intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Quản lí tuyển sinh vào các trường đại học trong quân đội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:97

24
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Quản lí tuyển sinh vào các trường đại học trong quân đội" được hoàn thành với mục tiêu nhằm làm rõ một số vấn đề lí luận và thực tiễn về quản lí TS đại học, đề xuất các biện pháp cơ bản quản lí TSĐHQS, góp phần nâng cao chất lượng GD&ĐT đại học trong quân đội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Quản lí tuyển sinh vào các trường đại học trong quân đội

  1. BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ PHÙNG THỊ PHÚ QUẢN LÝ TUYỂN SINH VÀO CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRONG QUÂN ĐỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC HÀ NỘI ­ 2013
  2. BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ PHÙNG THỊ PHÚ QUẢN LÝ TUYỂN SINH VÀO CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRONG QUÂN ĐỘI Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 60 14 01 14 Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS. TRẦN ĐÌNH TUẤN HÀ NỘI ­ 2013
  3. B¶ng ch÷ viÕt t¾t Ch÷ viÕt ®Çy ®ñ Ch÷ viÕt t¾t Bộ Giáo dục và Đào tạo BGD&ĐT Bộ Quốc phòng BQP Công nghiệp hoá ­ Hiện đại hoá CNH ­ HĐH Chủ nghĩa xã hội CNXH Giáo dục GD Giáo dục và Đào tạo GD&ĐT Tuyển sinh TS Tuyển sinh quân sự TSQS Tuyển sinh đại học quân sự TSĐHQS Qu¶n lí gi¸o dôc QLGD Quân đội nhân dân QĐND Quân đội nhân dân Việt Nam QĐNDVN Xã hội chủ nghĩa XHCN
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 3 Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÍ TUYỂN SINH VÀO CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRONG QUÂN ĐỘI 14 1.1. Những khái niệm công cụ của đề tài 14 1.2. Nội dung quản lí tuyển sinh vào các trường đại học trong quân đội 20 1.3. Những yÕu tè tác động đến quản lí tuyển sinh vào các trường đại học trong quân đội 28 Chương 2 CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA QUẢN LÍ TUYỂN SINH VÀO CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRONG QUÂN ĐỘI 39 2.1. Đặc điểm quản lí tuyển sinh vào các trường đại học trong quân đội 39 2.2. Thực trạng quản lí tuyển sinh vào các trường đại học trong quân đội và nguyên nhân của những hạn chế 44 2.3. Những kinh nghiệm trong quản lí hoạt động tuyển sinh vào các trường đại học trong quân đội 59 Chương 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÍ TUYỂN SINH VÀO CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRONG QUÂN ĐỘI HIÖN NAY 62 3.1. Định hướng đề xuất biện pháp quản lí tuyển sinh vào các trường đại học trong quân đội 62 3.2. Hệ thống biện pháp quản lí hoạt động tuyển sinh vào các trường đại học trong quân đội hiÖn nay 63 3.3. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất. 82 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 89 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 92 PHỤ LỤC 96
  5. 3 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Tuyển sinh đại học quân sự (TSĐHQS) là một phạm trù lí luận của khoa học QLGD. Theo lí thuyết QLGD tổng thể (TQM), việc quản lí chất lượng GD đại học bao gồm quản lí đầu vào, quản lí quá trình đào tạo và quản lí đầu ra. Lí luận TSĐHQS thường được đặt trong lí luận về chất lượng đầu vào của nhà trường. Một trong những quan điểm quản lí chất lượng của các nhà trường đại học hiện nay là quản lí chặt chẽ về chất lượng đầu vào. Lí luận về quản lí chất lượng đầu vào của các trường đại học đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu, trong đó có đề cập đến lí luận TSĐH dưới những khía cạnh khác nhau. Cho đến nay, vấn đề TSĐHQS hầu như chưa có công trình, đề tài nào nghiên cứu như một vấn đề độc lập. Quản lí hoạt động TSĐHQS thường được thực hiện theo các văn bản pháp quy, theo mệnh lệnh hành chính là chủ yếu. Một trong những mâu thuẫn lớn nhất của lí luận QLGD đại học hiện nay là các văn bản quy phạm về TSĐH và TSĐHQS ngày càng nhiều, nhưng chất lượng đào tạo đại học nói chung và đào tạo đại học quân sự nói riêng hầu như ít có sự đổi mới. Các văn bản pháp quy về TSĐH không dựa trên một nền tảng cơ sở lí luận QLGD thống nhất, dẫn đến sự chồng chéo, thiếu đồng bộ, thậm trí đối lập nhau. Điều đó đặt ra vấn đề phải nghiên cứu lí luận quản lí TSĐH. Về phương diện thực tiễn, TSĐHQS đang là vấn đề có tính cấp thiết hiện nay. Thực hiện Nghị quyết số 93/ĐUQSTƯ của Đảng uỷ Quân sự Trung ương, nhiều nhà trường trong quân đội được nâng cấp lên bậc đại học, hoà nhập vào hệ thống các trường đại học của quốc gia. Điều đó làm cho hệ thống các trường đại học trong quân đội ngày càng tăng lên và hoạt động TS vào các trường đại học trong quân đội cũng được mở rộng về quy mô, phạm vi. Sự phát triển của thực tiễn GD đại học trong quân đội đã đặt ra nhiều vấn đề mới về lí luận GD và QLGD đại học. Quản lí các hoạt động TSĐHQS gần
  6. 4 như chỉ được thực hiện theo kinh nghiệm cá nhân và các địa phương, các vùng miền. Thực trạng đó đã làm nảy sinh các mâu thuẫn mới trong quản lí TSĐHQS. Đó là mâu thuẫn giữa sự phát triển đa dạng hoá của hệ thống nhà trường đại học trong quân đội với khả năng có hạn của đội ngũ cán bộ QLGD; mâu thuẫn giữa sự phát triển nhanh của thực tiễn hoạt động TSĐHQS với trình độ phát triển chậm của lí luận QLGD. Ngày nay, thi TS và quản lí thi TS ở nước ta vẫn là một vấn đề được cả xã hội đặc biệt quan tâm, thường trở thành điểm nóng, là đề tài được bàn nhiều trên công luận. Các nhà QLGD đã đề xuất nhiều giải pháp cho quản lí thi TS đại học, nhưng hầu như các giải pháp đề xuất đó chưa đi đến sự thống nhất chung về lí luận. Trong khi các nhà khoa học đang còn tiếp tục nghiên cứu về lí luận quản lí chất lượng đầu vào, thì thực tiễn TSĐH vẫn diễn ra, buộc các nhà quản lí phải đưa ra những giải pháp xử lí tình huống. Tình hình đó dẫn đến sự phân vân trong việc đưa ra quyết định và những ý kiến trái chiều trong dư luận xã hội. Nổi lên các khuynh hướng quan điểm khác nhau về vấn đề có nên tổ chức thi đại học hay không cần thi mà mở cửa đầu vào và kiểm soát chặt đầu ra. Có quan điểm đồng tình với phương án "ba chung” trong thi TSĐH, có quan điểm giao quyền tự chủ cho các nhà trường đại học. Thực trạng đó phản ánh sự lúng túng về lí luận QLGD đại học. Mặt khác, nghiên cứu về quản lí TSĐHQS còn là một yêu cầu tất yếu của quá trình thực hiện chuẩn hoá, hiện đại hoá GD, đào tạo, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo ở các nhà trường đại học trong quân đội hiện nay. Lí luận và thực tiễn GD, đào tạo đã chỉ ra rằng, muốn nâng cao chất lượng đào tạo đại học trong quân đội thì phải đồng thời tác động vào nhiều khâu, nhiều bước, nhưng trước hết phải lựa chọn được nguồn nhân lực đầu vào là những học viên có chất lượng tốt. Để chuẩn hoá chất lượng quá trình đào tạo đại học trong quân đội, trước hết phải chuẩn hoá chất lượng đầu vào của người học.
  7. 5 Nghĩa là, phải nghiên cứu tìm ra phương thức quản lí tối ưu trong quá trình tổ chức các hoạt động TSĐHQS. Về phương diện cá nhân, bản thân tôi là một cán bộ đang công tác tại Cục Nhà trường, Bộ Tổng Tham mưu, đã có thời gian tham gia các hoạt động quản lí TSĐHQS. Những kinh nghiệm thực tiễn trong quản lí TSĐHQS của cơ quan Cục Nhà trường và những kinh nghiệm cá nhân đã thôi thúc tôi lựa chọn vấn đề “Quản lí tuyển sinh vào các trường đại học trong quân đội” làm đề tài nghiên cứu. Lựa chọn đề tài này, tôi hy vọng sẽ vận dụng được những kiến thức về QLGD vào thực tiễn hoạt động quản lí TSĐHQS theo chức trách được phân công. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Trên thế giới, mỗi quốc gia, mỗi nền GD đều có những phương thức thi TS khác nhau. Đối với nhiều quốc gia phương Tây, việc thi TS đại học chỉ được xem là một bậc học bình thường như các bậc học khác. Mục tiêu chủ yếu của thi TS là để đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng cho hoạt động của nền kinh tế quốc gia. Đối với người học, mục tiêu của học là để có việc làm. UNESCO đã chỉ ra bốn trụ cột của việc học là “Học để biết, học để làm việc, học để tồn tại và học để chung sống cùng nhau”. Ở các quốc gia châu Á, thi TS thường được tổ chức rất chặt chẽ nhằm tuyển chọn những người có tài vào đào tạo ra những chuyên gia bậc cao cho các lĩnh vực hoạt động của xã hội, đồng thời có thể phát triển thành người quản lí xã hội. Ngoài những mục tiêu học để biết, học để làm việc, tâm lí xã hội còn coi trọng việc “học để làm quan”, “học để làm cán bộ”, “học để đổi đời”. Vì vậy áp lực thi TS thường căng thẳng hơn các nước phương Tây. Ngày nay, nghiên cứu về TSĐH thường được đề cập đến trong các công trình nghiên cứu về chất lượng đầu vào, hoặc là nguồn lực đầu vào của nhà trường đại học. Khuynh hướng này nghiên cứu về chất lượng giáo dục đại học thông qua đánh giá chất lượng đầu vào bằng thi tuyển sinh. Trong cuốn
  8. 6 sách của Jones, G.A., (1996), tiêu đề là: "Conceptions of Quality and the Challenges of Quality Improvement in Higher Education". Ontario Institute for studies in Education of the University of Toronta, Toronto, Canada. (Quan niệm về chất lượng và những thách thức của cải tiến chất lượng trong giáo dục đại học: Ontario Viện nghiên cứu Giáo dục thuộc Đại học Toronta, Toronto, Canada), tác giả đã tổng hợp các quan điểm khác nhau về đánh giá chất lượng GD đại học. Trong đó, quan điểm đầu tiên cho rằng, chất lượng GD đại học được đánh giá bằng “Đầu vào”. Vì vậy còn gọi là quan điểm nguồn lực. Nội dung cơ bản của quan điểm này là chất lượng đào tạo của một trường phụ thuộc vào chất lượng hay số lượng của nguồn lực đầu vào. Trong nguồn lực đầu vào, số lượng và chất lượng sinh viên là quan trọng nhất. Một trường đại học có chất lượng là trường tuyển được nhiều sinh viên giỏi. Như vậy tuyển sinh là khâu đầu tiên để nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Ở Việt Nam, trong lịch sử phát triển của GD&ĐT, vai trò của thi TS là một khâu, một bước vô cùng quan trọng. Dưới chế độ phong kiến, thi cử nhằm “vun trồng kẻ sĩ, kén chọn người hiền tài” đảm nhận các chức vụ quản lí xã hội theo khuôn mẫu chế độ phong kiến mà Nho giáo đã quy định. Mặc dù có những hạn chế nhưng thi cử của GD phong kiến Việt Nam thực sự đã là đòn bẩy thúc đẩy việc học tập nhằm đáp ứng yêu cầu tuyển lựa nhân tài của Nhà nước với quan niệm “Muốn có nhân tài trước hết phải chọn người có học, phép chọn người có học thì thi cử là đầu” (Phan Huy Chú. Lịch triều hiến chương loại chí. Khoa Mục chí, t.3, tr.10). Dưới thời phong kiến, tổ chức quản lí các kỳ thi, khoa thi không chỉ là việc của các quan chức GD mà còn được sự quan tâm của chính quyền các cấp và mọi tầng lớp nhân dân. Những năm gần đây, thực hiện quan điểm chuẩn hoá, hiện đại hoá trong giáo dục đại học, đồng thời do nhu cầu cấp thiết của xu thế hội nhập, hợp tác quốc tế về giáo dục, nhiều công trình nghiên cứu về quản lí chất
  9. 7 lượng giáo dục đại học đã và đang đề cấp đến vấn đề TSĐH với những cách tiếp cận khác nhau. Trong giáo trình “Kiểm định chất lượng trong giáo dục đại học” của nhóm tác giả: Nguyễn Đức Chính, Nguyễn Phương Nga, Lê Đức Ngọc, Trần Hữu Hoan, John J. McDonald [12] đã đưa ra các phương thức đánh giá chất lượng GD trong các nhà trường đại học. Theo quan điểm này, chất lượng của một trường đại học phụ thuộc vào chất lượng hay số lượng đầu vào của trường đó. TS vào các trường đại học chính là quá trình tuyển chọn nhân lực đầu vào cho các trường đại học. Một trường đại học tuyển chọn được số lượng sinh viên có chất lượng cao qua kỳ thi TS sẽ là điều kiện thuận lợi đảm bảo việc sinh viên tiếp thu có chất lượng trong quá trình đào tạo. Vì vậy rất cần phải coi trọng bước thi TS để tuyển chọn nguồn nhân lực trong các trường đại học. Tuy nhiên khi nghiên cứu về TS đại học mà chỉ coi trọng đó là một góc độ tuyển chọn nguồn nhân lực đầu vào của các nhà trường thì sẽ dẫn đến coi nhẹ các bước quan trọng khác trong quá trình đào tạo. Điều đó ảnh hưởng lớn đến chất lượng đào tạo trong các nhà trường đại học. Một số tác giả tiếp cận nghiên cứu vấn đề TSĐH dưới góc độ một khâu, một bước của quá trình đào tạo ở nhà trường đại học. Tiêu biểu cho quan điểm này có các tác giả Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Đắc Hưng với cuốn “Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai - vấn đề và giải pháp” [10]; Tác giả Lê Viết Khuyến với bài “Đổi mới tổ chức quá trình đào tạo, cấu trúc và nội dung chương trình các cấp học ở bậc đại học”; Tác giả Phạm Văn Lập với bài “Một số vấn đề về phát triển chương trình đào tạo trong giáo dục đại học” trong cuốn: “Giáo dục học đại học” [16]. Các nghiên cứu theo khuynh hướng này cho rằng, trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực ở các trường đại học thì TS là một khâu đầu tiên trong quy trình đó. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở việc nhìn nhận, đánh giá như vậy thì chưa
  10. 8 thực sự đúng với vai trò và vị trí của TS trong các trường đại học. Bởi để đào tạo được nguồn nhân lực có chất lượng cao trong các trường đại học thì chất lượng của TS và quản lí các hoạt động TS vào các trường đại học chiếm một vị trí vô cùng quan trọng, đó chính là một bước đặt nền móng có ý nghĩa quyết định rất lớn đến chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trong các trường đại học. Dưới góc độ quản lí nhà nước về GD, một số nhà khoa học đã đề cập đến vấn đề xây dựng cơ sở lí luận về quản lí TSĐH. Tiêu biểu có tác phẩm “Cơ sở của khoa học quản lí” của tác giả Nguyễn Minh Đạo [17]. Tác phẩm đã trình bày những vấn đề chung nhất về quản lí như lịch sử hình thành khoa học quản lí, các khái niệm, phạm trù cơ bản của khoa học quản lí, phương pháp quản lí… Bàn về QLGD có tác phẩm “Khoa học quản lí giáo dục - một số vấn đề lí luận và thực tiễn” của tác giả Trần Kiểm [23]. Trong tác phẩm này, tác giả đã khái quát các tư tưởng về quản lí, QLGD từ trước tới nay. Các khái niệm đặc điểm, chức năng và phương pháp quản lí, QLGD. Một số mô hình QLGD trên thế giới. Ngoài ra còn nhiều tác giả nghiên cứu về vấn đề này như Nguyễn Ngọc Quang, Đặng Bá Lãm, Bùi Minh Hiền… Trong lĩnh vực quân sự, nghiên cứu về vấn đề TSĐHQS, có thể kể đến tác giả Lê Minh Vụ, với cuốn sách “Quá trình đánh giá năng lực sư phạm quân sự của đối tượng tuyển chọn đào tạo giảng viên hiện nay”, do Nhà xuất bản Quân đội nhân dân ấn hành, năm 2009. Cuốn sách đã phân tích khá sâu sắc về vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ, những nguyên tắc và phương pháp tuyển chọn đầu vào trong đào tạo giảng viên ở nhà trường đại học trong quân đội. Nhiều nội dung trong cuốn sách đã tạo nền móng cơ sở lí luận cho việc nghiên cứu chuyên sâu về quản lí TSĐHQS. Cũng là nghiên cứu về TSĐHQS, chúng ta còn bắt gặp đề tài khoa học cấp ngành do nhóm tác giả Lê Anh Tuấn, Trần Đình Tuấn và Lê Minh Tuấn thực hiện năm 2007, với chủ đề “Tiêu chí đánh giá chất lượng và điều kiệm bảo
  11. 9 đảm chất lượng đào tạo đại học trong hệ thống trường quân đội”. Một khía cạnh khác về tuyển chọn đầu vào cho một bậc học cao hơn, ở Học viện Chính trị, năm 2003 đã triển khai nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện hệ tiêu chí đảm bảo chất lượng đào tạo sau đại học ở Học viện Chính trị quân sự”. Các đề tài này đã xây dựng cơ sở lí luận cho việc đánh giá chất lượng đầu vào và xây dựng được bộ tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo, trong đó bao gồm cả tiêu chí đánh giá chất lượng đầu vào. Đó là một cơ sở lí luận quan trọng cho việc nghiên cứu về quản lí TSĐHQS. Như vậy, TSĐHQS là một nội dung trong quản lí nhà nước về GD. Mặc dù các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước đã tiếp cận vấn đề này dưới những góc độ khác nhau, nhưng tất cả các công trình nghiên cứu đó dù trực tiếp hay gián tiếp đã đặt cơ sở lí luận cho việc nghiên cứu vấn đề “Quản lí tuyển sinh vào các trường đại học trong quân đội”. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề lí luận và thực tiễn về quản lí TS đại học, đề xuất các biện pháp cơ bản qu¶n lí TSĐHQS, góp phần nâng cao chất lượng GD&ĐT đại học trong quân đội. Nâng cao trình độ lí luận về chuyên môn nghiệp vụ; áp dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn công tác quản lí, chỉ đạo hoạt động TS vào các trường đại học trong quân đội. * Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu làm rõ những vấn đề lí luận về quản lí TS vµo c¸c tr­êng ®¹i häc trong quân đội. Nghiên cứu những vấn đề thực tiễn, điều tra, đánh giá thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân và rút ra những kinh nghiệm về quản lí TS vµo c¸c tr­êng ®¹i häc trong quân đội.
  12. 10 Nghiên cứu đề xuất các biện pháp cơ bản qu¶n lí TS vào các trường đại học trong quân đội góp phần nâng cao chất lượng GD&ĐT. 4. Khách thể, đối tượng, phạm vi nghiên cứu * Khách thể nghiên cứu Khách thể nghiên cứu của đề tài là quản lí nhà nước về GD đại học. Mọi vấn đề nghiên cứu về hoạt động quản lí TSĐHQS, được luận giải trong nội hàm của quản lí nhà nước về GD. * Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động quản lí TSĐHQS của Ban TSQS BQP. Tác giả luận văn sẽ sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học tác động vào hoạt động quản lí TSĐHQS, làm bộc lộ bản chất, quy luật của hoạt động này, trên cơ sở đó đề xuất hệ thống biện pháp quản lí phù hợp với quy luật đó. * Phạm vi, giới hạn nghiên cứu Giới hạn về nội dung: TS đại học là một hoạt động của nhà trường đại học nhưng có sự tham gia quản lí, chỉ đạo của các cơ quan chức năng BGD&ĐT, BQP. Mỗi cấp, mỗi ngành có chức năng, nhiệm vụ quản lí khác nhau. Đề tài luận văn này tập trung nghiên cứu ho¹t động quản lí TS đại học của cơ quan Cục Nhà trường, Bộ Tổng tham mưu trong quá trình tổ chức TS ở các nhà trường quân đội. Đề tài luận văn không nghiên cứu về hoạt động TSĐHQS, mà tập trung nghiên cứu phân tích lí luận và thực tiễn hoạt động quản lí TSĐHQS, xây dựng hệ thống biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản lí TSĐHQS của Hội đồng TSQS. Tuy nhiên, quản lí TS là quản lí một khâu, một bước, một mặt hoạt động trong quá trình đào tạo của các nhà trường đại học. Để nghiên cứu quản lí TS của cơ quan Cục Nhà trường, Bộ Tổng tham mưu, phải đặt trong mối quan hệ
  13. 11 với quản lí TS của Ban TSQS các cấp, với các khâu, các bước, các mặt hoạt động khác trong quá trình đào tạo của các trường đại học trong quân đội. TS đại học gồm nhiều cách thức khác nhau như: thi tuyển, xét cử tuyển. Trong phạm vi của đề tài này chỉ nghiên cứu về thi TS vào các trường đại học trong quân đôi. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu quản lí hoạt động TS vào các trường đại học trong quân đội. Giới hạn về thời gian: Các số liệu điều tra, khảo sát, thu thập và minh chứng được sử dụng trong đề tài luận văn chỉ giới hạn trong phạm vi từ năm 2008 đến nay. 5. Giả thuyết khoa học Hoạt động quản lí TSĐHQS bị chi phối bởi nhiều yếu tố, từ cơ sở lí luận đến cơ sở thực tiễn về quản lí, đặc biệt là hệ thống biện pháp, cách thức quản lí TS. Vì vây, nếu xây dựng được cơ sở lí luận khoa học hiện đại về quản lí TSĐHQS; đánh giá đúng thực trạng ưu, nhược điểm của hoạt động quản lí TSĐHQS; xây dựng được hệ thống biện pháp quản lí TSĐHQS cập nhật thành tựu lí luận QLGD, phù hợp với thực tiễn và phản ánh tính đặc thù của lĩnh vực quân sự thì sẽ góp phần tuyển chọn được nguồn nhân lực đầu vào có chất lượng cao hơn. 6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu * Phương pháp luận: Đề tài được tổ chức nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác­Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về GD&ĐT; Đồng thời đề tài còn được nghiên cứu dựa trên quan điểm hệ thống ­ cấu trúc; lôgíc ­ lịch sử và quan điểm thực tiễn để xem xét, phân tích các vấn đề có liên quan. * Phương pháp nghiên cứu: Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận: Đề tài sử dụng các phương pháp: phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá, khái quát hoá các tài liệu liên quan
  14. 12 như một số tác phẩm kinh điển Mác ­ Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về GD&ĐT; Chiến lược phát triển GD 2011­2020. Các giáo trình, sách chuyên khảo, tài liệu về lí luận quản lí, QLGD; các công trình khoa học và bài báo khoa học có liên quan đến đề tài như: luận văn, luận án, báo cáo khoa học, kỷ yếu hội thảo khoa học... Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn bao gồm: Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động lãnh đạo, quản lí của các trường đại học trong quân đội về công tác TS đại học và quá trình triển khai thực hiện TS hàng năm để rút ra những kết luận có liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài. Phương pháp toạ đàm, trao đổi: Toạ đàm, trao đổi với cán bộ quản lí, giảng viên và học viên về hoạt động TS đại học trong các trường quân đội để rút ra những kết luận, nhận định có cơ sở khoa học, nhằm phục vụ cho nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài. Phương pháp điều tra: §iều tra xã hội học đối với cán bộ quản lí, giảng viên và học viên để làm cơ sở cho việc đánh giá thực trạng, tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất các biện pháp quản lí hoạt động TS vào các trường đại học trong quân đội cho phù hợp. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm quản lí: Nghiên cứu hệ thống sổ sách của đội ngũ cán bộ quản lí và học viên. Phương pháp tổng kết thực tiễn để rút ra những kinh nghiệm về quản lí hoạt động TS vào các trường đại học trong quân đội. Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến của các nhà khoa học, nhà quản lí về một số vấn đề lí luận và thực tiễn có liên quan đến đề tài. Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng toán thống kê để tổng hợp kết quả điều tra và xử lí số liệu.
  15. 13 7. Ý nghĩa của Luận văn Nếu nghiên cứu thành công, đề tài luận văn sẽ góp phần bổ sung lí luận về quản lí TSĐHQS vào khoa học QLGD (từ việc nghiên cứu thực trạng và những vấn đề thực tiễn có liên quan, đề tài sẽ đưa ra những đánh giá, nhận định mang tính khoa học về hoạt động quản lí TSĐHQS). Đó là nguồn tư liệu cung cấp cho các nhà QLGD hoạch định chủ trương, chính sách, đưa ra những quyết định mang tính khoa học về quản lí TSQS. 8. Cấu trúc luận văn Luận văn được kết cấu gồm: Mở đầu, 3 chương (9 tiết), kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
  16. 14 Ch­¬ng 1 C¬ së lÝ luËn cña VẤN ĐỀ qu¶n lÍ tuyÓn sinh vµo c¸c tr­êng ®¹i häc trong qu©n ®éi 1.1. Những khái niệm công cụ của đề tài 1.1.1. Tuyển sinh đại học TS đại học là phát hiện, tuyển chọn người có đủ tiêu chuẩn theo quy định được vào nhập học ở các nhà trường đại học. TS là khâu tuyển chọn nguồn nhân lực sinh viên đầu vào cho quá trình đào tạo. Chất lượng đào tạo của nhà trường bị chi phối bởi nhiều yếu tố nhưng trước hết phụ thuộc vào chất lượng TS. Một nhà trường đại học tuyển chọn được nhiều sinh viên giỏi vào học thì sẽ có điều kiện thuận lợi để nâng cao chất lượng đào tạo. Ngược lại, một nhà trường đại học không tuyển chọn được sinh viên giỏi vào học thì sẽ rất khó khăn trong việc nâng cao chất lượng đào tạo. Các nhà trường đại học có mục tiêu đào tạo khác nhau, vì vậy khâu TS cũng có những tiêu chí và quy trình khác nhau. Đối với một số trường đại học đặt tiêu chí về trình độ năng lực nhận thức lên hàng đầu thì công tác TS chỉ tổ chức một vòng thi tuyển đại học và lấy điểm thi đó làm chuẩn để lựa chọn thí sinh trúng tuyển. Đối với một số trường và một số ngành đào tạo lại đặt ra yêu cầu về thể lực, ngoại hình, phẩm chất, thì TS phải tổ chức thêm các vòng sơ tuyển. Các hoạt động TS diễn ra gồm nhiều khâu, nhiều giai đoạn, nhiều tổ chức, nhiều lực lượng cùng tham gia. Điều đó đặt ra cho công tác quản lí phải tổ chức phối hợp các lực lượng tiến hành các hoạt động TS theo một chương trình kế hoạch thống nhất. GD đại học là một loại hình sản xuất đặc biệt. Sản phẩm của GD đại học là nguồn nhân lực có trình độ tri thức bậc cao. Giá trị của sản phẩm được đánh giá bằng phẩm chất, năng lực của người lao động. Phẩm chất của sản
  17. 15 phẩm không cố định sau đào tạo mà tiếp tục phát triển tùy theo môi trường và động cơ phát triển của “sản phẩm”. Môi trường thuận lợi và có động cơ đúng đắn thì cùng với thời gian, phẩm chất của sản phẩm sẽ phát triển không ngừng. Như vậy, TS đại học có một vai trò vô cùng quan trọng, bởi nó là một bước trong quy trình nhằm tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp CNH­HĐH nước nhà, là đòn bẩy để đảm bảo thực hiện đầy đủ và chất lượng chiến lược phát triển GD trong tương lai. Mục đích của kỳ thi là kiểm tra nền kiến thức rộng và kỹ năng cơ bản mà thí sinh tích lũy được qua chương trình phổ thông để chọn lựa những thí sinh có đủ năng lực học đại học. Yêu cầu về kết quả kỳ thi là đảm bảo sự công bằng và chính xác trong lựa chọn yêu cầu về quản lí quá trình tổ chức kỳ thi phải đảm bảo triển khai nhanh, gọn, đỡ tốn kém cho xã hội, tránh những yếu tố có thể gây tiêu cực gian lận khi thi, chấm thi. Xu hướng phát triển của thi TS đại học trong những năm tới sẽ tiếp tục thực hiện phương án “ba chung” và phải đi vào chất lượng. Về lâu dài, TS đại học sẽ tiến tới giao quyền tự chủ cho các trường đại học. Các cơ quan chức năng của Bộ sẽ tăng cường các hoạt động quản lí nhà nước về GD theo hướng đảm bảo tính đồng bộ, hệ thống và chất lượng trong thi cử. Cần phải nghiên cứu đổi mới cách quản lí TS cho phù hợp với yêu cầu của xã hội, tuyển chọn được học sinh giỏi, đảm bảo công bằng, tiết kiệm, hiệu quả và khắc phục được những tình trạng tiêu cực và những nhược điểm trong TS hiện nay. 1.1.2. Tuyển sinh vào các trường đại học trong quân đội TS vào các trường đại học trong quân đội là hoạt động có mục đích, có tổ chức của hội đồng TS các cấp, nhằm tuyển chọn những người có đủ tiêu chuẩn theo quy định vào học các trường đại học trong quân đội. TS vào các trường đại học trong quân đội là một loại hình của TS đại học. Về cơ bản TSĐHQS tuân theo những quy định chung của TS đại học.
  18. 16 Tuy nhiên TSĐHQS có tính đặc thù riêng là phải trải qua vòng sơ tuyển về lai lịch chính trị, sức khỏe theo quy định của BQP. Đối với một số ngành đào tạo chỉ TS từ các quân nhân ở các đơn vị quân đội. Để tham gia vào các kỳ thi TS, đôi khi còn phải trải qua các lớp bồi dưỡng tạo nguồn. Mục tiêu của TSĐHQS là tuyển chọn những người có đủ phẩm chất và năng lực để đào tạo ra chuyên gia bậc cao về một lĩnh vực khoa học đồng thời đào tạo ra người cán bộ sĩ quan chỉ huy quản lí bộ đội. Vì vậy, hoạt động TS đòi hỏi vừa phải chú ý đến năng lực, vừa phải chú ý đến phẩm chất của đối tượng TS. Đối tượng TSĐHQS bao gồm các quân nhân đang tại ngũ và thanh niên ngoài quân đội trong độ tuổi quy định. Đối tượng TSĐHQS phải đảm bảo các tiêu chí của lĩnh vực hoạt động quân sự và những phẩm chất, năng lực của người cán bộ quân đội trong tương lai. Yêu cầu TSĐHQS, trước hết phải tuân thủ theo Quy chế TS của BGD&ĐT đồng thời phải tuân thủ theo văn bản pháp quy về TS của BQP. 1.1.3. Quản lí tuyển sinh vào các trường đại học trong quân đội Khái niệm quản lí tuyển sinh đại học Quản lí TS đại học là hoạt động có mục đích, có tổ chức của các chủ thể quản lí nhằm tổ chức, điều khiển quá trình TS diễn ra theo một chương trình, kế hoạch thống nhất, phù hợp với quy chế TS và những điều quy định đã được ban hành. Mục đích quản lí TS đại học đảm bảo cho các lực lượng tham gia vào quá trình TS hoạt động theo một kế hoạch thống nhất và đạt được hiệu quả như mục tiêu đã xác định. Quản lí TS đại học là điều khiển các hoạt động TS diễn ra theo từng giai đoạn phù hợp với quy chế TS và các văn bản pháp quy về TS đã được ban hành. Vì vậy, các hoạt động TS phải nắm chắc, quán triệt sâu sắc các
  19. 17 quy chế và văn bản pháp quy về TS. Mọi quyết định về TS đại học phải dựa trên cơ sở pháp lí hiện hành. Quản lí TS thuộc phạm trù QLGD, trong đó bao gồm cả quản lí nhà nước về GD và quản lí nhà trường. Để nghiên cứu và hiểu rõ bản chất của quản lí TS cần phải dựa trên nền tảng lí luận về QLGD và lí luận về quản lí quá trình đào tạo của nhà trường. Quản lí ho¹t ®éng TS đại học bị chi phối bởi những quy luật, nguyên tắc và phương pháp QLGD nhà trường đại học. Quản lí TS là một khâu, một mắt xích trong quản lí quá trình đào tạo của nhà trường. Các hoạt động TS diễn ra gồm nhiều khâu, nhiều giai đoạn, nhiều tổ chức, nhiều lực lượng cùng tham gia. Điều đó đặt ra cho công tác quản lí phải tổ chức phối hợp các lực lượng tiến hành các hoạt động TS theo một chương trình kế hoạch thống nhất. Quản lí TS đại học bao gồm quản lí hoạt động của các công dân đang chuẩn bị tham gia vào hệ thống GD đại học, không giống với quản lí sinh viên đại học. Ho¹t ®éng TS không chỉ diễn ra trong nhà trường đại học mà còn diễn ra ở các địa phương, các đơn vị. Vì vậy quản lí TS đại học có những nội dung, phương pháp mang tính độc lập so với QLGD nhà trường đại học. Khái niệm quản lí tuyÓn sinh vào các trường đại học trong quân đội TSĐHQS là một loại hình của TS đại học, nhằm tuyển chọn người vào học các trường đại học trong quân đội. TSĐHQS về cơ bản tuân theo những quy định chung của TS đại học. Tuy nhiên TSĐHQS có tính đặc thù riêng là phải trải qua vòng sơ tuyển về lai lịch chính trị, sức khỏe theo quy định của BQP. Đối với một số ngành đào tạo chỉ TS từ các quân nhân ở các đơn vị quân đội. Để tham gia vào các kỳ thi TS, đôi khi còn phải trải qua các lớp bồi dưỡng tạo nguồn. Vì vậy, quản lí TSĐHQS vừa phải tuân thủ theo quy chế quản lí TS đại học nói chung vừa phải đảm bảo thực hiện theo đúng quy định về quản lí TS của BQP.
  20. 18 Quản lí TSĐHQS là hoạt động có mục đích, có tổ chức của các chủ thể quản lí, nhằm tổ chức, điều khiển quá trình TS diễn ra theo một chương trình, kế hoạch thống nhất, phù hợp với quy chế TS đại häc, phù hợp với điều lệ công tác nhà trường quân đội và tính chất, đặc điểm của lĩnh vực hoạt động quân sự. Quy trình thực hiện TSĐHQS gồm nhiều khâu, nhiều nội dung, nhiều công đoạn: công tác tuyên truyền TS, công tác sơ tuyển xét duyệt hồ sơ TS, Tổ chức coi thi, chấm thi, thông báo kết quả, báo gọi nhập học.Tất cả các khâu, các bước trong quy trình TS đều có vị trí vô cùng quan trọng và có sự liên kết, thống nhất cao với nhau. Để TSĐHQS thu được hiệu quả và có chất lượng cao đáp ứng được nhu cầu của quân đội và toàn xã hội thì đòi hỏi tất cả các khâu, các bước trong quy trình TSĐHQS phải được thực hiện tốt. Muốn vậy thì công tác quản lí các hoạt động TSĐHQS phải được đặt lên hàng đầu. Quản lí TS nhằm mục đích tổ chức, điều khiển quá trình TS thực hiện thống nhất theo đúng chương trình, kế hoạch đã được xác định đạt hiệu quả, đạt mục tiêu của TSĐHQS; đồng thời đảm bảo cho quá trình TS được thực hiện đúng Quy chế TS, đúng quy định của BGD&ĐT và BQP. Chủ thể quản lí TSQS là các cá nhân và tập thể được các cơ quan có thẩm quyền quyết định giao nhiệm vụ. Các cá nhân gồm Trưởng Ban TSQSBQP, Trưởng Ban TSQS các đơn vị trực thuộc Bộ; Trưởng Ban TSQS các cấp trung đoàn và tương đương trở lên. Các tập thể quản lí TS gồm Ban TSQSBQP, Ban TSQS các đơn vị trực thuộc Bộ; Ban TSQS các cấp trung đoàn và tương đương trở lên. Chủ thể quản lí TSQS có nhiệm vụ chỉ đạo, hướng dẫn Ban TSQS các cấp thực hiện các hoạt động TS theo đúng quy chế hiện hành. Chủ thể quản lí TS phải chịu trách nhiệm chung về quá trình TS. Ban TSQSBQP là cơ quan quản lí nhà nước về mọi hoạt động TSQS trong toàn quân. Ban TSQSBQP được thành lập theo quyết định của Thủ trưởng Bộ Quốc phòng, do Cục nhà trường, Bộ Tổng Tham mưu chủ trì.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2