Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Nâng cao chất lượng cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Đống Đa, Hà Nội
lượt xem 11
download
Mục tiêu chung bao trùm luận văn là nghiên cứu hoạt động cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Đống Đa, Hà Nội (gọi tắt là Agribank chi nhánh Đống Đa, Hà Nội) từ đó đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng cho vay tại tại Chi nhánh trong thời gian tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Nâng cao chất lượng cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Đống Đa, Hà Nội
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN HẢI ANH NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA - HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH THÁI NGUYÊN 2020
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN HẢI ANH NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA - HÀ NỘI NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH Mã số: 8.34.01.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Lan Anh THÁI NGUYÊN 2020
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản Luận văn tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, kiến thức khoa học, nghiên cứu khảo sát tình hình thực tiễn với sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Lan Anh. Các số liệu tổng hợp, phân tích trong Luận văn là hoàn toàn trung thực, các luận điểm và phương hướng, giải pháp đưa ra xuất phát từ kinh nghiệm và thực tiễn. Nội dung của luận văn có tham khảo và sử dụng một số thông tin, tài liệu từ các nguồn sách, tạp chí được liệt kê trong danh mục các tài liệu tham khảo. Tác giả Nguyễn Hải Anh
- ii LỜI CẢM ƠN Cá nhân tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Lan Anh, mặc dù rất hạn hẹp về thời gian nhưng Cô đã dành nhiều công sức và kinh nghiệm quý báu của mình để hướng dẫn tôi một cách nhiệt tình, chu đáo. Tôi xin cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, các thầy, cô giáo trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên đã tận tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài. Xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo, cán bộ, đồng nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt nam chi nhánh Đống Đa – Hà Nội đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành tốt việc học tập và nghiên cứu trong thời gian qua. Hà Nội, tháng 01 năm 2020 Tác giả Nguyễn Hải Anh
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i MỤC LỤC ....................................................................................................... iii DANH MỤC BẢNG ....................................................................................... vi DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ .................................................................. vii MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 2 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .................................................................... 3 4. Những đóng góp của luận văn ...................................................................... 3 5. Bố cục luận văn ............................................................................................. 4 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ........................................ 5 1.1. Tổng quan về cho vay của Ngân hàng thương mại .................................... 5 1.1.1. Khái niệm về cho vay.............................................................................. 5 1.1.2. Các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động cho vay .................................... 5 1.1.3. Điều kiện cho vay vốn............................................................................. 7 1.1.4. Phân loại cho vay .................................................................................... 9 1.2. Chất lượng cho vay của Ngân hàng thương mại ...................................... 13 1.2.1. Khái niệm về chất lượng cho vay của Ngân hàng thương mại ............. 13 1.2.2. Ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng cho vay của NHTM ................. 15 1.2.3. Nội dung nâng cao chất lượng cho vay tại NHTM ............................... 16 1.2.4. Nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng cho vay ........................................... 23 1.3. Cơ sở thực tiễn về biện pháp nâng cao chất lượng cho vay trong hoạt động của các Ngân hàng thương mại. ............................................................. 30 1.3.1. Kinh nghiệm ở Ngân hàng thương mại trong nước .............................. 30 1.3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Agribank Chi nhánh Đống Đa, Hà Nội. ... 34 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................... 36 2.1. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 36
- iv 2.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 36 2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................ 36 2.2.2. Phương pháp phân tích thông tin .......................................................... 38 2.2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu .......................................................... 39 CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA, HÀ NỘI ............................................................. 44 3.1. Tổng quan về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Chi nhánh Đống Đa, Hà Nội ................................................................. 44 3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển............................................................ 44 3.1.2. Cơ cấu tổ chức....................................................................................... 46 3.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm ......................................... 48 3.2. Chính sách và Quy trình cho vay tại Agribank – Đống Đa ..................... 55 3.2.1. Chính sách cho vay của Agribank......................................................... 55 3.2.2. Quy trình cho vay tai Agribank Đống Đa ............................................. 62 3.3. Thực trạng chất lượng cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Đống Đa, Hà Nội ..................................... 65 3.3.1. Thực trạng chất lượng cho vay tại Agribank Chi nhánh Đống Đa, Hà Nội. . 65 3.3.2. Đánh giá của khách hàng chất lượng cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa, Hà Nội. .... 71 3.4. Thực trạng nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Đống Đa. ............................................ 77 3.4.1. Ban hành các chính sách cho vay khách hàng ...................................... 77 3.4.2. Quá trình tổ chức, triển khai cho vay khách hàng ................................ 87 3.4.3. Công tác kiểm tra giám sát .................................................................... 88 3.4.4. Các hoạt động điều chỉnh ...................................................................... 88 3.5. Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa, Hà Nội90 3.5.1. Nhân tố khách quan ............................................................................... 90
- v 3.5.2. Nhân tố chủ quan .................................................................................. 92 3.6. Kết quả đạt được và những hạn chế về chất lượng cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa, Hà Nội94 3.6.1. Những kết quả đạt được ........................................................................ 94 3.6.2. Những hạn chế trong công tác cho vay ................................................. 96 3.6.3. Nguyên nhân hạn chế trong công tác cho vay ...................................... 97 CHƯƠNG 4 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA, HÀ NỘI ................................................ 100 4.1. Định hướng hướng và mục tiêu phát triển của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Đống Đa ................................... 100 4.1.1. Định hướng, mục tiêu phát triển chung của Agribank........................ 100 4.1.2. Định hướng mục tiêu phát triển hoạt động cho vay của Agribank Đống Đa ........................................................................................................ 102 4.2. Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam-Chi nhánh Đống Đa, Hà Nội ..................... 103 4.2.1. Nâng cao chất lượng cán bộ thẩm định............................................... 103 4.2.2. Đảm bảo thực hiện tốt hơn quy trình cho vay..................................... 106 4.2.3. Thực hiện tốt công tác kiểm tra trước trong và sau khi cho vay ........ 107 4.2.4. Hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay ................................................ 107 4.2.5. Thực hiện tốt công tác thu hồi nợ quá hạn, nợ xấu ............................. 108 4.2.6. Nhóm giải pháp khác .......................................................................... 109 4.3. Kiến nghị ................................................................................................ 110 4.3.1. Kiến nghị với Chính phủ và Nhà nước ............................................... 110 4.3.2. Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam . 111 KẾT LUẬN .................................................................................................. 113 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 115 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 118
- vi DANH MỤC BẢNG Bảng số 2.1: Số mẫu điều tra .......................................................................... 38 Bảng 3.1. Tình hình huy động vốn của Chi nhánh giai đoạn 2015-2017 ....... 48 Bảng 3.2. Dư nợ cho vay các năm .................................................................. 51 Bảng 3.3. Kết quả thu nhập, chi phí của Chi nhánh........................................ 53 Bảng 3.4. Lãi suất tiền vay của Agribank ....................................................... 62 Bảng 3.5. Dư nợ cho vay phân theo loại nợ .................................................... 66 Bảng 3.6. Dư nợ phân theo nhóm khách hàng ................................................ 67 Bảng 3.7. Hiệu suất sử dụng vốn của chi nhánh ............................................. 69 Bảng 3.8. Thu nhập từ hoạt động cho vay và lãi treo ..................................... 69 Bảng 3.9. Thông tin chung về đối tượng điều tra ........................................... 71 Bảng 3.10. Đánh giá sự hài lòng của khách hàng đối với hoạt động tín dụng của Agribank CN Đống Đa ............................................................. 73 Bảng 3.11. Chính sách khách hàng tại ngân hàng .......................................... 78 Bảng 3.12. Bảng đánh giá và phân loại khách hàng của Chi nhánh ............... 80 Bảng 3.13. Quy mô cho vay đối với khách hàng tại ngân hàng ..................... 80 Bảng 3.14. Một số thông tư và chính sách cơ bản .......................................... 81 Bảng 3.15. Chính sách về các khoản đảm bảo ................................................ 82 Bảng 3.16. Các mục của hợp đồng cho vay .................................................... 85 Bảng 3.17. Một số giải pháp nhằm kiểm soát rủi ro cho vay tại Chi nhánh ... 86
- vii DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Biểu đồ Biểu đồ 3.1. Quy mô huy động vốn các năm .................................................. 49 Biểu đồ 3.2. Cơ cấu vốn huy động theo thời hạn và thành phần kinh tế ........ 50 Biểu đồ 3.3. Dư nợ theo kỳ hạn ...................................................................... 52 Biểu đồ 3.4 Thu nhập, chi phí của Chi nhánh ................................................. 54 Biểu đồ 3.5 Dư nợ cho vay theo đối tượng khách hàng ................................. 68 Biểu đồ 3.6. Thực trạng thu nhập .................................................................... 70 Biểu đồ 3.7. Lãi suất cho vay tiêu dùng của một số NHTM ở Việt Nam ....... 98 Sơ đồ Sơ đồ 3.1. Mô hình tổ chức Agribank – Chi nhánh Đống Đa, Hà Nội ........... 47
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cùng với sự tăng trưởng và phát triển không ngừng của nền kinh tế, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn với tốc độ tăng trưởng kinh tế khá ổn định. Nhu cầu vốn đã trở nên vô cùng quan trọng, cấp thiết cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, đổi mới trang thiết bị máy móc cũng như chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Với hoạt động cho vay và các dịch vụ đa dạng, ngân hàng đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu vốn của khách hàng, góp phần đáng kể vào sự nghiệp phát triển đất nước, trở thành mắt xích quan trọng cấu thành lên sự vận động nhịp nhàng của nền kinh tế Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế vĩ mô đang trong thời kỳ chưa ổn định, môi trường pháp lý đang dần hoàn thiện, tỷ lệ lạm phát tăng cao, gía vàng biến đổi thất thường, thị trường bất động sản chưa khởi sắc nên hoạt động kinh doanh của các NHTM còn nhiều khó khăn, nhất là chất lượng cho vay chưa cao biểu hiện nợ quá hạn, nợ khó đòi hay còn gọi là nợ xấu còn lớn. Việc phân tích một cách chính xác, khoa học những nguyên nhân phát sinh rủi ro của hoạt động cho vay để từ đó tìm ra các giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng cho vay mang tính cấp bách và chiến lược lâu dài được các ngân hàng quan tâm tới. Hoạt động tín dụng tạo ra phần lớn tài sản trong tổng tài sản của các NHTM và là hoạt động tạo ra nguồn thu nhập chính của mỗi ngân hàng dưới hình thức thu thập từ lãi cho vay. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích đem lại thì hoạt động này luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng, thậm chí có thể gây tổn thất rất lớn, dẫn đến mất khả năng thanh toán hay phá sản của ngân hàng. Chính vì vậy mà “chất lượng cho vay” luôn là vấn đề “sống còn” trong hoạt động kinh doanh của NH. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Đống Đa, hoạt động trên địa bàn Thủ đô – Trung tâm kinh tế chính trị của cả nước. Đây
- 2 là môi trường hấp dẫn, vừa là tiềm năng lớn trong kinh doanh nhưng đồng thời cũng là thách thức không nhỏ đối với chi nhánh. Kề từ khi thành lập, chi nhánh đã từng bước phấn đấu, ngày một hoàn thiện hơn và đạt được nhiều thành tựu đáng kể, có tốc độ phát triển tương đối nhanh về mọi mặt. Nhờ vậy, doanh số cho vay tại Chi nhánh không ngừng gia tăng đạt 2582 tỷ đồng năm 2017 tăng 807 tỷ đồng so với năm 2016 và tăng 1564 tỷ đồng so với năm 2015. Thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng lớn (hơn 70%) trong cơ cấu thu nhập của chi nhánh. Tuy nhiên, chất lượng cho vay của Chi nhánh chưa được đánh giá cao khi, nợ quá hạn tại Chi nhánh vẫn ở mức cao. Năm 2015, số nợ xấu tại Chi nhánh là 241.650 trđ (tương đương 23,6% tổng dư nợ cho vay) đến năm 2016 con số này là 125.020 trđ (tương đương 7,1%) đến năm 2017 là 118.591 trđ (tương đương 4,2%); Vấn đề cơ bản ở đây cần phải nói là, mặc dầu tỷ lệ nợ quá hạn có giảm qua các năm, nhưng năm 2017 con số này vẫn trên 4%; đặc biệt là nợ nhóm 5 nợ có khả năng mất vốn xấp xỉ 5%. Tình trạng nợ xấu kéo dài làm suy giảm lợi nhuận của chi nhánh, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tăng chi phí trích lập dự phòng đồng thời hạ bậc đánh giá kết quả hoạt động của chi nhánh Nhận thức được tầm quan trọng của chất lượng cho vay trong hoạt động của ngân hàng là hết sức cần thiết, từ thực tế đó học viên đã lựa chọn đề tài “Nâng cao chất lượng cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam–Chi nhánh Đống Đa, Hà Nội” làm luận văn tốt nghiệp. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Mục tiêu chung bao trùm luận văn là nghiên cứu hoạt động cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Đống Đa, Hà Nội (gọi tắt là Agribank chi nhánh Đống Đa, Hà Nội) từ đó đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng cho vay tại tại Chi nhánh trong thời gian tới.
- 3 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống những vấn đề cơ bản trên phương diện lý luận và thực tiễn về chất lượng cho vay của NHTM. - Đánh giá thực trạng chất lượng cho vay tại Agribank chi nhánh Đống Đa, Hà Nội. Từ đó tổng hợp những ưu điểm và hạn chế trong công tác nâng cao chất lượng cho vay tại Chi nhánh. - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cho vay tại Agribank chi nhánh Đống Đa, Hà Nội. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Chất lượng cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa, Hà Nội. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa, Hà Nội Về thời gian: Số liệu sử dụng để phân tích được thu thập trong khoảng thời gian 2015-2017(do thời điểm thực hiện đề tài, số liệu của 2018 các Ngân hàng chưa được kiểm toán, vì vậy số liệu lúc học viên làm luận văn chỉ là số tạm tính nên không có giá trị nghiêm cứu). Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu về thực trạng chất lượng nợ vay giai đoạn 2015-2017 và những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nợ vạy tại Ngân hàng Nông nghiệp va phát triển nông thôn Việt Nam-Chi nhánh Đống Đa, Hà Nội. 4. Những đóng góp của luận văn Về lý luận: Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp cho người đọc khung lý thuyết cơ bản về hoạt động cho vay và chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại. Luận văn là công trình nghiên cứu ứng dụng, thực hiện khảo sát, thu thập dữ liệu và xử lý dữ liệu, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến chất
- 4 lượng cho vay tại ngân hàng thương mại. Đồng thời, luận văn đề ra nhóm các giải pháp cho Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa, Hà Nội và đưa ra các kiến nghị đến các đơn vị có liên quan nhằm nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại chi nhánh. Về thực tiễn: Luận văn là công trình nghiên cứu giúp các nhà khoa học, nhà quản lý, NHTM có cái nhìn tổng quan về chất lượng cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa, Hà Nội bằng các phương pháp đo lường và đánh giá dựa trên phương pháp kiểm định mẫu. Đồng thời nhận diện được những kết quả đạt được, những mặt còn hạn chế và nguyên nhân trong việc nâng cao chất lượng cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa, Hà Nội và sau đấy là đưa ra những giải pháp thiết thực đối với chi nhánh. 5. Bố cục luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, Luận văn được chia thành 04 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về chất lượng cho vay của Ngân hàng thương mại. Chương 2: Phương pháp nghiên cứu. Chương 3: Thực trạng chất lượng cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Đống Đa, Hà Nội. Chương 4: Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Đống Đa, Hà Nội.
- 5 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Tổng quan về cho vay của Ngân hàng thương mại 1.1.1. Khái niệm về cho vay Theo quyết định số 1627/2007/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc ngân hàng Nhà nước về việc ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng thì: “Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời hạn nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc cỏ hoàn trả cả gốc và lãi. Thời hạn nhất định ở đây là thời hạn cho vay”. Theo PGS, TS Mai Văn Bạn (trong giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, năm 2011) thì khái niệm cho vay được hiểu là: Cho vay của NHTM là việc chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từ NHTM (người sở hữu) sang khách hàng (người sử dụng) sau một thời gian nhất định quay trở lại NHTM với lượng giá trị lớn hơn giá trị ban đầu. Theo giáo trình Luật ngân hàng Việt Nam (của Võ Đình Toàn, năm 2005) thì: “Cho vay là một hiện tượng kinh tế khách quan, xuất hiện khi xã hội có tình trạng tạm thời thừa vốn và tạm thời thiếu vốn”. Khái niệm cho vay, theo nghĩa chung nhất được hiểu là việc một người thỏa thuận để cho người khác được quyền sử dụng tài sản của mình (vật cùng loại) trong một thời gian nhất định với điều kiện có hoàn trả, dựa trên cơ sở tín nhiệm của mình với người đó. 1.1.2. Các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động cho vay Để hoạt động cho vay được đảm bảo an toàn, phù hợp với lợi ích của cả bên cho vay và bên vay, hoạt động cho vay của các TCTD được thực hiện trên những nguyên tắc nhất định và các nguyên tắc này có ảnh hưởng quan trọng đến việc xây dựng và ban hành các quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động cho vay. Các nguyên tắc đó là:
- 6 - Tiền cho vay phải được hoàn trả sau một thời gian nhất định cả vốn lẫn lãi: Đây là nguyên tắc quan trọng hàng đầu bởi vì đại bộ phận vốn kinh doanh của ngân hàng là nguồn vốn huy động từ nền kinh tế. Nguyên tắc hoàn trả phản ánh đúng bản chất quan hệ tín dụng, tính chất của tín dụng sẽ bị phá vỡ nếu nguyên tắc này không được thực hiện đầy đủ. Nếu trong quá trình hoạt động kinh doanh, các khoản tín dụng mà ngân hàng đã cung cấp không được hoàn trả đúng hạn nhất định sẽ ảnh hưởng tới khả năng thanh toán và thu nhập của ngân hàng. Do đó, khách hàng khi vay vốn phải cam kết trả cả gốc và lãi trong một thời hạn nhất định, cam kết này được ghi trong hợp đồng vay nợ. - Vốn vay phải có giá trị tương đương làm đảm bảo: Trong nền kinh tế thị trường các hoạt động kinh tế diễn ra hết sức đa dạng và phức tạp, vì thế mọi dự đoán về rủi ro của ngân hàng chỉ mang tính tương đối. Trong môi trường kinh doanh như vậy, bảo đảo tín dụng được coi là một tiêu chuẩn xét duyệt cho vay nhắm bổ sung những mặt hạn chế của nhà quản trị tín dụng cũng như phòng ngừa những diễn biến không thuận lợi của môi trường kinh doanh. Thông thường tài sản đảm bảo để vay vốn ngân hàng là giấy tờ nhà đất, giấy tờ có giá trị do ngân hàng phát hành, phương tiện giao thông, sổ tiết kiệm, bất động sản có sổ đỏ hoặc sổ hồng, đôi khi còn là hợp đồng bảo hiểm có giá trị…. Tài sản đảm bảo phải thuộc quyền sở hữu của người đứng ra vay, ký hợp đồng vay với ngân hàng. Ngoài ra, tài sản đảm bảo có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản chắc chắn được hình thành trong tương lai (ví dụ như vay để mua xe ô tô thì xe ô tô đó là tài sản mà chắc chắn trong tương lai sẽ có). Giá trị đảm bảo là cơ sở cho khả năng trả nợ của khách hàng, cơ sở để hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng và là điều kiện để thực hiện nguyên tắc thứ nhất trong các điều kiện khác nhau. - Cho vay theo kế hoạch thỏa thuận trước (vốn vay phải được sử dụng đúng mục đích): Cho vay đúng mục đích không những là nguyên tắc mà còn là phương châm hoạt động của tín dụng. Việc sử dụng vốn vay vào mục đích
- 7 gì do hai bên, ngân hàng và khách hàng thỏa thuận và ghi vào trong hợp đồng tín dụng. Đảm bảo sử dụng vốn vay đúng mục đích thỏa thuận nhằm đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn vay và khả năng thu hồi nợ sau này. Do vậy, về phía ngân hàng trước khi cho vay cần tìm hiểu rõ mục đích vay vốn của khách hàng, đồng thời phải kiểm tra xem khách hàng có sử dụng vốn vay đúng như mục đích đã cam kết hay không. Điều này rất quan trọng vì việc sử dụng vốn vay đúng mục đích hay không có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thu hồi nợ vay sau này. Việc khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích dễ dẫn đến thất thoát và lãng phí khiến vốn vay không tạo ra được ngân lưu để trả nợ cho ngân hàng. Về phía khách hàng, việc sử dụng vốn vay đúng mục đích góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay, đồng thời giúp doanh nghiệp đảm bảo khả năng hoàn trả nợ cho ngân hàng. Từ đó, nâng cao uy tín của khách hàng đối với ngân hàng và củng cố quan hệ vay vốn giữa khách hàng và ngân hàng sau này. 1.1.3. Điều kiện cho vay vốn Điều kiện để được Ngân hàng thương mại cho vay được quy định tại Điều 7 Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN. Tổ chức tín dụng xem xét, quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau đây: - Có năng lực pháp luật dân sự, có năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật: Quan hệ giữa ngân hàng với khách hàng là quan hệ được pháp luật bảo vệ, vì vậy nó phải được lập trên cơ sở quy định của luật pháp. Do đó, các chủ thể tham gia quan hệ phải có đủ tư cách pháp lý. Hơn thế, trong quan hệ vay mượn sẽ phát sinh sự chuyển giao và giao dịch về tài sản do đó cần có sự xác nhận của các bên tham gia theo đúng quy định của luật pháp. Như vậy, khách hàng phải có đủ tư cách pháp lý để thực hiện các giao dịch. - Nhu cầu vay vốn để sử dụng vào mục đích hợp pháp: Vốn vay phải được sử dụng hợp pháp tức là không vi phạm pháp luật và mục đích sử dụng
- 8 vốn vay phải phù hợp với đăng ký kinh doanh. Vì vậy, khi khách hàng sử dụng vốn bất hợp pháp thì các tài sản đó sẽ bị phong tỏa hoặc bị tịch thu từ đó ảnh hưởng tới khả năng hoàn trả gốc và lãi cho ngân hàng. Ngoài ra, khi vốn vay sử dụng bất hợp pháp thủ tư cách pháp lý của khách hàng. - Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết: Tổ chức và cả nhân phải có năng lực tài chính lành mạnh, khả năng quản lý tốt, chứng minh sự phát triển ổn định của mình. Năng lực tài chính lành mạnh được thể hiện qua tổng giá trị tài sản - nguồn vốn lớn khả năng thanh toán, khả năng sinh lời cao. Ngoài ra còn là khả năng khai thác, quản lý, sử dụng các nguồn lực tài chính thể hiện qua trình độ tổ chức quản lý, trình độ công nghệ, chất lượng nguồn nhân lực. Các yếu tố này là cơ sở vững chắc đảm bảo cho cam kết hoàn trả nợ vay ngân hàng đúng hạn. - Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả; hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật: Tổ chức và cá nhân phải có phương án hoặc dự án khả thi và hoạt động hiệu quả vì hiệu quả của việc sử dụng vốn mang lại lợi ích cho cả doanh nghiệp lẫn ngân hàng. - Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Đảm bảo tiền vay là hệ thống các biện pháp ngần hàng để ra để tạo cơ sở kinh tế, pháp lý cho ngân hàng trong việc thu hồi nợ. Các biện pháp đảm bảo tiền vay có thể là: cầm cố, thế chấp tài sản khách hàng hoặc bảo lãnh của bên thứ ba hoặc sử dụng tín chấp cho khách hàng vay vốn. Việc áp dụng biện pháp nào là tùy thuộc vào quyết định kinh doanh của ngân hàng và ngân hàng phải đảm bảo các biện pháp là phù hợp với từng khoản vay, từng ngân hàng. Ngân hàng tự chịu trách nhiệm với quyết định của mình và phải đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay. Đảm bảo tiền vay cũng cung cấp nguồn thanh toán nợ “thứ hai” cho NHTM (trong rường hợp khách hàng không trả được khoản vay).
- 9 1.1.4. Phân loại cho vay 1.1.4.1. Phân loại theo thời gian (thời hạn cho vay): Thời gian cho vay là khoảng thời gian kể từ khi khách hàng nhận nợ khoản tiền vay đầu tiên đến khi trả hết nợ. Thời gian cho vay phụ thộc vào chu kỳ luân chuyển vốn của đối tượng vay vốn, nguồn vốn trả nợ Ngân hàng của người vay và khả năng nguồn vốn của Ngân hàng. Căn cứ vào thời gian cho vay, cho vay được phân thành các loại sau: - Cho vay ngắn hạn: là những khoản cho vay có thời hạn từ 12 tháng trở xuống. Ngân hàng cho vay ngắn hạn nhằm tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp, nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của Chính phủ và nhu cầu tiêu dùng của cá nhân. - Cho vay trung hạn: là những khoản cho vay có thời hạn trên 1 năm đến 5 năm. Khoản tín dụng này thường được sử dụng để đầu tư đổi mới, nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật, thiết bị công nghệ hoặc mở rộng sản xuất. - Cho vay dài hạn: là những khoản vay trên 5 năm. Các khoản này thường dùng để đầu tư vào vốn cố định của doanh nhgiệp, các lĩnh vực xây dựng cơ bản, bất động sản và cho vay tiêu dùng cá nhân vào các nhu cầu nhà ở, phương tiện vận tải… 1.1.4.2. Phân loại theo mục đích sử dụng tiền vay: - Cho vay sản xuất: Cho vay sản xuất kinh doanh là loại cho vay mà tiền vay tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh. Quá trình sản xuất kinh doanh là quá trình bỏ vốn mua các yếu tố sản xuất sau đó thực hiện quá trình lao động để kết hợp các yếu tố sản xuất thành sản phẩm và tiêu thụ, sau đó tiếp tục quá trình tái sản xuất. Đối với cho vay sản xuất kinh doanh có thể cho vay ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn. Thông thường đối với lĩnh vực lưu thông hàng hoá các Ngân hàng thường cho vay ngắn hạn. - Cho vay lưu thông: Là loại cho vay mà khách hàng sử dụng vốn vay chuyên để kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Cho vay lưu thông gồm có cho vay
- 10 thương mại (mua – bán kinh doanh hàng hóa nội địa, kinh doanh xuất – nhập khẩu); cho vay kinh doanh dịch vụ. - Cho vay tiêu dùng: Là loại cho vay mà khách hàng sử dụng vốn chuyên để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt cá nhân. Khác với cho vay sản xuất kinh doanh, cho vay tiêu dùng vốn vay bị tiêu dùng dần không tạo ra sản phẩm hàng hoá, vì vậy cho vay tiêu dùng phải có nguồn thu nợ độc lập với dự án, như nguồn tiền lương, nguồn thu từ bán các tài sản khác của người vay… 1.1.4.3. Phân loại theo tài sản đảm bảo: - Cho vay có bảo đảm bằng tài sản: Để thực hiện được nguyên tắc hoàn trả khi cho vay các Ngân hàng thường áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay. Đảm bảo tiền vay là việc bằng cơ sở pháp lý tạo thêm cho Ngân hàng một nguồn thu thứ hai độc lập với nguồn thu từ tài sản cho vay. Các biện pháp đảm bảo tiền vay thông thường là thế chấp, bảo lãnh, cầm cố… Cho vay có bảo đảm bằng tài sản là loại cho vay mà hình thức bảo đảm là tài sản. Khi cho vay bảo đảm bằng tài sản song song với hợp đồng vay tiền Ngân hàng và khách hàng ký thêm hợp đồng bảo đảm bằng tài sản. Nội dung cốt lõi của hợp đồng bảo đảm bằng tài sản là nếu khách hàng không trả được nợ, Ngân hàng sẽ phát mại tài sản của khách hàng hoặc của người thứ ba để lấy tiền trả nợ Ngân hàng. Phổ biến các khoản cho vay của các NHTM hiện nay là cho vay đảm bảo bằng tài sản. Tài sản đảm bảo có thể là tài sản của người vay (thế chấp) cũng có khi của người thứ 3 (thế chấp bằng tài sản của người thứ ba).[1] - Cho vay không có bảo đảm bằng tài sản: Cho vay không có đảm bảo bằng tài sản là loại cho vay mà biện pháp bảo đảm không bằng tài sản.[1] Khi cho vay không có bảo đảm bằng tài sản, biện pháp bảo đảm có thể là bảo lãnh của Ngân hàng khác, cho vay tín chấp…Loại cho vay không có đảm bảo bằng tài sản chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng dư nợ cho vay của các Ngân hàng thương mại. Phổ biến nhất của loại cho vay không đảm bảo bằng tài sản là cho vay tín chấp. Các Ngân hàng thương mại thường lựa chọn những khách hàng có tín
- 11 nhiệm, những khách hàng là người có thu nhập cao, có địa vị xã hội để cho vay tín chấp. Cho vay tín chấp thường là cho vay tiêu dùng. Nhiều Ngân hàng cho vay tín chấp là vì các mục tiêu xã hội, những dự án cho vay như vậy thường là những dự án cho vay theo chỉ định của Chính phủ. 1.1.4.4. Phân loại theo tính chất luân chuyển vốn vay: - Cho vay vốn cố định: Tài sản cố định là loại tài sản tham gia vào nhiều quá trình sản xuất kinh doanh, giá trị của tài sản cố định hao mòn dần trong quá trình sản xuất kinh doanh và chuyển dần vào giá trị sản phẩm. Cho vay tài sản cố định là loại cho vay mà vốn vay sử dụng vào các mục đích mua sắm, mở rộng, duy tu tài sản cố định. - Cho vay vốn lưu động: Khác với tài sản cố định, tài sản lưu động là những tài sản chỉ tham gia vào một quá trình sản xuất kinh doanh, giá trị của tài sản lưu động chuyển một lần vào giá trị sản phẩm. Cho vay vốn lưu động là loại cho vay mà mục đích để mua tài sản lưu động 1.1.4.5. Phân loại theo phương thức cho vay: - Cho vay thấu chi: Đây là hình thức vay cho khách hàng cá nhân khi có nhu cầu sử dụng vượt số tiền hiện có trong tài khoản thanh toán của cá nhân. Hạn mức được cấp chỉ gấp 5 lần lương. Hồ sơ yêu cầu có chứng thực về khoản thu nhập cố định mỗi tháng. - Cho vay gián tiếp: Là hình thức cho vay thông qua một tổ chức nào đó có uy tín trong xã hội làm trung gian đứng ra bảo lãnh, bảo đảm cho người vay. Hình thức vay này mang lại nhiều cơ hội vay vốn đối với các khách hàng không đủ tài sản thế chấp. Tuy nhiên, với hình thức vay này, tổ chức trung gian có thể lợi dụng nguồn vốn của ngân hàng để cho vay với lãi suất cao hoặc chiếm dụng vốn vào mục đích khác. - Cho vay trả góp: Là hình thức cho vay mà tiền lãi và gốc mỗi tháng bằng nhau. Tùy thuộc nhu cầu cũng như khả năng trả nợ của mỗi khách hàng mà có thời hạn cũng như hạn mức trả vay khác nhau.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non - hệ Cao đẳng, Trường Đại học Đồng Nai
126 p | 300 | 56
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý văn bản điện tử tại Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
88 p | 227 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Phát triền nguồn nhân lực hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
113 p | 97 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình
118 p | 120 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
104 p | 149 | 22
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa
26 p | 127 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam
116 p | 97 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
102 p | 113 | 14
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
21 p | 113 | 14
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, Nghệ An
26 p | 130 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động của thư viện tỉnh Bạc Liêu
114 p | 17 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa
100 p | 14 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý xăng dầu của Cục Trang bị và Kho vận, Bộ Công an
85 p | 61 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
126 p | 16 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về văn hoá trên địa bàn phường Trường Sơn, Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
127 p | 17 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu
119 p | 15 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Thực thi chính sách văn hóa trong quản lý di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ
195 p | 8 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về công tác gia đình trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
145 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn