intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Quản lí hoạt động Giáo dục thể chất tại các trường Tiểu học thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương

Chia sẻ: Matroinho | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:152

20
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn "Quản lí hoạt động Giáo dục thể chất tại các trường Tiểu học thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương" nhằm lí luận về quản lí hoạt động GDTC cho HS trường TH, đề tài khảo sát thực trạng quản lí hoạt động GDTC trong các trường TH thị xã Bến Cát tỉnh Bình Dương. Từ đó, đề xuất một số biện pháp quản lí hoạt động GDTC, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh TH tại địa phương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Quản lí hoạt động Giáo dục thể chất tại các trường Tiểu học thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương

  1. ỦY ỦYBAN BANNHÂN NHÂNDÂN DÂNTỈNH TỈNHBÌNH BÌNHDƢƠNG DƢƠNG TRƢỜNG TRƢỜNGĐẠI ĐẠIHỌC HỌCTHỦ THỦDẦU DẦUMỘT MỘT ……….………. NGUYỄN THỊ DUNG HÕA NGUYỄN THỊ DUNG HÕA QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT TẠI CÁC TRƢỜNG TIỂU HỌC THỊ XÃ BẾN CÁT BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT TỈNH ĐỘNG BÌNH GIÁO DỤC THỂ CHẤT DƢƠNG TẠI CÁC TRƢỜNG TIỂU HỌC THỊ XÃ BẾN CÁT TỈNH BÌNH DƢƠNG LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬN VĂN THẠC SỸ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC MÃ SỐ: 80140114 CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC MÃ SỐ: 80140114 BÌNH DƢƠNG - NĂM 2018 BÌNH DƢƠNG - NĂM 2018
  2. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƢƠNG ỦY BAN NHÂNĐẠI TRƢỜNG DÂN TỈNH HỌC BÌNH THỦ DẦUDƢƠNG MỘT TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT ……….………. NGUYỄN THỊ DUNG HÒA NGUYỄN THỊ DUNG HÕA QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT TẠI CÁC TRƢỜNG TIỂU HỌC THỊ XÃ BẾN CÁT TẠI CÁC TRƢỜNG TỈNHTIỂU BÌNHHỌC THỊ XÃ BẾN CÁT DƢƠNG TỈNH BÌNH DƢƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC MÃ SỐ: 80140114 MÃ SỐ: 80140114 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN NGỌC QUÍ TS. NGUYỄN NGỌC QUÍ BÌNH DƢƠNG, NĂM 2018 BÌNH DƢƠNG, NĂM 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Dung Hòa i
  4. LỜI CẢM ƠN Với lòng biết ơn chân thành tôi xin cảm ơn đến Ban Giám Hiệu, quý Thầy Cô cùng toàn thể cán bộ công nhân viên trƣờng Đại học Thủ Dầu Một đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Chân cảm ơn quý Thầy Cô đã truyền đạt kiến thức vô cùng quý báu qua từng môn học trong suốt quá trình tôi học tập tại trƣờng. Đặc biệt, tôi xin chân thành biết ơn TS. Nguyễn Ngọc Quí đã tận tình giúp đỡ và hƣớng dẫn trực tiếp cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu này. Chân thành cảm ơn các anh chị và các bạn trong và ngoài lớp cao học đã giúp đỡ, đóng góp ý kiến bổ ích và động viên tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn chỉnh Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn trong gia đình, ngƣời thân, bạn bè đã quan tâm giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài. Do sự hiểu biết và năng lực nghiên cứu của bản thân có hạn, đề tài không sao tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận đƣợc sự chỉ dẫn của quý Thầy, Cô và sự góp ý chân tình của quý bạn đồng nghiệp để luận văn này đƣợc hoàn thiện hơn. Bình Dƣơng, ngày 29 tháng 07 năm 2018 Học viên Cao học Nguyễn Thị Dung Hòa ii
  5. TÓM TẮT Đổi mới giáo dục nói chung và đổi mới giáo dục phổ thông nói riêng đang là vấn đề cấp bách đƣợc toàn ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quan tâm. Có phát triển giáo dục (GD) thì mới mở ra tƣơng lai tƣơi sáng cho đất nƣớc. Muốn phát triển GD&ĐT thì cần phải chú ý ngay bậc học đầu tiên – bậc học nền tảng – bậc học Tiểu học (TH). Vì vậy mục tiêu phát triển giáo dục TH từ nay đến năm 2020, Nghị quyết Trung ƣơng II đã chỉ rõ: “Cần nâng cao chất lƣợng GD toàn diện bậc Tiểu học”. Để nâng cao chất lƣợng GD toàn diện bậc TH, phải xây dựng một nền GD theo định hƣớng: “Chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa”. Muốn thực hiện định hƣớng này phải giải quyết nhiều vấn đề, trong đó đổi mới công tác quản lí giáo dục (QLGD) là một giải pháp quan trọng. Thị xã (TX) Bến Cát là một trong 9 huyện, thị của tỉnh Bình Dƣơng đƣợc thành lập theo Nghị quyết số 136/NQ-CP ngày 29/12/2013 của Chính phủ, huyện Bến Cát điều chỉnh giới hành chính để thành lập TX Bến Cát và huyện Bàu Bàng chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/04/2014. Hiện nay trên địa TX Bến Cát có 16 trƣờng TH (15 trƣờng TH công lập và 1 trƣờng TH tƣ thục) gồm 446 lớp, 18.437 học sinh (HS), đang hoạt động trên 5 phƣờng và 3 xã trong thị xã. Trong những năm qua công tác Giáo dục thể chất (GDTC) và quản lí (QL) hoạt động Giáo dục thể chất (HĐGDTC) của các trƣờng TH thị xã Bến Cát đã đạt đƣợc những kết quả nhất định, làm cho chất lƣợng dạy và học đƣợc nâng cao. Tuy nhiên, trong quá trình QL, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ còn có những điều chƣa phù hợp và bất cập nhất định nhƣ: QL giờ giấc, nề nếp của HS, cơ sở vật chất, công tác đảm bảo an toàn tập luyện, QL hồ sơ, kiểm tra - đánh giá, công tác huấn luyện chƣa có thật sự chỉ đạo cụ thể, hợp lí… Nếu xây dựng đƣợc các biện pháp quản lí HĐGDTC khoa học, đồng bộ và phù hợp thì có thể đề ra một số biện pháp cần thiết và khả thi phù hợp với bậc TH thì chất lƣợng GDTC của HS sẽ đƣợc nâng cao góp phần đáp ứng mục tiêu GD toàn diện cho học sinh TH. Hoạt động GDTC là một hoạt động GD hết sức quan trọng, góp phần GD và rèn luyện con ngƣời phát triển toàn diện. HĐGDTC trong nhà trƣờng gồm GDTC và hoạt động (HĐ) Thể dục thể thao (TDTT) ngoại khóa cho học sinh. iii
  6. HĐGDTC ở các nhà trƣờng nhằm tăng cƣờng sức khỏe, phát triển thể chất, góp phần hình thành và bồi dƣỡng nhân cách, đáp ứng yêu cầu GD toàn diện cho HS. Hoạt động này có vai trò quyết định đến chất lƣợng GD của nhà trƣờng. Quản lý HĐGDTC là một HĐ quan trọng trong công tác QL. Chính vì thế, nhiệm vụ trọng tâm của Hiệu trƣởng trƣờng TH là phải QL tốt các HĐ dạy học nói chung và quản lí HĐGDTC nói riêng trong nhà trƣờng nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo của nhà trƣờng, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội (XH). Trong luận văn này, tác giả đã sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu lí luận và thực tiễn nhƣ phân tích hồ sơ QL, điều tra bằng bảng hỏi và phƣơng pháp toán học thống kê nhằm đƣa ra những kết quả đáng tin cậy. Từ những kết quả nghiên cứu lí luận quản lí HĐGDTC tại các trƣờng TH thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dƣơng, tác giả đã đề xuất 7 biện pháp dựa trên những nguyên tắc chỉ đạo cụ thể cũng nhƣ xuất phát từ nhu cầu thực tế giáo dục hiện nay đối với các trƣờng TH thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dƣơng cụ thể nhƣ: Tăng cƣờng bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên Thể dục; Nâng cao nhận thức cho cán bộ QL, giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh về vai trò của GDTC trong các trƣờng TH; Tăng cƣờng cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động GDTC; Huy động các lực lƣợng giáo dục (gia đình, nhà trƣờng, xã hội) tham gia tích cực vào công tác GDTC cho học sinh; Đa dạng hóa các hình thức hoạt động ngoại khóa Thể dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh TH; Tăng cƣờng giám sát, kiểm tra, tự kiểm tra, đánh giá kết quả HĐGDTC; Nâng cao năng lực, phẩm chất đạo đức của ngƣời quản lí HĐGDTC của các trƣờng TH. Những biện pháp mà tác giả đề xuất đƣợc trƣng cầu ý kiến của tất cả các phiếu hỏi đối với 40 cán bộ quản lí, 51 giáo viên (GV) Thể dục (TD), 16 Tổ trƣởng chuyên môn GDTC, 1000 học sinh và 500 phụ huynh học sinh ở 16 trƣờng TH tại thị xã Bến Cát đã chứng minh đƣợc tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp mà tác giả đề xuất nhằm góp phần nâng cao chất lƣợng trong công tác quản lí hoạt động Giáo dục thể chất cho HS tại các trƣờng TH của TX Bến Cát nói riêng và HS Tiểu học nói chung. iv
  7. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ ii TÓM TẮT ..................................................................................................................... iii MỤC LỤC ...................................................................................................................... v DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT.............................................. x DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................... xi DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ..................................................................................... xii MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................. 1 2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................ 4 3. Nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................................ 4 4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu ...................................................................... 4 5. Giả thuyết nghiên cứu........................................................................................... 4 6. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 5 7. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................................... 5 8. Đóng góp của đề tài .............................................................................................. 6 9. Cấu trúc của luận văn ........................................................................................... 6 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ GIÁO DỤC THỂ CHẤT VÀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT Ở TRƢỜNG TIỂU HỌC ......................... 7 1.1. Tổng quan về lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................... 7 1.1.1. Các nghiên cứu ở ngoài nƣớc......................................................................... 7 1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam ............................................................................ 8 1.2. Một số khái niệm ............................................................................................. 11 1.2.1. Khái niệm quản lí ......................................................................................... 11 1.2.2. Khái niệm quản lí giáo dục........................................................................... 15 1.2.3. Khái niệm thể chất, Giáo dục thể chất, hoạt động Giáo dục thể chất cho học sinh Tiểu học .................................................................................................... 17 1.2.4. Khái niệm quản lí hoạt động Giáo dục thể chất cho học sinh ở trƣờng Tiểu học ......................................................................................................................... 19 v
  8. 1.3. Lí luận về hoạt động Giáo dục thể chất cho học sinh ở trƣờng Tiểu học ....... 20 1.3.1. Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi Tiểu học ........................................................ 20 1.3.2. Vị trí của hoạt động Giáo dục thể chất ........................................................ 23 1.3.3. Vai trò của hoạt động Giáo dục thể chất ..................................................... 24 1.3.4. Nhiệm vụ của hoạt động Giáo dục thể chất ................................................. 24 1.3.5. Các hoạt động Giáo dục thể chất cho học sinh tại trƣờng Tiểu học ............ 25 1.3.6. Đặc điểm của hoạt động Giáo dục thể chất ................................................. 26 1.4. Lí luận về quản lí hoạt động Giáo dục thể chất cho học sinh ở trƣờng Tiểu học ......................................................................................................................... 26 1.4.1. Cơ sở pháp lý thực hiện quản lí hoạt động Giáo dục thể chất cho học sinh ................................................................................................................................ 26 1.4.2. Nội dung quản lí hoạt động Giáo dục thể chất ở trƣờng Tiểu học............... 28 1.4.2.1. Xây dựng kế hoạch Giáo dục thể chất cho học sinh Tiểu học ................... 28 1.4.2.2. Tổ chức hoạt động Giáo dục thể chất cho học sinh Tiểu học ................... 29 1.4.2.3. Chỉ đạo hoạt động Giáo dục thể chất cho học sinh Tiểu học .................... 29 1.4.2.4. Kiểm tra hoạt động Giáo dục thể chất cho học sinh Tiểu học .................. 30 1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến công tác quản lí hoạt động Giáo dục thể chất ở trƣờng Tiểu học .......................................................................................................... 30 1.5.1. Các yếu tố khách quan.................................................................................. 30 1.5.2. Các yếu tố chủ quan ..................................................................................... 32 Kết luận chƣơng 1 ......................................................................................................... 34 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT CỦA CÁC TRƢỜNG TIỂU HỌC TẠI THỊ XÃ BẾN CÁT, TỈNH BÌNH DƢƠNG ............................................................................................................ 36 2.1 Khái quát chung về đặc điểm tình hình kinh tế, giáo dục, văn hóa, xã hội tại thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dƣơng.............................................................................. 36 2.1.1. Đặc điểm tình hình thị xã Bến Cát ............................................................... 36 2.1.2. Đặc điểm các trƣờng Tiểu học trong thị xã Bến Cát .................................... 38 2.2. Khảo sát nghiên cứu thực trạng hoạt động Giáo dục thể chất và quản lí nội dung hoạt động Giáo dục thể chất ở trƣờng Tiểu học thị xã Bến Cát, Tỉnh vi
  9. Bình Dƣơng ................................................................................................................... 45 2.2.1. Về công tác giảng dạy chính khóa môn học Thể dục ................................... 46 2.2.2. Thực trạng trang bị thiết bị, dụng cụ phục vụ giảng dạy, học tập và các hoạt động rèn luyện, tập luyện và tổ chức thi đấu Thể dục thể thao của học sinh trong các trƣờng học ..................................................................................................... 50 2.2.3. Thực trạng hoạt động Giáo dục thể chất và tổ chức các hoạt động Thể dục thể thao ngoại khóa ................................................................................................ 52 2.2.4. Thực trạng các tiết chuyên đề chuyên môn nghiệp vụ Giáo dục thể chất của các trƣờng Tiểu học thị xã Bến Cát ........................................................................ 55 2.2.5. Hoạt động các môn thi đấu Thể dục thể thao của học sinh ........................ 56 2.2.6. Công tác đảm bảo an toàn trong Giáo dục thể chất và thực trạng về công tác phòng tránh đuối nƣớc các trƣờng Tiểu học thị xã Bến Cát .......................... 58 2.3. Thực trạng quản lí hoạt động Giáo dục thể chất của các trƣờng Tiểu học tại thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dƣơng.............................................................................. 64 2.3.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh về vai trò của hoạt động Giáo dục thể chất ......................................... 65 2.3.2. Kết quả khảo sát thực trạng quản lí nội dung hoạt động Giáo dục thể chất của các trƣờng Tiểu học thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dƣơng ................................... 66 2.3.2.1. Thực trạng lập kế hoạch Giáo dục thể chất của các trƣờng Tiểu học thị xã Bến Cát. ............................................................................................................... 66 2.3.2.2. Thực trạng tổ chức thực hiện nội dung quản lí hoạt động Giáo dục thể chất của các trƣờng Tiểu học thị xã Bến Cát .......................................................... 68 2.3.2.3. Thực trạng chỉ đạo quản lý việc thực hiện chƣơng trình Giáo dục thể chất của các trƣờng Tiểu học thị xã Bến Cát ................................................................ 69 2.3.2.4.Thực trạng công tác kiểm tra hoạt động Giáo dục thể chất của các trƣờng Tiểu học thị xã Bến Cát ..................................................................................... 70 2.3.3. Thực trạng những yếu tố ảnh hƣởng đến công tác quản lí hoạt động Giáo dục thể chất của các trƣờng Tiểu học thị xã Bến Cát .......................................... 73 Kết luận chƣơng 2 ......................................................................................................... 83 vii
  10. Chƣơng 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT CÁC TRƢỜNG TIỂU HỌC TẠI THỊ XÃ BẾN CÁT, TỈNH BÌNH DƢƠNG ..... 85 3.1. Những nguyên tắc đề xuất chung .................................................................... 85 3.1.1. Đảm bảo đáp ứng mục tiêu........................................................................... 85 3.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn ................................................................................. 85 3.1.3. Đảm bảo tính khoa học ................................................................................. 86 3.1.4. Phải đảm bảo tính đồng bộ........................................................................... 86 3.1.5. Đảm bảo tính hiệu quả ................................................................................ 87 3.1.6. Phải đảm bảo tính khả thi............................................................................. 87 3.2. Các biện pháp quản lí hoạt động Giáo dục thể chất ở trƣờng Tiểu học của thị xã Bến Cát ................................................................................................................ 88 3.2.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, học sinh về vai trò của hoạt động Giáo dục thể chất ở trƣờng Tiểu học ................................................................... 88 3.2.2. Tăng cƣờng bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên Thể dục .......................................................................................................................... 93 3.2.3. Đa dạng hóa các hoạt động ngoại khóa Thể dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh Tiểu học ........................................................................................................... 95 3.2.4. Huy động các lực lƣợng giáo dục (gia đình, nhà trƣờng, xã hội) tham gia tích cực vào công tác Giáo dục thể chất cho học sinh............................................ 98 3.2.5. Tăng cƣờng cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động Giáo dục thể chất ...... 100 3.2.6. Tăng cƣờng giám sát, kiểm tra, tự kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động Giáo dục thể chất ........................................................................................................ 102 3.2.7. Nâng cao năng lực, phẩm chất đạo đức của ngƣời quản lí hoạt động Giáo dục thể chất của các trƣờng Tiểu học ................................................................ 105 3.3. Khảo nghiệm mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất........... 107 Kết luận chƣơng 3................................................................................................. 110 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................................... 111 1. Kết luận ............................................................................................................. 111 2. Khuyến nghị ..................................................................................................... 112 2.1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Dƣơng ....................................... 112 viii
  11. 2.2. Đối với Ủy ban nhân dân thị xã Bến Cát ....................................................... 113 2.3. Đối với Phòng Giáo dục - Đào tạo thị xã Bến Cát ........................................ 113 2.4. Đối với Hiệu trƣởng các trƣờng Tiểu học trên địa bàn thị xã Bến Cát ......... 114 2.5. Đối với giáo viên ........................................................................................... 114 2.6. Đối với học sinh............................................................................................. 114 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 115 PHỤ LỤC ........................................................................................................................ i DANH MỤC PHỤ LỤC................................................................................................. i ix
  12. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Nội dung đầy đủ 1 CLB Câu lạc bộ 2 GD Giáo dục 3 GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo 4 GDTC Giáo dục thể chất 5 GV Giáo viên 6 HĐ Hoạt động 7 HĐGDTC Hoạt động Giáo dục thể chất 8 HĐNG Hoạt động ngoài giờ 9 HĐNGLL Hoạt động ngoài giờ lên lớp 10 HĐTDTT Hoạt động Thể dục thể thao 11 HKPĐ Hội khỏe Phù Đổng 12 HS Học sinh 13 HTT Hoàn thành tốt 14 NXB Nhà xuất bản 15 QL Quản lí 16 TD Thể dục 17 TDGG Thể dục giữa giờ 18 TDTT Thể dục thể thao 19 TP.TDM Thành phố Thủ Dầu Một 20 TS Tiến Sĩ 21 TT Thể thao 22 TX Thị xã 23 TX BC Thị xã Bến Cát 24 TH Tiểu học 25 UBND Ủy ban nhân dân 26 XH Xã hội 27 XHCN Xã hội chủ nghĩa x
  13. DANH MỤC CÁC BẢNG STT KÍ HIỆU TÊN BẢNG TRANG Tổng số HS các trƣờng Tiểu học TX Bến Cát 2016- 1 Bảng 2.1 40 2017. Thực trạng chất lƣợng 3 mặt GD của khối Tiểu học thị xã 2 Bảng 2.2 41 Bến Cát. Tổ chức bộ máy quản lí của Phòng Giáo dục và Đào tạo 3 Bảng 2.3 42 thị xã Bến Cát. 4 Bảng 2.4 Thực trạng trình độ đội ngũ cán bộ quản lí . 43 5 Bảng 2.5 Thực trạng trình độ đội ngũ giáo viên Giáo dục thể chất. 44 6 Bảng 2.6 Thực trạng số lƣợng tiết dạy GDTC các trƣờng. 48 Hoạt động môn thể thao tự chọn trƣờng Tiểu học thị xã 7 Bảng 2.7 49 Bến Cát. Trang thiết bị, dụng cụ phục vụ giảng dạy, học tập và 8 Bảng 2.8 các HĐ rèn luyện, tập luyện GDTC trong các trƣờng 51 Tiểu học thị xã Bến Cát. Nội dung, hình thức hoạt động TT ngoại khóa thƣờng 9 Bảng 2.9 xuyên của các học sinh TH ở câu lạc bộ và địa phƣơng 54 của các trƣờng TH thị xã Bến Cát. Thành tích các giải Thể thao học sinh Tiểu học của thị xã 10 Bảng 2.10 57 Bến Cát Kết quả KS mức độ quan trọng của HĐGDTC đối với HS 11 Bảng 2.11 65 Tiểu học. Thực trạng công tác lập kế hoạch quản lí hoạt động 12 Bảng 2.12 67 GDTC của các trƣờng Tiểu học thị xã Bến Cát. (n = 56) 13 Bảng 2.13 Thực trạng tổ chức thực hiện nội dung quản lí HĐGDTC. 68 14 Bảng 2.14 Phân phối chƣơng trình Thể dục các lớp bậc học TH. 70 Thực trạng nội dung, hình thức, phƣơng pháp công tác 15 Bảng 2.15 kiểm tra hoạt động GDTC của các trƣờng Tiểu học thị xã 70 Bến Cát. Thực trạng những yếu tố ảnh hƣởng đến công tác quản lí 16 Bảng 2.16 73 hoạt động GDTC. Thực trạng năng lực, phẩm chất đạo đức của quản lí 17 Bảng 2.17 76 chuyên môn GDTC. Kết quả phỏng vấn các biện pháp quản lí hoạt động 18 Bảng 2.18 108 GDTC của các trƣờng Tiểu học thị xã Bến Cát (n = 98) xi
  14. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ STT KÍ HIỆU TÊN BIỂU ĐỒ TRANG 1 Biểu đồ 1 Tổng hợp thuận lợi công tác quản lí hoạt động GDTC 75 2 Biểu đồ 2 Tổng hợp khó khăn công tác quản lí hoạt động GDTC 75 3 Biểu đồ 3 Phẩm chất đạo đức của Tổ trƣởng chuyên môn 78 4 Biểu đồ 4 Năng lực của tổ chuyên môn 79 xii
  15. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay, cuộc cách mạng khoa học công nghệ phát triển ngày càng nhanh, kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển của xã hội. Trong bối cảnh đó, giáo dục đã trở thành nhân tố quyết định đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Các nƣớc trên thế giới đều coi giáo dục là nhân tố hàng đầu quyết định sự phát triển và bền vững của mỗi quốc gia. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 về “Đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa” đã xác định mục tiêu của đổi mới giáo dục là: “Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lƣợng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân... Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; Có cơ cấu và phƣơng thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập” [3]. Luật Giáo dục số 38/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 đã nêu rõ: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con ngƣời Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tƣởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; Hình thành và bồi dƣỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [35]. Nhƣ vậy chỉ có phát triển giáo dục thì mới mở ra tƣơng lai tƣơi sáng cho đất nƣớc. Bởi lẽ giáo dục nói chung, Giáo dục thể chất nói riêng có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho đất nƣớc. Đó là những ngƣời lao động khỏe mạnh, có kỹ thuật, có tay nghề thành thạo, có khả năng thích ứng, khả năng giao tiếp – đƣợc đào tạo và bồi dƣỡng bởi nền giáo dục tiên tiến gắn với khoa học công nghệ hiện đại. Mà muốn phát triển Giáo dục và Đào tạo thì cần phải chú ý ngay bậc học đầu tiên – bậc học nền tảng – bậc học Tiểu học. Đối với HS Tiểu học, GDTC rất quan trọng vì ở lứa tuổi này việc tham gia 1
  16. các hoạt động GDTC có hiệu quả sẽ hình thành bƣớc đầu ở HS một cơ thể khỏe mạnh. Hoạt động Giáo dục thể chất là một hoạt động giáo dục hết sức quan trọng, góp phần giáo dục và rèn luyện con ngƣời phát triển toàn diện. Hoạt động Giáo dục thể chất trong nhà trƣờng gồm Giáo dục thể chất và hoạt động Thể dục thể thao ngoại khóa cho học sinh. Hoạt động Giáo dục thể chất ở các nhà trƣờng nhằm tăng cƣờng sức khỏe, phát triển thể chất, góp phần hình thành và bồi dƣỡng nhân cách, đáp ứng yêu cầu giáo dục toàn diện cho học sinh. Có thể nói vốn quí nhất của mỗi con ngƣời là sức khỏe và trí tuệ. Có sức khỏe tốt sẽ tạo điều kiện cho trí tuệ phát triển đƣợc tốt hơn và ngƣợc lại. Thể dục thể thao giúp học sinh có đƣợc sức khỏe tốt, từ đó học tập các môn học và tham gia các hoạt động ở nhà trƣờng đạt hiệu quả cao hơn, chính là góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục, để các em trở thành những con ngƣời có ích cho xã hội. Hoạt động TDTT giúp cho học sinh có tính kỉ luật cao, tinh thần trách nhiệm trƣớc tập thể, tinh thần đoàn kết, tác phong nhanh nhẹn, sự cố gắng, tính thật thà, trung thực. Tập luyện TDTT thƣờng xuyên và có kế hoạch giúp các em có một nếp sống lành mạnh, vui tƣơi, học tập và làm việc khoa học. Từ đó góp phần giáo dục đạo đức và hình thành nhân cách cho học sinh. Nhƣ vậy để đào tạo những công dân tốt trong tƣơng lai phải kết hợp chặt chẽ phải dạy kiến thức, dạy kỹ năng với giáo dục nâng cao thể chất cho HS. Xác định đƣợc tầm quan trọng của công tác Giáo dục thể chất và hoạt động TDTT, ngay từ những ngày đầu thành lập nƣớc Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi toàn dân tập Thể dục trong đó Bác viết: “Mỗi một ngƣời dân yếu ớt tức là làm cho cả nƣớc yếu ớt. Một phần ngƣời dân mạnh khỏe, tức là làm cho cả nƣớc mạnh khỏe. Vậy nên luyện tập Thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi ngƣời dân yêu nƣớc”. Lời dạy của Ngƣời nhƣ nhắc nhở động viên mọi ngƣời dân hăng hái tham gia luyện tập TDTT và định hƣớng cho hoạt động Giáo dục thể chất trong các nhà trƣờng phổ thông. TDTT trƣờng học ở nƣớc ta là một bộ phận quan trọng cấu thành nền TDTT toàn dân, là nơi giao nhau của hai lĩnh vực giáo dục và TDTT. Thể dục thể thao trƣờng học không chỉ là phƣơng tiện nâng 2
  17. cao sức khỏe, phát triển thể chất mà còn góp phần rèn luyện nhân cách, đạo đức, ý chí, kỷ luật và lối sống lành mạnh cho học sinh. Chính vì vậy, TDTT trƣờng học góp phần tích cực tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Do đó, việc đầu tƣ phát triển TDTT trƣờng học là nhu cầu tất yếu. Tuy nhiên, việc làm này đòi hỏi trách nhiệm, sự quan tâm và phối hợp đồng bộ không phải của riêng ngành nghề nào, đơn vị nào mà là của mọi tầng lớp trong xã hội. Giáo dục thể chất đƣợc hiểu là: “Quá trình sƣ phạm nhằm giúp Giáo dục và Đào tạo thế hệ trẻ, hoàn thiện về thể chất và nhân cách, nâng cao khả năng làm việc và kéo dài tuổi thọ của con ngƣời”. Giáo dục thể chất cũng nhƣ các loại hình giáo dục khác là quá trình sƣ phạm với đầy đủ đặc điểm của nó, có vai trò chủ đạo của nhà sƣ phạm, tổ chức hoạt động của nhà sƣ phạm phù hợp với học sinh với nguyên tắc sƣ phạm. Giáo dục thể chất chia thành hai mặt tƣơng đối độc lập: Dạy học động tác và giáo dục tố chất thể lực. Trong hệ thống giáo dục nội dung đặc trƣng của Giáo dục thể chất đƣợc gắn liền với giáo dục, trí dục, đức dục, mỹ dục và giáo dục lao động. Giáo dục thể chất với nhiệm vụ là: “Phát triển toàn diện các tố chất thể lực và trên cơ sở đó phát triển các năng lực thể chất, bảo đảm hoàn thiện thể hình, củng cố sức khỏe hình thành theo hệ thống và tiến hành hoàn thiện đến mức cần thiết các kĩ năng và kĩ xảo quan trọng cho cuộc sống”. Đồng thời chƣơng trình Giáo dục thể chất trong các trƣờng phổ thông nhằm giải quyết các nhiệm vụ giáo dục đó là: “Trang bị kiến thức, kĩ năng và rèn luyện thể lực cho học sinh” Hoạt động dạy học ở nhà trƣờng phổ thông giữ một vị trí trung tâm bởi nó chiếm hầu hết thời gian, khối lƣợng công việc của thầy và trò trong một năm học; nó là nền tảng quan trọng để thực hiện thành công mục tiêu giáo dục toàn diện của nhà trƣờng phổ thông; đồng thời, nó quyết định kết quả đào tạo của nhà trƣờng. Chính vì thế, nhiệm vụ trọng tâm của Hiệu trƣởng trƣờng Tiểu học là phải quản lí tốt các họat động dạy học nói chung và quản lí hoạt động GDTC nói riêng trong nhà trƣờng nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo của nhà trƣờng, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Tuy nhiên, trong trƣờng phổ thông ở tỉnh Bình Dƣơng nói chung trƣờng TH trên địa bàn địa bàn TX Bến Cát nói riêng 3
  18. công tác quản lí hoạt động GDTC cho HS chƣa đƣợc coi trọng đúng mức. Còn tình trạng chỉ chú trọng dạy chữ chƣa coi trọng hoạt động GDTC. HS có những thói quen xấu trong sinh hoạt nhƣ tƣ thế ngồi, tƣ thế đi, đứng, số HS bị cận thị, thừa cân, béo phì có xu hƣớng gia tăng. Xuất phát từ những nguyên nhân trên là Tổ trƣởng chuyên môn GDTC với mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động Giáo dục thể chất trong các trƣờng Tiểu học thị xã Bến Cát cũng nhƣ việc Giáo dục thể chất cho các em lứa tuổi TH. Tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài “Quản lí hoạt động Giáo dục thể chất tại các trường Tiểu học thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương”. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở lí luận về quản lí hoạt động GDTC cho HS trƣờng TH, đề tài khảo sát thực trạng quản lí hoạt động GDTC trong các trƣờng TH thị xã Bến Cát tỉnh Bình Dƣơng. Từ đó, đề xuất một số biện pháp quản lí hoạt động GDTC, góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện cho học sinh TH tại địa phƣơng. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động GDTC và quản lí hoạt động GDTC ở các trƣờng TH. 3.2. Tìm hiểu, phân tích và đánh giá thực trạng về hoạt động GDTC và công tác quản lí hoạt động GDTC của các trƣờng TH thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dƣơng. 3.3. Đề xuất các biện pháp quản lí hoạt động GDTC ở các trƣờng TH thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dƣơng. 4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 4.1. Khách thể nghiên cứu Hoạt động Giáo dục thể chất cho học sinh Tiểu học. 4.2. Đối tƣợng nghiên cứu Công tác quản lí hoạt động GDTC ở các trƣờng Tiểu học thị xã Bến Cát. 5. Giả thuyết nghiên cứu Công tác GDTC và quản lí hoạt động GDTC của các trƣờng TH tại TX Bến Cát đã đạt đƣợc những kết quả nhất định, làm cho chất lƣợng dạy và học 4
  19. đƣợc nâng cao. Tuy nhiên, trong quá trình quản lí, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ còn có những điều chƣa phù hợp và bất cập nhất định nhƣ: Quản lí giờ giấc, nề nếp của các em học sinh, cơ sở vật chất, công tác đảm bảo an toàn tập luyện, quản lí hồ sơ, kiểm tra - đánh giá, công tác huấn luyện chƣa có thật sự chỉ đạo cụ thể, hợp lí… Nếu xây dựng đƣợc hệ thống lí luận về quản lí hoạt động GDTC cho HS tại trƣờng TH và phân tích đánh giá đƣợc thực trạng quản lí hoạt động GDTC cho HS các trƣờng Tiểu học TX Bến Cát tỉnh Bình Dƣơng thì sẽ đề xuất đƣợc các biện pháp quản lí hoạt động này một cách cần thiết và khả thi, góp phần nâng cao chất lƣợng GDTC cho HS Tiểu học tại địa phƣơng. 6. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung nghiên cứu: Quản lí hoạt động GDTC Hiệu trƣởng các trƣờng TH trên đia bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dƣơng. - Về không gian (địa bàn) nghiên cứu: Đề tài đƣợc thực hiện ở thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dƣơng, khảo sát tại 15 trƣờng Tiểu học công lập và 1 trƣờng tƣ thục trong thị xã. - Về thời gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu thực trạng hoạt động GDTC và quản lí HĐGDTC ở các trƣờng Tiểu học thị xã Bến Cát tỉnh Bình Dƣơng từ năm 2016 đến nay. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu Kết hợp các nhóm nghiên cứu sau: 7.1. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết Tìm hiểu và phân tích các quan điểm lý luận thể hiện trong các chuyên khảo, sách, bài báo, tổng hợp, hệ thống hóa các nguồn tài liệu về lý thuyết và thực tiễn có liên quan đến công tác quản lí, quản lí hoạt động GDTC và các tài liệu chuyên môn liên quan đến nội dung đề tài để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài. 7.2. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn - Phƣơng pháp hồi cứu tƣ liệu: Phƣơng pháp này sử dụng để thu thập dữ liệu từ thực tiễn hoạt động GDTC và thực tiễn quản lí hoạt động GDTC. 5
  20. - Phƣơng pháp điều tra phiếu hỏi: Chúng tôi tiến hành xây dựng các phiếu điều tra bằng hệ thống câu hỏi để khảo sát các đối tƣợng: cán bộ quản lí cấp Phòng, cấp trƣờng, tổ chuyên môn, giáo viên bộ môn Thể dục và một số đối tƣợng có liên quan. - Phƣơng pháp tổng kết kinh nghiệm: Tổng kết kinh nghiệm hoạt động GDTC của giáo viên trực tiếp giảng dạy, kinh nghiệm công tác quản lí hoạt động GDTC của cán bộ quản lí các cấp đặc biệt là những ngƣời đang trực tiếp làm quản lí ở các trƣờng TH. 7.3. Phƣơng pháp toán học thống kê Đề tài sử dụng phần mềm Excel, để tiến hành xử lý các số liệu thu thập, đánh giá thực trạng qua phỏng vấn, kiểm tra đánh giá hiệu quả các biện pháp. Dùng một số công thức toán thống kê để xử lý kết quả nghiên cứu nhằm rút ra kết luận khoa học. 8. Đóng góp của đề tài - Phân tích thực trạng hoạt động GDTC và quản lí hoạt động GDTC của Hiệu trƣởng các trƣờng TH thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dƣơng. - Đề xuất đƣợc các biện pháp quản lí hoạt động GDTC của các trƣờng TH thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dƣơng. 9. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn đƣợc trình bày theo 3 chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở lí luận về Giáo dục thể chất và quản lí hoạt động GDTC ở trƣờng Tiểu học. Chƣơng 2: Thực trạng công tác GDTC và quản lí hoạt động Giáo dục thể chất của các trƣờng Tiểu học thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dƣơng. Chƣơng 3: Các biện pháp quản lí hoạt động Giáo dục thể chất ở các trƣờng Tiểu học thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dƣơng. 6
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2