intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:91

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của nghiên cứu "Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh" này là xác định, phân tích các nhân tố và đo lường mức độ tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, từ đó đưa ra các giải pháp và các chiến lược khách hàng phù hợp để hạn chế những rủi ro và tình trạng xảy ra nợ xấu của các doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng ngân hàng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN HỒNG CÚC CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng Mã số chuyên ngành: 8 34 02 01 TP. Hồ Chí Minh - Năm 2024
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN HỒNG CÚC CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng Mã số chuyên ngành: 8 34 02 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. HOÀNG THỊ THANH HẰNG TP. Hồ Chí Minh – Năm 2024
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu được trình bày trong đề tài này được thu thập và sử dụng một cách trung thực. Kết quả nghiên cứu của đề tài được trình bày không sao chép bất kỳ luận văn nào khác và cũng chưa được trình bày hay công bố ở bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác trước đây. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2024 Tác giả luận văn Nguyễn Hồng Cúc
  4. ii LỜI CÁM ƠN Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Quý thầy, cô Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh và Khoa sau đại học đã tạo tất cả điều kiện và truyền đạt kiến thức cho tôi trong thời gian được học tại Trường. Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Hoàng Thị Thanh Hằng, cô đã nhiệt tình, dẫn dắt, hướng dẫn góp ý trong suốt thời gian thực hiện đề tài, hết lòng giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất để hoàn thiện luận văn một cách tốt nhất. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, là chỗ dựa tinh thần vững chắc cũng như ủng hộ đồng viên để tôi có thời gian và tinh thần tốt nhất để tập trung học tập và nghiên cứu thực hiện đề tài. Những tỉnh cảm sâu sắc, động viên của đồng nghiệp, bạn bè đã tạo động lực to lớn để tôi có thể hoàn thành luận văn tốt nhất. Trân trọng cảm ơn! Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2024 Tác giả luận văn Nguyễn Hồng Cúc
  5. iii TÓM TẮT LUẬN VĂN Tiêu đề: Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Tóm tắt: Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định, phân tích các nhân tố và đo lường mức độ tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, từ đó đưa ra các giải pháp và các chiến lược khách hàng phù hợp để hạn chế những rủi ro và tình trạng xảy ra nợ xấu của các doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng ngân hàng. Để thực hiện nghiên cứu đề tài, hai phương pháp nghiên cứu đó là nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng được thực hiện. Phương pháp nghiên cứu định tính tập trung vào phỏng vấn chuyên gia, xây dựng bảng câu hỏi dự kiến, phương pháp nghiên cứu định lượng được thực hiện bằng phương pháp phân tích hồi quy Binary Logistic với biến phụ thuộc được mã hóa dưới dạng nhị phân thông qua công cụ phân tích là phần mềm SPSS 22.0. Dữ liệu được thu thập bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên 426 khách hàng doanh nghiệp có quan hệ vay vốn tại MB trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh trong thời gian từ 2020 - 2023 để điều tra về khả năng trả nợ của họ. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 5 yếu tố ảnh hưởng tích cực đến khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh là: Thời gian hoạt động của doanh nghiệp, Xếp hạng tín dụng, Tài sản đảm bảo, Mục đích sử dụng vốn vay, Số tiền vay, Lãi suất vay, Hiệu quả kinh doanh. Trong đó, yếu tố có ảnh hưởng mạnh nhất với hệ số hồi quy là β = 6,038. Từ đó, sẽ tiến hành đề xuất các hàm ý quản trị cho lãnh đạo của MB trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh để nâng cao năng lực trả nợ của KHDN trong tương lai. Từ khóa: khả năng trả nợ, trả nợ, khách hàng doanh nghiệp, ngân hàng.
  6. iv ABSTRACT Title: Factors affecting the debt repayment capacity of corporate customers at the Military Commercial Joint Stock Bank in Ho Chi Minh City. Summary: The objective of this study is to identify, analyze factors and measure the level of impact on the debt repayment capacity of corporate customers at the Military Commercial Joint Stock Bank in Ho Chi Minh City, thereby proposing appropriate solutions and customer strategies to limit risks and bad debt of enterprises in banking credit activities. To conduct the research, two research methods, qualitative research and quantitative research, were carried out. The qualitative research method focuses on interviewing experts, building a planned questionnaire, the quantitative research method is carried out by Binary Logistic regression analysis with the dependent variable encoded in binary form through the analysis tool of SPSS 22.0 software. Data was collected by randomly selecting 426 corporate customers who had a loan relationship with MB in Ho Chi Minh City from 2020 to 2023 to investigate their debt repayment ability. The research results showed that there are 5 factors that positively affect the debt repayment ability of corporate customers at the Military Commercial Joint Stock Bank in Ho Chi Minh City: Business operation time, Credit rating, Collateral, Loan purpose, Loan amount, Loan interest rate, Business efficiency. Of which, the factor with the strongest influence with a regression coefficient of β = 6.038 will be proposed to the leaders of MB in Ho Chi Minh City to improve the debt repayment ability of corporate customers in the future. Keywords: debt repayment ability, debt repayment, corporate customers, bank.
  7. v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................i LỜI CÁM ƠN .......................................................................................................... ii TÓM TẮT LUẬN VĂN ......................................................................................... iii ABSTRACT .............................................................................................................iv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT....................................................... x DANH MỤC BẢNG BIỂU .....................................................................................xi DANH MỤC HÌNH ............................................................................................... xii CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ...................................................................... 1 1.1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 3 1.2.1. Mục tiêu tổng quát ..................................................................................... 3 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................... 4 1.3. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................... 4 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 4 1.5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 4 1.5.1. Phương pháp định tính ............................................................................... 5 1.5.2. Phương pháp định lượng ............................................................................ 5 1.6. Đóng góp của nghiên cứu ................................................................................. 5 1.7. Kết cấu của của luận văn .................................................................................. 6 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ........................................................................................... 6 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .............. 7 2.1. Lý thuyết về tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp ................................. 7 2.1.1. Khái niệm tín dụng doanh nghiệp .............................................................. 7
  8. vi 2.1.2. Nguyên tắc vay vốn đối với khách hàng doanh nghiệp ............................. 7 2.2. Lý thuyết về khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp ........................... 9 2.2.1. Khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp ......................................... 9 2.2.2. Đo lường khả năng trả nợ của doanh nghiệp ...........................................10 2.2.2.1. Đánh giá thông qua các chỉ số tài chính........................................ 10 2.2.2.2. Đánh giá thông qua hệ thống xếp hạng tín nhiệm .........................11 2.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp12 2.2.3.1. Đặc điểm cá nhân của người đi vay ...............................................13 2.2.3.2. Đặc điểm của doanh nghiệp ...........................................................13 2.2.2.3. Đặc điểm của khoản vay ................................................................16 2.3. Tình hình nghiên cứu ...................................................................................... 16 2.3.1. Các nghiên cứu nước ngoài......................................................................16 2.3.2. Các nghiên cứu trong nước ...................................................................... 18 2.3.3. Khoảng trống nghiên cứu .........................................................................20 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 .........................................................................................22 CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 23 3.1. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu .................................................................. 23 3.1.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất .................................................................... 23 3.1.2. Giả thuyết nghiên cứu .............................................................................. 27 3.1.2.1. Thâm niên nhà quản lý ...................................................................27 3.1.2.2. Thời gian hoạt động của doanh nghiệp ......................................... 27 3.1.2.3. Trình độ quản lý ............................................................................. 27 3.1.2.4. Giới tính quản lý............................................................................. 28 3.1.2.5. Xếp hạng tín dụng .......................................................................... 28
  9. vii 3.1.2.6. Tài sản đảm bảo ............................................................................. 29 3.1.2.7. Mục đích sử dụng vốn vay ..............................................................29 3.1.2.8. Thời hạn vay ................................................................................... 29 3.1.2.9. Số tiền vay ......................................................................................30 3.1.2.10. Lãi suất vay ....................................................................................30 3.1.2.11. Hiệu quả kinh doanh ......................................................................31 3.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 31 3.2.1. Nghiên cứu định tính................................................................................ 32 3.2.2. Nghiên cứu định lượng ............................................................................33 3.2.2.1. Quy mô mẫu ...................................................................................33 3.2.2.2. Dữ liệu nghiên cứu ......................................................................... 34 3.3. Mô tả dữ liệu ...................................................................................................35 3.4. Phương pháp xử lý dữ liệu.............................................................................. 37 3.4.1. Thống kê mô tả.........................................................................................37 3.4.2. Xử lý mô hình hồi quy Binary logistic.....................................................37 3.4.2.1. Mô hình dạng tổng quát ................................................................. 37 3.4.2.2. Hệ số Odds .....................................................................................38 3.4.2.3. Các kiểm định trong mô hình hồi quy Binary logistic ................... 39 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 .........................................................................................40 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 41 4.1. Thực trạng hoạt động kinh doanh và tín dụng của NHTM cổ phần Quân đội trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh ..................................................................................41 4.1.1. Thực trạng hoạt động kinh doanh của NHTM cổ phần Quân đội trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 – 2023 ......................................................41
  10. viii 4.1.2. Thực trạng hoạt động tín dụng của khách hàng doanh nghiệp tại NHTM cổ phần Quân đội trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 – 2023 ............44 4.1.2.1. Phân loại kỳ hạn tín dụng ..............................................................44 4.1.2.2. Phân loại đối tượng của khách hàng doanh nghiệp ......................44 4.1.2.3. Chất lượng tín dụng của khách hàng doanh nghiệp ...................... 45 4.2. Kết quả nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh ...................................................................................................................47 4.2.1. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu.............................................................. 47 4.2.2. Kết quả mô hình hồi quy Binary Logistic ................................................ 52 4.2.2.1. Kết quả mô hình hồi quy Logic ...................................................... 52 4.2.2.2. Kiểm độ mức độ phù hợp của mô hình...........................................53 4.2.2.3. Kiểm định mức độ giải thích của mô hình .....................................54 4.2.2.4. Kiểm định mức độ dự báo chính xác của mô hình .........................55 4.2.2.5. Kiểm định giả thuyết nghiên cứu ...................................................55 4.3. Thảo luận kết quả nghiên cứu.........................................................................57 TÓM TẮT CHƯƠNG 4 .........................................................................................60 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ ........................................... 61 5.1. Kết luận ........................................................................................................... 61 5.2. Hàm ý quản trị ................................................................................................61 5.2.1. Đối với tài sản đảm bảo ...........................................................................62 5.2.2. Đối với mục đích sử dụng vốn vay .......................................................... 62 5.2.3. Đối với số tiền vay.............................................................................62 5.2.4. Đối với xếp hạng tín dụng ........................................................................63
  11. ix 5.2.5. Đối với lãi suất vay .................................................................................. 63 5.2.6. Đối với hiệu quả kinh doanh ....................................................................64 5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo .........................................................64 5.3.1. Hạn chế nghiên cứu ..................................................................................65 5.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo .....................................................................65 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................i PHỤ LỤC 1: KẾT QUẢ TÍNH TOÁN TỪ SPSS 22.0 ........................................iv
  12. x DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT Từ viết tắt Cụm từ tiếng việt TCTD Tổ chức tín dụng NHTM Ngân hàng Thương mại KNTN Khả năng trả nợ MB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội KHCN Khách hàng cá nhân KHDN Khách hàng doanh nghiệp NH Ngân hàng DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa
  13. xi DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Phân biệt điểm khác nhau giữa tín dụng với KHCN và KHDN................ 8 Bảng 2.2: Phân loại khả năng trả nợ của KHDN ...................................................... 9 Bảng 2.3: Tóm tắt các nghiên cứu liên quan ........................................................... 19 Bảng 3.1: Các biến số được đề xuất trong mô hình nghiên cứu .............................25 Bảng 3.2: Bảng mô tả và đo lường mã hoá các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu đề xuất................................................................................................................ 35 Bảng 4.1: Tình hình chung các chỉ tiêu kinh doanh của MB trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 – 2023..................................................................................... 42 Bảng 4.2: Phân loại kỳ hạn cấp tín dụng tại MB trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh từ 2021 – 2023 ..............................................................................................................44 Bảng 4.3: Phân loại cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại MB trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh từ 2021 – 2023 .............................................................................45 Bảng 4.4: Tình trạng các nhóm nợ của khách hàng doanh nghiệp tại MB trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh từ 2021 – 2023 .............................................................................46 Bảng 4.5: Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu .............................................................48 Bảng 4.6: Kết quả mô hình hồi quy Logit ................................................................ 52 Bảng 4.7: Kết quả mô hình hồi quy Logit sau khi loại biến .................................... 53 Bảng 4.8: Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình ................................................54 Bảng 4.9: Kiểm định độ giải thích của mô hình.......................................................54 Bảng 4.10: Kiểm định mức độ dự báo ..................................................................... 55 Bảng 4.11: Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu .............................................. 55
  14. xii DANH MỤC HÌNH Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất.....................................................................26 Hình 3.2: Quy trình nghiên cứu................................................................................31 Hình 4.1: Tỷ trọng các nhóm nợ của KHDN tại MB trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh từ 2021 – 2023 .......................................................................................................... 46
  15. 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1. Lý do chọn đề tài Dưới sự khuyến khích của đối với của Đảng và nhà nước trong chính sách, cải cách hành chính, đơn giản hóa thủ tục, đã tạo điều kiện tăng số lượng doanh nghiệp thành lập một cách nhanh chóng trong một thời gian ngắn, chủ yếu là các doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa. Những năm gần đây, hoạt động của doanh nghiệp bao gồm cả các doanh nghiệp nhỏ và vừa đã có bước chuyển đáng kể trong việc thúc đẩy và luân chuyển hàng hoá, phát triển sức sản xuất, huy động và phát huy các nguồn lực vào phát triển kinh tế - xã hội, góp phần quyết định vào sự ổn định và tăng trưởng kinh tế, tăng kim ngạch xuất khẩu, tạo công ăn việc làm... Sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa này do có sự thuận lợi trong việc tiếp cận các nguồn vốn mà chủ yếu là các nguồn vốn vay của các ngân hàng thương mại (NHTM). Tuy nhiên, khi tiếp cận các nguồn vốn vay của NHTM, các doanh nghiệp vẫn vướng phải những hạn chế nhất định, chẳng hạn như những nguyên nhân khách quan từ môi trường vĩ mô không ổn định, khung pháp lý chưa hoàn thiện… Ngoài ra, khó khăn trên còn xuất phát từ phía các NHTM hoặc chính bản thân các khách hàng doanh nghiệp. Về phía ngân hàng, khi quyết định cấp tín dụng cho các doanh nghiệp thì cần phải có quy trình thẩm định tín dụng chặt chẽ, cũng như tuân thủ các quy định do ngân hàng Nhà nước ban hành. Do đó, quyết định cấp tín dụng cho các doanh nghiệp nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu vốn của họ chủ yếu dựa trên các thông tin mà doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng, các thông tin mà ngân hàng tự thu thập hoặc thông qua sự trao đổi thông tin giữa các ngân hàng với nhau hoặc tra cứu lịch sử tín dụng của khách hàng tại Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia (CIC). Tuy nhiên, dựa vào các thông tin thu thập sẵn có từ các nguồn thì NHTM cần phải có sự sàng lọc và thẩm định trước khi sử dụng những thông tin này để đưa ra quyết định cấp tín dụng cho khách hàng vì điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng hoàn trả nợ vay của khách hàng. Trong trường hợp khách hàng không hoàn trả nợ đúng thì nợ xấu sẽ phát sinh và điều này sẽ dẫn đến rủi ro cho NHTM. Trong những năm gần đây, nợ xấu và xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (TCTD) 1
  16. 2 là một trong những vấn đề đáng quan tâm nhất của lĩnh vực tài chính ngân hàng. Trong tháng 2/2021, tổ chức Moody’s cho rằng nợ xấu của các Ngân hàng thương mại Việt Nam phải chiếm ít nhất 15% tổng tài sản. Nợ xấu cao là nỗi lo của Chính phủ, các chuyên gia, các Ngân hàng thương mại (NHTM) cũng như toàn thể dân chúng bởi nó tác động lớn đến toàn bộ nền kinh tế, làm tắc nghẽn dòng vốn và đe dọa an toàn tài chính quốc gia, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển bền vững về kinh tế. Theo Yesin (2013), các tác động của nợ xấu cũng như việc giải quyết nợ xấu tới nền kinh tế có thể nhắc tới như: Một là, nợ xấu tăng tạo ra gánh nặng ngân sách trong vấn đề xử lý nợ xấu. Con số này lớn đến mức các ngân hàng không thể đứng ra tự xử lý, nên việc xử lý có thể trông cậy vào ngân sách nhà nước. Mặc dù, nguồn vốn để xử lý nợ xấu chủ yếu từ quỹ dự phòng rủi ro của các TCTD và con số cụ thể về kinh phí xử lý từ ngân sách Nhà nước chưa được đưa ra, nhưng nhìn vào dư nợ xấu cũng có thể ước đoán có sự ảnh hưởng lớn đến ngân sách nhà nước. Về dài hạn, nếu việc xử lý nợ xấu gây ra bội chi ngân sách sẽ tiềm ẩn rủi ro lạm phát, gây bất ổn nền kinh tế. Có thể nói, chính những biện pháp sử dụng ngân sách, nới lỏng tín dụng vào những năm 2008 để thúc đẩy nền kinh tế đã là một nhân tố gây ra lạm phát cao trong những năm sau đó. Hai là, nợ xấu tăng sẽ gây đình trệ nền kinh tế. Khi nợ xấu tăng, ngân hàng phải trích lập dự phòng rủi ro, do đó lượng vốn đưa vào lưu thông bị hạn chế. Nếu nợ xấu tăng quá cao ngân hàng không được phép cho vay, đồng nghĩa với dòng huyết mạch của nền kinh tế bị nghẽn lại, các thành phần khác của nền kinh tế (doanh nghiệp, hộ sản xuất…) cũng không thể tiếp tục kinh doanh. Điều này sẽ gây ra những tác động xã hội như thất nghiệp, việc làm, an sinh xã hội… Ba là, nợ xấu tăng đe dọa an toàn hoạt động của cả hệ thống ngân hàng: nếu nợ xấu không được xử lý kịp thời, có thể gây ra đổ vỡ của một số ngân hàng yếu kém, khi đó nó có thể gây ra tác động lan truyền đến cả hệ thống ngân hàng, gây mất niềm tin của người dân, của nhà đầu tư, của các doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế. Nghiêm trọng hơn nó có thể dẫn đến sự sụp đổ của hệ thống tài chính quốc gia. Từ những nguyên nhân trên, đứng trên góc độ NHTM, việc nhận diện và đánh giá
  17. 3 được khả năng trả nợ của khách hàng sẽ giúp NHTM có chiến lược, thái độ xử lý phù hợp, góp phần giảm thiểu nợ xấu và những tác động của nợ xấu. Các nghiên cứu thực nghiệm khác đã được thực hiện tại Việt Nam chủ yếu đánh giá khả năng trả nợ vay ngân hàng của khách hàng cá nhân hoặc nông hộ kinh doanh. Hầu như rất ít đề tài nghiên cứu về đối tượng khách hàng doanh nghiệp trong khi đây là đối tượng có tiềm năng vay nợ lớn hơn rất nhiều so với cá nhân, đồng thời dư nợ vay cũng đang chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng dư nợ của hệ thống ngân hàng trong nước. NHTM cổ phần Quân đội (MB) là một trong những NHTM lớn và lâu đời hoạt động tại Việt Nam. Tính đến thời điểm gần đây tổng nợ xấu của MB trong giai đoạn từ năm 2020 đến 2022 gia tăng mạnh từ 3.248 tỷ đồng trong năm 2020, đi ngang trong năm 2021 sau đó đột biến tăng lên ngưỡng 5.031 tỷ đồng. Tương ứng với việc nợ xấu năm 2022 tăng đến 1.764 tỷ đồng chỉ trong 1 năm (tỷ lệ tăng là 54%). Trong 3 nhóm nợ xấu, nợ xấu Nhóm 4 - Nợ nghi ngờ liên tục gia tăng "bền vững" mỗi năm (tăng từ 668 tỷ đồng trong năm 2017 lên 1.221 tỷ đồng trong năm 2022). Đây là nhóm nợ có độ rủi ro chỉ sau Nhóm 5 - Nợ có khả năng mất vốn. Bên cạnh đó, nhóm có rủi ro mất vốn cao nhất nợ xấu nhóm 5, tuy có tăng giảm qua từng năm nhưng chỉ trong năm 2022 vừa qua lại tăng đột biến từ 819 tỷ đồng lên 2.293 tỷ đồng. Điều này đồng nghĩa, về giá trị tuyệt đối, nợ xấu nhóm 5 đã tăng tới 2,8 lần chỉ trong 1 năm (Trần Mạnh Quân và Nguyễn Bích Ngọc, 2023). Vì vậy, việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp tại các ngân hàng ngày càng trở nên thực tiễn khá bức thiết, nhất là trong giai đoạn hiện nay. Trên cơ sở đó, tôi xin chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh” làm đề tài nghiên cứu. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định các nhân tố và đo lường mức độ ảnh hưởng đến KNTN của KHDN tại MB trên địa bàn Hồ Chí Minh. Từ đó đề xuất hàm ý quản trị cho MB nhằm gia tăng KNTN cho KHDN tại ngân hàng trong tương lai.
  18. 4 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Mục tiêu tổng quát được cụ thể hóa với các mục tiêu như sau: Thứ nhất, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến KNTN của KHDN tại MB trên địa bàn Hồ Chí Minh. Thứ hai, đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến KNTN của KHDN tại MB trên địa bàn Hồ Chí Minh. Thứ ba, từ kết quả nghiên cứu đề xuất các hàm ý quản trị mang tính khả thi cho MB để có chiến lược gia tăng KNTN cho KHDN tại ngân hàng trong tương lai. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Để hoàn thành các mục tiêu nghiên cứu thì các câu hỏi sau cần được giải đáp: Thứ nhất, các nhân tố nào ảnh hưởng đến KNTN của KHDN tại MB trên địa bàn Hồ Chí Minh? Thứ hai, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến KNTN của KHDN tại MB trên địa bàn Hồ Chí Minh như thế nào ? Thứ ba, các hàm ý quản trị nào mang tính khả thi được đề xuất cho MB để có chiến lược gia tăng KNTN cho KHDN tại ngân hàng trong tương lai? 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng đến KNTN của KHDN tại MB trên địa bàn Hồ Chí Minh. Phạm vi nghiên cứu: Về không gian: MB trên địa bàn Hồ Chí Minh. Về thời gian: KHDN được lựa chọn để đánh giá có mối quan hệ tín dụng với ngân hàng trong giai đoạn từ 01/2022 – 12/2023. 1.5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng:
  19. 5 1.5.1. Phương pháp định tính Được thực hiện bằng việc tổng hợp các đề tài nghiên cứu trong và ngoài nước để làm nền tảng cơ sở lý thuyết. Sau đó sẽ thực hiện phương pháp phỏng vấn chuyên gia để thống nhất các nhân tố để đưa ra tiêu chí đánh giá, đưa ra mô hình nghiên cứu chính thức và các giả thuyết nghiên cứu kèm theo. 1.5.2. Phương pháp định lượng Phương pháp thống kê, so sánh: Đề tài sử dụng số liệu qua các báo cáo, thống kê của MB trên địa bàn Hồ Chí Minh và cho phép phân tích, so sánh đưa ra các nhận xét và đề xuất phương án phù hợp. Phương pháp phân tích, tổng hợp: Được sử dụng để ước lượng các mối quan hệ giữa các biến số đến khả năng trả nợ của KHDN tại MB trên địa bàn Hồ Chí Minh trong mô hình nghiên cứu, việc thu thập dữ liệu căn cứ vào mô hình đã xây dựng, phần mềm SPSS được sử dụng để phân tích dữ liệu, có minh họa qua số liệu, luận văn sẽ tính toán dựa trên các số liệu đó để phân tích. Để đo lường khả năng trả nợ vay đúng hạn, nghiên cứu này sử dụng phương pháp phân tích định lượng, cụ thể là sử dụng dữ liệu chéo và áp dụng mô hình Logistic, với biến đo lường Y là biến giả (biến nhị phân). Cụ thể Y nhận giá trị 1 nếu trong năm doanh nghiệp trả nợ vay đúng hạn, nhận giá trị 0 nếu có phát sinh trả nợ vay không đúng hạn. Với phương pháp này, ta sử dụng kỹ thuật phân tích hồi quy Logistic để kiểm tra giả thiết nghiên cứu đặt ra. 1.6. Đóng góp của nghiên cứu Thông qua việc thu thập số liệu và xử lý kết quả cho ra mô hình hồi quy đa biến đã cung cấp bằng chứng thực nghiệm về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của KHDN tại MB trên địa bàn Hồ Chí Minh. Từ kết quả nghiên cứu đó sẽ đề xuất các hàm ý quản trị mang tính khả thi cho các bộ phận liên quan nhằm nâng cao được khả năng trả nợ của KHDN tại ngân hàng và làm bài học kinh nghiệm cho các NHTM khác trong hệ thống ngân hàng Việt Nam.
  20. 6 1.7. Kết cấu của của luận văn Luận văn có kết cấu 5 chương, bao gồm: Chương 1: Giới thiệu đề tài Chương 2: Cơ sở lý thuyết và lược khảo nghiên cứu Chương 3: Mô hình và phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị TÓM TẮT CHƯƠNG 1 Chương này tập trung vào việc trình bày lý do chọn đề tài, xác định các mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu. Đồng thời xác định phạm vi và đối tượng nghiên cứu, từ đó đề xuất phương pháp nghiên cứu tương ứng. Ngoài ra, chương 1 cũng trình bày sự đóng góp của đề tài và kết cấu của luận văn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2