Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng xe ô tô tại tỉnh Quảng Bình
lượt xem 12
download
Luận văn "Quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng xe ô tô tại tỉnh Quảng Bình" được nghiên cứu với mục tiêu nhằm đánh giá thực trạng, đề ra những giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng xe ô tô tại tỉnh Quảng Bình.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng xe ô tô tại tỉnh Quảng Bình
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… .…/…. HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA PHẠM XUÂN TÂN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG XE Ô TÔ TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2017
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… .…/…. HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA PHẠM XUÂN TÂN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG XE Ô TÔ TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 60 34 04 03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐẶNG THÀNH LÊ THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2017
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài “Quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng xe ô tô tại tỉnh Quảng Bình” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của Thầy giáo TS. Đặng Thành Lê. Các thông tin, số liệu và kết quả đã nêu trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, trung thực và chưa được dùng để bảo vệ một học vị nào khác. Các số liệu và kết quả nghiên cứu của tác giả, các thông tin, trích dẫn trong luận văn đều đã được ghi rõ nguồn gốc./. Thừa Thiên Huế, ngày 01 tháng 6 năm 2017 Học viên Phạm Xuân Tân
- LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài: “Quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng xe ô tô tại tỉnh Quảng Bình”, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ, động viên của nhiều cá nhân và tập thể. Tôi xin được bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả các cá nhân và tập thể đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong học tập và nghiên cứu. Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo tại Cơ sở Học viện Hành chính quốc gia khu vực Miền Trung đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi về mọi mặt trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn TS. Đặng Thành Lê. Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi còn được sự giúp đỡ và cộng tác của các đồng chí tại các địa điểm nghiên cứu, tôi xin chân thành cảm ơn các bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã tạo điều kiện mọi mặt để tôi hoàn thành nghiên cứu này. Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đối với mọi sự giúp đỡ quý báu đó. Thừa Thiên Huế, ngày 01 tháng 6 năm 2017 Học viên Phạm Xuân Tân
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn ............................................................ 1 2. Tình hình nghiên cứu đề tài ..................................................................... 2 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn ........................................................ 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 4 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ....................................... 4 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn ................................................ 5 7. Kết cấu của luận văn ............................................................................... 5 Chương 1: ...................................................................................................... 6 VỀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG XE Ô TÔ TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH ...................... 6 1.1. Vận tải hành khách ............................................................................... 6 1.1.1. Khái niệm ...................................................................................... 6 1.1.2. Phân loại phương thức vận tải ....................................................... 6 1.1.3. Vai trò, ý nghĩa của vận tải hành khách ......................................... 8 1.2. Quản lý nhà nước về vận tải hành khách ............................................ 10 1.2.1. Khái niệm .................................................................................... 10 1.2.2. Mục tiêu và nguyên tắc QLNN về vận tải hành khách .................. 11 1.2.3. Nội dung QLNN về vận tải hành khách ........................................ 14 1.2.4. Tổ chức bộ máy QLNN về vận tải hành khách ............................. 21 1.3. Kinh nghiệm nước ngoài .................................................................... 25 1.3.1. Kinh nghiệm của Singapore ......................................................... 25 1.3.2. Kinh nghiệm của Canađa ............................................................. 27 1.3.3. Kinh nghiệm của Kuala Lumpur .................................................. 29 1.3.4. Kinh nghiệm của Brussels ............................................................ 30 Chương 2: .................................................................................................... 33 THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG XE Ô TÔ TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH .................................................. 33 2.1. Tổng quan về tỉnh Quảng Bình........................................................... 33 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ........................................................................ 33 2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ............................................................. 35 2.1.3. Đặc điểm kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ........................... 36 2.1.4. Thực trạng công tác vận tải hành khách bằng xe ô tô hiện nay .... 40 2.2. Thực trạng quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng xe ô tô tại tỉnh Quảng Bình 2013 - 2015 ........................................................................... 42 2.2.1. Tổ chức bộ máy QLNN về vận tải hành khách bằng xe ô tô ......... 42 2.2.2. Quy hoạch và thực hiện Quy hoạch về vận tải hành khách .......... 46 2.2.3. Thủ tục hành chính trong hoạt động VTHK bằng xe ô tô. ............ 47 2.2.4. Công tác thanh tra, kiểm tra ........................................................ 48
- 2.2.5. Nguồn nhân lực thực hiện QLNN về VTHK bằng xe ô tô ............. 49 2.2.6. Công tác kiểm định và trang thiết bị chuyên dùng cho quản lý xe ô tô hành khách ........................................................................................ 52 2.2.7. Tuyên truyền, phổ biến về an toàn giao thông trong vận tải hành khách bằng xe ô tô ................................................................................. 52 2.3. Đánh giá chung .................................................................................. 54 2.3.1. Kết quả ........................................................................................ 54 2.3.2. Hạn chế, tồn tại............................................................................ 56 Chương 3. .................................................................................................... 59 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CÔNG TÁC QLNN VỀ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG XE Ô TÔ TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH ..................................................................................................................... 59 3.1. Quan điểm, định hướng phát triển của Đảng, Nhà nước ..................... 59 3.1.1. Quan điểm ................................................................................... 59 3.1.2. Định hướng phát triển.................................................................. 61 3.2. Mục tiêu, định hướng phát triển của tỉnh Quảng Bình đến năm 2020 . 70 3.2.1. Mục tiêu ....................................................................................... 70 3.2.2. Định hướng phát triển.................................................................. 72 3.3. Giải pháp tăng cường hiệu quả công tác QLNN về vận tải hành khách bằng xe ô tô trên địa bàn tỉnh Quảng Bình ................................................ 80 3.3.1. Tổ chức bộ máy QLNN về vận tải hành khách bằng xe ô tô ......... 80 3.3.2. Quy hoạch và thực hiện Quy hoạch phát triển vận tải hành khách .............................................................................................................. 82 3.3.3. Thủ tục hành chính trong lĩnh vực vận tải hành khách ................. 84 3.3.4. Công tác thanh tra, kiểm tra ........................................................ 85 3.3.5. Nguồn nhân lực thực hiện QLNN về vận tải hành khách .............. 87 3.3.6. Nâng cao chất lượng công tác kiểm định, tăng cường đầu tư trang thiết bị chuyên dùng cho quản lý xe ô tô khách ...................................... 88 3.3.7. Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về giao thông.............................................................................................. 89 KẾT LUẬN .................................................................................................. 92 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 1
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn Hoạt động vận tải hiện nay chủ yếu gồm đường không, đường thủy và đường bộ, trong đó đường bộ mà đặc biệt là bằng xe ô tô là phổ biến nhất ở nước ta. Hình thưc hoạt động vận tải này có mặt ở khắp nơi, từ thành phố đến nông thôn, tính cơ động rất cao nên đã phát huy vai trò quan trọng trong hệ thống vận tải, đáp ứng nhu cầu vận tải đa dạng và ngày càng cao của xã hội. Hiện nay, Luật Doanh nghiệp 2005 và (và 2014 mới ban hành), Luật Giao thông đường bộ 2008 đều tạo ra sự thông thoáng cho các doanh nghiệp vận tải phát triển. Các thành phần kinh tế với quy mô khác nhau đều có thể tham gia thị trường vận tải hành khách bằng xe ô tô. Những năm vừa qua, các doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách đều đã có những chuyển biến, đầu tư phương tiện mới thay thế phương tiện cũ, nâng cao chất lượng phục vụ khách, đáp ứng nhu cầu đi lại ngày càng cao của nhân dân, được xã hội hoan nghênh và đồng tình ủng hộ. Quảng Bình là tỉnh nằm ở Trung trung Bộ có đầy đủ các hệ thống giao thông gồm đường không, đường thủy và đường bộ. Trong đó hệ thống giao thông đường bộ chiếm chủ đạo với hệ thống đường sắt Bắc – Nam, đường Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh (nhánh Đông và Tây), Đường Quốc lộ 9B và Quốc Lộ 12A nối với nước bạn Lào cùng với 322km đường tỉnh lộ và hơn 10.000km đường địa phương. Trong những năm vừa qua, thực hiện chủ trương xã hội hóa trong lĩnh vực vận tải đường bộ, các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh đã không ngừng đầu tư đổi mới phương tiện, tổ chức khai thác nhiều tuyến vận tải đến các vùng miền trong cả nước, đặc biệt là với các tỉnh nước bạn Lào. Tuy nhiên, cũng như tình hình chung trên cả nước, sự phát triển quá nhanh của vận tải hành khách bằng xe ô tô, cùng với mặt trái của cơ chế thị 1
- trường đã để lại nhiều hệ lụy: Chạy quá tốc độ cho phép, dành đường, vượt ẩu, an toàn giao thông không được kiểm soát; vi phạm các quy định về vận tải như chèn ép khách, chở quá tải, quá số người quy định, sang nhượng khách, xe dù, bến khách… đã gây ra hậu quả nghiêm trọng và dư luận bất bình trong xã hội. Nguyên nhân của những tồn tại nêu trên là do công tác là do công tác quản lý nhà nước về vận tải và trật tự ATGT của các cấp, các ngành còn thiếu sót, các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương còn buông lỏng quản lý trong lĩnh vực vận tải hành khách bằng tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe taxi … chưa tổ chức thực hiện, làm đúng và đầy đủ chức năng quản lý nhà nước theo các quy định của pháp luật hiện hành; các lực lượng kiểm tra, kiểm soát chưa phối hợp hoạt động một cách chặt chẽ, thường xuyên và xử lý chưa nghiêm đối với hành vi vi phạm; công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật chưa được chú trọng. Trước yêu cầu thực tiễn đề ra, là người làm công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực giao thông vận tải, tác giả chọn đề tài “Quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng xe ô tô tại tỉnh Quảng Bình” làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ với hy vọng đưa ra một số giải pháp giúp các cơ quan quản lý nhà nước về công tác quản lý vận tải hành khách bằng xe ô tô tại tỉnh Quảng Bình thực hiện có hiệu quả, góp phần phát triển hệ thống giao thông tỉnh Quảng Bình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Đã có một số đề tài nghiên cứu về công tác quản lý nhà nước về vận tải hành khách như: - Luận văn thạc sỹ kinh tế của tác giả Lưu Việt Anh năm 2014 “Tăng cường công tác quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng xe ô tô trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang” (trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh - Đại Học Thái Nguyên); 2
- - Luận văn thạc sỹ của tác giả Dương Thị Kim Ngọc “Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về vận tải hành khách công cộng bằng xe xe buýt tại Đà Nẵng đến năm 2020”; - Luận văn thạc sỹ Luật của tác giả Đỗ thị Hải Như năm 2015 “Pháp luật về kinh doanh vận chuyển hành khách bằng đường bộ ở Việt Nam” (trường Đại học Quốc gia Hà Nội); - Luận văn thạc sỹ của tác giả Phạm Việt Cảm – Đại học Đà Nẵng năm 2013 “ Phát triển dịch vụ vận tải hành khách đường bộ tại địa bàn tỉnh Quảng Nam” Ngoài ra, còn có một số công trình nghiên cứu, bài báo, đề tài nghiên cứu khác như: Nghiên cứu đánh giá hiệu quả vận tải hành khách công cộng, thực trạng và giải pháp dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trong thành phố Hà Nội, Nghiên cứu mô hình quản lý vận tải hành khách công cộng trong các thành phố Việt Nam… Tuy nhiên chưa có đề tài nghiên cứu chuyên sâu về quản lý nhà nước đối với lĩnh vực vận tải hành khách bằng xe ô tô tại tỉnh Quảng Bình. Do vậy đây được coi như là công trình nghiên cứu khoa học đầu tiên đề cập có hệ thống về vấn đề này, không trùng lặp với các công trình đã công bố. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích Trên cơ sở đánh giá thực trạng, đề ra những giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng xe ô tô tại tỉnh Quảng Bình. 3.2. Nhiệm vụ - Làm rõ một số vấn đề về cơ sở lý luận và thực tiễn công tác quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng xe ô tô. 3
- - Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng xe ô tô tại tỉnh Quảng Bình, chỉ ra những mặt tích cực và hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện. - Đề xuất, kiến nghị và đưa ra các giải pháp trong công tác quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng xe ô tô tại tỉnh Quảng Bình, qua đó từng bước nâng cao hiệu quả và chất lượng hoạt động. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là công tác quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng xe ô tô tại tỉnh Quảng Bình. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về giới hạn không gian: Luận văn chủ yếu nghiên cứu ở phạm vi tỉnh Quảng Bình, có tham khảo kinh nghiệm của một số tỉnh khác. Về giới hạn thời gian: khoảng thời gian từ năm 2013 – 2015 và kiến nghị cho các năm tới. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Luận văn dựa trên phương pháp luận Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về lĩnh vực giao thông vận tải và quản lý nhà nước trong hoạt động vận tải hành khách bằng xe ô tô. Sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học hệ thống, sưu tầm và thu thập thông tin từ thực tiễn, phân tích tổng hợp, so sánh đánh giá khoa học về thực trạng công tác quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng xe ô tô, từ đó đề xuất các giải pháp. 4
- 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1 Ý nghĩa lý luận Luận văn làm rõ các khái niệm, vai trò, sự cần thiết khách quan phải quản lý nhà nước đối với lĩnh vực vận tải hành khách bằng xe ô tô, quan điểm của Đảng và nhà nước về lĩnh vực vận tải hành khách bằng xe ô tô và đặc biệt là làm rõ nội dung của công tác quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng xe ô tô. 6.2 Ý nghĩa thực tiễn Trên cơ sở đánh giá thực tiễn công tác quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng xe ô tô, chỉ ra những bất cập, hạn chế của công tác quản lý nhà nước từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách và tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng xe ô tô có hiệu quả hơn. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo luận văn được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở khoa học của quản lý Nhà nước về vận tải hành khách bằng xe ô tô Chương 2: Thực trạng về quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng xe ô tô tại tỉnh Quảng Bình Chương 3: Định hướng và giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng xe ô tô tại tỉnh Quảng Bình 5
- Chương 1: VỀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG XE Ô TÔ TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH 1.1. Vận tải hành khách 1.1.1. Khái niệm “Vận tải là quá trình di chuyển hay thay đổi vị trí của hàng hóa, hành khách trong không gian, theo thời gian cụ thể nhằm thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người” [22]. Vận tải hành khách bằng xe ô tô là một loại hình vận tải chuyên chở con người từ địa điểm này đến địa điểm khác bằng xe ô tô. Xã hội càng phát triển thì nhu cầu đi lại thay đổi cả về số lượng và chất lượng. Thay đổi về số lượng là sự gia tăng về nhu cầu đi lại của người dân. Thay đổi về chất lượng là yêu cầu đảm bảo về mặt an toàn, tiện nghi và sự thỏa mái, nhanh chóng. Tính xã hội của VTHK rất cao vì sự thay đổi giá cước, thời gian vận tải sẽ tác động trực tiếp đến người tiêu dùng (hành khách). Chi phí chuyến đi của hành khách thể hiện ở hai mặt: thời gian chuyến đi và giá vé phải trả. 1.1.2. Phân loại phương thức vận tải 1.1.2.1 Các phương thức vận tải: - Theo phương thức vận tải bao gồm các loại hình sau: + Vận tải đường bộ; + Vận tải đường sắt; + Vận tải đường thủy; + Vận tải hàng không; + Vận tải đô thị: Bao gồm tàu điện ngầm (metro), tàu điện bánh sắt (tramway), xe điện bánh hơi (trolleybus), ô tô buýt (bus), tàu điện một ray (monoray), đường sắt nhẹ (LRT), taxi,… 6
- + Vận tải đặc biệt: Dấu hiệu phân biệt vận tải đặc biệt như phương tiện đặc biệt, đối tượng đặc biệt, cự ly đặc biệt,…Ví dụ như vận tải bằng băng chuyền, cáp treo,… - Theo phương thức quản lý bao gồm các loại hình sau: + Vận tải cá nhân: Là hình thức tự phục vụ, tự thỏa mãn nhu cầu đi lại của cá nhân và người thân nhưng không thu tiền. + Vận tải hành khách công cộng: Là hình thức vận tải phục vụ mọi đối tượng hành khách đi lại và có thu tiền, tức là tìm kiếm lợi nhuận qua việc phục vụ các đối tượng đó. VTHK công cộng gồm hai loại: Loại có sức chở lớn như tầu điện ngầm, xe bus,… Loại có sức chứa nhỏ như xe máy ôm, xe taxi,… + Vận tải hành khách công vụ: Phương tiện đưa đón công nhân, cán bộ, học sinh,… - Theo địa giới hành chính có thể phân loại như sau: + Vận tải trong thành phố; + Vận tải liên tỉnh; + Vận tải quốc tế; 1.1.2.2 Các loại hình vận tải hành khách bằng ô tô: - Vận tải hành khách theo tuyến cố định: VTHK theo tuyến cố định có xác định bến đi, bến đến và ngược lại với lịch trình, hành trình phù hợp do doanh nghiệp, HTX đăng ký và được cơ quan quản lý tuyến chấp thuận. VTHK bằng ô tô theo tuyến cố định bao gồm liên tỉnh, nội tỉnh, và liên vận quốc tế. - Vận tải hành khách bằng xe buýt: VTHK bằng xe buýt có các điểm dừng, đón trả khách và xe chạy theo biểu đồ vận hành trong phạm vi nội thành, nội thị, phạm vi tỉnh hoặc trong phạm vi giữa 2 tỉnh liền kế; Nếu điểm đầu, điểm cuối nằm tại các đô thị đặc biệt thì không quá 3 tỉnh liền kế. 7
- - Vận tải hành khách bằng xe taxi. VTHK bằng xe taxi có hành trình và lịch trình theo yêu cầu của hành khách; cước vận chuyển được tính theo đồng hồ tính tiền căn cứ vào km xe lăn bánh, thời gian chờ đợi. - Vận tải hành khách theo hợp đồng. VTHK theo hợp đồng có lộ trình và thời gian theo yêu cầu của khách đi xe, có hợp đồng vận tải bằng văn bản. - Vận tải khách du lịch. Vận chuyển khách du lịch là vận tải khách theo tuyến, chương trình và địa điểm du lịch, có hợp đồng vận chuyển khách du lịch hoặc hợp đồng lữ hành, chương trình du lịch và danh sách khách đi xe. 1.1.3. Vai trò, ý nghĩa của vận tải hành khách 1.1.3.1. Vai trò của vận tải hành khách Đi lại là nhu cầu cơ bản của con người, vì vậy nhu cầu đi lại là nhu cầu phát sinh, là kết quả khi con người muốn thỏa mãn các nhu cầu khác thuộc lĩnh vực đời sống và sản xuất. Nhu cầu đi lại của người dân ngày càng tăng nhất là tại các khu vực tập trung đông dân cư. Số lượng người đi lại trong thành phố phụ thuộc vào dân số và số lần đi lại của người dân bình quân mỗi ngày luôn tăng dẫn tới nhu cầu đi lại tăng. Vận tải hành khách nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân. Nếu thiếu nó thì việc giao lưu giữa các khu vực, các vùng và sự đi lại của nhân dân sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, vận tải hành khách cần thiết đối với tất cả các giai đoạn của quá trình phát triển và đi lại của nhân dân. Vận tải hành khách là cầu nối giữa thành phố với nông thôn, giữa miền xuôi với miền ngược. Vận tải hành khách góp phần phân bố lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh quốc phòng của mỗi quốc gia. Vì vậy, phát triển ngành vận tải hành khách từ trước đến nay ở mỗi quốc gia đều là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế của đất nước, bảo đảm an ninh, quốc phòng. 8
- 1.1.3.2. Ý nghĩa của hệ thống vận tải hành khách Vận tải hành khách có ý nghĩa xã hội vô cùng lớn, nó là dịch vụ thỏa mãn nhu cầu thiết yếu của người dân đặc biệt là dân cư đô thị, đó là nhu cầu đi lại là cơ sở để đánh giá chất lượng cuộc sống của người dân, bảo đảm trật tự xã hội nói chung và tạo điều kiện cho các hoạt động kinh tế, xã hội. Quá trình đô thị hóa của các đô thị trên thế giới cho thấy giao thông bằng hệ thống vận tải hành khách công cộng từng bước thay thế giao thông bằng phương tiện cá nhân, đô thị ngày càng phát triển thì đòi hỏi về khả năng phục vụ của hệ thống giao thông công cộng càng cao. Khi tham gia giao thông, hành khách không chỉ quan tâm đến khối lượng các dịch vụ mà vận tải hành khách mang lại mà còn là sự nhanh chóng, chất lượng phục vụ như hành trình vận chuyển, chi phí thời gian, tính tiện nghi của phương tiện, thông tin phục vụ. Ngoài ra hiệu quả xã hội của vận tải hành khách công cộng đó là giảm ô nhiễm môi trường, giảm ùn tắc giao thông và đảm bảo an toàn giao thông. Đối với từng vùng, ở mức độ khác nhau, hệ thống giao vận tải hành khách luôn mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội như sau: - Vận tải hành khách công cộng góp phần bảo đảm an ninh trật tự. - Tiết kiệm thời gian đi lại, giảm bớt chi phí cá nhân và xã hội trong việc đi lại, góp phần tăng năng suất lao động. - Phục vụ sinh hoạt, các dịch vụ tham quan du lịch. - Tiết kiệm chi phí đầu tư, khai thác, bảo vệ môi trường sống. - Hệ thống vận tải hành khách góp phần tạo nên mạng lưới thống nhất, trực tiếp thông thương với các tuyến nối tỉnh, liên tỉnh, xuyên quốc gia và Quốc tế. 9
- 1.2. Quản lý nhà nước về vận tải hành khách 1.2.1. Khái niệm Có thể hiểu khái niệm QLNN về VTHK là : QLNN về VTHK là sự tác động có tổ chức và bằng pháp quyền của bộ máy nhà nước lên đối tượng bị quản lý trong việc tổ chức, quy hoạch, điều hành các tuyến xe thông qua quản lý các doanh nghiệp, HTX kinh doanh trong lĩnh vực vận tải nhằm phục vụ cho nhu cầu đi lại của nhân dân, góp phần vào việc tạo xây dựng và phát triển đất nước trong lĩnh vực GTVT một cách có hiệu quả và công bằng. QLNN về VTHK là một bộ phận quan trọng của QLNN đối với GTĐB cũng như QLNN đối với chính sách kinh tế - xã hội nói chung. Xã hội luôn có những vấn đề chung liên quan đến cuộc sống của mọi người, vượt quá phạm vi của mỗi cá nhân, mỗi nhóm người, một tổ chức có quy mô nhỏ, vì vậy cần có sự QLNN đối với những lĩnh vực mà tổ chức tư nhân trong hoạt động của mình cần có sự quản lý điều tiết của nhà nước, thông qua QLNN để đáp ứng các nhu cầu trong đời sống xã hội của mọi người. Một trong những vấn đề đó là GTĐB, đặc biệt là lĩnh vực VTHK, một lĩnh vực cần phải được nhà nước quan tâm hàng đầu trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế. Thông thường nhà nước có hai chức năng chính là : (1) chức năng cai trị hay còn gọi là QLNN bao gồm các hoạt động quản lý và điều tiết đời sống kinh tế - xã hội thông qua các công cụ vĩ mô như pháp luật, chiến lược, chính sách, quy hoạch, kế hoạch và kiểm tra, kiểm soát; (2) chức năng phục vụ bao gồm các hoạt động cung ứng dịch vụ công cho xã hội, cho các tổ chức xã hội và công dân, nhằm phục vụ các lợi ích thiết yếu, các quyền và nghĩa vụ cơ bản của tổ chức và công dân. Việc thực hiện QLNN là thực hiện theo nhu cầu của bản thân bộ máy nhà nước nhằm đảm bảo trật tự, ổn định và an toàn xã hội. Còn việc cung ứng các dịch vụ công lại do nhu cầu cụ thể của các tổ chức 10
- và công dân, ngay cả khi các nhu cầu này có thể phát sinh từ những yêu cầu của nhà nước. Xét về bản chất, nhà nước thực hiện chức năng cai trị hay QLNN, đồng thời không thể thiếu được việc cung cấp công cộng một số hàng hóa và dịch vụ thiết yếu phục vụ nhu cầu của xã hội. VTHK là một trong số các dịch vụ công cũng như điện, nước, bưu điện … Theo đó, dịch vụ công có nghĩa là các hoạt động vì lợi ích chung do các cơ quan nhà nước hoặc các tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ, các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân được nhà nước trao quyền ủy nhiệm, trao quyền thực hiện và cung cấp. Do nhu cầu chung của xã hội, đáp ứng những dịch vụ phúc lợi cho người dân và để hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX kinh doanh vận tải bước đầu đi vào hoạt động có hiệu quả, nhà nước cần phải dùng một khoản NSNN dùng để trợ giá, chi trả cho các doanh nghiệp, vì vậy cần có sự quản lý của nhà nước trong việc điều hành, quản lý sao cho mục tiêu của chính sách, chiến lược trong lĩnh vực VTHK đạt hiệu quả cao nhất. 1.2.2. Mục tiêu và nguyên tắc QLNN về vận tải hành khách 1.2.2.1. Mục tiêu QLNN về vận tải hành khách Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác –Lênin thì cơ sở hạ tầng quy định cấu trúc và tính chất của kiến trúc thượng tầng. Vì thế kinh tế có vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội. Hơn nữa chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế, chính trị không thể không giữ địa vị ưu tiên so với kinh tế, chính trị ra đời, tồn tại, phát triển trên cơ sở kinh tế. Đồng thời chính trị có vai trò tác động mạnh mẽ đối với kinh tế, mà quyền lực chính trị được thực hiện thông qua nhà nước. Trong thời đại toàn cầu hóa, bùng nỗ thông tin, giao lưu, trao đổi, buôn bán, du lịch… ngày càng tăng nhanh, các quan hệ kinh tế ngày càng được mở rộng, mà kinh tế là một lĩnh vực hoạt động chứa đựng mâu thuẫn giai cấp 11
- thống trị với giai cấp bị thống trị, vì lợi ích của giai cấp mà cần có sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế tùy theo mức độ. Có những lĩnh vực mà các doanh nghiệp không tự giải quyết được hoặc những lĩnh vực về loại hình công cộng kinh doanh không có lãi thì nhà nước phải tham gia đầu tư hoặc hỗ trợ cho các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực phục vụ lợi ích công cộng, nhà nước xây dựng cơ chế, chính sách để các thành phần kinh tế cùng tham gia. Do vậy, lĩnh vực VTHK là loại hình “sản xuất vật chất đặc biệt” mang tính xã hội hóa cao. Nhu cầu đi lại của nhân dân là một điều tất yếu khách quan, xã hội ngày càng phát triển thì đòi hỏi dịch vụ VTHK càng cao, mạng lưới VTHK phải đi trước thời đại đáp ứng kịp thời sự phát triển của đất nước. Vì vậy cần có sự quan tâm đúng mức của nhà nước để hoạch định đúng hướng cho sự phát triển loại hình dịch vụ này, đây cũng là bộ mặt đổi mới của đất nước trong việc hình thành hệ thống GTĐB cũng như mạng lưới VTHK theo tinh thần thực hiện “văn hóa giao thông”. Trong lĩnh vực VTHK, phải phát triển đồng bộ về cả số lượng, chất lượng phương tiện, bến bãi, chất lượng phục vụ, … nhưng phải có chiến lược, kế hoạch phát triển, định hướng rõ ràng để không tạo ra sự lãng phí trong đầu tư, các doanh nghiệp kinh doanh vận tải không có lãi, trật tự ATGT không đảm bảo, gia tăng TNGT. Vì vậy, trong thực tế là cần phải có sự quản lý của nhà nước để điều tiết sự hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực này – đây là yêu cầu cấp thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Đối với tỉnh Quảng Bình, do đặc điểm địa lý, kinh tế - xã hội của tỉnh, đặc biệt có sự chênh lệnh về kinh tế, xã hội, văn hóa giữa thành thị với nông thôn, vùng sâu vùng xa, miền núi, đòi hỏi VTHK phải phát triển ổn định và bền vững đáp ứng nhu cầu lớn của xã hội với sự định hướng đúng của chính quyền địa phương. 12
- Như vậy, mục tiêu của QLNN về VTHK trong giai đoạn hiện nay là : - Xây dựng và không ngừng hoàn thiện thể chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch để tạo điều kiện cho lĩnh vực VTHK phát triển đúng định hướng không xảy ra lãng phí trong đầu tư, phát triển ổn định và bền vững để có thể đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội. - Xây dựng và hoàn thiện hệ thống GTĐB để phục vụ trong lưu thông đường bộ mà chính là VTHK phục vụ cho sự đi lại của người dân. - Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh VTHK hoạt động trong môi trường kinh doanh lành mạnh, ít tệ nạn, ít có sự thay đổi trong chính sách. Vì muốn phát triển nhanh, bền vững thì phải có sự ổn định xã hội, bảo đảm ATGT. - Thanh tra, kiểm tra phải đúng quy định của pháp luật, không để tình trạng tham nhũng, nhũng nhiễu trong thanh tra, kiểm tra, kiểm soát. Có như vậy thì các doanh nghiệp mới có thể yên tâm đầu tư phương tiện cho sự phát triển kinh doanh của mình. - Hạn chế mật độ lưu thông đường bộ bằng xe cá nhân, dần dần tạo thói quen cho người dân sử dụng phương tiện công cộng khi tham gia lưu thông, từ đó hạn chế nạn ùn tắc giao thông, kìm chế TNGT - Tạo điều kiện, giúp người dân hiểu rõ hơn sự cần thiết phải biết Luật GTĐB khi tham gia giao thông, đồng thời người dân đồng tình ủng hộ sự phát triển loại hình VTHK công cộng, tạo nên nét văn hóa giao thông trong cộng đồng. Dần dần tạo thói quen không dùng phương tiện cá nhân khi lưu thông, giúp cho bộ mặt về GTĐB có sự văn minh như hầu hết các nước trên thế giới 1.2.2.2. Nguyên tắc QLNN về vận tải hành khách Để QLNN về VTHK có hiệu quả, nhà nước và các cơ quan chức năng có liên quan cần phải tuân thủ nghiêm các nguyên tắc, đó là các ràng buộc 13
- khách quan mang tính khoa học mà nhà nước cần thực hiện trong quá trình hoạt động quản lý của mình. a) Nguyên tắc tuân thủ pháp luật, chính sách nhà nước Phải đảm bảo theo nguyên tắc tuân thủ pháp luật, chính sách của Nhà nước. Mọi hoạt động trong QLNN về VTHK phải theo khuôn khổ của pháp luật, thực hiện đúng theo quy định các chỉ thị, thông tư, quyết định liên quan đến hoạt động kinh doanh VTHK. Các doanh nghiệp, HTX kinh doanh VTHK phải tuân thủ những chính sách pháp luật của Nhà nước, những quy định trong lĩnh vực VTHK khi tham gia hoạt động kinh doanh vận tải; nếu có sai phạm thì sẽ bị xử lý đúng theo quy định. b) Nguyên tắc “Thông suốt-An toàn-Liên tục” Nguyên tắc “Thông suốt-An toàn-Liên tục” phải được thực hiện nghiêm túc. Với vai trò là QLNN, Sở GTVT phải quy hoạch hệ thống GTĐB hợp lý để hoạt động VTHK luôn được thông suốt. Các doanh nghiệp, HTX phải tổ chức quản lý điều hành để mạng lưới VTHK được hoạt động liên tục. Các lái xe, người tham gia giao thông phải nghiêm chỉnh chấp hành quy tắc giao thông để luôn giữ gìn an toàn cho mình và cho người khác. c) Nguyên tắc “Đúng giờ” Quản lý tổ chức điều hành các tuyến VTHK theo nguyên tắc “Đúng giờ”, đi đúng lịch trình, biểu đồ xe chạy, xuất bến đi và về bến đến đúng giờ. 1.2.3. Nội dung QLNN về vận tải hành khách QLNN là sự tác động và điều chỉnh mang tính quyền lực nhà nước đối với quá trình và hành vi xã hội, quản lý toàn bộ xã hội, trong đó có sự thực hiện QLNN đối với từng lĩnh vực, từng ngành cụ thể khác nhau. Nhà nước tổ chức xây dựng và quản lý toàn bộ nền kinh tế quốc dân. 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non - hệ Cao đẳng, Trường Đại học Đồng Nai
126 p | 303 | 56
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý văn bản điện tử tại Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
88 p | 232 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Phát triền nguồn nhân lực hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
113 p | 97 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình
118 p | 120 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
104 p | 149 | 22
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa
26 p | 129 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam
116 p | 100 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
102 p | 113 | 14
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
21 p | 113 | 14
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, Nghệ An
26 p | 131 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động của thư viện tỉnh Bạc Liêu
114 p | 18 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa
100 p | 15 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý xăng dầu của Cục Trang bị và Kho vận, Bộ Công an
85 p | 61 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
126 p | 18 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về văn hoá trên địa bàn phường Trường Sơn, Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
127 p | 28 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu
119 p | 16 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Thực thi chính sách văn hóa trong quản lý di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ
195 p | 8 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về công tác gia đình trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
145 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn