Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động giáo dục thể chất tại các trường mầm non huyện Bình Lục tỉnh Hà Nam
lượt xem 6
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là lý luận và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục thể chất tại các trường mầm non huyện Bình Lục tỉnh Hà Nam.Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục thể chất tại các trường mầm non huyện Bình Lục tỉnh Hà Nam góp phần nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho cho trẻ tại các trường mầm non hiện nay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động giáo dục thể chất tại các trường mầm non huyện Bình Lục tỉnh Hà Nam
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ TUYẾT QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN BÌNH LỤC, TỈNH HÀ NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC HÀ NỘI, 2020
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ TUYẾT QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN BÌNH LỤC, TỈNH HÀ NAM Ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 8.14.01.14 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN THỊ MAI LAN HÀ NỘI, 2020
- LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là Nguyễn Thị Tuyết, học viên cao học chuyên ngành Quản lý giáo dục, đợt 2 - 2018. Tôi xin cam đoan rằng các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực.Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng công bố trong bất kì công trình nào khác. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Tuyết
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU................................................................................................................... 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON ............................................................... 9 1.1.Trường mầm non trong hệ thống giáo dục quốc dân ........................................ 9 1.2. Hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non ............... 11 1.3. Quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non.......... 26 1.4.Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non...................................................................................... 33 Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO TRẺ MẪU GIÁO TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN BÌNH LỤC, TỈNH HÀ NAM ................................................................................. 37 2.1.Khái quát chung về giáo dục mầm non huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam .......... 37 2.2.Mẫu khảo sát, địa bàn khảo sát và phương pháp khảo sát thực trạng .............. 41 2.3. Thực trạng hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non huyện Bình Lục, Hà Nam ............................................................................. 43 2.4. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non huyện Bình Lục, Hà Nam..................................................................... 49 2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non huyện Bình Lục, Hà Nam.......................... 54 2.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non huyện Bình Lục, Hà Nam ..................................... 58 Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO TRẺ MẪU GIÁO TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN BÌNH LỤC, TỈNH HÀ NAM............................................................................................ 62 3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam ........................ 62 3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam .................................................. 63 3.3. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất ........... 74 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ......................................................................... 79 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 82 Phụ lục 1 ................................................................................................................. 85
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CB- GV-HS Cán bộ quản lý CBQL Cán bộ, giáo viên, học sinh GDMN Giáo dục mầm non GDTC Giáo dục thể chất GV Giáo viên PCGDMNTNT Phổ cập giáo dục mầm non trẻ năm tuổi QL Quản lý QLGD Quản lý giáo dục
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Nội dung chương trình phát triển vận động cho trẻ tuổi mẫu giáo ............ 13 Bảng 1.2. Kết quả mong đợi nội dung chương trình phát triển vận động cho trẻ tuổi mẫu giáo .......................................................................................... 15 Bảng 1.3. Nội dung chương trình giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe cho trẻ tuổi mẫu giáo ................................................................................................. 17 Bảng 1.4. Kết quả mong đợi nội dung chương trình giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe cho trẻ tuổi mẫu giáo ...................................................................... 18 Bảng 2.1. Thực trạng mức độ thực hiện mục tiêu giáo dục thể chất .......................... 43 Bảng 2.2. Thực trạng mức độ thực hiện nội dung giáo dục thể chất.......................... 44 Bảng 2.3. Thực trạng mức độ thực hiện phương pháp giáo dục thể chất ................... 45 Bảng 2.4. Thực trạng mức độ thực hiện hình thức giáo dục thể chất......................... 47 Bảng 2.5: Đánh giá chung thực trạng hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non ......................................................................... 48 Bảng 2.6: Mức độ thực hiện nội dung lập kế hoạch hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo ...................................................................................... 49 Bảng 2.7: Mức độ thực hiện nội dung tổ chức nhân sự thực hiện hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo .................................................................. 50 Bảng 2.8: Mức độ chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo .. 51 Bảng 2.9: Mức độ thực hiện kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo ............................................................................................ 53 Bảng 2.10. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về chủ thể quản lý ................... 54 Bảng 2.11. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về gia đình trẻ mẫu giáo .......... 56 Bảng 2.12. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về môi trường xã hội và điều kiện cơ sở vật chất................................................................................... 57 Bảng 2.13: Thực trạng chung về quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non ......................................................................... 58 Bảng 3.1. Mức độ cần thiết của các biện pháp .......................................................... 75 Bảng 3.2. Mức độ khả thi của các biện pháp ............................................................ 77
- MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, cấp học luôn được cả xã hội và từng gia đình quan tâm đặc biệt. Bởi lẽ giáo dục mầm non đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm và thẩm mỹ cho trẻ em, có thể nói đây là nền tảng cho việc học tập và phát triển phẩm chất cho trẻ ở các cấp học sau. Mục tiêu cụ thể của cấp học mầm non được khẳng định rõ trong Đề án đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo là: “Đối với giáo dục mầm non, giúp trẻ phát triển thể chất, tình cảm, hiểu biết, thẩm mỹ, hình thành các yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ bước vào lớp 1….”[8]. Để đạt được mục tiêu trên, việc thực thi chương trình, nội dung giáo dục, hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động chăm sóc, giáo dục và dạy học trong các trường mầm non nói là vấn đề then chốt của hoạt động giáo dục trong các trường mầm non và cần được quan tâm đầu tư đúng mức. Đối với các trường mầm non thì nhiệm vụ giáo dục thể chất cho trẻ mầm non vô cùng quan trọng. Do vậy, để xây dựng cơ sở ban đầu cho giáo dục nhân cách con người phát triển toàn diện, giáo dục mầm non cần phải được tiến hành một cách tổng hợp và đồng bộ các mặt sau đây: Giáo dục thể chất; Giáo dục trí tuệ; Giáo dục đạo đức; Giáo dục thẩm mĩ; Giáo dục lao động.Những mặt giáo dục trên đây gắn bó, bổ sung cho nhau trong quá trình hình thành cơ sở ban đầu về nhân cách con người phát triển toàn diện. Tuy nhiên, do đặc điểm tăng trưởng và phát triển của trẻ ở mỗi thời kì khác nhau là khác nhau, nên cần phải xác định được các nhiệm vụ nội dung, phương pháp, biện pháp… chăm sóc và giáo dục phù hợp với đặc điểm tăng trưởng và phát triển của từng thời kì. Giáo dục thể chất cho trẻ mầm non là quá trình tác động nhiêu mặt vào cơ thể trẻ, tổ chức cho trẻ vận động và sinh hoạt hợp lí nhằm làm cho cơ thể trẻ phát triển đều đặn, sức khoẻ được tăng cường, tạo cơ sở cho sự phát triển toàn diện. Thực tiễn hiện nay cho thấy, tại các trường mầm non giáo dục thể chất cho trẻ mầm non được toàn xã hội, gia đình và nhà trường đặc biệt quan tâm. Bởi vì, cơ thể trẻ giai đoạn mầm non còn đang trong quá trình phát triển và hoàn thiện về các hệ thần kinh, cơ xương, bộ máy hô hấp, bên cạnh đó một số trẻ mầm non còn chưa mạnh dạn, tự tin tham gia vào các hoạt động thể chất, chưa có nhiều cơ hội để trải nghiệm các hoạt động giáo dục thể chất. Nếu giáo dục thể chất cho trẻ mầm non không đạt hiệu quả sẽ dẫn tới sự phát triển thể chất không đúng, không phù hợp, trẻ có sự phát 1
- triển thể chất không cân đối,… Do vậy, việc giáo dục thể chất cho trẻ mầm non phù hợp, đúng mức, khoa học sẽ là điểm tựa giúp trẻ phát triển toàn diện, hài hòa và mạnh khỏe về thể chất và tinh thần, đặt cơ sở cho sự phát triển thể chất suốt đời của trẻ, đồng thời nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển tâm lý và nhân cách trẻ. Ở các trường mầm non hiện nay, giáo dục thể chất cho trẻ đã thực sự được chú trọng, các nhà trường đã xác định rõ mục tiêu giáo dục, nội dung, hình thức, phương pháp, phương tiện, cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục, lực lượng tham gia giáo dục trẻ tại trường mầm non. Do vậy, giáo dục thể chất cho trẻ tại trường mầm non đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, để giáo dục thể chất cho trẻ tại trường mầm non đáp ứng được yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục hiện nay thì đòi hỏi việc thực hiện nhiệm vụ này cũng phải thay đổi. Trong đó, đặc biệt là sự thay đổi của chủ thể quản lý trong quá trình quản lý hoạt động giáo dục này tại các trường mầm non. Do vậy, việc lựa chọn đề tài nghiên cứu “Quản lý hoạt động giáo dục thể chất tại các trường mầm non huyện Bình Lục tỉnh Hà Nam” làm đề tài nghiên cứu nhằm xác định được cơ sở lý luận, phân tích và chỉ ra được thực trạng, nguyên nhân của thực trạng để từ đó đề xuất các biện pháp tác động vào các khâu còn yếu của quản lý hoạt động này sẽ là cơ sở quan trọng tạo nên thành công trong quản lý hoạt động giáo dục thể chất tại các trường mầm non huyện Bình Lục tỉnh Hà Nam hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 2.1.Các nghiên cứu về giáo dục thể chất cho học sinh, sinh viên, trẻ mầm non Giáo dục thể chất là một nhiệm vụ trong tâm của tất cả các nhà trường, từ trường mầm non, trường tiểu học, trường phổ thông và trường đại học. Giáo dục thể chất cũng là nội dung bắt buộc trong chương trình của các nhà trường. Điều này cho thấy, đối với tất cả các nhà trường thì giáo dục thể chất là nhiệm vụ quan trọng và vô cùng cần thiết. cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên đã có nhiều. Đã có nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới cũng như ở Việt Nam về giáo dục thể chất cho trẻ tại trường mầm non và cả học sinh, sinh viên. Dưới đây, nghiên cứu sẽ tổng quan các công trình theo hướng nghiên cứu này. -Các nghiên cứu về giáo dục thể chất cho sinh viên đại học: Tác giả Nguyễn Văn Toàn với bài viết: “Thực trạng công tác giáo dục thể chất ở Học viện Nông nghiệp Việt Nam”, đã tập trung nghiên cứu về vấn đề này. Bài viết khẳng định giáo dục thể chất là nội dung bắt buộc trong chương trình đào tạo của Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Kết quả nghiên cứu thực trạng tại Học viện cho thấy: 2
- chương trình giáo dục thể chất phù hợp với điều kiện của Học viện, tuy nhiên sinh viên ngoại khóa còn ít; giảng viên còn thiếu, ít được bồi dưỡng chuyên môn; cơ sở vật chất phục vụ học tập thiếu và đã xuống cấp; sinh viên tham gia hoạt động ở các câu lạc bộ thể dục thể thao rất ít; kết quả môn giáo dục thể chất của sinh viên ở mức trung bình; xếp loại trình độ thể lực của sinh viên ở mức trung bình - yếu vẫn chiếm tỉ lệ cao; nhu cầu rèn luyện thể chất của sinh viên là rất lớn. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đề xuất 5 nhóm giải pháp nâng cao kết quả môn giáo dục thể chất cho sinh viên bao gồm: tuyên truyền về tác dụng của thể dục thể thao; cải tiến nội dung, chương trình; tăng cường các hoạt động ngoại khóa; tăng đầu tư cơ sở vật chất; nâng cao trình độ chuyên môn giảng viên giáo dục thể chất [34]. Tác giả Văn Đình Cường (2020), đã thực hiện luận án tiến sĩ giáo dục học với đề tài “Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho sinh viên các trường Đại học tại thành phố Vinh”. Nghiên cứu đã tập trung vào việc phân tích lí luận và thực trạng về vấn đề này và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho sinh viên các trường Đại học tại thành phố Vinh [11]. Tác giả Nguyễn Thị Thanh Nhàn đã nghiên cứu đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục thể chất cho sinh viên Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp”. Luận văn đã tiến hành xác định cơ sở lý luận, khảo sát, đánh giá và chỉ ra thực trạng giáo dục thể chất cho sinh viên Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp và các yếu tố ảnh hưởng tới thực trạng này. Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực trạng nghiên cứu đã đề xuất được các giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục thể chất cho sinh viên Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp hiện nay [27]. Bên cạnh các nghiên cứu về giáo dục thể chất cho sinh viên đã nêu ở trên, thì có một số nghiên cứu theo hướng này đã tiến hành nghiên cứu trên học sinh phổ thông. Nghiên cứu của tác giả Vũ Đức Văn (2008), Nghiên cứu một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho học sinh trung học cơ sở của thành phố Hải Phòng. Luận án đã tiến hành xác định cơ sở lý luận, khảo sát, đánh giá và chỉ ra thực trạng giáo dục thể chất cho học sinh THCS thành phố Hải Phòng và các yếu tố ảnh hưởng tới thực trạng này. Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực trạng nghiên cứu đã đề xuất được các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho học sinh trung học cơ sở của thành phố Hải Phòng hiện nay [39]. Đối với trẻ tại trường mầm non, đã có một số đề tài nghiên cứu về vấn đề này. Trong đó, tác giả Đặng Hồng Phương đã xuất bản giáo trình: “Phương pháp giáo dục 3
- thể chất cho trẻ mầm non”. Trong giáo trình này, tác giả đã trình bầy những vấn đề chung về giáo dục thể chất; Đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu giáo dục thể chất; Phương tiện giáo dục thể chất; Đặc điểm phát triển thể chất ở trẻ và giáo dục thể chất cho trẻ mầm non; Phương pháp, hình thức giáo dục thể chất cho trẻ mầm non [30]. 2.2.Những nghiên cứu về quản lý hoạt động giáo dục thể chất Nghiên cứu về “Quản lý chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở các trường mầm non tư thục thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả đã xác định được cơ sở lí luận về chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở các trường mầm non tư thục. Trong đó gồm có, các khái niệm, lí luận về chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở các trường mầm non tư thục; Quản lý chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở các trường mầm non tư thục; Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở các trường mầm non tư thục. Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn, nghiên cứu đã đề xuất 6 giải pháp quản lý hoạt động này [9]. Tác giả Triệu Thị Hằng (2016), đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tại trường mầm non Hoa Hồng quận Đống Đa, Hà Nội trong bối cảnh hiện nay”. Nghiên cứu đã xác định được khung lý thuyết về chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ và để quản lý hoạt động này tại trường mầm non; Phân tích được thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tại trường mầm non Hoa Hồng quận Đống Đa, Hà Nội trong bối cảnh hiện nay; Đưa ra các biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non phù hợp có hiệu quả giúp trẻ trong trường mầm non được chăm sóc, nuôi dưỡng an toàn, đúng khoa học. Một trong những nội dung chính của nghiên cứu có đề cập tới giáo dục thể chất cho trẻ tại trường mầm non [18]. Tác giả Hoàng Thị Biên (2019), đã nghiên cứu về “Quản lý giáo dục thể chất phát triển năng lực vận động cho trẻ theo chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi ở các trường mầm non huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội”. Với tiếp cận chức năng quản lý, nghiên cứu đã xác định được 4 nội dung quản lý hoạt động này đó là: Lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá giáo dục thể chất phát triển năng lực vận động cho trẻ theo chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi ở các trường mầm non. Nghiên cứu đã tiến hành khảo sát thực trạng tại 6 trường mầm non trên địa bàn huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội gồm: Trường mầm non Phùng Xá, trường mầm non Xuy Xá, trường mầm non Phù Lưu Tế, trường mầm non Tế Tiêu, trường mầm non Hợp Thanh, trường mầm non An Phú A. Căn cứ trên kết quả nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tiễn công tác quản lý hoạt động giáo dục phát triển năng lực vận động cho trẻ theo chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi, 4
- luận văn đã đề xuất 05 biện pháp quản lý hoạt động giáo dục cho trẻ theo chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi ở các trường mầm non huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội. Bằng việc sử dụng phương pháp chuyên gia, kết quả kiểm chứng đã khẳng định tính cần thiết và khả thi của các biện pháp giáo dục thể chất phát triển năng lực vận động cho trẻ theo chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi đề xuất [10]. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở phân tích lý luận và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục thể chất tại các trường mầm non huyện Bình Lục tỉnh Hà Nam.Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục thể chất tại các trường mầm non huyện Bình Lục tỉnh Hà Nam góp phần nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho cho trẻ tại các trường mầm non hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Xây dựng cơ sở lý luận quản lý hoạt động giáo dục thể chất tại các trường mầm non. - Phân tích và chỉ ra thực trạng quản lý hoạt động giáo dục thể chất tại các trường mầm non huyện Bình Lục tỉnh Hà Nam. - Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục thể chất tại các trường mầm non huyện Bình Lục tỉnh Hà Nam góp phần nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho cho trẻ tại các trường mầm non hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục thể chất tại các trường mầm non huyện Bình Lục tỉnh Hà Nam. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Tại nhà trường mầm non quy định, trẻ từ 3 tháng tuổi đến 3 tuổi là tuổi nhà trẻ. Trẻ từ 3 đến 6 tuổi là tuổi mẫu giáo. Do vậy, trong nghiên cứu này giới hạn chỉ nghiên cứu quản lý giáo dục thể chất cho trẻ tuổi mẫu giáo từ 3- 6 tuổi. Nghiên cứu này cũng chỉ tiến hành nghiên cứu trên 5 trường mầm non công lập huyện Bình Lục tỉnh Hà Nam đó là: Trường mầm non An Đổ; Trường mầm non xã Đồng Du; Trường mầm non La Sơn; Trường mầm non Bình Mỹ; Trường mầm non Tiêu Động. Đề tài tập trung nghiên cứu quản lý hoạt động giáo dục thể chất tại các trường mầm non công lập theo tiếp cận chức năng quản lý. 5
- 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận nghiên cứu đề tài -Tiếp cận hoạt động: Khi nghiên cứu hoạt động giáo dục thể chất cần nghiên cứu về quản lý của Hiệu trưởng và hoạt giáo dục thể chất của giáo viên và hoạt động rèn luyện thể chất của trẻ ở các trường mầm non để làm bộc lộ rõ biện pháp quản lý của Hiệu trưởng đối với hoạt động giáo dục thể chất tại các trường mầm non. -Tiếp cận năng lực: Hoạt động giáo dục thể chất tại các trường mầm non là hoạt động hướng tới sự hình thành và phát triển các năng lực cơ bản cho trẻ mầm non về giáo dục thể chất. Tiếp cận năng lực sẽ tạo cơ sở phương pháp luận để luận giải một số các vấn đề lý luận cơ bản như: khái niệm, mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp, phương tiện, kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục thể chất tại trường mầm non. Đồng thời đề xuất nội dung, cách thức tác động các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục thể chất tại các trường mầm non. -Tiếp cận chức năng quản lý: Quản lý hoạt động giáo dục thể chất tại các trường mầm non cần dựa trên các chức năng cơ bản của hoạt động quản lý đó là: Lập kế hoạch, tổ chức, kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục thể chất tại trường mầm non. Các chức năng này cần phải được thể hiện xuyên suốt trong quá trình quản lý hoạt động giáo dục thể chất của chủ thể. Chủ thể quản lý hoạt động giáo dục thể chất cần biết phối hợp một cách đồng bộ, hài hoà và chặt chẽ các chức năng quản lý trên trong quá trình quản lý hoạt động giáo dục thể chất tại các trường mầm non. 5.2. Phương pháp nghiên cứu (1)Phương pháp nghiên cứu tài liệu a. Mục đích nghiên cứu Phương pháp này được sử dụng nhằm mục đích tổng quan các nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam về quản lý hoạt động giáo dục thể chất tại các trường mầm non. Trên cơ sở tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước xác định phương pháp tiếp cận, cơ sở lý luận để xây dựng khung lý thuyết của đề tài. Đây là cơ sở quan trọng để xây dựng bộ công cụ nghiên cứu thực tiễn của đề tài. b. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu các văn bản pháp quy của Đảng và Nhà nước, của cơ quan quản lý giáo dục (Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT huyện Bình Lục tỉnh Hà Nam). - Nghiên cứu các công trình khoa học trong và ngoài nước liên quan đến đề tài luận văn. 6
- - Nghiên cứu các số liệu thứ cấp qua (báo cáo của cơ quan quản lý giáo dục, các trường mầm non huyện Bình Lục tỉnh Hà Nam,…). - Nghiên cứu sản phẩm hoạt động giáo dục thể chất của các trường mầm non huyện Bình Lục tỉnh Hà Nam. c. Cách thực hiện phương pháp Thu thập tài liệu trong và ngoài nước liên quan tới đề tài luận văn; Dịch các tài liệu nước ngoài ra tiếng Việt; Phân tích, đánh giá tổng quan các tài liệu. Từ phân tích các tài liệu xác định cách tiếp cận nghiên cứu cho luận văn, các khái niệm công cụ của luận văn, nội dung lý luận về hoạt động giáo dục thể chất tại các trường mầm non huyện Bình Lục tỉnh Hà Namvà quản lý hoạt động này cũng như các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động này, xác định các chỉ báo để xây dựng bộ công cụ nghiên cứu của luận văn. (2) Phương pháp điều tra bảng hỏi; (3) Phương pháp phỏng vấn sâu; (4) Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn sẽ được trình bày cụ thể tại chương 2 và chương 3 của luận văn. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận văn đã xây dựng được cơ sở lý luận nghiên cứu quản lý hoạt động giáo dục thể chất tại trường mầm non. Trong đó gồm có các khái niệm, các vấn đề lí luận về hoạt động giáo dục thể chất tại các trường mầm non, quản lý hoạt động giáo dục thể chất tại các trường mầm non và các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động giáo dục thể chất tại các trường mầm non. Từ cách tiếp cận chức năng quản lý nghiên cứu đã cụ thể hóa những nội dung quản lí như lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục thể chất tại các trường mầm non là phù hợp với chủ thể quản lý ở trường mầm non và đối tượng quản lý là trẻ mầm non. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận văn đã phân tích, đánh giá được thực trạng hoạt động giáo dục thể chất tại các trường mầm non, quản lý hoạt động giáo dục thể chất tại các trường mầm non, các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động giáo dục thể chất tại các trường mầm non huyện Bình Lục tỉnh Hà Nam. Quản lý hoạt động giáo dục thể chất tại các trường mầm non huyện Bình Lục tỉnh Hà Nam ở các trường được nghiên cứu đã được quan 7
- tâm thực hiện. Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế và bật cập trong việc thực hiện các nội dung quản lý lập kế hoạch, tổ chức chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá quản lý hoạt động giáo dục thể chất tại các trường mầm non. Nghiên cứu đã phát hiện ra những điểm yếu, hạn chế ở các nội dung quản lý này và nhận diện rõ nguyên nhân của hạn chế nhằm đề xuất được các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục thể chất tại các trường mầm non huyện Bình Lục tỉnh Hà Nam phù hợp và hiệu quả. Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực trạng, luận văn đã đề xuất được các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục thể chất tại các trường mầm non huyện Bình Lục tỉnh Hà Nam. Các biện pháp đều phân tích cụ thể về mục tiêu, nội dung, cách thức thực hiện, điều kiện thực hiện mỗi biện pháp, để chuyển giao thực hiện trong thực tiễn. Vì vậy kết quả nghiên cứu của luận văn là tài liệu tham khảo bổ ích cho lãnh đạo quản lý, giáo viên các trường mầm non huyện Bình Lục tỉnh Hà Nam. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, phần nội dung chính của luận văn được chia làm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục thể chất tại các trường mầm non Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục thể chất tại các trường mầm non huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Chương 3: Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục thể chất tại các trường mầm non huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. 8
- Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON 1.1.Trường mầm non trong hệ thống giáo dục quốc dân 1.1.1. Nhiệm vụ và quyền hạn của trường mầm non Nhiệm vụ và quyền hạn của trường mầm non được quy định cụ thể trong Điều 6, Điều lệ trường mầm non. Trong đó, nhiệm vụ của trường mầm non được xác định như sau: Tổ chức thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi theo chương trình giáo dục mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Huy động trẻ em lứa tuổi mầm non đến trường; tổ chức giáo dục hòa nhập cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em khuyết tật; thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi. Hằng năm, tự kiểm tra theo tiêu chuẩn quy định về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi, báo cáo cấp có thẩm quyền bằng văn bản. Quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên để thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật. Xây dựng cơ sở vật chất theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa hoặc theo yêu cầu tối thiểu đối với vùng đặc biệt khó khăn. Phối hợp với gia đình trẻ em, tổ chức và cá nhân để thực hiện hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và trẻ em tham gia các hoạt động xã hội trong cộng đồng. Thực hiện kiểm định chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em theo quy định. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật [5]. 1.1.2.Mục tiêu của giáo dục mầm non Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, 9
- khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời [8]. 1.1.3.Yêu cầu về nội dung giáo dục mầm non - Đảm bảo tính khoa học, tính vừa sức và nguyên tắc đồng tâm phát triển từ dễ đến khó; đảm bảo tính liên thông giữa các độ tuổi, giữa nhà trẻ, mẫu giáo và cấp tiểu học; thống nhất giữa nội dung giáo dục với cuộc sống hiện thực, gắn với cuộc sống và kinh nghiệm của trẻ, chuẩn bị cho trẻ từng bước hòa nhập vào cuộc sống. - Phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ em, hài hòa giữa nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục; giúp trẻ em phát triển cơ thể cân đối, khỏe mạnh, nhanh nhẹn; cung cấp kỹ năng sống phù hợp với lứa tuổi; giúp trẻ em biết kính trọng, yêu mến, lễ phép với ông bà, cha mẹ, thầy giáo, cô giáo; yêu quý anh, chị, em, bạn bè; thật thà, mạnh dạn, tự tin và hồn nhiên, yêu thích cái đẹp; ham hiểu biết, thích đi học [8]. 1.1.4.Yêu cầu về phương pháp giáo dục mầm non - Đối với giáo dục nhà trẻ, phương pháp giáo dục phải chú trọng giao tiếp thường xuyên, thể hiện sự yêu thương và tạo sự gắn bó của người lớn với trẻ; chú ý đặc điểm cá nhân trẻ để lựa chọn phương pháp giáo dục phù hợp, tạo cho trẻ có cảm giác an toàn về thể chất và tinh thần; tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ được tích cực hoạt động giao lưu cảm xúc, hoạt động với đồ vật và vui chơi, kích thích sự phát triển các giác quan và các chức năng tâm - sinh lý; tạo môi trường giáo dục gần gũi với khung cảnh gia đình, giúp trẻ thích nghi với nhà trẻ. - Đối với giáo dục mẫu giáo, phương pháp giáo dục phải tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm, tìm tòi, khám phá môi trường xung quanh dưới nhiều hình thức đa dạng, đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ theo phương châm “chơi mà học, học bằng chơi”. Chú trọng đổi mới tổ chức môi trường giáo dục nhằm kích thích và tạo cơ hội cho trẻ tích cực khám phá, thử nghiệm và sáng tạo ở các khu vực hoạt động một cách vui vẻ. Kết hợp hài hòa giữa giáo dục trẻ trong nhóm bạn với giáo dục cá nhân, chú ý đặc điểm riêng của từng trẻ để có phương pháp giáo dục phù hợp. Tổ chức hợp lí các hình thức hoạt động cá nhân, theo nhóm nhỏ và cả lớp, phù hợp với độ tuổi của nhóm/lớp, với khả năng của từng trẻ, với nhu cầu và hứng thú của trẻ và với điều kiện thực tế [8]. 1.1.5.Yêu cầu về đánh giá sự phát triển của trẻ mẫu giáo Đánh giá sự phát triển của trẻ (bao gồm đánh giá trẻ hằng ngày và đánh giá trẻ theo giai đoạn) nhằm theo dõi sự phát triển của trẻ, làm cơ sở cho việc xây dựng kế 10
- hoạch và kịp thời điều chỉnh kế hoạch giáo dục cho phù hợp với trẻ, với tình hình thực tế ở địa phương. Trong đánh giá phải có sự phối hợp nhiều phương pháp, hình thức đánh giá; coi trọng đánh giá sự tiến bộ của từng trẻ, đánh giá trẻ thường xuyên qua quan sát hoạt động hằng ngày [8]. 1.2. Hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non 1.2.1. Khái niệm giáo dục thể chất và giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non -Khái niệm giáo dục thể chất: Nói đến giáo dục thể chất là nói đến giáo dục và phát triển thể chất của con người. Đó là quá trình sư phạm hướng vào việc hoàn thiện cơ thể con người về mặt hình thái và chức năng, hình thành các kĩ năng, kĩ xảo vận động cơ bản trong đời sống, phát triển các phẩm chất và khả năng thể lực của con người, hình thành lối sống lành mạnh trong cuộc sống, học tập và lao động. Theo Nguyễn Toán và Phạm Danh Tốn: “Giáo dục thể chất là một loại hình giáo dục mà nội dung chuyên biệt là dạy học vận động (động tác) và phát triển có chủ định các tố chất vận động của con người” [34, tr. 22]. Nghiên cứu này xác định khái niệm giáo dục thể chất như sau: Là quá trình sư phạm hướng đến sự hình thành các kĩ năng vận động, hoàn thiện về thể chất và nhân cách, nâng cao khả năng làm việc và kéo dài tuổi thọ của con người. -Khái niệm giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non: Giáo dục thể chất cho trẻ mầm non là quá trình tác động đến nhiều mặt vào cơ thể trẻ, tổ chức cho trẻ vận động và sinh hoạt hợp lí nhằm bảo vệ và làm cho cơ thể trẻ được khoẻ mạnh, phát triển hài hoà, cân đối, tạo cơ sở cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Theo tác giả Đặng Hồng Phương “Giáo dục thể chất cho trẻ mầm non là tổ hợp các cách tổ chức quá trình giáo dục thể chất của giáo viên, trong đó giáo viên giữ vai trò chủ đạo, trẻ em giữ vai trò chủ động, tích cực nhằm tiếp thu những tri thức, hình thành năng lực vận động, thói quen sinh hoạt hợp lí để phát triển thể chất và tâm lí cho các em” [32]. Trong nghiên cứu này xác định khái niệm giáo dục thể chất cho mầm non như sau: Là quá trình tác động nhiều mặt vào cơ thể trẻ, tổ chức cho trẻ vận động và sinh hoạt hợp lý nhằm làm cho cơ thể trẻ phát triển đều đặn, cân đối, sức khỏe được tăng cường làm cơ sở cho sự phát triển toàn diện của trẻ. 11
- 1.2.2. Mục tiêu giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non Mục tiêu giáo dục thể chất và giáo dục thể chất cho trẻ tại trường mầm non nhằm giúp trẻ mầm non khỏe mạnh, cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi; thích nghi với chế độ sinh hoạt ở trường mầm non; thực hiện được vận động cơ bản theo độ tuổi; Có một số tố chất vận động ban đầu (nhanh nhẹn, khéo léo, thăng bằng cơ thể); Có khả năng phối hợp khéo léo cử động bàn tay, ngón tay; Có khả năng làm được một số việc tự phục vụ trong ăn, ngủ và vệ sinh cá nhân; Thực hiện được các vận động cơ bản một cách vững vàng, đúng tư thế; Có khả năng phối hợp các giác quan và vận động; vận động nhịp nhàng, biết định hướng trong không gian; Có kĩ năng trong một số hoạt động cần sự khéo léo của đôi tay; Có một số hiểu biết về thực phẩm và ích lợi của việc ăn uống đối với sức khỏe; Có một số thói quen, kĩ năng tốt trong ăn uống, giữ gìn sức khỏe và đảm bảo sự an toàn của bản thân [8]. 1.2.3. Nội dung chương trình giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non Mục tiêu nội dung chương trìnhgiáo dục thể chất cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo là nhằm mục tiêu phát triển thể chất cho trẻ thông qua các khía cạnh như: Khỏe mạnh, cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi; Có một số tố chất vận động: nhanh nhẹn, mạnh mẽ, khéo léo và bền bỉ; Thực hiện được các vận động cơ bản một cách vững vàng, đúng tư thế; Có khả năng phối hợp các giác quan và vận động; vận động nhịp nhàng, biết định hướng trong không gian; Có kĩ năng trong một số hoạt động cần sự khéo léo của đôi tay; Có một số hiểu biết về thực phẩm và ích lợi của việc ăn uống đối với sức khỏe; Có một số thói quen, kĩ năng tốt trong ăn uống, giữ gìn sức khỏe và đảm bảo sự an toàn của bản thân [8]. Nội dung chương trình giáo dục thể chất cho trẻ tuổi mẫu giáo bao gồm: (1) Phát triển vận động và (2) Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe. 1) Phát triển vận động - Động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp. - Các kỹ năng vận động cơ bản và phát triển các tố chất trong vận động. - Các cử động bàn tay, ngón tay và sử dụng một số đồ dùng, dụng cụ. *Nội dung chương trình giáo dục thể chất cho trẻ tuổi mẫu giáo phát triển vận động cụ thể theo độ tuổi được tổng hợp tại bảng dưới đây. 12
- Bảng 1.1. Nội dung chương trình phát triển vận động cho trẻ tuổi mẫu giáo Nội dung 3 - 4 tuổi 4 - 5 tuổi 5 - 6 tuổi 1. Động tác - - Hô hấp: Hít vào, thở ra. phát triển - - Tay: - - Tay: - - Tay: các nhóm + + Đưa 2 tay lên cao, + + Đưa 2 tay lên cao, ra + + Đưa 2 tay lên cao, ra phía cơ và hô ra phía trước, sang 2 phía trước, sang 2 bên trước, sang 2 bên (kết hợp với hấp bên. (kết hợp với vẫy bàn tay, vẫy bàn tay, quay cổ tay, + + Co và duỗi tay, nắm, mở bàn tay). kiễng chân). bắt chéo 2 tay trước + + Co và duỗi tay, vỗ 2 + + Co và duỗi từng tay, kết ngực. tay vào nhau (phía hợp kiễng chân. Hai tay đánh trước, phía sau, trên xoay tròn trước ngực, đưa lên đầu). cao. - Lưng, bụng, lườn: - - Lưng, bụng, lườn: - - Lưng, bụng, lườn: + + Cúi về phía trước. + + Cúi về phía trước, + + Ngửa người ra sau kết + + Quay sang trái, ngửa người ra sau. hợp tay giơ lên cao, chân sang phải. + bước sang phải, sang trái. + + Nghiêng người + + Quay sang trái, sang + + Quay sang trái, sang phải sang trái, sang phải. phải. kết hợp tay chống hông hoặc + + Nghiêng người sang hai tay dang ngang, chân trái, sang phải. bước sang phải, sang trái. + + Nghiêng người sang hai bên, kết hợp tay chống hông, chân bước sang phải, sang trái. - - Chân: - - Chân: - - Chân: + + Bước lên phía + + Nhún chân. + + Đưa ra phía trước, đưa trước, bước sang + + Ngồi xổm, đứng lên, sang ngang, đưa về phía sau. ngang; ngồi xổm; bật tại chỗ. + + Nhảy lên, đưa 2 chân sang đứng lên; bật tại chỗ. + + Đứng, lần lượt từng ngang; nhảy lên đưa một chân + + Co duỗi chân. chân co cao đầu gối. về phía trước, một chân về sau. 2. Các kĩ - - Đi và chạy: - - Đi và chạy: - - Đi và chạy: năng vận + + Đi kiễng gót. + + Đi bằng gót chân, đi + + Đi bằng mép ngoài bàn động cơ + + Đi, chạy thay đổi khuỵu gối, đi lùi. chân, đi khuỵu gối. bản và phát tốc độ theo hiệu lệnh. + + Đi trên ghế thể dục, + + Đi trên dây (dây đặt trên triển các tố + + Đi, chạy thay đổi đi trên vạch kẻ thẳng sàn), đi trên ván kê dốc. chất trong hướng theo đường trên sàn. + + Đi nối bàn chân tiến, lùi. vận động dích dắc. + + Đi, chạy thay đổi tốc + + Đi, chạy thay đổi tốc độ, + + Đi trong đường độ theo hiệu lệnh, dích hướng, dích dắc theo hiệu hẹp. dắc (đổi hướng) theo vật lệnh. chuẩn. + + Chạy 18m trong khoảng + + Chạy 15m trong 10 giây. khoảng 10 giây. + + Chạy chậm khoảng 100 - + + Chạy chậm 60 - 120m. 80m. - - Bò, trườn, trèo: - - Bò, trườn, trèo: - - Bò, trườn, trèo: + + Bò, trườn theo + + Bò bằng bàn tay và + +Bò bằng bàn tay và bàn hướng thẳng, dích bàn chân 3-4m. chân 4m-5m. 13
- Nội dung 3 - 4 tuổi 4 - 5 tuổi 5 - 6 tuổi dắc. + + Bò dích dắc qua 5 + + Bò dích dắc qua 7 điểm. + + Bò chui qua cổng. điểm. + + Bò chui qua ống dài 1,5m + + Trườn về phía + + Bò chui qua cổng, x 0,6m. trước. ống dài 1,2m x 0,6m. + + Trườn kết hợp trèo qua + + Bước lên, xuống + + Trườn theo hướng ghế dài1,5m x 30cm. bục cao (cao 30cm). thẳng. + + Trèo lên xuống 7 gióng + + Trèo qua ghế thang. dài1,5m x 30cm. + + Trèo lên, xuống 5 gióng thang. - - Tung, ném, bắt: - - Tung, ném, bắt: - - Tung, ném, bắt: + + Lăn, đập, tung bắt + + Tung bóng lên cao + + Tung bóng lên cao và bắt. bóng với cô. và bắt. + + Tung, đập bắt bóng tại + + Ném xa bằng 1 + + Tung bắt bóng với chỗ. tay. người đối diện. + + Đi và đập bắt bóng. + + Ném trúng đích + + Đập và bắt bóng tại + + Ném xa bằng 1 tay, 2 tay. bằng 1 tay. chỗ. + + Ném trúng đích bằng 1 + + Chuyền bắt bóng + + Ném xa bằng 1 tay, tay, 2 tay. 2 bên theo hàng 2 tay. + + Chuyền, bắt bóng qua ngang, hàng dọc. + + Ném trúng đích đầu, qua chân. bằng 1 tay. + + Chuyền, bắt bóng qua đầu, qua chân. - - Bật - nhảy: - - Bật - nhảy: - - Bật - nhảy: + + Bật tại chỗ. + + Bật liên tục về phía + + Bật liên tục vào vòng. + +Bật về phía trước. trước. + + Bật xa 40 - 50cm. + + Bật xa 20 - 25 + + Bật xa 35 - 40cm. + + Bật - nhảy từ trên cao cm. + + Bật - nhảy từ trên xuống (40 - 45cm). cao xuống (cao 30 - + + Bật tách chân, khép chân 35cm). qua 7 ô. + + Bật tách chân, khép + + Bật qua vật cản 15 - chân qua 5 ô. 20cm. + + Bật qua vật cản + + Nhảy lò cò 5m. cao10 - 15cm. + + Nhảy lò cò 3m. 3. Các cử - Gập, đan các ngón - Vo, xoáy, xoắn, vặn, - Các loại cử động bàn tay, động của tay vào nhau, quay búng ngón tay, vê, véo, ngón tay và cổ tay. bàn tay, ngón tay cổ tay, cuộn vuốt, miết, ấn bàn tay, - Bẻ, nắn. ngón tay, cổ tay. ngón tay, gắn, nối... - Lắp ráp. phối hợp - Đan, tết. - Gập giấy. - Xé, cắt đường vòng cung. tay-mắt và - Xếp chồng các hình - Lắp ghép hình. - Tô, đồ theo nét. sử dụng khối khác nhau. - Xé, cắt đường thẳng. - Cài, cởi cúc, kéo khóa (phéc một số đồ - Xé, dán giấy. - Tô, vẽ hình. mơ tuya), xâu, luồn, buộc dây. dùng, dụng - Sử dụng kéo, bút. - Cài, cởi cúc, xâu, buộc cụ - Tô vẽ nguệch ngoạc. dây. - Cài, cởi cúc. 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
109 p | 247 | 51
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý văn bản điện tử tại Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
88 p | 235 | 44
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “Một cửa”, “Một cửa liên thông” tại Ủy ban nhân dân cấp Phường tại quận Nam Từ Liêm
28 p | 239 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Phát triền nguồn nhân lực hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
113 p | 99 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình
118 p | 121 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
104 p | 150 | 22
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoạt động trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
118 p | 172 | 22
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
113 p | 147 | 20
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa
26 p | 129 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam
116 p | 102 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
102 p | 120 | 14
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
21 p | 114 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về giáo dục Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai
118 p | 52 | 8
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, Nghệ An
26 p | 135 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững ở tỉnh Luông Pha Băng, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
113 p | 74 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu
119 p | 16 | 5
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức cấp xã huyện Đam Rông, Lâm Đồng
28 p | 112 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về văn hoá trên địa bàn phường Trường Sơn, Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
127 p | 31 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn