Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý Nhà nước về xuất khẩu thuỷ sản tại tỉnh Quảng Ninh
lượt xem 11
download
Mục đích nghiên cứu của luận văn "Quản lý Nhà nước về xuất khẩu thuỷ sản tại tỉnh Quảng Ninh" nhằm phân tích thực tiễn về quản lý Nhà nước đối với xuất khẩu thuỷ sản của Quảng Ninh giai đoạn 2017-2021; Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy quản lý Nhà nhà nước về xuất khẩu thuỷ sản của Quảng Ninh giai đoạn 2023-2030.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý Nhà nước về xuất khẩu thuỷ sản tại tỉnh Quảng Ninh
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG -------***------- LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ XUẤT KHẨU THUỶ SẢN TẠI TỈNH QUẢNG NINH NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ NGUYỄN HỮU ĐÔN HÀ NỘI – 2022
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG -------***------- LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ XUẤT KHẨU THUỶ SẢN TẠI TỈNH QUẢNG NINH Ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 820385 Họ và tên học viên: NGUYỄN HỮU ĐÔN Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS TRẦN THỊ NGỌC QUYÊN Hà Nội - 2022
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong Luận văn là trung thực, được trích dẫn rõ ràng và chưa công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Quảng Ninh, ngày 21 tháng 8 năm 2022 HỌC VIÊN Nguyễn Hữu Đôn
- ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chương trình học Cao học và viết công trình nghiên cứu này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ và hướng dẫn nhiệt tình của thầy PGS.TS. Trần Thị Ngọc Quyên. Tôi xin chân thành cảm ơn thầy, cô đã tận tình giảng dạy cho tôi trong thời gian tôi học ở trường, giúp tôi có những kiến thức và những bài học thực tế để giúp tôi có thể hoàn thành công việc tốt hơn sau khi tôi ra trường. Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Trần Thị Ngọc Quyên người trực tiếp hướng dẫn tôi làm công trình nghiên cứu này. Tôi xin chân thành cảm ơn Cô đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết để chỉ bảo tận tình cho tôi, giúp tôi hoàn thành công trình nghiên cứu một cách tốt nhất. Mặc dù, Tôi đã cố gắng hoàn thiện công trình nghiên cứu nhưng do năng lực còn hạn chế nên công trình nghiên cứu không tránh khỏi những sai sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô để công trình nghiên cứu của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Quảng Ninh, ngày 21 tháng 8 năm 2022 HỌC VIÊN Nguyễn Hữu Đôn
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii MỤC LỤC ................................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU ............................................... vi DANH MỤC HÌNH ................................................................................................ vii DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. viii TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN .................................. ix LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ NN ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU THỦY SẢN .............................................................................. 5 1.1. Khái quát chung về quản lý Nhà nước đối với xuất khẩu thủy sản ................. 5 1.1.1 Khái niệm quản lý nhà nước ..................................................................... 5 1.1.3 Vai trò quản lý nhà nước đối với xuất khẩu thủy sản ............................... 8 1.2. Nội dung quản lý nhà nước đối với xuất khẩu thủy sản .................................. 9 1.2.1 Tổng quan mô hình quản lý nhà nước đối với xuất khẩu thủy sản ........... 9 Tuy vậy, vấn đề quan trọng nhất là sự quản lý của Nhà nước đối với phát triển lĩnh vực xuất khẩu thủy sản - những chủ thể có tác động quan trọng nhất đến việc thực hiện các mục tiêu phát triển xuất khẩu thủy sản . Thực tế cho thấy, sự hiện đại, minh bạch của tổ chức bộ máy và đội ngũ làm công tác quản lý Nhà nước trên lĩnh vực xuất khẩu thủy sản là nhân tố quan trọng đối với việc phát huy sức mạnh nội sinh của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản (Đỗ Hoàng Toàn, Mai Văn Bư; Quản lý Nhà nước về kinh tế, 2020). .................... 11 1.2.2 Xây dựng chương trình, quy hoạch, kế hoạch, đề án phát triển xuất khẩu thủy sản ............................................................................................................. 11 1.2.3 Xây dựng các chính sách hỗ trợ xuất khẩu thuỷ sản ............................... 13 1.2.4 Tổ chức hệ thống các cơ sở sản xuất, chế biến thủy sản xuất khẩu, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản ..................................................................... 16 1.2.5 Tổ chức thực hiện các chính sách của nhà nước đối với xuất khẩu thủy sản trên địa bàn ................................................................................................. 17
- iv 1.2.6. Tổ chức kiểm tra, kiểm soát hoạt động xuất khẩu thủy sản ................... 19 1.2.7. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về xuất khẩu thủy sản ..................... 20 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với xuất khẩu thủy sản22 1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với xuất khẩu thủy sản tại một số địa phương .............................................................................................................. 24 1.4.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với xuất khẩu thủy sản của Thành phố Đà Nẵng ..................................................................................................... 24 1.4.3 Đánh giá chung ........................................................................................ 26 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2017 – 2021 ................ 28 2.1. Tổng quan về xuất khẩu thủy sản của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2017 – 2021 ...................................................................................................................... 28 2.1.1 Tình hình nguồn nhân lực hoạt động trong ngành thủy sản của tỉnh Quảng Ninh ...................................................................................................................... 28 2.1.2 Tổng quan xuất khẩu thuỷ sản của tỉnh Quảng Ninh .............................. 29 2.2. Phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản và quản lý nhà nước đối với xuất khẩu thuỷ sản của tỉnh Quảng Ninh ...................................................................... 32 2.2.1 Mô hình quản lý xuất khẩu thuỷ sản ....................................................... 32 2.2.2. Thực trạng xuất khẩu khẩu thuỷ sản tại tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2017-2021 ......................................................................................................... 35 2.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với xuất khẩu thuỷ sản của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2017 – 2021 ............................................. 45 2.3.1 Thực trạng xây dựng quy hoạch, kế hoạch, đề án phát triển xuất khẩu thủy sản ............................................................................................................. 45 2.3.2. Các chính sách hỗ trợ XKTS .................................................................. 47 2.4. Đánh giá chung về quản lý nhà nước đối với xuất khẩu thủy sản của tỉnh Quảng Ninh ........................................................................................................... 49 2.4.1. Kết quả đạt được..................................................................................... 49 2.4.2. Hạn chế ................................................................................................... 51 2.4.3. Nguyên nhân........................................................................................... 53
- v CHƢƠNG 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA TỈNH QUẢNG NINH .......58 3.1. Dự báo thị trường xuất khẩu thủy sản thế giới và triển vọng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam ................................................................................................. 58 3.1.1. Dự báo thị trường xuất khẩu thủy sản thế giới ....................................... 58 1.2. Triển vọng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam ........................................... 59 3.2. Mục tiêu với phương hướng và mục tiêu xuất khẩu thủy sản của Quảng Ninh đến năm 2025 ........................................................................................................ 60 3.2.1. Mục tiêu xuất khẩu thủy sản đến năm 2025 của Quảng Ninh ............... 60 3.2.2. Phương hướng xuất khẩu thủy sản ......................................................... 62 3.3. Một số giải pháp quản lý nhà nước nhằm thúc đẩy xuất khẩu thủy sản của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2023-2030 ................................................................. 63 3.3.1. Hoàn thiện quy hoạch sản xuất, chế biến thủy sản xuất khẩu ................ 63 3.3.2. Tiếp tục đổi mới các chính sách hỗ trợ sản xuất, chế biến xuất khẩu thủy sản ..................................................................................................................... 64 3.3.3. Hoàn thiện đề án xuất khẩu thủy sản của tỉnh ........................................ 67 3.3.4. Đổi mới các chính sách đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản .......................... 69 3.3.5. Nâng cao hiệu quả công tác xây dựng và tổ chức thực thi cơ chế chính sách xuất khẩu thủy sản .................................................................................... 70 3.3.6. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động xuất khẩu thủy sản71 3.3.7. Kiến nghị UBND tỉnh Quảng Ninh ........................................................ 72 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 75 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 77
- vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU Chữ viết tắt Từ khóa tiếng Anh Từ khóa tiếng Việt Nam AFTA ASEAN Free Trade Area Khu vực Mậu dịch tự do Asean Association of the Sourtheast ASEAN Hiệp hội các nước Đông Nam Á Asia Nation CNH – HĐH Công nghiệp hoá – Hiện đại hoá CCN Cụm công nghiệp EU European Union Liên minh Châu Âu GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội HĐND Hội đồng nhân dân HTX Hợp tác xã KTTS Khai thác thủy sản NTTS Nuôi trồng thủy sản National Agro-forestry- NAFIQAD FisheriesQuality Assurance Cơ quan Chất lượng Trung bộ Department Official Development ODA Hỗ trợ phát triển chính thức Assistance PTNT Phát triển nông thôn QLNN Quản lý nhà nước USD United Stated Dollar Đồng đô la Mỹ UBND y ban nhân dân WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới XHCN Xã hội chủ nghĩa XNK Xuất nhập khẩu VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm
- vii DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 Mô hình quản lý NN về XK thủy sản....................................................... 6 Hình 2.2. Mô hình quản lý xuất khẩu thuỷ sản tại tỉnh Quảng Ninh theo chuyên ngành ........................................................................................................... 32
- viii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Tình hình lao động hoạt động trong ngành thủy sản Quảng Ninh ............................................................................................................................... 2829 giai đoạn 2017-2021 ............................................................................................. 2829 Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu KT-XH chủ yếu của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2017 – 2021 ........................................................................................................................ 30 Bảng 2.3: Tình hình năng lực sản xuất và xuất khẩu thủy sản Quảng Ninh ....35 giai đoạn 2017-2021 ................................................................................................ 35 Bảng 2.4: Vốn đầu tƣ vào ngành thủy sản tại tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2017- 2021 ........................................................................................................................... 37 Bảng 2.5: Diện tích nuôi trồng thủy sản của tỉnh Quảng Ninh năm 2021 .........38 Bảng 2.6: Tỷ trọng, tốc độ tăng kim ngạch mặt hàng TSXK trong kim ngạch XK chung của tỉnh Quảng Ninh ............................................................................ 44 giai đoạn 2017 - 2021 ............................................................................................... 44 Bảng 3.1: Chỉ tiêu quy hoạch phát triển ngành thủy sản tỉnh Quảng Ninh đến năm 2023, tầm nhìn đến năm 2030 ........................................................................60
- ix TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN Chƣơng 1: Một số vấn đề lý luận về quản lý Nhà nƣớc đối với xuất khẩu và tổng quan QL xuất khẩu thuỷ sản - Hệ thống những lý luận vấn đề cơ bản về quản lý NN đối với xuất khẩu và tổng quan Quản lý Nhà nước đối với xuất khẩu thủy sản trên một số địa bàn, trong đó gồm các khái niệm, mô hình, vai trò các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý xuất khẩu thuỷ sản. - Luận văn trình bầy một số nội dung quản lý xuất khẩu thủy sản như: các chương trình và các chính sách hỗ trợ XKTS, cơ cở chế biến thủy sản đối với các doanh nghiệp XKTS; tổ chức thanh kiểm tra, các hoạt động xuất khẩu thủy sản và thực tiễn QLNN đối với xuất khẩu thủy sản. Chƣơng 2: Thực trạng quản lý NN đối với XK thuỷ sản của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2017 – 2021 - Tổng quan về XKTS tại Tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2017-2021 - Phân tích tình hình thự tế Quản lý Nhà nước đối với Xuất khẩu thủy sản tại Quảng Ninh trong đó tác giả đi sâu vào phân tích mô hình QL XKTS và các nhân tố ảnh hưởng đến QL XKTS giai đoạn 2017-2021. - Qua phân tích thực trạng QLNN đối XKTS tại Quảng Ninh tác giả đã đưa ra những đánh giá chung về những kết quả QLNN đối XKTS mà Tỉnh đã đạt được và một số hạn chế, nguyên nhân của các hạn chế QLNN đối XKTS tại Tỉnh. Chƣơng 3: Phƣơng hƣớng và giải pháp Quản lý Nhà nƣớc nhằm đẩy mạnh xuất khẩu TS tỉnh Quảng Ninh - Dự báo tình hình thị trường Xuất khẩu thủy sản trên các quốc gia và các vùng lãnh thổ, phương hướng và mục tiêu phát triển XKTS tại tỉnh Quảng Ninh. - Giải pháp QLNN đối XKTS. Luận văn đề xuất 3 giải pháp bao gồm: biện pháp về quy hoạch sản xuất kinh doanh khu chế biến thủy sản xuất khẩu; đổi mới các chính sách hỗ trợ sản xuất, chế biến XKTS và hoàn thiện đề án Xuất khẩu thủy sản của tỉnh.
- 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đẩy mạnh xuất khẩu (XK) nói chung và xuất khẩu thuỷ sản (XKTS) nói riêng góp phần tạo nguồn thu, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, phát triển kinh tế và giải quyết việc làm tiến đến hội nhập quốc tế. Trong giai đoạn qua, cùng với những đóng góp vào nền kinh tế của Việt Nam trong XKTS đã cũng có những kết quả đáng kể. Xuất khẩu thuỷ sản là một trong những ngành hàng XK mũi nhọn của Việt Nam (Báo cáo xuất khẩu thủy sản Việt Nam, 2021). Xuất khẩu hàng thủy sản luôn xếp vào ngành hàng ưu tiên, các sản phẩm thủy sản xuất khẩu luôn tăng về chủng loại, số lượng, có giá trị xuất khẩu cao, và có mặt ở 130 quốc gia trên thế giới (Tổng cục Hải Quan,2020). Quảng Ninh là tỉnh có năng lực nuôi trồng thủy sản và xuất khẩu thủy sản rất lớn. XKTS của Quảng Ninh trong những năm qua đã gặt hái được nhiều kết quả quan trọng, đóng góp phát triển kinh tế ở Quảng Ninh (Báo cáo XK thủy sản Việt Nam, 2020). Bên cạnh đó, XKTS của Quảng Ninh cũng đang đứng trước nhiều cơ hội và nhiều thách thức mới. Các mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Quảng Ninh đang phải cạnh tranh gay gắt với nhiều mặt hàng thủy sản của nhiều tỉnh, thành phố khác và nhiều quốc gia khác cũng có điều kiện tự nhiên tương đồng giống Việt Nam như Thái Lan, Singapore và Trung Quốc. Hơn nữa, ngành hàng thủy sản xuất khẩu của tỉnh Quảng Ninh nói riêng và của Việt Nam nói chung đang đứng trước những luật định nghiêm ngặt của Chính phủ các nước nhập khẩu thủy sản về sản phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm, thuế quan ... Trong khi đó, chất lượng sản phẩm của các mặt hàng thủy sản xuất khẩu của tỉnh Quảng Ninh chưa được cao. Các chính sách hỗ trợ về hoạt động xuất khẩu còn hạn chế, hoạt động QLNN đối với xuất khẩu thủy sản ở Tỉnh vẫn còn hạn chế. Vấn đề đặt cấp thiết cần đặt ra là làm như thế nào? để có thể quản lý, khai thác, cải thiện cơ sở vật chất một cách tốt nhất để tạo lợi thế của các mặt hàng xuất khẩu thủy sản chủ lực có thể trở thành nghành hàng mũi nhọn. Để có điều này cần có các biện pháp, phương hướng toàn diện hơn về QLNN đối với XKTS tại Quảng
- 2 Ninh. Chính vì đó tôi lựa chọn đề tài: “Quản lý Nhà nước về xuất khẩu thuỷ sản tại tỉnh Quảng Ninh” làm đề tài viết luận văn thạc sỹ. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Xung quanh đề tài, luận văn đã có một số công trình khoa học và bài viết nghiên cứu đề cập đến trên nhiều phạm vi và lĩnh vực khác nhau, trong đó nổi lên một số hướng chính sau: Nguyễn Thị Phương Dung và Nguyễn Thị Ngọc Hoa (2012) nghiên cứu các cản kỹ thuật thương mại khi XKTS VN- NB. Nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả với số liệu từ năm 2008 – 2010. Nhóm tác giả đã cho thấy, các rào cản kỹ thuật của Nhật Bản đối với thủy sản Việt Nam đó là: Rủi ro về tranh chấp thương mại, rủi ro về quy định về kỹ thuật của các nước nhập khẩu và rủi ro về nguyên liệu đầu vào. Các yếu tố ảnh hưởng đến XKTS Việt Nam sang Mỹ và các nước Âu Mỹ, có nghiên cứu định tính của Nguyễn Xuân Minh và cộng sự (2012) và một nghiên cứu định lượng của Phạm Thị Ngân và Nguyễn Thanh Tú (2015). Nguyễn Xuân Minh và cộng sự (2012) nghiên cứu về xuất khẩu thủy sản khu vực đồng bằng sông Cửu Long sang thị trường Hoa Kỳ. Nghiên cứu sử dụng lý thuyết mô hình kim cương của Michael Porter để phân tích các yếu tố ảnh hưởng và không thuận lợi tới hoạt động XKTS vùng đồng bằng sông Cửu Long sang thị trường Hoa Kỳ. Nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả với số liệu từ 2006 – 2010. Nghiên cứu chỉ ra các thành tựu của XKTS: Kim ngạch và chất lượng tăng, đa dạng chủng loại, kỹ thuật nuôi trồng tốt. Những hạn chế đó là chất lượng chưa đảm bảo chuẩn quốc tế, hạn chế trong marketing xuất khẩu, xây dựng logistics vận tải; phát triển ngành thủy sản của vùng đồng bằng sông Cửu Long chưa hiệu quả và quy hoạch phát triển lúng túng. Nguyễn Thanh Tú, Phạm Thị Ngân (2015) đã tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng tới giá trị XKTS Việt Nam sang thị trường Âu Mỹ. Nghiên cứu vận dụng mô hình lực hấp dẫn trong thương mại quốc tế đề xuất mô hình lý thuyết, giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam chịu ảnh hưởng bởi: GDP của Việt Nam, GDP của nước nhập khẩu, dân số của nước nhập khẩu, tỷ giá hối đoái giữa VND và
- 3 tiền tệ quốc gia nhập khẩu, mức thuế đầu vào các quốc gia nhập khẩu, khoảng cách địa lý từ Việt Nam đến các quốc gia nhập khẩu. Nghiên cứu thực hiện phương pháp OLS, FEM (Fixed EffectModel) và REM (Random Effect Model) bằng phần mềm Eview 8.0. Dữ liệu nghiên cứu hàng năm ở giai đoạn 2006 – 2014 của 26 quốc gia Âu Mỹ và Việt Nam với 243 quan sát. Kết quả cho thấy, giá trị XKTS Việt Nam chịu ảnh hưởng bởi: GDP của Việt Nam (+0,48), GDP của quốc gia nhập khẩu (+0,55), dân số của quốc gia nhập khẩu (+0,55), tỷ giá hối đoái (VND/USD) (+0,13), khoảng cách địa lý (-0,61) và biến mức thuế nhập khẩu thủy sản vào các quốc gia nhập khẩu không có ý nghĩa. (Nguyễn Thanh Tú, Phạm Thị Ngân, 2015). 3. Mục tiêu đề tài nghiên cứu - Hệ thống một số vấn đề về tổng quan về quản lý Nhà nước đối với xuất khẩu thuỷ sản. - Phân tích thực tiễn về quản lý Nhà nước đối với xuất khẩu thuỷ sản của Quảng Ninh giai đoạn 2017-2021. - Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy quản lý Nhà nhà nước về xuất khẩu thuỷ sản của Quảng Ninh giai đoạn 2023-2030. 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Quản lý Nhà nhà nước đối với xuất khẩu thuỷ sản của Quảng Ninh - Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi về không gian: Nghiên cứu tập trung vào quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản tại tỉnh Quảng Ninh., các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản . + Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu sử dụng các số liệu từ năm 2017 đến 2021, 2018, 2019, 2020 và 2021. + Về nội dung: Tập Đề tài tập trung nghiên cứu mô hình quản lý Nhà nhà nước trong lĩnh vực xuất khẩu, từ khâu sản xuất kinh doanh, chế biến. Mặt khác,
- 4 các sản phẩm thủy sản xuất khẩu được tác giả nghiên cứu và thị sát trong đề tài gồm các mặt hàng xuất khẩu như: tôm, cá, mực... 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp thu nhập số dữ liệu: Tác giả thu thập nguồn dữ liệu từ các nguồn như cơ quan quản lý về kinh tế (Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, Sở Lao động và Thương binh xã hội, Sở Giáo dục và đào tạo, Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh ) và các bài báo khoa học liên quan đến một số nội dung Quản quản lý Nhà nhà nước đối với XKTS từ năm 2017 đến năm 2021; các quy phạm văn bản pháp luật hiện hành đến về Quản quản lý Nhà nhà nước đối với Xuất xuất khẩu thủy sản. Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu tại bàn đối với các nội dung về trong phần tổng quan nghiên cứu, lý thuyết về quản lý nhà nước về xuất khẩu. Qua quan sát tình hình thực tế kết hợp với việc thảo luận trực tiếp với người làm công tác quản lý đối với xuất khẩu thủy sản, cũng như đúc kết phần việc cụ thể củadựa trên kinh nghiệm làm việc của bản thân mình được tham gia, từ đótác giả đưa ra những phân tích và nếu ra những nhận xétđánh giá của bản thântrong bài luận văn. 6. Kết cấu của đề tài Đề tài được kết cấu thành 3 chương sau đây: Formatted: Normal, Left, Indent: First line: 0.39", Line spacing: single, Widow/Orphan Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về quản lý Nhà nhà nước đối với xuất control khẩu và tổng quan quản lý XKTSthủy sản Chương 2: Thực trạng Quản quản lý Nhà nhà nước đối với xuất khẩu thủy sản của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2017 – 2021 Chương 3: Phương hướng và giải pháp quản lý nhà nước nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản tỉnh Quảng Ninh giaia đoạn 2023-2030.
- 5 CHƢƠNG 1: NHỮNG MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ NN ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU THỦY SẢN 1.1. Khái quát chung về quản lý Nhà nƣớc (QLNN) đối với xuất khẩu thủy sản 1.1.1 Khái niệm quản lý Nhà nhà nƣớc Quản lý Nhà nước là một quá trình, trong đó các cơ quan của hệ thống bộ máy quyền lực của một nước cấp Trung ương (TW) đến cấp cơ sở thực hiện các tác động vào các đối tượng như hệ thống tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, các đoàn thể và các hộ gia đình trong xã hội bằng các công cụ hành chính như Chỉ Thị, Nghị Quyết, Quyết Định và các biện pháp phi hành chính cụ thể như: một số chính sách khuyến khích phát triển kinh tế, chương trình hỗ trợ phát triển… nhằm hướng tới mục tiêu phát triển quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế (Đỗ Hoàng Toàn, Mai Văn Bưu; Quản lý Nhà nước về kinh tế, 2020). Quản lý Nhà nước được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm toàn bộ hoạt động của cả bộ máy nhà nước từ lập pháp, hành pháp đến tư pháp vận hành như một thực thể thống nhất. Theo nghĩa hẹp là hướng dẫn chấp pháp, điểu hành, quản lý hành chính do cơ quan hành pháp thực hiện bảo đảm bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước (Nguyễn Đăng Dung, Lưu Bình Dương, Đinh Văn Liêm (Đồng biên soạn), 2019). Từ đó có thể đưa ra khái nhiệm về Quản lý Nhà nước đối với Xuất khẩu thủy sản là một số tác động của các cơ quan quản lý nhà nước có nhiệm vụ, chức năng và thẩm quyền đến các hoạt động xuất khẩu thủy sản, thông qua công cụ quản lý, chính sách và các phương pháp có tính chất Nhà nước, nhằm đạt được những mục tiêu mà đã hoạch định trước (Nguyễn Đăng Dung, Lưu Bình Dương, Đinh Văn Liêm (Đồng biên soạn), 2019). Trên cơ sở nghiên cứu về hệ thống các tài liệu luận văn đưa ra khái niệm sau: Quản lý Nhà nước đối với Xuất khẩu thủy sản là sự tác động liên tục, có tổ chức, có mục tiêu định trước của chủ thể quản lý Nhà nước (đại diện là các cơ quan QLNN) lên đối tượng quản lý là hoạt động XKTS và các khách thể quản lý, các đối tượng tham gia và hoạt động xuất khẩu thủy sản thông qua các công cụ quản lý nhà nước.
- 6 1.1.2. Mô hình quản lý NN nhà nƣớc đối với xuất khẩu TSthủy sản xuất khẩu Nhà nước Pháp luật thủy sản Hình 1.1 Mô hình quản lý NN về XK thủy sản (Nguồn: Tạp ch Quản lý Nhà nước, 2019) Một là, về chủ thể Quản lý Nhà nước đối với XKTS - Bộ máy Quản lý Nhà nước đối với Xuất khẩu thủy sản ở Trung ương (TW): Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn - Các cơ quan lập pháp: Hiến pháp của nước CHXHCN Việt Nam, Luật Thủy sản, Luật Thương mại, Luật Đầu tư, Luật Chất lượng sản phẩm hàng hoá (SLSPHH), Pháp lệnh an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTPƯ)… - Cơ quan quản lý Nhà nước các cấp UBND tỉnh thống nhất QLNN về XKTS gồm các Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, Sở Công Thương, các Ban, Ngành cấp tỉnh được quy định cụ thể về nhiệm vụ, chức năng đối với QLNN đối với XKTS. Các phòng ban trực tiếp soạn thảo các quy định về QLNN đối với XKTS như: phòng quản lý thương mại (QLTM), phòng xuất nhập khẩu (XNK), phòng Kế hoạch (Nguyễn Đăng Dung, Lưu Bình Dương, Đinh Văn Liêm (Đồng biên soạn), 2019). Hai là, đối tượng của Quản lý Nhà nước là trong lĩnh vực Xuất khẩu thủy sản bao gồm nuôi trồng, khai thác, chế biến và xuất khẩu thủy sản. Đối với cấp Trung ương, QLNN đối với hoạt động XKTS được quản lý trên phạm vi toàn quốc. Đối với cấp tỉnh, huyện việc QLNN đối với hoạt động XKTS trên phạm vi tại địa bàn quản lý. Sự phân cấp Quản lý Nhà nước với hoạt động Xuất khẩu thủy sản có thể
- 7 mang tính tương đối (Nguyễn Đăng Dung, Lưu Bình Dương, Đinh Văn Liêm (Đồng biên soạn), 2019). Ba là, Mục tiêu Quản lý Nhà nuớc về xuất khẩu thủy sản Mục tiêu QLNN về XKTS được khuyến khích xuất khẩu thủy sản phát triển nhanh chóng về số lượng đáp ứng nhu cầu trong nước vào phát triển kinh tế đất nước. Nâng cao chất lượng hiệu quả xuất khẩu thủy sản, đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các doanh nghiệp khi tham gia xuất khẩu thủy sản đặc biệt là tại nước cho nhập khẩu ngành hàng thủy sản của Việt Nam, phát triển quan hệ hữu nghị hợp tác cùng phát triển giữa Việt Nam với các nước trên thế giới (Đỗ Hoàng Toàn, Mai Văn Bưu, 2020). Phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) để tăng nhanh các hoạt động xuất khẩu, và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cũng như sản xuất chế biến trong nước, khai thác, nuôi trồng, chế biến… tốt để so sánh của nền kinh tế giữa các quốc gia để nâng cao hiệu quả SXKD, nâng cao khả năng cạnh tranh xuất khẩu và chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng CHN-HĐH đất nước, giải quyết việc làm cho người lao động và tiến tới cân bằng cán cân thương mại (Đỗ Hoàng Toàn, Mai Văn Bưu, 2020). Xây dựng, củng cố các đối tác hợp tác chiến lược để phát triển thị trường bền vững, kết hợp hài hòa lợi ích trước mắt và lới ích lâu dài của quốc gia, lợi ích kinh tế và lợi ích chính trị - đối ngoại, chủ động và độc lập tự chủ trong hội nhập kinh tế quốc tế (Đỗ Hoàng Toàn, Mai Văn Bưu, 2020). Đa dạng thị trường XKTS. Đẩy mạnh và chủ động, tích cực tham gia vào mạng lưới sản xuất thủy sản và các chuỗi giá trị cung ứng thủy sản toàn cầu, chú trọng triển khai và phát triển XKTS mang giá trị cao, có thương hiệu của riêng mình trên thị trường trong nước và trên quốc tế (Đỗ Hoàng Toàn, Mai Văn Bưu, 2020). Bốn là, Cơ chế Quản lý Nhà nước đối với ngành Xuất khẩu thủy sản Cơ chế QLNN với lĩnh vực XKTS là trong khuôn khổ luật pháp, chính sách và các công cụ như:
- 8 - Quản lý theo giấy phép hoạt động lĩnh vực xuất khẩu thủy sản - Quản lý theo điều kiện kinh doanh xuất khẩu thủy sản - Các quy định về VSAT dịch tễ: Các quy định về VSAT dịch tễ đưa ra để bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng, người trực tiếp tham gia vào sản xuất chế biến, cây trồng và các vật nuôi (Nguyễn Đăng Dung, Lưu Bình Dương, Đinh Văn Liêm (Đồng biên soạn), 2019). - Các biện pháp quy định để bảo vệ người tiêu dùng: Các biện pháp quy định về chất lượng và ATTP gồm nhãn mác, quy cách đóng gói, các hàm lượng dinh dưỡng và những tạp chất (Nguyễn Đăng Dung, Lưu Bình Dương, Đinh Văn Liêm (Đồng biên soạn), 2019). 1.1.3 Vai trò quản lý nhà nƣớc đối với xuất khẩu thủy sản Quản lý nhà nước là nhân tố quyết định thiết lập môi trường thuận lợi cho ngành XK thủy sản phát triển quản lý nhà nước. Thứ nhất, trợ giúp tài chính Pháp luật tư pháp cho chủ thể tham gia vào hoạt động xuất khẩu thủy sản, các chính sách xuất khẩu thủy sản như: Luật Thủy sản, Luật Thương mại, khai thác, nuôi trồng và chế biến TS…Từ đó, các địa phương với nhiệm vụ, chức năng, chuyên môn đã được giao để thực hiện, xây dựng các chương trình và các kế hoạch cùng với đề án phát triển xuất khẩu ngành thủy sản, tạo dựng lên quỹ hỗ trợ xuất khẩu thủy sản... (Vũ Đình Thắng và Nguyễn Viết Trung; Giáo trình kinh tế thuỷ sản, năm 2011). Thứ hai, Quản lý Nhà nước có vai trò, nhiệm vụ thúc đẩy xuất khẩu, bảo vệ duy trì trật tự đảm bảo hoạt động xuất khẩu thủy sản diễn ra lành mạnh mang lại lợi ích cho xã hội như công tác đàm phán thị trường, tạo điều kiện công bố các thông tin, điệu kinh doanh về thủy sản để đồng hành cùng các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản xây dựng lên thương hiệu riêng của từng loại sản phẩm thủy sản, tìm kiếm đối tác và ký kết hợp đồng thương mại xuất khẩu thủy sản... (Vũ Đình Thắng và Nguyễn Viết Trung; Giáo trình kinh tế thuỷ sản, 2011). Thứ ba, Khuyến khích xuất khẩu thủy sản như: miễn thuế, giảm thuế, ưu đãi
- 9 sử dụng mặt nước, các công nghệ sản xuất, xúc tiến xuất khẩu…Bên cạnh đó, Nhà nước ưu tiên đầu tư xây dựng nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng và tạo điều kiện để các đơn vị sản xuất kinh doanh xuất khẩu thủy sản hoạt động thuận lợi. Nhà nước có tác động làm ảnh hưởng trực tiếp vào khâu quản lý xuất khẩu thủy sản để cân bằng, điều tiết phát triển nền kinh tế trong xu thế hội nhập quốc tế (Vũ Đình Thắng và Nguyễn Viết Trung; Giáo trình kinh tế thuỷ sản, 2011). Thứ tư, Định hướng dẫn xác xuất khẩu thủy sản phát triển ổn định và bền vững, lấy các tiêu chuẩn trên quốc tế làm cơ sở, trong đó có sự tác động, điều tiết của Nhà nước để phù hợp với mọi điều kiện kinh tế xã hội, điều kiện tự nhiên của Việt Nam (Vũ Đình Thắng và Nguyễn Viết Trung; , Giáo trình kinh tế thuỷ sản; năm 2011). Thứ năm, Quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực Xuất khẩu thủy sản đóng góp những vai trò quan trọng tác động trực tiếp đến chủ thể trong kinh tế và hoạt động nuôi trồng, chế biến và khai thác SXKD của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản các trung gian của cả nền kinh tế như các hoạt động xuất khẩu thủy sản tăng thu ngoại tệ góp phần cân bằng toán cân thương mại cán cân thanh toán quốc tế xuất khẩu có vai trò quan trọng trong việc phát triển thủy hải sản thúc đẩy dịch chuyển cơ cấu nông nghiệp giải quyết công ăn việc làm tăng thu nhập cải thiện đời sống cho nhân dân, thủy sản góp phần tăng năng lực sản xuất của quốc gia mở rộng thúc đẩy quan hệ kinh tế đối ngoại. 1.2. Nội dung cơ bản quản lý nhà nƣớc đối với xuất khẩu thủy sản. 1.2.1 Tổng quan mô hình quản lý nhà nƣớc đối với xuất khẩu thủy sản Khách thể Phƣơng pháp, Chủ thể quản lý Mục đích quản lý quản lý hình thức quản lý - Bộ máy Quản lý Cá nhân tổ - Quản lý theo giấy - Quản lý theo điều NN về xuất khẩu TS chức hoạt phép hoạt động lĩnh kiện trong các trường ở Trung ương gồm: động lĩnh vực xuất khẩu thủy hợp cần thiết vì lý do Bộ Công Thương và vực xuất sản trật tự, an toàn xã hội, Bộ Nông nghiệp & khẩu thủy - Quản lý theo điều đạo đức xã hội, sức Phát triển Nông thôn sản như các kiện kinh doanh khỏe cộng đồng, thuần
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
109 p | 247 | 51
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “Một cửa”, “Một cửa liên thông” tại Ủy ban nhân dân cấp Phường tại quận Nam Từ Liêm
28 p | 239 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Phát triền nguồn nhân lực hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
113 p | 98 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình
118 p | 121 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
104 p | 150 | 22
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoạt động trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
118 p | 172 | 22
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
113 p | 147 | 20
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa
26 p | 129 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam
116 p | 102 | 15
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
21 p | 114 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
102 p | 119 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu lao động nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
128 p | 46 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về giáo dục Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai
118 p | 51 | 8
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, Nghệ An
26 p | 135 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững ở tỉnh Luông Pha Băng, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
113 p | 73 | 6
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức cấp xã huyện Đam Rông, Lâm Đồng
28 p | 112 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu
119 p | 16 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về văn hoá trên địa bàn phường Trường Sơn, Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
127 p | 31 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn