intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Một số giải pháp tăng cường công tác xây dựng và phát triển thương hiệu VNPT trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Chia sẻ: Sosua999 Sosua999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:104

75
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm đề xuất một số giải pháp xây dựng và phát triển thương hiệu VNPT trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh cho công ty viễn thông Bắc Ninh (VNPT Bắc Ninh) nhằm nâng cao thương hiệu, tăng lượng khách hàng cũng như đáp ứng việc thực hiện đúng mục tiêu, nhiệm vụ đề ra của Công ty trong bối cảnh cạnh tranh ngày nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Một số giải pháp tăng cường công tác xây dựng và phát triển thương hiệu VNPT trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

  1. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Hà nội, ngày tháng năm 2018 Học viên thực hiện Nguyễn Thế Thắng i
  2. LỜI CÁM ƠN Để hoàn thành đề tài luận văn và kết thúc khóa học, với tình cảm chân thành, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới trường Đại học Thủy Lợi đã tạo điều kiện cho tôi có môi trường học tập tốt trong suốt thời gian tôi học tập, nghiên cứu tại trường. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Thầy Lê Văn Chính đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành đề tài luận văn tốt nghiệp này. Đồng thời, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn tới thầy cô trong khoa kinh tế và quản lý, bạn bè đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp lần này. Em xin chân thành cảm ơn! Học viên Nguyễn Thế Thắng ii
  3. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................................... i LỜI CÁM ƠN ........................................................................................................................... ii MỤC LỤC ................................................................................................................................iii DANH MỤC CÁC HÌNH ....................................................................................................... vi DANH MỤC CÁC BẢNG ....................................................................................................vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................................viii MỞ ĐẦU ................................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THƯƠNG HIỆU VÀ XÂY DỰNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU CỦA DOANH NGHIỆP ..................................... 5 1.1 Tổng quan về thương hiệu ..................................................................................... 5 1.1.1 Khái niệm về thương hiệu ...............................................................................5 1.1.2 Các thành phần nhận dạng thương hiệu........................................................... 7 1.1.3 Các chức năng của thương hiệu .....................................................................14 1.1.4 Lợi ích của thương hiệu .................................................................................15 1.1.5 Hệ thống nhận diện thương hiệu....................................................................16 1.1.6 Quảng bá thương hiệu....................................................................................19 1.2 Nội dung công tác xây dựng và phát triển thương hiệu của doanh nghiệp .......... 20 1.2.1 Khái niệm.......................................................................................................20 1.2.2 Xây dựng tầm nhìn thương hiệu ....................................................................20 1.2.3 Định vị thương hiệu ....................................................................................... 21 1.2.4 Thiết kê hệ thống nhận diện thương hiệu ...................................................... 22 1.2.5 Truyền thông thương hiệu .............................................................................22 1.2.6 Đánh giá thương hiệu ....................................................................................22 1.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng và phát triển thương hiệu của các doanh nghiệp hiện nay ............................................................................................... 23 1.4 Một số kinh nghiệm phát triển thương hiệu của các doanh nghiệp trong và ngoài nước 25 1.4.1 Thương hiệu Viettel ....................................................................................... 25 1.4.2 Thương hiệu FPT ........................................................................................... 25 1.4.3 Bài học đối với VNPT Bắc Ninh ...................................................................26 iii
  4. Kết luận chương 1................................................................................................................... 27 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU CỦA CÔNG TY VNPT BẮC NINH.............................................................................................. 29 2.1 Giới thiệu chung về VNPT Bắc Ninh .................................................................. 29 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển ................................................................. 29 2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ VNPT Bắc Ninh ..................................................... 31 2.1.3 Doanh thu địa bàn của VNPT Bắc Ninh ....................................................... 32 2.2 Sự cần thiết của việc phát triển thương hiệu VNPT Bắc Ninh ............................ 34 2.2.1 Vai trò của thương hiệu đối với VNPT Bắc Ninh ......................................... 34 2.2.2 Những thuận lợi và thách thức của việc phát triển thương hiệu VNPT Bắc Ninh ........................................................................................................................ 35 2.3 Thực trạng phát triển thương hiệu VNPT Bắc Ninh trong giai đoạn 2013- 201737 2.3.1 Xây dựng tầm nhìn thương hiệu .................................................................... 37 2.3.2 Định vị thương hiệu ....................................................................................... 38 2.3.3 Hệ thống nhận diện thương hiệu ................................................................... 40 2.3.4 Quảng bá, truyền thông thương hiệu ............................................................. 43 2.3.5 Đánh giá thương hiệu .................................................................................... 48 2.4 Đánh giá chung những hoạt động phát triển thương hiệu VNPT Bắc Ninh ........ 52 2.4.1 Kết quả đạt được ............................................................................................ 52 2.4.2 Tồn tại và hạn chế.......................................................................................... 53 Kết luận chương 2................................................................................................................... 56 CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI GIÁP XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU VNPT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH TRONG THỜI GIAN 2019-2023 .............. 58 3.1 Mục tiêu phát triển thương hiệu của VNPT Bắc Ninh ........................................ 58 3.2 Thuận lợi và thách thức đối với VNPT Bắc Ninh giai đoạn 2019-2023 ............. 59 3.2.1 Thuận lợi........................................................................................................ 59 3.2.2 Thách thức ..................................................................................................... 60 3.3 Các giải pháp xây dựng và phát triển thương hiệu VNPT Bắc Ninh .................. 62 3.3.1 Các giải pháp về nhận diện thương hiệu: ...................................................... 62 3.3.2 Các giải pháp về quảng bá thương hiệu: ....................................................... 65 3.3.3 Các giải pháp về sản phẩm/dịch vụ: .............................................................. 70 iv
  5. 3.3.4 Các giải pháp về năng lực và thái độ phục vụ: ..............................................72 3.4 Tính đặc thù của các giải pháp xây dựng và phát triển thương hiệu VNPT Bắc Ninh 80 KẾT LUẬN và kiến nghị........................................................................................................ 83 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................... 85 PHỤ LỤC 1 ............................................................................................................................. 87 PHỤ LỤC 2 ............................................................................................................................. 91 v
  6. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức VNPT Bắc Ninh .............................................................................. 31 Hình 2.2 Doanh thu địa bàn VNPT Bắc Ninh từ 2013-2017 ( đơn vị: tỷ đồng)Error! Bookmark not define Hình 2.3 Đánh giá của khách hàng về chất lượng dịch vụ .................................................. 39 Hình 2.4 Đánh giá của khách hàng về sự chăm sóc khách hàng VNPT ............................. 40 Hình 2.5 Thông kê nhận diện thương hiệu VNPT ............................................................... 43 Hình 2.6 Kết quả thống kê về hoạt động quảng bá thương hiệu ......................................... 44 Hình 2.7 Kết quả thống kê mức độ nhận biết các yếu tố thương hiệu VNPT .................... 50 Hình 2.8 Thống kê khách hàng nghĩ sản phẩm do đơn vị nào cung cấp ............................ 54 Hình 2.9 Thống kê hình thức CSKH ..................................................................................... 55 Hình 3.1 Thể hiện logo VNPT trong cụm đồ họa ................................................................ 63 Hình 3.2 Cụm đồ họa VNPT – cánh sóng cách điệu – đôi mắt ........................................... 63 vi
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1 Phân biệt thương hiệu và nhãn hiệu ......................................................................... 6 Bảng 2.1 Cơ cấu tổ chức của VNPT Bắc Ninh ..................................................................... 30 Bảng 2.2 Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ của VNPT Bắc NinhError! Bookmark not defined. Bảng 2.3 Thống kê về thị phần dịch vụ của các nhà mạng .................................................. 38 Bảng 2.4 Thống kê mức độ nhận biết thương hiệu qua các kênh ........................................ 41 Bảng 2.5 Cơ cấu đối tượng khảo sát theo giới tính và độ tuổi ............................................. 49 Bảng 2.6 Cơ cấu theo nghề nghiệp và trạng thái sử dụng SPDV ........................................ 49 vii
  8. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT KH Khách hàng SP Sản phẩm DV Dịch vụ SPDV Sản phẩm/dịch vụ DN Doanh nghiệp HSSV Học sinh/sinh viên CSKH Chăm sóc khách hàng ĐL Đại lý CN Chi nhánh VT- CNTT Viễn thông- Công nghệ thông tin VT Viễn thông CNTT Công nghệ thông tin HTND Hệ thống nhận diện viii
  9. MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾU CỦA ĐỀ TÀI Thương hiệu là một dấu hiệu đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hóa hay một dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay một tổ chức. Đối với doanh nghiệp, thương hiệu là khái niệm trong người tiêu dùng về sản phẩm, dịch vụ với dấu hiệu của doanh nghiệp gắn lên bề mặt sản phẩm dịch vụ nhằm khẳng định chất lượng, xuất xứ. Thương hiệu là một tài sản vô hình quan trọng và đối với các doanh nghiệp lớn, giá trị thương hiệu của doanh nghiệp chiếm một phần đáng kể trong tổng giá trị của doanh nghiệp. Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế là cơ hội để phát triển nhưng cũng ẩn chứa nhiều thách thức đối với mọi nền kinh tế, nhất là ở những quốc gia đang phát triển như Việt Nam chúng ta. Một quốc gia muốn phát triển nhanh chóng thì đặc biệt chú trọng tới ngành công nghệ thông tin- điện tử viễn thông, bởi nó là công cụ hữu ích trong việc phát triển kinh tế toàn diện. Tập đoàn “ Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT) “ là một trong những tập đoàn đi đầu về lĩnh vực cung cấp các dịch vụ công nghệ thông tin- điện tử viễn thông trên khắp cả nước. Đóng góp vô cùng lớn tới việc phát triển kinh tế đất nước, chính vì vậy việc xây dựng vào phát triển thương hiệu VNPT là việc hết sức quan trọng khi nên kinh tế thị trường có những đối thủ cạnh tranh khốc liệt. Công ty viễn thông Bắc Ninh (VNPT Bắc Ninh) là một công ty con của tập đoàn “Bưu chính viễn thông Việt Nam” trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh được thành lập vào năm 2008 sau khi tách riêng tổng công ty bưu điện Việt Nam ra khỏi tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam. Sau khi hình thành vào năm 2008 công ty đẩy mạnh kinh doanh các lĩnh vực: Mạng di động vinaphone, mạng internet VNPT, truyền hình MyTV, mạng điện thoại cố định… Tổ chức bộ máy bao gồm 1
  10. - Văn phòng viễn thông tỉnh: Đứng đầu là ban giám đốc, xong đến các phòng nhân sự tổng hợp, kế hoạch kế toán, kỹ thuật đầu tư… - Bên dưới là các trung tâm trực thuộc đặt tại các huyện: VNPT Thuận Thành, VNPT Lương Tài, VNPT Gia Bình, VNPT Từ Sơn, VNPT Quế Võ, VNPT Tiên Du, VNPT thành phố Bắc Ninh, VNPT Yên Phong, Trung tâm công nghệ thông tin, trung tâm điều hành thông tin. Trong giai đoạn 2013-2017, VNPT đã có bước đột phá mạnh trong tăng trưởng doanh thu địa bàn lên tới 30%. Là đơn vị đứng đầu về mạng lưới internet trong toàn tỉnh lên tới 46%. Bên cạnh nhưng thành công trên thì vẫn còn những hạn chế trong công tác xây dưng truyền hình MyTV, tỷ lệ rời mạng internet còn cao, thuê bao cố định bị sụt giảm… Thực trạng hiện nay đang vấp phải sự cạnh tranh tới từ các công ty như Viettel Bắc Ninh, FPT Bắc Ninh… Chính vì vậy cần có chiến lược xây dựng, phát triển thương hiệu một cách khoa học, cụ thể. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này phù hợp với chuyên ngành tôi đang học cùng với sự hướng dẫn của T.S Lê Văn Chính, sự giúp đỡ của các lãnh đạo và nhân viên trong công ty, tôi chọn vấn đề “Một số giải pháp tăng cường công tác xây dựng và phát triển thương hiệu VNPT trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình. 2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI Đề xuất một số giải pháp xây dựng và phát triển thương hiệu VNPT trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh cho công ty viễn thông Bắc Ninh (VNPT Bắc Ninh) nhằm nâng cao thương hiệu, tăng lượng khách hàng cũng như đáp ứng việc thực hiện đúng mục tiêu, nhiệm vụ đề ra của Công ty trong bối cảnh cạnh tranh ngày nay. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đề tài được thực hiện dựa vào 2 phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp điều tra xã hội học và phương pháp thống kê mô tả. Phương pháp điều tra được sử 2
  11. dụng để phân tích, đánh giá mức độ nhận biết thương hiệu, đặc biệt là thương hiệu VNPT Bắc Ninh. Đề tài sử dụng các số liệu sơ cấp thông qua hình thức phỏng vấn khách hàng. Các dữ liệu thứ cấp được thu thập từ nguồn số liệu của VNPT Bắc Ninh. Bên cạnh đó dữ liệu còn được thu thập từ nguồn số liệu thống kê của sở thông tin truyền thông tỉnh Bắc Ninh, tập đoàn VNPT, mạng Internet và các số liệu đã công bố. 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU  Đối tượng nghiên cứu: Công tác xây dựng và phát triển thương hiệu của công ty viễn thông Bắc Ninh.  Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung và không gian: Tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận, thực trạng về xây dựng, phát triển thương hiệu của công ty viễn thông Bắc Ninh. - Thời gian: Đánh giá thực trạng thương hiệu của công ty viễn thông Bắc Ninh trong giai đoạn 2013-2017, đề xuất giải pháp chiến lược trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu cho công ty viễn thông Bắc Ninh trong giai đoạn 2019-2023 5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI a. Ý nghĩa khoa học Góp phần hệ thống hóa và cập nhật cơ sở lý luận về xây dựng, phát triển thương hiệu của doanh nghiệp. Những nghiên cứu này có giá trị tham khảo cho việc nghiên cứu chuyên sâu, giảng dạy về chiến lược xây dựng thương hiệu trong các doanh nghiện hiện nay b. Ý nghĩa thực tiễn Những phân tính đánh giá và giải pháp đề xuất là những tham khảo hữu ích, có giá trị gợi mở trong công tác xây dưng, phát triển thương hiệu cho công ty viễn thông Bắc Ninh và trong các doanh nghiệp ở nước ta trong giai đoạn hiện nay 6. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận văn sẽ phải nghiên cứu, giải quyết những vấn đề sau 3
  12. - Tổng quan tình hình nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, kinh nghiệm về chiến lược xây dựng phát triển thương hiệu trong doanh nghiệp - Thực trạng thương hiệu VNPT trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn 2019- 2024 và làm rõ những nguyên nhân vấn đề còn tồn tại - Phương hướng và một số giải pháp hoàn thiện chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu tại công ty viễn thông Bắc Ninh 7. NỘI DUNG CỦA LUẬN VĂN Ngoài phần mở đầu, kết luận kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được cấu trúc với 3 chương nôi dung chính sau: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về thương hiệu và xây dựng phát triển thương hiệu của doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu của công ty VNPT Bắc Ninh Chương 3: Một số giải pháp xây dựng và phát triển thương hiệu VNPT trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn 2019-2024 4
  13. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THƯƠNG HIỆU VÀ XÂY DỰNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU CỦA DOANH NGHIỆP 1.1 Tổng quan về thương hiệu 1.1.1 Khái niệm về thương hiệu Theo tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) thì: “Thương hiệu là một dấu hiệu (hữu hình và vô hình) đặc biệt để nhận biết một SP hàng hóa hay một DV nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay một tổ chức. Đối với DN, thương hiệu là khái niệm trong người tiêu dùng về SPDV với dấu hiệu DN gắn lên bề mặt SPDV nhằm khẳng định chất lượng và xuất xứ. Thương hiệu là một tài sản vô hình quan trọng và đối với các DN lớn, giá trị thương hiệu của DN chiếm một phần đáng kể trong tổng giá trị của DN”. Theo Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ: “Thương hiệu là một cái tên, từ ngữ, ký hiệu, biểu tượng hoặc hình vẽ, kiểu thiết kế… hoặc tập hợp tất cả các yếu tố nhằm xác định và phân biệt hàng hóa DV của một người bán với hàng hóa và DV của các đối thủ cạnh tranh” Theo Hiệp hội nhãn hiệu thương mại quốc tế ITA(International Trademark Association): “Thương hiệu bao gồm những từ ngữ, tên gọi, biểu tượng hay bất kỳ sự kết hợp nào giữa các yếu tố trên được dùng trong thương mại để xác định và phân biệt hàng hóa của các nhà sản xuất hoặc người bán với nhau và để xác định nguồn gốc của hàng hóa đó”. Ở Việt Nam, khái niệm thương hiệu thường được hiểu đồng nghĩa với nhãn hiệu hàng hóa. Tuy nhiên, trên thực tế khái niệm thương hiệu được hiểu rộng hơn nhiều, nó có thể là bất cứ gì gắn liền với SPDV nhằm làm cho chúng được nhận diện dễ dàng và khác biệt so với các SPDV cùng loại. Điều 785 Bộ luật dân sự Việt Nam có đề cập: “Nhãn hiệu hàng hóa là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, DV cùng loại của các cơ sở sản xuất kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu hàng hóa có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp giữa các yếu tố đó được thể hiện bằng màu sắc”. Như vậy, qua những định nghĩa trên, có thể thấy rằng thương hiệu là một tên gọi, tổ hợp màu sắc, 5
  14. biểu tượng, hình tượng, dấu hiệu để phân biệt SP hay DN này với SP hay DN khác. Thương hiệu là niềm tin, là tình yêu mà KH và công chúng dành cho DN. Thương hiệu là tên gọi chung của các dấu hiệu thương mại riêng biệt được pháp luật công nhận dành cho cá nhân hoặc tổ chức để giúp phân biệt với cá nhân hoặc tổ chức khác 1.1.1.1 Phân biệt thương hiệu và nhãn hiệu hàng hóa Trong tiếng Anh, Brand có nghĩa là nhãn hiệu. Tuy nhiên cùng với sự phát triển của Marketing, Brand còn dần dần được hiểu theo nghĩa rộng hơn, đó là thương hiệu. Tuy nhiên ở Việt Nam, nhiều người vẫn còn sự nhầm lẫn giữa hai thuật ngữ này. Những điểm khác biệt cơ bản giữa thương hiệu và nhãn hiệu được thể hiện trong bảng sau: Bảng 1.1: Phân biệt thương hiệu và nhãn hiệu Thương hiệu Nhãn hiệu - Là một khái niệm trừu tượng, khó xác - Có giá trị cụ thể, thông qua màu sắc, ý nghĩa, định giá trị. trang trí. Giá trị - Là tài sản vô hình của một DN. - Là tài sản hữu hình của một DN. - Là phần hồn của DN. - Là phần xác của DN. - Thương hiệu không hiện diện trên các - Nhãn hiệu là tên và biểu tượng hiện diện trên văn bản pháp lý, nó nói lên chất lượng SP, văn bản pháp lý, xây dựng trên hệ thống pháp Về mặt uy tín và sự tin cậy của KH dành cho SP luật quốc gia được DN đăng ký và cơ quan pháp lý trong tâm trí người tiêu dùng. chức năng bảo hộ. - Thương hiệu được xây dựng trên hệ - Do DN xây dựng dựa trên hệ thống luật pháp thống tổ chức của công ty. quốc gia. - Do bộ phận chức năng quản lý. Về mặt - Phải đăng ký với cơ quan chức năng để bảo vệ - Phải xây dựng chiến lược marketing và quản lý quyền sử dụng và khởi kiện vi phạm. quảng bá. (Nguồn: Thương hiệu dành cho nhà lãnh đạo – Richard Moore) Sự phân biệt trên cũng chỉ là tương đối, bởi nhãn hiệu cũng là một bộ phận của thương hiệu, một bộ phận thường được sự bảo hộ của pháp luật. 1.1.1.2 Sự nhận biết thương hiệu Nhận biết thương hiệu là khả năng nhận ra hoặc nhớ ra rằng thương hiệu ấy là một trong những thương hiệu của một loại sản phẩm hoặc loại sản phẩn ấy có một thương hiệu như thế 6
  15. Những người tiêu dùng thường lựa chọn những sản phẩm, dịch vụ có thương hiệu biết đến thay vì lựa chọn những sản phẩm, dịch vụ họ chưa bao giờ nghe đến. Vấn đề đặt ra là xây dựng thương hiệu cần làm sao để gia tăng khả năng biết đến thương hiệu của khách hàng và công chúng, mức độ biết đến càng cao thì càng thành công 1.1.2 Các thành phần nhận dạng thương hiệu Một thương hiệu mạnh cần thỏa mãn nhiều yếu tố. Vì vậy, việc lựa chọn các yếu tố thương hiệu cũng cần có những nguyên tắc khoa học riêng, cần xem xét lựa chọn các yếu tố thương hiệu khác nhau và sự kết hợp chúng sao cho đạt được hiệu quả cao nhất 1.1.2.1 Tên thương hiệu Tên gọi là ấn tượng đầu tiên trong chiến lược thu hút KH và một cái tên tốt sẽ giành được ưu thế ngay từ lần đầu tiếp xúc. Dưới góc độ thương hiệu, tên gọi là thành phần cơ bản vì nó thường là yếu tố chính hoặc là liên hệ chính của SP một cách cô đọng và tinh tế. Tên gọi là ấn tượng đầu tiên về một DN hay một loại SPDV trong nhận thức của người tiêu dùng. Vì thế tên gọi là một yếu tố quan trọng thể hiện khả năng phân biệt của người tiêu dùng khi đã nghe hoặc nhìn thấy nhãn hiệu và cũng là yếu tố cơ bản gợi nhớ SPDV trong những tình huống mua hàng (Vũ Chí Lộc và Lê Thị Thu Hà, 2007) Thông thường tên thương hiệu được tạo ra theo hai cách: sử dụng nhóm các từ tự tạo ra mà không hàm chứa ý nghĩa gì cả và sử dụng những dấu hiệu có sẵn trong tự nhiên và ít nhiều có liên tưởng đến SPDV. Ví dụ: BMW là nhóm các từ tự tạo không mang ý nghĩa gì, bia Tiger là sử dụng hình ảnh con hổ để liên tưởng đến sự mạnh mẽ, oai phong. Mỗi cái tên đều được ra đời bằng những cách sáng tạo riêng, không theo một khuôn mẫu có sẵn nào ngay cả khi chúng do cùng một nhóm tác giả sáng tạo ra. Tuy nhiên có một số qui tắc chung phải lưu ý khi đặt tên thương hiệu: - Dễ nhớ: đơn giản, dễ phát âm, dễ đánh vần. - Có ý nghĩa: gần gũi, có ý nghĩa, có khả năng liên tưởng. - Dễ chuyển đổi khi cần thiết: có thể dùng cho nhiều SP trong cùng một chủng loại, dễ thay đổi để được chấp nhận giữa các lãnh thổ và nền văn hóa khác nhau. 7
  16. - Gây ấn tượng: tên thương hiệu cần gây được ấn tượng khi đọc và có tính thẩm mỹ. Thông thường những từ có ý nghĩa hay và đẹp sẽ được chọn làm tên thương hiệu, ví dụ như: Lux, Elite, Super… Đáp ứng yêu cầu bảo hộ: có khả năng phân biệt, không trùng, không tương tự với những gì người khác đã đăng ký trước đó. 1.1.2.2 Logo và biểu tượng đặc trưng Dưới góc độ thương hiệu, logo là thành phần đồ họa góp phần quan trọng trong việc xây dựng nhận thức của KH về thương hiệu. Cùng với tên gọi, logo là cách giới thiệu bằng hình ảnh của DN. Logo có thể tạo ra liên tưởng đến thương hiệu thông qua ý nghĩa tự có của nó hoặc thông qua chương trình tiếp thị hỗ trợ. Một khi logo đã tạo được ấn tượng tốt đẹp với KH thì nó sẽ là yếu tố truyền tải tốt nhất thông điệp của thương hiệu (Vũ Chí Lộc và Lê Thị Thu Hà, 2007). Ví dụ: khi thấy một chiếc xe hơi trên mũi xe biểu tượng hình ngôi sao 3 cánh, đó là dòng xe Mercedes-Benz, nếu biểu tượng hình cánh quạt trắng xanh thì đó là BMW… Hình ảnh logo luôn là hình ảnh đầu tiên nhắc tới thương hiệu DN, thương hiệu SPDV. Chỉ với những logo trên một SP cùng loại, người tiêu dùng đã có thể phân biệt thương hiệu của từng nhà sản xuất. Do tính đồ họa cao, logo rất dễ nhận biết và tăng khả năng phân biệt của SP. Hơn nữa logo ít hàm chứa ý nghĩa của một SP cụ thể nên có thể dùng logo cho nhiều chủng loại SP khác nhau. Các DN thường xây dựng logo như là một phương tiện để thể hiện xuất xứ SP, thể hiện cam kết chất lượng SP của DN. Dưới góc độ sáng tạo, logo có 3 loại: - Thứ nhất là các logo dưới dạng chữ được cách điệu từ tên nhãn hiệu, tên DN. Ví dụ: logo của IBM, Microsoft, Sony, Biti’s… sử dụng các kiểu chữ được viết cách điệu rất ấn tượng - Thứ hai là các logo sử dụng hình ảnh để giới thiệu lĩnh vực kinh doanh của DN, ví dụ như một hãng phim sử dụng hình ảnh một rạp chiếu phim, một DN sản xuất pin sử dụng hình ảnh con thỏ. 8
  17. - Thứ ba là các logo đồ họa trừu tượng, ví dụ logo hình boomerang của Nike. Theo các chuyên gia trong lĩnh vực Marketing, loại logo này chỉ có ý nghĩa khi DN có thể truyền tải được những thông điệp về DN tới các KH thông qua những liên tưởng mà nó đi kèm, logo của Nike qua quá trình tiếp thị quảng bá theo năm tháng đã được chuyển tải thành “dấu hiệu nhận biết” cho một phong cách thể thao. Khi thiết kế logo, mục tiêu của DN là tạo ra logo có hình ảnh dễ nhớ, để lại ấn tượng lâu dài trong trí nhớ của KH, đây là những tiêu chí cần quan tâm khi thiết kế logo: - Logo mang hình ảnh của DN: các yếu tố hình ảnh cần khắc họa được điểm khác biệt, tính vượt trội của DN. - Logo có ý nghĩa văn hóa đặc thù. - Dễ hiểu: các yếu tố đồ họa hàm chứa hình ảnh thông dụng. - Logo phải đảm bảo tính cân đối và hài hòa, tạo thành một chỉnh thể thống nhất. Ngoài ra, khi thiết kế logo cần phải loại bỏ những yếu tố biểu tượng đã trở nên phổ biến trong một số lĩnh vực nào đó (mất khả năng phân biệt, không được bảo hộ). Ví dụ: logo hình con rồng cho các SP bánh đậu xanh, logo hình chim hạc cách điệu cho các DV du lịch… Trong một chừng mực nhất định, những biểu tượng này mang ý nghĩa văn hóa đặc thù, gần gũi với người tiêu dùng nhưng khi đã trở nên phổ biến và được sử dụng rộng rãi thì đồng thời chúng cũng mất dần khả năng phân biệt, do đó không còn tác dụng trong quá trình phát triển thương hiệu. 1.1.2.3 Tính cách thương hiệu Tính cách là hình thức thể hiện đặc biệt- một cách hình tường hóa về thương hiệu, nó có thể được gắn với một con người hoặc một phong cách cụ thể. Tính cách của một thương hiệu thường được tạo dựng, giới thiệu và đóng vai trò trung tâm trong các chương trình quảng cáo và thiết kế bao bì. Giống như các yếu tố thương hiệu khác, tính cách thương hiệu có nhiều hình thức thể hiện Ưu điểm của tính cách thương hiệu: - Là công cụ hữu hiệu nhằm tạo ra và tăng cường nhận thức của khách hàng về thương hiệu. 9
  18. - Thông qua những hình ảnh liên hệ sống động của các mục quảng cáo nó có thể liên hệ, dẫn dắt khách hàng đến với những lợi ích mà họ mong đợi. Tức là tạo ra cho họ một kiểu mẫu tiêu dùng sản phẩm phù hợp với tính cách mà họ mong muốn - Bởi tính cách chứa đựng yếu tố con người nên nó có thể làm cho thương hiệu trở nên hóm hỉnh, thú vị và đầy ấn tượng; Do tính cách thương hiệu không gắn liền với ý nghĩa của một sản phẩm cụ thể nên nó có thể chuyển đổi dễ dàng cho các loại sản phẩm khác nhau - Nếu trong trường hợp tính cách thương hiệu trở nên quá hấp dẫn, nó có thể làm giảm sự chú ý của khách hàng đến những yếu tố quan trọng khác, do đó làm giảm khả năng nhận biết về thương hiệu. 1.1.2.4 Slogan Là một đoạn ngắn thông tin mô tả hoặc thuyết phục về thương hiệu theo một cách nào đó. Một số còn làm tăng nhận thức thương hiệu rõ rệt hơn vì tạo nên mối liên hệ mạnh giữa thương hiệu và chủng loại SP. Quan trọng nhất là slogan giúp củng cố, định vị thương hiệu và tạo nên sự khác biệt. Thông thường slogan phải có nội dung súc tích, chứa đựng những ý nghĩa và thông điệp mà DN muốn gửi gắm đến người tiêu dùng (Vũ Chí Lộc và Lê Thị Thu Hà, 2007). Và ngược lại với SPDV, con người tốt sẽ góp phần thẩm thấu sâu vào tâm trí KH, vào lòng người tiêu dùng thông qua một khẩu hiệu hay. Các tiêu chí mà DN thường quan tâm khi thiết kế slogan: - Thứ nhất, slogan phải dễ nhớ. Nghĩa là slogan phải tồn tại được trong trí nhớ của người tiêu dùng, nhắc đến slogan người tiêu dùng phải gợi nhớ đến DN, SP. Ví dụ: slogan “Quá tiện lợi!” của G7Mart, slogan này khẳng định chuỗi cửa hàng tạp hóa tiện lợi cho người tiêu dùng khi cần đến một SP thiết yếu nhỏ nhặn nhất mỗi ngày. Khi cần là nhớ ngay đến G7Mart – Quá tiện lợi! - Thứ hai, slogan phải thể hiện được những đặc tính và ích lợi chủ yếu của SPDV. Ví dụ: Electrolux với “Hơn 20 năm vẫn chạy tốt” nêu bật độ bền đáng kinh ngạc của các SP mang thương hiệu Electrolux, hay khi nói về Nike, người tiêu dùng sẽ liên tưởng ngay đến sự mạnh mẽ, trẻ trung, tự tin nhờ slogan “Just do it!” 10
  19. - Thứ ba, slogan phải ấn tượng và tạo nên sự khác biệt. Khi các thương hiệu đi kèm các slogan xuất hiện trên khắp các phương tiện thông tin đại chúng thì việc làm cho slogan trở nên khác biệt cũng là yêu cầu đặt ra khi thiết kế slogan. Ví dụ: bia Tiger nhắm vào đối tượng KH là những người thành đạt, khẳng định tính cấp tiến của người Châu Á muốn vươn lên tầm thế giới… Slogan “Tiger beer – bản lĩnh đàn ông” đã tạo ra sự khác biệt giữa Tiger với các hãng bia khác. Ngoài ra, còn một đặc tính rất quan trọng của slogan, đặc biệt là đối với các DN muốn mở rộng thương hiệu ra phạm vi quốc tế, đó là tính khái quát cao và dễ chuyển đổi. Ví dụ: “Bitis’s – nâng niu bàn chân Việt” là slogan rất thành công ở thị trường Việt Nam nhưng khi phát triển thương hiệu ra ngoài phạm vi quốc gia thì slogan đó không còn phù hợp nữa. 1.1.2.5 Nhạc hiệu Nhạc hiệu là một yếu tố cấu thành thương hiệu được thể hiện bằng âm nhạc, thông thường thông điệp này được sáng tác và biên soạn bởi các nhạc sĩ chuyên nghiệp. Nhạc hiệu có sức hút và lôi cuốn người nghe và làm cho mục quảng cáo trở nên hấp dẫn và sinh động. Nhạc hiệu có thể là một đoạn nhạc nền hoặc một bài hát ngắn, thực chất đây là một hình thức mở rộng của khẩu hiệu. Có rất nhiều đoạn nhạc đã rất thành công đến mức chỉ cần nghe đến đoạn nhạc họ đã biết đó là thương hiệu gì. Như vậy, đoạn nhạc đã trở thành một đặc điểm nhận biết của một thương hiệu. Nhạc hiệu có thể tăng cường nhận thức của khách hàng về tên thương hiệu bằng cách lặp đi lặp lại một cách khéo léo tên thương hiệu trong đoạn nhạc hát. Đoạn nhạc hát này nếu được biên soạn có vần điệu, ngắn gọn với ý nghĩa vui nhộn, hóm hỉnh, nó rất dễ trở thành những bài hát giống như khúc đồng giao được lưu truyền rất nhanh và rộng trong công chúng. Tuy nhiên, do thuộc tính vốn có của nó, nhạc hiệu không có tính chuyển giao cao như các yếu tố khác. Nhạc hiệu cũng có thể truyền tải những lợi ích của thương hiệu nhưng chỉ có thể dưới hình thức gián tiếp và trừu tượng. Hơn nữa, nó cũng không thể bổ sung cho logo hay biểu tượng. Nó cũng không thể được gắn lên các bao bì sản phẩm, hay các pano, áp phích quảng cáo. 11
  20. 1.1.2.6 Bao bì Bao bì không chỉ có tác dụng bảo vệ, mô tả và giới thiệu SP mà nó còn chứa đựng rất nhiều nhân tố tác động đến KH và quyết định lựa chọn mua hàng của họ. Bao bì là yếu tố quan trọng giúp người tiêu dùng nhận biết SP trong vô số các SP cùng loại. Những bao bì được thiết kế đẹp, tiện dụng sẽ giúp cho người tiêu dùng gắn bó với thương hiệu (Vũ Chí Lộc và Lê Thị Thu Hà, 2007) Ví dụ: kem đánh răng đựng trong bình có thể bơm ra (chứ không phải bóp) tạo sự tiện lợi, tiết kiệm, không làm nhăn nhúm bao bì. Nắp chai dầu gội đầu được thiết kế dưới đáy giúp cho người dùng không phải mất thời gian dốc chai để lấy dầu, hơn nữa sẽ giúp tiết kiệm đến từng ml dầu cuối cùng. Để thiết kế bao bì phù hợp với SP và góp phần xây dựng thành công thương hiệu, DN cần chú ý các điểm sau: - Bao bì phù hợp với tính chất SP: bảo vệ SP là một trong những chức năng quan trọng nhất của bao bì. Tuy nhiên không thiếu bao bì đã không xem trọng chức năng này, bao bì phải được thiết kế làm sao bảo vệ được SP bên trong một cách an toàn nhất. - Bao bì phải mang phong cách riêng của thương hiệu: đây là tiêu chuẩn đầu tiên khi thiết kế bao bì. Cần phối hợp nhất quán các yếu tố màu sắc, hình khối, kiểu dáng giúp cho việc nhận dạng thương hiệu nhanh hơn và giúp cho KH có thể nhớ những đặc tính riêng của SP. - Ấn tượng: thiết kế và đóng gói bao bì thể hiện được một phần của SP bên trong bao bì. Sự ấn tượng, nổi bật của bao bì tạo ra sự khác biệt. Khi lựa chọn mua hàng, người tiêu dùng so sánh, nhận định với hàng loạt những SP khác với rất nhiều phong cách và màu sắc đa dạng. Và để có thể cạnh tranh được, nhà thiết kế phải làm cách nào để SP của mình sẽ là điểm nhấn giữa một loạt các SP khác. - Hấp dẫn: trong một số ngành hàng, đặc biệt trong ngành mỹ phẩm, bao bì phải thể hiện được sự lôi cuốn, hấp dẫn, gây thiện cảm và nhấn mạnh các đặc tính của SP. Ví dụ: SP được thiết kế dành cho nam giới bao bì phải thể hiện được sự mạnh mẽ, nam tính; khác hẳn với SP dành cho nữ giới với những đường nét mềm mại, quyến rũ. - Tiện dụng: trong cuộc cạnh tranh ngày nay, người ta thường tìm cách cung cấp thêm sự tiện dụng cho bao bì, những chi tiết tưởng chừng nhỏ nhặt đôi khi sẽ là một lợi thế 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
50=>2