intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý khoa học và công nghệ: Khắc phục những rào cản đối với hoạt động nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực Quốc phòng (Nghiên cứu trường hợp Học viện Phòng không - Không quân)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:87

18
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kết quả nghiên cứu của luận văn cung cấp thêm cơ sở khoa học, thực tiễn và đưa ra các khuyến nghị cho công tác quản lý, điều hành đối với hoạt động NCKH nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động này. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý khoa học và công nghệ: Khắc phục những rào cản đối với hoạt động nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực Quốc phòng (Nghiên cứu trường hợp Học viện Phòng không - Không quân)

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------------------------------------------- ĐOÀN VĂN MÃO KHẮC PHỤC NHỮNG RÀO CẢN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG LĨNH VỰC QUỐC PHÒNG (NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP HỌC VIỆN PHÒNG KHÔNG-KHÔNG QUÂN) LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KH&CN Hà Nội, 2019
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------------------------------------------- ĐOÀN VĂN MÃO KHẮC PHỤC NHỮNG RÀO CẢN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG LĨNH VỰC QUỐC PHÒNG (NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP HỌC VIỆN PHÒNG KHÔNG-KHÔNG QUÂN) LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KH&CN MÃ SỐ: 60.34.04.12 Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Như Quỳnh Hà Nội, 2019
  3. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... 1 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT........................................................................... 2 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .............................................................................. 3 PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................... 4 Chƣơng 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ RÀO CẢN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG LĨNH VỰC QUỐC PHÒNG ..........................................................................................................11 1.1. Khái niệm và đặc điểm của Nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực Quốc phòng........................................................................... 11 1.1.1. Nghiên cứu khoa học................................................................................... 11 1.1.2. Hoạt động nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực Quốc phòng................... 18 1.2. Khái niệm và đặc điểm những rào cản đối với hoạt động nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực Quốc phòng……………………….. 21 1.2.1. Khái niệm rào cản....................................................................................... 21 1.2.2. Phân loại rào cản đối với hoạt động nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực Quốc phòng................................................................................... 22 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG VỀ NHỮNG RÀO CẢN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG LĨNH VỰC QUỐC PHÒNG ..........................................................................................................29 2.1. Thực trạng hoạt động Nghiên cứu Khoa học ở Việt Nam................. 29 2.2. Thực trạng hoạt động Nghiên cứu Khoa học trong lĩnh vực Quốc phòng (nghiên cứu trƣờng hợp Học viện Phòng không - Không quân).................. 38 2.2.1. Khái quát về Học viện Phòng không - Không quân................................... 38 2.2.2. Thực trạng hoạt động Nghiên cứu Khoa học trong lĩnh vực Quốc phòng (Nghiên cứu trường hợp Học viện Phòng không - Không quân)........................ 39
  4. 2.3. Những rào cản đối với hoạt động Nghiên cứu Khoa học trong lĩnh vực Quốc phòng............................................................................................ 45 2.3.1. Rào cản về nhân lực.................................................................................... 45 2.3.2. Rào cản về tài chính.................................................................................... 50 2.3.3. Các rào cản khác đối với nguồn lực cho hoạt động NCKH...................... 52 Tiểu kết chƣơng 2…………………………………………………………. 60 Chƣơng 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM KHẮC PHỤC CÁC RÀO CẢN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG LĨNH VỰC QUỐC PHÒNG ..........................................................................................................61 3.1. Nhóm giải pháp khắc phục rào cản về các nguồn lực………………. 61 3.1.1. Giải pháp khắc phục rào cản về nguồn nhân lực........................................ 61 3.1.2. Giải pháp khắc phục rào cản về tài chính................................................... 63 3.1.3. Giải pháp khắc phục các rào cản khác........................................................ 66 3.2. Giải pháp đổi mới và nâng cao công tác quản lý đối với hoạt động nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực Quốc phòng……………………….. 69 3.2.1. Đẩy mạnh sự liên kết giữa Bộ Quốc phòng với Bộ Khoa học và Công nghệ trong việc phối hợp hoạt động nghiên cứu khoa học................... 69 3.2.2. Nâng cao vai trò quản lý của Cục Khoa học quân sự đối với hoạt động nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực quốc phòng................................................. 70 3.3. Áp dụng mô hình cơ quan đệm khắc phục rào cản do tính đặc thù của lĩnh vực quốc phòng………………………………………… 72 Tiểu kết Chƣơng 3…………………………………………………………. 77 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ..........................................................................78 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................80
  5. LỜI CẢM ƠN Luận văn này được hoàn thành với sự giúp đỡ, hướng dẫn của các thầy, cô Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, đồng nghiệp, các nhà khoa học và gia đình. Tác giả xin chân thành cảm ơn: Tiến sĩ Nguyễn Như Quỳnh - Phó Chánh Thanh tra Bộ KH&CN đã tận tình trực tiếp hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm và đóng góp nhiều ý kiến quý báu giúp tác giả hoàn thành đề tài. Các thầy cô công tác tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội nói chung và các thầy cô công tác tại Khoa Khoa học quản lý nói riêng đã giảng dạy, cung cấp kiến thức và tạo mọi điều kiện để tác giả hoàn thành chương trình học cao học. Lãnh đạo đơn vị, đồng nghiệp tại cơ quan đang công tác và Học viện Phòng không-Không quân đã hỗ trợ tài liệu, tư vấn, chia sẻ kinh nghiệm và đóng góp ý kiến giúp đỡ tác giả trong quá trình thực hiện luận văn. Do thời gian và năng lực bản thân có hạn, luận văn này không tránh khỏi còn nhiều khiếm khuyết, tác giả rất mong nhận được sự thông cảm và chia sẻ. Xin trân trọng cảm ơn ! Tác giả Đoàn Văn Mão 1
  6. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BQP : Bộ Quốc phòng CNQP Công nghiệp Quốc Phòng HVPKKQ Học viện Phòng không - Không quân KCNC Khu công nghệ cao KH&CN : Khoa học và công nghệ KHQS Khoa học quân sự LLVT Lực lượng vũ trang LVQP Lĩnh vực Quốc phòng NCCB Nghiên cứu cơ bản NCKH : Nghiên cứu khoa học NCƯD Nghiên cứu ứng dụng PK-KQ : Phòng không-Không quân PTNTĐ Phòng thí nghiệm trọng điểm QP Quốc phòng QP-AN : Quốc phòng- An ninh QPTD Quốc phòng toàn dân R&D : Nghiên cứu và triển khai UBKHNN : Ủy ban Khoa học Nhà nước VKTBKT Vũ khí trang bị kỹ thuật 2
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Các bảng: Nội dung Trang Bảng 1.1. Phân loại hoạt động NCKH theo chức năng của nghiên cứu 13 Bảng 2.1. Kết quả công tác NCKH của HVPKKP qua các năm 43 Bảng 2.2. Nhập khẩu vũ khí của Việt Nam từ 2012-2018 44 Bảng 2.3: Cơ cấu nhân lực KH&CN của HVPKKQ năm 2016 45 Bảng 2.4: Cơ cấu nhân lực KH&CN của ĐHKHTN giai đoạn 2010- 46 2014 Bảng 2.5: Độ tuổi nhân lực KH&CN HVPKKQ năm 2018 47 Bảng 2.6. Cơ sở vật chất của HVPKKQ tính đến hết 2016 53 Các biểu: Biểu 1.1. Phân loại hoạt động NC&TK theo tính chất của sản phẩm 16 Biểu 2.1. Công bố quốc tế thuộc Scopus từ 2009-2018 của các 31 nước trong khối ASEAN Biểu 2.2. So sánh nhân lực KH&CN giữa HVPKKQ và ĐHKHTN 46 Biểu 2.3. Thời gian dành cho NCKH theo giờ của HVPKKQ 56 Biểu 3.1. Dự kiến mô hình tổ chức của Trung tâm nghiên cứu, ứng 73 dụng KH&CN 3
  8. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do nghiên cứu 1.1 Tính cấp thiết của nghiên cứu Những năm gần đây, tình hình thế giới, khu vực tiếp tục có những biến động nhanh, phức tạp, khó lường. Các nước lớn tiếp tục điều chỉnh chiến lược, nâng cao vị thế, bảo vệ lợi ích quốc gia tạo ra sự cân bằng mới trong cán cân quyền lực khu vực và thế giới. Là quốc gia có vị trí địa lý quan trọng trong khu vực, Việt Nam là cầu nối giữa phần lớn nhất của lục địa Á, Âu với khu vực Đông Nam Á, đa sắc tộc, giàu tài nguyên; Hoàng Sa, Trường Sa nằm trên tuyến hành lang đường biển thuận tiện, với 50% khối lượng hàng hóa luân chuyển của thế giới đi qua vùng biển này. Cùng với tài nguyên phong phú, dân số khá đông… những điều kiện này đã khiến Việt Nam trở thành một trong những quốc gia có vị trí địa chính trị quan trọng bậc nhất trong khu vực và trên thế giới. Chính vì vị trí địa chính trị đó mà Việt Nam đã thường xuyên phải đương đầu với nhiều cuộc chiến tranh xâm lược, ít thời gian hòa bình để xây dựng, củng cố đất nước. Tuy nhiên, dân tộc ta một mặt đã không sợ hy sinh xương máu để giữ vững độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, mặt khác luôn luôn phát huy trí sáng tạo trong chính sách, chiến lược hòa hiếu, “cân bằng” với các nước để có hòa bình xây dựng đất nước. Bối cảnh đó đặt ra một nhiệm vụ cấp thiết là phải xây dựng một nền QP hiện đại, nhanh chóng, kịp thời ngăn chặn các cuộc tiến công của kẻ thù, bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc. Những năm gần đây, sự phát triển cực kỳ nhanh chóng của các thành tựu khoa học và công nghệ (KH&CN), của tự động hóa, của ứng dụng trí tuệ nhân tạo… đã có tác động sâu rộng vào nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực Quốc phòng (LVQP). Đứng trước thách thức và cơ hội đó đòi hỏi chúng ta cần phải quan tâm, đẩy mạnh phát triển, nâng cao tiềm lực QP, hiện đại hóa quân đội đáp ứng nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Từ đây, công tác nghiên cứu, triển khai và ứng dụng các thành tựu KH&CN giữ một vai trò, vị trí hết sức quan trọng. 4
  9. Tuy nhiên, hoạt động nghiên cứu khoa học (NCKH) trong LVQP vẫn còn nhiều rào cản, chưa thể tận dụng hết các nguồn lực để có thể đạt hiệu quả tốt. Hoạt động NCKH trong LVQP diễn ra trong toàn quân và toàn dân, song tập trung chủ yếu ở các Viện nghiên cứu, các học viện, nhà trường quân sự. Học viện Phòng không - Không quân Việt Nam (PK-KQ) là một đơn vị nghiên cứu và đào tạo chuyên đào tạo sĩ quan chỉ huy tham mưu Phòng không- Không quân trình độ đại học, cao đẳng, kỹ sư hàng không và đào tạo sau đại học. Cùng với công tác Giáo dục đào tạo (GD-ĐT), công tác NCKH cũng được coi trọng, phát triển khá toàn diện. Trong một số năm gần đây, Học viện đã hoàn thành nhiều đề tài NCKH, sáng kiến cải tiến kỹ thuật… từ cấp Bộ đến cấp Nhà trường nhưng vẫn còn nhiều khó khăn khi huy động các nguồn lực, nên các hoạt động NCKH chưa đạt được hiệu quả mong muốn. Một số khó khăn trong hoạt động NCKH tập trung chủ yếu ở khả năng huy động các nguồn lực (tài chính, nhân lực); những vướng mắc trong công tác quản lý cũng như khung pháp lý, cách thức hợp tác…. làm cho hoạt động NCKH của Học viện PK-KQ còn gặp nhiều khó khăn, chưa thực sự tạo ra những bước đột phá về KH&CN. Đề tài luận văn “Khắc phục những rào cản đối với hoạt động nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực Quốc phòng (Nghiên cứu trường hợp Học viện Phòng không-Không quân)” góp phần nhận diện những rào cản đối với hoạt động NCKH trong LVQP, từ đó đề xuất các giải pháp khắc phục, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động NCKH trong LVQP. 1.2 Ý nghĩa lý thuyết Đề tài góp phần nhận diện những rào cản đối với hoạt động NCKH trong LVQP, làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp khắc phục. 1.3 Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận văn cung cấp thêm cơ sở khoa học, thực tiễn và đưa ra các khuyến nghị cho công tác quản lý, điều hành đối với hoạt động NCKH nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động này. 5
  10. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu 2.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài QP tuy là lĩnh vực đặc thù với tính bảo mật cao, đa số các nghiên cứu về lĩnh vực này trên thế giới đều hạn chế công bố quốc tế nhằm đảm bảo yếu tố bí mật, song vẫn có một vài công trình nghiên cứu về sự quan trọng của hoạt động NCKH trong lĩnh vực này. Năm 2005, Ronald M. Sega, Giám đốc Viện Nghiên cứu Quốc phòng và Kỹ thuật thuộc BQP Hoa Kỳ đã công bố bản báo cáo “Chiến lược khoa học và công nghệ quốc tế cho Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ” cũng đã chỉ rõ vai trò quan trọng của KH&CN với nền QP Hoa Kỳ. Tuy không chỉ ra những hạn chế, khó khăn của hoạt động NCKH trong Bộ Quốc phòng Mỹ, nhưng tài liệu cũng chỉ ra những nội dung cần thiết để phát huy sức mạnh KH&CN trong lĩnh vực quân sự-quốc phòng, bao gồm: mua lại những công nghệ tiên tiến; hợp tác NCKH quân sự trong khối NATO; tìm kiếm lợi nhuận từ NCKH (một trong những cách thức để kích thích động lực NCKH) [20]. Năm 2018, James Kadtke and John Wharton đăng công trình nghiên cứu “Công nghệ và an ninh quốc gia: Hoa Kỳ ở ngã tư quan trọng” bởi Nhà xuất bản Quân sự và Học thuật (The premier professional military and academic publishing house) đã chỉ ra những rào cản đối với KH&CN trong LVQP, đó là phụ thuộc vào khuôn khổ pháp lý, kinh tế, quy định, đạo đức, xã hội, do đó đòi hỏi tầm nhìn và sự hợp tác của lãnh đạo chính trị, doanh nghiệp và xã hội dân sự. Tuy nhiên, những rào cản này cũng có sự khác biệt giữa Việt Nam và Hoa Kỳ [21]. Những công trình nghiên cứu trên cho thấy được tầm quan trọng của hoạt động NCKH đối với QP không chỉ ở Việt Nam mà với các nước khác, hoạt động NCKH trong quân sự, quốc phòng cũng được coi trọng. Mặc dù các công trình nghiên cứu cũng đã đề cập được vị trí, vai trò của hoạt động 6
  11. NCKH trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng, nhưng do sự khác biệt về thể chế chính trị và chính sách quân sự từng quốc gia, nên những vấn đề đó chỉ sử dụng để tham khảo, không áp dụng được cho lĩnh vực Quốc phòng Việt Nam. 2.2. Các công trình nghiên cứu trong nước Ở Việt Nam đã có một số luận án, bài báo khoa học nghiên cứu về vấn đề này như: Luận án Tiến sỹ “Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ lĩnh vực cơ khí quốc phòng” của tác giả Nguyễn Đình Hậu. Luận án đề xuất được một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động NCKH và phát triển công nghệ lĩnh vực cơ khí QP. Đối tượng nghiên cứu là hoạt động NCKH và phát triển công nghệ và công tác quản lý của các chương trình KH&CN; tổ chức NCKH trong doanh nghiệp cơ khí phục vụ phát triển lĩnh vực cơ khí QP. Phạm vi nghiên cứu của luận án tập trung vào công tác quản lý các nhiệm vụ nghiên cứu, các chương trình NCKH, phát triển công nghệ trong lĩnh vực cơ khí QP (trong đó ngành cơ khí chế tạo cũng được đề cập). Luận án đã đóng góp những nội dung sau: xây dựng phương pháp luận và bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động NCKH lĩnh vực cơ khí QP; xây dựng phương pháp luận và đề xuất được các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động NCKH lĩnh vực cơ khí QP; các giải pháp đề xuất có thể triển khai ứng dụng vào thực tiễn hoạt động NCKH trong lĩnh vực cơ khí QP. Tuy nhiên, nội dung luận án chưa chỉ ra được các yếu tố nào là rào cản đối với hoạt động NCKH trong lĩnh vực Quốc phòng. TS Phùng Văn Hiền có bài “Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa học trong các cơ sở giáo dục đại học” đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị số 4/2017 chỉ ra việc nâng cao chất lượng hoạt động NCKH với việc thực hiện đồng bộ các giải pháp (cả vĩ mô và vi mô). Nội 7
  12. dung bài viết tập trung hướng đến mục tiêu “mỗi trường đại học là một viện nghiên cứu”, để những công trình nghiên cứu thực sự đem lại hiệu quả trong giảng dạy và ứng dụng thực tiễn. Bài viết cũng đã chỉ ra thực trạng hoạt động NCKH của đội ngũ cán bộ khoa học nói chung, cũng như lực lượng giảng viên tại các trường đại học, cao đẳng nói riêng, từ đó đề ra một số biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động NCKH của đội ngũ cán bộ, giảng viên. Tác giả cũng chỉ ra một số bất cập trong hoạt động NCKH ở các cơ sở giáo dục đại học, đó cũng được xem như là rào cản trong hoạt động NCKH nhưng mới chỉ tập trung ở hoạt động NCKH của giảng viên, cán bộ giảng dạy… chưa đề cập đến hoạt động NCKH của các đối tượng khác như học viên, sinh viên… PGS,TS. Ngô Thị Thu Hồng, ThS. Phạm Thị Lan Anh - Học viện Tài chính có bài viết “Tháo gỡ khó khăn trong nghiên cứu khoa học tại các trường đại học Việt Nam” trên Tạp chí tài chính đã chỉ ra được thực trạng NCKH tại các trường đại học ở Việt Nam và đã đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục, tháo gỡ những khó khăn đó. Tuy nhiên, đối với trường hợp Học viện PK-KQ, là một đơn vị đào tạo và nghiên cứu trong LVQP, có thể còn có những rào cản do đặc thù khác, trường hợp nghiên cứu ở các trường Đại học trong khối dân sự, có thể sẽ chưa bao trùm hết được vấn đề. Các công trình nghiên cứu kể trên đã chỉ ra những bất cập, mâu thuẫn trong hoạt động NCKH ở các cơ sở đào tạo đại học dân sự, đồng thời tìm ra nguyên nhân và đề ra những giải pháp tháo gỡ khó khăn, khắc phục những tồn tại đó. Các công trình đều tập trung vào hoạt động NCKH ở các trường đại học, cao đẳng dân sự, chưa đề cập đến các trường đại học, cao đẳng quân sự. Theo sự tìm hiểu của tác giả, cho đến nay chưa có bài viết, công trình NCKH nào nhận diện những rào cản đối với hoạt động NCKH cũng như đưa ra các giải pháp nhằm khắc phục các rào cản đó. Vì vậy, luận văn đảm bảo có tính mới, không trùng lặp với các công trình đã được nghiệm thu, công bố. 8
  13. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Chỉ ra những rào cản đối với hoạt động NCKH trong LVQP từ đó đề xuất giải pháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động NCKH trong LVQP. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động NCKH trong LVQP. - Phân tích các rào cản đối với hoạt động NCKH trong LVQP. - Đưa ra giải pháp khắc phục các rào cản trên. 4. Phạm vi nghiên cứu - Về thời gian: Giai đoạn 2015 - 2018. - Phạm vi không gian khảo sát: Học viện PK-KQ và một số học viện, trường đại học khác. 5. Câu hỏi nghiên cứu - Xác định đâu là rào cản đối với hoạt động NCKH trong LVQP? - Giải pháp nào để khắc phục những rào cản đối với hoạt động NCKH trong LVQP? 6. Giả thuyết nghiên cứu - Chỉ ra chính xác những rào cản trong hoạt động NCKH ở Học viện PK-KQ nói riêng cũng như LVQP nói chung: rào cản về tài chính, rào cản về nhân lực, rào cản về cơ sở vật chất và thông tin, rào cản do tính đặc thù của lĩnh vực quốc phòng. - Đề xuất các nhóm giải pháp khắc phục (giải pháp thu hút các nguồn lực, cải thiện công tác quản lý và mô hình cơ quan đệm) sẽ góp phần tạo động thúc đẩy và nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực quốc phòng. 9
  14. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Học viên tập trung nghiên cứu các tài liệu liên quan đến hoạt động NCKH nói chung và trong lĩnh vực Quốc phòng nói riêng; các tài liệu liên quan đến các rào cản được đề cập trong khuôn khổ luận văn, các chính sách liên quan đến vấn đề nhân lực, tài chính… cho hoạt động khoa học và công nghệ trong lĩnh vực Quốc phòng; các tài liệu liên quan đến tính đặc thù của hoạt động NCKH trong lĩnh vực Quốc phòng… - Phương pháp phân tích, so sánh dữ liệu. Học viên tập trung vào dữ liệu thu thập từ đối tượng nghiên cứu là Học viện Phòng không Không quân và có sự so sánh với Trường Đại học khác. 8. Nội dung nghiên cứu: - Nghiên cứu về cơ sở lý luận liên quan đến hoạt động NCKH trong LVQP. - Nghiên cứu các yếu tố cấu thành rào cản đối với hoạt động NCKH trong LVQP (Nghiên cứu cụ thể trường hợp Học viện PK - KQ). - Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động NCKH, tác động của những rào cản đối với hoạt động CNKH trong LVQP. - Đưa ra các giải pháp chính sách nhằm khắc những rào cản đối với hoạt động NCKH trong LVQP dựa trên thực tiễn. 9. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ RÀO CẢN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG LĨNH VỰC QUỐC PHÒNG Chương 2. THỰC TRẠNG VỀ NHỮNG RÀO CẢN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG LĨNH VỰC QUỐC PHÒNG Chương 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM KHẮC PHỤC CÁC RÀO CẢN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG LĨNH VỰC QUỐC PHÒNG 10
  15. Chƣơng 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ RÀO CẢN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG LĨNH VỰC QUỐC PHÒNG 1.1. Khái niệm và đặc điểm của Nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực Quốc phòng 1.1.1. Nghiên cứu khoa học 1.1.1.1. Khái niệm Theo Earl R. Babbie (1986), NCKH là cách thức con người tìm hiểu các hiện tượng khoa học một cách có hệ thống và là quá trình áp dụng các ý tưởng, nguyên lý để tìm ra các kiến thức mới nhằm giải thích cá sự vật hiện tượng [16, tr. 32]. Theo J. Scott Armstrong and Tad Sperry (1994): NCKH dựa vào việc ứng dụng các phương pháp khoa học để phát hiện ra những cái mới về bản chất sự vật, về thế giới tự nhiên và xã hội, và để sáng tạo phương pháp và phương tiện kỹ thuật mới cao hơn, giá trị hơn. Hình thức nghiên cứu này cung cấp thông tin và lý thuyết khoa học nhằm giải thích bản chất và tính chất của thế giới. Kết quả của NCKH tạo ra những ứng dụng cho thực tiễn. Hoạt động NCKH được tài trợ bởi các cơ quan chính quyền, các tổ chức tài trợ xã hội. Hoạt động NCKH được phân loại tùy lĩnh vực học thuật và ứng dụng. NCKH là một tiêu chí được sử dụng rộng rãi trong đánh giá vị thế của các cơ sở học thuật [15, tr.18]. Theo GS Vũ Cao Đàm, NCKH là sự tìm kiếm những điều mà khoa học chưa biết; hoặc là phát hiện bản chất sự vật, phát triển nhận thức khoa học về thế giới; hoặc là sáng tạo phương pháp mới và phương tiện kỹ thuật mới để làm biến đổi sự vật phục vụ cho mục tiêu hoạt động của con người. Về mặt thao tác, có thể định nghĩa, nghiên cứu khoa học là quá trình hình thành và chứng minh luận điểm khoa học [2, tr.20]. 11
  16. Theo Luật Khoa học và Công nghệ (Quốc hội, 2013): NCKH là hoạt động khám phá, phát hiện, tìm hiểu bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy; sáng tạo giải pháp nhằm ứng dụng vào thực tiễn [8, tr.01]. Như vậy, NCKH là hoạt động tìm hiểu, xem xét, điều tra hoặc thử nghiệm, dựa trên những số liệu, tài liệu, kiến thức đạt được từ thực nghiệm, để phát hiện ra cái mới về con người và những vấn đề liên quan đến họ. Liên quan đến các loại hình NCKH, trong Luật KH&CN cũng đề cập đến một số khái niệm sau: Nghiên cứu cơ bản là hoạt động nghiên cứu nhằm khám phá bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy. Nghiên cứu ứng dụng là hoạt động nghiên cứu vận dụng kết quả NCKH nhằm tạo ra công nghệ mới, đổi mới công nghệ phục vụ lợi ích của con người và xã hội. Phát triển công nghệ là hoạt động sử dụng kết quả nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, thông qua việc triển khai thực nghiệm và sản xuất thử nghiệm để hoàn thiện công nghệ hiện có, tạo ra công nghệ mới. Triển khai thực nghiệm là hoạt động ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ để tạo ra sản phẩm công nghệ mới ở dạng mẫu. Sản xuất thử nghiệm là hoạt động ứng dụng kết quả triển khai thực nghiệm để sản xuất thử nhằm hoàn thiện công nghệ mới, sản phẩm mới trước khi đưa vào sản xuất và đời sống. Nhiệm vụ khoa học và công nghệ là những vấn đề khoa học và công nghệ cần được giải quyết để đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, phát triển khoa học và công nghệ. Đặt hàng thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ là việc bên đặt hàng đưa ra yêu cầu về sản phẩm khoa học và công nghệ, cung cấp kinh phí để tổ chức, cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ tạo ra sản phẩm khoa học và công nghệ thông qua hợp đồng [8, tr 02-03]. 12
  17. 1.1.1.2. Phân loại Có nhiều cách phân loại NCKH, trong đó có 3 cách phân loại thường dùng là: phân loại theo chức năng của nghiên cứu (mô tả, giải thích, giải pháp, dự báo), phân loại theo phương pháp thu thập thông tin phục vụ nghiên cứu (thư viện, điền dã, labô) và phân loại theo tính chất của sản phẩm nghiên cứu (NCCB, NCƯD và triển khai thực nghiệm). a) Phân loại theo chức năng nghiên cứu: - Nghiên cứu mô tả: nhằm đưa ra một hệ thống tri thức giúp con người phân biệt các sự vật, hiện tượng xung quanh; bao gồm mô tả định tính và mô tả định lượng - Nghiên cứu giải thích: nhằm làm rõ các qui luật chi phối các hiện tượng, các quá trình vận động của sự vật. - Nghiên cứu dự báo: nhằm chỉ ra xu hướng vận động của các hiện tượng, sự vật trong tương lai - Nghiên cứu sáng tạo: nhằm tạo ra các qui luật, sự vật mới hoàn toàn Bảng 1.1. Phân loại hoạt động NCKH theo chức năng của nghiên cứu Các loại hình nghiên STT Mục đích nghiên cứu cứu Mô tả chân thực hiện trạng, phù hợp quy 1 Nghiên cứu mô tả luật 2 Nghiên cứu giải thích Làm rõ nguyên nhân 3 Nghiên cứu giải pháp Tìm ra giải pháp mới Dự báo mô tả 4 Nghiên cứu dự báo Dự báo giải thích Dự báo giải pháp Nguồn: Vũ Cao Đàm (2007), Giáo trình phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nhà xuất bản Giáo dục [2, tr.20-21]. 13
  18. Theo cách phân loại này, trong LVQP, thường tập trung vào nghiên cứu giải pháp và nghiên cứu dự báo. b) Phân loại theo phương pháp thu thập thông tin phục vụ nghiên cứu - Nghiên cứu thư viện còn được gọi là phương pháp nghiên cứu tài liệu. Đây là những nghiên cứu được thực hiện dựa trên cơ sở thu thập thông tin từ các thư viện hoặc từ các nguồn tài liệu khác nhau có thể thu thập được. - Nghiên cứu điền dã là một phương thức nghiên cứu dựa trên sự quan sát trực tiếp ngoài hiện trường, hoặc quan sát gián tiếp nhờ các phương tiện đo đạc, ghi âm, ghi hình, hoặc thực hiện các hình thức giao tiếp, trò chuyện, phỏng vấn, điều tra. - Nghiên cứu labô (còn được gọi là nghiên cứu thực nghiệm) là phương pháp nghiên cứu trong đó người nghiên cứu cố ý gây những tác động làm biến đổi một số yếu tố, trạng thái của đối tượng nghiên cứu. Mục đích của nghiên cứu thực nghiệm là: kiểm chứng giả thiết bị sai lệch so với lí thuyết; khống chế các biến trong điều kiện khác nhau của nghiên cứu; phát hiện mối quan hệ giữa các biến độc lập với các biến phụ thuộc. Trong LVQP, thường áp dụng cả 3 phương pháp nghiên cứu kể trên, trong đó: nghiên cứu thư viện thường áp dụng cho các hoạt động nghiên cứu dài hạn, mang tính chiến lược; phương pháp nghiên cứu điền dã và nghiên cứu thực nghiệm thường được áp dụng trong các lĩnh vực mang tính chiến thuật. c) Phân loại theo tính chất của sản phẩm nghiên cứu Theo tính chất của sản phẩm nghiên cứu, có thể phân loại thành: nghiên cứu cơ bản; nghiên cứu ứng dụng và triển khai. Toàn bộ các loại hình nghiên cứu và mối liên hệ giữa các loại hình nghiên cứu được trình bày trên sơ đồ Biểu 1.1. - Nghiên cứu cơ bản (FR - Fundamental Research) 14
  19. NCCB là những nghiên cứu nhằm tìm ra các thuộc tính, cấu trúc, động thái của các đối tượng nghiên cứu, các sự vật và hiện tượng. Sản phẩm của NCCB là những phân tích lý luận, những kết luận về quy luật, định luật, định lý,…Trên cơ sở đó, hình thành nên các phát hiện, phát minh và các hệ thống lý thuyết mới. NCCB được chia thành hai loại: + NCCB thuần túy: còn gọi là NCCB tự do hay NCCB không định hướng, là những nghiên cứu tìm hiểu về bản chất sự vật và quy luật của các hiện tượng tự nhiên và xã hội, nhằm nâng cao nhận thức, tri thức mà chưa có hoặc chưa bàn đến bất kỳ một ý nghĩa ứng dụng nào. Loại hình nghiên cứu này, nhìn chung mang đậm dấu ấn cá nhân của nhà nghiên cứu: họ tự suy nghĩ ra, tự đề xuất đề tài nghiên cứu, quyết định chọn lựa đối tượng nghiên cứu và tổ chức nghiên cứu với tính tự chủ rất cao. + NCCB định hướng: còn gọi là nghiên cứu thăm dò, là những NCCB đã dự kiến trước mục đích ứng dụng. - Nghiên cứu ứng dụng (AR - Applied Research) NCƯD là sự vận dụng các lý thuyết, quy luật thu được từ trong NCCB, tức là dựa trên cơ sở các kết quả, sản phẩm của NCCB, để đưa ra những mô tả, giải thích, dự báo hoặc những nguyên lý về các giải pháp (giải pháp được hiểu theo nghĩa rộng nhất của thuật ngữ này, có thể là các giải pháp về công nghệ, vật liệu, sản phẩm, giải pháp về xã hội, quản lý, tổ chức,…). NCƯD cũng có thể là nghiên cứu để áp dụng các kết quả nghiên cứu đã thành công ở một môi trường nhất định, vào trong một môi trường mới của sự vật, hiện tượng. Sản phẩm của NCƯD có thể là một hệ thống tri thức về nhận dạng trạng thái của sự vật, hiện tượng trong hiện tại và tương lai. Cũng có thể là một hệ thống tri thức về giải thích nguyên nhân, nguồn gốc, động thái, cấu trúc, tương tác, hậu quả, quy luật chung chi phối sự vật, hiện tượng. Sản phẩm 15
  20. của NCƯD cũng có thể là một giải pháp mới về công nghệ, vật liệu, sản phẩm, về xã hội, tổ chức và quản lý,… Trong đó, một sản phẩm đặc biệt của NCƯD là sáng chế - thành tựu trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật và công nghệ. Tuy mang tên gọi là nghiên cứu ứng dụng, nhưng kết quả của NCƯD vẫn chưa thể ứng dụng được ngay mà còn phải trải qua một giai đoạn nữa - gọi là triển khai, mới có thể đưa chúng vào sử dụng trong thực tế. Biểu 1.1. Phân loại hoạt động NC&TK theo tính chất của sản phẩm nghiên cứu NCCB thuần tuý 1. NCCB Nghiên cứu tổng thể NCCB định hướng Nghiên cứu chuyên đề 2. NCƯD Prototype (tạo vật mẫu) 3. Triển khai thực nghiệm Pilot (tạo quy trình) Sản xuất thử “Sê ri 0” Nguồn: Vũ Cao Đàm (2007), Giáo trình phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nhà xuất bản Giáo dục [2, tr.24]. Phân loại theo tính chất của sản phẩm nghiên cứu, trong LVQP thường tập trung nghiên cứu ứng dụng và triển khai thực nghiệm. Ngoài ra, cũng có những nghiên cứu cơ bản, nhưng tập trung chủ yếu ở khối hậu cần, bảo đảm như các học viện nhà trường, bệnh viện… 1.1.1.3. Đặc điểm của hoạt động nghiên cứu khoa học NCKH là một dạng hoạt động xã hội, là một dạng nhân công lao động xã hội và có các đặc điểm sau: 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2