intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong công tác giáo dục dinh dưỡng ở các trường mầm non công lập thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:149

18
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong công tác giáo dục dinh dưỡng ở các trường mầm non công lập thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương" được hoàn thành với mục tiêu nhằm hệ thống hóa cơ sở lí luận; khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong công tác giáo dục dinh dưỡng ở các trường mầm non công lập thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương; đề tài đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong công tác giáo dục dinh dưỡng ở các trường mầm non công lập thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong công tác giáo dục dinh dưỡng ở các trường mầm non công lập thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương

  1. i UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT DƯƠNG THỊ LAN HƯƠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ GIA ĐÌNH TRONG CÔNG TÁC GIÁO DỤC DINH DƯỠNG Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON CÔNG LẬP THÀNH PHỐ DĨ AN, TỈNH BÌNH DƯƠNG CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC MÃ SỐ: 8 14 01 14 Đ CƯƠNG LUẬN V N THẠC SĨ BÌNH DƯƠNG – 2022
  2. ii ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT DƯƠNG THỊ LAN HƯƠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ GIA ĐÌNH TRONG CÔNG TÁC GIÁO DỤC DINH DƯỠNG Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON CÔNG LẬP THÀNH PHỐ DĨ AN, TỈNH BÌNH DƯƠNG CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC MÃ SỐ: 8 14 01 14 LUẬN V N THẠC SĨ NGƯỜI HƯ NG D N HOA HỌC TS. VŨ ĐÌNH BẢY BÌNH DƯƠNG – 2022
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, trích dẫn đầy đủ và chưa từng công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Dương Thị Lan Hương
  4. ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Quý Cán bộ lãnh đạo, Ban Giám Hiệu trường Đại học Thủ Dầu Một, Viện Đào tạo sau đại học, Khoa Sư phạm, quý Giáo sư, Tiến sĩ, quý giảng viên đã trực tiếp giảng dạy tôi trong suốt quá trình đào tạo và hoàn thành khóa học. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Vũ Đình Bảy, tuy công việc bận rộn nhưng đã hết sức tận tình, chu đáo, động viên khích lệ, trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn phòng Giáo dục và Đào tạo Dĩ An; Ban Giám Hiệu các trường mầm non công lập thuộc thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi học tập và nghiên cứu. Xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, các chị em đồng nghiệp đã luôn động viên và đồng hành với tác giả trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn. Bản thân đã có nhiều cố gắng trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn, xong không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong quý Thầy/Cô chỉ dẫn để luận văn được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Tác giả Dương Thị Lan Hương
  5. iii TÓM TẮT Giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mầm non là việc hết sức quan trọng, đây được xem là một trong những yếu tố chính quyết định đến sự phát triển toàn diện của trẻ trong độ tuổi mầm non cả về thể chất lẫn trí tuệ. Ngoài việc dạy dỗ chăm sóc thì vấn đề dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn của trẻ luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu tại các trường mầm non. Bởi đây chính là nguồn dưỡng chất giúp trẻ phát triển một cách khỏe mạnh và toàn diện. Để giáo dục dinh dưỡng cho trẻ có hiệu quả cần có sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình. Đề tài nghiên cứu về quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong công tác giáo dục dinh dưỡng cho trẻ MN. Đây là hoạt động hết sức quan trọng trong công tác quản lý trường MN. Người CBQL, GV trường mầm non cần có kế hoạch phối hợp giữa nhà trường và gia đình cụ thể, rõ ràng để tổ chức có hiệu quả các hoạt động trong nhà trường, trong đó giáo dục dinh dưỡng cho trẻ ở trường MN là rất quan trọng và cần thiết. Luận văn trình bày một số nghiên cứu trong và ngoài nước. Từ đó khái quát các khái niệm liên quan của đề tài; Một số vấn đề lí luận về phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong giáo dục dinh dưỡng và quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong giáo dục dinh dưỡng; quản lý giáo dục dinh dưỡng ở trường MN qua các chức năng quản lý: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong giao dục dinh dưỡng cho trẻ ở trường MN. Tác giả cũng trình bày các yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến quản lý phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong công tác GD dinh dưỡng ở trường MN. Từ cơ sở lý luận là nền tảng lý luận để tác giả định hướng nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình về giáo dục dinh dưỡng ở các trường MN thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương và đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình về giáo dục dinh dưỡng ở trường MN tại địa phương. Kết quả nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong giáo dục DD cho trẻ trong trường MN công lập thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương cho thấy, công tác QL hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong giáo dục DD cho trẻ trong trường MN công lập tại thành phố Dĩ An đã được thực hiện ở mức “thường xuyên”, kết quả thực hiện đạt mức độ “Khá, Tốt”. Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát, công tác QL hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong giáo dục DD cho
  6. iv trẻ trong trường MN công lập thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương vẫn còn nhiều mặt hạn chế. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, tác giả đề xuất 06 biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong giáo dục dinh dưỡng ở các trường MN công lập trên địa bàn thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương, đó là: Biện pháp 1: Tiếp tục bồi dưỡng nâng cao nhận thức của CBQL, GV và PHHS về hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong GD dinh dưỡng ở các trường mầm non. Biện pháp 2: Đổi mới xây dựng kế họach hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong GD dinh dưỡng ở các trường mầm non. Biện pháp 3: Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về GD dinh dưỡng cho đội ngũ CBQL, GV ở các trường mầm non. Biện pháp 4: Cải tiến nội dung, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong giáo dục dinh dưỡng ở các trường mầm non. Biện pháp 5: Đẩy mạnh kiểm tra, đánh giá trong quá trình thực hiện hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong giáo dục dinh dưỡng ở các trường mầm non. Biện pháp 6: Tăng cường điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị công nghệ thông tin cho hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong giáo dục dinh dưỡng ở các trường mầm non. Kết quả khảo nghiệm cho thấy các biện pháp được đề xuất có tính cần thiết và tính khả thi cao. Các biện pháp đề xuất có mối quan hệ biện chứng, hỗ trợ cho nhau. Để có thể làm tốt công tác quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong GDDD ở các trường MN, những nhà giáo dục cũng như những nhà quản lý giáo dục cần có sự tham khảo kết quả nghiên cứu của nghiên cứu để có thể lựa chọn, cân nhắc và ưu tiên cho những biện pháp mang tính cấp thiết và tính khả thi cao. Sự thành công khi sử dụng các biện pháp ở mức độ nào là tùy thuộc vào năng lực thực tiễn, kinh nghiệm và nghệ thuật tổ chức của nhà quản lý giáo dục trong quá trình thực hiện quá trình giáo dục.
  7. v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................... ii TÓM TẮT ......................................................................................................................... iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................................ xi DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................................. xii DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ .................................................................................... xiii MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài............................................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................................... 4 3.1. Các công trình nghiên cứu trên thế giới ...................................................................... 4 3.2. Các công trình nghiên cứu trong nước........................................................................ 6 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 9 4.1 Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................... 9 4.1.1. Khách thể nghiên cứu...................................................................................... 9 4.1.2. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................... 9 4.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................... 9 4.2.1. Về nội dung ..................................................................................................... 9 4.2.2. Về địa bàn ....................................................................................................... 9 4.2.3. Về thời gian ..................................................................................................... 9 5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 10 5.1. Phương pháp luận ............................................................................................. 10 5.1.1. Quan điểm tiếp cận hệ thống - cấu trúc ........................................................ 10 5.1.2. Quan điểm tiếp cận lịch sử - logic ................................................................ 10 5.1.3. Quan điểm tiếp cận thực tiễn ........................................................................ 10 5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể ....................................................................... 10 5.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận ........................................................ 10 5.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn ..................................................... 10 5.2.3. Nhóm phương pháp xử lý dữ liệu ................................................................. 12 6. Đóng góp của đề tài ..................................................................................................... 12 6.1.Về mặt lý luận ................................................................................................... 12
  8. vi 6.2. Về mặt thực tiễn ............................................................................................... 12 7. Cấu trúc luận văn ................................................................................................ 12 Chương 1 ........................................................................................................................ 13 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ GIA ĐÌNH TRONG CÔNG TÁC GIÁO DỤC DINH DƯỠNG Ở TRƯỜNG MẦM NON ........................................................................................................................ 13 1.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đề tài ........................................................ 13 1.1.1. Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý trường mầm non .................................... 13 1.1.2. Phối hợp; phối hợp giữa nhà trường và gia đình........................................... 16 1.1.3. Dinh dưỡng, giáo dục dinh dưỡng ................................................................ 17 1.1.4. Quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong công tác GD dinh dưỡng cho trẻ ở trường MN ..................................................................................... 18 1.2. Lý luận về hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong công tác giáo dục dinh dưỡng ở trường MN .......................................................................................... 19 1.2.1. Ý nghĩa của hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong công tác giáo dục dinh dưỡng cho trẻ ở trường mầm non. ............................................................ 19 1.2.2. Mục tiêu của phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong công tác giáo dục dinh dưỡng ở trường MN ................................................................................................. 20 1.2.3. Nội dung hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong công tác giáo dục dinh dưỡng ở trường MN .......................................................................................... 21 1.2.4. Phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong công tác giáo dục dinh dưỡng ở trường MN .................................................. 22 1.3. Lý luận về quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong công tác GD dinh dưỡng ở trường MN .................................................................................... 24 1.3.1. Xây dựng kế hoạch phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong công tác GD dinh dưỡng ở trường MN ................................................................................................. 24 1.3.2. Tổ chức thực hiện hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong công tác GD dinh dưỡng ở trường MN .................................................................................... 26 1.3.3. Chỉ đạo thực hiện hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong công tác GD dinh dưỡng ở trường MN .................................................................................... 26 1.3.4. Kiểm tra, đánh giá thực hiện hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong công tác GD dinh dưỡng ở trường MN .................................................................. 28
  9. vii 1.3.5 Quản lý các điều kiện hỗ trợ hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong công tác GD dinh dưỡng ở trường MN .................................................................. 29 1.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong công tác GD dinh dưỡng ở trường MN .................................................... 30 1.4.1. Những yếu tố khách quan ............................................................................. 30 1.4.2. Các yếu tố chủ quan ............................................................................................... 31 Tiểu kết chương 1 ............................................................................................................ 33 Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ GIA ĐÌNH TRONG CÔNG TÁC GIÁO DỤC DINH DƯỠNG Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON CÔNG LẬP THÀNH PHỐ DĨ AN, TỈNH BÌNH DƯƠNG .................................. 34 2.1. Khái quát về kinh tế - xã hội, giáo dục mầm non của thành phố Dĩ An tỉnh Bình Dương 34 2.1.1. Khái quát về kinh tế - xã hội của TP. Dĩ An, tỉnh Bình Dương .................... 34 2.1.2. Khái quát về giáo dục mầm non của TP. Dĩ An, tỉnh Bình Dương .............. 35 2.2. Khái quát tổ chức khảo sát thực trạng ...................................................................... 35 2.2.1. Mục đích khảo sát ......................................................................................... 35 2.2.2. Nội dung khảo sát.......................................................................................... 35 2.2.3. Mẫu khảo sát ................................................................................................. 36 2.2.4. Phương pháp nghiên cứu thực trạng ............................................................. 38 2.2.5. Xử lý kết quả khảo sát ................................................................................... 40 2.3. Thực trạng phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong công tác GD dinh dưỡng ở trường MN công lập TP. Dĩ An, tỉnh Bình Dương ........................................... 41 2.3.1. Thực trạng nhận thức của CBQL, GV về tầm quan trọng hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong công tác GD dinh dưỡng ở trường MN công lập TP. Dĩ An, tỉnh Bình Dương ....................................................................................................... 41 2.3.2. Thực trạng về nội dung hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong GD dinh dưỡng ở trường MN công lập TP. Dĩ An, tỉnh Bình Dương ............................ 42 2.3.3. Thực trạng về sử dụng phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong GD dinh dưỡng ở trường MN công lập TP. Dĩ An, tỉnh Bình Dương ...................................................................................................................... 45
  10. viii 2.4. Thực trạng quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong GD dinh dưỡng ở các trường MN công lập TP. Dĩ An, tỉnh Bình Dương ............................. 48 2.4.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong GD dinh dưỡng ở các trường MN công lập TP. Dĩ An, tỉnh Bình Dương .... 48 2.4.2. Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong GD dinh dưỡng ở các trường MN công lập TP. Dĩ An, tỉnh Bình Dương50 2.4.3. Thực trạng chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong GD dinh dưỡng ở các trường MN công lập TP. Dĩ An, tỉnh Bình Dương52 2.4.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong GD dinh dưỡng ở các trường MN công lập TP. Dĩ An, tỉnh Bình Dương ...................................................................................................................... 54 2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong GD dinh dưỡng ở các trường MN công lập TP. Dĩ An, tỉnh Bình Dương 56 2.6. Đánh giá chung thực trạng quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong GD dinh dưỡng ở các trường MN công lập TP. Dĩ An, tỉnh Bình Dương .... 58 2.6.1. Những mặt mạnh ........................................................................................... 59 2.6.2. Những mặt hạn chế ....................................................................................... 60 2.6.3. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên ........................................................... 61 Chương 3 ........................................................................................................................ 64 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ GIA ĐÌNH TRONG CÔNG TÁC GIÁO DỤC DINH DƯỠNG Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON CÔNG LẬP THÀNH PHỐ DĨ AN, TỈNH BÌNH DƯƠNG .................................. 64 3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp .......................................................................... 64 3.1.1. Đảm bảo tính pháp lý .................................................................................... 64 3.1.2. Đảm bảo tính mục tiêu .................................................................................. 64 3.1.3. Đảm bảo tính đồng bộ ................................................................................... 64 3.1.4. Đảm bảo tính thực tiễn .................................................................................. 65 3.1.5. Đảm bảo tính khả thi ..................................................................................... 65 3.1.6. Đảm bảo tính kế thừa và phát triển ............................................................... 65 3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong GD dinh dưỡng ở các trường MN công lập TP. Dĩ An, tỉnh Bình Dương ...................... 66
  11. ix 3.2.1. Biện pháp 1: Tiếp tục bồi dưỡng nâng cao nhận thức của CBQL, GV và PHHS về hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong GD dinh dưỡng ở các trường mầm non ............................................................................................................... 66 3.2.2. Biện pháp 2: Đổi mới xây dựng kế họach hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong GD dinh dưỡng ở các trường mầm non ............................................... 68 3.2.3. Biện pháp 3: Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về GD dinh dưỡng cho đội ngũ CBQL, GV ở các trường mầm non. ............................................................. 71 3.2.4. Biện pháp 4: Cải tiến nội dung, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong giáo dục dinh dưỡng ở các trường mầm non.................................................................................................................................... 74 3.2.5. Biện pháp 5: Đẩy mạnh kiểm tra, đánh giá trong quá trình thực hiện hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong giáo dục dinh dưỡng ở các trường mầm non.................................................................................................................................... 76 3.2.6. Biện pháp 6: Tăng cường điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị công nghệ thông tin cho hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong giáo dục dinh dưỡng ở các trường mầm non. .............................................................................................................. 78 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ...................................................................... 79 3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp ................................. 80 3.4.1. Mục tiêu khảo nghiệm................................................................................... 80 3.4.2. Công cụ khảo nghiệm.................................................................................... 80 3.4.3. Mẫu khảo nghiệm .......................................................................................... 81 3.4.4. Quy ước thang đo .......................................................................................... 81 3.4.5. Kết quả khảo nghiệm ............................................................................................. 82 Tiểu kết chương 3 ............................................................................................................ 86 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .................................................................................. 87 1. Kết luận ........................................................................................................................ 87 2. Khuyến nghị ................................................................................................................. 88 2.1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Dương .......................................... 88 2.2. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Dĩ An .................................... 88 2.3. Đối với các trường MN công lập thành phố Dĩ An ......................................... 89 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 91 PHỤ LỤC 94
  12. x PHỤ LỤC 1...................................................................................................................... 94 PHIẾU KHẢO SÁT ......................................................................................................... 94 PHỤ LỤC 2.................................................................................................................... 101 PHIẾU PHỎNG VẤN ................................................................................................... 101 PHỤ LỤC 3.................................................................................................................... 114 PHIẾU KHẢO NGHIỆM .............................................................................................. 114 PHỤ LỤC 4.................................................................................................................... 116 KẾT QUẢ XỬ LÝ PHIẾU KHẢO SÁT ....................................................................... 116
  13. xi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VIẾT TẮT NỘI DUNG CB Cán bộ CBQL Cán bộ quản lý CNH-HĐH Công nghiệp hóa – hiện đại hóa DD Dinh dưỡng GDDD Giáo dục dinh dưỡng ĐTB Điểm trung bình GD Giáo dục GD&ĐT Giáo dục và đào tạo GV Giáo viên HT Hiệu trưởng MN Mầm non NXB Nhà xuất bản NV Nhân viên PHHS Cha mẹ trẻ QLGD Quản lý giáo dục THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông TT Tập thể TTSP Tập thể sư phạm UBND Ủy ban nhân dân ĐTB Điểm trung bình ĐLC Độ lệch chuẩn MG Mẫu giáo TTCM Tổ trưởng chuyên môn
  14. xii DANH MỤC CÁC BẢNG NỘI DUNG Trang Bảng 2.1. Số lượng cán bộ quản lý, giáo viên được khảo sát ở các 36 trường MN thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương Bảng 2.2. Thông tin đối tượng tham gia khảo sát 37 Bảng 2.3. Bảng quy ước thang đo 41 Bảng 2.4. Ý kiến của GV, CBQL về tầm quan trọng hoạt động phối 41 hợp giữa nhà trường và gia đình trong GDDD ở trường mầm non Bảng 2.5. Ý kiến của GV, CBQL về nội dung hoạt động phối hợp 43 giữa nhà trường và gia đình trong GDDD ở trường MN Bảng 2.6. Ý kiến của GV, CBQL về sử dụng phương pháp, hình thức hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong GDDD ở 45 trường MN Bảng 2.7. Ý kiến của GV, CBQL về xây dựng kế hoạch hoạt động 48 phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong GDDD ở trường MN Bảng 2.8. Ý kiến của GV, CBQL về tổ chức thực hiện kế hoạch 50 phối hợp giữa nhà trường và gia đình về GDDD ở trường MN Bảng 2.9. Ý kiến của GV, CBQL về chỉ đạo thực hiện hoạt động 52 phối hợp giữa nhà trường và gia đình về GDDD ở trường MN Bảng 2.10. Ý kiến của GV, CBQL về kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch phối hợp giữa nhà trường và gia đình về GDDD ở trường 55 MN Bảng 2.11. Ý kiến của GV, CBQL về những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình về GDDD 57 ở trường MN Bảng 3.1. Mô tả mẫu khảo nghiệm 81 Bảng 3.2. Quy ước thang đo kết quả khảo nghiệm 82 Bảng 3.3. Tổng hợp ý kiến đánh giá của CBQL và GV về tính cần 82 thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất
  15. xiii DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ NỘI DUNG Trang Biểu đồ 3.1. Tổng hợp ý kiến đánh giá của CBQL và GV về 84 tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất.
  16. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011- 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 đã xác định mục tiêu: “Hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi vào năm 2015; đến năm 2020, có ít nhất 30% trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ và 80% trong độ tuổi mẫu giáo được chăm sóc, giáo dục tại các cơ sở giáo dục mầm non; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng trong các cơ sở giáo dục mầm non giảm xuống dưới 10%”. (Chính phủ, 2012). Giáo dục trẻ luôn được coi là nhiệm vụ cơ bản, là điều kiện tiên quyết để đảm bảo chất lượng đào tạo của nhà trường và đáp ứng yêu cầu mục tiêu đào tạo. Thông tư số 01/VBHN-BGDĐT ngày 13/4/2021 về ban hành Chương trình giáo dục mầm non nêu rõ: “Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kỹ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời” (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2021). Giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mầm non là việc hết sức quan trọng, là một trong những yếu tố chính quyết định đến sự phát triển toàn diện của trẻ trong độ tuổi mầm non cả về thể chất lẫn trí tuệ. Ngoài việc dạy dỗ chăm sóc thì vấn đề dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn của trẻ luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu tại các trường mầm non. Bởi đây chính là nguồn dưỡng chất giúp trẻ phát triển một cách khỏe mạnh và toàn diện. Một đứa trẻ có thể cao lớn thông minh hay không một phần lớn là nhờ chế độ dinh dưỡng hợp lý và chất lượng. Nếu thiếu dinh dưỡng cơ thể bé sẽ chậm phát triển với các biểu hiện như: tụt cân, suy dinh dưỡng, chậm chạp, kém vận động… Ngược lại khi trẻ thừa dinh dưỡng thì nguy cơ mắc các bệnh như: béo phì, tim mạch… là rất cao. Vì vậy, ở trường mầm non cần quan tâm giáo dục dinh dưỡng cho trẻ, giúp trẻ dần trở thành chủ nhân của ngôi nhà sức khỏe của mình, biết tự giác lựa chọn, điều chỉnh hành vi, thói quen ăn uống, vệ sinh phòng bệnh, luyện tập sức khỏe sao cho có lợi nhất cho sức khỏe của bản thân. Trẻ em lớn lên trong gia đình, ở trong nhà trường nên giáo dục dinh dưỡng cho trẻ cần có sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình. Điều 93, Luật Giáo dục 2019 nêu rõ, “Nhà trường phải có trách nhiệm chủ động phối hợp với gia đình để thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục; điều này cho thấy ngành
  17. 2 giáo dục đã xác định rõ và rất coi trọng vấn đề phối hợp với gia đình trong giáo dục; đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng của nhà trường và của giáo viên” (Quốc Hội, 2019). Điều lệ Trường Mầm non ban hành kèm theo Thông tư số 52/2020 ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nêu rõ một trong những nhiệm vụ và quyền hạn của trường mầm non là: “Tham mưu với chính quyền, phối hợp với gia đình hoặc người chăm sóc trẻ em và tổ chức, cá nhân để thực hiện hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em”. (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2020). Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045 đã xác định nhiệm vụ, giải pháp: “Xây dựng cơ chế phối hợp, liên kết giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ em, học sinh; thông tin cho phụ huynh về tình trạng dinh dưỡng của trẻ em, học sinh trong trường học” (Thủ tướng Chính phủ, 2022). Chương trình giáo dục mầm non mới ra đời với mục đích giúp cán bộ quản lý và giáo viên có định hướng thực hiện các nội dung về chăm sóc, giáo dục dinh dưỡng cho trẻ đồng thời có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến nội dung, chương trình giáo dục mầm non mới tới phụ huynh. Việc nắm bắt được chương trình giáo dục mầm non mới không những là điều kiện để gia đình phối hợp, tham gia mà còn có thể giám sát nhà trường trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con em mình. Thành phố (TP) Dĩ An là địa phương tiên phong phát triển công nghiệp của tỉnh Bình Dương. Song song với phát triển kinh tế thì tỷ lệ tăng dân số cơ học rất nhanh (phần lớn là người nhập cư). Điều này gây áp lực rất lớn cho giáo dục, đặc biệt là giáo dục mầm non. Phần lớn ba mẹ trẻ là công nhân và từ nhiều địa phương đến sinh sống làm việc nên những khác biệt vùng miền và điều kiện, thói quen trong sinh hoạt, trong giáo dục ảnh hưởng rất lớn đến công tác phối hợp của các trường mầm non. Không thể phủ nhận rằng hiện nay, công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục dinh dưỡng cho trẻ đã đạt được những kết quả nhất định, do có sự đóng góp của nhiều nguồn lực trong cộng đồng xã hội, gia đình vào cuộc cùng sự nghiệp giáo dục đào tạo nhiều hơn. Ở lứa tuổi mầm non, bỡ ngỡ vì phải tiếp cận với môi trường mới trẻ còn phải tiếp nhận đồng thời sự giáo dục của nhà trường, của gia đình và xã hội cho nên phải phối hợp giáo dục để nâng cao tinh thần trách nhiệm của gia đình và xã hội, tạo điều kiện để các em được giáo dục ở mọi nơi, mọi lúc. Ở lứa tuổi mầm non, trẻ tiếp nhận trực tiếp sự chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục từ gia đình và nhà trường là chủ yếu nên sự phối hợp
  18. 3 giữa gia đình và nhà trường là vô cùng quan trọng. Trên thực tế công tác quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình còn nhiều bất cập như: nhận thức về công tác phối hợp, nhận thức về quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình còn rất hạn chế ở số ít giáo viên và phần lớn cha mẹ trẻ; các nội dung phối hợp tuy đầy đủ nhưng chưa được thực hiện thường xuyên và đồng bộ; các hình thức, biện pháp phối hợp giữa nhà trường và gia đình chưa được phong phú; còn nhiều hạn chế trong công tác xây dựng kế hoạch; tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch; kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch. Trong những năm gần đây, chương trình bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên mầm non cả nước nói chung và thành phố Dĩ An nói riêng đều chú trọng đưa vào nội dung “Phối hợp với gia đình để giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mầm non” nhằm bồi dưỡng kịp thời những kiến thức, kỹ năng phù hợp cho các cơ sở giáo dục mầm non tạo ra sự liên kết giữa trường lớp mầm non với cha mẹ trẻ nhằm chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức và hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình giáo dục dinh dưỡng cho trẻ. Tại thành phố Dĩ An, mối quan tâm của ba mẹ đối với thời thơ ấu của con cái ngày càng tăng nên đây vừa là nhiệm vụ, vừa là nhu cầu thực tiễn xuất phát từ phía cha mẹ trẻ trong những năm gần đây. Tuy nhiên đứng từ góc độ nhà trường lẫn cha mẹ trẻ, vấn đề này vẫn còn là một mảng mới mẻ và được thực hiện khá cứng nhắc, rập khuôn. Có rất nhiều lý do khách quan lẫn chủ quan cần được làm rõ để mối quan hệ này trở thành một mối quan hệ bền vững và phát triển. Bên cạnh quản lý giáo dục, chăm sóc trẻ với một chế độ dinh dưỡng phù hợp cũng là một phần quan trọng trong công tác quản lý chăm sóc giáo dục dinh dưỡng cho trẻ ở trường mầm non. Sức khoẻ có tốt thì mới có đủ điều kiện để thực hiện các hoạt động nhận thức. Thực tế cho thấy tại thành phố Dĩ An, báo cáo tổng kết của ngành giáo dục mầm non năm 2018-2020 cho thấy số lượng trẻ béo phì lẫn trẻ biếng ăn ở độ tuổi mầm non đều có xu hướng tăng mỗi năm. Trong công tác quản lý, điều này không thể quy trách nhiệm về hẳn trường mầm non hay gia đình mà cần có sự xem xét khách quan từ cả hai bên. Để nâng cao chất lượng, hiệu quả trong quản lý trường mầm non đòi hỏi cần phải có được sự phối hợp, thống nhất và đồng thuận giữa nhà trường và gia đình trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ tại trường mầm non.
  19. 4 Xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong công tác giáo dục dinh dưỡng ở các trường mầm non công lập thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương”. 2. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở hệ thống hóa cơ sở lí luận; khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong công tác giáo dục dinh dưỡng ở các trường mầm non công lập thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương; đề tài đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong công tác giáo dục dinh dưỡng ở các trường mầm non công lập thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương. 3. Tổng quan nghiên cứu của đề tài 3.1. Các công trình nghiên cứu trên thế giới Một trong những hoạt động quan trọng và không thể thiếu trong quá trình giáo dục học sinh đó là sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong giáo dục học sinh. Để thực hiện tốt hoạt động này, nhà trường có vai trò chủ đạo trong việc tổ chức thực hiện phối hợp với gia đình. Nhiều nhà giáo dục trên thế giới đã quan tâm nghiên cứu mối quan hệ giữa nhà trường và gia đình trong việc giáo dục học sinh. Trách nhiệm của nhà trường trong việc tổ chức, phối hợp các lực lượng giáo dục để giáo dục HS là vấn đề từ lâu đã được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước coi trọng. Nhiều nhà giáo dục lỗi lạc của Liên Xô đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong việc thực hiện mục đích giáo dục những người công dân chân chính trong tương lai đối với nhà nước xã hội chủ nghĩa. Petxtalogi (1746 – 1827) đánh giá rất cao giáo dục gia đình và vai trò của người mẹ. Theo ông, mục tiêu cao nhất của giáo dục đạo đức là giáo dục lòng nhân ái, lòng yêu thương con người. Tình cảm đó bắt đầu từ gia đình, trước hết là tình yêu thương đối với cha mẹ, anh em và đó là cơ sở cho lòng yêu thương nhân loại. Theo nhà giáo dục Xô Viết A.S. Makarenkô thì “Cha mẹ, gia đình phải có trách nhiệm cùng với nhà trường và xã hội và ngược lại, nhà trường và xã hội phải kết hợp, giúp đỡ gia đình thống nhất trong sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ”. (Hà Nhật Thăng , Đào Thanh Âm, 1998) Ở Nhật bản, việc nghiên cứu các hoạt động ngoại khóa (extracurricular activities) cũng được tổ chức phối hợp giữa nhà trường và các lực lượng xã hội rất phong phú, hình thành nên các câu lạc bộ khoa học, nghệ thuật cho HS (Ẻic Digest, 2000).
  20. 5 Trong nền giáo dục cận đại, nhà giáo dục người Tiệp Khắc, J.A. Cômenxki (1592 – 1670) là người đầu tiên nêu ra một hệ thống lý luận chặt chẽ về tầm quan trọng của mối quan hệ thống nhất giữa nhà trường, gia đình và xã hội đối với kết quả giáo dục. J.A. Komenxki đã viết trong cuốn sách Lý luận dạy học của ông: “Bổn phận của cha mẹ là cùng nhau chăm lo việc dạy bảo con cái. Mục đích đặt ra là làm sao cho con cái trưởng thành để lo lắng cho bản thân và cả cho những người khác”. Ông cũng đã chỉ ra được tầm quan trọng của hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình: “Các bậc cha mẹ, giáo viên nhà trường, bản thân môn học, phương pháp dạy học phải thống nhất, làm thức tỉnh và duy trì khát vọng trong học sinh”. (Thái Duy Tuyên, 2001). Brooks. S. (2004) trong công trình Thiết lập mối quan hệ thành công giữa giáo viên và phụ huynh tại các trường phổ thông ở Waldorf đã nghiên cứu về sự tham gia của cha mẹ trẻ vào việc chăm sóc, giáo dục con cái có mối quan hệ rất mật thiết tới mối quan hệ cũng như sự phối hợp giữa nhà trường. Hoạt động phối hợp này chính là một nhiệm vụ đầy thách thức đối với tập thể nhà trường. Một mối quan hệ được coi là hiệu quả cần phải dựa trên sự tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau, cùng chia sẻ trách nhiệm đối với việc chăm sóc, giáo dục trẻ tại cơ sở giáo dục. Sự tin tưởng và tôn trọng chính là những thành tố tạo nên năng lực xã hội, năng lực nhận thức cũng như các kỹ năng tạo mối liên hệ cho gia đình cũng như nhà trường (Brooks, S.,2004). Turnbull, Turnbull, Erwin, & Soodak (2006) trong công trình Gia đình, nghề nghiệp và ngoại lệ: chuẩn đầu ra tích cực thông qua sự hợp tác và lòng tin đã nhấn mạnh điểm quan trọng trong ý tưởng về sự phối hợp đó chính là sự công bằng giữa gia đình và nhà trường khi họ cùng làm việc với nhau để đạt tới công trình trí tuệ của tập thể. Các nhà nghiên cứu cũng đã dành thời gian để tìm hiểu các yếu tố quan trọng cho sự phối hợp, và thường được nhắc đến như là “các khía cạnh phối hợp” bao gồm: sự tôn trọng, lòng tin, giao tiếp mở, công bằng, lắng nghe và không phán xét lẫn nhau. Cùng quan điểm của Turnbull và cộng sự có các tác giả Blue-Banning, Summers, Frankland, Nelson, & Beegle, 2004; Dunst & Trivette, (2010). Các tác giả đã phân tích về các khía cạnh hợp tác giữa gia đình và nhà trường: hướng dẫn cho hoạt động phối hợp (Turnbull và cs, 2006). Prevention, C. f. D. a (2012) với công trình Cam kết của phụ huynh: chiến lược cho sự tham gia của bố mẹ trong sức khoẻ nhà trường đã nhấn mạnh: bên cạnh việc thiết lập mối quan hệ với phụ huynh và làm cho họ luôn có cảm giác được chào đón, nhà trường cần mang lại nhiều cơ hội đa dạng hơn nhằm thúc đẩy sự tham gia của phụ huynh đối với
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2