intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh 9

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:97

41
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu nhằm xác định và đo lường mức độ tác động của một số nhân tố tác động đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng tại Ngân hàng thương mại cổ phân Công Thương Việt Nam Chi nhánh 9 (VietinBank Chi nhánh 9).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh 9

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH ĐẶNG LÂM QUỲNH NHƢ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG THẺ TÍN DỤNG CỦA KHÁCH HÀNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH 9 LUẬN VĂN THẠC SĨ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH ĐẶNG LÂM QUỲNH NHƢ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG THẺ TÍN DỤNG CỦA KHÁCH HÀNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH 9 LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 8.34.02.01 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN PHƢỚC KINH KHA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2018
  3. i TÓM TẮT Mục đích chính của đề tài nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng tại Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Công Thƣơng Việt Nam – Chi nhánh 9” là xác định và đo lƣờng mức độ tác động của năm nhân tố: chính sách ngân hàng, thái độ tiêu dùng, sự tiện lợi, chi phí sử dụng và xu hƣớng tiêu dùng không tiền mặt đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng tại NHTMCP Công Thƣơng Việt Nam – Chi nhánh 9. Nghiên cứu này dựa trên cơ sở lý thuyết mô hình C-TAM-TPB của Taylor và Todd (1995), đồng thời có sự tham khảo các công trình nghiên cứu của những tác giả khác trên thế giới. Phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng để đánh giá và kiểm định thang đo đó là nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lƣợng, với kích thƣớc mẫu N = 235 thông qua việc phát phiếu khảo sát trực tiếp đến các khách hàng đang sử dụng thẻ tín dụng do NHTMCP Công Thƣơng Việt Nam – Chi nhánh 9 phát hành. Nghiên cứu đã xác định đƣợc năm nhân tố nêu trên đều có ảnh hƣởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng, nhân tố có mức độ tác động mạnh nhất là xu hƣớng tiêu dùng không tiền mặt. Cuối cùng, trên cơ sở kết quả nghiên cứu, một số hàm ý quản trị đối với Ban lãnh đạo của NHTMCP Công Thƣơng Việt Nam – Chi nhánh 9 nhằm gia tăng số lƣợng khách hàng sử dụng thẻ tín dụng, nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.
  4. ii CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc --------------------------------------- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế “Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh 9” là công trình nghiên cứu của riêng tôi và đƣợc thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Phƣớc Kinh Kha. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực. Nội dung của luận văn chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Đồng thời, tôi cũng xin cam đoan rằng tất cả những phần thừa kế cũng nhƣ các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đƣợc chỉ rõ nguồn gốc. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính pháp lý trong quá trình nghiên cứu khoa học của luận văn này. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 10 năm 2018 Ngƣời thực hiện luận văn Đặng Lâm Quỳnh Nhƣ
  5. iii MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................................. vi DANH MỤC BẢNG .................................................................................................vii DANH MỤC HÌNH ................................................................................................... ix CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ................................................. 1 1.1.Lý do chọn đề tài ................................................................................................... 1 1.2.Mục đích nghiên cứu của luận văn ....................................................................... 3 1.3.Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................... 3 1.4.Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 4 1.5.Phƣơng pháp nghiên cứu....................................................................................... 4 1.5.1. Phƣơng pháp nghiên cứu định tính .........................................................4 1.5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng ......................................................4 1.6.Ý nghĩa nghiên cứu ............................................................................................... 5 1.7.Kết cấu của đề tài nghiên cứu ............................................................................... 5 CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC ................... 7 2.1.Thẻ tín dụng ..........................................................................................................7 2.1.1. Khái niệm thẻ tín dụng............................................................................7 2.1.2. Đặc điểm của thẻ tín dụng ......................................................................8 2.1.3. Phân loại thẻ tín dụng .............................................................................9 2.1.4. Vai trò của thẻ tín dụng.........................................................................10 2.2.Quyết định sử dụng .............................................................................................10 2.2.1. Khái niệm quyết định sử dụng ..............................................................10 2.2.2. Cơ sở lý thuyết về hành vi lựa chọn của ngƣời tiêu dùng ....................12 2.3.Lƣợc khảo các nghiên cứu liên quan ..................................................................17 2.4.Mô hình nghiên cứu đề xuất................................................................................22 2.4.1. Cơ sở lựa chọn mô hình nghiên cứu đề xuất ........................................22 2.4.2. Các nhân tố trong mô hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết nghiên cứu 24 CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 27 3.1.Quy trình nghiên cứu ..........................................................................................27
  6. iv 3.2.Nghiên cứu sơ bộ định tính .................................................................................27 3.3.Thiết lập thang đo................................................................................................28 3.4.Phƣơng pháp thu thập thông tin ..........................................................................30 3.5.Nghiên cứu định lƣợng........................................................................................32 3.5.1. Thống kê mô tả .....................................................................................32 3.5.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo..........................................................33 3.5.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factors Analysis).......34 3.5.4. Phân tích hồi quy đa biến......................................................................35 3.5.5. Kiểm định T-Test và phân tích ANOVA ..............................................37 CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................. 39 4.1.Đặc điểm mẫu khảo sát .......................................................................................39 4.2.Đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha. ..............40 4.3.Phân tích nhân tố khám phá – EFA.....................................................................45 4.4.Phân tích nhân tố đối với biến phụ thuộc ............................................................51 4.5.Kiểm định hệ số tƣơng quan Pearson..................................................................53 4.6.Phân tích hồi quy tuyến tính................................................................................54 4.7.Mô hình nghiên cứu và các hàm ý quản trị .........................................................56 4.8.Kiểm định sự khác biệt theo các dạng đặc tính cá nhân .....................................57 4.8.1. Khác biệt về giới tính ............................................................................57 4.8.2. Khác biệt về độ tuổi ..............................................................................58 4.8.3. Khác biệt về nghề nghiệp......................................................................60 4.8.4. Khác biệt về thu nhập ...........................................................................60 CHƢƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ................................................................ 62 5.1.Giải pháp cho nhân tố chính sách ngân hàng ......................................................62 5.2.Giải pháp cho nhân tố thái độ tiêu dùng .............................................................63 5.3.Giải pháp cho nhân tố sự tiện lợi ........................................................................64 5.4.Giải pháp cho nhân tố chi phí sử dụng ................................................................65 5.5.Giải pháp cho nhân tố xu hƣớng tiêu dùng không tiền mặt ................................65 5.6.Hạn chế của nghiên cứu và hƣớng nghiên cứu tiếp theo ....................................67
  7. v TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 68 PHỤ LỤC 1: DANH SÁCH THAM GIA PHỎNG VẤN SÂU ............................... 71 PHỤ LỤC 2: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT........................................................... 72 PHỤ LỤC 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƢỢNG ....................................... 76
  8. vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ANOVA : Analysis of Variance ATM : Automated Teller Machine CFA : Confirmatory Factor Analysis EFA : Exploratory Factor Analysis KMO : Kaiser – Meyer – Olkin NHPH : Ngân hàng phát hành NHTM : Ngân hàng Thƣơng mại NHTMCP : Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần POS : Point of Sale TAM : Technology Acceptance Model TPB : Theory of Reasoned Action TRA : Theory of Reasoned Action VIF : Variance inflation factor VietinBank : Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Công Thƣơng Việt Nam
  9. vii DANH MỤC BẢNG Bảng 4.1: Đặc điểm mẫu khảo sát Bảng 4.2: Kết quả Cronbach’s Alpha của các thang đo Bảng 4.3: Hệ số Cronbrach’s Alpha của thang đo “Chính sách ngân hàng” Bảng 4.4: Hệ số Cronbrach’s Alpha của thang đo “Thái độ tiêu dùng” Bảng 4.5: Hệ số Cronbrach’s Alpha của thang đo “Sự tiện lợi” Bảng 4.6: Hệ số Cronbrach’s Alpha của thang đo “Chi phí sử dụng” Bảng 4.7: Hệ số Cronbrach’s Alpha của thang đo “Xu hƣớng tiêu dùng không tiền mặt” Bảng 4.8: Hệ số Cronbrach’s Alpha của thang đo “Quyết định sử dụng thẻ tín dụng” Bảng 4.9: Kết quả kiểm định KMO và Barlett đối với các biến độc lập Bảng 4.10: Eigenvalues và phƣơng sai trích các biến độc lập Bảng 4.11: Kết quả phân tích nhân tố với phƣơng pháp xoay Principal Varimax Bảng 4.12: Kết quả kiểm định KMO và Barlett đối với các biến độc lập Bảng 4.13: Eigenvalues và phƣơng sai trích các biến độc lập Bảng 4.14: Kết quả phân tích nhân tố với phƣơng pháp xoay Principal Varimax Bảng 4.15: Các nhân tố rút đƣợc sau khi phân tích EFA với các biến độc lập Bảng 4.16: Kết quả kiểm định KMO và Barlett đối với biến phụ thuộc Bảng 4.17: Eigenvalues và phƣơng sai trích đối với biến phụ thuộc Bảng 4.18: Ma trận nhân tố Bảng 4.19: Ma trận tƣơng quan thu gọn Bảng 4.20: Kết quả R hiệu chỉnh Bảng 4.21: Kết quả hồi quy sử dụng phƣơng pháp Enter Bảng 4.22: Kết quả kiểm định giả thuyết
  10. viii Bảng 4.23: Kiểm định Levene Bảng 4.24: Bảng Group Statisitics Bảng 4.25: Bảng Test of Homogeneity of Variances Bảng 4.26: Kết quả phân tích ANOVA Bảng 4.27: Kết quả giá trị Mean Bảng 4.28: Bảng Test of Homogeneity of Variances Bảng 4.29: Kết quả phân loại nhóm nghề nghệp Bảng 4.30: Kết quả bảng Test of Homogeneity of Variances Bảng 4.31: Kết quả phân tích ANOVA Bảng 4.32: Kết quả giá trị Mean
  11. ix DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Mô hình lý thuyết hành động hợp lý (TRA) Hình 2.2: Mô hình lý thuyết hành vi hoạch định (TPB) Hình 2.3: Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) Hình 2.4: Mô hình C – TAM – TPB Hình 2.5: Mô hình nghiên cứu đề xuất Hình 4.1: Mô hình nghiên cứu
  12. 1 CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. Lý do chọn đề tài Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2545/QĐ-TTg ngày 30/12/2016 về việc phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016- 2020. Theo đó, đề án đã đề ra mục tiêu cụ thể: (i) đến cuối năm 2020, tỷ trọng tiền mặt trên tổng phƣơng tiện thanh toán ở mức thấp hơn 10%; (ii) phát triển mạnh thanh toán thẻ qua các thiết bị chấp nhận thẻ tại các điểm bán hàng, nâng dần số lƣợng, giá trị giao dịch thanh toán thẻ qua các thiết bị chấp nhận thẻ. Tuy nhiên, mục tiêu giảm tỷ trọng chi tiêu tiền mặt vẫn đƣợc xem còn nhiều thách thức. Thách thức không chỉ từ cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin mà còn từ thói quen dùng tiền mặt của ngƣời tiêu dùng đã rất lâu đời. Thống kê vào tháng 6/2018 của Ngân hàng thế giới (WB) cho thấy, Việt Nam có lƣợng giao dịch phi tiền mặt thấp nhất trong khu vực, chỉ đạt 4,9%, trong khi ở Trung Quốc là 26,1%, Thái Lan là 59,7% và Malaysia là 89%. Vì vậy, Ngân hàng Nhà nƣớc nói chung và các Ngân hàng thƣơng mại nói riêng cần có nhiều chính sách nhằm phá bỏ rào cản, cung cấp các giải pháp để thẻ tín dụng tiếp cận đông đảo ngƣời tiêu dùng. Thẻ tín dụng là phƣơng tiện thanh toán phổ biến cho ngƣời tiêu dùng trong giai đoạn hiện nay. Việc sử dụng thẻ tín dụng gia tăng sự tiện lợi khi mua sắm, làm tăng sức mua cho nền kinh tế. Thẻ tín dụng cung cấp lợi ích cho tất cả các bên tham gia trên thị trƣờng thẻ. Nhất là đối với các ngân hàng, việc đầu tƣ vào thẻ tín dụng mang lại nguồn lợi nhuận lớn bởi lãi suất cao hơn so với cho vay thông thƣờng. Các khoản thu phí từ thẻ nhƣ phí thƣờng niên, phí rút tiền mặt, phạt nợ quá hạn,…cũng không hề nhỏ, đem lại nguồn thu lớn, ổn định cho các ngân hàng. Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nƣớc, tính đến cuối năm 2017, số lƣợng thẻ tín dụng trên thị trƣờng đạt gần 12 triệu thẻ, đạt tỷ lệ khoảng 13% dân số. Trong khi dân số Việt Nam có hơn 70 triệu ngƣời trƣởng thành, tốc độ tăng trƣởng thu nhập và chi tiêu thuộc hàng nhanh nhất trong khu vực. Điều này cho thấy tiềm năng phát triển của thị trƣờng thẻ tín dụng vẫn còn lớn và cuộc đua cạnh tranh giành giật thị phần trên
  13. 2 thị trƣờng này mới chỉ bắt đầu. Để cạnh tranh đƣợc trên phân khúc đầy tiềm năng này, các ngân hàng thực hiện rất nhiều chƣơng trình để thu hút khách hàng, từ cạnh tranh về phí, ƣu đãi hoàn tiền cho đến khuyến mãi, tặng quà với giá trị không hề nhỏ. Vì vậy, nếu Ngân hàng nào phát triển tốt mảng dịch vụ này sẽ có đƣợc một lợi thế cạnh tranh lớn đối với những Ngân hàng khác. Nhiều nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới đã đánh giá mức độ tác động của các nhân tố đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng. Suhana Mohamed và cộng sự (2016) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hƣởng đến việc sử dụng thẻ tín dụng tại quốc gia Malaysia. Các nhà nghiên cứu đã kết luận rằng nhân tố kiến thức liên quan về thẻ tín dụng có ảnh hƣởng mạnh nhất đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng. Tiếp đến là một nghiên cứu của Yantao Wang (2016) dựa trên quan điểm của ngƣời tiêu dùng có ý định phân tích các yếu tố ảnh hƣởng và việc sử dụng thẻ tín dụng. Nghiên cứu đƣợc tiến hành ở Trung Quốc - quốc gia đông dân nhất thế giới - cho rằng các chỉ tiêu chủ quan và thái độ hành vi là có ảnh hƣởng lớn nhất đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng. Tại Việt Nam cũng có nghiên cứu về các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định sử dụng thẻ ATM (Lê Thế Giới và Lê Văn Huy, 2006) đó là “Mô hình nghiên cứu những nhân tố ảnh hƣởng đến ý định và quyết định sử dụng thẻ ATM tại Việt Nam”. Tuy nhiên mỗi quốc gia, mỗi thời kỳ có những nhân tố khác nhau ảnh hƣởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng. Việc tìm ra các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng ở Việt Nam có ý nghĩa to lớn trong việc giúp cho các Ngân hàng có thể đƣa ra những chính sách tiếp thị phù hợp và hiệu quả, góp phần thúc đẩy sự phát triển của các dịch vụ thẻ tín dụng ở Việt Nam. Trong số các Ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam, VietinBank là ngân hàng có thị phần thẻ tín dụng dẫn đầu với 28,9% thị phần thẻ tín dụng vào năm 2016. VietinBank liên tục đƣợc vinh danh tại các giải thƣởng uy tín trong lĩnh vực thẻ nhƣ: “Ngân hàng dẫn đầu về tỷ trọng thanh toán quốc tế”; “Top 3 Ngân hàng dẫn đầu về doanh số thanh toán thẻ năm 2015” do Tổ chức thẻ Visa trao tặng; “Top 3
  14. 3 Ngân hàng dẫn đầu lƣợng giao dịch thanh toán năm 2014 - 2015” do Tổ chức thẻ MasterCard trao tặng. Với những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng tại Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phân Công Thƣơng Việt Nam Chi nhánh 9” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình và hy vọng rằng kết quả nghiên cứu này có thể đóng góp phần nào đó cho sự phát triển lĩnh vực ngân hàng nói chung, thị trƣờng thẻ tín dụng nói riêng tại Việt Nam. 1.2. Mục đích nghiên cứu của luận văn Mục tiêu tổng quát: Xác định và đo lƣờng mức độ tác động của một số nhân tố tác động đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng tại Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phân Công Thƣơng Việt Nam Chi nhánh 9 (VietinBank Chi nhánh 9). Từ mục đích chung, tác giả cụ thể hóa thành một số mục đích cụ thể nhƣ sau: Thứ nhất: Nhận diện các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng tại VietinBank Chi nhánh 9. Thứ hai: Đo lƣờng mức độ tác động của các nhân tố đó đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng tại VietinBank Chi nhánh 9. Thứ ba: Đề xuất một số giải pháp để VietinBank Chi nhánh 9 duy trì lƣợng khách hàng sử dụng thẻ tín dụng hiện hữu và phát triển thêm khách hàng mới. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu trên, câu hỏi nghiên cứu đặt ra nhƣ sau: - Các nhân tố nào ảnh hƣởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng tại các ngân hàng hiện nay? - Đo lƣờng để xác định mức độ ảnh hƣởng của một số nhân tố trên đây đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng của khách nhƣ thế nào? - Những giải pháp nào đƣợc đƣa ra nhằm giúp sản phẩm thẻ tín dụng phát triển tại NHTMCP Công Thƣơng Việt Nam nói chung và VietinBank Chi nhánh 9 nói riêng?
  15. 4 1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn: các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng tại VietinBank Chi nhánh 9. Phạm vi không gian: Đề tài đƣợc thực hiện tại VietinBank Chi nhánh 9. Đối tƣợng khảo sát: Tác giả tiến hành khảo sát 235 khách hàng đã có thẻ tín dụng của VietinBank Chi nhánh 9. 1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để đạt đƣợc những mục tiêu nhƣ đã trình bày, luận văn kết hợp hai phƣơng pháp: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lƣợng. 1.5.1. Phƣơng pháp nghiên cứu định tính Tác giả đã tổ chức các buổi thảo luận hai ngƣời cùng với góp ý của Giáo viên hƣớng dẫn để hiệu chỉnh thang đo các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng. Tham khảo ý kiến của các anh chị trƣởng phòng quan hệ khách hàng, các anh chị nhân viên đang làm việc tại chi nhánh. Phỏng vấn sâu một số khách hàng. 1.5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng Sau khi xây dựng đƣợc thang đo và bảng câu hỏi hoàn chỉnh, tác giả tiến hành nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu định lƣợng chính thức đƣợc thực hiện bằng cách khảo sát trực tiếp các khách hàng đang sử dụng thẻ tín dụng do VietinBank Chi nhánh 9 phát hành thông qua bảng câu hỏi. Mục đích của quá trình này nhằm kiểm định lại mô hình đo lƣờng cũng nhƣ mô hình lý thuyết đề xuất và các giả thuyết trong mô hình. Nhƣ vậy, đây là bƣớc phân tích chi tiết các dữ liệu thu thập đƣợc để xác định tính logic, tƣơng quan giữa các nhân tố với nhau và từ đó đƣa ra kết quả cụ thể cho đề tài nghiên cứu. Dữ liệu sau khi thu thập đƣợc sẽ đƣợc xử lý bằng phần mềm thống kê phân tích dữ liệu SPSS 20.0. Sau khi dữ liệu đƣợc mã hóa và làm sạch, tác giả tiến hành các bƣớc sau: (1) Đánh giá độ tin cậy của các thang đo thông qua hệ số Cronbach’s
  16. 5 Alpha; (2) Phân tích nhân tố khám phá (EFA) để kiểm định các giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của các biến thành phần; (3) Kiểm định các giả thuyết của mô hình và mức độ phù hợp tổng thể của mô hình thông qua phân tích hồi quy đa biến và kiểm định với mức ý nghĩa 5%; (4) Kiểm định T-test và phân tích ANOVA (Analysis of variance) nhằm tìm ra sự khác biệt có ý nghĩa thống kê của một số nhóm cụ thể đối với quyết định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng. 1.6. Ý nghĩa nghiên cứu Ý nghĩa khoa học: Luận văn khái quát hóa cơ sở lý thuyết về thẻ tín dụng, về quyết định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng, đồng thời nêu cơ sở lý thuyết về mô hình nghiên cứu để thực hiện phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng. Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ xác định một cách đầy đủ và chính xác hơn các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng tại Vietinbank Chi nhánh 9 cũng nhƣ mức độ ảnh hƣởng của từng nhân tố. Từ đó, ngân hàng có thể xây dựng đƣợc các định hƣớng phát triển thẻ tín dụng theo từng phân khúc thị trƣờng và có những giải pháp thích hợp để phát triển thẻ tín dụng cho ngân hàng. Đây là một trong những yếu tố để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng trong bối cảnh hội nhập hiện nay. 1.7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu Chƣơng 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu. Chƣơng này chủ yếu khái quát những nét chính về đề tài nghiên cứu nhƣ lý do chọn đề tài, mục đích nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu, phƣơng pháp nghiên cứu, ý nghĩa nghiên cứu. Chƣơng 2: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trƣớc. Chƣơng này gồm hai nội dung chính: (i) tổng quan về các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng; (ii) Các nghiên cứu thực nghiệm trƣớc đây trên thế giới và Việt Nam về lĩnh vực đang nghiên cứu.
  17. 6 Chƣơng 3: Phƣơng pháp nghiên cứu. Chƣơng này trình bày phƣơng pháp, dữ liệu và mô hình đƣợc sử dụng để đo lƣờng, kiểm định và phân tích mức độ tác động của các nhân tố đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng. Chƣơng 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận. Trình bày kết quả đánh giá mức độ tác động của các nhân tố đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng dựa vào số liệu, mô hình và phƣơng pháp nghiên cứu đã đƣợc giới thiệu ở Chƣơng 3. Sau đó phân tích và thảo luận các kết quả nhận đƣợc. Chƣơng 5: Kết luận và đề xuất. Ở chƣơng này, tác giả đƣa ra giải pháp cho từng nhân tố nghiên cứu nvà hƣớng phát triển của nghiên cứu trong tƣơng lai.
  18. 7 CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC Chƣơng 1 đã giới thiệu khái quát về nghiên cứu của luận văn. Chƣơng 2 trình bày lý thuyết và tổng quan về các nghiên cứu trên thế giới cũng nhƣ trong nƣớc có liên quan để làm rõ các nhân tố tác động đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng. Trên cơ sở đó xây dựng mô hình nghiên cứu mà luận văn sẽ thực hiện. 2.1. Thẻ tín dụng 2.1.1. Khái niệm thẻ tín dụng Theo Khoản 5, Điều 2, Quyết định số 20/2007/QĐ-NHNN ngày 15/05/2007 có nêu rõ “Thẻ tín dụng (credit card) là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi hạn mức tín dụng đa đƣợc cấp theo thỏa thuận với tổ chức phát hành thẻ”. Hiểu theo cách thông thƣờng, thẻ tín dụng là một phƣơng tiện thanh toán không dùng tiền mặt, cho phép ngƣời sử dụng đƣợc chi tiêu trƣớc trả tiền sau trong hạn mức mà ngân hàng phát hành (NHPH) cấp trƣớc cho chủ thẻ. Khoảng thời gian từ khi chủ thẻ sử dụng thẻ tín dụng để rút tiền mặt hoặc thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ tới lúc chủ thẻ trả tiền cho NHPH dao động trong khoảng thời gian 45 đến 55 ngày phụ thuộc vào từng loại thẻ tín dụng của các NHPH khác nhau. Đối với các giao dịch thanh toán nếu chủ thẻ thanh toán toàn bộ số dƣ nợ vào ngày đến hạn thanh toán, thời gian này sẽ trở thành thời gian ân hạn và chủ thẻ hoàn toàn đƣợc miễn lãi đối với số dƣ nợ cuối kỳ. Tuy nhiên, nếu hết thời gian trên mà toàn bộ số dƣ nợ cuối kỳ chƣa đƣợc thanh toán cho ngân hàng thì chủ thẻ sẽ chịu lãi cho các giao dịch thanh toán kể từ ngày thực hiện giao dịch thanh toán, thậm chí chủ thẻ còn bị tính phí phạt và lãi chậm trả nếu chủ thẻ không thanh toán tại ngày đến hạn. Đối với các giao dịch rút tiền mặt, chủ thẻ sẽ không đƣợc hƣởng ƣu đãi miễn lãi này. Khi toàn bộ số tiền phát sinh đƣợc hoàn trả cho ngân hàng, hạn mức tín dụng của chủ thẻ đƣợc khôi phục nhƣ ban đầu. Đây là tính chất “tuần hoàn” (revolving) của thẻ tín dụng.
  19. 8 2.1.2. Đặc điểm của thẻ tín dụng Tính chất vay mƣợn: Chủ thẻ đƣợc chi tiêu trƣớc và trả tiền sau trong một hạn mức đƣợc ngân hàng cấp. Nhờ đó, chủ thể có thể mua sắm hàng hóa mà không cần phải có tiền ngay vào thời điểm mua hàng. Việc này giúp chủ thẻ chủ động trong chi tiêu, đặc biệt khi có những nhu cầu cần thiết phát sinh mà chủ thẻ bị thiếu hụt tiền mặt. Tổng các khoản chi tiêu đƣợc thông báo hàng tháng cho chủ thẻ dƣới hình thức sao kê tài khoản gửi về email hoặc thƣ qua đƣờng bƣu điện. Chủ thẻ có từ 45-55 ngày để sắp xếp tài chính và thanh toán lại tổng số tiền đã chi tiêu đƣợc báo trong sao kê của ngân hàng. Số tiền thanh toán có hai hình thức lựa chọn: thanh toán toàn bộ hoặc thanh toán tối thiểu. Thanh toán toàn bộ đƣợc hiểu là thanh toán 100% số tiền đƣợc ghi nhận trong sao kê tài khoản thẻ tín dụng. Thanh toán tổi thiểu có các mốc: 5%, 10%, 20%, đây là số tiền thanh toán tối thiểu trên dƣ nợ thẻ đƣợc ghi nhận trên sao kê thẻ tín dụng, số còn lại chƣa thanh toán đƣợc tính lãi theo từng ngân hàng và chuyển qua kỳ thanh toán tiếp theo. Điều này giúp chủ thẻ giảm đƣợc áp lực trả nợ. Tính tiện lợi: chủ thẻ có thể thanh toán hàng hóa, dịch vụ, đặt vé máy bay, đặt phòng khách sạn,…tại các điểm thanh toán có các biểu tƣợng nhƣ Visa, MasterCard, JCB,…hoặc trên tất cả các website có chức năng thanh toán trực tuyến. Ngoài ra chủ thẻ còn có thể rút tiền mặt tại các máy ATM của ngân hàng phát hành thẻ. Tính an toàn: thẻ tín dụng đƣợc thiết kế với phƣơng thức bảo mật ngày càng cao nhằm đảm bảo an toàn cho chủ thẻ sử dụng trên tất cả các phƣơng tiện thanh toán, đặc biệt là những giao dịch thƣơng mại điện tử với các quốc gia trên thế giới. Giá trị gia tăng: Chủ thẻ có thể đƣợc hƣởng nhiều giá trị gia tăng nhƣ tích lũy điểm thƣởng có giá trị quy đổi thành tiền mặt hoặc quà tặng khi chi tiêu càng nhiều qua thẻ tín dụng. Chủ thẻ đƣợc hƣởng những chính sách giảm giá trực tiếp trên đơn hàng, đƣợc hƣởng dịch vụ chăm sóc dành riêng cho các hạng thẻ cao cấp tại sân bay, bệnh viện,…đây là những chƣơng trình ƣu đãi mà ngân hàng phát hành thẻ dành cho khách hàng của họ nhằm mở rộng thị trƣờng thẻ tín dụng.
  20. 9 2.1.3. Phân loại thẻ tín dụng 2.1.3.1. Theo hạng thẻ Thẻ hạng chuẩn: Là loại thẻ mà đa số ngƣời dùng phổ thông có thể đăng ký mở thẻ. Đối với những khách hàng có thu nhập trung bình và chi tiêu không thƣờng xuyên qua thẻ tín dụng thì đây là một trong những lựa chọn đƣợc hƣớng tới hàng đầu. Thẻ tín dụng hạng chuẩn sở hữu các tính năng sử dụng cơ bản, đồng thời sẽ có thêm những ƣu đãi, tiện ích riêng tùy theo ngân hàng phát hành thẻ. Thẻ hạng vàng: So với thẻ chuẩn thì hạn mức tín dụng của thẻ vàng cao hơn, đồng thời kèm theo nhiều ƣu đãi vƣợt trội khác. Do đó thẻ hạng vàng thƣờng đƣợc phát hành cho những đối tƣợng khách hàng có thu nhập và nhu cầu chi tiêu qua thẻ cao hơn thẻ hạng chuẩn. Thẻ hạng Platinum: Đây là loại thẻ tín dụng có hạn mức tín dụng cao nhất so với thẻ hạng chuẩn và thẻ hạng vàng. Thẻ hạng Platinum thuộc dòng thẻ tín dụng cao cấp nhất trên thị trƣờng thẻ, mang đến những ƣu đãi hấp dẫn và đẳng cấp về các dịch vụ hàng không, du lịch, làm đẹp, sức khỏe, mua sắm… trên phạm vi toàn thế giới. 2.1.3.2. Theo công nghệ sản xuất Thẻ băng từ (Magnetic stripe): dƣạ trên kỹ thuật thƣ tín với 2 băng từ chứa thông tin đằng sau mặt thẻ. Loại thẻ này bộc lộ một số nhƣợc điểm: thông tin trên thẻ không tự mã hoá đƣợc, thẻ chỉ mang thông tin cố định, không gian chứa ít dữ liệu, không áp dụng đƣợc kỹ thuật mã hoá, bảo mật thông tin…nên thẻ băng từ độ an toàn không cao, dễ bị lấy cắp thông tin. Thẻ thông minh (Smart Card): đây là thế hệ mới nhất của thẻ thanh toán, thể hiện sự kết hợp thành công những ứng dụng hiện đại của công nghệ thông tin trong lĩnh vực thẻ, đó là việc sử dụng chíp điện tử. Thông thƣờng trên tấm thẻ thông minh đƣợc gắn chíp điện tử thay thế cho dải băng từ sau thẻ. Cũng có trƣờng hợp thẻ thông minh có cả chíp điện tử và băng từ. Dựa trên kỹ thuật xử lý tin học thẻ sẽ đƣợc gắn chíp bộ nhớ và chíp xử lý số liệu. Trong đó các bộ nhớ lƣu trữ toàn bộ các thông tin cung cấp cho thẻ trong mỗi lần sử dụng, còn chíp xử lý số liệu có khả năng bổ sung,
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2