intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước đối với phát triển cây chè trên địa bàn huyện Tam đường tỉnh Lai Châu

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:116

14
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với việc phát triển cây chè trên địa bàn huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu. Từ đó Luận văn sẽ đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước trên địa bàn huyện trong tương lai.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước đối với phát triển cây chè trên địa bàn huyện Tam đường tỉnh Lai Châu

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH BÙI QUANG VINH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN CÂY CHÈ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TAM ĐƯỜNG TỈNH LAI CHÂU LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2016 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH BÙI QUANG VINH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN CÂY CHÈ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TAM ĐƯỜNG TỈNH LAI CHÂU Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60.34.04.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Mai Ngọc Cường THÁI NGUYÊN - 2016 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Lai Châu, tháng 9 năm 2016 Tác giả luận văn Bùi Quang Vinh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  4. ii LỜI CẢM ƠN Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo và toàn thể các thầ y cô giáo Trường Đa ̣i ho ̣c Kinh tế và Quản trị Kinh doanh - Đại học Thái Nguyên đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức trong quá trình tác giả theo học tại trường và tạo điều kiện thuận lợi nhất để giúp tác giả trong thời gian học tập và nghiên cứu nhằm hoàn thành chương trình Cao học. Tác giả xin chân thành gửi lời cảm ơn đến GS.TS. Mai Ngọc Cường đã dành thời gian, công sức để hướng dẫn nghiên cứu và hoàn thành đề tài Luận văn “Quản lý nhà nước đối với phát triển cây chè trên địa bàn huyện Tam đường tỉnh Lai Châu”. Xin chân thành cảm ơn các đồng chí trong Ban lãnh đạo, cùng các anh em bạn bè đồng nghiệp đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tác giả trong việc thu thập số liệu để hoàn thiện bản luận văn này. Lai Châu, tháng 9 năm 2016 Tác giả luận văn Bùi Quang Vinh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT .......................................................... vii DANH MỤC BẢNG ...................................................................................... viii DANH MỤC HÌNH ......................................................................................... ix MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 3 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn ................................................. 3 5. Bố cục của luận văn ...................................................................................... 4 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN CÂY CHÈ ............................................... 5 1.1. Một số vấn đề lý luận về phát triển cây chè ............................................... 5 1.1.1. Khái niệm và phân loại cây chè .............................................................. 5 1.1.1.1. Khái niệm cây chè ................................................................................ 5 1.1.1.2. Phân loại cây chè.................................................................................. 5 1.1.2. Nội dung phát triển cây chè .................................................................... 7 1.2. Quản lý nhà nước đối với phát triển cây chè ........................................... 10 1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước đối với phát triển cây chè ....................... 10 1.2.2. Vai trò của quản lý nhà nước đối với phát triển cây chè ...................... 11 1.2.3. Đặc điểm quản lý nhà nước đối với phát triển cây chè......................... 14 1.2.4. Nội dung quản lý nhà nước đối với phát triển cây chè ......................... 15 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với phát triển cây chè ....... 19 1.3.1. Các yếu tố vĩ mô ................................................................................... 19 1.3.2. Các yếu tố môi trường ngành ................................................................ 21 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  6. iv 1.4. Một số kinh nghiệm thực tế quản lý nhà nước đối với phát triển cây chè của một số huyện thuộc các tỉnh tại Việt Nam ............................................... 23 1.4.1. Kinh Nghiệm của huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên .......................... 23 1.4.2. Kinh Nghiệm của huyện Thanh Ba tỉnh Phú Thọ ................................. 26 1.4.3. Những bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu ................................................................................................................ 28 Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................. 32 2.1. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 32 2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 32 2.2.1. Khung phân tích của luận văn ............................................................... 32 2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 32 2.2.3. Phương pháp Tổng hợp số liệu ............................................................. 35 2.2.4. Phương pháp phân tích số liệu .............................................................. 35 2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................... 36 Chương 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN CÂY CHÈ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TAM ĐƯỜNG TỈNH LAI CHÂU ..................................................................................................... 38 3.1. Đặc điểm của huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu ..................................... 38 3.1.1. Đặc điểm tự nhiên ................................................................................. 38 3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội ........................................................................ 40 3.1.3. Thực trạng trồng, sản xuất và tiêu thụ chè trên địa bàn huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu....................................................................................... 45 3.2. Thực trạng quản lý nhà nước đối với phát triển cây chè trên địa bàn huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu ................................................................... 47 3.2.1. Quản lý nhà nước đối với việc quy hoạch phát triển cây chè ............... 47 3.2.2. Quản lý hỗ trợ vốn, tín dụng cho phát triển cây chè ............................. 51 3.2.3. Giá cả thị trường sản phẩm chè............................................................. 54 3.2.4. Quản lý nhà nước đối với việc kiểm tra, giám sát khi trồng, sản xuất chế biến và tiêu thụ chè ................................................................................... 57 3.2.5. Chính sách quảng cáo, xúc tiến thương mại đối với sản phẩm chè ...... 64 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  7. v 3.3. Kết quả đánh giá quản lý nhà nước đối với phát triển cây chè trên địa bàn huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu qua số liệu điều tra ............................. 65 3.4. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với phát triển cây chè trên địa bàn huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu .................................. 71 3.4.1. Các yếu tố vĩ mô ................................................................................... 71 3.4.2. Các yếu tố môi trường ngành ................................................................ 73 3.5. Đánh giá chung về quản lý nhà nước đối với phát triển cây chè trên địa bàn huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu............................................................. 75 3.5.1. Thành công ............................................................................................ 75 3.5.2. Hạn chế.................................................................................................. 77 3.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế .......................................................... 79 Chương 4. GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN CÂY CHÈ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TAM ĐƯỜNG TỈNH LAI CHÂU ............................................... 80 4.1. Quan điểm, định hướng quản lý nhà nước đối với phát triển cây chè trên địa bàn huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu trong thời gian tới ................. 80 4.1.1. Quan điểm ............................................................................................. 80 4.1.2. Định hướng............................................................................................ 81 4.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với phát triển cây chè trên địa bàn huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu .................................. 86 4.2.1. Hoàn thiện công tác xây dựng chiến lược và quy hoạch nhằm phát triển cây chè .................................................................................................... 86 4.2.2. Quản lý tốt việc huy động và sử dụng vốn đầu tư đối với phát triển cây chè ............................................................................................................. 87 4.2.3. Hỗ trợ phát triển năng lực của cán bộ quản lý và cán bộ khuyến nông ..... 88 4.2.4. Tăng cường mối quan hệ giữa người trồng, sản xuất và kinh doanh chè ... 90 4.2.5. Quan tâm chính sách phát triển thương nhân ....................................... 91 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  8. vi 4.2.6. Quan tâm phát triển chất lượng, thương hiệu chè huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu ................................................................................................... 92 4.2.7. Hoàn thiện, nâng cao hiệu quả bộ máy quản lý .................................... 94 4.3. Kiến nghị .................................................................................................. 95 4.3.1. Đối với nhà nước ................................................................................... 95 4.3.2. Đối với Sở Công thương tỉnh Lai Châu ................................................ 95 4.3.3. Đối với huyện Tam Đường ................................................................... 96 KẾT LUẬN .................................................................................................... 97 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 99 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 101 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  9. vii DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT ATTP : An toàn thực phẩm BVTV : Bảo vệ thực vật DN : Doanh nghiệp HTX : Hợp tác xã NNNN : Nông nghiệp và phát triển nông thôn NSNN : Ngân sách nhà nước PTNT : Phát triển nông thôn QLNN : Quản lý nhà nước SXKD : Sản xuất kinh doanh UBND : Ủy ban nhân dân VSATTP : Vệ sinh an toàn thực phẩm XD : Xây dựng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  10. viii DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Thống kê dân số huyện Tam Đường giai đoạn 2012-2015 41 Bảng 3.2. Giá trị sản xuất huyện Tam Đường giai đoạn 2012-2015 . 43 Bảng 3.3. Diện tích quy hoạch và năng xuất, sản lượng chè của huyện Tam Đường giai đoạn 2012 - 2015 .................................... 49 Bảng 3.4. Tổng vốn đầu tư phát triển cây chè của huyện Tam Đường giai đoạn 2012 - 2015 ........................................................ 52 Bảng 3.5. Bảng báo giá chi tiết chè Tam Đường giai đoạn 2012- 2015 .................................................................................... 56 Bảng 3.6. Tổng hợp tình hình sử dụng thuốc BVTV của các nông hộ tại các xã, thị trấn của huyện Tam Đường .............................. 59 Bảng 3.7. Tình hình sử dụng phân bón cho chè tại các vùng chè huyện Tam Đường ........................................................................ 61 Bảng 4.1. Định hướng quy hoạch phát triển cây chè của huyện Tam Đường giai đoạn 2016 - 2020 ............................................ 82 Bảng 4.2. Định hướng tổng vốn đầu tư phát triển cây chè của huyện Tam Đường giai đoạn 2016- 2020 ..................................... 84 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  11. ix DANH MỤC HÌNH Biểu đồ 3.1. Giá trị sản xuất trong nền kinh tế của huyện Tam Đường ...... 44 Biểu đồ 3.2. Cơ cấu kinh tế huyện Tam Đường giai đoạn 2012-2015 ........ 45 Biểu đồ 3.3. Mức giá thu mua 1kg chè búp tươi từ năm 2012-2015........... 55 Biểu đồ 3.4. Mức độ quan trọng của QLNN đối với phát triển cây chè của huyện Tam Đường................................................................... 66 Biểu đồ 3.5. Mức độ hiệu quả công tác QLNN đối với phát triển cây chè của huyện Tam Đường ............................................................ 67 Biểu đồ 3.6. Mức độ phù hợp của nội dung QLNN đối với phát triển KTXH của huyện Tam Đường ................................................ 68 Biểu đồ 3.7. Mức độ hiệu quả của công cụ QLNN đối với phát triển cây chè của huyện Tam Đường ..................................................... 69 Biểu đồ 3.8. Mức độ nhanh nhạy trong công tác QLNN đối với phát triển cây chè huyện Tam Đường ..................................................... 70 Biểu đồ 3.9. Năng lực của cán bộ trong công tác QLNN đối với phát triển cây chè huyện Tam Đường ..................................................... 71 Biểu đồ 3.10. Diện tích và sản lượng chè cả nước giai đoạn 1999 - 2015 .... 73 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  12. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nông nghiệp có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương, quốc giả đặc biệt đối với Việt Nam nơi có phần đông dân số sống tại khu vực nông thôn. Kinh tế nông nghiệp nông thôn cũng đang có sự chuyển biến tích cực từ việc chuyên canh cây lúa chuyển sang hướng trồng các loại cây công nghiệp và làm tiểu thủ công nghiệp nhằm từng bước nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người dân nông thôn và phát triển kinh tế bền vững khi phát triển một số sản phẩm có thương hiệu tại các địa phương trong cả nước. Hiện nay, sản phẩm chè được tiêu dùng ở khắp các nước trên thế giới, kể cả các nước không trồng chè cũng có nhu cầu lớn về chè. Đối với nước ta, sản phẩm chè không chỉ được tiêu dùng nội địa mà còn là mặt hàng xuất khẩu quan trọng để thu ngoại tệ, góp phần làm tăng giá trị tổng sản phẩm của nền kinh tế và đóng góp vào giải quyết các vấn đề xã hội khác như tạo được nhiều công ăn việc làm cho người lao động, xóa đói giảm nghèo, phát triển sản phẩm của địa phương. Không những vậy, phát triển cây chè sẽ khai thác được nguồn tài nguyên đất đai sẵn có và tận dụng được đặc điểm thời tiết khí hậu ủng hộ cho nhiều địa phương trong cả nước trong việc trồng chè. Trong những năm qua, mặc dù sản lượng chè xuất khẩu tại Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu, giá trị xuất khẩu đạt mức cao nhưng vấp phải những vấn đề nan giải về chủng loại, chất lượng chè còn thấp, lạm dụng chất kích thích tăng trưởng, dư lượng thuốc trừ sâu của một số nhà sản xuất vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Đa số khối lượng chè xuất khẩu dưới dạng thô, khối lượng dưới dạng thành phẩm còn rất ít. Các khâu từ trồng trọt, sản xuất và tiêu thụ chưa được quản lý một cách đồng bộ, còn nhiều bất cập, khiến cho người dân còn lúng túng trong quá trình sản xuất và thiếu thông tin khi đưa sản phẩm ra tiêu thụ ngoài thị trường và xuất khẩu. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  13. 2 Tam Đường là huyện cửa ngõ, phía Đông Bắc của tỉnh Lai Châu, có tổng diện tích tự nhiên 68.452,38 ha trong đó đất nông nghiệp 49.267,86 ha, địa hình chủ yếu là đồi núi, độ cao từ 600 - 1.200 m so với mực nước biển; do chịu ảnh hưởng của 2 dãy núi Hoàng Liên Sơn và Pu Sam Cáp đã hình thành nên một số tiểu vùng khí hậu, thuận lợi cho phát triển sản xuất Nông - Lâm nghiệp nói chung và cây chè nói riêng [1]. Thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội đến năm 2020, Đảng bộ huyện Tam Đường đã xác định rõ mục tiêu phát triển chè là một trong những loại cây trồng được quan tâm tập trung chỉ đạo phát triển, thâm canh nhằm thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống người dân trên địa bàn. Tuy nhiên, công tác quản lý nhà nước đối với việc phát triển cây chè còn lỏng lẻo, chưa bám sát thực tế làm cho hiệu quả quản lý chưa cao, chưa có chính sách phù hợp riêng cho từng địa phương để tạo cơ sở khai thác mọi tiềm năng nâng cao hiệu quả trong việc phát triển cây chè. Sự phát triển của sản phẩm chè phụ thuộc rất lớn vào các chính sách QLNN, vì thế việc khắc phục những yếu kém và thiếu sót trong hệ thống các chính sách là hết sức cần thiết và cấp bách. Bên cạnh đó, đã có nhiều tác giả nghiên cứu các vấn đề liên quan đến cây chè như nghiên cứu về hiệu quả kinh tế cây chè, các nguồn lực cơ bản trong nông nghiệp cho việc phát triển cây chè, các biện pháp nâng cao hiệu quả trong việc tiêu thụ chè... tại các địa phương như Thái Nguyên, Yên bái và một số địa phương khác. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu cụ thể về quản lý nhà nước cho việc phát triển cây chè trên địa bàn huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu. Do đó, tôi lựa chọn đề tài “Quản lý nhà nước đối với phát triển cây chè trên địa bàn huyện Tam đường tỉnh Lai Châu” nhằm góp phần giải quyết vấn đề bất cập, tồn tại của thực tiễn. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  14. 3 Phân tích và đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với việc phát triển cây chè trên địa bàn huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu. Từ đó Luận văn sẽ đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước trên địa bàn huyện trong tương lai. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước đối với phát triển cây chè. - Phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với phát triển cây chè trên địa bàn huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu giai đoạn 2012-2015; Đánh giá những thành công, tồn tại và những nguyên nhân chủ yếu; - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với phát triển cây chè trên địa bàn huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu trong tương lai. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là công tác quản lý nhà nước đối với phát triển cây chè trên địa bàn huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Nghiên cứu về công tác quản lý nhà nước đối với phát triển cây chè trên địa bàn huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu. - Phạm vi thời gian: Các số liệu và thông tin nghiên cứu trong luận văn được lấy trong thời gian 4 năm (2012 - 2015). - Phạm vi không gian: Tại huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn -Về lý luận: kết quả nghiên cứu của đề tài có thể là nguồn tài liệu tham khảo cho sinh viên nghiên cứu khoa học, học viên cao học. Góp phần hệ thống hóa và phát triển lý thuyết về quản lý nhà nước đối với phát triển cây chè. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  15. 4 - Về thực tiễn: những giải pháp đề xuất có căn cứ khoa học sẽ là tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý trong lĩnh vực nông nghiệp nói chung và quản lý phát triển cây chè trên địa bàn tỉnh Lai Châu nói riêng. - Về phương pháp nghiên cứu: tác giả sử dụng cả phương pháp định tính định lượng qua số liệu thứ cấp thu thập và số liệu sơ cấp điều tra từ các nhà lãnh đạo, quản lý trong công tác chỉ đạo phát triển cây chè trên địa bàn huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu. - Bên cạnh đó luận văn nêu lên được vai trò và tầm quan trọng của công tác quản lý nhà nước đối với việc phát triển cây chè với những giải pháp và kiến nghị cụ thể phù hợp tình hình thực tế địa phương nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với phát triển cây chè bền vững trên địa bàn huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu. 5. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và các danh mục, luận văn gồm 4 chương: - Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước đối với phát triển cây chè. - Chương 2: Phương pháp nghiên cứu. - Chương 3: Thực trạng quản lý nhà nước đối với phát triển cây chè trên địa bàn huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu. - Chương 4: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với phát triển cây chè trên địa bàn huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  16. 5 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN CÂY CHÈ 1.1. Một số vấn đề lý luận về phát triển cây chè 1.1.1. Khái niệm và phân loại cây chè 1.1.1.1. Khái niệm cây chè Cây chè hay cây trà có tên khoa học là Camellia sinensis là loài cây mà lá và chồi của chúng được sử dụng để sản xuất chè. Camellia sinensis có nguồn gốc ở khu vực Đông Nam Á, nhưng ngày nay nó được trồng phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới, trong các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới. Nó là loại cây xanh lưu niên mọc thành bụi hoặc các cây nhỏ, thông thường được xén tỉa thấp hơn 2 mét khi được trồng để lấy lá. Chè có rễ cái dài, hoa màu trắng ánh vàng, đường kính từ 2,5-4 cm, với 7-8 cánh hoa, hạt có thể ép để lấy dầu sử dụng. 1.1.1.2. Phân loại cây chè Cây chè hay cây trà có lá dài từ 4-15 cm và rộng từ 2-5 cm. Lá tươi chứa khoảng 4% cafein. Lá non và các lá có xanh lục nhạt được thu hoạch để sản xuất chè khi mặt bên dưới của chúng còn các sợi lông tơ ngắn màu trắng. Các độ tuổi khác nhau của lá chè tạo ra các sản phẩm chè khác nhau về chất lượng, do thành phần hóa học trong các lá này là khác nhau. Thông thường, chỉ có lá chồi và 2 đến 3 lá mới mọc được thu hoạch để chế biến. Các loại chè khác nhau được chế biến với các mức độ ôxi hóa khác nhau.Chúng ta có thể phân loại dựa tên mức độ oxi hóa. - Chè đen: chiếm phần trăm lớn nhất trên thị trường buôn bán chè thế giới, theo quy trình công nghệ OTD: chè nguyên liệu tươi → làm héo→ vò → lên men → sấy khô→ sàng phân loại. Nước chè đen có màu nâu đỏ tươi, vị dịu, hương thơm nhẹ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  17. 6 - Chè xanh (xưa gọi là chè lục): Sản xuất nhiều ở Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Việt Nam theo quy trình: chè nguyên liệu tươi → diệt men → làm nguội → vò →sấy khô→ sàng phân loại thành phẩm. Nước xanh vàng, tươi sáng, vị chát mạnh, có hậu, hương thơm nồng mùi cốm. - Chè Ô long: Được sản xuất chủ yếu ở Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam và một số nước châu Á khác, còn gọi là thanh trà. Công nghệ: chè nguyên liệu → làm héo và lên men kết hợp→ sao và vò kết hợp sấy khô→ bán thành phẩm. Nước chè màu vàng kim óng ánh, vị đậm mạnh, hương thơm đặc biệt. - Chè hương: dùng các hương liệu khô như hoa ngâu khô, hoa cúc khô, hạt mùi, tiểu hồi, đại hồi, cam thảo, quế… pha trộn với các tỷ lệ khác nhau. Công nghệ: chuẩn bị hương liệu→ sao chè → cho hương liệu và sao → ướp hương trong thùng. - Chè hoa tươi: Được sản xuất nhiều ở Trung Quốc, Việt Nam; hoa tươi gồm có: sen, nhài, ngọc lan, sói, ngâu, bưởi quế, ngọc lan… Mỗi nhà sản xuất có bí quyết công nghệ gia truyền riêng. Công nghệ chung như sau: chuẩn bị chè và hoa tươi→ ướp hương→ thông hoa→ sàng hoa→ sấy khô→ để nguội→ để hoa → sàng hoa→ chè hoa tươi thành phẩm. - Chè hoà tan: sản xuất tại các nước công nghệ phát triển theo quy trình: chè nguyên liệu đã chế biến → chiết suất→ cô đặc → sấy phun sương. Chè hoà tan có dạng bột tơi xốp, rất mịn, gồm những hạt nhỏ, màu vàng nhạt, nâu nhạt. Hàm lượng tanin, catesin, axit amin, cafeine rất cao. Màu nước, vị chè đạt yêu cầu, nhưng hương nhạt, vì bay hết trong quá trình chiết xuất, cô đặc và sấy. - Chè túi: Tỷ lệ chè mảnh, chè vụn có nhiều trong công nghệ chè CTC và OTD, để tiết kiệm và thu hồi chè tốt, đã có công nghệ làm túi giấy đặc biệt để đựng các loại chè đó. Túi chè có sợi dây buộc nhãn hiệu của hãng sản xuất, khi pha chỉ cần nhúng túi vào cốc hoặc chén nước sôi, túi bã chè vớt lên dễ dàng, không cần ấm pha trà mà lại sạch. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  18. 7 - Chè dược thảo: gồm chè đen trộn với một dược liệu vừa có vị chè lại có giá trị chữa bệnh. 1.1.2. Nội dung phát triển cây chè - Phát triển cây chè thông qua tăng cường vai trò quản lý của nhà nước. Tăng cường công tác khuyến nông, đào tạo nâng cao tay nghề cho người dân trồng chè giúp họ nắm bắt những kiến thức kỹ năng, công nghệ trong sản xuất, là một trong những yếu tố quan trọng của nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả trồng chè. Bên cạnh đó, nhà nước cũng áp dụng chính sách hỗ trợ về vốn, nhân lực, đất đai phù hợp với thực tế, đặc điểm của ngành chè. Ngoài ra, cần hỗ trợ đào tạo và áp dụng thành công máy móc thiết bị, giống, phân bón, cung cấp thông tin về thị trường, đầu vào và đầu ra sản phẩm chè, đào tạo nhân lực và đầu tư xây dựng CSVC, kỹ thuật, hệ thống thủy lợi và đầu tư trang thiết bị cơ giới cho các khâu thu hái và chế biến chè. Chú trọng trong công tác mở rộng thị trường, xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa các doanh nghiệp và nông dân trong sản xuất chè nguyên liệu để hình thành sản xuất theo hướng sản xuất gắn với thị trường. - Phát triển sản xuất của các hộ trồng chè Nhiều lợi thế về tài nguyên thiên nhiên như khí hậu, đất đai, giống cây trồng nên nhiều tỉnh thành trong cả nước đã đầu tư phát triển cây chè như Thái Nguyên, Yên Bái, Tuyên Quang, Hà Giang... Trong những năm trở lại đây nhận thấy tiềm năng kinh tế to lớn từ chè đem lại, các hộ dân trồng chè tại các địa phương đã chú trọng, tích cực hơn trong việc trồng, chăm sóc và nâng cao hiệu quả loại cây này. Để phát triển sản xuất chè thuận lợi việc huy động nguồn vốn đầu tư rất quan trọng, đa số hộ dân trồng chè đều được Nhà nước hỗ trợ nguồn vốn. Bên cạnh đó, cần gia tăng số hộ trồng chè và nâng cao hiệu quả trồng chè thông qua việc nhận được hỗ trợ đầu tư về khoa học công nghệ, máy móc Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  19. 8 thiết bị, cây trồng, con giống và tham gia vào các lớp tập huấn nâng cao kinh nghiệm, năng lực trồng trọt và chăm sóc. Tiếp nhận công nghệ trồng, chăm sóc và quản lý tiên tiến, đổi mới phương pháp canh tác, đặc biệt chú trọng đến sản xuất chè an toàn đạt tiêu chuẩn. Phát huy sức mạnh của mối liên kết 4 nhà (Nhà nông, Nhà doanh nghiệp, Nhà nước, Nhà khoa học) trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chè để mang lại kinh tế cho các hộ trồng chè. - Phát triển chè kết hợp phát triển tiêu thụ Vấn đề phát triển tiêu thụ chè là một khâu vô cùng quan trọng, là khâu cuối cùng sau quá trình trồng và thu hoạch chè, quyết định đến hiệu quả kinh tế thiết thực của các hộ dân. Để tìm được thị trường tiêu thụ ổn định cho chè các hộ trồng chè cùng với doanh nghiệp sản xuất chè cần có sự đổi mới toàn diện, biến đổi phù hợp so với thực tế. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất và chế biến, nâng cao chất lượng, phong phú chủng loại, cải tiến mẫu mã, bao bì sản phẩm, sản xuất sản phẩm theo hướng đa dạng hóa và phù hợp với nhu cầu của thị trường. Các hộ chuyên cung cấp sản phẩm cho các doanh nghiệp cần tập trung sản xuất chè sạch, chè an toàn. Quy trình chế biến chè cần đạt tiêu chuẩn vệ sinh ATTP, cải tiến dây chuyền sản xuất theo hướng hiện đại hóa, có hệ thống kiểm tra khắt khe trước khi đưa ra thị trường. Đồng thời, chú trọng và đẩy mạnh các biện pháp tuyên truyền, quảng cáo rộng rãi thông tin về sản phẩm chè trên thị trường để thu hút không chỉ khách hàng trong nước mà thu hút khách hàng nước ngoài trong bối cảnh hội nhập sâu rộng nền kinh tế thế giới là điều cần thiết. - Xây dựng thương hiệu Nằm trong các nhóm quốc gia xuất khẩu chè hàng đầu thế giới, Việt Nam đang cùng Srilanka, Ấn Độ, Trung Quốc và Kenya vẽ nên bản đồ về các vùng nguyên liệu nổi tiếng và tạo thêm động lực cho ngành chế biến chè. Thương hiệu chè Việt đã được đăng ký và bảo hộ tại 70 thị trường quốc gia và khu vực. Một số thị trường lớn của chè Việt Nam như Nga, Đức, Trung Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  20. 9 Quốc, Pakistan,… Với hơn 125.000ha chè, sản lượng khoảng 140.000 tấn, hiện sản phẩm chè việt Nam đã có mặt trên 110 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trên 160 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu chè, Việt Nam đã xuất khẩu nhiều loại sản phẩm chè phong phú và đa dạng. Việt Nam đang là Quốc gia đứng thứ hai trên Thế giới về sản lượng và xuất khẩu chè. Tuy nhiên, thị trường chè xuất khẩu của Việt Nam chưa thật sự ổn định. Nguyên nhân chủ yếu là do chất lượng chè không cao và được bán dưới dạng nguyên liệu chính. Sản phẩm chè của Việt Nam còn nghèo nàn về chủng loại (chẳng hạn, chè đen xuất khẩu chiếm tới 78%); chất lượng, mẫu mã chưa hấp dẫn nên sức cạnh tranh thấp; giữa chế biến và sản xuất nguyên liệu chưa gắn kết với nhau…Tình trạng cạnh tranh nguyên liệu ngày càng quyết liệt, chè xấu cũng có người mua, đang là nguy cơ làm cho chè Việt Nam ngày càng mất sức cạnh tranh và giảm uy tín trên thị trường Thế giới. Để phát triển thương hiệu uy tín hơn nữa, đòi hỏi người trồng chè, các nhà khoa học, nhà quản lý và các doanh nghiệp cần tiếp tục có những đóng góp cho sự nghiệp phát triển chè Việt Nam. Tăng cường xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ. Chú trọng đầu tư, ứng dụng hiệu quả khoa học công nghệ đối với các vùng trồng chè nói chung và trong công cuộc xây dựng nông thôn mới, góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập của người dân, tạo mọi điều kiện cho ngành chè góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. - Nâng cao chất lượng chè Không chỉ tăng về mă ̣t số lươ ̣ng mà các hoa ̣t đô ̣ng phát triể n cây chè cũng phải quan tâm về mặt chấ t lươ ̣ng nghiã là phải làm thế nào để có sự chuyể n ̣ về cơ cấ u sản phẩ m theo hướng tăng những sản phẩ m chè có chất lươ ̣ng dich tố t, mẫu mã đẹp, sang tro ̣ng… Sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP là một hướng đi đúng đắn trong xu thế phát triển hiện nay. Chỉ có tích cực chăm sóc, đầu tư tăng năng suất, chất Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0