intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý Giáo dục: Biện pháp quản lý học viên đào tạo Cao cấp lý luận chính trị ở Học viện chính trị - Hành chính khu vực I

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:109

47
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của Luận văn này nhằm làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý học viên đào tạo Cao cấp lý luận chính trị; đề xuất các biện pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý học viên ở Học viện chính trị - Hành chính khu vực I hiện nay, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo cán bộ của Học viện. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý Giáo dục: Biện pháp quản lý học viên đào tạo Cao cấp lý luận chính trị ở Học viện chính trị - Hành chính khu vực I

  1. BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ  NGUYỄN ANH TUẤN BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HỌC VIÊN ĐÀO TẠO CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ Ở HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ ­ HÀNH CHÍNH KHU VỰC I LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC                                             HÀ NỘI ­ 2013
  2. BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ  NGUYỄN ANH TUẤN BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HỌC VIÊN ĐÀO TẠO CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ Ở HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ ­ HÀNH CHÍNH KHU VỰC I CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC                                 MàSỐ: 60 14 01 14    Ngươi h ̣ TS PHẠM MINH THỤ ̀ ương dân khoa hoc:  ́ ̃
  3. HÀ NỘI – 2013 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 3 Chương 1 CƠ  SỞ  LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ HỌC  VIÊN ĐÀO TẠO CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ Ở  HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ  ­ HÀNH CHÍNH KHU VỰC  I 13 1.1 Các khái niệm cơ bản 13 1.2 Những yếu tố tác động đến quản lý học viên đào tạo Cao  cấp lý luận chính trị ở Học viện Chính tri ­ Hành chính khu  vực I 26 1.3 Thực trạng, nguyên nhân và kinh nghiệm quản lý học  viên đào tạo Cao cấp lý luận chính trị  ở Học viện Chính  tri ­ Hành chính khu vực I 30 Chương 2 YÊU CẦU VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HỌC VIÊN  ĐÀO TẠO CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ Ở HỌC  VIỆN CHÍNH TRỊ ­ HÀNH CHÍNH KHU VỰC I 42 2.1 Yêu cầu xây dựng các biện pháp quản lý học viên đào  tạo Cao cấp lý luận chính trị ở Học viện Chính tri ­ Hành  chính khu vực I 42 2.2 Biện  pháp  quản lý  học  viên  đào tạo  Cao  cấp lý   luận  chính trị   ở  Học viện Chính tri ­ Hành chính khu vực I  hiện nay 45 2.3  Khảo nghiệm sự  cần thiết và tính khả  thi của các biện  73
  4. pháp KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 79 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 83 PHỤ LỤC 87
  5. 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Đảng ta luôn xác định: Cán bộ  là  nhân tố  quyết định sự  thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của   Đảng của đất nước và chế độ. Quan điểm đó luôn được khẳng định trong các  văn kiện của Đảng: Cán bộ chủ chốt các cấp, các ngành phải được đào tạo lý  luận chính trị theo tiêu chuẩn chức danh và bồi dưỡng cập nhật kiến thức mới;   Phải đẩy mạnh, phát triển nâng cao chất lượng nguồn lực gắn với việc đổi   mới toàn diện, phát triển nhanh giáo dục, đào tạo nhằm phát triển đất nước  trong thời kỳ  mới, coi đó là một trong ba khâu đột phá trong Chiến lược phát  triển kinh tế ­ xã hội.  Chủ  tịch Hồ  Chí Minh cũng hết sức coi trọng công tác cán bộ, Người   luôn khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng của đội ngũ cán bộ  đối với sự  nghiệp cách mạng của dân tộc, Người nói: “Cán bộ  là cái gốc của mọi công  việc vì vậy huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng” [30, tập 5, tr.269].  Người đặt ra yêu cầu cao và chỉ  rõ trách nhiệm xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ  cán bộ là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước của Ngành giáo dục và cán bộ quản   lý giáo dục: “Đảng phải nuôi dạy cán bộ như người làm vườn vun trồng những   cây cối quý báu. Phải trọng nhân tài, trọng cán bộ, trọng mỗi một người có ích  cho công việc chung của chúng ta” [30, tập 5, tr.273]. Xuất phát từ vị trí vai trò  đặc biệt quan trọng của đội ngũ cán bộ nên đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ  phục vụ sự nghiệp cách mạng là gốc của  mọi công việc là công việc gốc của  Đảng. Trải qua 60 năm xây dựng, trưởng thành, phát triển, Học viện chính trị ­   Hành chính khu vực I đã có nhiều đóng góp to lớn trong công tác nghiên cứu 
  6. 4 khoa học, tổng kết lý luận vào thực tiễn; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ  lãnh đạo,  quản lý các cấp, các ngành từ Trung ương đến các địa phương. Hàng chục vạn  cán bộ  lãnh đạo, quản lý trong các lĩnh vực công tác đảng, quản lý nhà nước,  lãnh đạo các đoàn thể quần chúng, Giám đốc các doanh nghiệp nhà nước, lãnh  đạo chỉ huy lực lượng vũ trang qua đào tạo, bồi dưỡng đều đã trưởng thành và   phát triển, đóng góp cho sự nghiệp giải phóng đất nước trước đây cũng như sự  nghiệp đổi mới hiện nay. Thực tiễn cách mạng Việt Nam trong hơn nửa thế kỷ  qua đã chứng minh vai trò không thể  thiếu được của công tác đào tạo, bồi  dưỡng cán bộ  lãnh đạo, quản lý của hệ  thống các trường Đảng và Học viện  chính trị ­ Hành chính khu vực I. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả, thành tựu  đã đạt được, công tác đào tạo bồi dưỡng, quản lý học viên tại Học viện vẫn  còn tồn tại nhiều bất cập, hạn chế: Nội dung giảng dạy vẫn nặng về lý thuyết,   thiếu tính nâng cao chưa chú trọng quan điểm lý luận gắn với thực tiễn; nhận   thức về vị trí vai trò công tác quản lý học viên, xây dựng kế hoạch, triển khai  thực hiện kế  hoạch quản lý học viên của các chủ  thể  quản lý còn hạn chế;  công tác quản lý học viên có nơi có lúc chưa được chú trọng đúng mức vẫn chủ  yếu quản lý theo kinh nghiệm và thiên về quản lý hành chính; năng lực công tác,  trình độ chuyên môn, phương pháp quản lý của các lực lượng quản lý giáo dục   và đội ngũ giáo viên Chủ nhiệm lớp còn có mặt chưa đáp ứng được so với yêu  cầu và nhiệm vụ. Một số học viên trong các lớp đào tạo Cao cấp lý luận chính   trị  chưa thực sự  chủ  động, tự  giác trong học tập, rèn luyện, nghiên cứu khoa  học do vậy đã ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đào tạo của Học viện.  Để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục, đào tạo cán bộ của   Học viện, cần phải nâng cao chất lượng, hiệu quả   ở  tất cả các nội dung, các  thành tố của quá trình giáo dục, đào tạo; trong đó nâng cao chất lượng hiệu quả  quản lý học viên đào tạo Cao cấp lý luận chính trị  là một nhiệm vụ  chính trị 
  7. 5 quan trọng của Học viện. Hiện nay Học viện đang đứng trước những yêu cầu  đổi mới và phát triển mạnh mẽ  để  đáp  ứng tốt hơn nhiệm vụ  chính trị  được  giao cả trên lĩnh vực nghiên cứu khoa học và đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý  ở các loại hình. Việc nghiên cứu tìm ra những biện pháp đúng đắn, khoa học,  phù hợp, để  quản lý học viên đào tạo Cao cấp lý luận chính trị   ở  Học viện  chính trị ­ Hành chính khu vực I là yêu cầu khách quan và mang tính cấp thiết.  Do đó tác giả đã lựa chọn vấn đề: "Biện pháp quản lý học viên đào tạo Cao   cấp lý luận chính trị  ở Học viện chính trị  ­ Hành chính khu vực I” làm đề  tài Luận văn của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài  Quản lý giáo dục xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử giáo dục và đào tạo,  tuy nhiên phải đến những năm 60 của thế  kỷ  XX, xuất phát từ  yêu cầu nâng  cao chất lượng giáo dục, quản lý đào tạo mới thực sự thu hút sự quan tâm của  nhiều nhà giáo dục học, tâm lý học sư  phạm cả   ở  phương diện lý luận lẫn   thực tiễn quản lý.  Ở  Liên xô cũ những đóng góp to lớn cho sự  phát triển lý luận và thực   tiễn giáo dục nói chung phải kể đến các nhà giáo dục học nổi tiếng như A.X.   Macarencô,   P.P.Blônski,   V.A.Xukhôlinxki,   M.F.Sabaeva,   L.N.Lutvin,   M.I.  Kônđucôp, V.V.Khuđôminski, và nhiều nhà giáo dục khác. Trong lĩnh vực quản  lý đào tạo, vài thập kỷ  gần đây  ở  nước ngoài cũng xuất hiện những nghiên  cứu đi sâu vào vấn đề quản lý đào tạo, quản lý sinh viên trong các nhà trường   đại học. Như nghiên cứu về sự tương tác giữa người dạy ­ người học và môi   trường trong quá trình đào tạo của J.M.Denomme và M.Roy (2000), về  sinh   viên bỏ  học của Sheldon (1982), Tinto (1987) và của nhà quản lý đại học  Beguin (1991). Đặc biệt những nghiên cứu về sự hoà nhập của Corifin (1989)  
  8. 6 và nghiên cứu về  vấn đề  quản lý đào tạo, tự  quản lý của sinh viên trong học   tập ở Khoa Tâm lý sư  phạm trường đại học Mons ­ Hainaut (Bỉ) đã có những   đóng góp quan trọng cho lĩnh vực quản lý sinh viên trong các nhà trường hiện   nay. Nhiều nhà khoa học về  quản lý giáo dục  ở  nước ta đã nghiên cứu và  công bố  những công trình khoa học về  quản lý giáo dục trên các lĩnh vực;  Quản lý nhà nước về  giáo dục ­ đào tạo và Quản lý giáo dục ­ đào tạo trong  trường học. Các công trình của các tác giả đã được công bố như: Nguyễn Minh Đạo  “Cơ  sở  của khoa học quản lý”, Nxb CTQG, Hà Nội, 1997; Nguyễn Ngọc  Quang “Những khái niệm cơ bản về quản lý giáo dục”, Trường cán bộ quản lý  giáo dục và đào tạo, Hà Nội, 1998; Đặng Quốc Bảo   “Một số  khái niệm về   quản lý giáo dục”, Trường cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo, Hà Nội, 1997;   “Giáo trình quản lý giáo dục và đào tạo”, Hà Nội, 2002 của tập thể nhiều cán  bộ  nghiên cứu, giảng dạy Trường Cán bộ  Quản lý giáo dục và đào tạo; Trần  Kiểm “Khoa học quản lý giáo dục ­ một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Nxb  Giáo dục, 2004; Đặng Bá Lãm “Quản lý nhà nước về giáo dục, lý luận và thực   tiễn”, Nxb CTQG, Hà Nội, 2005; Bùi Minh Hiền “Quản lý giáo dục”, Nxb Đại  học Sư  phạm, 2006; Nguyễn Thị  Doan (Chủ  biên), Đỗ  Minh Cương, Phương   Kỳ Sơn “Các học thuyết quản lý”, Nxb CTQG, Hà Nội, 1996.  Nội dung các công trình nghiên cứu của các tác giả, tập trung luận   giải nhiều vấn đề  cơ  bản như: Vai trò của quản lý, quản lý giáo dục; khái   niệm về  quản lý, quản lý giáo dục, quản lý trườ ng học; bản chất, chức   năng, nguyên tắc và phươ ng pháp quản lý giáo dục; thông tin trong quản lý,  quản lý giáo dục, công cụ  quản lý giáo dục; hệ  thống giáo dục quốc dân;   quản lý nhà nướ c về  giáo dục; quản lý nhà trường; quản lý tài chính, quản 
  9. 7 lý cơ sở vật chất kỹ thuật trong giáo dục và trườ ng học; quản lý chất lượng   giáo dục; xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ  quản lý giáo dục; xây dựng  văn hoá trong quản lý giáo dục, quản lý trườ ng học; đổi mới quản lý giáo  dục; các mô hình quản lý giáo dục; phân cấp trong quản lý giáo dục; thực  trạng công tác quản lý nhà nướ c về  giáo dục; một số  kinh nghiệm quốc t ế  về quản lý giáo dục; quản lý giáo dục trong xu thế hội nhập và toàn cầu hoá. Đối với hệ thống Học viện chính trị ­ Hành chính khu vực I trong những  năm qua đã có một số tác giả nghiên cứu về công tác đào tạo, công tác quản lý  đào tạo và quản lý học viên với mục đích góp phần nâng cao chất lượng đào  tạo, bồi dưỡng cán bộ  lãnh đạo, quản lý như: Những giải pháp nâng cao chất  lượng đào tạo hệ tập trung ở Phân viện Hà nội của Nguyễn Bá Dương (1998);  Đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ở Học viện   chính trị khu vực I của Doãn Hùng (2006); Đổi mới công tác quản lý học viên   của Trần Thị Thuỷ (2006); Những cơ sở pháp lý chủ yếu của công tác quản lý  học viên ở Học viện chính trị khu vực I của Cao Văn Thanh (2008). Đáng chú ý   là đề tài Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở Học viện chính trị ­ Hành chính   khu vực I giai đoạn 2011­2020 của Ngô Ngọc Thắng (2012). Theo tác giả Nguyễn Bá Dương công tác quản lý học viên gắn liền với  người giáo viên Chủ nhiệm lớp tác động thông qua tổ chức lớp học và Ban cán  sự lớp đến từng học viên trên cơ sở những Quy chế ban hành, nhằm đảm bảo  cho các hoạt động học tập, nghiên cứu thực tế  và rèn luyện đạo đức, tính  Đảng của người học viên có chất lượng hiệu quả theo mục tiêu đào tạo đề ra.  Công tác quản lý học viên được xác định ở các nội dung: Tham gia tổ chức lớp  học khi học viên nhập học; tổ chức quản lý hoạt động học tập của học viên;  tổ  chức theo dõi quá trình học tập của học viên; tổ  chức đôn đốc các hoạt 
  10. 8 động khác như nghiên cứu thực tế, hoạt động công ích xã hội của lớp; chỉ đạo  theo dõi công tác Đảng của các chi bộ lớp học viên. Theo tác giả Doãn Hùng:  Đổi mới phương pháp dạy học đượ c coi là  nhiệm vụ  trọng tâm trong Học viện hiện nay, đặc biệt trong việc dạy học   các môn Lý luận chính trị. Việc dạy các môn học này phải gắn liền với thực   tiễn, phù hợp với yêu cầu  đổi mới  ở nước ta hiện nay; vấn đề  cơ  bản phải   kiên  định với  chủ  nghĩa Mác  ­ Lênin, Tư  tưởng Hồ  Chí  Minh đi đôi với   không ngừng sáng tạo lý luận. Để  việc dạy học các môn học này có chất   lượ ng hiệu quả, cần phải dạy cho học viên cách tư  duy, cách giải quyết   vấn đề, nhằm phát triển kỹ năng nghề nghiệp cho học viên mà cốt l õi là kỹ  năng trong lãnh đạo, quản lý; phát hiện và giải quyết vấn đề  mới luôn phát  sinh;   phát   triển   kỹ   năng   học   tập   nghiên   cứu   của   học   viên;   bồi   dưỡ ng  phương pháp, lòng quyết tâm, ý chí tự  học, biết vận dụng nh ững   điều đã  học vào trong thực tiễn công tác.  Tác giả Trần Thị Thuỷ đã đề xuất những giải pháp cơ bản nâng cao chất   lượng quản lý học viên đào tạo Cao cấp lý luận chính trị ở Học viện chính trị ­  Hành chính khu vực I đó là: Coi trọng xây dựng và củng cố chi bộ lớp học để  thực sự  phát huy vai trò và hiệu lực của chi bộ  trong quản lý, giáo dục và rèn  luyện đảng viên là học viên; cụ  thể  hoá mục tiêu đào tạo thông qua việc xây  dựng các chương trình hành động của các chủ  thể quản lý, hoàn thiện các văn  bản pháp quy, các quy định về quản lý học viên; phát huy vai trò tự quản lý của  học viên trong quá trình đào tạo; phối hợp các lực lượng tham gia vào quá trình  quản lý học viên ở Học viện chính trị ­ Hành chính khu vực I. Tác giả  Cao Văn Thanh  cho rằng: Quản lý là phương pháp chứ  không  phải mục đích. Nhà quản lý hiện đại là người có khả năng linh hoạt chuyển từ  kiểm soát sang điều hành, phát huy tối đa các nguồn lực và luôn sáng tạo ra  
  11. 9 những giá trị  mới. Để  quản lý học viên có hiệu quả, nhà quản lý không chỉ  bằng nhiệt tình, bằng uy tín trách nhiệm, nhân cách, quyền hạn của mình mà  phải căn cứ vào cơ sở pháp lý. Cơ sở pháp lý là toàn bộ chủ trương, đường lối,  chính sách của Đảng, hiến pháp, pháp luật của Nhà nước về giáo dục và quản  lý giáo dục, các chỉ thị, nghị quyết của cấp trên và các quy chế, quy định của  Học viện. Trong công trình nghiên cứu của mình tác giả Ngô Ngọc Thắng cho rằng:   Phát triển, đào tạo nguồn nhân lực là quá trình phát triển toàn diện con người,   cả  về  thể  lực, trí lực và nhân cách, cả  khai thác sử  dụng, tái tạo và phát triển   tiềm năng, năng lực của mỗi người và cả  cộng đồng người nhằm đóng góp  nhiều nhất vào sự  nghiệp phát triển chung của con người và cộng đồng. Đó  cũng chính là quá trình tạo ra sự biến đổi phù hợp về số lượng, chất lượng, cơ  cấu nguồn nhân lực đồng thời không ngừng nâng cao hiệu quả sử  dụng chúng   nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước và xã hội. Nâng cao chất lượng  nguồn nhân lực ở Học viện chính trị ­ Hành chính khu vực I trước hết phải nâng   cao chất lượng của các đơn vị  giảng dạy, chất lượng của đội ngũ giảng viên,   chất lượng công tác nghiên cứu các đề tài khoa học và chất lượng đào tạo học   viên Cao cấp lý luận tại Học viện. Quản lý giáo dục và quản lý học viên là những vấn đề  được nhiều nhà  khoa học quan tâm nghiên cứu dưới nhiều góc độ  khác nhau, phương pháp  nghiên cứu khác nhau. Từ đề  tài khoa học cấp cơ sở  đến cấp bộ  và cấp Nhà   nước cũng như các luận án, luận văn, các chuyên đề. Song các tác giả đều tập   trung làm rõ vị  trí, vai trò bản chất của quản lý, quản lý giáo dục, thực trạng   của quá trình giáo dục, đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo   dục, quản lý giáo dục và quản lý học viên. 
  12. 10 Những nghiên cứu về  biện pháp quản lý học viên đào tạo Cao cấp lý  luận chính trị trong hệ thống Học viện chính trị ­ Hành chính quốc gia Hồ Chí  Minh và Học viện chính tri ­ Hành chính  khu vực I còn ít, chưa có hệ thống và   cơ  sở  khoa học vững chắc. Yêu cầu về  nâng cao chất lượng đào tạo, bồi   dưỡng cán bộ  lãnh đạo, quản lý  ở  nước ta hiện nay và Học viện chính trị  ­   Hành chính khu vực I đang đòi hỏi phải có những nghiên cứu đầy đủ  hơn về  lĩnh vực quản lý đào tạo, quản lý học viên. Kết quả nghiên cứu của đề  tài đã  phần nào đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ lãnh đạo quản  lý ở Học viện hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Trên cơ  sở  làm rõ một số  vấn đề  lý luận và thực tiễn về  quản lý học  viên đào tạo Cao cấp lý luận chính trị; đề  xuất các biện pháp cơ  bản nhằm   nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý học viên ở Học viện chính trị ­   Hành chính khu vực I hiện nay, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào   tạo cán bộ của Học viện. Nhiệm vụ nghiên cứu  Làm rõ một số vấn đề  lý luận về quản lý học viên đào tạo Cao cấp lý   luận chính trị ở Học viện chính trị ­ Hành chính khu vực I.  Khảo sát, phân tích, đánh giá đúng thực trạng, chỉ rõ những nguyên nhân   và rút ra những kinh nghiệm về  quản lý học viên đào tạo Cao cấp lý luận   chính trị ở Học viện chính trị ­ Hành chính khu vực I.  Trên cơ  sở  lý luận và thực tiễn, xác định yêu cầu và đề  xuất các biện   pháp nhằm nâng cao chất lượng, công tác quản lý học viên đào tạo Cao cấp lý  luận chính trị ở Học viện chính trị ­ Hành chính khu vực I.  
  13. 11  4. Khách thể, đối tượng, phạm vi nghiên cứu  Khách thể nghiên cứu: Hoạt động quản lý giáo dục ­ đào tạo học viên  ở Học viện chính trị ­ Hành chính khu vực I. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lý học viên đào tạo Cao cấp lý  luận chính trị hệ tập trung ở Học viện chính trị ­ Hành chính khu vực I. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu hoạt động quản lý  đối tượng học viên đào tạo Cao cấp lý luận chính trị hệ tập trung ở Học viện   chính trị  ­ Hành chính khu vực I. Thời gian khảo sát, điều tra số  liệu từ  năm   2007 đến nay. 5. Giả thuyết khoa học Chất lượng đào tạo  ở  Học viện chính trị  ­ Hành chính khu vực I hiện   nay phụ thuộc vào sự tác động tổng hợp của nhiều yếu tố, trong đó biện pháp  quản lý các hoạt động của học viên giữ vai trò rất quan trọng. Nếu thực hiện   quản lý các hoạt động của học viên khoa học, chặt chẽ  như: Xây dựng và   hoàn thiện hệ thống các văn bản quy định quản lý; thực hiện tốt kế hoạch hóa   quản lý các hoạt động; thường xuyên nâng cao năng lực quản lý của các chủ  thể, đồng thời phát huy tốt vai trò tự quản lý của học viên thì công tác quản lý  sẽ đạt hiệu quả tốt, góp phần trực tiếp vào việc nâng cao chất lượng học tập   của học viên, chất lượng dạy học, đào tạo của Học viện, đáp  ứng yêu cầu  phát triển của đất nước trong tình hình hiện nay. 6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu *  Phương pháp luận Luận văn được xây dựng trên cơ sở  phư ơng pháp luận của Chủ nghĩa  Mác ­ Lênin; quán triệt sâu sắc Tư tưởng Hồ  Chí Minh, quan điểm, đường 
  14. 12 lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về  giáo dục và quản lý giáo dục. Đồng   thời, luận văn còn được thực hiện trên cơ sở quan điểm tiếp cận hệ thống ­  cấu trúc, quan điểm lịch sử  ­ lôgíc, quan điểm thực tiễn trong nghiên cứu   khoa học. *  Phương pháp nghiên cứu cụ thể    Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết Nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, đối chiếu, so sánh, hệ  thống hóa, mô   hình hóa, khái quát hóa các nội dung, tư  tưởng trong các sách giáo trình, sách  chuyên khảo, sách tham khảo, các công trình khoa học, các tài liệu, tư liệu có  liên quan đến đề tài luận văn.    Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn  Quan sát các mặt hoạt động: Hoạt động lãnh đạo, quản lý của cán bộ;  hoạt động dạy học của giáo viên; hoạt động học tập, rèn luyện và các mặt  hoạt động xã hội khác của học viên để rút ra những kết luận có liên quan đến  nội dung nghiên cứu của đề tài.   Trao đổi với học viên, cán bộ  quản lý và giáo viên về công tác quản lý  học viên, để  rút ra những kết luận, nhận định có cơ  sở  khoa học nhằm phục  phụ cho nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài. Điều tra xã hội học đối với học viên,  cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, để làm cơ sở đánh giá thực trạng, tìm hiểu   nguyên nhân và đề  xuất các biện pháp quản lý học viên đào tạo Cao cấp lý  luận chính trị cho phù hợp.  Tổng kết, rút ra kinh nghiệm về công tác quản lý học viên đào tạo Cao  cấp lý luận chính trị. 
  15. 13  Sử  dụng phương pháp điều tra đối với học viên, các lực lượng giảng  dạy, quản lý giáo dục để  làm cơ  sở  đánh giá thực trạng và đề  ra biện pháp   nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả, quản lý học viên đào tạo Cao cấp lý   luận chính trị tại Học viện chính trị ­ Hành chính khu vực I hiện nay.   Sử dụng phương pháp chuyên gia trong quá trình nghiên cứu, xin ý kiến  của các nhà khoa học, các nhà quản lý có kinh nghiệm về  những vấn đề  có  liên quan trực tiếp đến đề tài luận văn.    Sử  dụng phương pháp thống kê toán học để  tính toán, xử  lý các số  liệu  phục vụ cho luận văn. 7. Ý nghĩa giá trị của luận văn Xây dựng và hoàn thiện các khái niệm; quản lý học viên và biện pháp   quản lý học viên đào tạo Cao cấp lý luận chính trị ở Học viện chính trị ­ Hành  chính khu vực I.  Đề xuất những biện pháp cơ bản nâng cao chất lượng, công tác quản lý  học viên  đào tạo  Cao cấp lý luận chính trị  nhằm góp phần nâng cao chất  lượ ng đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nướ c ta hiện nay. 8. Cấu trúc của đề tài Đề  tài được kết cấu gồm: Mở  đầu, 2 chương, (6 tiết), kết luận, kiến   nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.                                            Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ HỌC VIÊN
  16. 14 Ở HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ ­ HÀNH CHÍNH KHU VỰC I 1.1. Các khái niệm cơ bản 1.1.1. Học viên đào tạo Cao cấp lý luận chính trị ở Học viện chính tri ­   Hành chính khu vực I   Quan niệm về người học, Điều 83, Luật Giáo dục đã quy định: Người học  là người đang học tập tại các cơ  sở  giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân.   Theo Quy chế học viên và công tác học viên hiện hành ở Học viện chính trị  ­  Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh xác định:  Học viên đến học tập ở Học viện chính tri ­ Hành chính khu vực I đều  là cán bộ lãnh đạo, quản lý đương chức và quy hoạch thuộc diện; cán bộ  cấp   trưởng phòng, phó phòng và tương đương của các tỉnh thành từ Hà Tĩnh trở ra,  cán bộ thuộc các bộ, ngành của Trung ương.    Cán bộ  trong diện quy hoạch, cán bộ  lãnh đạo chủ  chốt cấp quận,  huyện, ban ngành của tỉnh, cán bộ  các cơ quan Trung ương theo địa bàn được  phân công.   Tất cả các học viên đều là Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam, có đủ  điều kiện đầu vào, có đủ sức khoẻ để học tập.  Học viên đến học tập ở Học viện chính tri ­ Hành chính khu vực I, thuộc   lớp người đã trưởng thành và hoàn thiện cả  về thể chất và nhân cách: Về  độ  tuổi, đều từ  30 tuổi trở lên, là lứa tuổi có kinh nghiệm trong cuộc sống, công   tác,  năng lực quản lý nhất định, có đủ  sức khoẻ  để  học tập và tham gia các   hoạt động khác. Về nhân cách, họ là những người có trình độ nhận thức, hiểu   biết mọi mặt của đời sống xã hội, có ý thức tổ  chức kỷ luật và lòng tự  trọng  cao. Học viên đến học tại Học viện đều đã tốt nghiệp đại học, trong đó nhiều  người có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư. 
  17. 15  Về mặt chính trị, học viên đều là Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam   đã ít nhiều trải qua thực tiễn và công tác Đảng, là hạt nhân tiêu biểu ở các cơ  quan, đơn vị, là những cán bộ  lãnh đạo quản lý chủ  chốt  ở  cấp quận, huyện   trở  lên. Trong các lớp tại chức nhiều đồng chí là Giám đốc các sở, Tỉnh uỷ  viên, thậm chí còn có cả   Ủy viên Trung  ương Đảng, Bí thư  tỉnh thành, Thứ  trưởng đi học, đây là điều kiện thuận lợi để  phát huy tinh thần trách nhiệm,  khả năng tự quản trong quá trình học tập, rèn luyện tại Học viện.  Từ đặc điểm này cho thấy, học viên hoàn toàn có đủ điều kiện để tiếp thu  nội dung kiến thức của các môn học, phát huy tính tích cực, tự giác trong học tập.  Mặt khác họ còn là những người có ý thức, sống có mục đích, có lý tưởng, có ý  chí và nghị lực để vượt qua khó khăn. Học viên còn là lớp người có sự chín muồi   về mặt tâm lý ­ xã hội, rất thuận lợi cho công tác quản lý học viên.  Qua những luận giải trên chúng tôi quan niệm:  Học viên đào tạo Cao   cấp lý luận chính trị  tại Học viện chính tri ­ Hành chính khu vực I là cán bộ,   đảng viên đang học tập, rèn luyện tại Học viện nhằm thực hiện mục tiêu đào   tạo trở thành những cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt ở cấp quận, huyện và   cấp trên theo yêu cầu nhiệm vụ.  Quan niệm trên đã chỉ rõ, học viên đào tạo Cao cấp lý luận chính trị tại  Học viện chính tri ­ Hành chính khu vực I ngoài những đặc điểm chung còn có  những nét riêng so với học viên được đào tạo  ở  các Học viện và các nhà  trường khác đó là: Học viên đào tạo Cao cấp lý luận chính trị được tuyển chọn   chặt chẽ  theo Quy chế  của Bộ  giáo dục ­ Đào tạo; Quy định của Ban chấp  hành Trung  ương và Bộ  Chính trị; sự  tuyển chọn cán bộ  của các địa phương,   các bộ, ban ngành của Trung  ương, có mục đích rõ dàng, được học tập trong   môi trường sư  phạm hệ thống trường Đảng, được tổ  chức quản lý chặt chẽ  với sự  giúp đỡ  hướng dẫn trực tiếp của đội ngũ giảng viên, cán bộ  Quản lý  
  18. 16 giáo dục có kiến thức và năng lực. Tất cả  các học viên đều là Đảng viên, có   trình độ, kiến thức khá cao trên các lĩnh vực, có năng lực và sự  trải nghiệm  trong công tác ở các cơ quan, đơn vị, có ý thức tổ chức kỷ luật, bản lĩnh chính  trị vững vàng, khả năng phát triển tốt. Học viên đào tạo Cao cấp lý luận chính trị  có nhiệm vụ  chung là: Học  tập,  nghiên   cứu  lý  luận  Chủ  nghĩa  Mác  ­   Lênin,  Tư   tưởng  Hồ   Chí  Minh;   Đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; Khoa học Lãnh đạo  quản lý; Khoa học Xã hội nhân văn; Khoa học chính trị hành chính. Chấp hành   nghiêm chỉnh chủ chương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà  nước, thực hiện đầy đủ quy chế, quy định của Học viện; tích cực tham gia các  hoạt động, phong trào góp phần xây dựng lớp học tốt, rèn luyện tốt, đoàn kết  giúp đỡ nhau trong học tập và công tác. Với mục tiêu đào tạo trở thành cán bộ  lãnh đạo, quản lý cho các địa phương, các bộ, ban, ngành của Trung  ương có   khả năng phát triển lên các chức vụ cao hơn trong tương lai. Có đầy đủ phẩm  chất chính trị, trình độ lý luận khoa học, năng lực công tác, trung thành vô hạn  với Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ trên cương   vị  được giao theo chức trách, góp phần xây dựng đất nước ngày càng giầu   mạnh.  1.1.2. Quản lý học viên đào tạo Cao cấp lý luận chính trị ở Học viện  chính tri ­ Hành chính khu vực I    Có rất nhiều khái niệm về quản lý đã được đưa ra do tiếp cận ở các góc  độ khác nhau. Theo quan niệm chung nhất trong Từ điển Giáo dục học, Quản lý   là: “Hoạt động hay tác động có định hướng, có chủ  định của chủ  thể  quản lý  (người quản lý) đến khách thể  quản lý (người bị  quản lý) trong một tổ  chức   nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức” [19, tr.326].  Trong từ  điển Tiếng Việt do Nguyễn Như Ý chủ  biên quan niệm: “Quản lý là  
  19. 17 trông coi, giữ  gìn theo những yêu cầu nhất định. Là tổ  chức và điền khiển các   hoạt động theo những yêu cầu nhất định” [51, tr.161]. Tác giả Nguyễn Bá Dương   cho rằng: “Hoạt động quản lý là sự tác động qua lại một cách tích cực giữa chủ  thể  quản lý và đối tượng quản lý qua con đường tổ  chức là sự  tác động điều   khiển, điều chỉnh tâm lý và hành động của các đối tượng quản lý, lãnh đạo cùng  hướng vào hoàn thành những mục tiêu nhất định của tập thể và xã hội” [6, tr.55]. Trong giáo trình Quản lý hành chính Nhà nước của Học viện chính trị quốc  gia Hồ  Chí Minh chỉ  rõ: “Quản lý là tác động chỉ  huy, điều khiển của các quá  trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để chúng phát triển phù hợp với   quy luật đạt tới mục đích đề ra và đúng ý trí của người quản lý” [36, tr.772]. Hiện nay, thuật ngữ  quản lý đang trở  nên phổ  biến, song trong thực tế  vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất. Như vậy, có thể hiểu quản lý là sự tác   động chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi hoạt động  của con người nhằm đạt tới mục đích đã đề ra.    Về  quản lý giáo dục cũng như  quản lý xã hội là hoạt động có ý thức  của con người nhằm theo  đuổi những mục đích của mình. Có nhiều quan  niệm khác nhau về  Quản lý giáo dục. Theo tác giả  Phạm Minh Hạc: “Quản   lý giáo dục là hệ  thống những tác động có mục đích, có kế  hoạch, hợp quy   luật của chủ thể quản lý làm cho hệ  vận hành theo đường lối nguyên lý của  Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủ  nghĩa mà tiêu  điểm hội tụ là quá trình dạy, giáo dục thế hệ trẻ, đưa thế hệ trẻ, đưa hệ giáo   dục đến mục tiêu dự kiến lên trạng thái về chất” [14, tr.7]. Tác giả Trần Kiểm, lại phân chia Quản lý giáo dục thành hai cấp là vĩ   mô và vi mô. Quản lý giáo dục  ở  cấp vĩ mô được hiểu là: “Những tác động  tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của   chủ thể quản lý đến tất cả  các mắt xích của hệ  thống (từ cấp cao nhất đến  
  20. 18 các cơ sở giáo dục là nhà trường) nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả  mục tiêu phát triển giáo dục, đào tạo thế  hệ  trẻ  mà xã hội đặt ra cho ngành  giáo dục” [37, tr.36­37]. Ở  cấp vi mô là: “Hệ  thống những tác động tự  giác  (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể  quản lý đến tập thể  giáo viên, công nhân viên, tập thể học sinh, cha mẹ học   sinh, các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường, nhằm thực hiện có chất   lượng,  hiệu quả mục tiêu giáo dục của nhà trường” [37, tr.37­38].  Thực chất của hoạt động Quản lý giáo dục là quản lý con người và đào  tạo con người. Đó là quá trình tác động có định hướng của ngành giáo dục,  nhà quản lý giáo dục trong việc vận dụng nguyên lý, phương pháp chung  nhất của khoa học nhằm đạt được những mục tiêu đề ra. Những tác động đó   thực chất là sự  tác động có mục đích, có tổ  chức, có lựa chọn của các chủ  thể quản lý đến nhà trường, làm cho nhà trường tổ chức một cách khoa học,   có kế hoạch, bảo đảm quá trình giáo dục đạt được mục tiêu giáo dục. Quản lý học viên đào tạo Cao cấp lý luận chính trị  ở  Học viện chính trị ­  Hành chính khu vực I cũng là một kiểu quản lý xã hội thu nhỏ, quản lý trường  học, quản lý giáo dục ở cấp vi mô. Một nội dung quản lý cơ bản của quá trình   đào tạo tại các trường Đảng là hoạt động quản lý học viên được tổ  chức một  cách chặt chẽ vừa theo Luật giáo dục vừa theo các Quy định của Ban chấp hành   Trung ương và Bộ Chính trị. Quản lý học viên đào tạo Cao cấp lý luận chính trị là  quá trình tác động của các lực lượng giáo dục, của người giáo viên Chủ  nhiệm   lớp thông qua tổ chức lớp học và Ban cán sự  lớp đến từng học viên trên cơ  sở  những Quy chế, Quy định ban hành nhằm đảm bảo cho các hoạt động học tập,   nghiên cứu thực tế, rèn luyện đạo đức, tác phong của người học viên theo mục   tiêu đào tạo đã đặt ra. Thực chất là quản lý các hoạt động như: Hoạt động học  tập, nghiên cứu thực tế, tự quản lý rèn luyện và các hoạt động khác của học viên. 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2