intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình thủy lợi từ ngân sách nhà nước tại tỉnh Hà Nam

Chia sẻ: Tomjerry001 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:146

71
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đánh giá thực trạng quản lý vốn dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi từ ngân sách nhà nước tại tỉnh Hà Nam trong giai đoạn 2012 – 2015; từ đó, đề xuất các giải pháp góp phần quản lý và khai thác tốt hơn các dự án đầu tư này phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn giai đoạn đến năm 2020.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình thủy lợi từ ngân sách nhà nước tại tỉnh Hà Nam

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o--------- LÊ MINH ĐỨC QUẢN LÝ VỐN DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI TỈNH HÀ NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH HÀ NỘI – 2017
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o--------- LÊ MINH ĐỨC QUẢN LÝ VỐN DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI TỈNH HÀ NAM Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế Mã số: 60.34.04.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐINH QUANG TY XÁC NHẬN CỦA XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CÁN BỘ HƢỚNG DẪN CHẤM LUẬN VĂN HÀ NỘI – 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân, các kết quả nghiên cứu trong luận văn là xác thực và chƣa từng đƣợc công bố trong kỳ bất công trình nào khác. Tác giả Lê Minh Đức
  4. LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian học tập, nghiên cứu, đƣợc sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, học viên đã hoàn thành luận văn “Quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình thủy lợi từ ngân sách nhà nước tại tỉnh Hà Nam”. Xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy, cô giáo, lãnh đạo trƣờng, lãnh đạo các khoa, phòng, trung tâm của Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, các thầy, cô giáo trong và ngoài Đại học Quốc gia Hà Nội tham gia giảng dạy khóa học đã giúp học viên có những kiến thức để thực hiện luận văn. Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Đinh Quang Ty, Hội đồng Lý luận Trung ƣơng, ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ học viên trong thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Xin trân trọng cảm ơn Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam, Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh Hà Nam, Sở Tài chính tỉnh Hà Nam, Cục Thống kế tỉnh Hà Nam, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Nam đã giúp đỡ để hoàn thành luận văn. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhƣng luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận đƣợc sự chỉ dẫn, đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo và các bạn bè, đồng nghiệp. Xin trân trọng cảm ơn!
  5. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TÙ VIẾT TẮT ............................................................................. i DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................... ii MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU; VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN - THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ VỐN DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC .............................................................4 1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN ............................................................................................................4 1.1.1. Khái quát nội dung của một số công trình ở nước ngoài...........................4 1.1.2. Khái quát nội dung của một số công trình trong nước ..............................6 1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ VỐN CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC .........9 1.2.1. Thủy lợi và các dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi .......................9 1.2.2. Vốn và quản lý vốn đầu tư các dự án công trình thủy lợi ........................19 1.3. KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ VỐN ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC VÀ BÀI HỌC THAM KHẢO CHO TỈNH HÀ NAM .............................48 1.3.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới .............................................48 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................61 2.1. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU .............................................................................61 2.2. CÁC PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐƢỢC ÁP DỤNG TRONG LUẬN VĂN ......................................................................................................................61 2.2.1. Phương pháp thống kê .............................................................................61 2.2.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế ...................................................62 2.2.3. Phương pháp phân tích và tổng hợp ........................................................67 2.2.4. Phương pháp so sánh ...............................................................................67
  6. CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM GIAI ĐOẠN 2012 – 2015 .............................................................69 3.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH HÀ NAM CÓ ẢNH HƢỞNG ĐẾN ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI ............................................................................................................69 3.1.1. Đặc điểm về tự nhiên và ảnh hưởng .........................................................69 3.1.2. Đặc điểm về kinh tế, xã hội và ảnh hưởng ...............................................70 3.2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TỈNH HÀ NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2012-2015 THEO MỐT SỐ “ LÁT CẮT” CHÍNH ..............73 3.2.1. Bức tranh tổng quát về hệ thống các công trình thủy lợi ở tỉnh Hà Nam hiện nay ..............................................................................................................73 3.2.2. Khối lượng và mức độ đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước cho ngành thủy lợi trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2012 – 2015 ..............76 3.2.3. Phân tích thực trạng quản lý vốn dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi từ ngân sách nhà nước trên địa bàn Hà Nam theo một số lát cắt chính ......78 3.2.4. Đánh giá tổng quát về hoạt động quản lý vốn dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi từ ngân sách nhà nước tại tỉnh Hà Nam giai đoạn 2012 – 2015 ..................................................................................................................100 CHƢƠNG 4: ĐỊNH HƢỚNG, QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ VỐN DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM GIAI ĐOẠN 2016 -2020, TẦM NHÌN 2030.........................................................................................106 4.1. ĐỊNH HƢỚNG ............................................................................................106 4.1.1. Cơ sở để đề xuất định hướng..................................................................106 4.1.2. Định hướng cơ bản về sử dụng vốn ngân sách nhà nước ở các dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Nam giai đoạn 2016 – 2020 .......................................................................111
  7. 4.2. QUAN ĐIỂM ...............................................................................................112 4.3. Các nhóm giải pháp chủ yếu ........................................................................115 4.3.1. Quán triệt sâu sắc nguyên tắc quản lý vốn ( quản lý chi phí) đầu tư xây dựng công trình cho các chủ thể có liên quan .................................................115 4.3.2. Thực hiện đầy đủ, nghiêm túc nội dung quản lý tổng mức đầu tư xây dựng công trình ................................................................................................119 4.3.3. Thực hiện đầy đủ, nghiêm túc nội dung quản lý dự toán xây dựng công trình ..120 4.3.4. Thực hiện đầy đủ, nghiêm túc nội dung quản lý định mức kinh tế - kỹ thuật trong đầu tư xây dựng và và xác định giá xây dựng các công trình .......122 4.3.5. Thực hiện đầy đủ, nghiêm túc nội dung quản lý quyết toán vốn đầu tư xây dựng các công trình ..........................................................................................123 4.3.6. Tăng cường vai trò, trách nhiệm cụ thể của các chủ thể liên quan đến các dự án đầu tư......................................................................................................125 4.3.7. Tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi từ NSNN .........................................................128 KẾT LUẬN .............................................................................................................131 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................132
  8. DANH MỤC CÁC TÙ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 BQLDA Ban Quản lý dự án 2 CNH-HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa 3 GPMB Giải phóng mặt bằng 4 HĐND Hội đồng nhân dân 5 KBNN Kho bạc Nhà nƣớc 6 NSĐP Ngân sách địa phƣơng 7 NSNN Ngân sách nhà nƣớc 8 ODA Hỗ trợ phát triển chính thức 9 QLNN Quản lý nhà nƣớc 10 UBND Ủy ban nhân dân 11 XDCB Xây dựng cơ bản 12 XĐGN Xóa đói giảm nghèo 13 CTTL Công trình thủy lợi 14 TMĐT Tổng mức đầu tƣ 15 VĐT Vốn đầu tƣ 16 TTHC Thủ tục hành chính 17 PCLB Phòng chống lụt bão 18 NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 19 Bộ KH&ĐT Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ i
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG STT Bảng, Mẫu Nội dung Trang Mẫu khảo sát các nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý vốn 1. Mẫu 2.1 62 dự án đầu tƣ xây dựng công trình thủy lợi từ NSNN Mẫu khảo sát nội dung quản lý vốn dự án đầu tƣ xây 2. Mẫu 2.2 63 dựng công trình thủy lợi từ NSNN Mẫu khảo sát các nội dung, chu trình quản lý vốn dự 3. Mẫu 2.3 66 án đầu tƣ xây dựng công trình thủy lợi từ NSNN Mẫu so sánh tình hình thực hiện quản lý sử dụng 4. Mẫu 2.4 NSNN dự án đầu tƣ xây dựng công trình thủy lợi so 67 với kế hoạch Tình hình chi đầu tƣ xây dựng công trình thủy lợi từ 5. Bảng 3.1 76 NSNN cho ngành thủy lợi trên địa bàn tỉnh Hà Nam Tốc độ tăng chi đầu tƣ xây dựng công trình thủy 6. Bảng 3.2 lợi từ NSNN cho ngành thủy lợi trên địa bàn tỉnh 77 Hà Nam Tổng hợp một số dự án đầu tƣ xây dựng công trình 7. Bảng 3.3 78 thủy lợi từ NSNN tại tỉnh Hà Nam thời gian qua Lƣu đồ xây dựng và lập dự toán sử dụng vốn đầu tƣ 8. Bảng 3.4 82 xây dựng công trình thủy lợi từ NSNN tỉnh Hà Nam Kế hoạch sử dụng vốn đầu tƣ xây dựng công trình thủy 9. Bảng 3.5 84 lợi từ NSNN tỉnh Hà Nam giai đoạn 2012-2015 Dự toán cơ cấu vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản từ 10. Bảng 3.6 NSNN chia theo ngành, lĩnh vực trên địa bàn tỉnh 86 Hà Nam giai đoạn 2012 - 2015 Đánh giá công tác lập dự toán sử dụng vốn và phân bổ 11. Bảng 3.7 vốn đầu tƣ xây dựng công trình thủy lợi từ NSNN tỉnh 88 Hà Nam giai đoạn 2012-2015 ii
  10. 12. Bảng 3.8 Tổng thiệt hại về kinh tế khi công trình bị sự cố 90 Cơ cấu vốn đầu tƣ xây dựng công trình thủy lợi từ 13. Bảng 3.9 NSNN đƣợc phê duyệt quyết toán của tỉnh Hà Nam 94 giai đoạn 2012-2015 Tình hình quyết toán vốn đầu tƣ xây dựng công trình 14. Bảng 3.10 thủy lợi từ NSNN tỉnh Hà Nam giai đoạn 2012-2015 98 (theo dự án) Tình hình quyết toán vốn đầu tƣ xây dựng công trình 15. Bảng 3.11 thủy lợi từ NSNN tỉnh Hà Nam giai đoạn 2012-2015 99 (theo giá trị) Đánh giá cấp phát, thanh toán, quyết toán vốn đầu tƣ 16. Bảng 3.12 xây dựng công trình thủy lợi từ NSNN tỉnh Hà Nam 99 giai đoạn 2012-2015 iii
  11. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay cũng nhƣ lâu dài sau này, nông nghiệp vẫn là một trong những ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam, chính vì vậy tài nguyên nƣớc có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển bền vững của đất nƣớc. Trong những năm đổi mới vừa qua, đầu tƣ xây dựng các công trình thủy lợi từ NSNN đã mang lại những tác dụng to lớn cho sản xuất nông nghiệp, dân sinh, giảm nhẹ thiên tai và góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Trong điều kiện kinh tế của nƣớc ta hiện nay, việc quản lý sử dụng vốn ngân sách nhà nƣớc đối với dự án đầu tƣ xây dựng nói chung, trong đó có các công trình thủy lợi đòi hỏi phải đảm bảo tính hiệu quả. Vì vậy phải nhận thức đầy đủ, đúng đắn vị trí, vai trò của việc quản lý vốn đối với dự án đầu tƣ xây dựng công trình thủy lợi từ NSNN; trên cơ sở đó tiến hành đổi mới các hoạt động quản lý NSNN đối với các dự án đầu tƣ xây dựng trong lĩnh vực này sao cho phù hợp với yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trƣờng của đất nƣớc. Trong 30 năm đổi mới vừa qua, Hà Nam là một trong những địa phƣơng đƣợc Nhà nƣớc quan tâm đầu tƣ nhiều dự án xây dựng công trình thủy lợi phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Toàn tỉnh hiện có 11 hồ đập chứa nƣớc, 73 trạm bơm lớn nhỏ, hơn 365 km kênh mƣơng và 1.250 cống điều tiết nƣớc các loại... Những công trình thủy lợi này đã góp phần nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi, phục vụ dân sinh và các ngành kinh tế khác. Hiệu quả kinh tế, xã hội mà các dự án đầu tƣ xây dựng công trình thủy lợi tại Hà Nam mang lại là rất lớn. Các cơ quan nhà nƣớc tại địa phƣơng đã có nhiều cố gắng và đạt đƣợc nhiều kết quả quan trọng trong việc quản lý các dự án này. Tuy nhiên, hiện nay công tác quản lý vốn đối với dự án đầu tƣ xây dựng công trình thủy lợi từ NSNN tại Hà Nam còn một số bất cập. Đáng lƣu ý là, phần lớn hệ thống công trình thủy lợi đã đƣợc đầu tƣ xây dựng chỉ mới khai thác đƣợc 50-60% năng lực thiết kế; thậm chí có những công trình chỉ mới khai thác đƣợc 30%... Vì vậy, quản lý vốn đối với dự án đầu tƣ xây 1
  12. dựng công trình thủy lợi từ NSNN sao cho có hiệu quả là một trong những vấn đề cấp thiết đang đặt ra đối với tỉnh Hà Nam. Xuất phát từ lý do nêu trên, tôi lựa chọn đề tài “Quản lý vốn dự án đầu tƣ xây dựng công trình thủy lợi từ ngân sách nhà nƣớc tại tỉnh Hà Nam” để thực hiện luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Quản lý kinh tế, với mong muốn có những đóng góp thiết thực, cụ thể và hữu ích cho địa phƣơng. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 2.1. Mục tiêu Đánh giá thực trạng quản lý vốn dự án đầu tƣ xây dựng công trình thủy lợi từ NSNN tại tỉnh Hà Nam trong giai đoạn 2012 – 2015; từ đó, đề xuất các giải pháp góp phần quản lý và khai thác tốt hơn các dự án đầu tƣ này phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn giai đoạn đến năm 2020. 2.2. Nhiệm vụ - Hệ thống hóa, xây dựng cơ sở lý luận và khảo cứu một số kinh nghiệm thực tiễn về quản lý vốn dự án đầu tƣ xây dựng công trình thủy lợi từ NSNN. - Phân tích, góp phần làm rõ những thành tựu, hạn chế trong quản lý vốn dự án đầu tƣ xây dựng công trình thủy lợi từ NSNN tại tỉnh Hà Nam giai đoạn 2012- 2015 và nguyên nhân của những hạn chế. - Đề xuất định hƣớng, quan điểm và giải pháp quản lý vốn dự án đầu tƣ xây dựng công trình thủy lợi từ NSNN tại tỉnh Hà Nam trong giai đoạn đến năm 2020. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là hoạt động quản lý vốn dự án đầu tƣ xây dựng công trình thủy lợi từ NSNN tại tỉnh Hà Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Đề tài nghiên cứu các dự án đầu tƣ xây dựng công trình thủy lợi từ vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Hà Nam. Về thời gian: Việc đánh giá thực trạng tập trung vào giai đoạn 2012 – 2015; 2
  13. định hƣớng và giải pháp giới hạn trong giai đoạn 2016 - 2020. Về nội dung: Luận văn tập trung phân tích việc quản lý vốn dự án đầu tƣ xây dựng công trình thủy lợi từ NSNN ở tỉnh Hà Nam giai đoạn 2012 – 2015; đề xuất định hƣớng, quan điểm và các giải pháp cho giai đoạn 2016 - 2020. 4. Một số đóng góp mới của Luận văn - Hệ thống hóa, góp phần làm rõ hơn một số vấn đề lý luận về quản lý vốn dự án đầu tƣ xây dựng công trình thủy lợi từ NSNN, tạo cơ sở để xem xét những vấn đề thực tế có liên quan ở một địa phƣơng cụ thể. - Làm rõ hơn các nhân tố chủ yếu ảnh hƣởng đến quản lý vốn dự án đầu tƣ xây dựng công trình thủy lợi từ NSNN ở địa bàn tỉnh. - Đƣa ra những đánh giá sát thực về thực trạng quản lý vốn dự án đầu tƣ xây dựng công trình thủy lợi từ NSNN ở tỉnh Hà Nam giai đoạn 2012- 2015 và nguyên nhân của những hạn chế. - Đề xuất một số định hƣớng, quan điểm và giải pháp về quản lý vốn dự án đầu tƣ xây dựng công trình thủy lợi từ NSNN ở tỉnh Hà Nam có tính khả thi cho giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn 2030. 5. Kết cấu của Luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của Luận văn đƣợc thiết kế thành 4 chƣơng, đi từ lý thuyết đến thực tiễn, cụ thể nhƣ sau: Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu; và cơ sở lý luận - thực tiễn về quản lý vốn dự án đầu tƣ xây dựng công trình thủy lợi từ ngân sách nhà nƣớc. Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu. Chƣơng 3: Thực trạng quản lý vốn dự án đầu tƣ xây dựng công trình thủy lợi từ ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2012 – 2015. Chƣơng 4: Định hƣớng, quan điểm và giải pháp tăng cƣờng quản lý vốn dự án đầu tƣ xây dựng công trình thủy lợi từ ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2016 – 2020, tầm nhìn 2030. 3
  14. CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU; VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN - THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ VỐN DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC 1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN Vấn đề quản lý và sử dụng NSNN trong điều kiện kinh tế thị trƣờng hiện nay đƣợc các cơ quan của Đảng, Nhà nƣớc và nhiều tổ chức, cá nhân quan tâm. Đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về chủ đề này; trong đó các công trình nghiên cứu về NSNN tập trung chủ yếu vào chính sách thu hoặc chi NSNN nhằm tạo lập căn cứ để Nhà nƣớc ban hành các luật thuế và chính sách chi hằng năm của Nhà nƣớc. Dƣới đây là một số công trình đã đƣợc công bố, có liên quan đến luận văn. 1.1.1. Khái quát nội dung của một số công trình ở nước ngoài Để chứng minh cho vai trò của đầu tƣ công trong tăng trƣởng kinh tế và mối quan hệ giữa đầu tƣ công, nợ nƣớc ngoài, và tăng trƣởng kinh tế, các tác giả Benedict Clements, Rina Bhattacharya, and Toan Quoc Nguyen, đã có bài phân tích: “External Debt, Public Investment, and Growth in LowQIncome Countries” – Nợ nƣớc ngoài, đầu tƣ công và tăng trƣởng kinh tế ở các nƣớc có thu nhập thấp (2003). Trong nghiên cứu này, các tác giả đã tổng quan các lý thuyết liên quan đến vấn đề nghiên cứu, đƣa ra các mô hình tăng trƣởng, mô hình đầu tƣ công; từ đó định lƣợng và phân tích các tác động qua chứng minh thực tế từ các nƣớc có thu nhập thấp (Togo, Benin, Eritrea, Mauritania, Uganda, Bhutan, Ethiopia, Mozambique, Vanuatu, Bolivia, Gambia, The Nepal, Vietnam, Burkina Faso, Ghana, Nicaragua, Yemen, Burundi, Guinea, Niger, Zambia,...). Tìm hiểu kinh nghiệm quản lý của các quốc gia khác để có các giải pháp quản lý hiệu quả đầu tƣ công, đặc biệt là đầu tƣ cho cơ sở hạ tầng là rất quan trọng, nên đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề này. Công trình của Bernard Myers và Thomas Laursen về “Public Investment Management in the EU” – Quản trị đầu tƣ 4
  15. công ở EU (10/5/2008) đã tổng kết lại toàn bộ kinh nghiệm quản lý đầu tƣ công của 10 nƣớc thành viên EU từ giai đoạn 2000 đến 2006, trong đó tập trung khảo cứu kinh nghiệm của Anh và Ireland. Đây là hai nƣớc có nền kinh tế phát triển; tuy nhiên, trong giai đoạn đƣợc khảo sát, lại có mức nợ công cao nhất trong khối EU. Những phát hiện này là có giá trị thảm khảo bổ ích cho Việt Nam trong việc lựa chọn phƣơng pháp quản lý đối với đầu tƣ công. Bàn về giải pháp phân bổ đầu tƣ công hiệu quả, đặc biệt là chi đầu tƣ cơ sở hạ tầng, Angel de la Fuente có công trình: “Second-best redistribution through public investment: a characterization, an empirical test and an application to the case of Spain” - Phân bổ lại tốt nhất lần thứ hai qua đầu tƣ công: đặc thù kiểm tra thực tiễn và ứng dụng tại Tây Ban Nha” (2003). Ở đây, tác giả đã phân tích vai trò phân phối lại của đầu tƣ công, đƣa ra mô hình phân bổ hiệu quả trong đầu tƣ cơ sở hạ tầng, ứng dụng cụ thể tại Tây Ban Nha; từ đó rút ra kết luận: Tây Ban Nha có thể tăng hiệu quả chi đầu tƣ cơ sở hạ tầng khu vực bằng cách tăng chi tiêu nhiều hơn cho khu vực giàu, ít hơn cho khu vực nghèo; tuy nhiên tác giả cũng chỉ ra rằng, kết luận trên không thể áp dụng cho toàn bộ EU, vì mỗi nƣớc và mỗi địa phƣơng có những đặc thù riêng. Các nhà nghiên cứu không chỉ quan tâm đến phƣơng pháp quản lý đầu tƣ công mà còn quan tâm đến việc đánh giá quản lý đầu tƣ công, từ đó tìm ra điểm yếu trong quản lý để có giải pháp tốt hơn nhằm tăng cƣờng hiệu quả chi NSNN. Các tác giả Anand Rajaram, Tuan Minh Le, Nataliya Biletska và Jim Brumby đã có bài báo: “A Diagnostic Framework for Assessing Public Investment Management” – Một cái khung chuẩn cho đánh giá quản trị đầu tƣ công (2010). Đây là sản phẩm của họ trong quá trình làm việc tại WB từ năm 2005 đến năm 2007, trong lĩnh vực nghiên cứu về chính sách tài chính cho tăng trƣởng và phát triển của các quốc gia. Bài báo đã chỉ ra 8 đặc trƣng cơ bản của một hệ thống đầu tƣ công tốt: (1) hƣớng dẫn đầu tƣ, phát triển dự án và chuẩn bị dự án; (2) thẩm định dự án; (3) tổng quan một cách độc lập việc thẩm định dự án; (4) lựa chọn dự án và ngân sách; (5) thực hiện dự án; (6) điều chỉnh dự án; (7) tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của dự án; và (8) đánh giá dự án. Bài 5
  16. báo không có mục đích là đƣa ra phƣơng pháp quản lý tốt nhất cho quản lý đầu tƣ công, nhƣng các tác giả đã chỉ ra những rủi ro chính và cung cấp một chu trình có hệ thống cho quản trị đầu tƣ công. Đồng thời, các tác giả cũng phát triển một khung chuẩn để đánh giá từng giai đoạn trong chu trình quản trị đầu tƣ công. Và mục đích cuối cùng của bài báo là thúc đẩy việc tự đánh giá quản lý đầu tƣ công của chính phủ, các cơ quan sử dụng ngân sách, tìm ra điểm yếu; từ đó tập trung khắc phục những thiếu sót trong quản trị, với những phƣơng pháp có ảnh hƣởng lớn đến hiệu quả chi đầu tƣ công, hƣớng tới hoàn thiện quản lý chi đầu tƣ từ NSNN. Ngoài ra, ở nƣớc ngoài còn có một số công trình khác. Nhìn chung, các nghiên cứu nƣớc ngoài đã bàn khá toàn diện về cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc phân tích và đánh giá quản lý chi NSNN trong đầu tƣ xây dựng công trình thủy lợi, và các giải pháp nhằm quản lý chi NSNN trong đầu tƣ xây dựng công trình thủy lợi hiệu quả hơn. Tuy nhiên, việc ứng dụng để đánh giá thực trạng và đƣa ra các giải pháp quản lý chi NSNN trong đầu tƣ xây dựng công trình thủy lợi ở Việt Nam hoặc ở từng địa phƣơng ở Việt Nam thì cần phải vận dụng linh hoạt và có những điều kiện nhất định;… 1.1.2. Khái quát nội dung của một số công trình trong nước Báo cáo "Quản lý chi tiêu công để tăng trưởng và giảm nghèo" của Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng Thế giới. (2005), khẳng định: Chi tiêu công là một trong các công cụ quan trọng nhất của Chính phủ để thúc đẩy tăng trƣởng và giảm nghèo; báo cáo còn đề cập đến chi tiêu công cho giáo dục, y tế, giao thông, nông nghiệp và phát triển nông thôn. “Giải pháp tiến tới cân bằng NSNN” (luận án tiến sĩ của Nguyễn Thị Lan, bảo vệ năm 2006) đã đề xuất và luận chứng các nhóm giải pháp tiến tới cân bằng thu chi NSNN, gắn với mục tiêu cân đối thu – chi NSNN. Nội dung nghiên cứu về cơ bản xoay quanh vấn đề cân đối thu NSNN với chi NSNN. Theo tác giả, phải tập trung xử lý thâm hụt NSNN hiện hành để hƣớng tới cân đối thu – chi NSNN, cụ thể là đã phân tích, tổng hợp vấn đề cân đối NSNN, vấn đề xử lý thâm hụt NSNN, các phƣơng pháp xử lý thâm hụt ngân sách trên thế giới; chỉ ra những hạn chế về khả 6
  17. năng áp dụng ở Việt Nam là do Việt Nam chƣa quản lý vay nợ một cách chặt chẽ. Luận án tiến sĩ của Nguyễn Thế Sáu: “ Quản lý tài chính dự án đầu tư bằng vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang”, 2006. Ở đây tác giả đã hệ thống lại toàn bộ những vấn đề lý luận chung về quản lý tài chính dự án đầu tƣ bằng vốn NSNN, đã chỉ ra những nhân tố có ảnh hƣởng đến công tác quản lý tài chính dự án đầu tƣ bằng vốn NSNN; đánh giá thực trạng công tác này tại tỉnh Bắc Giang; từ đó đã đề xuất một số giải pháp để tăng cƣờng quản lý tài chính dự án đầu tƣ bằng vốn NSNN trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, tác giả chƣa đƣa ra đƣợc các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả của hoạt động quản lý này. Luận văn thạc sĩ kinh tế “ Quản lý đầu tư công trên địa bàn tỉnh Bình Định” của Nguyễn Thanh Minh (2011), luận văn đã tổng quan đƣợc các lý thuyết cơ bản về đầu tƣ và quản lý đầu tƣ công; và dựa vào đó, tác giả đã phân tích thực trạng quản lý đầu tƣ công trên địa bàn tỉnh Bình Định, phát hiện các hạn chế và nguyên nhân của hạn chế. Đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý đầu tƣ công trên địa bàn tỉnh Bình Định. Điểm mạnh của luận văn là có tính ICOR từ vốn NSNN để đánh giá hiệu quả đầu tƣ công, có đƣa ra một dự án đầu tƣ công để làm ví dụ cho phân tích công tác quản lý đầu tƣ công trên địa bàn tỉnh Bình Định. Tuy nhiên, luận văn này chỉ thiên về nghiên cứu công tác quản lý theo quy trình dự án đầu tƣ, chƣa nghiên cứu công tác quản lý theo chu trình NSNN. Luận án tiến sĩ “ Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả vốn đầu tư xây dựng công trình thủy lợi từ NSNN trên địa bàn tỉnh Nghệ An” của tác giả Phan Thanh Mão (2003), đã hệ thống hóa và luận giải một số vấn đề lý luận cơ bản về quản lý nguồn vốn NSNN trong đầu tƣ xây dựng công trình thủy lợi, các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý vốn NSNN trong đầu tƣ xây dựng công trình thủy lợi; tác giả còn nghiên cứu kinh nghiệm của các quốc gia khác về vấn đề này. Tác giả cũng đã phân tích thực trạng theo phƣơng pháp thống kê mô tả; tuy nhiên chƣa chỉ rõ các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả vốn NSNN trong đầu tƣ xây dựng công trình thủy lợi, và các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn NSNN, chƣa đƣợc so sánh với một mức nào đó, hoặc lƣợng hóa một cách rõ ràng. 7
  18. Luận án tiến sĩ: “ Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng công trình thủy lợi tập trung từ NSNN do Thành phố Hà Nội quản lý” (2009) của Cấn Quang Tuấn, đã phân tích khá sâu về hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ xây dựng công trình thủy lợi tập trung từ NSNN do Thành phố Hà Nội quản lý; đã luận giải khá rõ những vấn đề lý luận cơ bản về vấn đề này, khái quát đƣợc bức tranh toàn cảnh thực trạng quản lý sử dụng vốn đầu tƣu XDCB tập trung từ NSNN do thành phố Hà Nội quản lý, khẳng định các thành công, chỉ rõ các bất cập, tồn tại, vấn đề đặt ra và nguyên nhân. Tác giả cũng đã đề xuất các giải pháp, kiến nghị cụ thể, có tính khả thi nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ xây dựng công trình thủy lợi tập trung từ NSNN do Thành phố Hà Nội quản lý. Tuy nhiên, trong luận án này, tác giả chƣa đề cập đến các chỉ tiêu “ đo lƣờng” hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ xây dựng công trình thủy lợi. Ở Việt Nam, còn có một số luận văn thạc sĩ khác cũng đã nghiên cứu những vấn đề liên quan đến quản lý chi NSNN trong đầu tƣ xây dựng công trình thủy lợi nhƣ: “ Nâng cao hiệu quả, hiệu lực thanh tra tài chính dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn Nhà nước ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Văn Bình, năm 2010…. “ Thực trạng và giải pháp về nâng cao hiệu quả vốn đầu tư từ NSNN”, kỷ yếu Hội thảo khoa học Hà Nội năm 2008. Các bài viết trong tập kỷ yếu này đã khái quát đƣợc thực trạng hiệu quả vốn đầu tƣ từ NSNN, đi theo “trình tự” từ cơ chế phân cấp, công tác quy hoạch, lập kế hoạch, thực hiện dự án, quyết toán đầu tƣ đến đánh giá đầu tƣ từ NSNN. Ở đây, các bài viết cũng đã đề cập đến các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả vốn đầu tƣ từ NSNN và các giải pháp nhằm tăng cƣờng hiệu quả đầu tƣ. Tuy nhiên, trong giới hạn các bài viết tham gia hội thảo, các tác giả mới chỉ khái quát những nét chung nhất về thực trạng hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ từ NSNN, về những vấn đề nổi cộm và giải pháp chung nhằm nâng cao hiệu quả đầu tƣ từ NSNN. Ngoài ra, còn có khá nhiều bài viết, công trình trên các tạp chí chuyên ngành đề cập đến quản lý chi NSNN trong đầu tƣ xây dựng công trình thủy lợi nhƣ: “ Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng công trình thủy lợi” của GS.TS Tào Hữu Phùng trên Tạp chí Tài chính (6/440); “ Thách thức trong quản lý ngân 8
  19. sách theo kết quả đầu ra”, trên Tạp chí Nghiên cứu Tài chính kế toán, số 3 (68) năm 2009 và “ Đổi mới lập dự toán ngân sách theo kế hoạch chi tiêu trung hạn” trên Tạp chí Nghiên cứu Tài chính kế toán, số 12 (77) năm 2009 của TS. Hoàng Thị Thúy Nguyệt; “ Tăng cường quản lý chi NSNN theo kết quả đầu ra ở Việt Nam” của ThS. Nguyễn Xuân Thu trên Tạp chí Thị trƣờng tài chính tiền tệ, số 14 (311) ngày 15/07/2010; “ Nâng cao hiệu quả đầu tư công ở Việt Nam” của PGS.TS Nguyễn Đình Tài trên Tạp chí Tài chính số 4/2010… Những bài báo khác ít nhiều đã phân tích đƣợc thực trạng về quản lý chi NSNN trong đầu tƣ xây dựng cơ bản và có đề xuất giải pháp để giải quyết những tồn đọng nhƣ: “ Giải pháp nào góp phần hạn chế nợ đọng ở khu vực công” của PGS.TS Lê Hùng Sơn, Tạp chí Quản lý ngân quỹ quốc gia, số 108 (06/2011); “ Quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình thủy lợi – góc nhìn từ cơ quan tài chính”, của tác giả Nguyễn Trọng Thản, Tạp chí Nghiên cứu tài chính kế toán, số 10 (99), năm 2011;... Những công trình trên đây cho thấy tầm quan trọng về phƣơng diện lý luận và thực tiễn của vấn đề quản lý chi NSNN cho đầu tƣ xây dựng công trình thủy lợi. Tuy vậy, chƣa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống về quản lý vốn đối với các dự án đầu tƣ xây dựng công trình thủy lợi từ NSNN tại tỉnh Hà Nam. 1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ VỐN CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC 1.2.1. Thủy lợi và các dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi 1.2.1.1. Khái niệm về thủy lợi và vai trò của nó a. Khái niệm về thủy lợi Thuỷ lợi là biện pháp điều hoà giữa yêu cầu về nƣớc với lƣợng nƣớc đến của thiên nhiên trong từng khu vực; đó cũng là sự tổng hợp các biện pháp nhằm khai thác, sử dụng và bảo vệ các nguồn nƣớc, đồng thời hạn chế những thiệt hại do nƣớc có thể gây ra. b. Vai trò của thủy lợi đối với phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam * Những ảnh hưởng tích cực Nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay còn phụ thuộc đáng kể vào 9
  20. nông nghiệp. Trong khi đó, hầu hết các ngành trong nông nghiệp của Việt Nam đến nay gần nhƣ vẫn lệ thuộc vào thiên nhiên. Nếu thời tiết, khí hậu thuận lợi thì nông nghiệp phát triển thuận lợi nhƣng khi xảy ra thiên tai khắc nghiệt nhƣ hạn hán, bão lụt, xâm ngập mặn … thì nông nghiệp lâm vào khó khăn và đời sống của nhân dân ta bị ảnh hƣởng nghiêm trọng, đặc biệt là đối với những vùng trồng lúa và nuôi trồng thủy hải sản; trong khi đây lại là những mặt hàng xuất khẩu quan trọng của nƣớc ta. Vì vậy, hệ thống thuỷ lợi có vai trò rất lớn đối với nền kinh tế của Việt Nam. Nhìn tổng quát, ảnh hƣởng tích cực của thủy lợi đối với đời sống kinh tế, xã hội ở Việt Nam thể hiện trên các “ bình diện” chủ yếu dƣới đây: (1) Tăng diện tích canh tác cũng nhƣ mở ra khả năng tăng vụ nhờ chủ động về nƣớc, góp phần tích cực cho công tác cải tạo đất. Hệ thống thuỷ lợi cung cấp và điều tiết nguồn nƣớc cho những khu vực bị hạn chế về nƣớc tƣới tiêu cho nông nghiệp, đồng thời góp phần khắc phục khó khăn khi thiếu mƣa kéo dài thƣờng gây ra hiện tƣợng mất mùa phổ biến trƣớc đây. Mặt khác, nhờ có hệ thống thuỷ lợi cung cấp đủ nƣớc cho đồng ruộng từ đó tạo ra khả năng tăng vụ, hệ số quay vòng sử dụng đất tăng từ 1,3 lên đến 2-2,2 lần và có nơi tăng tới 2,4-2,7 lần. Đặc biệt, nhờ có nƣớc tƣới chủ động, nhiều vùng đã sản xuất đƣợc 4 vụ. Trƣớc đây, do hệ thống thuỷ lợi chƣa phát triển, mỗi năm Việt Nam chỉ có hai vụ lúa. Trong 30 năm đổi mới vừa qua, do hệ thống thuỷ lợi phát triển hơn nên ở một số nơi thu hoạch trên 1 ha đã đạt tới 60-80 triệu đồng, trong khi nếu trồng lúa 2 vụ chỉ đạt trên dƣới 10 triệu đồng. Sự quan tâm đầu tƣ của Nhà nƣớc cho ngành thuỷ lợi đã có ảnh hƣởng đáng kể vào công cuộc xoá đói giảm nghèo, đồng thời cũng góp phần tạo ra một lƣợng lúa xuất khẩu lớn, và hiện nay nƣớc ta đang đứng hàng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo… Ngoài ra, hệ thống thuỷ lợi cũng góp phần vào việc chống hiện tƣợng sa mạc hoá. (2) Tăng năng xuất cây trồng, tạo điều kiện thay đổi cơ cấu nông nghiệp và giống cây trồng, vật nuôi; làm tăng giá trị tổng sản lƣợng của các khu vực đƣợc đầu tƣ thủy lợi. 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2