intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ ở các trường mầm non tư thục thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:157

14
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Quản lý hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ ở các trường mầm non tư thục thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương" được hoàn thành với mục tiêu nhằm làm rõ cơ sở lý luận về quản lý hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ ở các trường mầm non và khảo sát, đánh giá thực trạng về quản lý hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ ở các trường mầm non tư thục thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương, luận văn đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ ở các trường mầm non tư thục thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ ở các trường mầm non tư thục thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương

  1. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT NGÔ THỊ LÝ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẢM BẢO AN TOÀN CHO TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON TƯ THỤC THỊ XÃ BẾN CÁT, TỈNH BÌNH DƯƠNG CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC MÃ SỐ: 8 14 01 14 LUẬN VĂN THẠC SĨ BÌNH DƯƠNG – 2022
  2. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT NGÔ THỊ LÝ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẢM BẢO AN TOÀN CHO TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON TƯ THỤC THỊ XÃ BẾN CÁT, TỈNH BÌNH DƯƠNG CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC MÃ SỐ: 8 14 01 14 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS NGUYỄN VĂN Y BÌNH DƯƠNG – 2022
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi tên Ngô Thị Lý, mã số học viên: 2018140114010 là học viên cao học ngành Quản lý Giáo dục khoá 20 (2020 – 2022) trường Đại học Thủ Dầu Một – Tỉnh Bình Dương. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi thực hiện, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác. Bình Dương, ngày 16 tháng 12 năm 2022 Tác giả luận văn Ngô Thị Lý i
  4. LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian nghiên cứu, đề tài: “Quản lý hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ ở các trường mầm non tư thục thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương” đã hoàn thành và đưa ra bảo vệ. Với tình cảm chân thành, tác giả xin bày tỏ lời cảm ơn các thầy, cô giáo Trường Đại học Thủ Dầu Một. Xin cảm ơn sự giúp đỡ của lãnh đạo phòng Giáo dục và Đào tạo Thị xã Bến Cát, các đồng chí chuyên viên tổ mầm non phòng Giáo dục và Đào tạo Thị xã Bến Cát, các bậc phụ huynh, đội ngũ hiệu trưởng, hiệu phó, giáo viên, nhân viên nuôi dưỡng các trường mầm non trong quá trình thực hiện đề tài. Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ tình cảm và lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy giáo, PGS.TS. Nguyễn Văn Y – người tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong quá trình hoàn thành luận văn. Tuy đã có nhiều cố gắng trong nghiên cứu, nhưng chắc chắn luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả kính mong nhận được sự chỉ dẫn, góp ý của các thầy cô và đồng nghiệp. Xin chân thành cảm ơn! Bình Dương, ngày 16 tháng 12 năm 2022 Tác giả luận văn Ngô Thị Lý ii
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................. ii MỤC LỤC ...................................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT............................................................................... xi DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ ................................................................................... xii MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................... 3 3. Tổng quan nghiên cứu của đề tài .............................................................................. 3 3.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài ........................................................................... 3 3.2. Những nghiên cứu trong nước .............................................................................. 4 4. Đối tượng/ phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 6 4.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 6 4.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 7 4.2.1. Về nội dung .................................................................................................... 7 4.2.2. Về khách thể khảo sát .................................................................................... 7 5. Phương pháp nghiên cứu. .......................................................................................... 7 5.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận ............................................................ 7 5.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn ......................................................... 7 5.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi ........................................................... 7 5.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu......................................................................... 8 5.2.3. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động ........................................... 8 5.2.4. Phương pháp quan sát ................................................................................... 8 5.3. Phương pháp thống kế toán học ......................................................................... 8 6. Đóng góp của đề tài..................................................................................................... 8 iii
  6. 6.1. Về lý luận .............................................................................................................. 8 6.2. Về thực tiễn ........................................................................................................... 9 7. Cấu trúc luận văn ....................................................................................................... 9 Chương 1 ....................................................................................................................... 10 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẢM BẢO AN TOÀN CHO TRẺ Ở TRƯỜNG MẦM NON TƯ THỤC................................................................. 10 1.1. Một số khái niệm cơ bản của đề tài ...................................................................... 10 1.1.1. Hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ ở trường mầm non ............................. 10 1.1.1.1. Hoạt động .................................................................................................. 10 1.1.1.2. Hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ ......................................................... 10 1.1.1.3. Hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ ở trường mầm non ......................... 11 1.1.2. Quản lý; quản lý giáo dục; quản lý nhà trường ........................................... 11 1.1.2.1. Khái niệm quản lý ..................................................................................... 11 1.1.2.2. Khái niệm quản lý giáo dục ...................................................................... 12 1.1.2.3. Khái niệm quản lý nhà trường ................................................................. 12 1.1.3. Trường mầm non; trường mầm non tư thục ............................................... 13 1.1.4. Quản lý hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ ở trường mầm non tư thục .. 14 1.2. Lý luận hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ ở trường mầm non tư thục ......... 16 1.2.1. Tầm quan trọng của hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ ở các trường mầm non tư thục ....................................................................................................... 16 1.2.2. Mục tiêu hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ ở trường mầm non tư thục 17 1.2.3. Nội dung hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ ở trường mầm non tư thục 17 1.2.3.1. Đảm bảo an toàn trong các hoạt động nuôi dưỡng và chăm sóc sức khoẻ cho trẻ......................................................................................................................... 17 1.2.3.2. Đảm bảo an toàn trong các hoạt động GD cho trẻ ...................................... 21 1.2.4. Phương thức thực hiện hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ ở trường mầm non .............................................................................................................................. 22 iv
  7. 1.2.4.1. Nhóm phương thức đảm bảo an toàn thân thể cho trẻ ........................... 22 1.2.4.2. Nhóm phương thức đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm....................... 23 1.2.4.3. Nhóm phương thức đảm bảo an toàn tinh thần ...................................... 24 1.2.4.4. Nhóm phương thức đảm bảo an toàn sức khoẻ ...................................... 25 1.2.5. Điều kiện hỗ trợ hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ ở trường mầm non . 26 1.3. Lý luận về quản lý hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ ở trường mầm non tư thục ................................................................................................................................. 27 1.3.1. Tầm quan trọng và vai trò của quản lý hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ ở trường mầm non tư thục ....................................................................................... 27 1.3.2. Lập kế hoạch hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ ở trường mầm non tư thục ............................................................................................................................. 28 1.3.3. Tổ chức thực hiện hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ ở trường mầm non tư thục ........................................................................................................................ 29 1.3.4. Chỉ đạo thực hiện hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ ở trường mầm non tư thục ........................................................................................................................ 30 1.3.5. Kiểm tra, đánh giá hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ ở trường mầm .... 31 1.3.6. Quản lý các điều kiện hỗ trợ hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ ở trường mầm non tư thục ....................................................................................................... 32 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ ở trường mầm non tư thục .............................................................................................. 33 1.4.1. Các yếu tố khách quan ................................................................................... 33 1.4.1.1. Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và ngành giáo dục đối với vấn đề giáo dục mầm non ...................................................................................... 33 1.4.1.2. Sự hiểu biết, kiến thức về đảm bảo an toàn cho trẻ của phụ huynh ...... 33 1.4.1.3. Sự phối hợp của chính quyền địa phương và cơ sở y tế ......................... 34 1.4.2. Các yếu tố chủ quan........................................................................................ 34 1.4.2.1. Nhận thức và năng lực của cán bộ quản lý trường mầm non tư thục ... 34 v
  8. 1.4.2.2. Nhận thức và năng lực đảm bảo an toàn cho trẻ của giáo viên, nhân viên nhà trường ...................................................................................................... 34 1.4.2.3. Cơ sở vật chất và tài chính phục vụ hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ của trường mầm non tư thục................................................................................. 35 Tiểu kết chương 1 ......................................................................................................... 36 Chương 2 ....................................................................................................................... 37 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẢM BẢO AN TOÀN CHO TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON TƯ THỤC THỊ XÃ BẾN CÁT, TỈNH BÌNH DƯƠNG ........................................................................................................................................ 37 2.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội, giáo dục mầm non của thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương............................................................................................................ 37 2.1.1. Về kinh tế - xã hội ........................................................................................... 37 2.1.2. Về giáo dục mầm non ..................................................................................... 37 2.2. Mô tả khảo sát thực trạng ..................................................................................... 40 2.2.1. Mục đích khảo sát ........................................................................................... 40 2.2.2. Nội dung khảo sát ........................................................................................... 40 2.2.3. Khách thể khảo sát ......................................................................................... 40 2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................................. 41 2.3. Thực trạng hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ ở các trường mầm non tư thục thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương ................................................................................. 41 2.3.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và phụ huynh về tầm quan trọng của hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ ở các trường mầm non tư thục thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương .................................................................... 42 2.3.2. Thực trạng thực hiện mục tiêu hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ ở các trường mầm non tư thục thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương .................................. 43 2.3.3. Thực trạng thực hiện nội dung đảm bảo an toàn cho trẻ ở các trường mầm non tư thục thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương ........................................................ 45 vi
  9. 2.3.3.1. Thực trạng thực hiện nội dung đảm bảo an toàn trong các hoạt động nuôi dưỡng và chăm sóc cho trẻ ở các trường mầm non tư thục thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương .................................................................................................... 45 2.3.3.2. Thực trạng thực hiện nội dung đảm bảo an toàn trong các hoạt động GD cho trẻ ở các trường mầm non tư thục thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương ... 47 2.3.4. Thực trạng thực hiện phương thức đảm bảo an toàn cho trẻ ở các trường mầm non tư thục thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương ............................................... 49 2.3.5. Thực trạng điều kiện hỗ trợ nâng cao hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ ở các trường mầm non tư thục thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương ........................... 52 2.4. Thực trạng quản lý hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ ở các trường mầm non tư thục thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương .................................................................... 53 2.4.1. Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng và vai trò của công tác quản lý hoạt đông đảm bảo an toàn cho trẻ ở các trường mầm non tư thục thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương ............................................................................................... 53 2.4.2. Thực trạng lập kế hoạch hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ ở các trường mầm non tư thục thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương ............................................... 55 2.4.3. Thực trạng tổ chức thực hiện đảm bảo an toàn cho trẻ ở các trường mầm non tư thục thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương ........................................................ 57 2.4.4. Thực trạng chỉ đạo thực hiện hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ ở các trường mầm non tư thục thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương .................................. 58 2.4.5. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ ở các trường mầm non tư thục thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương .................................. 60 2.4.6. Thực trạng quản lý các điều kiện hỗ trợ hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ ở các trường mầm non tư thục thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương .................. 62 2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ ở các trường mầm non tư thục thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương ...................... 63 2.6. Đánh giá chung về thực trạng ............................................................................... 65 2.6.1. Ưu điểm............................................................................................................ 65 2.6.2. Hạn chế ............................................................................................................ 66 vii
  10. Tiểu kết chương 2 ......................................................................................................... 68 Chương 3 ....................................................................................................................... 69 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẢM BẢO AN TOÀN CHO TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON TƯ THỤC THỊ XÃ BẾN CÁT, TỈNH BÌNH DƯƠNG .... 69 3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp............................................................................... 69 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo mục tiêu giáo dục và đảm bảo tính thực tiễn ........... 69 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống. ............................................................... 69 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa.................................................................. 69 3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi .................................................................. 69 3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả ................................................................ 70 3.2. Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ ở các trường mầm non tư thục Thị xã Bến Cát, Tỉnh Bình Dương ................................................ 70 3.2.1. Biện pháp 1: Tăng cường bồi dưỡng nâng cao nhận thức, năng lực đảm bảo an toàn cho trẻ mầm non cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên các trường mầm non tư thục thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương ........................... 70 3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp ............................................................................ 70 3.2.1.2. Nội dung biện pháp ................................................................................... 70 3.2.1.3. Cách thức thực hiện biện pháp ................................................................ 71 3.2.1.4. Điều kiện thực hiện biện pháp ................................................................. 72 3.2.2. Biện pháp 2: Đổi mới xây dựng kế hoạch hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ trong trường mầm non phù hợp với tình hình địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương, nhu cầu của phụ huynh và điều kiện thực tế của nhà trường ....... 73 3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp ............................................................................ 73 3.2.2.2. Nội dung biện pháp ................................................................................... 73 3.2.2.3. Cách thức thực hiện biện pháp ................................................................ 73 3.2.2.4. Điều kiện thực hiện biện pháp ................................................................. 75 viii
  11. 3.2.3. Biện pháp 3: Tổ chức thực hiện tốt kế hoạch đảm bảo an toàn cho trẻ đã lập theo quy trình, phù hợp với chuẩn phát triển của trẻ và tận dụng mọi điều kiện của nhà trường .................................................................................................. 75 3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp ............................................................................ 75 3.2.3.2. Nội dung biện pháp ................................................................................... 76 3.2.3.3. Cách thức thực hiện biện pháp ................................................................ 76 3.2.3.4. Điều kiện thực hiện biện pháp ................................................................. 77 3.2.4. Biện pháp 4: Chỉ đạo xây dựng tốt quy chế hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ gắn với công tác thi đua, khen thưởng và thực hiện tốt các chế độ, chính sách đãi ngộ phù hợp với mức sống trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương ... 77 3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp ............................................................................ 77 3.2.4.2. Nội dung biện pháp ................................................................................... 78 3.2.4.3. Cách thức thực hiện biện pháp ................................................................ 78 3.2.4.4. Điều kiện thực hiện biện pháp ................................................................. 79 3.2.5. Biện pháp 5: Đa dạng hoá hình thức và nghiêm túc thực hiện có hiệu quả việc kiểm tra, đánh giá hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ ở trường mầm non 79 3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp ............................................................................ 79 3.2.5.2. Nội dung biện pháp ................................................................................... 80 3.2.5.3. Cách thức thực hiện biện pháp ................................................................ 80 3.2.5.4. Điều kiện thực hiện biện pháp ................................................................. 81 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp đề xuất ............................................................. 81 3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết, tính khả thi của các biện pháp đề xuất ................ 83 3.4.1. Mô tả khảo nghiệm ......................................................................................... 83 3.4.1.1. Mục đích khảo nghiệm ............................................................................. 83 3.4.1.2. Nội dung khảo nghiệm ............................................................................. 83 3.4.1.3. Phương pháp khảo nghiệm ...................................................................... 84 3.4.2. Kết quả khảo nghiệm ...................................................................................... 84 ix
  12. 3.4.2.1. Tính cấp thiết của các biện pháp quản lý hoạt động đảm bảo an cho trẻ ở các trường mầm non tư thục thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương ...................... 84 3.4.2.2. Tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động đảm bảo an cho trẻ ở các trường mầm non tư thục thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương ......................... 87 Tiểu kết chương 3 ......................................................................................................... 91 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................................... 92 1. Kết luận ...................................................................................................................... 92 1.1. Về lý luận ............................................................................................................ 92 1.2. Về thực tiễn ......................................................................................................... 92 1.3. Về giải pháp ........................................................................................................ 93 2. Khuyến nghị .............................................................................................................. 93 2.1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Dương .......................................... 93 2.2. Đối với Uỷ ban nhân dân thị xã Bến Cát ......................................................... 94 2.3. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã bến Cát ........................................ 94 2.4. Đối với các trường mầm non tư thục thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương ....... 94 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 96 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ ................................................. 100 PHỤ LỤC 1 ................................................................................................................. 101 PHỤ LỤC 2 ................................................................................................................. 110 PHỤ LỤC 3.................................................................................................................. 114 PHỤ LỤC 4.................................................................................................................. 115 KẾT QUẢ XỬ LÝ BẢNG SỐ LIỆU KHẢO SÁT ..................................................... 117 x
  13. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Từ viết đầy đủ 1 BGH Ban giám hiệu 2 CBQL Cán bộ quản lý 3 CSVC Cơ sở vật chất 4 ĐBAT Đảm bảo an toàn 5 ĐLC Độ lệch chuẩn 6 GD Giáo dục 7 GD-ĐT Giáo dục và đào tạo 8 GV Giáo viên 9 HS Học sinh 10 NT Nhà trường 11 PH Phụ huynh 12 TB Trung bình 13 UBND Ủy ban nhân dân xi
  14. DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ Số TT Tên bảng, biểu đồ, hình ảnh Trang Bảng 1.1. Nhu cầu về năng lượng khuyến nghị theo độ tuổi 18 Tỉ lệ các chất cung cấp năng lượng khẩu phần theo độ Bảng 1.2. 18 tuổi Bảng 1.3. Thời gian ngủ theo độ tuổi 20 Bảng 2.1. Mô tả khách thể khảo sát 41 Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động Bảng 2.2. đảm bảo an toàn cho trẻ ở các trường mầm non tư thục 42 Thị xã Bến Cát. Thực trạng thực hiện mục tiêu hoạt động đảm bảo an Bảng 2.3. toàn cho trẻ ở các trường mầm non tư thục Thị xã Bến 43 Cát. Thực trạng thực hiện nội dung đảm bảo an toàn trong Bảng 2.4. các hoạt động nuôi dưỡng và chăm sóc sức khoẻ cho 45 trẻ ở các trường mầm non tư thục thị xã Bến Cát Thực trạng thực hiện nội dung đảm bảo an toàn trong Bảng 2.5. các hoạt động giáo dục cho trẻ ở các trường mầm non 47 tư thục thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương Thực trạng thực hiện phương thức tổ chức đảm bảo an Bảng 2.6. toàn cho trẻ ở các trường mầm non tư thục Thị xã Bến 49 Cát, Bình Dương Thực trạng điều kiện hỗ trợ hoạt động đảm bảo an toàn Bảng 2.7. cho trẻ các trường mầm non tư thục thị xã Bến Cát, 52 tỉnh Bình Dương Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của công tác Bảng 2.8. quản lý hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ ở các 54 trường mầm non tư thục thị xã Bến Cát, Bình Dương xii
  15. Thực trạng lập kế hoạch hoạt động đảm bảo an toàn Bảng 2.9. cho trẻ các trường mầm non tư thục thị xã Bến Cát, 55 tỉnh Bình Dương. Thực trạng tổ chức thực hiện đảm bảo an toàn cho trẻ Bảng 2.10. 57 mầm non tư thục thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương Thực trạng chỉ đạo thực hiện hoạt động đảm bảo an Bảng 2.11. toàn cho trẻ ở các trường mầm non tư thục thị xã Bến 58 Cát, tỉnh Bình Dương Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động đảm bảo an Bảng 2.12. toàn cho trẻ ở các trường mầm non tư thục thị xã Bến 60 Cát, tỉnh Bình Dương Thực trạng quản lý các điều kiện hỗ trợ hoạt động Bảng 2.13. đảm bảo an toàn cho trẻ ở các trường mầm non tư 62 thục thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương Thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quản Bảng 2.14. lý hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ ở các trường 64 mầm non tư thục thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương Tính cấp thiết của các biện pháp quản lý hoạt động Bảng 3.1. đảm bảo an toàn cho trẻ ở các trường mầm non tư thục 85 thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương Tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động đảm Bảng 3.2. bảo an toàn cho trẻ ở các trường mầm non tư thục thị 88 xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương Chức năng quản lý của Hiệu trưởng trong quản lý hoạt Hình 1.1. 15 động đảm bảo an toàn cho trẻ ở trường mầm non Biểu đồ thể hiện nhận thức về tầm quan trọng của công Biểu đồ tác quản lý hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ ở các 54 2.1. trường mầm non tư thục thị xã Bến Cát, Bình Dương xiii
  16. Biểu đồ Tổng hợp đánh giá tính cấp thiết và khả thi của các 90 3.1. biện pháp đề xuất xiv
  17. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe, đảm bảo an toàn cho trẻ ở trường mầm non là một trong những hoạt động quan trọng trong cơ sở giáo dục mầm non hiện nay và cũng là vấn đề được toàn xã hội, các ban nghành quan tâm sâu sắc. Nội dung này đã được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật như: luật giáo dục, điều lệ trường mầm non, chương trình giáo dục mầm non để thực hiện tốt nhiệm vụ này cần có sự chỉ đạo của các cấp quản lý giáo dục, sự phối hợp và tham gia của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong các cơ sở giáo dục mầm non cũng như gia đình và cộng đồng. Khi quản lý tốt hoạt động này trẻ em sẽ được hỗ trợ phát triển toàn diện về các mặt thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm – kỹ năng xã hội và thẩm mỹ. Đặc điểm phát triển của trẻ em lứa tuổi mầm non có tính đặc thù vì đây là giai đoạn trẻ phát triển nhanh, mạnh mẽ về thể lực và trí lực. Trẻ ở lứa tuổi này rất hiếu động, thích khám phá thế giới xung quanh và mong muốn tự khẳng định bản thân, do còn thiếu kinh nghiệm sống, thiếu hiểu biết, trẻ chưa có khả năng nhận thức được các nguy cơ mất an toàn cho bản thân trẻ và các trẻ cùng học, cùng chơi; nguy cơ trẻ đối mặt với nguy hiểm, mất an toàn là rất lớn. Trẻ chưa có đủ khả năng lường trước những điều không hay đến với bản thân mình, nên thường dễ đối mặt hoặc tự mình tiếp cận với những tình huống nguy hiểm khó lường, hậu quả có thể dẫn tới các sang chấn về tâm lý ảnh hưởng đến thể chất và tinh thần của trẻ đến suốt cuộc đời. Do đó, hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ và việc quản lý hoạt động này ở trường mầm non là rất quan trọng và rất cần thiết, là điều kiện để hoạt động GD và chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở trường mầm non diễn ra có hiệu quả. Vấn đề ban hành quy định xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích trong cơ sở GD mầm non, Thông tư 45/2021/TT-BGDĐT ngày 31/12/2021 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT chỉ ra rằng “Trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non là nơi trẻ em được bảo đảm an toàn về thể chất và tinh thần. Môi trường giáo dục an toàn là môi trường nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong đó trẻ em được bảo vệ, được đối xử công bằng, nhân ái, không bị bạo hành, xâm hại; môi trường giảm thiểu tối đa hoặc loại bỏ hoàn toàn các yếu tố nguy cơ gây tai nạn thương tích và ảnh hưởng tiêu cực đến 132
  18. tâm lý, sức khỏe tâm thần; trẻ em được dễ dàng tiếp cận với môi trường xung quanh, được tạo điều kiện tốt nhất để phát triển toàn diện phù hợp với độ tuổi, giới tính và khả năng của bản thân. (Bộ GDĐT, 2021) Chỉ thị số 505/CT- BGDĐT ngày 20/02/2017 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT về việc tăng cường các giải pháp đảm bảo an toàn trong các cơ sở GD đã chỉ đạo các cơ sở GD thực hiện đầy đủ các nội dung, quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích. Tăng cường tuyên truyền, GD, phòng chống, giảm thiểu nguy cơ và khắc phục hậu quả tai nạn, thương tích trong trường học. Quán triệt và thực hiện nghiêm túc các quy định về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn cứu hộ; đảm bảo môi trường trường học an toàn. Thực hiện nghiêm túc các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm tại các cơ sở GD, đặc biệt là các trường học có tổ chức bữa ăn bán trú cho HS. (Bộ GD-ĐT, 2017) Tuy nhiên, thời gian gần đây, đã liên tiếp xảy ra các vụ tai nạn thương tích; các vụ bạo hành, xâm phạm thân thể, sức khỏe, tinh thần trẻ em, HS trong các cơ sở GD mầm non, cơ sở GD phổ thông, có trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng, một số cơ sở GD vi phạm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn lao động, phòng chống cháy nổ. Các vụ việc trên đã ảnh hưởng không tốt đến an toàn tính mạng của HS, uy tín và danh dự của đội ngũ nhà giáo, làm mất an ninh trật tự trường học và gây bức xúc trong xã hội. Bến Cát là một thị xã của tỉnh Bình Dương, nơi có nhiều cơ sở, hệ thống các trường mầm non tư thục đa dạng, phong phú. Mặc dù được các cấp chính quyền, cơ quan chức năng quan tâm, song vì nhiều lý do khác nhau, hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ và việc quản lý hoạt động này ở trường mầm non vẫn còn tồn tại những bất cập, hạn chế nhất là trường MN tư thục như mất an toàn trong hoạt động GD và chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ, CSVC còn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cho trẻ, việc quản lý ở một số trường mầm non còn lỏng lẻo, thụ động, ... gây bất an cho PH, ảnh hưởng tới chất lượng GD, chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ và uy tín của cơ sở GD mầm non trên địa bàn. Với những lý do trên, đề tài “Quản lý hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ ở các trường mầm non tư thục thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương” được lựa chọn nghiên cứu, nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác đảm bảo 2
  19. an toàn và GD trẻ ở các trường mầm non tư thục tại thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương. 2. Mục tiêu nghiên cứu Làm rõ cơ sở lý luận về quản lý hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ ở các trường mầm non và khảo sát, đánh giá thực trạng về quản lý hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ ở các trường mầm non tư thục thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương, luận văn đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ ở các trường mầm non tư thục thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương. 3. Tổng quan nghiên cứu của đề tài 3.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài Vấn để đảm bảo an toàn cho trẻ đã được nghiên cứu từ rất sớm và khá đa dạng. Trước hết là những quan điểm, tư tưởng về đảm bảo an toàn cho trẻ được trình bày trong các công trình nghiên cứu về Tâm lý học, GD học lứa tuổi mầm non. Tác giả A. B. Zaporojets với Tâm lý học (dùng trong các trường sư phạm mẫu giáo) và Những cơ sở của GD trước tuổi học tập trung nghiên cứu chuyên biệt về tâm lý trẻ nhỏ từ lúc mới sinh đến 6 tuổi, đặc biệt quan tâm đến việc đảm bảo an toàn cho trẻ trong những năm tháng đầu đời (A. B. Zaporojets, 1970). Tác giả Erik Erikson với Xã hội và vị thành niên nghiên cứu về sự phát triển của trẻ em, cách đối xử và GD trẻ, trong đó có đề cập đến đối tượng trẻ mẫu giáo. Nghiên cứu này nhấn mạnh đến sự yếu ớt trong nhận thức và thể chất và đòi hỏi cần có những giải pháp thiết thực để bảo vệ trẻ an toàn tuyệt đối, tránh khỏi sự nguy hiểm từ các yếu tố trong và ngoài môi trường GD (gia đình, NT, xã hội) (Erik Erikson, 1972). Tác giả V. X. Mukhina với công trình Lớn lên thành người thuộc lĩnh vực tâm lý học mẫu giáo nghiên cứu về đặc trưng tâm lý của trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo và những định hướng phát triển tâm lý cho trẻ trong giai đoạn này, trong đó, hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ đóng vai trò rất quan trọng (VX. Mukhina, 1984). Winhom Preyer với tác phẩm Trí óc của trẻ em đã miêu tả chi tiết về sự phát triển của trẻ em trên phương diện vận động, hình thành ngôn ngữ và trí nhớ 3
  20. cụ thể thông qua cậu bé Alex, khẳng định vai trò của hoạt động đảm bảo an toàn với sự phát triển trí tuệ của trẻ (Nguyễn Ánh Tuyết (chủ biên), 2008). Nghiên cứu về tác động của trình độ đào tạo của GV với chất lượng chăm sóc, GD, đảm bảo an toàn cho trẻ của 2 tác giả Ramela Kelley và Gregory Camilly đã cho thấy rằng, những GV có trình độ cao hơn (trình độ cử nhân) thì có tác động tích cực hơn đến chất lượng chăm sóc, GD, đảm bảo an toàn cho trẻ. Nghiên cứu này chỉ ra ảnh hưởng và kết quả chăm sóc, GD, đảm bảo an toàn cho trẻ của những GV có trình độ cử nhân thì khác đáng kể so với GV có trình độ thấp hơn (Ramela kelley và Gregory Camilli, 2007). Những công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ ở nhiều khía cạnh khác nhau, trong đó có đề cập đến các yêu cầu về chất lượng trong dịch vụ nuôi dạy trẻ, các biện pháp nâng cao chất lượng đảm bảo an toàn trong nuôi dạy trẻ trong trường mầm non. 3.2. Những nghiên cứu trong nước Ở Việt Nam, ngành học GD mầm non đang ngày càng khẳng định tầm quan trọng và vị trí trong hệ thống GD quốc dân, được sự quan tâm của Đảng nhà nước. Đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, cấp Bộ, cấp cơ sở và một số luận văn thạc sỹ, các bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành về GD mầm non và đặc biệt là về đề tài đảm bảo an toàn cho trẻ như: - Các công trình nghiên cứu về tâm lý trẻ em như Chỉ số phát triển sinh lý - Tâm lý từ 0 đến 3 tuổi của Vũ Thị Chín (Vũ Thị Chín và cộng sự, 1989), Phát triển tâm lý trong năm đầu (trình bày và dịch) (Nguyễn Khắc Viện, 1989). Những điều cần biết về sự phát triển của trẻ thơ (Nguyễn Ánh Tuyết, Nguyễn Hoàng Yến, 1992), Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non (Nguyễn Ánh Tuyết (chủ biên), 2008) và nhiều tác giả khác. Các công trình này đã kế thừa các nghiên cứu về tâm lý học trẻ em của các nhà nghiên cứu phương Tây và ghi nhận những tác động của hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ đến sự phát triển tâm lý của trẻ. - Các công trình nghiên cứu về GD mầm non như Giáo dục trẻ mẫu giáo trong nhóm bạn bè (Nguyễn Ánh Tuyết, 1987) , Tuổi mầm non - Tâm lý giáo dục (Nguyễn Khắc Viện, Nguyễn Thị Nhất, 1997), các tác phẩm Bài học là gì? (Hồ Ngọc Đại, Bài học là gì?, 1985) và Kính gửi các bậc cha mẹ (Hồ Ngọc Đại, Kính gửi các bậc cha mẹ, 1992), các giáo trình GD học mầm non (Nguyễn Thị Thường 4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2