Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Tạo động lực làm việc cho giáo viên trong các trường tiểu học công lập ở huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk
lượt xem 5
download
Mục đích nghiên cứu của đề tài "Tạo động lực làm việc cho giáo viên trong các trường tiểu học công lập ở huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk" là xây dựng và đề xuất một số giải pháp tạo động lực làm việc cho giáo viên trong các trường tiểu học công lập.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Tạo động lực làm việc cho giáo viên trong các trường tiểu học công lập ở huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ------------/------------- ------/----- HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TRẦN VĂN THỂ TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO GIÁO VIÊN TRONG CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC CÔNG LẬP Ở HUYỆN EA SÚP, TỈNH ĐẮK LẮK LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠONĂM 2023 BỘ NỘI VỤ ĐẮK LẮK-
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ------------/------------- ------/----- …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TRẦN VĂN THỂ TRẦN VĂN THỂ TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO GIÁO VIÊN TRONG CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC CÔNG LẬP Ở HUYỆN EA SÚP, TỈNH ĐẮK LẮK TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC TRƯỜNG CÔNG LẬP HUYỆN EA SÚP, TỈNH ĐẮK LẮK LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG CHUYÊN NGÀNH: Quản lý công Mã số : 8 34 04 03 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHẠM THẾ TRỊNH Chuyên ngành: Quản lý công ĐẮK LẮK – NĂM 2023
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành Chương trình cao học Khoá 7 (HC26TN7) Chuyên ngành Quản lý công tại Học viện Hành chính Quốc gia (2021-2023) và viết Luận văn này, bên cạnh sự lỗ lực của bản thân, tác giả cũng đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của các thầy, cô, bạn bè, đồng nghiệp trong suốt quá trình học tập và công tác. Nhân đây tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới: - Thầy giáo hướng dẫn: PGS.TS. Phạm Thế Trịnh - Các thầy, cô giáo của Học viện Hành chính Quốc gia. - Phòng Giáo dục và Đào tạo, các Trường tiểu học trên địa bàn huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk, các bạn đồng nghiệp và các cơ quan, đơn vị đã cung cấp tài liệu, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình hoàn thiện luận văn này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng hoàn thành nội dung nghiên cứu bằng tất cả sự nhiệt tình và năng lực của mình, tuy nhiên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được các ý kiến đóng góp quý báu của các thầy, cô và các đồng nghiệp để hoàn thiện hơn nữa luận văn của mình. Xin trân trọng cảm ơn! Tác giả Trần Văn Thể
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ Quản lý công với đề tài “Tạo động lực làm việc cho giáo viên trong các trường tiểu học công lập ở huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk” là công trình nghiên cứu khoa học của cá nhân tôi, chưa được công bố và sử dụng ở bất cứ một công trình nghiên cứu nào. Nội dung của Luận văn là tổng hợp từ thực tiễn và nghiên cứu lý luận của tác giả, sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Phạm Thế Trịnh. Số liệu trong luận văn được tác giả trực tiếp thu thập và phân tích, không sao chép bất kỳ công trình của tác giả nào. Số liệu có nguồn gốc rõ ràng, phản ánh trung thực tình hình thực tế địa phương đang nghiên cứu. Tôi xin chịu trách nhiệm về đề tài nghiên cứu của mình. Tác giả Trần Văn Thể
- DANH MỤC VIẾT TẮT BHTN Bảo hiểm thất nghiệp BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế CBCCVC Cán bộ, công chức, viên chức CBQL,GV,NV Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên CNH,HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ĐDCMHS Đại diện cha mẹ học sinh GDĐT Giáo dục Đào tạo GDNN-GDTX Giáo dục nghề nghiệp- Giáo dục thường xuyên GDPT Giáo dục phổ thông HĐND Hội đồng nhân dân KH Kế hoạch KT-XH Kinh tế- xã hội NSNN Ngân sách nhà nước PCGD Phổ cập giáo dục THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông UBND Ủy ban nhân dân
- DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng Nội dung Trang Bảng 1.1 Lý thuyết hai yếu tố 19 Bảng 1.2 Bảng lương của giáo viên tiểu học từ ngày 01/01/2023 đến 25 30/6/2023 Bảng 1.3 Bảng lương của giáo viên tiểu học từ ngày 01/07/2023 26 Bảng 2.1 Số lượng trường, lớp, học sinh ba bậc học 47 Bảng 2.2 Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên ngành GDĐT 48 huyện Ea Súp Bảng 2.3 Số phòng học của 3 bậc học 48 Bảng 2.4 Thống kê phòng học các trường tiểu học công lập huyện Ea Súp 49 Bảng 2.5 Thống kê trình độ đội ngũ ( bậc tiểu học) 50 Bảng 2.6 Thống kê so sánh chất lượng hai năm học 2021-2022;2022-2023 51 Bảng 2.7 Cơ cấu về giới tính, dân tộc của giáo viên tiểu học huyện Ea 52 Súp Bảng 2.8 Cơ cấu về độ tuổi của giáo viên tiểu học huyện Ea Súp năm học 52 2022-2023 Bảng 2.9 Kết quả tự đánh giá chuẩn nghề nghiệp CBQL 55 Bảng 2.10 Kết quả tự đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên 55 Bảng 2.11 Thu nhập bình quân của giáo viên 07 trường giai đoạn 2020 - 56 2022 Bảng 2.12 Thống kê đánh giá mức độ hài lòng của giáo viên về tiền lương 57 Bảng 2.13 Danh hiệu thi đua 58 Bảng 2.14 Số lượng giáo viên 7 trường đạt danh hiệu thi đua trong ba năm 59 học Bảng 2.15 Mức độ thỏa mãn của đội ngũ giáo viên tiểu học về tiền thưởng 60 Bảng 2.16 Thống kê đóng bảo hiểm xã hội của 7 trường tiểu học từ năm 60 2020 đến..
- Bảng 2.17 Thống kê chi thu nhập tăng thêm cho CBQL, giáo viên, nhân 62 viên Bảng 2.18 Thống kê khoản phúc lợi tự nguyện cho giáo viên 7 trường tiểu 63 học huyện Ea Súp năm học 2021-2022 Bảng 2.19 Thống kê mô tả sự hài lòng của giáo viên đối với chế độ phúc 63 lợi Bảng 2.20 Kết quả tự đánh giá chuẩn nghề nghiệp CBQL 65 Bảng 2.21 Kết quả tự đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên 65 Bảng 2.22 Thống kê mức độ hài lòng về thực trạng đào tạo và bồi dưỡng 65 cho giáo viên Bảng 2.23 Thống kê cơ sở vật chất tại 7 trường tiểu học, năm học 2022- 66 2023 Bảng 2.24 Mức độ hài lòng của giáo viên về môi trường làm việc 71 Biểu đồ Chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế huyện Ea Súp giai đoạn 2020-202 45 2.1 Hình 1.1 Sự phân cấp nhu cầu của A.Maslow 17
- MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG, BIỂU MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 1 Chương 1. Cơ sở lý luận về tạo động lực làm việc cho giáo viên trường tiểu học .............. 9 1.1. Một số khái niệm cơ bản của đề tài ......................................................................................... 9 1.2. Một số học thuyết liên quan đến tạo động lực làm việc...................................................12 1.3. Nội dung tạo động lực việc làm cho giáo viên tiểu học ...................................................18 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến tạo động lực làm việc cho giáo viên tiểu học ...................28 1.5. Kinh nghiệm tạo động lực cho giáo viên trường tiểu học công lập ở một số huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk và bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Ea Súp .......................................................................................................................................32 Tiểu kết chương 1 ........................................................................................................ 36 Chương 2. Thực trạng tạo động lực làm việc cho giáo viên trong các trường tiểu học công lập huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk ................................................................................ 37 2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Ea Súp tỉnh Đắk Lắk........37 2.2. Thực trạng giáo dục tại các trường tiểu học công lập của huyện Ea Súp tỉnh Đắk Lắk .................................................................................................................................................40 2.3. Thực trạng tạo động lực cho giáo viên trường tiểu học công lập huyện Ea Súp tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2019- 2023 ...............................................................................................46 2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến tạo động lực làm việc cho giáo viên trường tiểu học công lập huyện Ea Súp tỉnh Đắk Lắk ....................................................................................58
- 2.5. Đánh giá chung về thực trạng tạo động lực làm việc cho giáo viên trường tiểu học công lập ở huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk ...............................................................................62 Tiểu kết chương 2 ........................................................................................................ 66 Chương 3. Giải pháp tạo động lực cho giáo viên trường tiểu học công lập huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk .............................................................................................................. 67 3.1. Mục tiêu, quan điểm, định hướng tạo động lực làm việc cho giáo viên trường tiểu học công lập huyện Ea Súp tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới.........................................67 3.2. Một số giải pháp tạo động lực làm việc cho giáo viên trường tiểu học công lập ở huyện Ea Súp tỉnh Đắk Lắk ...................................................................................................71 3.3. Kiến nghị.......................................................................................................................................84 Tiểu kết chương 3 ........................................................................................................ 85 KẾT LUẬN ................................................................................................................. 86 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 88
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn Động lực làm việc của các cá nhân trong tổ chức đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất, hiệu quả làm việc cho cá nhân và tổ chức. Mục đích quan trọng nhất của tạo động lực là sử dụng hợp lý nguồn lao động, khai thác hiệu quả nguồn lực con người nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức. Tạo động lực làm việc cho cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) có ý nghĩa rất quan trọng đối với hiệu quả hoạt động của tổ chức hành chính nhà nước và các đơn vị sự nghiệp công lập [9]. Tạo động lực làm việc cho CBCCVC có tầm quan trọng đặc biệt trong tổ chức, kể cả là tổ chức tư hay tổ chức của nhà nước. Khi CBCCVC được quan tâm tức là đã được tạo động lực làm việc, bất cứ ai khi có động lực làm việc thì chất lượng và hiệu quả công việc sẽ được cải thiện. Từ đó họ sẽ có những đóng góp cho tổ chức nhà nước và có tác động tích cực đến xã hội. Hiện nay, mặc dù mức lương cơ sở đã tăng, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu bình thường của CBCCVC, nhất là ở các thành phố lớn khi mà chi tiêu đắt đỏ. Do đó, động lực làm việc của CBCCVC cũng bị ảnh hưởng, hàng năm vẫn có nhiều công chức, viên chức bỏ tổ chức công sang tổ chức tư vì chế độ tiền lương cũng như đãi ngộ tốt hơn. Tính đến hết năm học 2022-2023, theo thống kê của Bộ GDĐT thì cả nước có 1.234.124 giáo viên mầm non và phổ thông. Tuy nhiên, theo chỉ tiêu đặt ra thì cả nước còn thiếu 118.253 giáo viên đứng lớp, nguyên nhân khiến tình trạng thiếu giáo viên ngày càng tăng là do giáo viên nghỉ việc vẫn tiếp diễn và khó tuyển người mới. Điều đáng buồn nhất là, trong năm học 2022-2023, có tới 9.295 giáo viên nghỉ việc, số giáo viên này nghỉ việc để chuyển sang dạy ở các trường tư thục hoặc chuyển sang làm việc ở các lĩnh vực khác có thu nhập cao hơn. [12] Một số ít địa phương có điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn thì giáo viên nghỉ việc do lương, trợ cấp thấp, trong khi đó khối lượng công việc nhiều, địa bàn dân
- 2 cư thưa thớt, đi lại khó khăn. Đối với giáo viên đang công tác tại các xã thuộc vùng khó khăn của huyện Ea Súp thì việc tạo động lực là hết sức quan trọng. Ea Súp là một huyện nghèo của tỉnh, cách trung tâm của tỉnh trên 100 km, cơ sở hạ tầng của nhiều trường học chưa đáp ứng được yêu cầu của chương trình phổ thông 2018. Theo số liệu thống kê năm 2023, toàn huyện Ea Súp có 18 trường tiểu học, 329 lớp học, với 8217 học sinh, có 497 giáo viên tiểu học. Huyện Ea Súp có 8/10 xã, thị trấn thuộc xã đặc biệt khó khăn. Hầu hết đường giao thông chưa được bê tông hóa nên đi lại khó khăn, nhiều địa phương thiếu nước sinh hoạt, chỗ ở tập thể cho giáo viên không đáp ứng được nhu cầu….vì thế đã làm giảm động lực và giảm hăng say, hứng thú trong giảng dạy của giáo viên, ảnh hưởng lớn đến chất lượng giáo dục ở địa phương. Bên cạnh đó, thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 cũng đã tạo ra nhiều áp lực cho bộ phận giáo viên lớn tuổi về ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy và đánh giá học sinh thông qua các phần mềm. Qua đại dịch Covid-19, nhiều giáo viên tại huyện không tổ chức dạy học được trực tuyến, đa số chỉ giao bài cho học sinh thông qua phát phiếu hoặc qua Zalo… Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tạo động lực lao động cho đội ngũ giáo viên trường tiểu học công lập của huyện Ea Súp. Hiện nay, tại địa bàn huyện Ea Súp cũng như trong tỉnh, chưa có đề tài nào nghiên cứu về tạo động lực làm việc cho giáo viên trong các trường tiểu học công lập. Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên, tác giả chọn đề tài “Tạo động lực làm việc cho giáo viên trong các trường tiểu học công lập huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk” làm luận văn tốt nghiệp cao học Chuyên ngành Quản lý công tại Học viện Hành chính Quốc gia. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Tạo động lực làm việc cho giáo viên không phải là vấn đề mới được nghiên cứu, vì vậy qua từng giai đoạn phát triển đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến tạo động lực làm việc cho giáo viên, giảng viên. Vấn đề này đã có nhiều
- 3 công trình nghiên cứu, cụ thể như: - Daniel H. Pink, Sách “Động Lực Chèo Lái Hành Vi – Tìm Ra Động Lực Phát Triển Đúng Đắn Và Bền Vững”, NXB lao động Xã hội xuất bản năm 2018 [5] - Theo các tác giả Paul Hersey và Ken Blanc Hard “Quản lý nguồn nhân lực” đã bàn về vấn đề tạo động lực làm việc từ cách tiếp cận tâm lý học hành vi. Các tác giả tập trung nhấn mạnh vai trò của việc tạo động lực làm việc, trên cơ sở nghiên cứu thực nghiệm và đưa ra các ví dụ điển hình giúp nhà quản lý áp dụng và phân tích, tìm hiểu hành vi của người lao động [17]. - Đỗ Nhật Tiến (2009), Bài viết “Vị thế nhà giáo và vấn đề tạo động lực cho người dạy”, Báo khoa học Giáo dục số 45. Qua nghiên cứu, tác giả đã tiếp cận vấn đề tạo động lực cho giáo viên từ hai góc độ: đó là mối quan hệ giữa động lực với nhu cầu; mối quan hệ giữa động lực với các đặc trưng của nghề dạy học. Nghiên cứu còn khái quát được mối quan hệ giữa ba yếu tố nhu cầu- động lực- vị thế nhà giáo. Với nghiên cứu của tác giả đã cho thấy đây là cơ sở lý thuyết quan trọng để tiếp cận vấn đề tạo động lực làm việc cho giáo viên có hiệu quả [22]. - Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Thị Kim Dung (2017) về “ Tạo động lực làm việc cho giảng viên trường Đại học Kinh tế Nghệ An”, Học viện Hành chính quốc gia. Luận văn hệ thống hoá được cơ sở lý luận và thực tiễn về tạo động lực làm việc cho giảng viên trường Đại học Kinh tế Nghệ An, qua đó tác giả đã đánh giá thực trạng động lực làm việc của giảng viên tại trường từ 2010- 2015 và áp dụng các giải pháp từ 2016 – 2020. Tác giả đã đề ra 04 giải pháp: Tạo động lực thông qua chính sách kinh tế; Tạo động lực bằng hệ thống đánh giá thành tích; Tạo động lực bằng chính sách đào tạo và cơ hội thăng tiến, phát triển nghề nghiệp; Tạo động lực bằng môi trường làm việc [6]. - Luận văn Thạc sĩ của tác giả Lê Thị Hồng Oanh (2018), Biện pháp tạo động lực làm việc cho giáo viên Mầm non thị xã Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên. Luận văn hệ thống hoá được cơ sở lý luận và thực tiễn về tạo động lực làm việc cho giáo viên trường mầm non trên địa bàn thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. Tác giả nêu ra 07 giải pháp tạo động lực cho
- 4 giáo viên như: Thông qua vật chất; công cụ phúc lợi tài chính của từng đơn vị; thông qua đánh giá khen thưởng; Thông qua đánh giá chất lượng giáo viên; Thông qua các hoạt động văn hóa tại trường; Thông qua đào tạo, bồi dưỡng; Thông qua cải thiện môi trường làm việc. Tuy tác giả đã nêu được giải pháp nhưng không nêu được các nguồn kinh phí được tạo ra từ đâu để chi trả phúc lợi cho giáo viên, hay việc nâng cao chất lượng hệ thống và đồng bộ cơ sở vật chất hạ tầng trên địa bàn cần thiếu những gì [16]. - Luận văn Thạc sĩ của Nông Thanh Vị (2015) về Tạo động lực lao động cho giáo viên Tiểu học tại huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn, trường Đại học Lao động- Xã hội. Luận văn đã đánh giá chung về thực trạng tạo động lực lao động cho giáo viên tiểu học ở đây như chế độ chính sách được thực hiện đầy đủ, giáo viên nhận được chế độ thưởng vào các ngày lễ lớn, bầu không khí được được duy trì tốt. Tác giả còn chỉ ra những hạn chế là: Thu nhập của hầu hết giáo viên còn thấp, điều kiện làm việc của giáo viên chưa được cải thiện, công việc chịu nhiều áp lực. Từ đó, tác giả đã nêu ra các biện pháp: xây dựng các hình thức thưởng; xây dựng chế độ phúc lợi đa dạng; hoàn thiện bản mô tả công việc cho giáo viên; tạo bầu không khí làm việc tích cực; xây dựng và phát triển văn hóa nhà trường; xác định nhu cầu đối với giáo viên tiểu học. Tuy nhiên, giải pháp xác định nhu cầu của giáo viên mà trong đề tài tác giả nêu chưa có đề xuất đối với các cấp để thực hiện [24]. - Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Thị Ngọc (2019), Biện pháp tạo động lực làm việc cho đội ngũ giáo viên trường tiểu học Vân Hồ, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La, Học viện Quản lý Giáo dục. Luận văn của tác giả được nghiên cứu trong 02 năm học 2016-2017 và 2017-2018, trường tiểu học Vân Hồ là trường học tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ tổ chức biên chế và tài chính. Tác giả đã nêu thực trạng tạo động lực làm việc cho đội ngũ giáo viên của nhà trường: nhà trường đã tạo điều kiện về cơ sở vật chất cho đội ngũ, trình độ đào tạo của đội ngũ vẫn chưa đồng đều… Từ đó, tác giả đã nêu ra 6 giải pháp tạo động lực làm việc cho giáo viên của trường. Tuy nhiên, một số giải pháp mà tác giả đưa ra chỉ có thể áp dụng được với trường tiểu học Vân Hồ mà không áp dụng được với
- 5 trường khác, vì nhà trường tự chủ về tài chính, ví dụ biện pháp kích thích bằng vật chất [15]. - Luận văn Thạc sĩ của Đinh Thị Minh Hằng (2019), Giải pháp tạo động lực làm việc cho giáo viên các trường tiểu học huyện Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng, trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên. Luận văn hệ thống hoá được cơ sở lý luận và thực tiễn về tạo động lực làm việc cho giáo viên các trường tiểu học huyện Trùng Khánh, chỉ ra được mức độ hài lòng của giáo viên ở đây. Tác giả đã đề ra 03 nhóm giải pháp tạo động lực làm việc cho giáo viên nơi đây [10]. - Nguyễn Thu Hằng và Nguyễn Thị Thắm (2021), Tạo động lực cho giáo viên tiểu học trong bối cảnh đổi mới giáo dục, Tạp chí quản lý giáo dục số 01 tháng 3/2021, Tác gỉả cho rằng Để thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 cần phải đổi mới rất nhiều: nội dung, chương trình, sách giáo khoa,... trong đó việc nâng cao chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên giữ vai trò vô cùng quan trọng [11]. Qua nghiên cứu một số công trình của các tác giả nêu trên, đã chỉ ra một số giới hạn nhất định đến thực trạng quản lý nhà nước về tạo động lực làm việc cho giáo viên các trường tiểu học công lập thời gian qua vẫn còn nhiều tồn tại trong công tác đảm bảo cơ sở vật chất, môi trường làm việc chưa được cải thiện nhiều, đời sống một số giáo viên còn gặp khó khăn. Tuy nhiên, do được nghiên cứu vào khoảng thời gian khác nhau, tại địa bàn khác nhau nên nội dung quản lý nhà nước về tạo động lực làm việc cho giáo viên trường tiểu học công lập tại các huyện khác nhau và các giải pháp được đề xuất cũng khác nhau, phù hợp với tình hình thực tiễn tại từng địa phương cụ thể. Hiện tại trên địa bàn nghiên cứu cũng chưa có công trình nào đề cập đến vấn đề tạo động lực làm việc cho giáo viên các trường tiểu học công lập trên địa bàn huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk. Do đó, đề tài “Tạo động lực làm việc cho giáo viên trong các trường tiểu học công lập huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk ” mà tác giả lựa chọn không trùng lặp với các công trình khoa học đã công bố. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích
- 6 Mục đích nghiên cứu của đề tài là xây dựng và đề xuất một số giải pháp tạo động lực làm việc cho giáo viên trong các trường tiểu học công lập. 3.2. Nhiệm vụ + Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về tạo động lực làm việc cho giáo viên trường tiểu học công lập tại huyện Ea Súp. + Phân tích, đánh giá thực trạng tạo động lực làm việc cho giáo viên trường tiểu học công lập huyện Ea Súp tỉnh Đắk Lắk, từ đó tìm ra những vấn đề cần giải quyết để tạo động lực làm việc cho giáo viên trường tiểu học công lập tại huyện Ea Súp. + Đề xuất một số giải pháp tạo động lực làm việc cho giáo viên trường tiểu học công lập huyện Ea Súp tỉnh Đắk Lắk. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu Tạo động lực làm việc cho giáo viên trong các trường tiểu học công lập huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu công tác quản lý nhà nước trong hoạt động tạo động lực làm việc của giáo viên các trường tiểu học công lập huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk. - Phạm vi về không gian: huyện Ea Súp tỉnh Đắk Lắk. - Phạm vi về thời gian: Thực trạng công tác tạo động lực làm việc của giáo viên các trường tiểu học công lập huyện Ea Súp từ năm học 2019-2020 đến năm học 2020- 2021 và áp dụng các giải pháp từ năm học 2021-2022 đến năm học 2022-2023. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Phương pháp luận Đề tài được thực hiện dựa trên phương pháp luận của triết học Mác – Lê nin, các quan điểm, chủ trương của Đảng, luật, chính sách của Nhà nước và của tỉnh Đắk Lắk và huyện Ea Súp về công tác quản lý nhà nước trong hoạt động tạo động
- 7 lực làm việc cho giáo viên các trường Tiểu học công lập. Tác giả có tham khảo chọn lọc và kế thừa một số công trình nghiên cứu để hình thành giả thuyết khoa học cho đề tài. 5.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Đề tài nghiên cứu các công trình có liên quan đến động lực và tạo động lực làm việc cho người lao động nói chung và giáo viên tiểu học nói riêng nhằm xây dựng hệ thống lý luận về động lực và tạo động lực làm việc cho giáo viên trong các trường tiểu học công lập huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk. Trong Chương 1. Trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu, các bài viết quản lý nhà nước về tạo động lực làm việc, tạo động lực làm việc cho giáo viên thông qua các đề tài, trang web, các tạp chí. Tác giả đã rút ra được những vấn đề cơ bản khái niệm về động lực, tạo động lực…. Nội dung công tác quản lý nhà nước về tạo động lực làm việc cho giáo viên trường tiểu học công lập để làm cơ sở thực hiện Chương 2 và Chương 3. - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Tác giả dùng phiếu hỏi để điều tra thực trạng tạo động lực làm việc cho giáo viên trong các trường tiểu học công lập trên địa bàn huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk. + Đối tượng điều tra: Để có cơ sở cho việc đánh giá thực trạng các biện pháp tạo động lực làm việc cho giáo viên trường tiểu học công lập tại huyện Ea Súp, tác giả đã tiến hành khảo sát thông qua bảng hỏi và phỏng vấn trực tiếp 150 giáo viên, cán bộ quản lý của 07 trường tiểu học công lập trên địa bàn huyện Ea Súp thuộc xã có điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn, vùng sâu, vùng xa của huyện (bình quân mỗi trường từ 20 đến 25 phiếu). + Địa điểm khảo sát: tại 07 trường tiểu học công lập trên địa bàn huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk. - Phương pháp phỏng vấn sâu cá nhân: Tác giả thực hiện phỏng vấn giáo viên của 07 trường tiểu học công lập trên địa bàn huyện nhằm thu thập thông tin về thực trạng tạo động lực làm việc cho giáo viên tại các trường nêu trên.
- 8 - Phương pháp tổng hợp và phân tích: Tác giả tổng hợp và phân tích những kết quả đã đạt được và chưa đạt được để đưa các giải pháp tạo động lực làm việc cho giáo viên trường tiểu học công lập tại huyện Ea Súp trong thời gian tới. - Phương pháp xử lý số liệu: sử dụng phần mềm Excel 2010 để xử lý các số liệu điều tra. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Tìm ra giải pháp giúp cho các trường tiểu học công lập trên địa bàn huyện Ea Súp nâng cao việc tạo động lực dạy học cho giáo viên tiểu học. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận văn vận dụng các lý luận cơ bản về tạo động lực để giải quyết các vấn đề còn tồn tại ở các trường tiểu học công lập trên địa bàn huyện Ea Súp, trên cơ sở đó đề xuất cho Ủy ban nhân dân huyện Ea Súp một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về tạo động lực làm việc cho giáo viên trường tiểu học công lập trên địa bàn huyện Ea Súp. Luận văn còn có thể sử dụng cho các Nhà quản lý nghiên cứu, tham khảo trong việc đề xuất các chính sách phù hợp trong công tác quản lý giáo viên trường tiểu học công lập tại địa phương. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 03 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về tạo động lực làm việc cho giáo viên trong các trường tiểu học công lập huyện Ea Súp tỉnh Đắk Lắk Chương 2: Thực trạng tạo động lực làm việc cho giáo viên trường tiểu học công lập huyện Ea Súp tỉnh Đắk Lắk Chương 3: Giải pháp tạo động lực cho giáo viên trường tiểu học công lập huyện Ea Súp tỉnh Đắk Lắk
- 9 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO GIÁO VIÊN TRƯỜNG TIỂU HỌC 1.1. Một số khái niệm cơ bản của đề tài 1.1.1. Giáo viên tiểu học và đặc điểm của giáo viên tiểu học 1.1.1.1 Khái niệm giáo viên tiểu học Theo từ điển tiếng Việt của Nhà xuất bản Văn hóa thông tin năm 2014 thì “Giáo viên là người giảng dạy ở các trường phổ thông hoặc tương đương” [12, tr.179]. Theo Khoản 1 Điều 66 Luật Giáo dục năm 2019 [20] thì “Nhà giáo làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong cơ sở giáo dục. Giáo viên có nhiệm vụ chính là giảng dạy, giáo dục và đào tạo tại các cơ sở giáo dục. Tuy nhiên, ở mỗi cấp học thì nhiệm vụ khác nhau. Giáo viên phải luôn là tấm gương sáng cho học sinh noi theo và để xã hội được xã hội tôn vinh, họ luôn phải gương mẫu trong lời ăn, tiếng nói…để đạt được điều đó, giáo viên phải luôn tu dưỡng đạo đức, phẩm chất, học tập nâng cao trình độ. Bên cạnh đó phải xây dựng được hình ảnh của nhà trường với xã hội, nhất là với học sinh và cha mẹ học sinh. Giáo viên tiểu học không chỉ truyền đạt kiến thức mà còn trang bị cho các em kĩ năng sống phù hợp với lứa tuổi, từ đó các em biết xử lý các tình huống trong cuộc sống hàng ngày. Trong quá trình dạy học, giáo viên vừa phải đảm bảo tính khoa học và vừa có tính nghệ thuật, khoa học thể hiện ở chỗ phải dạy đúng kiến thức, bố trí đúng, đủ chương trình, thời gian…nghệ thuật là với từng đối tượng học sinh thì phải dùng các phương pháp truyền thụ sao cho phù hợp, thiết kế một tiết dạy sao cho linh hoạt, thu hút được học sinh tập trung học tập, khích lệ kịp thời để học sinh tiến bộ… Từ những phân tích trên, Khái niệm đội ngũ giáo viên tiểu học là tập hợp
- 10 những nhà giáo, những chuyên gia, các nhà sư phạm có đầy đủ tiêu chuẩn nhà giáo đã và đang giảng dạy trong cơ sở giáo dục tiểu học, có khả năng cống hiến tài năng, sức lực của họ cho sự nghiệp giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục đã xác định trong Luật Giáo dục. Trong nhà trường tiểu học, tập thể sư phạm là tổ chức của tập thể những người hoạt động lao động sư phạm. Tập thể sư phạm liên kết các giáo viên, cán bộ, nhân viên thành một cộng đồng giáo dục có tổ chức, có phương pháp giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục trong nhà trường. Tập thể giáo viên tiểu học là những người trực tiếp làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục là lực lượng chủ yếu, quan trọng nhất quyết định đến chất lượng giáo dục và mục tiêu, sứ mạng trong nhà trường. Như vậy đội ngũ giáo viên tiểu học là tập thể các nhà quản lý, các nhà giáo được tổ chức thành một lực lượng, thành đội ngũ có nhiệm vụ thực hiện các mục tiêu giáo dục trong trường tiểu học. 1.1.1.2. Đặc điểm của giáo viên tiểu học Có thể nói, giáo viên tiểu học là một người đa năng, họ dạy được nhiều môn học. Mặc dù kiến thức truyền tải cho học sinh tiểu học là “nhẹ” nhưng cũng không đơn giản. Bởi đối tượng học sinh (lớp 1) được ví như tờ giấy trắng, còn hồn nhiên, đang tuổi ăn, tuổi lớn, tiếp thu kiến thức từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng. Vì thế người giáo viên đôi khi vừa dạy vừa phải nịnh, đang dạy phải dừng lại để tổ chức các hoạt động vui chơi tập thể để gây sự chú ý, giảm mệt mỏi, làm tỉnh ngủ cho học sinh… Giáo viên tiểu học không chỉ là thầy cô mà còn là người cha, người mẹ thứ hai của học sinh, bởi lứa tuổi này đôi khi đến lớp còn khóc nhè, vệ sinh cá nhân chưa sạch, lo cho cả bữa ăn, giấc ngủ (đối với các em học bán trú)…Cũng vì thế mà nhiều thầy cô giáo là “thần tượng” trong mắt các em, khi về nhà có thể không nghe bố mẹ dạy học, vì “cô con dạy như thế”. Để làm được như thế, họ phải có tình yêu đối với trẻ nhỏ, coi học sinh như con, phải nhiệt tình, có khả năng giao tiếp tốt với cha mẹ học sinh, học sinh và đồng nghiệp. Họ còn là cầu nối giữa gia đình với nhà trường. Chính vì vậy, giáo viên cần phải thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, trau chuốt trong cử chỉ, lời nói, thái độ, ngay trong giao tiếp đồng
- 11 nghiệp và cả trong sinh hoạt. 1.1.2. Động lực và tạo động lực Động lực là một thuật ngữ được sử dụng rất nhiều. Động lực được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau: Theo Nguyễn Ngọc Quân và Nguyễn Vân Điềm trong cuốn giáo trình Quản trị nhân lực của Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân năm 2007 thì: Động lực là sự khát khao và tự nguyện của người lao động để tăng cường nỗ lực nhằm hướng tới việc đạt được mục tiêu của tổ chức. [7] Từ định nghĩa trên, ta có thể hiểu chung nhất về động lực như sau: Động lực là những gì động viên, khuyến khích, thôi thúc người lao động tự nguyện thực hiện những hành vi nhằm đạt được mục tiêu nhất định. Động lực làm việc được hiểu là sự thúc đẩy khiến cho con người nỗ lực làm việc trong điều kiện cho phép để tạo ra năng suất, hiệu quả cao. Động lực sẽ giúp người lao động chăm chỉ, nhiệt tình, hăng hái trong công việc, họ sẽ làm việc trên tinh thần tự nguyện, không bị cưỡng ép hay ra lệnh, công việc sẽ đạt kết quả vượt chỉ tiêu cũng như trước thời gian quy định. Qua đó, sẽ giúp xây dựng một tập thể mạnh, đoàn kết. Động lực xuất phát từ bản thân của mỗi con người. Nhà quản lý cần có cách tạo động lực khác nhau theo từng đối tượng để đạt được mục tiêu, bởi mỗi người có một nhu cầu, đặc điểm tâm lý, điều kiện khác nhau. Để làm được điều này, nhà quản lý phải kịp thời nắm bắt tâm tư nguyện vọng, gần gũi, biết lắng nghe cấp dưới, để kịp thời điều chỉnh phương pháp quản lý… Khi một người đang nỗ lực, kiên trì và tích cực trong công việc là họ đang có mục đích hướng đến. Để họ đạt được mục đích thì ngoài sự nỗ lực của bản thân họ cũng rất cần sự quan tâm, động viên, giúp đỡ của tập thể nhất là nhà quản lý. Như vậy, tạo động lực làm việc cho giáo viên là nhà quản lý sử dụng các biện pháp áp dụng cho cá nhân trong trường giúp họ tạo ra động lực làm việc. Với cách hiểu đã trình bày ở trên về động lực, thì tạo động lực là tổng hợp các biện pháp và cách ứng xử của tổ chức, của các nhà quản lý nhằm tạo ra sự khao khát và tự nguyện
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non - hệ Cao đẳng, Trường Đại học Đồng Nai
126 p | 300 | 56
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý văn bản điện tử tại Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
88 p | 230 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Phát triền nguồn nhân lực hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
113 p | 97 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình
118 p | 120 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
104 p | 149 | 22
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa
26 p | 127 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam
116 p | 100 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
102 p | 113 | 14
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
21 p | 113 | 14
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, Nghệ An
26 p | 130 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động của thư viện tỉnh Bạc Liêu
114 p | 17 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa
100 p | 14 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý xăng dầu của Cục Trang bị và Kho vận, Bộ Công an
85 p | 61 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
126 p | 16 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về văn hoá trên địa bàn phường Trường Sơn, Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
127 p | 19 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu
119 p | 15 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Thực thi chính sách văn hóa trong quản lý di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ
195 p | 8 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về công tác gia đình trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
145 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn