intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Tăng cường quản lý vốn tại Quỹ Phát triển đất tỉnh Thái Nguyên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:137

29
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích tình hình thực tế công tác quản lý và sử dụng vốn của Quỹ Phát triển đất tỉnh Thái Nguyên, từ đó nhận thấy các hạn chế và ưu điểm trong hoạt động quản lý và sử dụng vốn tại Quỹ Phát triển đất tỉnh Thái Nguyên, qua đó đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý và sử dụng vốn hoạt động của các Quỹ Phát triển đất, qua đó góp phần vào sự phát triển KT-XH của tỉnh Thái Nguyên cũng như trên toàn quốc.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Tăng cường quản lý vốn tại Quỹ Phát triển đất tỉnh Thái Nguyên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH TÔ MAI HOÀNG TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ VỐN TẠI QUỸ PHÁT TRIỂN ĐẤT TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH TÔ MAI HOÀNG TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ VỐN TẠI QUỸ PHÁT TRIỂN ĐẤT TỈNH THÁI NGUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 8.34.04.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG Người hướng dẫn khoa học: TS. PHẠM THỊ LÝ THÁI NGUYÊN - 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin số liệu được thu thập và trích dẫn trong luận văn này đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, ngày tháng 10 năm 2019 Tác giả luận văn Tô Mai Hoàng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  4. ii LỜI CẢM ƠN Luận văn này là tổng hợp kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu kết hợp với kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình công tác và sự nỗ lực cố gắng của bản thân. Để hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới quý thầy (cô) giáo, và các cán bộ công chức Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên đã nhiệt tình giúp đỡ tôi. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến Tiến sỹ Phạm Thị Lý là người trực tiếp hướng dẫn khoa học. Tôi cũng xin bày tỏ sự biết ơn đến các đồng nghiệp, các Sở - Ban - Ngành, các Ban Quản lý dự án, đơn vị thi công xây dựng hạ tầng kỹ thuật dự án trên địa bàn tỉnh đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong công tác để hoàn thành khoá học và thực hiện thành công luận văn này. Xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng 10 năm 2019 Tác giả luận văn Tô Mai Hoàng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................ ii MỤC LỤC ..................................................................................................... iii DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT ...................................................... vi DANH MỤC BẢNG BIỂU ......................................................................... vii DANH MỤC HÌNH VẼ ............................................................................. viii MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài .............................................................. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................... 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 3 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .................................................... 4 5. Kết cấu của luận văn ................................................................................... 5 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ VỐN TẠI QUỸ PHÁT TRIỂN ĐẤT ............................................................. 7 1.1. Cơ sở lý luận về quản lý vốn ứng từ Quỹ Phát triển đất.......................... 7 1.1.1. Lý luận chung về vấn đề Quản lý vốn Quỹ Phát triển đất ....................... 7 1.1.2. Nội dung quản lý vốn hoạt động Quỹ Phát triển đất .............................. 16 1.1.3. Nguyên tắc quản lý vốn của Quỹ Phát triển đất ..................................... 17 1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản lý vốn Quỹ Phát triển đất .... 18 1.2. Cơ sở thực tiễn về vấn đề quản lý vốn Quỹ Phát triển đất .................... 19 1.2.1. Kinh nghiệm quản lý vốn Quỹ Phát triển đất ở một số địa phương khác19 1.2.2. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Thái Nguyên........................................... 22 Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................... 24 2.1. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................ 24 2.2. Các phương pháp nghiên cứu được áp dụng.......................................... 24 2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin và số liệu ............................................. 24 2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu....................................................................... 28 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  6. iv 2.2.3. Công cụ phân tích thông tin, số liệu ....................................................... 29 2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................. 29 Chương 3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ QUỸ PHÁT TRIỂN ĐẤT TỈNH THÁI NGUYÊN .................................................................................... 32 3.1. Đặc điểm khu vực nghiên cứu ............................................................... 32 3.1.1. Giới thiệu tỉnh Thái Nguyên ................................................................... 32 3.1.2. Giới thiệu Quỹ Phát triển đất tỉnh Thái Nguyên .................................... 38 3.2. Nội dung quản lý vốn hoạt động tại Quỹ Phát triển đất tỉnh Thái Nguyên .................................................................................................... 45 3.2.1. Quản lý trong khâu lập kế hoạch vốn và kế hoạch ứng vốn của Quỹ Phát triển đất tỉnh Thái Nguyên .................................................................. 45 3.2.2. Quản lý trong khâu thực hiện kế hoạch ứng vốn cho các dự án của Quỹ Phát triển đất tỉnh Thái Nguyên .................................................................. 54 3.2.3. Quản lý thanh, quyết toán vốn ứng từ Quỹ Phát triển đất tỉnh Thái Nguyên......................................................................................................... 90 3.2.4. Kiểm tra, giám sát hoạt động của Quỹ Phát triển đất tỉnh Thái Nguyên94 3.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình quản lý của Quỹ Phát triển đất tỉnh Thái Nguyên ............................................................................................ 97 3.3.1. Nhân tố vĩ mô .......................................................................................... 97 3.3.2. Nhân tố vi mô ........................................................................................103 3.4. Đánh giá chung về công tác quản lý Quỹ Phát triển đất tỉnh Thái Nguyên .................................................................................................. 105 3.4.1. Những ưu điểm đã đạt được cần phát huy............................................105 3.4.2. Những tồn tại cần khắc phục.................................................................106 Chương 4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ QUỸ PHÁT TRIỂN ĐẤT TỈNH THÁI NGUYÊN ................................... 109 4.1. Phương hướng phát triển Quỹ Phát triển đất tỉnh Thái Nguyên .......... 109 4.1.1. Phương hướng phát triển Quỹ Phát triển đất tỉnh Thái Nguyên ..........109 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  7. v 4.1.2. Mục tiêu phát triển Quỹ Phát triển đất tỉnh Thái Nguyên....................109 4.2. Giải pháp hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý và sử dụng Quỹ Phát triển đất tỉnh Thái Nguyên .................................................................... 110 4.2.1. Hoàn thiện và kiện toàn cơ chế, chính sách trong khâu lập kế hoạch vốn và phân bổ ứng từ Quỹ Phát triển đất tỉnh Thái Nguyên cho các đợn vị, tổ chức............................................................................................................110 4.2.2. Nhóm giải pháp tăng cường chất lượng công tác quản lý ứng vốn, thanh quyết toán vốn ứng đúng hạn, đúng nguyên tắc cho các tổ chức, địa phương trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên .....................................................111 4.2.3. Nhóm giải pháp tăng cường năng lực giám sát, thanh tra, kiểm tra quá trình sử dụng, quản lý vốn ứng của Quỹ Phát triển đất tỉnh Thái Nguyên tại các tổ chức và địa phương .........................................................................112 4.2.4. Nhóm giải pháp tăng cường hiệu quả công tác thu hồi vốn ứng tại các tổ chức và địa phương có dư nợ vốn ứng từ Quỹ Phát triển đất tỉnh Thái Nguyên.......................................................................................................115 4.3. Kiến nghị .............................................................................................. 116 4.3.1. Kiến nghị với các Cơ quan Quản lý nhà nước .....................................116 4.3.2. Kiến nghị với các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ..........................................................................116 4.3.3. Kiến nghị với các tổ chức, đơn vị nhận và sử dụng vốn ứng ..............117 KẾT LUẬN ................................................................................................ 119 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................. 122 PHỤ LỤC 01 .............................................................................................. 125 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  8. vi DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nguyễn nghĩa BQL : Ban quản lý BQLDA : Ban quản lý dự án CĐT : Chủ đầu tư ĐVT : Đơn vị tính GPMB : Giải phóng mặt bằng HĐƯV : Hợp đồng ứng vốn HĐND : Hội đồng nhân dân HTKT : Hạ tầng kỹ thuật KBNN : Kho bạc nhà nước KTXH : Kinh tế xã hội NTXD : Nhà thầu xây dựng NS : Ngân sách NSNN : Ngân sách nhà nước SL : Sản lượng UBMTTQVN : Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam UBND : Ủy ban nhân dân VĐT : Vốn đầu tư VĐT XDCB : Vốn đầu tư xây dựng cơ bản XDHT : Xây dựng hạ tầng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  9. vii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Danh sách các đơn vị sử dụng vốn ứng từ Quỹ Phát triển đất tỉnh Thái Nguyên .......................................................................................... 27 Bảng 3.1: Bảng cơ cấu đất đai tỉnh Thái Nguyên năm 2018 .......................... 35 Bảng 3.2 : Bảng phân bố dân cư ..................................................................... 38 Bảng 3.3: Trình độ và độ tuổi cán bộ Quỹ Phát triển đất tỉnh Thái Nguyên .. 44 Bảng 3.4 : Kế hoạch ứng vốn theo đơn vị năm 2015...................................... 49 Bảng 3.5: Kế hoạch ứng vốn năm 2016 .......................................................... 52 Bảng 3.6: Kế hoạch ứng vốn Quỹ Phát triển đất năm 2017 ........................... 53 Bảng 3.7: Tình hình kiểm tra đánh giá dự án đề nghị ứng vốn ...................... 58 trong giai đoạn năm 2015 – 2017.................................................................... 58 Bảng 3.8: Tình hình ứng vốn từ Quỹ Phát triển đất năm 2015 ....................... 63 Bảng 3.9: Tình hình ứng vốn năm 2016 ......................................................... 66 Bảng 3.10: Tình hình ứng vốn năm 2017 ....................................................... 68 Bảng 3.11: Bảng so sánh kết quả công tác ứng vốn giai đoạn 2015-2017 ..... 70 Bảng 3.12: Bảng tổng hợp hiệu quả sử dụng vốn ứng từ Quỹ Phát triển đất tỉnh Thái nguyên ................................................................................... 73 Bảng 3.13: Kết quả kiểm tra, giám sát sử dụng vốn ứng tại các đơn vị tổ chức giai đoạn 2015 - 2017........................................................................... 80 Bảng 3.14: Tình hình thu hồi vốn ứng giai đoạn 2015 - 2017 ........................ 88 Bảng 3.15: Tình hình quyết toán phí ứng vốn của dự án Đầu tư xây dựng Khu dân cư số 10, phường Phan Đình Phùng, thành phố Thái nguyên ....... 93 Bảng 3.16: Bảng báo cáo thực hiện nhiệm vụ của Ban Kiểm soát Quỹ qua các năm 2015-2017 ............................................................................... 96 Bảng 3.17: Tổng hợp ý kiến đánh giá của các tổ chức về thủ tục ứng vốn .. 104 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  10. viii DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1: Phân loại vốn cố định của tổ chức .................................................... 9 Hình 1.2: Phân loại vốn lưu động ................................................................... 10 Hình 3.1: Bản đồ tỉnh Thái Nguyên ................................................................ 33 Hình 3.2: Biểu đồ so sánh phân bố dân cư giữa thành thị và nông thôn tỉnh Thái Nguyên .......................................................................................... 38 Hình 3.3: Chu trình hoạt động của vốn thuộc Quỹ Phát triển đất tỉnh Thái Nguyên .................................................................................................. 42 Hình 3.4: Sơ đồ tổ chức bộ máy tổ chức Quỹ Phát triển đất tỉnh Thái Nguyên45 Hình 3.5: Biểu đồ tỷ trọng vốn ứng cho các dự án năm 2015 ........................ 64 Hình 3.6: Biểu đồ tỷ trọng vốn ứng cho các lĩnh vực năm 2015 .................... 64 Hình 3.7: Biểu đồ tỷ trọng ứng vốn cho các dự án năm 2016 ........................ 67 Hình 3.8: Biểu đồ tỷ trọng ứng vốn các dự án của Quỹ Phát triển đất tỉnh Thái Nguyên năm 2017 ......................................................................... 69 Hình 3.9: Biểu đồ tỷ trọng ứng vốn các lĩnh vực của Quỹ Phát triển đất tỉnh Thái Nguyên năm 2017 ......................................................................... 69 Hình 3.10:Biểu đồ so sánh tình hình ứng vốn qua các năm 2015-2017 ......... 71 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  11. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài Những năm gần đây Thái Nguyên đã trở thành một trong những địa phương có chỉ số thu hút đầu tư nước ngoài cao của Miền bắc. Tuy nhiên, quá trình phát triển đó đã tạo ra một áp lực rất lớn lên hạ tầng kinh tế xã hội của tỉnh, trong đó phải kể đến quá trình công nghiệp hóa kinh tế địa phương diễn ra nhanh chóng, khiến nhu cầu mở rộng các cụm, khu công nghiệp cũ cũng như xây dựng các cụm và khu công nghiệp mới, phục vụ nhu cầu hạ tầng cho phát triển kinh tế, bên cạnh đó tốc độ tăng dân số và đô thị hóa diễn ra nhanh chóng làm cho nhu cầu mở rộng diện tích thành phố càng trở nên bức thiết, việc tạo quỹ đất sạch phục vụ phát triển hạ tầng kinh tế xã hội đảm bảo an ninh quốc phòng trở thành một vấn đề nổi cộm và cấp thiết. Hiểu rõ tầm quan trọng của hoạt động giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch phục vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Trong những năm vừa qua chính quyền và các cơ quan chức năng của tỉnh Thái Nguyên đã có những chủ trương và hành động tích cực trong công tác giải phóng mặt bằng, tạo lập quỹ đất sạch phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Một trong những quyết sách quan trọng thể hiện sự quan tâm tới công tác tạo lập quỹ đất sạch cho việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương chính là việc thành lập cơ quan chuyên trách có nhiệm vụ ứng vốn cho hoạt động giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Thực hiện chức năng nhiệm vụ được quy định tại Quyết định số 40/2012/QĐ-TTg ngày 12/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế mẫu về quản lý sử dụng Quỹ Phát triển đất. Ngày 22/12/2010 Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên đã ban hành Quyết định số 3135/QĐ-UBND về việc thành lập Quỹ Phát triển đất tỉnh Thái Nguyên. Theo đó ngày 02/11/2012 UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 39/2012/QĐ-UBND quy định điều lệ tổ chức, hoạt động và quy chế quản lý sử dụng Quỹ Phát triển đất tỉnh Thái Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  12. 2 Nguyên. Có thể nói Quỹ Phát triển đất tỉnh Thái Nguyên ra đời với chức năng chính là tiếp nhận vốn từ Ngân sách nhà nước và một số nguồn khác để ứng vốn cho các tổ chức được giao nhiệm vụ đầu tư tạo lập quỹ đất sạch phục vụ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Hoạt động của Quỹ trong những năm qua đã đóng góp quan trọng vào việc phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, tuy nhiên quá trình hoạt động của Quỹ cũng gặp rất nhiều khó khăn hạn chế xuất phát từ quá trình quản lý và sử dụng vốn của Quỹ, dẫn đến việc khai thác sử dụng của Quỹ vẫn chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Việc nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn của Quỹ Phát triển đất tỉnh Thái Nguyên vừa có ý nghĩa thời sự vừa mang ý nghĩa lý luận thực tiễn sâu sắc, trong đó vai trò quản lý và định hướng hoạt động của Đảng bộ, Chính quyền và các sở ban ngành của địa phương là rất quan trọng. Trên thực tế, hiện nay vấn đề thu hồi đất đai cũng như di chuyển tài sản thực hiện dự án là một vấn đề hết sức phức tạp và nan giải. Từ xa xưa đất đai đã là một tư liệu sản xuất quan trọng bậc nhất của con người trong việc tạo ra của cải vật chất phục vụ cho bản thân và xã hội, ngày nay khi dân số ngày càng tăng, đất đai ngày càng thu hẹp giá trị đất đai mỗi ngày một lên cao thì việc quản lý nhà nước đối với đất đai lại càng khó khăn. Nếu không có những chính sách hợp lý thì nhà nước sẽ không đáp ứng được chức năng đảm bảo an sinh xã hội, nếu không quan tâm tới lợi ích của nhân dân khi thực hiện các chính sách về đất đai thì sẽ làm nảy sinh nhiều vấn đề như khiếu nại, tố cáo, biểu tình hay chống đối lại chính quyền gây mất an ninh, ổn định xã hội. Từ thực trạng trên cùng với những kiến thức lý luận được đào tạo trong nhà trường kết hợp với những kinh nghiệm thực tế có được trong quá trình công tác thực tiễn, với mong muốn đóng góp những đề xuất về giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả trong khai thác và sử dụng của Quỹ Phát triển đất địa phương, tác giả đã lựa chọn đề tài nghiên cứu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  13. 3 “Tăng cường quản lý vốn tại Quỹ Phát triển đất tỉnh Thái Nguyên” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích tình hình thực tế công tác quản lý và sử dụng vốn của Quỹ Phát triển đất tỉnh Thái Nguyên, từ đó nhận thấy các hạn chế và ưu điểm trong hoạt động quản lý và sử dụng vốn tại Quỹ Phát triển đất tỉnh Thái Nguyên, qua đó đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý và sử dụng vốn hoạt động của các Quỹ Phát triển đất, qua đó góp phần vào sự phát triển KT-XH của tỉnh Thái Nguyên cũng như trên toàn quốc. Hoàn thiện hơn hệ thống lý luận kết hợp với thực tiễn về việc tạo lập và sử dụng có hiệu quả các Quỹ Phát triển đất đại phương. 2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể - Tổng quan những lý luận liên quan đến công tác quản lý và sử dụng Ngân sách nhà nước nói chung và vốn hoạt động tại Quỹ Phát triển đất địa phương nói riêng. - Phân tích thực trạng quản lý và sử dụng vốn của Quỹ Phát triển đất tỉnh Thái Nguyên. - Đánh giá những kết quả đã đạt được trong công tác quản lý và sử dụng vốn tại Quỹ Phát triển đất tỉnh Thái Nguyên từ khi thành lập đến nay. - Phân tích những mặt tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế và tồn tại đó. - Đề xuất một số giải pháp hiệu quả và thực tiễn, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn tại Quỹ Phát triển đất tại tỉnh Thái Nguyên. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Nghiệp vụ quản lý vốn của Quỹ Phát triển đất tỉnh Thái Nguyên. - Khách thể nghiên cứu: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  14. 4 Quỹ Phát triển đất tỉnh Thái Nguyên và các đơn vị, địa phương có sử dụng vốn ứng từ Quỹ Phát triển đất tỉnh Thái Nguyên. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại địa bàn tỉnh Thái Nguyên gồm: Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh Thái Nguyên và một số đơn vị khác có mối quan hệ trong công tác quản lý vốn ứng từ Quỹ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. - Phạm vi thời gian: Số liệu phục vụ nghiên cứu được thu thập trong khoảng thời gian 03 năm, từ năm 2015 đến năm 2017. - Phạm vi nghiên cứu nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu về các nghiệp vụ quản lý và sử dụng vốn của Quỹ Phát triển đất tỉnh Thái Nguyên từ khi thu thập và tổng hợp thông tin về nhu cầu vốn của đơn vị đến khi thu hồi đầy đủ vốn ứng và phí ứng vốn, bao gồm các nội dung: + Tổng hợp thông tin về nhu cầu vốn ứng và lập kế hoạch ứng vốn; + Tiếp nhận, kiểm tra và đánh giá hồ sơ đề nghị ứng vốn; + Kiểm tra quá trình sử dụng vốn ứng; + Thu hồi vốn ứng. Đánh giá việc tiếp cận, tiếp nhận và sử dụng vốn ứng từ Quỹ Phát triển đất tỉnh Thái Nguyên 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Ý nghĩa khoa học: Tác giả có thể sử dụng kiến thức được đào tạo trong trường lớp, đó là những kiến thức nền tảng, cơ bản và những kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành Quản lý kinh tế, để thu thập, tổng hợp, phân tích và luận giải các hoạt động, chính sách, quyết định trong vấn đề quản lý và sử dụng từ Quỹ tài chính địa phương. Thông qua đó bổ sung thêm các lý luận, kiến thức mới phát sinh. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  15. 5 Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý ứng vốn của Quỹ Phát triển đất. Luận văn cũng là tài liệu tham khảo bổ ích cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc quản lý nguồn vốn ứng từ Quỹ phát triển đất trong tỉnh Thái Nguyên nói riêng và các Quỹ Phát triển đất trên cả nước ta hiện nay. - Ý nghĩa thực tiễn: Thông qua việc giải quyết các vấn đề, các câu hỏi của đề, tài tác giả có thể áp dụng các kiến thức của chuyên ngành Quản lý kinh tế vào thực tế công tác cũng như triển khai, tổng kết đánh giá thực tiễn cũng như nhận thức, phản biện các chính sách về quản lý kinh tế có liên quan đến hoạt động của Quỹ. Đánh giá được thực trạng về công tác ứng vốn và thu hồi vốn ứng, những kết quả đã đạt được, những hạn chế và nguyên nhân tình hình; chỉ rõ các nhân tố tác động chủ yếu ảnh hưởng đến công tác quản lý nguồn vốn ứng, Tìm ra và áp dụng có hiệu quả các giải pháp, chính sách nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý và sử dụng các Quỹ tài chính chuyên trách của địa phương nói chung cũng như Quỹ Phát triển đất tỉnh Thái Nguyên nói riêng. Việc nghiên cứu Quản lý nguồn vốn ứng nhằm giúp hoàn thiện hơn quy trình lập kế hoạch và trình tự thủ tục ứng vốn, hồ sơ ứng vốn, hoàn trả vốn ứng từ Quỹ Phát triển đất tỉnh Thái Nguyên. Các tổ chức thuộc đối tượng ứng vốn trên địa bàn tỉnh có thể hiểu rõ được vai trò, nhiệm vụ cũng như quy trình làm việc của Quỹ để sử dụng vốn ứng đúng mục đích, đúng với các chính sách quy định hiện hành. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu thành 04 chương gồm: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý vốn Quỹ Phát triển đất Chương 2: Phương pháp nghiên cứu Chương 3: Thực trạng quản lý vốn của Quỹ Phát triển đất tỉnh Thái Nguyên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  16. 6 Chương 4: Một số biện pháp tăng cường quản lý vốn của Quỹ Phát triển đất tỉnh Thái Nguyên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  17. 7 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ VỐN TẠI QUỸ PHÁT TRIỂN ĐẤT 1.1. Cơ sở lý luận về quản lý vốn ứng từ Quỹ Phát triển đất 1.1.1. Lý luận chung về vấn đề Quản lý vốn Quỹ Phát triển đất 1.1.1.1. Khái niệm, vai trò của vốn hoạt động Quỹ Phát triển đất địa phương a) Khái niệm vốn Theo sự phát triển của lịch sử, các quan điểm về vốn xuất hiện và ngày càng hoàn thiện, tiêu biểu có các cách hiểu về vốn như sau của một số nhà kinh tế học thuộc các trường phái kinh tế khác nhau. Các nhà kinh tế học cổ điển tiếp cận vốn với góc độ hiện vật. Họ cho rằng, vốn là một trong những yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất kinh doanh. Cách hiểu này phù hợp với trình độ quản lý kinh tế còn sơ khai – giai đoạn kinh tế học mới xuất hiện và bắt đầu phát triển. Theo David Begg, Standley Fischer, Rudige Darnbusch trong cuốn “Kinh tế học”: Vốn là một loại hàng hoá nhưng được sử dụng tiếp tục vào quá trình sản xuất kinh doanh tiếp theo. Có hai loại vốn là vốn hiện vật và vốn tài chính. + Vốn hiện vật là dự trữ các loại hàng hoá đã sản xuất ra các hàng hoá và dịch vụ khác. Vốn tài chính là tiền mặt, tiền gửi ngân hàng... Đất đai không được coi là vốn. + Vốn tài chính là tiền được sử dụng bởi các doanh nhân và doanh nghiệp (Tổ chức kinh tế) để mua những gì họ cần để làm ra sản phẩm của họ hoặc để cung cấp dịch vụ của họ cho khu vực của nền kinh tế mà hoạt động của tổ chức đó dựa trên, trong trường hợp này là ứng vốn thức hiện nhiệm vụ tạo lập quỹ đất sạch phục vụ phát triển kinh tế xã hội cho địa phương. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  18. 8 Trong luận văn này tác giả chỉ nghiên cứu về Vốn hoạt động của Quỹ Phát triển đất tỉnh Thái Nguyên. b) Phân loại vốn Theo Website Thư viện học liệu mở Việt Nam, Vốn được phân loại theo nhiều dạng khác nhau dựa trên các đặc điểm khác nhau, cụ thể: - Căn cứ theo nguồn hình thành vốn: Vốn chủ sở hữu và Vốn vay - Căn cứ theo thời gian huy động vốn: Vốn thường xuyên và Vốn tạm thời. - Căn cứ theo công dụng kinh tế của vốn: Vốn cố định và Vốn lưu động. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  19. 9 Hình 1.1: Phân loại vốn cố định của tổ chức Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  20. 10 Hình 1.2: Phân loại vốn lưu động Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2