Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Thực thi chính sách chống buôn lậu trên địa bàn thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh
lượt xem 7
download
Luận văn nghiên cứu thực tiễn về các chính sách chống buôn lậu trên địa bàn thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh và đề xuất các giải pháp đảm bảo thực thi chính sách chống buôn lậu trên địa bàn thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh theo hướng bền vững phù hợp với hoàn cảnh của địa phương.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Thực thi chính sách chống buôn lậu trên địa bàn thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ .............../................ ...../..... HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN PHÚ BÌNH THỰC THI CHÍNH SÁCH CHỐNG BUÔN LẬU TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ MÓNG CÁI, TỈNH QUẢNG NINH LUẬN VĂN THẠC SỸ CHÍNH SÁCH CÔNG HÀ NỘI, NĂM 2019
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ .............../................ ...../..... HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN PHÚ BÌNH THỰC THI CHÍNH SÁCH CHỐNG BUÔN LẬU TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ MÓNG CÁI, TỈNH QUẢNG NINH LUẬN VĂN THẠC SỸ CHÍNH SÁCH CÔNG Mã số: 8 34 04 02 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. NGUYỄN ĐĂNG THÀNH HÀ NỘI, NĂM 2019
- LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan, Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng em và được sự hướng dẫn khoa học của GS.TS Nguyễn Đăng Thành. Các số liệu trong Bảng, Biểu phục vụ cho việc phân tích đánh giá, nhận xét được chính tác giả thu thập từ nhiều nguồn thông tin khác và được nêu rõ trong phần Tài liệu tham khảo. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng./. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Phú Bình i
- LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, em xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến các Quý thầy, cô Học viện Hành chính Quốc gia đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình học tập tại Học viện. Em xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến GS.TS Nguyễn Đăng Thành đã dành nhiều thời gian và tâm huyết, tận tình hướng dẫn và chỉ bảo giúp em hoàn thành Luận văn tốt nghiệp. Xin chân thành cảm ơn các đồng chí đang công tác tại Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ninh, Ban Chỉ đạo 389 thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh đã tạo điều kiện giúp đỡ để em hoàn thành đề tài này. Mặc dù, em đã có nhiều cố gắng, nỗ lực nghiên cứu, tìm tòi để hoàn thiện Luận văn. Tuy nhiên, không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp tận tình của Quý thầy cô và các bạn ! TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Phú Bình ii
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TTP : An toàn thực phẩm BCĐ : Ban Chỉ đạo BĐBP : Bộ đội Biên phòng CBL : Chống buôn lậu ĐTCBL : Điều tra chống buôn lậu GLTM : Gian lận thương mại HQCK : Hải quan cửa khẩu KNQ : Kho ngoại quan KSHQ : Kiểm soát Hải quan QLTT : Quản lý thị trường QPPL : Quy phạm pháp luật SHTT : Sở hữu trí tuệ TCHQ : Tổng cục Hải quan TNTX : Tạm nhập tái xuất UBND : Ủy ban nhân dân VPHC : Vi phạm hành chính VSATTP : Vệ sinh an toàn thực phẩm XNK : Xuất nhập khẩu iii
- DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số vụ việc bắt giữ, xử lý về công tác CBL, GLTM, hàng giả, hàng cấm, vi phạm VSATTP ................................................................................... 42 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Xử lý vi phạm hành chính .......................................................................43 Biểu đồ 2.2. Xử lý hình sự ..............................................................................................44 iv
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................. iii DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ iv DANH MỤC BIỂU ĐỒ ................................................................................... iv MỤC LỤC ......................................................................................................... v MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA THỰC THI CHÍNH SÁCH CHỐNG BUÔN LẬU .................................................................................................... 12 1.1. Một số khái niệm cơ bản .......................................................................... 12 1.1.1. Buôn lậu ................................................................................................ 12 1.1.2. Chống buôn lậu ..................................................................................... 14 1.1.3. Chính sách chống buôn lậu ................................................................... 16 1.2. Thực thi chính sách chống buôn lậu ........................................................ 18 1.2.1. Khái niệm: ............................................................................................. 18 1.2.2. Chủ thể thực thi chính sách chống buôn lậu ....................................... 18 1.2.3. Các yếu tố tác động đến quá trình thực thi chính sách chống buôn lậu 22 1.3. Nội dung của thực thi chính sách chống buôn lậu ................................... 25 1.4. Kinh nghiệm thực thi chính sách chống buôn lậu và kinh nghiệm cho thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh ........................................................... 30 1.4.1. Kinh nghiệm của các nước về thực thi chính sách chống buôn lậu............ 30 1.4.2. Kinh nghiệm của tỉnh Kiên Giang ........................................................ 33 1.4.3. Kinh nghiệm cho thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh .................... 37 Tiểu kết Chương 1 ........................................................................................... 38 Chương 2: THỰC TRẠNG THỰC THI CHÍNH SÁCH CHỐNG BUÔN LẬU TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ MÓNG CÁI, TỈNH QUẢNG NINH 39 v
- 2.1. Tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Móng Cái................... 39 2.2. Phân tích thực trạng thực thi chính sách chống buôn lậu tại thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh ............................................................................ 41 2.2.1. Công tác chống buôn lậu của các cơ quan chức năng .......................... 41 2.2.2. Xây dựng kế hoạch thực thi chính sách chống buôn lậu trên địa bàn thành phố Móng Cái ........................................................................................ 44 2.2.3. Phổ biến, tuyên truyền chính sách chống buôn lậu trên địa bàn thành phố Móng Cái .................................................................................................. 45 2.2.4. Phân công, phối hợp thực thi chính sách chống buôn lậu trên địa bàn thành phố Móng Cái ........................................................................................ 49 2.2.5. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực thi chính sách chống buôn lậu trên địa bàn thành phố Móng Cái .................................................................... 52 2.3. Đánh giá thực trạng thực thi chính sách chống buôn lậu tại thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh ............................................................................ 55 2.3.1. Những mặt đạt được .............................................................................. 55 2.3.2. Những hạn chế ...................................................................................... 58 2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế ..................................................................... 59 Tiểu kết Chương 2 ........................................................................................... 62 Chương 3: GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO THỰC THI CHÍNH SÁCH CHỐNG BUÔN LẬU TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ MÓNG CÁI, TỈNH QUẢNG NINH ............................................................................................................... 63 3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp đảm bảo thực thi chính sách chống buôn lậu trên địa bàn thành phố Móng Cái .................................................................... 63 3.1.1. Dự báo tình hình buôn lậu trên địa bàn thành phố Móng Cái .............. 63 3.1.2. Chủ trương, quan điểm của Đảng và Nhà nước về chống buôn lậu . 64 3.1.3. Những bất cập trong quá trình thực thi chính sách chống buôn lậu tại thành phố Móng Cái ........................................................................................ 68 vi
- 3.2. Giải pháp đảm bảo thực thi chính sách chống buôn lậu tại thành phố Móng Cái ......................................................................................................... 69 3.2.1 Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người dân, doanh nghiệp, các cấp, các ngành trong công tác chống buôn lậu ............................................... 69 3.2.2. Nâng cao năng lực bộ máy, chất lượng đội ngũ thực thi chính sách chống buôn lậu tại thành phố Móng Cái ......................................................... 71 3.2.3. Hoàn thiện công tác phân công, phối hợp giữa các cơ quan thực thi chính sách chống buôn lậu .............................................................................. 78 3.2.4. Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng cho thực thi chính sách chống buôn lậu tại thành phố Móng Cái ............................................................................. 80 3.2.5. Tăng cường kiểm tra công tác thực thi chính sách chống buôn lậu tại thành phố Móng Cái ........................................................................................ 82 3.3. Kiến nghị .................................................................................................. 83 3.3.1. Kiến nghị với các cơ quan Trung ương ................................................ 83 3.3.2. Kiến nghị với tỉnh Quảng Ninh ............................................................. 84 Tiểu kết Chương 3 ........................................................................................... 86 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 90 vii
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Quá trình mở cửa và hội nhập một mặt đem lại cho Việt Nam nhiều cơ hội lớn cho xuất nhập khẩu hàng hóa, phát triển kinh tế. Mặt khác, cũng đặt ra không ít thách thức, khi hoạt động buôn lậu ngày càng diễn biến phức tạp, thủ đoạn tinh vi, quy mô trên trải rộng khắp địa bàn biên giới, ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế - xã hội, gây thất thu ngân sách nhà nước, thất thoát tài nguyên khoáng sản quốc gia, ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân dân. Để kịp thời ngăn chặn các hành vi buôn lậu qua biên giới, Chính phủ và các Bộ, ngành đã có nhiều chính sách phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả. Các lực lượng chức năng thực thi nhiệm vụ chống buôn lậu đã đẩy mạnh việc thực hiện các giải pháp chống buôn lậu đạt được nhiều kết quả tích cực. Cụ thể, để tăng cường công tác chống buôn lậu, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 389/QĐ-TTg ngày 19 tháng 3 năm 2014 về thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (gọi tắt là Ban Chỉ đạo quốc gia 389). Ngày 09/6/2015, Chính phủ ban hành Nghị quyết 41/NQ-CP về việc đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới. Triển khai chủ trương trên, các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương đã làm tốt công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực thi nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống buôn lậu qua biên giới. Trong đó, tại các tỉnh, thành phố, các lực lượng chức năng đã tổ chức xây dựng kế hoạch, phương án thực thi nhiệm vụ chống buôn lậu; phân công bố trí lực lượng cán bộ, chiến sỹ thực thi nhiệm vụ; thực hiện tuyên truyền vận động doanh nghiệp và người dân tham gia thực hiện chống buôn lậu; tổ chức đấu tranh ngăn chặn, bắt giữ và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, trong đó đặc biệt quan tâm hàng hóa cấm nhập khẩu, cấm xuất khẩu. 1
- Đồng thời, tăng cường kiểm tra, kiểm soát hàng tạm nhập tái xuất, hàng xuất khẩu được hoàn thuế giá trị gia tăng, hàng nhập lậu là gia cầm và sản phẩm gia cầm, phân bón, nguyên liệu thuốc lá, khoáng sản; thực hiện tốt công tác phối kết hợp giữa các lực lượng liên quan (Ban chỉ đạo 389 địa phương, Biên phòng, Hải quan, Công an, Quản lý thị trường) nhằm cung cấp, trao đổi thông tin lẫn nhau trong thực hiện nhiệm vụ. Thành phố Móng Cái thuộc tỉnh Quảng Ninh là một Cửa khẩu biên giới tiếp giáp với Trung Quốc, thành phố Móng Cái luôn là địa bàn nóng về buôn lậu, với những diễn biến phức tạp, nhiều phương thức, thủ đoạn mới, tinh vi. Chính vì vậy, từ đầu năm 2018 đến nay, BCĐ 389 thành phố đã tăng cường công tác chỉ đạo, tập trung cao điểm triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp nhằm kiểm tra, kiểm soát gắt gao, chặt chẽ 24/24h tại tất cả các khu vực trên địa bàn. Mặt hàng trọng điểm là pháo nổ, vũ khí, ma túy, thuốc lá điếu, rượu ngoại, thực phẩm, đặc biệt là thủy, hải sản, gia cầm và sản phẩm từ gia cầm. Tuy nhiên, kết quả công tác còn chưa tương xứng với tình hình thực tế hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, đang diễn ra hết sức phức tạp. Thị trường trong nước hiện vẫn còn nhiều hàng hóa nhập lậu bày bán, chào bán trên mạng, nhất là các mặt hàng thuốc chữa bệnh; thực phẩm chức năng; thuốc bảo vệ thực vật; hàng giả xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, giả thương hiệu nổi tiếng; hàng tiêu dùng giả nhãn mác, kém chất lượng, không chứng từ nhập khẩu… công tác phối hợp giữa các cơ quan trong chống buôn lậu hiện chưa được thông suốt, nhiều lúc công tác phối hợp này đã làm cho các đối tượng tiêu thụ hàng lậu vẫn thực hiện nhiều phi vụ chót lọt. Hiện nay, do một số chính sách còn bất cập, chồng chéo, các đối tượng đã lợi dụng chính sách ưu đãi về thương mại đối với cư dân biên giới (Quyết định số 52/2015/QĐ-TTg ngày 20/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ, Nghị định số 14/2018/NĐ-CP ngày 23/01/2018). Vì vậy, năm 2018, có thời điểm lượng cư 2
- dân biên giới qua Cửa khẩu Bắc Luân tăng đột biến, trung bình từ 1,4 đến 1,5 vạn lượt người/ngày mục đích để xách hàng dẫn đến tình trạng mất an ninh, trật tự tại khu vực Cửa khẩu, xuất hiện những đối tượng hung hăng, có hành vi chống đối người thi hành công vụ, kích động cư dân gây áp lực cho lực lượng thực thi công vụ. Buôn lậu luôn tiềm ẩn nguy cơ gia tăng, diễn biến phức tạp và khó lường. Do đó, các ngành chức năng tiếp tục tăng cường triển khai đồng bộ, quyết liệt các biện pháp đấu tranh chống buôn lậu nhằm kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ tại tất cả các khu vực để ngăn chặn, bắt giữ, xử lý các đối tượng vi phạm. Kiểm soát tốt địa bàn, đặc biệt là khu vực có thể tập kết hàng hóa; kiểm soát tốt các tuyến biên giới, thị trường nội địa và kiểm tra chặt chẽ hàng hóa đối với cư dân biên giới. Nhận thức được vấn đề trên, tác giả chọn đề tài “Thực thi chính sách chống buôn lậu trên địa bàn thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh” làm đề tài luận văn để nhằm tìm hiểu sự tác động, ảnh hưởng của các chính sách chống buôn lậu, qua nghiên cứu thực trạng, nguyên nhân việc thực thi các chính sách chống buôn lậu trên địa bàn thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp để thực hiện tốt hơn. 2. Tình hình nghiên cứu Có rất nhiều công trình nghiên cứu về thực thi chính sách như: Cuốn Nghiên cứu chính sách công: Chu trình chính sách và tiểu hệ thống chính sách của Michael Howlett and M.Ramesh (1995), Nhà xuất bản Oxford University Press. Cuốn sách đã bàn nhiều về các khái niệm chính sách công; chu trình chính sách. Đặc biệt làm rõ các nội dung liên quan đến thực thi chính sách: Khái niệm, các công cụ, các nhân tố ảnh hưởng, các cách thức thực thi và sự phù hợp của việc lựa chọn công cụ để thực thi chính sách. 3
- Cuốn Phục vụ và duy trì: Cải thiện hành chính công trong một thế giới cạnh tranh của tác giả A.Chiavo-Camo và P.S.A.Sundara (2003), (Ngân hàng phát triển châu Á) đã đưa ra những luận điểm và có những phân tích rất sâu sắc về các mô hình tổ chức nhà nước như: Bộ máy và tổ chức Chính phủ, cơ cấu tổ chức chính quyền trung ương - địa phương, xây dựng và quản lý đội ngũ nhân sự, vấn đề tìm kiếm nguồn lực và quản lý nó,... và tổ chức thực thi chính sách công. Cuốn Những vấn đề cơ bản về chính sách công và chu trình chính sách (2001) của tác giả Lê Chi Mai, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hồ Chí Minh đã trình bày khá cụ thể những nội dung mang tính lý luận về chính sách công: Quan niệm về chính sách công, quy trình chính sách, các giai đoạn của quá trình thực hiện chính sách, đặc biệt, tác giả đã có sự nghiên cứu và chỉ ra các yếu tố tác động trực tiếp và gián tiếp đến quá trình thực thi chính sách cũng như công tác tổ chức thực hiện chính sách. Đến năm 2013, hàng loạt sách chuyên khảo nghiên cứu lý luận chính sách công trong đó làm rõ các nhận thức cơ bản về chính sách công, hoạch định, phân tích, thực hiện và đánh giá chính sách như Giáo trình Hoạch định và phân tích chính sách công; cuốn Đại cương về phân tích chính sách công, Đại cương về chính sách công của đồng chủ biên Nguyễn Hữu Hải và Lê Văn Hòa, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. Luận án của Tiến sĩ Lê Văn Hòa (2015) với đề tài nghiên cứu Quản lý theo kết quả trong thực thi chính sách công ở Việt Nam, tác giả đã đề cập đến lợi ích có được khi nhà nước thật sự quan tâm và có cách thức quản lý phù hợp để đảm bảo được đầu ra của quá trình thực thi chính sách công. Luận án làm rõ lý luận về chính sách công, thực thi chính sách công, mô hình quản lý thực thi chính sách theo kết quả và đặc biệt chỉ rõ những nguyên tắc cần phải áp dụng khi quản lý thực thi chính sách công như: Chủ thể chịu trách nhiệm 4
- thực thi chính sách công, sự tham gia của các bên có liên quan, trách nhiệm giải trình,... giúp cho quá trình thực thi chính sách công đạt được mục tiêu đề ra khi ban hành chính sách. Tuy nhiên chưa có một công trình nào nghiên cứu về thực thi chính sách chống buôn lậu. Buôn lậu và đấu tranh chống buôn lậu hiện nay đang là vấn đề nóng bỏng cần có sự quan tâm, đánh giá đúng mức. Vì vậy, vấn đề này đã được đề cập trong một số công trình khoa học, bài viết đăng trên các báo và tạp chí, cụ thể: Sách tham khảo "Chống buôn lậu và gian lận thương mại" của tác giả Lê Thanh Bình, NXB Chính trị quốc gia 1998; "Buôn lậu và chống buôn lậu - Nhận diện và giải pháp" của tác giả Lê Văn Tới, NXB Chính trị quốc gia 2000; Đề tài khoa học cấp Bộ “Đấu tranh chống buôn lậu trên tuyến biên giới Việt Nam – Trung Quốc” của Viện Nghiên cứu Chiến lược và Khoa học Công an, năm 2000. Bên cạnh đó, còn có một số Luận văn thạc sĩ, Luận văn cử nhân như: "Đấu tranh phòng chống tội buôn lậu và vận chuyển hàng hoá, tiền tệ trái phép qua biên giới" của ThS. Nguyễn Văn Giàu; "Công tác phòng ngừa và đấu tranh chống buôn lậu trên tuyến biển miền Trung của Bộ đội Biên phòng" của ThS. Nguyễn Thành Luỹ 1996. Nguyễn Thị Thiên Hương (2010) “Tăng cường quản lý nhà nước đối với công tác chống gian lận thương mại trong giai đoạn hiện nay trên địa bàn tỉnh Tây Ninh”, Luận văn cao học quản lý hành chính công, bảo vệ tại Học viện Hành chính Quốc gia. Luận văn đã hệ thống hình thành khung lý tuyết về buôn lậu, gian lận thương mại và nội dung quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại, phân tích thực trạng buôn lậu ở các địa bàn huyện giáp biên giới Campuchia, rút ra được các nguyên nhân và từ đó, đề 5
- xuất bốn nhóm giải pháp: (1) Về thể chế, chính sách, (2) Về tổ chức bộ máy, (3) Về đội ngũ cán bộ, công chức và (4) Về tăng cường thanh, kiểm tra đối với hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại. Luận văn là gợi ý để học viên kế thừa nhất là về khung lý thuyết, các giải pháp. Nguyễn Minh Hải (2010) “Một số giải pháp tăng cường đấu tranh chống hàng giả và gian lận thương mại”, Học viện Hành chính Quốc gia - Tạp chí Quản lý nhà nước số 12, tr. 36-39. Tác giả đã hệ thống thực trạng với số liệu minh họa có tính cập nhật về tình hình buôn lậu và gian lận thương mại ở nước ta, từ đó, đề xuất một số giải pháp: (1) Xây dựng và ban hành Luật về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại với chế tài mạnh để răn đe hành vi vi phạm trong lĩnh vực buôn lậu và gian lận thương mại, (2) Nâng cao năng lực và xây dựng tổ chức bộ máy Quản lý thị trường với đội ngũ cán bộ, công chức có năng lực và tận tụy thực thi công vụ, (3) Bổ sung trang thiết bị cho lực lượng Quản lý thị trường tham gia đấu tranh phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại, (4) Chế độ, chính sách đối với người tham gia phát hiện hành vi buôn lậu qui mô lớn để khuyến khích người dân tham gia cùng cơ quan quản lý nhà nước phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại. Đinh Thị Kim Cúc (2011) “Các giải pháp phòng, chống gian lận thương mại trên đại bàn tỉnh Bình Dương”, Luận văn thạc sỹ quản lý hành chính công, bảo vệ tại Học viện Hành chính Quốc gia. Luận văn đã hệ thống làm rõ khung lý thuyết về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại, kinh nghiệm của một số tỉnh, thành phố và bài học có thể vận dụng cho tỉnh Bình Dương về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại. Các nhân tố tác động và phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại trong điều kiện tỉnh có cơ hội thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cao, lao động nhiều nguồn dồn về sinh sống; giáp thành phố Hồ Chí Minh nên phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại rất phức tạp, nóng bỏng và ngày càng tinh vi. Các giải 6
- pháp của tác giả về: (1) Hoàn thiện thể chế phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại, (2) Mở rộng phạm vi tuyên truyền và phổ biến pháp luật cho người dân và doanh nghiệp về phòng, chống gian lận thương mại và buôn lậu, (3) Đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức tham gia phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại, (4) Xây dựng chính sách và kiện toàn tổ chức hoạt động phối/kết hợp giữa Chi cục Quản lý thị trường, Ban Chỉ đạo 127 và các cơ quan, ban, ngành trên địa bàn tỉnh. Phan Văn Trung (2012) “Đấu tranh phòng, chống buôn lậu của Cục Hải quan Bình Định thực trạng và giải pháp”, Luận văn cao học Luật học, bảo vệ tại Đại học Đà Nẵng. Kết quả nghiên cứu của luận văn như sau: (1) Khái quát những vấn đề lý luận về buôn lậu và đấu tranh chống buôn lậu, (2) Làm rõ vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của ngành Hải quan trong đấu tranh phòng, chống buôn lậu, (3) Đánh giá thực trạng đấu tranh phòng, chống buôn lậu ở Cục Hải quan Bình Định trong thời gian qua; đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu của Cục Hải quan Bình Định trong thời gian tới, (4) Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu của Cục Hải quan Bình Định trong giai đoạn 5 năm từ năm 1999 đến năm 2003 và đề xuất các giải pháp tăng cường công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu của Cục Hải quan Bình Định trong những năm 2005 - 2010. Nguyễn Bỉnh Lại (2013) “Đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại ở nước ta hiện nay”. Bài nghiên cứu đăng trên tạp chí Cộng sản số 2, tr.45- 48. Kết quả nghiên cứu: (1) Thực trạng buôn lậu và gian lận thương mại những năm qua trên tuyến đường bộ, tuyến đường biển, đường hàng không và Bưu điện, (2) Kết quả kiểm tra, xử lý và những hạn chế, tồn tại, theo số liệu báo cáo của Ban Chỉ đạo 127/TW (nay là Ban Chỉ đạo 389), trong 10 năm qua (từ năm 2001 đến 2010) các lực lượng chức năng đã kiểm tra, xử lý 7
- 3.527.627 vụ vi phạm pháp luật, (3) Một số kiến nghị, giải pháp nhằm ngăn chặn hiệu quả nạn buôn lậu và gian lận thương mại: Một là, phát triển sản xuất trong nước, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và hàng hóa trong nước. Hai là, chú trọng dựa vào nhân dân, biết phát huy sức mạnh và sự phát hiện của nhân dân; đề cao vai trò trách nhiệm của các bộ, ngành có liên quan; tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp ủy và chính quyền địa phương (đặc biệt là cấp ủy và chính quyền cơ sở, huyện, xã). Ba là, Nhà nước tổ chức lại một số cơ quan thực thi công tác đấu tranh chống buôn lậu cho ngang tầm với nhiệm vụ được giao (ví dụ như nâng tầm Cục Quản lý thị trường ở trung ương thành Tổng cục Quản lý thị trường, Chi cục Quản lý thị trường ở tỉnh, thành phố thành Cục Quản lý thị trường); nâng tầm công tác phối hợp. Bốn là, giải quyết những khó khăn về kinh phí, trang thiết bị, phương tiện hoạt động cho các cơ quan thực thi (Quản lý thị trường, Hải quan, Công an, Biên phòng) như ô-tô, tàu, xuồng; các phương tiện kiểm tra xách tay hiện đại phát hiện nhanh hàng kém chất lượng, hàng hóa có chứa các chất độc hại. Năm là, xác định tính quy luật của buôn lậu, gian lận thương mại để dự báo phòng ngừa, đồng thời thường xuyên tổng kết rút kinh nghiệm, đổi mới phương thức đấu tranh của các lực lượng chức năng. Sáu là, quan tâm giải quyết thỏa đáng các chế độ, chính sách cho cán bộ, công chức trực tiếp làm công tác đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại. Nguyễn Đức Dũng (2014) “Báo chí đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại”, Luận văn cao học bảo vệ tại Học viện Báo chí và Truyền thông. Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận về vai trò của báo chí và khảo sát, đánh giá thực trạng vai trò của Hải quan, Biên phòng và Công an trong tham gia đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại, Luận văn đề xuất một số giải pháp và đưa ra các khuyến nghị nhằm phát huy hơn nữa 8
- vai trò của báo chí trong công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại ở nước ta hiện nay. Buôn lậu có tác hại nghiêm trọng đến sản xuất trong nước, gây thất thu cho ngân sách, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân, làm mất trật tự an toàn xã hội và tác động xấu tới môi trường, vì vậy rất cần phải được ngăn chặn kịp thời và hữu hiệu. Các công trình nghiên cứu này đã đề cập một cách khái quát về mặt lý luận của buôn lậu và tội phạm buôn lậu cũng như đề cập đến công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu của những cơ quan, lực lượng chức năng. Tuy nhiên, các công trình này chưa có công trình nào trực tiếp nghiên cứu về thực thi chính sách chống buôn lậu. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích: : Luận văn nghiên cứu thực tiễn về các chính sách chống buôn lậu trên địa bàn thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh và đề xuất các giải pháp đảm bảo thực thi chính sách chống buôn lậu trên địa bàn thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh theo hướng bền vững phù hợp với hoàn cảnh của địa phương. Nhiệm vụ: Để thực hiện mục tiêu trên, luận văn đặt ra các nhiệm vụ cụ thể sau: Hệ thống hóa cơ sở khoa học về thực thi chính sách chống buôn lậu. Đánh giá thực trạng thực thi chính sách chống buôn lậu trên địa bàn thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh và chỉ ra ưu điểm, hạn chế, phân tích hạn chế trong thực thi chính sách chống buôn lậu trên địa bàn thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh… Xác định phương hướng và đề xuất một số giải pháp nhằm đảm bảo tổ chức thực thi chính sách chống buôn lậu trên địa bàn thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030. 9
- 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn Đối tượng nghiên cứu: Thực thi chính sách chống buôn lậu. Phạm vi nghiên cứu: Trong Luận văn này, tác giả tập trung nghiên cứu việc thực thi chính sách chống buôn lậu trên địa bàn thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh là một trong những chính sách quan trọng của chính sách quản lý xã hội trên địa bàn thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn từ 2014 đến 2018 và kiến nghị các giải pháp cho đến năm 2025, tầm nhìn 2030. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn Phương pháp luận: Nghiên cứu sử dụng phương pháp luận Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử. Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Phương pháp khảo cứu tài liệu được sử dụng trong toàn bộ quá trình nghiên cứu đề tài. Trên cơ sở tiếp cận, nghiên cứu các tài liệu thứ cấp...tác giả, lựa chọn các tri thức, các số liệu, dẫn chứng phù hợp, có tính thời sự trong các tài liệu, sách, báo và các ấn phẩm khác trong các giai đoạn khác nhau, phục vụ cho việc giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài. Phương pháp thống kê được sử dụng nhằm liệt kê, so sánh, làm rõ mức tăng, giảm, biến động cụ thể của các số liệu trong Luận văn qua từng năm, từng kỳ trong giai đoạn nghiên cứu. Phỏng vấn sâu: Phỏng vấn cán bộ quản lý và cán bộ làm công tác trực tiếp chống buôn lậu trên địa bàn thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh nhằm giải đáp những vấn đề về thực thi chính sách chống buôn lậu và những thuận lợi, khó khăn cũng như các vướng mắc phát sinh trong thực tiễn của thực thi chính sách chống buôn lậu trên địa bàn thành phố Móng Cái; đồng thời tìm hiểu đề xuất của địa phương đối với thực thi chính sách chống buôn lậu. Lấy ý kiến chuyên gia (những người có kinh nghiệm trong công tác chống buôn lậu: Quan điểm, nhận định, đánh giá, giải pháp của họ). 10
- 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Luận văn góp phần bổ sung cơ sở khoa học về thực thi chính sách chống buôn lậu gắn với tình hình thực tiễn trên địa bàn thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo góp phần vào việc nâng cao chất lượng thực hiện chính sách chống buôn lậu ở nước ta. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Mục lục, kết cấu luận văn gồm 3 Chương: Chương 1: Cơ sở khoa học của thực thi chính sách chống buôn lậu. Chương 2: Thực trạng thực thi chính sách chống buôn lậu trên địa bàn thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. Chương 3: Giải pháp đảm bảo thực thi chính sách chống buôn lậu trên địa bàn thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non - hệ Cao đẳng, Trường Đại học Đồng Nai
126 p | 300 | 56
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý văn bản điện tử tại Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
88 p | 230 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Phát triền nguồn nhân lực hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
113 p | 97 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình
118 p | 120 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
104 p | 149 | 22
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa
26 p | 127 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam
116 p | 100 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
102 p | 113 | 14
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
21 p | 113 | 14
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, Nghệ An
26 p | 130 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động của thư viện tỉnh Bạc Liêu
114 p | 17 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa
100 p | 14 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý xăng dầu của Cục Trang bị và Kho vận, Bộ Công an
85 p | 61 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
126 p | 16 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về văn hoá trên địa bàn phường Trường Sơn, Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
127 p | 19 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu
119 p | 15 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Thực thi chính sách văn hóa trong quản lý di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ
195 p | 8 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về công tác gia đình trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
145 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn