intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức của các công ty trong ngành Y tế niêm yết trên Thị trường chứng khoán Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:119

31
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu, thiết kế, xây dựng mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức trong các công ty ngành Y tế niêm yết trên TTCK Việt Nam nhằm phân tích, đo lường sự ảnh hưởng của các nhân tố lên chính sách cổ tức, từ đó làm cơ sở đề xuất các giải pháp xây dựng Chính sách cổ tức phù hợp cho các công ty trong ngành Y tế niêm yết trên Thị trường chứng khoán Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức của các công ty trong ngành Y tế niêm yết trên Thị trường chứng khoán Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ­­­o0o­­­ LUẬN VĂN THẠC SĨ  CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA  CÁC CÔNG TY TRONG NGÀNH Y TẾ NIÊM YẾT TRÊN  THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính ­ Ngân hàng NGUYỄN THỊ THANH TRÀ
  2. HÀ NỘI ­ 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ­­­o0o­­­ LUẬN VĂN THẠC SĨ  CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC  CÔNG TY TRONG NGÀNH Y TẾ NIÊM YẾT TRÊN THỊ  TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Ngành: Tài chính ­ Ngân hàng ­ Bảo hiểm Chuyên ngành: Tài chính ­ Ngân hàng Mã số: 60340201 NGUYỄN THỊ THANH TRÀ
  3. Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THÚY ANH HÀ NỘI ­ 2017
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Nội dung luận   văn có tham khảo và sử dụng các tài liệu, bài viết, thông tin đăng tải trên các tác  phẩm, tạp chí và trang web theo Danh mục Tài liệu tham khảo của Luận văn. Các  số liệu và thông tin sử dụng trong luận văn đều có nguồn gốc, trung thực và được  phép công bố. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Thanh Trà
  5. LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Thúy Anh, người đã tận tình chỉ  bảo, định hướng, hướng dẫn tôi trong thời gian qua, nhờ vậy tôi mới có thể  hoàn thành bài luận văn này. Tôi  cũng  xin  chân  thành  cảm  ơn  các  Thầy,  Cô  Trường  Đại  học  Ngoại  thương  đã  truyền  đạt  những  kiến  thức  vô  cùng  bổ  ích  trong  suốt  hai  năm  học cao học tại trường để tôi hoàn thành bài luận văn của mình. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới những người thân trong gia đình, bạn bè,  đồng nghiệp và Trường Đại học Ngoại thương đã tạo điều kiện cho tôi học  và hoàn thành chương trình cao học. Nguyễn Thị Thanh Trà
  6. MỤC LỤC Để có thể quản lý hàng tồn kho hiệu quả, các công ty ngành Y tế có thể áp dụng  chiến lược “JUST IN TIME” (JIT) ........................................................................88 Hệ thống quản lý hàng tồn kho “JUST IN TIME” dựa trên ý tưởng là thay vì tốn  chi phí cho việc dự trữ hàng hóa thì các nhà sản xuất có thể cung cấp chính xác  số lượng cần thiết và chính xác cả về thời điểm giao hàng và số lượng cần giao,  không có tình trạng tồn trữ và thiếu hụt nguyên vật liệu. Mỗi công đoạn sản  xuất sẽ sản xuất ra số lượng cần thiết và hệ thống chỉ sản xuất ra các sản phẩm  khách hàng muốn. Qua đó không có hạng mục nào sản xuất ra thành phẩm mà  không có đầu ra phải tồn kho và không có nhân công, thiết bị nào phải chờ đợi vì  không có nguyên vật liệu để sản xuất. Để có thể áp dụng được hiệu quả mô  hình JIT vào sản xuất, các công ty ngành Y tế phải thực hiện những công việc  sau:.......................................................................................................................... 88 Giảm kích cỡ lô hàng..............................................................................................88 Thông thường, các nhà sản xuất quan niệm sản xuất lô hàng lớn một lúc sẽ tiết  kiệm được chi phí nguyên vật liệu, nhân công, máy móc nhưng hệ thống JIT thì  ngược lại. Quan điểm của hệ thống JIT, lô hàng nhỏ có những ưu điểm sau:....88 Lượng hàng tồn kho sản phẩm dở dang sẽ ít hơn, làm giảm chi phí lưu kho và  tiết kiệm diện tích kho bãi (làm giảm chi phí thuê kho, nếu có)...........................88 Lô hàng có kích thước nhỏ ít bị cản trở hơn tại nơi làm việc...............................89 Dễ kiểm tra chất lượng lô hàng và khi phát hiện có sai sót thì chi phí sửa lại lô  hàng thấp hơn, không để lại lỗi cho toàn hệ thống...............................................89 Vì vậy, khi tiến hành sản xuất, các phân xưởng sản xuất nên chia nhỏ các lô  hàng ra thành các lô nhỏ hơn để tính toán nguyên phụ liệu chuẩn xác hơn, thuận  lợi cho việc quản lý, kiểm tra chất lượng lô hàng................................................89 Dùng hệ thống “kéo” ở xưởng và đáp ứng nhu cầu sản xuất...............................89 Trong hệ thống kéo, việc kiểm soát sự chuyển dời của công việc tùy thuộc vào  hoạt động kèm theo. Mỗi khâu công việc sẽ kéo sản phẩm từ khâu phía trước.  Đầu ra của hoạt động sau cùng được kéo bởi nhu cầu khách hàng hoặc bởi lịch  trình sản xuất chính. Như vậy, trong hệ thống kéo, các công việc được luân  chuyển để đáp ứng yêu cầu của các công đoạn tiếp theo của quá trình sản xuất. 
  7. Hệ thống JIT dùng phương pháp kéo để kiểm soát dòng công việc, mỗi công  việc sẽ gắn đầu ra với nhu cầu của khâu kế tiếp.................................................89 Nguyên tắc: Nhu cầu của khách hàng sẽ là đầu tàu kéo các công đoạn phía sau.  Tuân thủ đúng nguyên tắc, công đoạn trước đáp ứng nhu cầu của công đoạn sau.  Chính nhờ nguyên tắc này mà lượng hàng tồn kho, dư thừa giữa các công đoạn  sẽ được triệt tiêu. Chẳng hạn theo kết quả dự báo nhu cầu sản phẩm, các nhà  quản lý sản xuất sẽ lên kế hoạch cần sản xuất bao nhiêu thuốc, máy móc, dụng  cụ thiết bị y tế, từ đó sẽ tính ra cần bao nhiêu nguyên vật liệu, nhân công, máy  móc.......................................................................................................................... 89 Trong hệ thống JIT, có sự thông tin ngược từ khâu này sang khâu khác, do đó  công việc được di chuyển “đúng lúc” tới các khâu tiếp theo, dòng công việc được  kết nối với nhau. Và sự tích lũy dư thừa hàng tồn kho sẽ được hạn chế đáng kể,  thậm chí bằng 0......................................................................................................89 Điều chỉnh tốt mức độ sản xuất đều và cố định...................................................90 Các công ty Y tế cần lên dự báo chính xác về nhu cầu sản phẩm, lên kế hoạch rõ  ràng từ khâu mua nguyên vật liệu đến tiêu thụ sản phẩm. cần xây dựng được  lịch trình cụ thể, xác định rõ khối lượng nguyên liệu cần cho mỗi khâu, thời gian  hoàn thành. Đồng thời kiểm tra kĩ hệ thống vận hành..........................................90 Cải thiện mối quan hệ với nhà cung cấp...............................................................91 Một trong những nguyên tắc dẫn đến thành công của JIT là cần có những nhà  cung cấp đảm bảo cung cấp nguyên phụ liệu chất lượng cao, đúng thời điểm. Vì  vậy, các công ty Y tế cần tạo mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp nguyên liệu  sản xuất thuốc, các nhà cung cấp linh kiện, nguyên liệu sản xuất thiết bị, dụng  cụ y tế…Trong Hợp đồng ký kết nguyên phụ liệu cần có những điều kiện cam  kết chắc chắn buộc nhà cung cấp phải tuân thủ đúng hợp đồng, các nguyên phụ  liệu có chất lượng tốt, thời gian giao hàng chính xác............................................91 Đào tạo công nhân theo hướng đa năng.................................................................91 JIT chủ trương đào tạo công nhân theo hướng đa năng, tức là họ đều có thể thực  hiện công đoạn của chu trình sản xuất. Điều này giúp cho quá trình sản xuất  được vận hành liên tục, thông suốt, khi mà các công nhân sẽ đứng vào các vị trí  khi các vị trí đó bị thiếu hụt. ..................................................................................91 Sửa chữa và bảo trì định kì máy móc.....................................................................91
  8. Do JIT có rất ít hàng tồn kho nên hư hỏng máy móc gây ra nhiều rắc rối. Vì vậy,  công ty cần thực hiện các chương trình bảo trì định kỳ, phát hiện và thay thế kịp  thời những chi tiết có dấu hiệu hư hỏng trước khi sự cố xảy ra. Những công  nhân thường có trách nhiệm bảo trì thiết bị máy móc của mình. Ngoài ra, công ty  cần có những chi tiết dự phòng và duy trì lực lượng sửa chữa nhỏ hoặc huấn  luyện công nhân tự sửa chữa những hỏng hóc xảy ra, đảm bảo quá trình vận  hành được xuyên suốt.............................................................................................91 3.Phương Chi, Cổ phiếu y tế, dược phẩm "thăng hoa" nhất năm 2016 ? (2017) tại  địa chỉ http://www.doanhnhansaigon.vn/tai­chinh­chung­khoan/co­phieu­y­te­duoc­ pham­thang­hoa­nhat­nam­2016/1102535/ truy cập ngày 15/04/2017....................96 PHỤ LỤC
  9. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT AMV CTCP Dược ­ Thiết bị Y tế Việt Mỹ CTCP Công ty cổ phần DBT CTCP Dược phẩm Bến Tre DCL CTCP Dược phẩm Cửu Long DHG CTCP Dược Hậu Giang DHT CTCP Dược phẩm Hà Tây DMC CTCP Xuất nhập khẩu Y tế Domesco DN Doanh nghiệp ĐHĐCĐ Đại hội đồng cổ đông DNM CTCP Y tế Danameco EPS Thu nhập trên mỗi cổ phiếu FEM Fixed Effect Model (Mô hình hiệu ứng cố định) HĐQT Hội đồng quản trị HNX Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội HOSE Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh IMP CTCP Dược phẩm Imexpharm LDP CTCP Dược Lâm Đồng – Ladophar JVC CTCP Thiết bị Y tế Việt Nhật M&A Mua bán & Sáp nhập M&M Miller & Modigiliani  MNCs Công ty Đa quốc gia NĐT Nhà đầu tư OPC CTCP Dược phẩm OPC PMC CTCP Dược phẩm Dược liệu Pharmedic
  10. PPP CTCP Dược phẩm Phong Phú ­ PP.Pharco REM Random Effect Model (Mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên) SGDCK Sở giao dịch Chứng khoán SPM CTCP S.P.M  TTCK  Thị trường chứng khoán  TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh TRA CTCP Traphaco R&D Nghiên cứu và Phát triển VMD CTCP Y Dược phẩm Vimedimex
  11. DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ Để có thể quản lý hàng tồn kho hiệu quả, các công ty ngành Y tế có thể áp dụng  chiến lược “JUST IN TIME” (JIT) ........................................................................88 Hệ thống quản lý hàng tồn kho “JUST IN TIME” dựa trên ý tưởng là thay vì tốn  chi phí cho việc dự trữ hàng hóa thì các nhà sản xuất có thể cung cấp chính xác  số lượng cần thiết và chính xác cả về thời điểm giao hàng và số lượng cần giao,  không có tình trạng tồn trữ và thiếu hụt nguyên vật liệu. Mỗi công đoạn sản  xuất sẽ sản xuất ra số lượng cần thiết và hệ thống chỉ sản xuất ra các sản phẩm  khách hàng muốn. Qua đó không có hạng mục nào sản xuất ra thành phẩm mà  không có đầu ra phải tồn kho và không có nhân công, thiết bị nào phải chờ đợi vì  không có nguyên vật liệu để sản xuất. Để có thể áp dụng được hiệu quả mô  hình JIT vào sản xuất, các công ty ngành Y tế phải thực hiện những công việc  sau:.......................................................................................................................... 88 Giảm kích cỡ lô hàng..............................................................................................88 Thông thường, các nhà sản xuất quan niệm sản xuất lô hàng lớn một lúc sẽ tiết  kiệm được chi phí nguyên vật liệu, nhân công, máy móc nhưng hệ thống JIT thì  ngược lại. Quan điểm của hệ thống JIT, lô hàng nhỏ có những ưu điểm sau:....88 Lượng hàng tồn kho sản phẩm dở dang sẽ ít hơn, làm giảm chi phí lưu kho và  tiết kiệm diện tích kho bãi (làm giảm chi phí thuê kho, nếu có)...........................88 Lô hàng có kích thước nhỏ ít bị cản trở hơn tại nơi làm việc...............................89 Dễ kiểm tra chất lượng lô hàng và khi phát hiện có sai sót thì chi phí sửa lại lô  hàng thấp hơn, không để lại lỗi cho toàn hệ thống...............................................89 Vì vậy, khi tiến hành sản xuất, các phân xưởng sản xuất nên chia nhỏ các lô  hàng ra thành các lô nhỏ hơn để tính toán nguyên phụ liệu chuẩn xác hơn, thuận  lợi cho việc quản lý, kiểm tra chất lượng lô hàng................................................89 Dùng hệ thống “kéo” ở xưởng và đáp ứng nhu cầu sản xuất...............................89 Trong hệ thống kéo, việc kiểm soát sự chuyển dời của công việc tùy thuộc vào  hoạt động kèm theo. Mỗi khâu công việc sẽ kéo sản phẩm từ khâu phía trước.  Đầu ra của hoạt động sau cùng được kéo bởi nhu cầu khách hàng hoặc bởi lịch  trình sản xuất chính. Như vậy, trong hệ thống kéo, các công việc được luân  chuyển để đáp ứng yêu cầu của các công đoạn tiếp theo của quá trình sản xuất. 
  12. Hệ thống JIT dùng phương pháp kéo để kiểm soát dòng công việc, mỗi công  việc sẽ gắn đầu ra với nhu cầu của khâu kế tiếp.................................................89 Nguyên tắc: Nhu cầu của khách hàng sẽ là đầu tàu kéo các công đoạn phía sau.  Tuân thủ đúng nguyên tắc, công đoạn trước đáp ứng nhu cầu của công đoạn sau.  Chính nhờ nguyên tắc này mà lượng hàng tồn kho, dư thừa giữa các công đoạn  sẽ được triệt tiêu. Chẳng hạn theo kết quả dự báo nhu cầu sản phẩm, các nhà  quản lý sản xuất sẽ lên kế hoạch cần sản xuất bao nhiêu thuốc, máy móc, dụng  cụ thiết bị y tế, từ đó sẽ tính ra cần bao nhiêu nguyên vật liệu, nhân công, máy  móc.......................................................................................................................... 89 Trong hệ thống JIT, có sự thông tin ngược từ khâu này sang khâu khác, do đó  công việc được di chuyển “đúng lúc” tới các khâu tiếp theo, dòng công việc được  kết nối với nhau. Và sự tích lũy dư thừa hàng tồn kho sẽ được hạn chế đáng kể,  thậm chí bằng 0......................................................................................................89 Điều chỉnh tốt mức độ sản xuất đều và cố định...................................................90 Các công ty Y tế cần lên dự báo chính xác về nhu cầu sản phẩm, lên kế hoạch rõ  ràng từ khâu mua nguyên vật liệu đến tiêu thụ sản phẩm. cần xây dựng được  lịch trình cụ thể, xác định rõ khối lượng nguyên liệu cần cho mỗi khâu, thời gian  hoàn thành. Đồng thời kiểm tra kĩ hệ thống vận hành..........................................90 Cải thiện mối quan hệ với nhà cung cấp...............................................................91 Một trong những nguyên tắc dẫn đến thành công của JIT là cần có những nhà  cung cấp đảm bảo cung cấp nguyên phụ liệu chất lượng cao, đúng thời điểm. Vì  vậy, các công ty Y tế cần tạo mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp nguyên liệu  sản xuất thuốc, các nhà cung cấp linh kiện, nguyên liệu sản xuất thiết bị, dụng  cụ y tế…Trong Hợp đồng ký kết nguyên phụ liệu cần có những điều kiện cam  kết chắc chắn buộc nhà cung cấp phải tuân thủ đúng hợp đồng, các nguyên phụ  liệu có chất lượng tốt, thời gian giao hàng chính xác............................................91 Đào tạo công nhân theo hướng đa năng.................................................................91 JIT chủ trương đào tạo công nhân theo hướng đa năng, tức là họ đều có thể thực  hiện công đoạn của chu trình sản xuất. Điều này giúp cho quá trình sản xuất  được vận hành liên tục, thông suốt, khi mà các công nhân sẽ đứng vào các vị trí  khi các vị trí đó bị thiếu hụt. ..................................................................................91 Sửa chữa và bảo trì định kì máy móc.....................................................................91
  13. Do JIT có rất ít hàng tồn kho nên hư hỏng máy móc gây ra nhiều rắc rối. Vì vậy,  công ty cần thực hiện các chương trình bảo trì định kỳ, phát hiện và thay thế kịp  thời những chi tiết có dấu hiệu hư hỏng trước khi sự cố xảy ra. Những công  nhân thường có trách nhiệm bảo trì thiết bị máy móc của mình. Ngoài ra, công ty  cần có những chi tiết dự phòng và duy trì lực lượng sửa chữa nhỏ hoặc huấn  luyện công nhân tự sửa chữa những hỏng hóc xảy ra, đảm bảo quá trình vận  hành được xuyên suốt.............................................................................................91 3.Phương Chi, Cổ phiếu y tế, dược phẩm "thăng hoa" nhất năm 2016 ? (2017) tại  địa chỉ http://www.doanhnhansaigon.vn/tai­chinh­chung­khoan/co­phieu­y­te­duoc­ pham­thang­hoa­nhat­nam­2016/1102535/ truy cập ngày 15/04/2017....................96
  14. TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Để thực hiện đề tài:“Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức của   các công ty trong ngành Y tế  niêm yết trên Thị  trường chứng khoán Việt   Nam”,  tác giả  đã tiến hành phân tích các nhân tố  bên ngoài và các nhân tố  bên  trong công ty ảnh hưởng đến Chính sách cổ tức trong giai đoạn 2006 ­ 2015. Tác   giả  đã sử dụng phương pháp định tính để  phân tích sự   ảnh hưởng của các nhân   tố  bên ngoài công ty đến quyết định Chính sách cổ  tức; đồng thời xây dựng các  giả  thuyết và mô hình hồi quy để  phân tích định lượng sự   ảnh hưởng của các  yếu tố bên trong công ty. Đầu tiên tác giả  sử  dụng  cả  hai  mô  hình  hiệu  ứng  cố  định  Fixed Effect  Model (FEM) và  mô  hình  hiệu  ứng  ngẫu  nhiên  Random Effect  Model (REM).  Sau  đó,  để  xác định  xem mô  hình  nào  là phù  hợp  hơn,  tác giả tiếp tục sử dụng  kiểm định Hausman (Hausman test). Kết quả của kiểm định Hausman cho thấy  mô hình hiệu ứng cố định là phù hợp hơn mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên.  Mô hình FEM được thực hiện ban đầu là mô hình hồi quy gồm 10 biến:  Khả  năng sinh lời, Đòn bẩy tài chính, Quy mô, Thanh khoản, Dòng tiền, Tăng   trưởng và cơ hội đầu tư, Tỷ lệ chi trả cổ tức năm trước, Sở hữu Nhà nước, Rủi  ro, Tỷ lệ tài sản hữu hình. Tuy nhiên, biến Quy mô gây nên hiện tượng Đa cộng   tuyến nên tác giả buộc phải loại ra khỏi mô hình ban đầu. Sau đó, tác giả đã bổ  sung thêm mô hình tồn tại biến Quy mô (nhưng bỏ bớt 2 biến là Rủi ro, Tỷ lệ tài  sản hữu hình) để  xem xét mô hình nào tốt hơn. Mô hình được chọn phân tích là  mô hình FEM sử  dụng hiệu chỉnh sai số  chuẩn Robust gồm 9 bi ến gi ải thích:  Khả  năng sinh lời, Đòn bẩy tài chính, Thanh khoản, Dòng tiền, Tăng trưởng và   cơ hội đầu tư, Tỷ lệ chi trả cổ tức năm trước, Sở hữu Nhà nước, Rủi ro, Tỷ lệ  tài sản hữu hình. Mô hình hồi quy đã chứng minh được Tỷ lệ chi trả cổ tức bị ảnh hưởng bởi   Tỷ lệ chi trả cổ tức năm trước và Dòng tiền. Cả 2 biến này đều có tác động cùng  chiều lên Tỷ lệ chi trả cổ tức. Mô hình giải thích được 21,7% sự phụ thuộc của  Tỷ  lệ  chi trả  cổ  tức bởi các biến độc lập. Trên cơ  sở  phân tích các yếu tố  bên 
  15. trong công ty ảnh hưởng đến Chính sách cổ tức, luận văn đã đề xuất 5 giải pháp  đối với các công ty ngành Y tế nhằm hoàn thiện Chính sách cổ tức.
  16. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngoài quyết định đầu tư  và quyết định tài trợ, quyết định chi trả  cổ  tức là   một trong ba quyết định cơ bản của tài chính doanh nghiệp nhằm mục đích nhất  quán là tối đa hóa giá trị của doanh nghiệp và lợi ích cổ đông.  Chính  sách  cổ  tức  là sự  liên  quan  mật  thiết  giữa  các nhà  quản  trị tài chính  trong  công  ty cổ phần  và các nhà đầu t ư  bên  ngoài. Nó được sử dụng như một công cụ điều tiết giữa  lợi nhuận phân phối và lợi nhuận giữ lại sao cho vừa đáp ứng được nhu cầu vốn  đầu  tư  và  phát  triển  của  doanh  nghiệp  vừa  đáp  ứng được  đòi  hỏi  của  các  cổ  đông để có thể thu hút vốn của các nhà đầu tư. Chính  sách  cổ  tức  là  một  vấn  đề  trọng tâm trong các nghiên cứu tài chính  từ khi công ty cổ phần ra đời. Các nhà nghiên cứu đã cố gắng để giải quyết một  số vấn đề liên quan đến cổ  tức,  xây  dựng  lý  thuyết  và  mô  hình  để  giải  thích  hành  vi  cổ  tức của  các  công  ty.  Mặc  dù  có  nhiều  nghiên  cứu  được  tiến  hành  nhưng vấn đề các yếu tố  ảnh hưởng đến chính sách cổ tức vẫn còn nhiều tranh  cãi.  Các  nhà  nghiên  cứu  chủ  yếu  tập  trung  vào  các  thị  trường phát  triển  do  đó  không thể áp  dụng hoàn  toàn các  mô  hình  đã  được xây dựng trước  đó cho  một  nước đang phát triển và có thị trường chứng khoán còn non trẻ như Việt Nam.  Các công ty cổ phần ở các ngành khác nhau có chính sách chi trả cổ tức khác  nhau. Một trong những ngành có tỷ lệ chi trả cổ tức cao và tiềm năng tăng trưởng  lớn là ngành Y tế, bởi đây là ngành đáp ứng nhu cầu thiết yếu đối với con người.   Hoạt động kinh doanh cốt lõi phát triển bền vững là một trong những động lực   chính giúp cổ  phiếu ngành Y tế  đạt và duy trì mức tăng trưởng cao,  ổn định.  Trong giai đoạn vừa qua, nhóm cổ phiếu ngành này luôn thuộc top đạt mức tăng   tốt nhất. Cổ  phiếu ngành Y tế  có mức tăng trưởng  ấn tượng hơn so với VN­ Index cũng như những ngành nghề khác. Việc xác  định  các nhân  tố  ảnh  hưởng đến  chính sách  cổ tức và xây dựng 
  17. 2 một chính sách chi trả cổ tức hợp lý là việc các công ty cổ  phần không thể bỏ  qua, đây là quyết định quan trọng của tài chính doanh nghiệp . Hơn nữa, cổ phiếu  ngành Y tế có mức tăng trưởng khá ổn định, đây là yếu tố giúp các nghiên cứu định   lượng đạt được độ chính xác cao hơn. Vì vậy, tác giả  đã  quyết định chọn đề tài:  “Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức của các công ty trong ngành   Y tế niêm yết trên Thị  trường chứng khoán Việt Nam ” làm đề  tài nghiên cứu  của mình.  Mục  tiêu  của  nghiên  cứu  này  là  đo  lường  các  nhân  tố  ảnh hưởng đến  chính  sách  cổ  tức của  các  công  ty  ngành Y tế  niêm  yết  trên  Thị  trường  chứng  khoán (TTCK) Việt Nam nhằm làm phong phú thêm các bằng chứng thực nghiệm  liên quan đến vấn đề này. Số liệu sử dụng trong nghiên cứu này là số liệu dạng  bảng được thu thập chủ yếu từ các báo  cáo  tài  chính  của  các công  ty  công ty  ngành Y tế niêm yết trên TTCK Việt Nam trong giai đoạn 2006 ­ 2015. 2. Tình hình nghiên cứu Miller và Modigliani (1961) đã đưa ra Lý thuyết đầu tiên về  chính sách cổ  tức, với nội dung là chính sách cổ  tức không liên quan đến giá trị  doanh nghiệp  trong  điều  kiện  thị  trường là  hoàn  hảo.  Từ  đó,  đã  có  rất nhiều  các  công  trình  nghiên  cứu  của  các  nhà  kinh  tế  nhằm xác định và kiểm chứng các yếu tố   ảnh  hưởng đến chính sách cổ  tức của các công ty cổ  phần.  Một  vài công  trình  tiêu  biểu  có  thể  kể  đến  như  công  trình  nghiên cứu  “Factors  Influencing Corporate  Dividend Decision: Evidence from Jordanian Panel Data” của Husam­Aldin Nizar  Al­Malkawi (2008) phân tích dựa trên số liệu của bảng cân đối 15 năm với 1.137  quan sát giai  đoạn từ  năm 1989 đến năm 2003  của các  công ty niêm yết tại  Jordan, sử dụng mô hình Logit với Biến giả làm Biến phụ thuộc ( bằng 1 nếu trả  cổ tức năm t, bằng 0 nếu khác) bao gồm 9 biến độc lập: Chi phí đại diện (được  đo bởi  tỷ  lệ  nắm giữ  cổ  phiếu bởi   nhà quản lý, giám đốc và các cán bộ  điều  hành khác và Tỷ  lệ  cổ  đông trên số  cổ  phiếu lưu hành), Quy mô (được đo bởi   logarit tự nhiện của Giá trị thị trường doanh nghiệp), Khả năng sinh lời (được đo 
  18. 3 bởi Tỷ lệ Thu nhâp mỗi cổ phiếu và Lợi nhuận sau thuế mỗi cổ phiếu), Đòn bẩy  tài chính (được đo bởi Tổng nợ  trên Vốn chủ  sở  hữu), Tăng trưởng và cơ  hội  đầu tư  (được đo bởi Tỷ  lệ  giá trên thu nhập P/E, Tuổi công ty và Bình phương   của Tuổi công ty), Biến kiểm soát (Biến giả, bằng 1 nếu công ty thuộc lĩnh vực   tài chính, bằng 0 nếu khác), đã cho kết quả là Chính sách cổ  tức phụ  thuộc vào  Khả  năng sinh lời, Đòn bẩy tài chính và Quy mô công ty. Một công ty có khả  năng sinh lời cao hơn, đòn bẩy tài chính thấp hơn, Quy mô lớn hơn, có xu hướng   chi trả cổ tức cao hơn. Mô hình này bác bỏ giả thuyết Chi phí đại diện và Cơ hội  đầu tư (đo bởi P/E) tác động đến Chính sách cổ tức của các công ty.  Nghiên cứu  này đã chứng minh rằng rất nhiều tài liệu lý thuyết hiện hành về  chính sách cổ  tức có thể được áp dụng cho một thị trường vốn mới nổi như Jordan và các yếu   tố tác động đều là các yếu tố bên trong công ty. Nghiên   cứu  “Dynamics   and   determinants   of   dividend   policy   in   Pakistan   (evidence   from   Karachi   stock   exchange   non­financial   listed   firms”  (2008)   của  Hafeez Ahmed và Attiya Yasmin Javid với mô hình FEM, REM, OLS và GMM sử  dụng Biến phụ  thuộc là Tỷ  suất cổ  tức (đo bởi Cổ  tức mỗi cổ  phiếu trên Giá  mỗi cổ phiếu) và 11 biến độc lập bao gồm: Khả năng sinh lời (Đo bởi Thu nhập  sau thuế trên mỗi cổ phiếu), Dấu hiệu (Đo bởi biến Giá trị thị trường trên Giá trị  sổ sách Vốn chủ sở hữu và biến Tốc độ tăng trưởng doanh thu), Biến sở hữu (Số  cố đông nắm giữ trên 5% cổ phiếu), Đòn bẩy tài chính (Tổng nợ trên Vốn chủ sở  hữu), Tăng trưởng doanh số bán hàng, Quy mô (đo bởi 2 biến là Giá trị  Vốn hóa   thị  trường và Quy mô tổng tài sản), Thanh khoản (được đo bởi Giá trị  cổ  phiếu  được giao dịch hàng năm trên Thị  trưởng chứng khoán), Cơ  hội đầu tư  (Đo bởi   Lợi nhuận giữ  lại trên tổng tài sản), Tỷ  suất chi trả  cổ  tức năm trước, Tỷ  suất   sinh lời trên tài sản. Nghiên cứu này cho kết quả là Khả năng sinh lời, Giá trị vốn  hóa thị trường, Sở hữu, tăng trưởng doanh thu và Tỷ lệ chi trả cổ tức năm trước  có mối quan hệ cùng chiều với tỷ suất cổ tức còn các biến Quy mô tổng tái sản,  Đòn bẩy tài chính, Dấu hiệu (Giá trị  thị  trường trên Giá trị  sổ  sách Vốn chủ  sở  hữu), Cơ hội đầu tư có quan hệ ngược chiều, còn Thanh khoản không có ý nghĩa 
  19. 4 thống kê. Nghiên cứu này cho thấy các công ty phi tài chính ở thị trường mới nổi  như Pakistan có xu hướng chi trả  cổ tức dựa vào cổ  tức năm trước và việc bảo  vệ  cổ  đông thiểu số  có  ảnh hưởng đáng kể  đến chính sách cổ  tức, tập trung   quyền sở hữu dường như là công cụ quan trọng để giải quyết xung đột giữa các  cơ quan kiểm soát và các cổ đông thiểu số.  Nghiên   cứu  “Determinants  of  Dividend  Payouts  in  Financial  Sector  of  Pakistan”(2013)  của  Dr.Rashid  Saeed,  Ayesha  Riaz,  Rab  Nawaz  Lodhi,  Hafiza  Mubeen  Munir, Amber  Iqbal sử dụng mô hình Logit với Biến phụ thuộc là Biến   giả (bằng 1 đại diện cho các công ty chi trả cổ tức bằng tiền và giá trị 0 đại diện  cho các công ty không chi trả cổ tức bằng tiền) và 5 biến độc lập bao gồm: Khả  năng sinh lời (Đo bởi Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản), Quy mô (Đo bởi Logarit  tự nhiên của Tổng tài sản), Thanh khoản (đo bởi Tỷ lệ Tài sản lưu động trên Nợ  ngắn hạn), Tỷ lệ tài sản hữu hình, Thu nhập sau thuế trên mỗi cổ  phiếu (EPS),   Dòng tiền từ  hoạt động kinh doanh; đã  cho kết quả  chính sách cổ  tức chỉ  phụ  thuộc vào Dòng tiền và Thu nhập trên mỗi cổ  phiếu (EPS). Nghiên cứu này chỉ  giới hạn cho các công ty trong lĩnh vực tài chính niêm yết trên thị  trường chứng  khoán Karachi của Pakistan và kết quả có thể khác nhau với các nghiên cứu trong   các lĩnh vực khác, hàm ý là dòng tiền và thu nhập trên mỗi cổ  phiếu là nhân tố  quyết định đối với chính sách cổ tức của các công ty trong lĩnh vực tài chính tại   một thị trường mới nổi như Pakistan. Matthias   Nnadi,   Nyema   Wogboroma,   Bariyima   Kabel   với   nghiên   cứu   “Determinants of  Dividend  Policy: Evidence from  Listed  Firms in  the African  Stock Exchanges”(2011) sử dụng Biến phụ thuộc là Tỷ suất cổ tức và các biến   giải thích bao gồm: Cổ phiếu phổ thông (đo bởi Logarit tự nhiên của số cổ phiếu   phổ thông), Chi phí đại diện (Tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu bởi Ban quản lý), Sở hữu  (biến giả, bằng 1 nếu cá nhân là cổ  đông kiểm soát, bằng 0 nếu khác), Sở  hữu  chính phủ (Biến giả, bằng 1 nếu chính phủ  hoặc cơ quan của nó là cổ  đông chi  phối, bằng 0 nếu khác), Sở hữu của tổ chức (Biến giả, bằng 1 nếu một tổ chức  
  20. 5 chi phối, bằng 0 nếu khác), Giá trị cổ phiếu được giao dịch cuối năm, Tỷ  lệ Giá  trị thị trường trên Giá trị sổ sách mỗi cổ phiếu, Tuổi công ty, Logarit tự nhiên Giá  trị thị trường, Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu, Thu nhập ròng trên mỗi cổ  phiếu,   Thuế (Bằng 1 trong những năm 1998­2009), Biến giả ngành (bằng 1 nếu công ty  thuộc lĩnh vực công nghiệp dịch vụ, bằng 0 nếu khác), đã chứng minh Chính sách  cổ tức (đo bởi Tỷ suất cổ tức) là hàm của Tỷ lệ sở hữu cổ phiếu của Ban quản   lý, Giá trị vốn hóa thị trường, Thu nhập trên mỗi cổ phiếu, Tuổi công ty, Đòn bẩy  tài chính và Sở  hữu nhà nước. Nghiên cứu cho thấy rằng có rất nhiều lý thuyết  hiện hành về chính sách cổ tức có thể được áp dụng cho các thị trường vốn mới  nổi như  châu Phi và nghiên cứu này cho thấy sự  tương đồng trong các yếu tố  quyết định đến chính sách cổ tức ở châu Phi với các nền kinh tế phát triển khác. Ở trong nước đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài như  công trình nghiên cứu  của nhóm tác giả Nguyen Kim Thu, Le Vinh Trieu, Duong  Thuy Tram Anh, Hoang Thanh Nhon:“Determinants of Dividend Payments of Non­ financial Listed Companies in Ho Chi Minh Stock Exchange” (2013) sử  dụng mô  hình cố  định gồm biến phụ  thuộc được đo bởi Cổ  tức mỗi cổ  phiếu trên Thu   nhập mỗi cổ phiếu và các biến độc lập gồm: Chi phí đại diện (được đo bởi tỷ lệ  sở  hữu của Ban lãnh đạo), Dòng tiền tự  do trên tổng tài sản, Tỷ  lệ  tài sản hữu   hình, Quy mô (được đo bởi logarit tự nhiên của Tổng doanh thu), Rủi ro (được đo  bằng hệ  số  beta), Tăng trưởng doanh thu bán hàng, Khả  năng sinh lời (được đo  bởi Thu nhập ròng trên tổng tài sản), Đòn bẩy tài chính (được đo bởi Tổng nợ  trên Vốn chủ sở hữu), Biến giả ngành (bằng 1 nếu thuộc lĩnh vực công nghiệp,   bằng 0 nếu khác), đã chứng minh được chính sách cổ  tức chịu tác động ngược   chiều của Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản và tác động cùng chiều của Đòn bẩy tài   chính công ty. Trong thời gian nghiên cứu (2007 ­ 2012), nền kinh tế Việt Nam   chịu nhiều  ảnh hưởng do cả cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và các vấn đề  kinh tế trong nước vì vậy các công ty có xu hướng thận trọng hơn trong việc chi   trả cổ tức. Khi nền kinh tế trở nên khó khăn, các công ty có xu hướng giữ lại lợi  nhuận tái đầu tư. Điều này được phản ánh trong các mối quan hệ  ngược chiều 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2