intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Ảnh hưởng của chương trình thưởng cổ phiếu cho nhân viên (ESOP) lên hiệu quả kinh doanh của các Ngân hàng tại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:91

54
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là sẽ tập trung nhằm xác định những ảnh hưởng của việc phát hành cổ phiếu ESOP tới hiệu quả kinh doanh của các Ngân hàng TMCP tại Việt Nam. Thông qua hệ thống lại lý thuyết, tổng hợp thực trạng tiến hành ESOP và đánh giá, tác động của ESOP, bài viết gợi ý các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động ESOP, đề xuất triển khai tại các doanh nghiệp cũng như Ngân hàng khác tại Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Ảnh hưởng của chương trình thưởng cổ phiếu cho nhân viên (ESOP) lên hiệu quả kinh doanh của các Ngân hàng tại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ ẢNH HƯỞNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH THƯỞNG CỔ PHIẾU CHO NHÂN VIÊN (ESOP) LÊN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM Ngành: Tài chính – Ngân hàng NGUYỄN THỊ THANH HÒA Hà Nội – 2020
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ ẢNH HƯỞNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH THƯỞNG CỔ PHIẾU CHO NHÂN VIÊN (ESOP) LÊN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM Ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 8340201 Họ và tên học viên : Nguyễn Thị Thanh Hòa Người hướng dẫn khoa học : TS. Lê Phương Lan Hà Nội – 2020
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan công trình nghiên cứu "Ảnh hưởng của chương trình thưởng cổ phiếu cho nhân viên (ESOP) lên hiệu quả kinh doanh của các Ngân hàng tại Việt Nam" là của riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Lê Phương Lan Các số liệu trích dẫn, kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là hoàn toàn trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Hà Nội, ngày … tháng … năm 2020 Học viên Nguyễn Thị Thanh Hòa
  4. ii LỜI CÁM ƠN Trong quá trình nghiên cứu đề tài: "Ảnh hưởng của chương trình thưởng cổ phiếu cho nhân viên (ESOP) lên hiệu quả kinh doanh của các Ngân hàng tại Việt Nam", mặc dù có một chút khó khăn, song nhờ sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy, cô giáo, ban lãnh đạo và đồng nghiệp trong công ty nên tôi đã hoàn thiện được luận văn này. Trước tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Ngoại thương, Khoa Sau Đại học, Khoa Tài chính – Ngân hàng đã tạo các điều kiện tốt nhất, trang bị những kiến thức quan trọng cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường cũng như trong suốt thời gian thực hiện nghiên cứu đề tài. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới TS Lê Phương Lan đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ dạy tôi trong suốt quá trình lên ý tưởng, xây dựng đề cương và hoàn thiện đề tài này. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới đồng nghiệp tại Ngân hàng TMCP Quân Đội, gia đình và bạn bè vì đã luôn hỗ trợ tôi và khuyến khích liên tục trong suốt thời gian học tập chương trình Thạc sĩ của mình. Do thời gian nghiên cứu, kiến thức và dữ liệu còn hạn chế, luận văn vẫn còn những thiếu sót khó tránh khỏi, tôi rất mong nhận được những đóng góp của thầy cô cùng các bạn. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày … tháng … năm 2020 Học viên Nguyễn Thị Thanh Hòa
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CÁM ƠN ............................................................................................................ ii DANH MỤC HÌNH, BẢNG, BIỂU ...........................................................................v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... vi TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................... viii MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG CHƯƠNG TRÌNH PHÁT HÀNH CỔ PHIẾU ESOP TẠI VIỆT NAM ...............................................................8 1.1. Cơ sở lý luận về ESOP và hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng......................8 Chương trình thưởng cổ phiếu cho nhân viên (ESOP) ..............................8 Hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng thương mại ...................................14 Tác động của việc phát hành ESOP tới hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng thương mại ................................................................................................21 1.2. Thực trạng chương trình phát hành cổ phiếu ESOP tại Việt Nam .................22 Bối cảnh nghiên cứu ................................................................................22 Thực trạng hoạt động phát hành cổ phiếu ESOP cho người lao động tại các Ngân hàng TMCP ở Việt Nam ....................................................................27 CHƯƠNG 2. MÔ HÌNH XÁC ĐỊNH ẢNH HƯỞNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH ESOP TỚI HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG ................................36 2.1. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................36 Phương pháp luận nghiên cứu .................................................................36 Các phương pháp nghiên cứu cụ thể .......................................................36 2.2. Mô hình định lượng và các giả thuyết kiểm định ...........................................37 Mô hình hàm sản xuất Cobb – Douglas ..................................................37
  6. iv Mô hình phân tích hồi quy .......................................................................40 2.3. Dữ liệu ............................................................................................................42 Mẫu ..........................................................................................................42 Nguồn dữ liệu ..........................................................................................45 Xử lý và phân tích dữ liệu .......................................................................46 2.4. Kết quả mô hình .............................................................................................48 Kết quả ước lượng mô hình hàm sản xuất Cobb-Douglas ......................48 Kết quả hồi quy với ROA, ROE, NIM ....................................................52 CHƯƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HQKD CỦA NGÂN HÀNG THÔNG QUA PHÁT HÀNH CỔ PHIẾU ESOP .....................................................58 3.1. Định hướng phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam đến năm 2030 .....59 3.2. Giải pháp giúp ngân hàng nâng cao hiệu quả hoạt động phát hành ESOP ....61 Xác định mục tiêu phát triển của Ngân hàng trong từng thời kỳ ............61 Tăng cường quản lý việc phát hành cổ phiếu ESOP ...............................62 Hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của việc phát hành cổ phiếu ESOP ............64 Nâng cao kiến thức về chứng khoán........................................................65 3.3. Kiến nghị đối với Nhà nước và các cơ quan chức năng .................................66 Hoàn thiện khung pháp lý quản lý ESOP ................................................66 Hoàn thiện thị trường chứng khoán .........................................................67 Đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa và niêm yết trên thị trường chứng khoán ..................................................................................................................68 KẾT LUẬN ...............................................................................................................70 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................71 PHỤ LỤC ..................................................................................................................76
  7. v DANH MỤC HÌNH, BẢNG, BIỂU Danh mục hình Hình 1.1: Mối liên kết từ ESOP, tác động đến nhân viên và kết quả của công ty ....10 Hình 1.2. Quy trình phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động tại Việt Nam .....................................................................................................25 Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu về tác động của việc phát hành ESOP tới HQKD của NH TMCP .................................................................................................................40 Danh mục bảng Bảng 1.1. Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng .....................18 Bảng 1.2: Danh sách các Ngân hàng TMCP đã phát hành ESOP ............................29 Bảng 1.3: Số lượng NH TMCP thông báo phát hành ESOP ....................................31 Bảng 1.4. Một số chỉ tiêu tài chính của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam ...33 Bảng 1.5: Một số chỉ tiêu của Ngân hàng TMCP Quân đội .....................................34 Bảng 2.1: Danh sách các ngân hàng TMCP đã niêm yết tại Việt Nam ....................43 Bảng 2.2. Bảng tổng hợp dữ liệu nghiên cứu và dấu kỳ vọng ..................................45 Bảng 2.3: Thống kê mô tả các biến của mô hình hàm sản xuất Cobb-Douglas .......48 Bảng 2.4: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến ...................................................49 Bảng 2.5: Kết quả chạy mô hình hàm sản xuất Cobb-Douglas ................................50 Bảng 2.6: Kết quả chạy mô hình hàm sản xuất Cobb-Douglas (biến trễ) ................51 Bảng 2.7: Bảng tổng hợp kiểm định mô hình ...........................................................52 Bảng 2.8: Kết quả hồi quy ROA ...............................................................................53 Bảng 2.9: Kết quả hồi quy ROA (bỏ biến TETA) ....................................................53 Bảng 2.10: Kết quả hồi quy ROE..............................................................................54 Bảng 2.11: Kết quả hồi quy ROE (bỏ biến TETA) ...................................................55 Bảng 2.12: Kết quả hồi quy NIM ..............................................................................56 Danh mục biểu đồ Biểu 1.1: Khối lượng CP của các NHTM đang niêm yết trên sàn chứng khoán ......30
  8. vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT - Tiếng Việt: Từ viết tắt Nghĩa tiếng Việt Agribank Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam BCTC Báo cáo tài chính BIDV Ngân hàng Thương mại cổ phẩn Đầu tư và Phát triển Việt Nam BKS Ban Kiểm soát CK Chứng khoán CTCP Công ty cổ phần ĐHĐCĐ Đại hội đồng cổ đông HĐQT Hội đồng quản trị HQKD Hiệu quả kinh doanh MB Ngân hàng Thương mại cổ phẩn Quân đội NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NHTW Ngân hàng Trung ương NLĐ Người lao động SeABank Ngân hàng TMCP Đông Nam Á SGDCK Sở giao dịch chứng khoán TCTD Tổ chức tín dụng Techcombank Ngân hàng Thương mại cổ phẩn Kỹ thương Việt Nam UBCKNN Ủy ban Chứng khoán Nhà nước VIB Ngân hàng Thương mại cổ phẩn Quốc tế Việt Nam Vietcombank Ngân hàng Thương mại cổ phẩn Ngoại thương Việt Nam Vietinbank Ngân hàng Thương mại cổ phẩn Công Thương Việt Nam VPBank Ngân hàng Thương mại cổ phẩn Việt Nam Thịnh Vượng
  9. vii - Tiếng Anh: Từ viết tắt Tên tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt CAR Capital Adequacy Ratio Hệ số an toàn vốn EAT Earnings After Taxes Lợi nhuận sau thuế EBT Earnings Before Taxes Lợi nhuận trước thuế Employee Stock ESOP Chương trình người lao động sở hữu cổ phần Ownership Plan EPS Earning per share Thu nhập trên một cổ phần IPO Initial Public Offering Phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng NIM Net Interest Margin Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên NPL Nonperforming Loan Tỷ lệ nợ xấu OLS Ordinary least squares Hồi quy bình phương nhỏ nhất ROA Return on Assets Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản ROE Return on Equity Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
  10. viii TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Dựa trên kết quả kinh doanh của 18 Ngân hàng Thương mại cổ phần tại Việt Nam từ năm 2015 đến năm năm 2019, trong đó có 6 Ngân hàng đã thực hiện phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn người lao động, tác đã đã tìm thấy bằng chứng về ảnh hưởng tích cực lên hiệu quả kinh doanh khi Ngân hàng TMCP thực hiện phát hành ESOP. Tác giả đã hệ thống hóa các lý thuyết về ESOP trên thế giới cũng như thực tế đang áp dụng tại Việt Nam mà cụ thể là hệ thống ngân hàng TMCP. Từ đó có thể nhận thấy những hạn chế chung ở toàn bộ các doanh nghiệp thực hiện ESOP như: đối tượng được hưởng ESOP chưa rõ ràng, minh bạch; không hạn chế chuyển nhượng gây biến dạng mục đích ban đầu của ESOP,… Các ngân hàng chưa thực sự quan tâm tới ESOP cũng như có chiến lược lâu dài trong việc quản lý, phát huy hiệu quả của chương trình này,… Bằng việc mô hình hóa dựa trên các chỉ tiêu tài chính cơ bản, tác giả đã tìm ra mối quan hệ giữa yếu tố đầu vào là phát hành ESOP với đầu ra hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng như giá trị gia tăng, ROA, ROE, NIM. Từ đó đưa ra một số đề xuất, kiến nghị để chương trình ESOP thực sự đem lại hiệu quả cho cả người lao động, ngân hàng và các cổ đông.
  11. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết, lý do lựa chọn của đề tài Nhân tố người lao động (NLĐ) luôn là một trong những nhân tố quan trọng quyết định sự thành công của doanh nghiệp. Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt về nguồn nhân lực chất lượng cao như hiện nay, các doanh nghiệp luôn phải tìm các phương pháp để giữ chân nhân sự nhưng vẫn phải đảm bảo hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Bên cạnh một số phương pháp truyền thống như tăng lương, thưởng, đãi ngộ,… thì rất nhiều doanh nghiệp đặc biệt là các công ty cổ phần đang áp dụng chương trình “thưởng” cổ phiếu cho nhân viên (Employee Stock Ownership Plan – ESOP). ESOP là chương trình mà doanh nghiệp tạo điều kiện cho nhân viên tham gia sở hữu cổ phần thông qua các ưu đãi về giá hay điều kiện thanh toán. Thông qua chương trình này, nhân viên được tham gia vào việc sở hữu doanh nghiệp, gắn liền lợi ích của họ với lợi nhuận mà doanh nghiệp tạo ra trong tương lai. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu về ESOP trên thế giới cũng đã khẳng định những ảnh hưởng tích cực của ESOP tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy, ở Việt Nam, khi thị trường chứng khoán (TTCK) ngày càng phát triển thì cũng ngày càng nhiều các công ty đã tiến hành ESOP hoặc thông báo sẽ thực hiện ESOP trong tương lai. Trên thị trường tài chính, Ngân hàng hay cụ thể là hệ thống Ngân hàng thương mại cổ phần (NH TMCP) vẫn luôn là một định chế quan trọng thúc đẩy sự phát triển của cả nền kinh tế. Trong đó đã có rất nhiều Ngân hàng thực hiện ESOP như VPBank, VietBank, VIB, TechcomBank, SeABank, MBBank,... Mặc dù có nhiều Ngân hàng và cả doanh nghiệp áp dụng, nhưng ở Việt Nam hiện nay vẫn chưa có nhiều nghiên cứu định lượng về tác động của việc phát hành cổ phiếu ESOP cho nhân viên đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Chính vì vậy, học viên đã chọn lựa đề tài: "Ảnh hưởng của chương trình thưởng cổ phiếu cho nhân viên (ESOP) lên hiệu quả kinh doanh của các Ngân hàng tại Việt Nam" làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình.
  12. 2 2. Tình hình nghiên cứu 2.1. Trên thế giới Lần đầu tiên khái niệm ESOP được ra đời ở Mỹ vào năm 1956 bởi Louis Kelso, luật sư và chủ ngân hàng đầu tư người San Francisco, khi ông đăng bài trên một tờ báo ở San Francisco về việc phát hành cổ phiếu cho nhân viên (thường được biết đến với tên gọi là kế hoạch Kelso). Năm 1958, ông đã hợp tác với nhà triết học Mortimer Adler để viết một tuyên bố về chủ nghĩa tư bản đề cập đến nhiều khía cạnh của kinh tế, xã hội và lợi ích chính trị. Ông lập luận rằng hệ thống tư bản sẽ mạnh hơn nếu tất cả những người làm công, không phải chỉ là một số cổ đông, có thể chia sẻ việc sở hữu "các tài sản có thể tạo ra vốn". Vào năm 1973, Kelso đã thuyết phục được các nhà làm luật đưa ra một đạo luật Liên bang khuyến khích việc phát triển ESOP và năm 1974 luật ERISA (Employee Retirement Income Security Act) ra đời điều chỉnh các "kế hoạch tạo nên lợi ích" cho nhân viên và thiết lập khung pháp lý cơ bản cho ESOP. Có rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng chương trình thưởng cổ phiếu cho nhân viên giúp tăng năng suất của công ty nhưng cũng có một số nghiên cứu lại thấy rằng ESOP ảnh hưởng tiêu cực tới hiệu quả của doanh nghiệp hoặc không có mối liên hệ trực tiếp giữa chúng. Hầu hết các nghiên cứu này đều được thực hiện ở các quốc gia phát triển như Hoa Kỳ, Canada, Châu Âu, Nhật Bản,… nơi mà thị trường tài chính đã phát triển. Như ở Hoa Kỳ, nghiên cứu cho thấy ESOP rất phổ biến ở các công ty, Trung tâm quốc gia về quyền sở hữu của nhân viên (The National Center for Employee Ownership - NCEO) ước tính có khoảng 10.500 công ty tư nhân và công ty công đang sử dụng ESOP, trong đó có 0,25 triệu người sở hữu ESOP vào năm 1975 và con số này đã tăng lên 5 triệu người tham gia vào năm 1990 và đến năm 2007 là 13 triệu người (Hu và Izumida, 2008). Một số nghiên cứu tiêu biểu cho thấy ESOP hoặc các chương trình tương tự có liên quan đến mức năng suất cao hơn ở các công ty như Kumbhakar và Dunbar (1993), Hallock và cộng sự (2004), Robinson và Wilson (2006), Sesil và cộng sự (2007); Kramer (2008), Kim và Ouimet (2009), … Marsh và McAllister (1981) cho rằng các doanh nghiệp sử dụng ESOP có xu hướng tăng trưởng hàng năm nhanh
  13. 3 hơn so với những doanh nghiệp không sử dụng ESOP. Quarrey và Rosen (1987) sau khi đánh giá hiệu quả hoạt động của 45 công ty áp dụng ESOP và đối chiếu từng công ty với khoảng 5 công ty không áp dụng ESOP khác đã chỉ ra rằng các công ty áp dụng ESOP tăng trưởng nhanh hơn các công ty tương tự nhưng không áp dụng ESOP khoảng 3,6% mỗi năm. Tuy nhiên, điều thực sự đáng nói là kết quả nghiên cứu cũng cho thấy các công ty áp dụng ESOP và đồng thời có sự tham gia tích cực của nhân viên vào các quyết định quản lý và các quyết định quan trọng khác sẽ tăng trưởng với tốc độ 8% đến 11% nhanh hơn các công ty không áp dụng ESOP. Jones và Kato (1995) đã sử dụng dữ liệu bảng để ước tính các chức năng sản xuất và báo cáo việc quyền sở hữu của nhân viên trung bình dẫn đến tăng năng suất 4 - 5% trong các công ty Nhật Bản. Mehran (1999) đánh giá tác động của ESOP lên hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán (sử dụng 382 thông báo ESOP ghi lại giữa năm 1971 và năm 1995) cho thấy các doanh nghiệp thực hiện ESOP có ROA cao hơn 2,7% so với những doanh nghiệp không áp dụng ESOP. Blair và Ali (2000), Park, Kruse và Sesil (2004) nhận thấy các doanh nghiệp sử dụng ESOP có khả năng sinh tồn tốt hơn các doanh nghiệp không có ESOP. Kruse và cộng sự (2011) đã phân tích tác động quyền sở hữu của nhân viên, chia sẻ lợi nhuận, tài sản và quyền cổ phiếu trên diện rộng (chủ nghĩa tư bản chia sẻ) đối với thái độ, tỉ lệ nghỉ việc và hiệu suất của nhân viên trong số ứng viên trong cuộc cạnh tranh 100 công ty làm việc tốt nhất tại Mỹ và tìm ra rằng chủ nghĩa tư bản chia sẻ có tác động tích cực đến ý định ở lại của nhân viên và tăng hiệu suất công ty. Nhưng hầu hết các nghiên cứu này chỉ tập trung tại Mỹ và các quốc gia phát triển khác. Zhu, Hoffmire, Hoffmire và Wang (2013) cũng nghiên cứu ESOP nhưng tiến hành ở một quốc gia tương đối đặc biệt là Trung Quốc, nghiên cứu được thực hiện tại Huawei và ZTE. Ở đây ESOP cũng đem lại hiệu quả tốt hơn cho doanh nghiệp nhưng việc nhân viên nắm giữ cổ phần của công ty không đồng nghĩa với việc họ có quyền đóng góp trong các quyết định của công ty đó. Bên cạnh những nghiên cứu cho thấy những tác động tích cực của ESOP đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp vẫn còn có các nghiên cứu khác chỉ ra rằng
  14. 4 ESOP không có ảnh hưởng hoặc có ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả của doanh nghiệp, cụ thể: Davidson và Worrel (1994) trong nghiên cứu của mình đã chỉ ra rằng không có cải thiện về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong hai năm sau khi có phát hành ESOP. Ng (1999) nhận thấy rằng mặc dù thị trường chứng khoán có phản ứng đáng kể với việc phát hành ESOP, tuy nhiên hiệu quả hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đã giảm nhẹ sau đó. Yeo và cộng sự (1999) đã kiểm tra kết quả hoạt động của 54 doanh nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khoán Singapore trong thời gian ba năm trước và sau khi phát hành ESOP và nhận thấy rằng không có cải thiện đáng kể về hiệu quả hoạt động sau khi áp dụng ESOP. Trebucq và d’Arcimoles (2002), sử dụng mẫu gồm 102 doanh nghiệp (51 doanh nghiệp có ESOP và 51 doanh nghiệp không có ESOP) đã kết luận rằng các Doanh nghiệp có ESOP có lợi nhuận thấp hơn những Doanh nghiệp không có ESOP. Sengupta và cộng sự (2007) chỉ ra rằng việc áp dụng ESOP không làm tăng mức độ gắn kết và thu hút người lao động. Obiyathulla và cộng sự (2009) nhận thấy rằng hiệu quả hoạt động xấu đi đối với các doanh nghiệp ESOP. Các nhà nghiên cứu cho rằng lý do làm giảm hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ có thể do nhóm quản lý chiếm nhiều lợi ích hơn cho chính bản thân họ với chi phí của các cổ đông bên ngoài. Meng và cộng sự (2010) so sánh hiệu quả giữa các doanh nghiệp ESOP với các doanh nghiệp không phải là ESOP và kết luận rằng quyền sở hữu vốn cổ phần có tính lan rộng trong số nhân viên gây ra vấn đề rắc rối về sở hữu, không có ảnh hưởng đến động lực của nhân viên và kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Các nghiên cứu khác cho thấy không có sự gia tăng năng suất trực tiếp từ ESOP (Pugh và cộng sự, 2000; Bakan và cộng sự, 2004; Bryson và Freeman, 2004). Ohkusa và Ohtake (1997) lại cho thấy hiệu quả của quyền sở hữu nhân viên đối với hiệu quả của doanh nghiệp là có điều kiện. Họ phát hiện ra rằng ESOP không tính đến hiệu suất của nhân viên và ESOP được đưa ra như một phần của kế hoạch lương hưu không khuyến khích năng suất ở mức độ giống như các ESOP chia sẻ lợi nhuận trực tiếp trong thời gian ngắn. Bryson và Freeman (2004) đã tìm thấy mối liên hệ tương tự giữa quyền sở hữu của nhân viên và năng suất lao động chỉ khi áp dụng kế hoạch chia sẻ lợi nhuận, và hơn
  15. 5 nữa thấy rằng hiệu ứng này tỷ lệ thuận với tỷ lệ phần trăm nhân viên được bảo hiểm theo chương trình chia sẻ lợi nhuận. Ngoài các nghiên cứu về ảnh hưởng của ESOP tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, một số nhà nghiên cứu lại tìm hiểu mối liên hệ tích cực giữa ESOP và cam kết công việc của nhân viên như Park và Seng (1995), O'Halloran (2012). Họ lập luận rằng cam kết công việc và sự hài lòng trong công việc chịu ảnh hưởng tích cực đáng kể do ESOP. Green và Heywood (2008) đã xác nhận rằng động lực của nhân viên bị ảnh hưởng bởi ESOP ở một mức độ nào đó. Ngược lại, Freeman (1978) đã tìm thấy mối tương quan tiêu cực giữa cam kết công việc và ESOP. Hay Curme và Stefanec (2007) đã phản đối mối tương quan giữa các ESOP và doanh thu của nhân viên. Tuy nhiên, như đã đề cập, tất cả các nghiên cứu này chỉ giới hạn ở các nền kinh tế phát triển trong khi hầu như chưa có kết luận, bằng chứng từ các nền kinh tế mới nổi để giải thích bản chất và sức mạnh của các ESOP. 2.2. Tại Việt Nam Tại Việt Nam, việc phát hành cổ phiếu cho nhân viên đã được thực hiện từ nhiều năm nay, tuy nhiên gần như không có các công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của hoạt động phát hành cổ phiếu này đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Các nghiên cứu ở Việt Nam mới chỉ dừng lại ở bước khuyến cáo các doanh nghiệp sử dụng hình thức phát hành cổ phiếu lựa chọn cho người lao động như một cách để thu hút và duy trì nguồn nhân lực cho chất lượng của doanh nghiệp (Lưu Hữu Đức, 2014; Nguyễn Minh Tâm, 2009). Hoặc cũng có một số luận văn thạc sĩ cũng đã đề cập đến ảnh hưởng của ESOP tới hiệu quả của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán như Nguyễn Thị Thu (2007), nhưng bài luận văn chỉ giới thiệu về ESOP như là một phương pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động mà không đi sâu giới thiệu về ESOP và những tác động của chương trình này. Mới đây nhất, luận văn thạc sĩ của học viên Nguyễn Văn Bắc (2018) đã xây dựng tương đối cụ thể về ảnh hưởng của ESOP tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp đã niêm yết trên sàn chứng khoán HNX và HOSE. Bắc đã sử
  16. 6 dụng kiểm định T-Test trung bình hai mẫu phối hợp cặp đôi trên 122 doanh nghiệp có phát hành ESOP và 122 doanh nghiệp cùng ngành tương đương về quy mô và tài sản mà không sử dụng ESOP. Từ đó ra kết luận là ESOP thực sự có ảnh hưởng tích cực tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp đã niêm yết. Nhìn chung, các nghiên cứu trên được thực hiện trong các bối cảnh kinh tế khác nhau, nơi các doanh nghiệp hoạt động trong các môi trường kinh doanh đa dạng và cạnh tranh gay gắt nên cũng cho các kết quả nghiên cứu khác nhau. Trong đề tài nghiên cứu này, tôi sẽ tập trung vào việc xem xét ảnh hưởng của việc phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho nhân viên (ESOP) đối với hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng TMCP đã niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. 3. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu sẽ tập trung nhằm xác định những ảnh hưởng của việc phát hành cổ phiếu ESOP tới hiệu quả kinh doanh của các Ngân hàng TMCP tại Việt Nam. Thông qua hệ thống lại lý thuyết, tổng hợp thực trạng tiến hành ESOP và đánh giá, tác động của ESOP, bài viết gợi ý các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động ESOP, đề xuất triển khai tại các doanh nghiệp cũng như Ngân hàng khác tại Việt Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tác động của ESOP tới hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng TMCP trong giai đoạn vừa qua. Về mặt thời gian, không gian: Bài viết phân tích chương trình phát hành cổ phiếu thưởng cho nhân viên và hiệu quả kinh doanh của 18 Ngân hàng TMCP đã thực hiện niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán, đặc biệt là 6 Ngân hàng đã thực hiện ESOP trong giai đoạn từ năm 2015 đến nay. Từ đó xác định những ưu điểm nhược điểm của chương trình và đề xuất kiến nghị triển khai tại các ngân hàng hoặc các doanh nghiệp khác
  17. 7 5. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện, bài viết vận dụng mô hình sản xuất Cobb-Douglass, mô hình hồi quy OLS với số liệu và thông tin thứ cấp được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau như báo cáo tài chính (BCTC), sách, báo, internet và các bài nghiên cứu khác. Bên cạnh đó, bài viết cũng sử dụng những phương pháp cơ bản như thực nghiệm, thu thập số liệu, phân tích và tổng hợp, thống kê và so sánh để làm sáng tỏ vấn đề. • Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm, thu thập các số liệu thực tế: dựa trên các nghiên cứu trước đó về ảnh hưởng của việc phát hành cổ phiếu thưởng cho nhân viên tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, thu thập các số liệu về lợi nhuận, tổng tài sản, các chỉ số hoạt động như ROA, ROE, NIM,… của Ngân hàng để tiến hành kiểm nghiệm • Phương pháp thống kê: tập hợp các số liệu thu được, sử dụng các phân tích định lượng để phân tích dữ liệu. Các dữ liệu thu thập được thực hiện thông qua mô hình hồi quy khác nhau để đưa ra ảnh hưởng của thay đổi ESOP đối với hoạt động tài chính của ngân hàng. 6. Kết quả nghiên cứu dự kiến Từ việc phân tích, đánh giá ảnh hưởng của việc phát hành ESOP tới hiệu quả kinh doanh của NH TMCP, bài viết đề xuất các chính sách phát triển và nâng cao hiệu quả của chương trình ESOP. 7. Kết cấu của đề tài Chương 1: Cơ sở lý luận và thực trạng chương trình phát hành cổ phiếu ESOP tại Việt Nam Chương 2: Mô hình xác định ảnh hưởng của chương trình ESOP tới hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng Chương 3: Các giải pháp tăng cường hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng thông qua phát hành cổ phiếu ESOP
  18. 8 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG CHƯƠNG TRÌNH PHÁT HÀNH CỔ PHIẾU ESOP TẠI VIỆT NAM 1.1. Cơ sở lý luận về ESOP và hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng Chương trình thưởng cổ phiếu cho nhân viên (ESOP) 1.1.1.1. Khái niệm Chương trình thưởng cổ phiếu cho nhân viên, tên tiếng Anh là Employee Stock Ownership Plan – ESOP, tạm dịch sang tiếng Việt là chương trình người lao động sở hữu cổ phần. Có rất nhiều lý do để thực hiện ESOP, cũng như tên gọi chưa có sự thống nhất hoàn toàn vì thế cách hiểu về ESOP cũng rất đa dạng. Theo định nghĩa được đăng tải trên Thời báo Kinh tế (The Economic Times), Chương trình người lao động sở hữu cổ phần (ESOP) là một loại kế hoạch phúc lợi cho người lao động nhằm khuyến khích người lao động có được cổ phiếu hoặc quyền sở hữu trong công ty. Khái niệm này chính là sự diễn giải các từ ngữ trong thuật ngữ ESOP. Đối tượng được hưởng phúc lợi là người lao động của doanh nghiệp thông qua việc sở hữu cổ phiếu của công ty. Theo khái niệm của Viện Wealth Preservation (Mỹ) thì Chương trình người lao động sở hữu cổ phần (ESOP) là một loại kế hoạch phúc lợi đặc biệt dành cho người lao động (được điều chỉnh bởi Luật Bảo đảm thu nhập khi về hưu người lao động ERISA - Employee Retirement Income Security Act, 1974) cho phép người lao động có quyền sở hữu trong công ty mà không cần đầu tư bằng tiền của họ. Theo Investopedia, Chương trình người lao động sở hữu cổ phần là một chương trình tiêu chuẩn về phúc lợi cho người lao động, trong đó sự đóng góp cổ phiếu của chủ công ty là chính. Chương trình ESOP tiêu chuẩn được hiểu theo nghĩa công ty tài trợ ESOP, cổ đông bán cổ phiếu và người tham gia chương trình đều được nhận lợi ích về thuế. Các công ty thường sử dụng ESOP như một chiến lược tài chính doanh nghiệp và hài hòa lợi ích của người lao động và cổ đông góp vốn. Ở Việt Nam, cổ phiếu ESOP ở có sự khác biệt với thông lệ quốc tế. Áp dụng theo Thông tư số 162/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà
  19. 9 nước (UBCKNN) và các công ty niêm yết thường gọi là “Phát hành cổ phiếu theo Chương trình lựa chọn người lao động”. Đây là cách thức các công ty sử dụng để trao quyền sở hữu cổ phần cho nhân viên thông qua các tiêu chí lựa chọn nhất định. Bên cạnh việc mua cổ phiếu trực tiếp từ công ty thì thông qua ESOP, người lao động cũng đồng thời trở thành chủ sở hữu của chính doanh nghiệp đó, gắn liền lợi ích của công ty với lợi ích của chính bản thân họ; góp phần gắn bó, thúc đẩy hoạt động kinh doanh của công ty sau này. Có rất nhiều tiêu chí được lựa chọn để phân bổ cổ phiếu ESOP cho nhân viên như thâm niên, vị trí công việc đảm nhiệm, hiệu quả làm việc… Thông qua chương trình này, doanh nghiệp cho phép những nhân viên xứng đáng có quyền mua cổ phiếu vào một thời điểm nhất định trong tương lai tại mức giá ưu đãi đã được xác định trước. Các nhân viên đủ điều kiện được tự do mua cổ phiếu trong thời gian thực hiện theo định mức đã được phân bổ nhưng thường đi kèm một số điều kiện hạn chế chuyển nhượng (nếu có). Bên cạnh cổ tức được chi trả khi doanh nghiệp đạt lợi nhuận thì khoản chênh lệch giữa giá chuyển nhượng và giá mua ban đầu chính là khoản thưởng mà doanh nghiệp tặng cho người lao động. Khi người lao động rời khỏi doanh nghiệp, tùy theo điều kiện quy định trong ESOP, họ có thể tiếp tục nắm giữ cổ phiếu doanh nghiệp có được từ ESOP hoặc doanh nghiệp phải cam kết mua lại lượng cổ phiếu này theo giá thực tế trên thị trường tại thời điểm giao dịch.
  20. 10 1.1.1.2. Mục đích phát hành cổ phiếu ESOP 1. Trao quyền 2. Hiệu ứng 3. Tác động 4. Kết quả sở hữu Chương trình Khuyến khích Thúc đẩy Tăng năng thưởng cổ tài chính và cam kết suất lao động phiếu cho nhân và lợi nhuận viên (ESOP) Giảm nghỉ việc Hình 1.1: Mối liên kết từ ESOP, tác động đến nhân viên và kết quả của công ty Nguồn: Michie và Oughton, 2001 • Khen thưởng, khích lệ người lao động ESOP được phát hành thông qua các tiêu chí lựa chọn nhằm thu hút và giữ chân người lao động, đặc biệt là những lao động giỏi, có năng lực (Hall và Murphy, 2002). ESOP tạo ra một tinh thần làm chủ, nhân viên nghĩ và hành động giống như người chủ bởi vì họ thực sự là chủ sở hữu của doanh nghiệp. Từ đó, nâng cao vai trò trách nhiệm, tăng thêm động lực và sự gắn kết của nhân viên với công ty, năng suất cũng như hiệu quả làm việc được cải thiện. Vấn đề lương thưởng luôn dành được sự quan tâm hàng đầu của người lao động tại doanh nghiệp. Thông thường các công ty sử dụng tiền mặt hoặc trong một số trường hợp đặc biệt là hiện vật để thưởng cho những đóng góp của người lao động trong kết quả hoạt động chung của doanh nghiệp. Nhưng đặc biệt đối với các công ty cổ phần, nhà quản lý có thêm lựa chọn là thưởng thông qua phát hành cổ phiếu ESOP. Vì được phát hành để thưởng, bán với giá ưu đãi nên so với hình thức thưởng thông thường, thưởng cổ phiếu đem lại nhiều giá trị hơn cho người lao động đặc biệt là đối với các công ty mà cổ phiếu tăng trưởng ổn định.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2