intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:77

45
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu này nhằm phân tích thực trạng nợ xấu tại NHTM Việt Nam, tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu tại NHTM Việt Nam; Từ đó đề xuất các giải pháp để hạn chế nợ xấu tại NHTM Việt Nam trong thời gian tới. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH ---------- CHU MINH DUY CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH ---------- CHU MINH DUY CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60.34.02.01 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. BÙI DIỆU ANH TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2017
  3. TÓM TẮT LUẬN VĂN Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm phân tích thực trạng nợ xấu tại NHTM Việt Nam, tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu tại NHTM Việt Nam; Từ đó đề xuất các giải pháp để hạn chế nợ xấu tại NHTM Việt Nam trong thời gian tới. Phƣơng pháp: Sử dụng phương pháp định tính gồm có thống kê, so sánh, phân tích và tổng hợp trong việc phân tích thực trạng nợ xấu. Đồng thời sử dụng phương pháp định lượng là mô hình hồi quy tuyến tính dữ liệu bảng nhằm đo lường một số nhân tố định lượng ảnh hưởng đến nợ xấu theo Mô hình bình phương tối thiểu dạng gộp (Pooled Ordinary Least Square), Mô hình tác động cố định (Fixed Effects Model) và Mô hình tác động ngẫu nhiên (Random Effects Model), và thực hiện các kiểm định liên quan đến mô hình. Kết quả: Kết quả nghiên cứu cho thấy, về mặt định tính, các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu gồm có ba nhân tố chính: Nhân tố từ phía ngân hàng, nhân tố từ phía khách hàng; và nhân tố khách quan từ phía môi trường kinh doanh và chính sách pháp lý. Về mặt định lượng, có hai nhân tố có mức ý nghĩa trong mối quan hệ ảnh hưởng đến nợ xấu gồm có nợ xấu thời kỳ trước (tác động cùng chiều) và suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) (tác động ngược chiều). Cả hai nhân tố này đều là nhân tố đặc thù ngành. Từ kết quả đạt được của bài nghiên cứu, tác giả đưa ra một số đề xuất gợi ý nhằm hạn chế nợ xấu tại các NHTM Việt Nam.
  4. LỜI CAM ĐOAN Luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một trường đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn. Tác giả luận văn Chu Minh Duy
  5. LỜI CÁM ƠN Trước hết, tôi xin gởi lời cám ơn đến TS. Bùi Diệu Anh (Khoa Ngân hàng, Đại học Ngân hàng TPHCM), người trực tiếp hướng dẫn thực hiện đề tài này. Xin cám ơn cô vì những lời khuyên hữu ích cho đề tài, hướng dẫn cách thức bố cục cũng như tận tình sửa chữa những điểm sai sót, những chi tiết quan trọng trong đề tài. Đồng thời, tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn đối với gia đình và các đồng nghiệp tại cơ quan đã tạo những điều kiện hết sức thuận lợi cũng như dành những lời động viên, chia sẻ để tôi có thể hoàn thành luận văn này. Chu Minh Duy 30/10/2017
  6. MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.....................................................................................i DANH MỤC BẢNG BIỂU ...................................................................................... ii DANH MỤC HÌNH ẢNH ....................................................................................... iii LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................1 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN .....5 1.1. KHÁI NIỆM NỢ XẤU .....................................................................................5 1.2. NHỮNG CHỈ TIÊU CƠ BẢN PHẢN ÁNH NỢ XẤU ..................................6 1.3. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NỢ XẤU ...............................................7 1.3.1. Cơ sở lý thuyết về nhân tố định tính tác động đến nợ xấu .........................7 1.3.2. Khảo lƣợc các nghiên cứu về nhân tố định lƣợng tác động đến nợ xấu .12 1.4. KINH NGHIỆM HẠN CHẾ NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNG MỘT SỐ NƢỚC CHÂU Á VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM ..................................................................................17 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ........................................................................................20 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM ..............................................................................................................21 2.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2008-2016 .........................................21 2.1.1. Sự tăng trƣởng về quy mô tổng tài sản, nguồn vốn ..................................21 2.1.2. Hoạt động tín dụng .......................................................................................24 2.2. THỰC TRẠNG NỢ XẤU TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM ..............................................................................................................27 2.2.1. Hành lang pháp lý cho quản lý nợ xấu tại Việt Nam ................................ 28
  7. 2.2.2. Tình hình nợ xấu giai đoạn 2008-2016 .......................................................29 2.2.3. Đánh giá tình hình nợ xấu ...........................................................................33 2.2.4. Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến nợ xấu tại các NHTM Việt Nam.34 2.2.4.1. Nhóm nhân tố định tính..........................................................................34 2.2.4.2. Nhóm các nhân tố định lượng ................................................................ 40 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ........................................................................................49 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM ..................................................................................50 3.1. GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ....................50 3.2. KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC ..................................55 3.3. KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CHÍNH PHỦ, CÁC BỘ NGÀNH..........................58 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ........................................................................................61 KẾT LUẬN CHUNG .............................................................................................. 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................63 PHỤ LỤC 1: TỔNG HỢP DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU .........................................66
  8. i DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Ý nghĩa ACB Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu BCTC Báo cáo tài chính BIDV Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam CIC Trung tâm Thông tin tín dụng CTG Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam DNNN Doanh nghiệp nhà nước EIB Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam MBB Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội NCB Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Dân NHTM Ngân hàng thương mai NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần NHTMNN Ngân hàng thương mại nhà nước NHTMVN Ngân hàng thương mại Việt Nam NHNN Ngân hàng Nhà nước Việt Nam RRTD Rủi ro tín dụng SGDCK Sở Giao dịch Chứng khoán SHB Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội STB Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh TCTD Tổ chức tín dụng TCB Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam VAMC Công ty TNHH MTV Quản lý tài sản của các Tổ chức tín dụng VCB Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam VIB Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam VPBank Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng
  9. ii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Phân loại nhóm nợ theo phương pháp định lượng 7 Bảng 1.2: Bảng mô tả các biến chính được sử dụng trong nghiên cứu 16 Bảng 2.1: Danh sách văn bản quy định về phân loại nợ xấu tại Việt Nam 28 Bảng 2.2: Bảng mô tả các biến đo lường được sử dụng trong nghiên cứu 41 Bảng 2.3: Giả thuyết nghiên cứu 42 Bảng 2.4: Kết quả ước lượng với mô hình Pooled OLS 43 Bảng 2.5: Kết quả ước lượng với mô hình FEM 44 Bảng 2.6: Kết quả ước lượng với mô hình REM 45 Bảng 2.7: Kết quả ước lượng với mô hình Pooled OLS, FEM và REM 46 Bảng 2.8: Kiểm định Hausman Test 47 Bảng 2.9: Kết luận các giả thuyết thống kê theo mô hình REM 47 Bảng PL1: Thống kê dữ liệu nghiên cứu của 8 NHTM 66
  10. iii DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 2.1: Quy mô tổng tài sản của 8 NHTM 22 Hình 2.2: Quy mô vốn chủ sở hữu của 8 NHTM 23 Hình 2.3: Quy mô vốn điều lệ của 8 NHTM 23 Hình 2.4: Dư nợ tín dụng của 8 NHTM 24 Hình 2.5: Tốc độ tăng trưởng dư nợ, tăng trưởng huy động vốn của hệ thống Ngân hàng Việt Nam và tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2009 – 2016 25 Hình 2.6: Tốc độ tăng trưởng dư nợ ngắn, trung và dài hạn của 8 NHTM giai đoạn 2009 – 2016 27 Hình 2.7: Tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống ngân hàng giai đoạn 2008-2016 30 Hình 2.8: Tỷ lệ nợ xấu của 8 NHTM giai đoạn 2008 – 2016 31 Hình 2.9: Quy mô nợ xấu của 8 NHTM giai đoạn 2008 – 2016 32
  11. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn về, tính cấp thiết và lý do chọn đề tài Nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng với Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) (2016) được ký kết giữa Việt Nam với 11 quốc gia khác trong nền kinh tế khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, từ đó đòi hỏi ngành ngân hàng phải đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu mô hình hoạt động, quản lý rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng, giảm thiểu rủi ro nợ xấu và áp dụng các tiêu chuẩn được quốc tế công nhận như Hiệp ước Basel II trên con đường hội nhập thị trường tài chính quốc tế. Thực tế trong những năm qua, tình hình nợ xấu của các Ngân hàng tại Việt Nam là một trong những vấn đề quan trọng và cấp thiết cần phải xử lý do mức độ tỷ lệ nợ xấu cao trong hệ thống ngân hàng. Theo số liệu tổng hợp của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tín dụng đến tháng 12/2011 là 3,07%; từ năm 2012 đến năm 2014 tỷ lệ nợ xấu đạt cao nhất lần lượt là 4,93%, 4,73%, 4,17%; đến cuối năm 2015, tỷ lệ nợ xấu giảm xuống còn 2,55% nhờ các nỗ lực xử lý nợ xấu của NHNN và các TCTD. Trong giai đoạn năm 2008 – 2011, tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân là 26,56%, nhưng tốc độ tăng trưởng nợ xấu lại ở mức 51% (Châu Đình Linh, 2015). Trong lịch sử, khủng hoảng ngân hàng xảy ra thường có mối quan hệ với sự tích tụ lớn các khoản nợ xấu chiếm phần lớn trong tổng tài sản của các định chế tài chính và ngân hàng phá sản, đặc biệt trong giai đoạn khủng khoảng mang tính hệ thống (Hippolyte Fofack, 2005). Có thể thấy rõ mối liên hệ giữa nợ xấu và khủng hoảng ngân hàng với bằng chứng xa hơn là cuộc khủng hoảng ngân hàng và thị trường tài chính Đông Á năm 1997 khiến bốn quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề, với mức tăng gấp 3 lần khối lượng các khoản nợ xấu trong giai đoạn đầu dẫn đến khủng hoảng. Ví dụ, tại Indonesia có hơn 60 ngân hàng bị sụp đổ trong cuộc khủng hoảng, nợ xấu chiếm khoảng 75% tổng danh mục nợ vay (Caprio and Klingebiel, 2003). Chính vì vậy, nợ xấu là vấn đề trọng tâm của hoạt động quản lý rủi ro trong ngân hàng, với mục tiêu là kiểm soát và xử lý rủi ro nợ xấu nhằm giảm thiểu rủi ro nợ xấu trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng. Việc xây dựng và phát triển cơ chế, hệ thống quản lý rủi ro trong ngân hàng nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động ngân hàng theo các tiêu chuẩn do NHNN quy định phù hợp với Hiệp ước vốn Basel
  12. 2 II đang được chú trọng quan tâm trong thời gian gần đây. Trong bối cảnh này, việc nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu có ý nghĩa hết sức cần thiết, nhằm góp phần đề xuất các giải pháp và kiến nghị thông qua các nhân tố ảnh hưởng gây hiệu ứng tích cực đến hoạt động ngân hàng và quản lý nợ xấu. Xuất phát từ lý do nêu trên, tác giả đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam”. Tính đến nay, đã có nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước tập trung tìm hiểu về nợ xấu và các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu. Qua quá trình khảo lược các nghiên cứu trước, tác giả nhận thấy hầu hết các nghiên cứu chủ yếu tập trung trong việc phân tích các nhân tố thông qua các mô hình định lượng. Cũng có một số nghiên cứu khác thì tiếp cận dưới góc độ định tính. Tuy nhiên, trong thực tế thì có nhiều nhân tố định tính liên quan đến năng lực quản trị rủi ro của ngân hàng, vấn đề đạo đức trong kinh doanh… có ảnh hưởng quan trọng đến nợ xấu. Trong bài nghiên cứu này, tác giả sử dụng kết hợp cả phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng nhằm phân tích thực trạng nợ xấu, chỉ ra các nhân tố định tính và đồng thời ước lượng mức độ tác động của một số nhân tố định lượng ảnh hưởng đến nợ xấu thông qua mô hình hồi quy tuyến tính dữ liệu bảng với 3 mô hình Pooled OLS, FEM và REM để kiểm tra tính bền vững của mô hình và lựa chọn được mô hình phù hợp trong việc phân tích nghiên cứu. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát Mục tiêu nghiên cứu luận văn là: (i) Phân tích thực trạng nợ xấu tại NHTM Việt Nam, tìm ra các nhân tố ảnh hưởng và ước lượng tác động ảnh hưởng của một số nhân tố đến nợ xấu tại NHTM Việt Nam theo phương pháp nghiên cứu định lượng; (ii) Từ đó đề xuất các giải pháp để hạn chế nợ xấu tai NHTM Việt Nam trong thời gian tới. Mục tiêu cụ thể - (i) Phân tích thực trạng nợ xấu tại NHTM Việt Nam; - (ii) Tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu tại NHTM Việt Nam; - (iii) Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu tại NHTM Việt Nam; - (iv) Đề xuất các giải pháp để hạn chế nợ xấu tai NHTM Việt Nam trong thời gian tới.
  13. 3 3. Câu hỏi nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu đặt ra, nội dung luận văn là tìm trả lời cho các câu hỏi trọng tâm như sau: Thứ nhất, thực trạng nợ xấu tại NHTM Việt Nam diễn ra như thế nào? Thứ hai, các nhân tố nào ảnh hưởng đến nợ xấu tại NHTM Việt Nam? Thứ ba, ảnh hưởng của các nhân tố đến nợ xấu tại NHTM Việt Nam như thế nào? Thứ tư, giải pháp để hạn chế nợ xấu tại NHTM Việt Nam là gì? 4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng nợ xấu và những nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu tại NHTM Việt Nam. Về Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi về không gian: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu tại 8 NHTM Việt Nam đang niêm yết trên sàn chứng khoán: NHTMCP Công Thương Việt Nam (CTG), NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam (VCB), NHTMCP Sài Gòn Thương Tín, NHTMCP Á Châu (ACB), NHTMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (EIB), NHTMCP Quân Đội (MBB), NHTMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB), NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BID). Đây là những NHTM hàng đầu tại Việt Nam trong thời điểm hiện nay xét về quy mô, nguồn vốn, hiệu quả hoạt động, thương hiệu. Do đó qua xem xét thực trạng 8 NHTM nói trên sẽ thấy được thực trạng của hệ thống ngân hàng Việt Nam tại thời điểm này. Ngoài ra do niêm yết trên sàn chứng khoán nên việc tiếp cận thông tin và lấy số liệu về tình hình hoạt động của các NHTM nói trên cũng thuận lợi hơn các ngân hàng khác. - Phạm vi về thời gian: nghiên cứu tình hình nợ xấu bắt đầu từ năm 2008 đến năm 2016. Đây là khoảng thời gian bắt đầu từ khủng hoảng tài chính thế giới và ảnh hưởng đến thị trường tài chính Việt Nam, nhằm phân tích đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu tại NHTM Việt Nam. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp định tính: thông qua phương pháp thống kê, so sánh, phân tích và tổng hợp nhằm đánh giá được thực trạng nợ xấu của NHTM Việt Nam Phương pháp định lượng: tác giả sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính dữ liệu bảng để đo lường một số nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu. Để đảm bảo tính bền vững
  14. 4 của mô hình, nghiên cứu này thực hiện 3 phương pháp ước lượng là mô hình bình phương tối thiểu dạng gộp (Pooled Ordinary Least Square), mô hình tác động cố định (Fixed Effects Model) và mô hình tác động ngẫu nhiên (Random Effects Model). Dữ liệu của mô hình được lấy trong giai đoạn từ năm 2008-2016 từ các báo cáo tài chính, báo cáo thường niên của các NHTM Việt Nam, số liệu vĩ mô của Tổng cục thống kê. 6. Đóng góp của đề tài Về mặt lý luận: Qua cơ sở lý thuyết và khảo lược các nghiên cứu của các tác giả trong nước và thế giới, tác giả đã xác định được các nhân tố tác động đến nợ xấu, tổng hợp nguyên nhân gây ra nợ xấu gồm có nhóm nhân tố định tính từ ngân hàng, khách hàng vay và môi trường kinh doanh; và nhóm nhân tố định lượng. Đây là điểm khác biệt của luận văn nghiên cứu so với các nghiên cứu trước khi chỉ nghiên cứu đơn thuần về định tính hoặc định lượng, từ đó giúp tác giả có cơ sở đầy đủ, toàn diện hơn trong việc phân tích đánh giá các nhân tố tác động đến nợ xấu tại NHTMVN. Về mặt thực tiễn: Trên cơ sở các lý luận về các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu, qua phân tích thực trạng nợ xấu và phân tích các nhân tố tác động đến nợ xấu tại NHTMVN, tác giả đã có một số đề xuất về giải pháp nhằm hạn chế nợ xấu tại các NHTMVN. Về phía các NHTM cần tập trung tiếp tục hoàn thiện tái cơ cấu, nâng cao năng lực hoạt động và quản trị rủi ro, dần chuẩn hóa mô hình quản trị theo chuẩn mực quốc tế, đồng thời xử lý dứt điểm nợ xấu tồn đọng nhằm lành mạnh hóa tài chính, bảo đảm an toàn vốn trong hoạt động ngân hàng. Về phía NHNN và Chính phủ đóng vai trò quan trọng trong việc tạo lập môi trường pháp lý phù hợp, thực hiện quản lý điều tiết và điều hành chính sách góp phần ổn định và phát triển môi trường kinh tế - tài chính hiện đại cho các ngân hàng và doanh nghiệp 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu liên quan Chương 2: Thực trạng nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam Chương 3: Giải pháp nhằm hạn chế nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam
  15. 5 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN 1.1. KHÁI NIỆM NỢ XẤU Theo các sách giáo khoa tài chính, các tác giả thường đưa ra những thuật ngữ về nợ xấu như “bad debt”, “non-performing loan”, “doubtful debt” hoặc là các khoản cho vay bắt đầu được đưa vào nợ xấu khi đã quá hạn trả nợ gốc và lãi 90 ngày trở lên (Peter Rose, 2009). Khái niệm của nhóm chuyên gia tƣ vấn Advisory Expert Group (AEG) Nhóm chuyên gia tư vấn AEG của Liên Hợp Quốc cho rằng định nghĩa về nợ xấu không nên mang tính chất mô tả mà chỉ nên được sử dụng như hướng dẫn cho các ngân hàng. AEG thống nhất định nghĩa như sau: “Một khoản nợ được coi là nợ xấu khi quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên 90 ngày; hoặc các khoản lãi chưa trả từ 90 ngày trở lên đã được nhập gốc, tái cấp vốn hoặc chậm trả theo thỏa thuận; hoặc các khoản phải thanh toán đã quá hạn dưới 90 ngày nhưng có lý do chắc chắn để nghi ngờ về khả năng khoản vay sẽ được thanh toán đầy đủ”. Nói cách khác, nợ xấu được xác định dựa trên 2 yếu tố: quá hạn trên 90 ngày; khả năng trả nợ bị nghi ngờ. Theo Ủy ban Basel về Giám sát Ngân hàng (BCBS): BCBS không đưa ra định nghĩa cụ thể về nợ xấu. Tuy nhiên, trong các hướng dẫn về các thông lệ chung tại nhiều quốc gia về quản lý rủi ro tín dụng, BCBS xác định, việc khoản nợ bị coi là không có khả năng hoàn trả khi một trong hai hoặc cả hai điều kiện sau xảy ra: (i) ngân hàng thấy người vay không có khả năng trả nợ đầy đủ khi ngân hàng chưa thực hiện hành động gì để gắng thu hồi ví dụ như giải chấp chứng khoán (nếu đang nắm giữ); (ii) người vay đã quá hạn trả nợ quá 90 ngày. Trong đoạn văn 4.84 và 4.85 của Hướng dẫn để tính toán các chỉ số lành mạnh tài chính tại các quốc gia (FSIs), Quỹ tiền tệ thế giới (IMF) đưa ra định nghĩa về nợ xấu “một khoản vay được coi là nợ xấu khi quá hạn thanh toán gốc hoặc lãi 90 ngày hoặc hơn; khi các khoản lãi đã quá hạn 90 ngày hoặc hơn đã được vốn hóa, cơ cấu lại, hoặc trì hoãn theo thỏa thuận; khi các khoản thanh toán đến hạn dưới 90 ngày nhưng có thể nhận thấy các dấu hiệu rõ ràng cho thấy người vay sẽ không thể hoàn trả nợ đầy đủ (ví dụ khi người vay phá sản). Sau khi khoản vay được xếp vào danh mục nợ xấu, nó hoặc bất cứ khoản vay thay thế nào cũng nên được xếp vào danh mục nợ xấu cho tới thời điểm phải xóa nợ hoặc thu hồi được lãi và gốc
  16. 6 của khoản vay thay thế” (IMF’s Compilation Guide on Financial Soundness Indicators, 2004). Chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) về ngân hàng thường đề cập các khoản nợ giảm giá trị thay vì sử dụng thuật ngữ nợ xấu. Chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 39 chỉ ra rằng cần có bằng chứng khách quan để xếp một khoản vay có dấu hiệu bị giảm giá trị. IAS 39 chú trọng tới khả năng hoàn trả của khoản vay bất luận thời gian quá hạn tới 90 ngày hoặc chưa quá hạn. Phương pháp để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng thường là phân tích dòng tiền tương lai chiết khấu hoặc xếp hạng khoản vay của khách hàng. Như vậy, từ các khái niệm trên, có thể hiểu về nợ xấu như sau: Thứ nhất, về mặt định lượng, nợ xấu là khoản nợ gốc hoặc nợ lãi quá hạn thanh toán trên 90 ngày; Thứ hai, về mặt định tính, nợ xấu là khoản nợ bị đánh giá là có dấu hiệu chắc chắn về khả năng không hoàn trả nợ đầy đủ. 1.2. NHỮNG CHỈ TIÊU CƠ BẢN PHẢN ÁNH NỢ XẤU 1.2.1. Phân loại nợ Phân loại nợ được hiểu là quá trình các ngân hàng xem xét các danh mục cho vay của từng ngân hàng và đưa khoản vay vào các nhóm khác nhau dựa trên rủi ro và điểm tương đồng giữa các khoản vay. Việc thường xuyên xem xét và phân loại nợ giúp các ngân hàng có thể kiểm soát chất lượng danh mục cho vay, có các biện pháp xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình cho vay. Việc phân loại và lập dự phòng gây nhiều khó khăn cả về mặt lý thuyết và thực tế, các quôc gia có lựa chọn rất đa dạng cho hệ thống phân loại và lập dự phòng. Mặc dù có những điểm tương đồng, nhưng vẫn chưa có quy định và tiêu chuẩn quốc tế thống nhất. Ủy ban Basel đưa ra những hướng dẫn, nguyên tắc quan trọng nhằm mục tiêu hướng tới sự thống nhất trong phân loại các khoản nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng ở các quốc gia, nhưng không đưa ra một hệ thống phân loại nợ thống nhất hay các quy trình chuẩn hóa để đánh giá rủi ro tín dụng. Ở Việt Nam trước đây quy định về phân loại nợ và trích lập dự phòng được thực hiện theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 điều chỉnh bổ sung 493/2005/QĐ-NHNN. Từ năm 2013, theo thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 và thông tư số 09/2014/TT-NHNN ngày 18/03/2014 sửa đổi bổ sung 02/2013/TT-NHNN thì đối
  17. 7 với doanh nghiệp có từ hai khoản nợ tại các TCTD, nếu có một khoản nợ nào bị phân loại vào nhóm có mức độ rủi ro cao hơn các khoản nợ thì các khoản nợ còn lại ở các TCTD phải phân loại vào nhóm có rủi ro cao nhất. Bảng 1.1: Phân loại nhóm nợ theo phƣơng pháp định lƣợng Nhóm nợ Phân loại theo phƣơng pháp định lƣợng (số ngày quá hạn) 1 Dưới 10 ngày 2 Từ 10 đến 90 ngày 3 Từ 91 ngày đến 180 ngày 4 Từ 181 ngày đến 360 ngày 5 Trên 360 ngày Nguồn: Tổng hợp của tác giả Trong đó khoản nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn; nợ xấu là nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5. 1.2.2. Chỉ tiêu phản ánh, đo lƣờng nợ xấu Tỷ lệ nợ quá hạn = (Dư nợ quá hạn/ Tổng dư nợ) x 100% (Trần Huy Hoàng, 2011). Chỉ tiêu này cho thấy tình hình nợ quá hạn tại ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay. Đây là chỉ tiêu được dùng để đánh giá chất lượng tín dụng cũng như rủi ro tín dụng tại ngân hàng. Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng càng kém và rủi ro tín dụng cao, và ngược lại. Tỷ lệ nợ xấu = (Số dư nợ xấu/ Tổng dư nợ) x 100% (Trần Huy Hoàng, 2011). Bên cạnh chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn, người ta còn dùng chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu để phân tích tình hình chất lượng tín dụng tại ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu sẽ phản ánh một cách rõ nét khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng và chất lượng tín dụng của ngân hàng thông qua việc đánh giá cả thời hạn quá hạn của khoản vay và tiêu chí đánh giá rủi ro của khoản vay. Tỷ lệ nợ xấu càng cao thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng càng kém và rủi ro tín dụng cao, và ngược lại. 1.3. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NỢ XẤU 1.3.1. Cơ sở lý thuyết về nhân tố định tính tác động đến nợ xấu 1.3.1.1. Nhân tố từ phía khách hàng vay vốn Việc làm ăn thua lỗ của các doanh nghiệp ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Do năng lực điều hành kinh doanh kém, nhiều doanh
  18. 8 nghiệp có năng lực tài chính yếu, nên nguồn vốn hoạt động chủ yếu là vay từ ngân hàng. Trong khi đó các khoản vay ngắn hạn doanh nghiệp dùng để đầu tư dài hạn, hoặc đầu tư ra ngoài ngành như mua bất động sản, chứng khoán … Khi môi trường kinh doanh xấu đi, chính sách kinh tế vĩ mô thắt chặt, lãi suất tăng lên thì các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc kinh doanh cũng như khả năng trả nợ cho ngân hàng. Sự bành trướng sang các lĩnh vực ngoài ngành của các DNNN Nợ xấu của các DNNN hiện rất cao do đây là nhóm có nhiều thuận lợi hơn cả trong tiếp cận tín dụng và chiếm thị phần lớn trong tổng dư nợ tín dụng của nền kinh tế… nên những yếu kém của DNNN đã bóp méo hiệu quả phân bổ nguồn lực, khiến vốn khó đến được với những doanh nghiệp hoạt động hiệu quả. DNNN được Chính phủ trợ cấp ngân sách và nguồn lực để cung cấp dịch vụ công, nhưng chất lượng dịch vụ kém, trong khi gánh nặng nợ nần ngày càng lớn. Một số tập đoàn kinh tế kiểm soát một số ngân hàng và sử dụng chính các ngân hàng để tài trợ cho hoạt động kinh doanh của mình, dẫn đến đầu tư quá mức, đầu tư ngoài ngành và sở hữu chéo nên khả năng xảy ra rủi ro là rất cao. 1.3.1.2. Nhân tố từ phía ngân hàng Nhóm nhân tố thuộc chiến lược, chính sách của ngân hàng: - Chính sách tín dụng của ngân hàng không phù hợp hoặc không được chấp hành nghiêm túc: Ngân hàng không chấp hành nghiêm túc chế độ tín dụng và điều kiện cho vay. Vấn đề cung ứng tín dụng quá mức cho các thành viên HĐQT và các cổ đông lớn, hoặc cho những người thân hoặc cho các quan hệ riêng tư khác. Vi phạm nguyên tắc tín dụng xuất phát từ các hành vi tiêu cực trong tiến trình cho vay. Tùy thuộc vào mục tiêu kinh doanh, “khẩu vị rủi ro” mà mỗi ngân hàng xây dựng chính sách tín dụng phù hợp. Thực tế, trong thời gian qua, khách hàng không đủ điều kiện vay tại ngân hàng lớn sẽ nộp hồ sơ ở ngân hàng nhỏ hơn và được chấp nhận vay. Trước áp lực kinh doanh và cạnh tranh, gay gắt trong ngành, các ngân hàng phải luôn điều chỉnh chính sách tín dụng và nếu không cẩn trọng sẽ dẫn đến rủi ro. - Thiếu chiến lược kinh doanh hiệu quả và bền vững: Thực tế, một số ngân hàng cho vay theo tín hiệu thị trường, nếu thị trường đất đai sôi động thì cho vay kinh doanh bất động sản… Vì vậy, nhiều quyết định kinh doanh chỉ dựa vào lợi ích ngắn
  19. 9 hạn và khi môi trường kinh doanh thay đổi, hoặc có biến động tiêu cực thì sẽ kéo theo những khoản nợ lớn cho ngân hàng. - Hệ quả tất yếu của quá trình tăng trưởng tín dụng quá nóng: Trong những năm qua, Ngân hàng đã mở rộng quy mô và phạm vi hoạt động quá nhanh, trong khi đó năng lực quản trị rủi ro còn yếu, cùng với chính sách cho vay lỏng lẻo (nới lỏng tiêu chuẩn cho vay, cho vay ồ ạt, dễ dãi, thiếu kiểm soát cả về đối tượng cho vay, lĩnh vực và mục đích vay, thiếu các điều kiện bảo đảm cần thiết, hạ thấp điều kiện vay vốn...) của những năm trước để lại nhiều hệ luỵ, trong đó có nợ xấu. Nhóm nhân tố thuộc điều hành, tác nghiệp: - Chất lượng thẩm định thấp: Công tác thẩm định, đánh giá khách hàng và dự án, phương án vay vốn rất quan trọng trong quá trình cho vay. Công việc này cần xác định nhiều nguồn thông tin minh bạch và đánh giá khách hàng tương đối chính xác. Chỉ cần một thông tin không minh bạch có thể dẫn đến việc đánh giá khách hàng không đúng và khả năng nợ quá hạn xảy ra là rất cao. - Thiếu kiểm tra, giám sát sau cho vay: Thông thường việc kiểm tra tình hình sử dụng vốn của khách hàng rất quan trọng ngay cả trước và sau cho vay. Nếu khách hàng sử dụng vốn vay đúng với mục đích như cam kết để tạo ra nguồn trả nợ khả thi theo đánh giá từ ban đầu sẽ hạn chế được phát sinh nợ quá hạn. Khi đó, ngân hàng sẽ xem xét tăng mức cấp tín dụng cho khách hàng để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động thiếu hụt hoặc nhu cầu đầu tư. Nếu khách hàng sử dụng không đúng mục đích vốn vay vào lĩnh vực không thuộc ngành chính của mình thì rủi ro kinh doanh rất cao, dễ dẫn đến trường hợp không thanh toán được khoản nợ khi đến hạn làm phát sinh nợ quá hạn tại ngân hàng. Qua kiểm tra, giám sát ngân hàng kịp thời phát hiện và thu hẹp tín dụng, không cho vay thêm hoặc cho vay có điều kiện. Do đó, sẽ hạn chế được rủi ro cho cả ngân hàng và khách hàng. - Kiểm tra, quản lý và giám sát đối với Tài sản đảm bảo: Tài sản đảm bảo là yếu tố quan trọng cuối cùng trong việc bảo đảm khả năng trả nợ vay của khách hàng. Công tác kiểm tra, quản lý và giám sát đối với tài sản đảm bảo có vai trò quan trọng trong hoạt động tín dụng và hạn chế xử lý nợ xấu, bởi các khách hàng dùng tài sản của mình để thấp chấp/cầm cố vay vốn thì sẽ có trách nhiệm hơn trong việc trả nợ, đồng thời ngân hàng cũng có nguồn trả nợ khác từ thanh lý tài sản đảm bảo nếu nợ xấu xảy ra.
  20. 10 - Thiếu thông tin thị trường: Ngân hàng thường gặp khó khăn về tính chính xác của thông tin do khách hàng cung cấp. Thiếu thông tin khách hàng có thể sẽ dẫn đến thẩm định dự án/ phương án vay vốn không chính xác, đánh giá không đúng năng lực thật sự của khách hàng, không phát hiện được những âm mưu lừa đảo. - Công tác quản trị và phòng ngừa rủi ro: Đây là một nhân tố quan trọng thể hiện năng lực kiểm soát và đối phó với các rủi ro của ngân hàng trong các giai đoạn biến động kinh tế-tài chính. Một ngân hàng có công tác quản trị phòng ngừa rủi ro tốt đảm bảo việc vận hành ổn định và bền vững của hệ thống ngân hàng, tạo cơ sở cho sự phát triển ổn định lâu dài. Nếu các ngân hàng không chú trọng và làm tốt công tác quản trị rủi ro, thì dễ xảy ra nhiều lỗ hổng tạo nhiều rủi ro tiềm ẩn cho ngân hàng, đặc biệt là khả năng rủi ro nợ xấu gia tăng. - Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng: Với việc xây dựng bộ tiêu chí hợp lý theo hệ thống xếp hạng tín dụng sẽ giúp ngân hàng nhanh chóng xác định và nhận diện được năng lực kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng, tạo cơ sở cho việc ra quyết định tăng mức cấp tín dụng nếu khách hàng có xếp hạng tốt hay thu hẹp tín dụng đối với khách hàng có vấn đề và xếp hạng thấp. Nhóm nhân tố thuộc về trình độ, kinh nghiệm và đạo đức nghề nghiệp: - Đạo đức nghề nghiệp: Ngân hàng là ngành kinh doanh đặc thù cần dựa trên sự tin cậy và tín nhiệm, đặc biệt là đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng thì yếu tố đạo đức là điều kiện cần thiết đối với người làm tín dụng. Nếu cán bộ ngân hàng sa sút về phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp, thiếu vững vàng, lợi dụng kẽ hở của quy trình quản trị rủi ro và luật pháp để làm giàu bất hợp pháp, gây thiệt hại về tài sản và tiền vốn. Ngoài ra, vấn đề rủi ro đạo đức cũng xảy ra khi lãnh đạo ngân hàng có quan hệ lợi ích với khách hàng. - Năng lực của cán bộ tín dụng: cán bộ tín dụng là người trực tiếp giao dịch với khách hàng, nắm bắt đặc điểm cũng như chất lượng khách hàng, khoản vay. Điều này đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có kiến thức, kinh nghiệm làm việc cũng như khả năng phân tích, dự báo… Một bộ phận cán bộ tín dụng trình độ yếu kém không đánh giá được hết các khả năng rủi ro liên quan đến khoản vay sẽ dẫn đến quyết định cho vay sai lầm và nguy cơ phát sinh nợ xấu rất cao. - Năng lực của ban lãnh đạo ngân hàng: năng lực quản trị điều hành của ban lãnh đạo ngân hàng không tốt như buông lỏng quản lý, quản lý con người chưa hiệu
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2