Luận văn Thạc sĩ Quản lý Giáo dục: Biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh
lượt xem 12
download
Mục đích nghiên cứu của Luận văn nhằm làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý Giáo dục: Biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh
- 1 BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ MAI THỊ HỒNG LOAN BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
- 2 BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ MAI THỊ HỒNG LOAN BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 60 14 01 14 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS NGUYỄN TRỌNG XUÂN
- 3 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 3 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN 1 ĐẠI HỌC 3 1.1. Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên 1 3 1.2. Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên 1 7 1.3. Biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh 2 viên 2 Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM 2 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 6 2.1. Trường đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh 2 6 2.2. Ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của ưu điểm, hạn chế trong quản lý nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường Đại 3 học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh. 0
- 4 Chương 3 YÊU CẦU VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ 4 CHÍ MINH HIỆN NAY 9 3.1. Yêu cầu quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh 4 viên Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh 9 3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí 5 Minh 2 3.3 Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện 7 pháp đã đề xuất. 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 7 8 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 8 1 PHỤ LỤC 8 5 BẢNG CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt Giảng viên GV Giáo dục và đào tạo GD, ĐT Nghiên cứu khoa học NCKH Thành phố TP Thành phố Hồ Chí Minh TP. HCM
- 5 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Giáo dục đào tạo cùng với nghiên cứu khoa học là nền tảng, động lực đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nướ c. Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng có nêu: phát triển khoa học và công nghệ cùng với phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng khẳng định: “Phát triển mạnh nghiên cứu khoa học, công nghệ làm động lực đẩy
- 6 nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nền kinh tế trí thức; góp phần tăng nhanh năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế, sự phát triển nhanh, bền vững của đất nướ c” [42, tr.218]. Nghiên cứu khoa học cùng với đào tạo, bồi dưỡng là những nhiệm vụ cơ bản nhất của các trường đại học. Hai n hiệm vụ này có tác động tương hỗ cho nhau và cùng nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo. Không thể có chất lượng đào tạo nếu không tăng cường nghiên cứu khoa học. Nghiên cứu khoa học là đòn bảy, là động lực để nâng cao chất lượng đào tạo. Theo đó, quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học là một nhiệm vụ quan trọng trong công tác quản lý giáo dục nói chung, quản lý trường đại học nói riêng. Điều 99, Luật giáo dục 2005 qui định việc tổ chức, quản lý công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ trong lĩnh vực giáo dục là một trong 12 nội dung quản lý nhà nước về giáo dục. Trường đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh là một trường đại học đa ngành, trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trải qua hơn 50 năm hoạt động, Trường đã đạt nhiều thành tích xuất sắc về đào tạo, nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật nông, lâm, ngư nghiệp, chuyển giao công nghệ, quan hệ quốc tế. Trường đã vinh dự được nhận Huân chương Lao động Hạng ba (năm1985), Huân chương Lao động Hạng nhất (năm 2000), Huân chương Độc lập Hạng ba (năm 2005). Trong nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, những năm qua nhà trường đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, nhất là hoạt động NCKH của sinh viên. Lãnh đạo nhà trường đã có nhiều chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo công tác quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên; đại đa
- 7 số cán bộ, giảng viên, sinh viên của nhà trường có sự nhận thức đúng đắn về nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của sinh viên; các cơ quan của nhà trường, nhất là Phòng Quản lý nghiên cứu khoa học, Phòng Đào tạo và các khoa giáo viên đã có nhiều biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu hoa học của sinh viên... Do đó, đã khuyến khích sinh viên nghiên cứu khoa học, hướng vào các lĩnh vực chuyên ngành mà sinh viên theo học. Tuy nhiên, khách quan đánh giá thì hoạt động quản lý nghiên cứu khoa học của sinh viên cũng còn nhiều bất cập, nhất là cơ chế, chính sách còn thiếu, chưa đồng bộ; sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong quản lý hoạt động nghiên cứu hoa học của sinh viên chưa chặt chẽ; nguồn lực đầu tư cho nghiên cứu khoa học của sinh viên hạn chế... Đây là những nguyên nhân làm hạn chế hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên nhà trường. Với mong muốn đưa phong trào NCKH của sinh viên phát triển mạnh mẽ, chất lượng cao, học viên lựa chọn “Biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh” làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sĩ quản lý giáo dục của mình. 2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài Công tác quản lý nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo đang là vấn đề được các nhà giáo dục học, các nhà quản lý trong và ngoài nước đặc biệt quan tâm. Dưới đây là một số tài liệu mà học viên đã nghiên cứu và vận dụng vào trong công trình nghiên cứu của mình. Các công trình trong nước: Tiến sĩ Đỗ Thị Châu (Đại học quốc gia Hà Nội) đã có bài viết “Nghiên cứu khoa học góp phần đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đại học”, Tạp chí Giáo dục, Số 96/ 9 2004. Tác giả đã phân tích khá sâu sắc mối quan hệ giữa giáo dục đào tạo và nghiên
- 8 cứu khoa học trong các trường đại học, từ đó khẳng định NCKH góp phần đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng đào tạo đại học. “Sinh viên nghiên cứu khoa học Một biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng đào tạo ở trường Đại học Bách khoa Hà Nội.” của PGS Văn Đình Đệ (trường Đại học Bách khoa Hà Nội), Tạp chí Giáo dục Số 92/72004. Tác giả đã phân tích, chứng minh một cách thuyết phục sinh viên NCKH góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường Đại học Bách Khoa Hà nội. “Sinh viên nghiên cứu khoa học Động lực chính để biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo” của GS.TSKH Trần Văn Nhung (Thứ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo), Tạp chí Giáo dục số 130/ kỳ 2, 1 2006. Bài viết đã khẳng định NCKH của sinh viên là một trong những giải pháp để biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo; phát huy tính tích cực tự giác, tính sáng tạo của sinh viên trong lĩnh hội tri thức, nâng cao chất lượng đào tạo. Nguyễn Bá Sơn (2000) Một số vấn đề cơ bản về khoa học quản lí. Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội. Tác giả đã bàn đến khái niệm về công tác quản lý nói chung, phân tích các biện pháp quản lý. “Phương pháp đánh giá ý nghĩa và tính khả thi của các biện pháp quản lý” của TS Bùi Văn Quân (Trường Đại học sư phạm Hà Nội), Tạp chí giáo dục, Số 133 (kỳ 1 3/2006). Bài viết đã đề xuất các tiêu chí đánh giá các công trình nghiên cứu khoa học và xem đây là một trong những vấn đề quan trọng có ý nghĩa và tính khả thi của các biện pháp quản lý. Tác giả Vũ Tiến Thành Viện Nghiên cứu Phát triển Giáo dục chủ nhiệm đề tài: “Nghiên cứu những biện pháp để phát triển và nâng cao hiệu
- 9 quả hoạt động khoa học và công nghệ và lao động sản xuất trong nhà trường”. Năm 1991 GS.PTS Lê Thạc Cán Viện Nghiên cứu đại học và giáo dục chuyên nghiệp chủ nhiệm đề tài cấp Nhà nước, có tên gọi: “ Tổ chức và quản lý nghiên cứu triển khai trong các trường đại học phục vụ sản xuất, đời sống và quốc phòng”. Hai công trình trên đã nghiên cứu một cách hệ thống các biện pháp nhằm phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ cũng như triển khai ứng dụng và phục vụ sản xuất, đời sống. Viện Nghiên cứu Phát triển Giáo dục chủ trì đề tài cấp Bộ: “ Điều tra đánh giá hiện trạng tiềm lực khoa học và công nghệ của các trường đại học và cao đẳng Việt Nam”, do GS.TS Thân Đức Hiền làm chủ nhiệm. Đề tài đã đi sâu tìm hiểu, điều tra nguồn lực khoa học và công nghệ của các trường đại học và cao đẳng. Ngoài ra còn có nhiều luận văn cao học, luận án tiến sĩ đề cập đến vấn đề này như: năm 1998, Ninh Đức Thuật đã hoàn thành luận văn thạc sĩ “Một số giải pháp đổi mới công tác quản lý hoạt động khoa học và công nghệ ở trường đại học trong giai đoạn mới”. Năm 2000, Cao Thị Thu Hằng và Nông Thị Hạnh đã hoàn thành 2 luận văn thạc sĩ, nghiên cứu tìm hiểu thực trạng, phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu khoa học giáo dục của sinh viên và đưa ra các giải pháp nâng cao kết quả hoạt động này cho sinh viên trường cao đẳng sư phạm Hải Dương và cao đẳng sư phạm Cao Bằng. Năm 2001, Bùi Thị Kim Phượng có đề tài “Thực trạng và biện pháp nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học giáo dục cho sinh viên trường Cao đẳng sư phạm Ninh Bình”.
- 10 Năm 2005, Lê Thị Thanh Chung bảo vệ luận án tiến sĩ với đề tài “Biện pháp nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học giáo dục của sinh viên Đại học sư phạm”. Nguyễn Thị Kim Nhung bảo vệ thành công luận văn thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục với đề tài “Một số biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học giáo dục của trường Cao đẳng sư phạm Hưng Yên”. Các luận văn, luận án nêu trên đã nghiên cứu một cách khá toàn diện về quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học ở một trường đại học, cao đẳng cụ thể. Từ phân tích lý luận, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp. Nguyễn Thị Kiêm Nhung, trên cơ sở phân tích thực trạng, tìm ra những nguyên nhân ảnh hưởng kết quả của hoạt động nghiên cứu khoa học ở Trường cao đẳng sư phạm Hưng Yên, đã đề xuất 7 biện pháp quản lý để nâng cao chất lượng, hiệu quả cho nghiên cứu khoa học giáo dục của trường này. Các công trình nước ngoài: “How to study science”, Drewes F 2nd Edi – Dubuque: Wm.C.Brown Publisher, 2000 và “Be a scientist”, Moyer, L.Daniel, J.Hackett, Newyork: Me Graw. Hill, 2000. Đây là những tài liệu có tính chất phương pháp luận và những phương pháp cụ thể hướng dẫn từng bước đi cho những người mới bước vào nghiên cứu khoa học rất thích hợp với đối tượng là sinh viên. “Social research methods:Qualitative and quantitative approaches”, Fourth edition, W. Lawrence Neuman Univercity of Wisconsin at Whitewater, Publisher: Aliyn and Bacon, 2000. Những vấn đề được nêu ra trong tài liệu này đề cập đến lĩnh vực nghiên cứu khoa học xã hội. Đặc biệt tác giả đề cập đến những vấn đề của quản lý cụ thể là quản lý khoa học.
- 11 Nhìn chung, các công trình nêu trên đã đề cập đến các vấn đề khác nhau của công tác quản lý nghiên cứu khoa học nói chung, NCKH của sinh viên nói riêng. Các tác giả đều đề cao ý nghĩa, vai trò của NCKH đối với việc nâng cao chất lượng dạy và học. Phân tích thực trạng, đề xuất biện pháp quản lý NCKH của sinh viên các trường đại học. Tuy nhiên, mỗi công trình chỉ đề cập sâu đến một vấn đề của quản lý hoạt động NCKH của sinh viên, gắn với từng trường cụ thể, khó vận dụng vào thực tiễn Trường đại học Nông lâm TP Hồ Chí Minh. Ngày nay, với xu thế phát triển của thời đại, nền kinh tế tri thức ở nước ta đang có nhiều biến đổi mạnh mẽ phức tạp. Giáo dục nói chung, quản lý giáo dục nói riêng đang đứng trước những yêu cầu cao hơn nhận thức về chuyên môn. Nên hoạt động NCKH, quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học phải được quan tâm đổi mới mạnh mẽ, để những nghiên cứu mới có giá trị về lý luận và thực tiễn được ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống. Để góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên, kế thừa phát triển các đề tài của các tác giả đi trước, dù gặp nhiều khó khăn trở ngại nhưng học viên mạnh dạn nghiên cứu đưa ra các biện pháp có tính khả thi nhằm quản lý tốt các hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ở Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài * Mục đích nghiên cứu: Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh. * Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài: Luận giải cơ sở lý luận về quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh.
- 12 Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường Đại học Nông Lâm thành TP Chí Minh. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh. 4. Khách thể, đối tượng, phạm vi nghiên cứu * Khách thể nghiên cứu: Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh. * Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên. * Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh (tập trung vào đối tượng sinh viên năm thứ 3 và thứ 4). Các số liệu điều tra khảo sát từ năm 2008 đến 2012. 5. Giả thuyết khoa học Nghiên cứu khoa học và giảng dạy là nhiệm vụ trung tâm của trường đại học, biện pháp quản lý hoạt động khoa học có vai trò rất quan trọng trong quá trình giáo dục và đào tạo của nhà trường. Sinh viên trong quá trình đào tạo phải được tập duyệt nghiên cứu khoa học với phương châm: “Học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn”. Nếu trong quá trình đào tạo, nhà trường tổ chức và quản lý tốt hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên, có các biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sịnh viên sát đúng, bảo đảm tính đồng bộ khả thi, sinh viên có nhận thức đúng đắn nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, tích cực chủ động trong học tập, nghiên cứu khoa học thì chất lượng, hiệu quả đào tạo của nhà trường sẽ không ngừng được nâng cao.
- 13 6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu * Phương pháp luận: Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục và quản lý giáo dục, quan điểm thực tiễn để xem xét, phân tích những vấn đề nghiên cứu. Đồng thời đề tài nghiên cứu còn được thực hiện dựa trên quan điểm hệ thống cấu trúc; đối chiếu so sánh, logic. *Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học và nghiên cứu quản lí giáo dục trong đó tập trung một số phương pháp chủ yếu như: Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận Thực hiện việc đọc tài liệu, thu thập thông tin, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, mô hình hóa, khái quát hóa. Thông qua việc đọc các tài liệu, tác giả phân tích, tổng hợp và hệ thống hóa các vấn đề lý thuyết có liên quan thành một hệ thống lý luận để hình thành các khái niệm, nêu giả thuyết khoa học định hướng cho quá trình nghiên cứu đề tài. Nghiên cứu các văn kiện, chính sách của Đảng và Nhà nước, các văn bản qui phạm, qui chế về công tác quản lý giáo dục, quản lý hoạt động khoa học và công nghệ, về những nhiệm vụ phát triển của Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh trong giai đoạn tới. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn + Phương pháp điều tra: Xây dựng 2 mẫu phiếu và tiến hành điều tra các đối tượng sau: Loại 1: điều tra 75 cán bộ quản lý và giảng viên hướng dẫn nghiên cứu khoa học cho sinh viên.
- 14 Loại 2: điều tra 120 sinh viên, về thực trạng và biện pháp quản lý tổ chức nghiên cứu khoa học cho sinh viên. + Phương pháp quan sát: quan sát hoạt động lãnh đạo, tác phong quản lý của đội ngũ quản lý, hoạt động NCKH của sinh viên để rút ra những kết luận về nội dung cần nghiên cứu. + Phương pháp trò chuyện phỏng vấn: phương pháp nghiên cứu bằng trò chuyện phỏng vấn bổ xung cho phương pháp điều tra bằng an két, nhằm đảm bảo cho tính khách quan các số liệu thu được. + Phương pháp nghiên cứu sản phẩm: để đảm bảo tính khách quan các số liệu thu được, sử dụng phương pháp nghiên cứu sản phẩm có liên quan tới nghiên cứu khoa học của nhà trườ ng như: văn bản, tài liệu, các bài tập nghiên cứu của sinh viên… Trên cơ sở đó để tìm hiểu thực trạng việc quản lý hoạt động NCKH của sinh viên. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: tổng kết kinh nghiệm thực tiễn quản lý khoa học trong những năm vừa qua, để xây dựng biện pháp tổ chức nghiên cứu cho sinh viên. + Phương pháp chuyên gia: xin ý kiến một số cán bộ quản lý giáo dục, cán bộ quản lý khoa học về một số nội dung NCKH. + Nhóm phương pháp thống kê toán học: sử dụng toán thống kê để xử lý các số liệu đã thu thập được. 7. Ý nghĩa của đề tài Luận văn đưa ra quan niệm về biện pháp quản lý nghiên cứu khoa học của sinh viên. Khái quát cơ sở lý luận và thực tiễn của hoạt động quản lý nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
- 15 Để xuất các biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của nhà trường hiện nay. Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho đội ngũ giảng viên và sinh viên tại các trường đại học. 8. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, Luận văn được kết cấu thành 3 chương, 8 mục.
- 16 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC 1.1. Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Khoa học là gì? “Khoa học là hệ thống tri thức về tự nhiên, về xã hội và tư duy, về những quy luật phát triển khách quan của tự nhiên, xã hội và tư duy, hệ thống tri thức này được hình thành trong lịch sử và không ngừng phát triển trên cơ sở thực tiễn xã hội.” [23, tr.16]. Hệ thống tri thức của con người được chia thành 2 loại là tri thức kinh nghiệm và tri thức khoa học. Tri thức kinh nghiệm: là những hiểu biết được tích lũy qua hoạt động sống hàng ngày trong mối quan hệ giữa con người với con người và giữa con người với thiên nhiên. Tri thức kinh nghiệm được con người không ngừng sử dụng và phát triển trong hoạt động thực tế. Tuy nhiên, tri thức kinh nghiệm chưa thật sự đi sâu vào bản chất, chưa thấy được hết các thuộc tính của sự vật và mối quan hệ bên trong của sự vật, hiện tượng. Vì vậy, tri thức kinh nghiệm chỉ phát triển đến một hiểu biết giới hạn nhất định, nhưng tri thức kinh nghiệm là cơ sở cho sự hình thành tri thức khoa học. Tri thức khoa học: là những hiểu biết được tích lũy một cách có hệ thống nhờ hoạt động NCKH, các hoạt động này có mục tiêu xác định và sử dụng phương pháp khoa học. Không giống như tri thức kinh nghiệm, tri thức khoa học dựa trên kết quả quan sát, thu thập được qua những thí nghiệm và qua các sự kiện xảy ra ngẫu nhiên trong hoạt động xã hội, trong tự nhiên. Tri thức khoa học được tổ chức trong khuôn khổ các ngành và bộ
- 17 môn khoa học (discipline) như: triết học, sử học, kinh tế học, toán học, sinh học… Nghiên cứu khoa học: “NCKH là quá trình nhận thức chân lý khoa học, một hoạt động trí tuệ đặc thù bằng những phương pháp nghiên cứu nhất định để tìm kiếm, để chỉ ra một cách chính xác và có mục đích những điều mà con người chưa biết đến hoặc biết chưa đầy đủ, tức là tạo ra sản phẩm mới dưới dạng tri thức mới có giá trị mới về nhận thức hoặc phương pháp” [23, tr.25]. Luật Khoa học và Công nghệ 2000 qui định: “NCKH là hoạt động phát hiện, tìm hiểu các hiện tượng, sự vật, quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy; sáng tạo các giải pháp nhằm ứng dụng vào thực tiễn. NCKH bao gồm nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng” [22, tr.7]. Từ những định nghĩa trên có thể hiểu: NCKH là hoạt động để sáng tạo ra khoa học, trong đó: Bản chất của NCKH là hoạt động sáng tạo của các nhà khoa học nhằm nhận thức thế giới, tạo ra hệ thống tri thức để sử dụng vào cải tạo thế giới. Chủ thể của NCKH là các nhà khoa học với những phẩm chất trí tuệ và tài năng đặc biệt, được đào tạo chu đáo. Khách thể của NCKH là các sự vật, hiện tượng của tự nhiên, xã hội và tư duy mà nhà khoa học nghiên cứu để khám phá, sáng tạo ra tri thức khoa học. Đối tượng của NCKH là tri thức khoa học. Tri thức khoa học có những điểm khác với tri thức thông thường. Tri thức thông thường là những tri thức mà “Bằng các giác quan, con người tri giác, cảm nhận về bản thân, về thế giới và xã hội xung quanh, từ đó có những kinh nghiệm sống, những
- 18 hiểu biết về mọi mặt. Tri thức thông thường được hình thành trong cuộc sống hàng ngày, được con người sử dụng, trao đổi với nhau, truyền đạt lại cho nhau, chúng dần được hoàn thiện. Tri thức khoa học là kết quả của quá trình nhận thức có mục đích, có kế hoạch, có phương pháp và phương tiện đặc biệt, do đội ngũ các nhà khoa học thực hiện. Tri thức khoa học và tri thức thông thường có sự khác nhau nhưng lại có mối quan hệ mật thiết với nhau. Mục đích của NCKH là tìm tòi, khám phá bản chất và các qui luật vận động của thế giới, tạo ra thông tin mới, nhằm ứng dụng vào sản xuất vật chất hay tạo ra các giá trị tinh thần để thoả mãn nhu cầu cuộc sống của con người. Quá trình nghiên cứu thường được thực hiện trong một cơ quan nghiên cứu được tổ chức chặt chẽ, có chương trình chiến lược hoạt động. Hoạt động nghiên cứu khoa học: là một hoạt động tìm kiếm, xem xét, điều tra, hoặc thử nghiệm. Dựa trên những số liệu, tài liệu, kiến thức… đạt được từ các thí nghiệm NCKH để phát hiện ra những cái mới về bản chất sự vật, về thế giới tự nhiên và xã hội, và để sáng tạo phương pháp và phương tiện kỹ thuật mới cao hơn, giá trị hơn. Thực chất hoạt động NCKH chính là các quá trình hoạt động sản xuất tinh thần mà sản phẩm của nó là hệ thống tri thức khoa học. Hệ thống ấy tham gia ngày càng sâu sắc và đầy đủ vào quá trình sản xuất vật chất và mọi mặt của đời sống xã hội. Ở một góc độ nào đó, đứng trên quan điểm thực tiễn thì “khoa học” và “hoạt động NCKH” có thể được hiểu là hai khái niệm đồng nghĩa. Về bản chất, người ta hiểu “hoạt động khoa học” chính là nghiên cứu. Khoa học và hoạt động NCKH là hai mặt của một vấn đề thống nhất, không thể tách rời. Thế nhưng, khái niệm “Hoạt
- 19 động NCKH” có ngoại diên hẹp hơn khái niệm “hoạt động khoa học”. Thuật ngữ “Hoạt động khoa học” bao gồm các hoạt động khác nhau trong lĩnh vực khoa học. Hoạt động khoa học và công nghệ bao gồm: Hoạt động NCKH; hoạt động dịch vụ khoa học và công nghệ; hoạt động chuyển giao công nghệ. Hoạt động NCKH là một nội dung của hoạt động khoa học và công nghệ. Với tư cách là một nội dung của hoạt động khoa học và công nghệ, hoạt động NCKH được hiểu là tổ hợp những nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và triển khai được thực hiện để đạt mục tiêu của khoa học đã đặt ra. Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Thực hiện nguyên lý giáo dục của Đảng: “Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội”, thì nghiên cứu khoa học cùng với đào tạo, bồi dưỡng là hai nhiệm vụ cơ bản nhất của các trường đại học. Nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của trường đại học đã được quy định tại mục 2, điều 9 trong “Điều lệ trường đại học” năm 2003 và qui định tại điều 59 trong bộ Luật giáo dục 2005. Theo đó, trường đại học có nhiệm vụ: tiến hành nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; kết hợp đào tạo với nghiên cứu khoa học và sản xuất, dịch vụ khoa học và công nghệ theo qui định của Luật khoa học và Công nghệ, Luật Giáo dục và các qui định khác của pháp luật. NCKH của sinh viên là một hoạt động chính khóa, bao gồm các nội dung: nghiên cứu nắm vững nội dung các môn học; viết tiểu luận, thu hoạch; bài tập; viết chuyên đề; viết khóa luận tốt nghiệp; tham gia nghiên cứu các đề tài khoa học của trường giao hay các hợp đồng với bên ngoài; tham gia các buổi sinh hoạt khoa học ở cấp khoa, cấp trường; tham gia
- 20 thực hiện các đề tài khoa học của giảng viên dưới dạng điều tra, khảo sát thu thập số liệu, phổ biến khoa học... Thực chất của hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ở trườ ng đại học là một hình thức tổ chức dạy học của nhà trườ ng, đó là quá trình sinh viên vận dụng các kiến thức tổng hợp đã đượ c học và phương pháp luận nghiên cứu khoa học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra trong quá trình học tập, dưới sự chỉ đạo của ngườ i dạy, nhằm phát triển năng lực trí tuệ, rèn luyện phương pháp và phẩm chất tự học, tự ng hiên cứu, góp phần hoàn thành mục tiêu, yêu cầu đào tạo của nhà trường. Bản chất hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên là hoạt động sáng tạo của sinh viên dưới sự hướng dẫn của người thầy nhằm nắm vững tri thức khoa học và khám phá tri thức mới. Chủ thể hoạt động nghiên cứu khoa học là sinh viên. Khách thể nghiên cứu khoa học là thế giới tự nhiên, xã hội, tư duy đầy phức tạp và bí ẩn, trong đó mỗi bộ môn khoa học có một lĩnh vực, một góc độ, một đối tượng nghiên cứu riêng của mình. Mục đích nghiên cứu khoa học là tìm tòi, khám phá ra bản chất và quy luật của thế giới khách quan, trên cơ sở đó khái quát hệ thống tri thức khoa học và vạch ra con đường ứng dụng chúng vào thực tiễn phục vụ cho cuộc sống của con người. Hình thức hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên rất đa dạng phong phú, như bài tập, thu hoạch, tiểu luận, đồ án tốt nghiệp, hội thảo khoa học, viết báo, tham gia đề tài các cấp... Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên khác với hoạt động nghiên cứu khoa học của các nhà khoa học ở chỗ: hoạt động của các nhà khoa học là hoạt động của các chuyên gia, các nhà khoa học được đào tạo cơ bản và có trình độ cao, có thực tiễn nghiên cứu, hoạt động của các nhà khoa học diễn ra ở
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non - hệ Cao đẳng, Trường Đại học Đồng Nai
126 p | 303 | 56
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý văn bản điện tử tại Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
88 p | 232 | 44
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “Một cửa”, “Một cửa liên thông” tại Ủy ban nhân dân cấp Phường tại quận Nam Từ Liêm
28 p | 237 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về dịch vụ công ích vệ sinh môi trường trên địa bàn quận Hà Đông
90 p | 75 | 24
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
104 p | 149 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình
118 p | 120 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
102 p | 113 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Tạo động lực làm việc cho viên chức tại Ban quản lý dự án quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
115 p | 59 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Công tác quản lý hồ sơ tại cơ quan Tổng cục Thuế, Bộ tài chính
117 p | 72 | 10
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, Nghệ An
26 p | 130 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động của thư viện tỉnh Bạc Liêu
114 p | 18 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý xăng dầu của Cục Trang bị và Kho vận, Bộ Công an
85 p | 61 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu
119 p | 16 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
126 p | 17 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về văn hoá trên địa bàn phường Trường Sơn, Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
127 p | 28 | 5
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức cấp xã huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng
28 p | 104 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Thực thi chính sách văn hóa trong quản lý di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ
195 p | 8 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về công tác gia đình trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
145 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn