Trung, Khoa Sau đại học Học viện Hành chính Quốc gia cùng tất cả quý thầy, cô giáo của Học viện Hành chính Quốc gia đã giảng dạy tận tình và truyền đạt những kiến thức quý báu, giúp đỡ em trong quá trình học tập và nghiên cứu. Em xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Việt Hùng, đã tận tình hướng dẫn và có những đóng góp quý báu để em hoàn thành Luận văn này. Tuy có nhiều cố gắng, nhưng luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Em kính mong quý thầy, cô và những người quan tâm đến đề tài có những đóng góp, giúp đỡ để đề tài được hoàn thiện hơn. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn./. Học viên Nguyễn Thị Hồng Ngọc
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1 Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG........................................................................................................ 9 1.1. Tổng quan Quản lý nhà nước về môi trường ............................................ 9 1.1.1. Một số khái niệm .................................................................................... 9 1.1.2. Đặc điểm quản lý nhà nước về môi trường ........................................... 13 1.1.3. Tính tất yếu quản lý nhà nước về môi trường ...................................... 15 1.2. Nội dung Quản lý nhà nước về môi trường.............................................. 16 1.2.1. Nguyên tắc quản lý Nhà nước về môi trường....................................... 17 1.2.2.Nội dung quản lý nhà nước về môi trường............................................. 18 1.2.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về môi trường ................ 24 1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về môi trường ở một số quốc gia trên thế giới: Bài học rút ra cho Việt Nam. .................................................................. 31 1.3.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về môi trường trên thế giới .................. 31 1.3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam............................................. 42 Tiểu kết chương 1 ......................................................................................... 47 Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LÝ SƠN, TỈNH QUẢNG NGÃI ...................... 48 2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi ......... 48 2.1.1. Vị trí địa lý của huyện Lý Sơn .............................................................. 48 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội .................................................................... 56 2.2. Thực trạng quản lý Nhà nước về môi trường tại huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. ................................................................................................... 58 2.2.1. Thực trạng môi trường tại huyện Lý Sơn .............................................. 58 2.2.2. Thực trạng QLNN về môi trường tại huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.. 65
  6. 2.3. Đánh giá chung về hoạt động quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi ..................................................................... 69 2.3.1. Những mặt đã đạt được ........................................................................ 71 2.3.2. Những mặt còn hạn chế, tồn tại: ........................................................... 72 2.3.3. Nguyên nhân: ....................................................................................... 73 Tiểu kết chương 2 ......................................................................................... 75 Chương 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LÝ SƠN, TỈNH QUẢNG NGÃI .................................................................................. 76 3.1. Quan điểm, định hướng quản lý nhà nước về môi trường tại huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi ..................................................................................... 76 3.1.1. Quan điểm, định hướng ........................................................................ 76 3.1.2. Mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể ................................................................. 79 3.2. Một số giải pháp tăng cường công tác QLNN về MT .............................. 81 3.2.1. Môi trường là vấn đề toàn cầu: ............................................................. 81 3.2.2. Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân: ... 82 3.2.3. Khắc phục tư tưởng chạy theo lợi ích trước mắt về kinh tế mà hy sinh những lợi ích lâu dài về môi trường sinh thái ................................................. 83 3.2.4. Bảo đảm tính thống nhất và đồng bộ giữa qui định pháp luật về BVMT với các hệ thống pháp luật khác có liên quan.................................................. 84 3.2.5. Các giải pháp cụ thể ............................................................................. 84 Tiểu kết chương 3.......................................................................................... 98 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 99 1. KẾT LUẬN ................................................................................................ 99 2. KIẾN NGHỊ ............................................................................................. 100 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  7. CÁC CHỮ VIẾT TẮT BĐKH : Biến đổi khí hậu BVMT : Bảo vệ Môi trường KHCN&MT : Khoa học, công nghệ và môi trường KHXHNV : Khoa học xã hội nhân văn Chương trình Hợp tác trong quản lý PEMSEA : môi trường các biển Đông Á PTBV : Phát triển bền vững QLNN : Quản lý nhà nước QLTH : Quản lý tổng hợp QLTHVB : Quản lý tổng hợp vùng bờ TN&MT : Tài nguyên và Môi trường TP : Thành phố UBND : Ủy ban nhân dân
  8. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1: Phía tây bắc núi Giếng Tiền .................................................... 48 Hình 2.2: Chùa Hang, nhìn từ góc tây bắc . …………………………………...48 Hình 2.3: Miệng núi lửa Giếng Tiền nhìn từ trên cao ..................................... 49 Hình 2.4: Đảo Lý Sơn, một góc nhìn .............................................................. 50 Hình 2.5: Đảo bé - một góc nhìn .................................................................... 51 Hình 2.6: Trên đảo lớn nhìn ra hòn Mù Cu ..................................................... 51 Hình 2.7: Rác thải ngập đầy sát mép nước biển. ............................................. 59 Hình 2.8: Đất trống đồi núi trọc ở Thới Lới huyện Lý Sơn ............................. 63 Hình 2.9: Nghĩa trang của xã An Vĩnh huyện Lý Sơn. ................................... 63 Hình 2.10: Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật chăm sóc cánh đồng Tỏi và Hành . 64
  9. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận văn Trong những năm gần đây, cùng với sự gia tăng dân số không kiểm soát, đã và đang dẫn đến cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên (TNTN) và suy thoái chất lượng môi trường (MT). Hơn nữa, Việt Nam là 01 trong năm quốc gia chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu (BĐKH). Đặc biệt, do ảnh hưởng của BĐKH lên các vùng đất thấp ven biển (độ cao dưới 10m), chỉ chiếm 20% diện tích thế giới nhưng lại tập trung 10% dân số thế giới và chiếm tới 13% dân số đô thị. Hơn 180 nước (khoảng 5 tỷ người) có dân sống ở vùng đất thấp ven biển này, 70% trong số họ sống trong 19-20 đô thị lớn nhất nhì trên thế giới ( Lê Huy Bá, 2009). Dự báo trong tương lai gần, BĐKH ngày càng trở nên trầm trọng hơn (nhiệt độ gia tăng, nước biển dâng, thiên tai, bão lũ…). Theo báo cáo về phát triển con người năm 2007-2008 của UNDP, nếu nhiệt độ trên Trái đất tăng thêm 2oC thì 22 triệu người Việt Nam sẽ mất nhà và 45% diện tích đất nông nghiệp ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, vựa lúa lớn nhất ở Việt nam sẽ ngập chìm trong nước biển. Đối với vùng duyên hải miền Trung, tác động của BĐKH được nhận định là ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng cây trồng, vật nuôi và sự dịch chuyển dân cư, lao động từ vùng thấp lên vùng cao và gây nên sức ép không nhỏ tới địa mạo, địa chất của khu vực. Huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi là 1 trong 12 huyện đảo tiền tiêu có vị trí địa chính trị hết sức quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền quốc gia, bảo vệ an ninh lãnh hải và phát triển kinh tế biển của khu vực miền Trung cũng như cả nước. Đặc biệt là phát triển du lịch biển, đảo. Có diện tích tự nhiên 10,32 km2 , dân số có trên 22 nghìn người, mật độ dân số 2.107 người/km2.Với mật độ dân số rất đông và những năm gần đây lượng khách du lịch đến với Lý Sơn tăng cao, tình trạng xử lý rác thải đang là mối lo ngại cho địa phương. Mặc dù trong thời gian qua huyện Lý Sơn đã được tổng cục quản lý chất thải và cải 1
  10. thiện môi trường (thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường) đầu tư nhà máy xử lý rác thải rắn sinh hoạt cho huyện với công suất 15,5 tấn/ngày nhưng khi đưa vào sử dụng chỉ được 1,8 tấn mỗi ngày và công nhân phải thực hiện các khâu bằng thủ công. Đến năm 2016 chủ trương của huyện là thực hiện xã hội hóa, nhà máy xử lý rác thải đã giao cho doanh nghiệp tư nhân Đa Lộc, bước đầu thực hiện tương đối tốt. Tuy nhiên, công tác môi trường và bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện còn khá nhiều bất cập, do: (1). Ý thức của một số bộ phận người dân, khách du lịch xả thải ra môi trường; (2). Tình trạng ô nhiễm nước mặt do xâm nhập mặn, sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu không kiểm soát…Do, vị trí bao quanh bởi biển, Ly Sơn dễ bị tổn thương về môi trường do các yếu tố chủ quan và khách quan. Học viên chọn đề tài “Quản lý Nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi” để làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý công. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Hiện nay, trên thế giới có nhiều tác giả nghiên cứu về môi trường cũng như ảnh hưởng của BĐKH lên các vùng đất thấp ven biển. Các đô thị điển hình được quan tâm của cộng đồng thế giới như: Mumbai (Ấn Độ), Rio de Janero (Braxin) và Thượng Hải (Trung Quốc). Các nghiên cứu này chỉ ra là vùng dễ tổn thương là vùng sinh sống của dân nghèo sống và gần sông, biển. Các công trình xây dựng yếu, kém, điều kiện sinh hoạt kém và ô nhiễm môi trường…dẫn đến căng thẳng, xung đột và những rủi ro về môi trường (Đất, nước, không khí). Ở Việt Nam, việc đánh giá tính dễ bị tổn thương đã được nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến gần như đồng hành với nghiên cứu BĐKH như trong các công trình nghiên cứu của Mai Trọng Nhuận khi đánh giá về tính dễ bị tổn thương về môi trường, tài nguyên địa chất và của các đới ven biển. Hay như nghiên cứu của Lê Huy Bá về xây dựng bản đồ nguy cơ cảnh báo lũ quét: 2
  11. nghiên cứu tình huống tại Quảng Ngãi. Trong công trình này, đã phân tích các yếu tố : Tự nhiên (Đất, nước); tác động của con người (canh tác bất hợp lý, gia tăng dân số, đô thị hóa, công nghiệp hóa, phá rừng, khai thác khoáng sản, tập quán canh tác bản địa, phát triển du lịch…) Trong hơn một thập kỷ qua, nhiều dự án hoạt động nghiên cứu trong nước cũng như quốc tế liên quan đến quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và đới bờ đã được triển khai tại Việt Nam. Các nguyên tắc, công cụ và yếu tố cơ bản của quản lý tổng hợp đới bờ đã được đề cập đến với các mức độ khác nhau. Ban đầu đó chỉ là những nghiên cứu mang nhiều tính học thuật, có ý nghĩa nâng cao nhận thức của cộng đồng, thay đổi quan điểm của những người làm chính sách, quy hoạch và quản lý tài nguyên đới bờ.Sau đó là việc triển khai các hoạt động chuẩn bị mang tính chất khởi động, như xây dựng cơ sở dữ liệu, xây dựng hồ sơ môi trường, tập huấn, đào tạo cán bộ về quản lý tổng hợp đới bờ, ứng dụng GIS và các lĩnh vực liên quan, nghiên cứu thể chế quản lý tài nguyên và môi trường đới bờ. Đến nay, các địa phương có dự án về quản lý tổng hợp đới bờ đã bắt tay vào việc xây dựng và áp dụng các chương trình quản lý tổng hợp đới bờ thông qua một số hoạt động cụ thể quan trọng như xây dựng và thực hiện Chiến lược quản lý tổng hợp vùng bờ, Hệ thống tổng hợp quản lý thông tin, Quan trắc tổng hợp môi trường, đánh giá rủi ro môi trường, chiến dịch truyền thông v.v. Một số dự án được xây dựng gần đây đã đặt mục tiêu lồng ghép quản lý tổng hợp đới bờ vào cơ chế quản lý tài nguyên và môi trường đới bờ hiện hành tại một số địa phương được chọn làm thí điểm, thông qua một chu trình quản lý tổng hợp đới bờ đầy đủ, bao gồm các bước của quản lý tổng hợp đới bờ, như: khởi động, chuẩn bị, xây dựng, phê chuẩn, thực hiện và sàng lọc/củng cố. Một trong những mục đích cuối cùng của dự án này là thể chế hóa quản lý tổng hợp đói bờ. Trong số các dự án như vậy, có thể kể đến các dự án mang tính chất vận hành, áp dụng thực tế quản lý tổng hợp đới bờ như sau: 3
  12. Thứ nhất là Dự án điểm trình diễn quốc gia về quản lý tổng hợp vùng bờ Đà Nẵng.Đây là dự án điểm trình diễn quốc gia về Quản lý tổng hợp vùng bờ tại cấp thành phố Đà Nẵng trong khuôn khổ chương trình hợp tác khu vực về quản lý môi trường các biển Đông Á (PEMSEA). Thứ hai là Dự án Việt Nam- Hà Lan về quản lý tổng hợp đới bờ (VNICZM). Tháng 9 năm 2000, Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Hà Lan đã ký kết văn bản về việc xây dựng và thực hiện Dự án VNICZM. Một mô hình quản lý Dự án hai cấp đã được hình thành. Cơ cấu tổ chức Dự án ở 3 tỉnh thí điểm Nam Định, Thừ Thiên – Huế và Bà Rịa-Vũng Tàu cũng tuân theo mô hình tương tự như ở Dự án Đà Nẵng. Dự án VNICZM đã tiến hành một nghiên cứu về khả năng hình thành mới một đơn vị,có chức năng quản lý Nhà nước về quản lý tổng hợp đới bờ tại Trung ương, tập trung vào việc xây dựng chính sách và hỗ trợ các địa phương ven biển triển khai quản lý tổng hợp đới bờ tại địa phương mình. Kết quả nghiên cứu này của dự án VNICZM là cơ sở quan trọng cho sự ra đời của phòng Quản lý tổng hợp đới bờ theo Quyết định số 108/2002/QĐ-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Bộ TN&MT về việc thành lập Cục Bảo vệ Môi trường.Đây là một sự kiện quan trọng và đáng khích lệ đối với các hoạt động Quản lý tổng hợp đới bờ ở việt Nam. Chỉ sau một thời gian ngắn, quản lý tổng hợp đới bờ ở Việt Nam đã có những bước tiến nhất định và đã gây ảnh hưởng đáng kể đến các hoạt động quản lý tài nguyên môi trường đới bờ, hướng tới phát triển bền vững của Việt Nam. Các dự án áp dụng quản lý tổng hợp đới bờ nêu trên đã góp phần quan trọng vào sự thay đổi phương thức quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường đới bờ (liên quan đến môi trường nước) theo chiều hướng tích cực. 4
  13. Trong những năm gần đây, Chính phủ Việt Nam đã xây dựng, ban hành nhiều chính sách quản lý kinh tế - xã hội - môi trường và tăng cường đầu tư cho phát triển bền vững. Tuy nhiên, chúng ta vẫn đang phải đối mặt và nỗ lực giải quyết các vấn đề xung đột môi trường gắn với lợi ích nhóm trong đó phải kể đến sự cố môi trường do các chất thải công nghiệp và các tác động của nó đến sinh kế của người dân tại các vùng biển xảy ra ô nhiễm. Do đó, việc làm cấp thiết hiện nay là cần có những biện pháp quản lý, các giải pháp cụ thể để điều tiết các hoạt động QLNN hướng tới phát triển bền vững, giải quyết an sinh xã hội và gắn với bảo vệ môi trường sinh thái đáp ứng với các rủi ro môi trường ngày càng trở nên trầm trọng hơn. Thời gian tới, nhiệm vụ bảo vệ môi trường hết sức nặng nề, nhiều vấn đề môi trường tích tụ chưa được giải quyết, áp lực lên môi trường ngày càng lớn, nguy cơ nước ta trở thành bãi thải công nghệ lạc hậu, các loại hình sản xuất ô nhiễm môi trường đang hiện hữu; biến đổi khí hậu diễn biến nhanh, phức tạp, đặt ra nhiều thách thức lớn đối với công tác bảo vệ môi trường trong bối cảnh toàn cầu hòa và hội nhập khu vực . Một số luận văn thạc sĩ như: Vấn đề ô nhiễm môi trường trong các khu công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh – Thực trạng và các giải pháp kinh tế , của Nguyễn Văn Trung; đề tài luận văn : Xử lý nước thải tại Việt Nam của Phan Kiêm Dũng; đề tài: Những thách thức của môi trường Việt Nam và các biện pháp quản lý nhà nước của Bùi Thị Lan Hương. Các đề tài trên chỉ nghiên cứu một mặt nào đó, hoặc trên một địa bàn nhất định và hiện tại chưa có một nghiên cứu nào đề cập một cách tổng quan về huyện đảo Lý Sơn. Vì vậy, tác giả chọn nghiên cứu vấn đề “Quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi” làm đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành quản lý công. 5
  14. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn: -Mục đích: Về mặt lý luận: hệ thống hóa, làm rõ cơ sở lý luận quản lý nhà nước về môi trường, nội dung quản lý nhà nước về môi trường, mục tiêu của quản lý nhà nước, và các công cụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại huyện Lý Sơn tỉnh Quảng Ngãi Về mặt thực tiễn: trên cơ sở phân tích thực trạng môi trường tại địa bàn huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, qua đó đề xuất một số định hướng, giải pháp khả thi góp phần tăng cường hoạt động Quản lý nhà nước về môi trường tại huyện đảo Lý Sơn trong thời gian tới. -Nhiệm vụ: - Nghiên cứu, làm rõ cơ sở lý luận Quản lý nhà nước về môi trường - Phân tích, Đánh giá thực trạng Quản lý nhà nước về môi trường tại huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi - Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường hoạt động Quản lý nhà nước về môi trường, qua đó giúp các nhà quản lý hoạch định các chính sách quản lý công về sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện Lý Sơn trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn -Đối tượng nghiên cứu: Họat động Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. -Phạm vi nghiên cứu: Địa bàn huyện Lý Sơn (bao gồm 3 xã An Vĩnh, An Hải, An Bình. Thời gian nghiên cứu: từ năm 2011 đến nay. 6
  15. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn -Phương pháp luận: Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử. Ngoài ra, luận văn còn dựa trên nghiên cứu phương pháp luận hệ thống tiếp cận QLNN về BVMT theo định hướng mục tiêu PTBV và thích ứng với BĐKH. -Phương pháp nghiên cứu: Kế thừa các công trình đã nghiên cứu như: phương pháp thống kê, phân tích, so sánh và tổng hợp, đặc biệt coi trọng phương pháp tổng kết thực tiễn về bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện Lý Sơn. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Về mặt lý luận: Tổng quan, làm rõ cơ sở lý luận của QLNN về TN&BVMT. Các quan điểm và nguyên tắc thể hiện văn bản qui phạm pháp luật của Việt Nam là: (i) Môi trường là vấn đề toàn cầu: BVMT vừa là mục tiêu vừa là nội dung cơ bản của PTBV; (ii). BVMT là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân: huy động sự tham gia và sức mạnh của toàn xã hội. - Luận văn đánh giá thực trạng hoạt động QLNN về MT trên địa bàn huyện Lý Sơn, những hạn chế và nguyên nhân và từ đó đề xuất một số giải pháp QLNN về MT định hướng mục tiêu PTBV trong bối cảnh thích ứng với BĐKH của địa phương. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn kết cấu gồm ba chương: Chương 1: Cơ sở khoa học quản lý nhà nước về môi trường. 7
  16. Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi Chương 3: Một số Giải pháp và kiến nghị quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. 8
  17. Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG 1.1. Tổng quan Quản lý nhà nước về môi trường 1.1.1. Một số khái niệm - Khái niệm quản lý nhà nước về môi trường Theo PGS.TS Nguyễn Đình Hòe, quản lý nhà nước về môi trường là hoạt động giám sát của ngành tài nguyên môi trường nhằm hạn chế tối đa các tác động có hại tới môi trường do các hoạt động phát triển gây nên, đảm bảo cân bằng sinh thái cho phát triển và bảo vệ môi trường. Quản lý nhà nước theo nghĩa rộng là hoạt động của toàn bộ bộ máy nhà nước từ Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp, đến các cơ quan hành chính nhà nước và các cơ quan tư pháp. Quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã hội mang tính quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của con người[.tr]. Quản lý nhà nước theo nghĩa hẹp, là hoạt động của hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước gồm: Chính phủ và các cơ quan thuộc chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân. Như vậy, có thể hiểu, quản lý nhà nước là sự tác động mang tính quyền lực nhà nước của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước tới đối tượng quản lý bằng các công cụ quản lý khác nhau để phát triển các lĩnh vực của đời sống xã hội[21.tr57]. Quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường xác định rõ chủ thể là nhà nước, bằng chức trách, nhiệm vụ và quyền hạn của mình đưa ra các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát triển bền vững kinh tế - xã hội quốc gia. Như vậy chúng ta có thể nhận thấy, Quản lý nhà nước về môi trường xét về bản chất khác với những hình thức quản lý khác như quản lý môi trường của tổ chức phi chính phủ (NGO: None Goverment) đảm nhiệm; quản lý môi 9
  18. trường dựa trên cơ sở cộng đồng; Quản lý môi trường có tính tự nguyện... Hính thức quản lý nhà nước về môi trường chủ yếu là điều hành và kiểm soát (CAC: Comment And Control). Hoạt động quản lý nhà nước bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học. - Khái niệm Quản lý môi trường Xuất pháp từ tính phức tạp và đa-liên ngành của công tác quản lý bảo vệ môi trường, có rất nhiều nguyên lý, quan niệm, ý tưởng liên quan đến quản lý môi trường được đưa ra. Cho đến nay, theo nhiều tác giả định nghĩa: “Quản lý môi trường là quản lý tổng thể toàn bộ (bao gồm cả qui hoạch) để xác định và hướng dẫn thực hiện một chính sách tài bảo vệ môi trường” [4.tr1]. Chính sách bảo vệ môi trường là một phát biểu của một tổ chức về sự nỗ lực của nó và các nguyên lý liên quan đến hành động quản lý bảo vệ môi trường của tổ chức.Chính sách môi trường cung cấp một khuôn khổ để hành động và xác lập các mục tiêu và mục đích quản lý bảo vệ môi trường của tổ chức đó. Như thế có thể phân biệt làm hai loại tổ chức [21.tr56]: 1. Các tổ chức quản lý Nhà nước chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ hệ sinh thái và những hoạt động kinh tế-xã hội phát triển trên đó. Trong đó, quản lý môi trường là một khía cạnh trong công tác quản lý chung về kinh tế-xã hội. Chức năng quản lý môi trường của chính quyền các cấp được giao cho ngành tài nguyên – môi trường chủ trì (Bộ Tài nguyên và Môi trường ở cấp quốc gia, Sở ở cấp tỉnh, thành phố và các cấp trực thuộc). 2. Các tổ chức cơ sở bao gồm các doanh nghiệp, các khu công nghiệp và các tổ chức xã hội khác như trường học, bệnh viện, khách sạn…Như vậy theo định nghĩa, ở các tổ chức này, nếu có đưa ra chính sách môi trường thì ở đó sẽ có thực hiện quản lý môi trường. 10
  19. Căn cứ vào nguyên lý quản lý chung, có thể rút ra các đặc trưng của quản lý môi trường là[4.tr2]: 1) Tổ chức có định ra các mục tiêu cần phấn đấu về mặt bảo vệ môi trường; 2) Quản lý môi trường cũng phải thông qua con người, vì vậy vai trò thông tin, vai trò của những người có liên quan là hết sức quan trọng; 3) Quản lý môi trường phải sử dụng tối đa các nguồn lực kỹ thuật, công nghệ, trang thiết bị thông qua các kế hoạch hành động; 4) Thực hiện quản lý môi trường trong một tổ chức có kiểm soát gọi là hệ thống quản lý tài nguyên và môi trường, là một bộ phận của các cơ quan quản lý nhà nước các cấp, các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, tổ chức xã hội. “Quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ môi trường sống và phát triển bền vững kinh tế xã hội quốc gia”. Nội dung quản lý môi trường cần phải hướng tới những mục tiêu cơ bản như sau [6.tr175]: Thứ nhất, là phải khắc phục và phòng chống suy thoái, ô nhiễm môi trường phát sinh trong hoạt động sống của con người. Thứ hai, là phát triển kinh tế vùng quốc gia theo 9 nguyên tắc của một xã hội bền vững do hội nghị Rio-92 đề xuất và phát triển bền vững. Trong đó, với nội dung cơ bản cần phải đạt được là phát triển kinh tế - xã hội gắn chặt với bảo vệ và cải thiện thiên nhiên môi trường, bảo đảm sự hài hòa giữa môi trường nhân tạo với môi trường thiên nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học. Thứ ba, là xây dựng các công cụ có hiệu lực quản lý môi trường quốc gia và các vùng lãnh thổ. Các công cụ phát triển cho từng ngành, từng địa phương và cộng đồng dân cư. *Cơ sở quản lý môi trường: Khi xem xét cơ sở cho quản lý môi trường người ta dựa vào các yếu tố sau[6.tr179]: 11
  20. -Cơ sở triết học của quản lý môi trường: Trước hết xem xét mối quan hệ nhân quả giữa nguyên nhân và kết quả. Do tính phổ biến của môi liên hệ nhân quả nên nguyên nhân có thể gây ra nhiều kết quả, hoặc ngược lại, ví dụ, kết quả của ô nhiễm môi trường là do đô thị hóa, công nghiệp hóa, do phát triển “quá nóng” nền kinh tế... -Cơ sở xã hội: Dựa trên các yếu tố điều tra, phân tích, tổng hợp, tham vấn của cộng đồng để tìm giải pháp hữu hiệu. -Cơ sở của thể chế: Chính sách, luật lệ về môi trường, công cụ quản lý của nhà nước, tổ chức bộ máy chuyên trách môi trường, các tổ chức xã hội, cộng đồng dân cư, phương tiện truyền thông... sẽ tạo ra một cơ chế hữu hiệu để giảm thiểu ô nhiễm và bảo vệ môi trường. - Khái niệm ô nhiễm môi trường Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật. - Khái niệm chất gây ô nhiễm Chất gây ô nhiễm là các chất hóa học, các yếu tố vật lý và sinh học khi xuất hiện trong môi trường cao hơn ngưỡng cho phép làm cho môi trường bị ô nhiễm. - Khái niệm chất thải Chất thải là vật chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác. Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, lây nhiễm, dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mòn, gây ngộ độc hoặc có đặc tính nguy hại khác. - Khái niệm suy thoái môi trường Suy thoái môi trường là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật. - Khái niệm sự cố môi trường 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0