intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:109

3
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Các nhân tố ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam" được hoàn thành với mục tiêu nhằm đánh giá tác động của các nhân tố đến sự ổn định tài chính của các NHTM Việt Nam từ đó đưa ra những giải pháp, chính sách để nâng cao sự hoạt động ổn định của ngân hàng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ CẨM TIÊN CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ ỔN ĐỊNH TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Mã số chuyên ngành: 8 34 02 01 Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2024
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ CẨM TIÊN CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ ỔN ĐỊNH TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Mã số chuyên ngành: 8 34 02 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS ĐẶNG VĂN DÂN Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2024
  3. i LỜI CAM ĐOAN Em tên là Nguyễn Thị Cẩm Tiên, mã số học viên 020124220154, học viên lớp cao học chuyên ngành Tài Chính Ngân Hàng lớp CH24B1 khóa 24 trường Đại Học Ngân Hàng Thành Phố Hồ Chí Minh. Em xin cam đoan bài luận văn “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam” là công trình do chính em nghiên cứu qua việc tìm hiểu vấn đề, vận dụng kiến thức đã học và được thầy PGS.TS Đặng Văn Dân hướng dẫn, không sao chép từ công trình nghiên cứu của người khác. Các nguồn lấy số liệu, trích dẫn đều được ghi chú nguồn cụ thể. Em xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính trung thực của bài luận văn này. TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2024 Học viên Nguyễn Thị Cẩm Tiên
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trước tiên, em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến các Quý Thầy Cô trường Đại Học Ngân Hàng đã tận tình truyền đạt kiến thức cho em trong khoảng thời gian em học tập tại trường và hướng dẫn giúp em hoàn thành được bài luận văn này. Đặc biệt, em xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến PGS.TS Đặng Văn Dân đã trực tiếp hướng dẫn, góp ý để em có thể hoàn thành bài luận văn này. Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng vì kiến thức và kinh nghiệm của bản thân còn nhiều hạn chế cùng thời gian nghiên cứu có giới hạn nên bài luận văn của em không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận sự thông cảm và góp ý của Quý Thầy Cô để em có thể hoàn thiện bài viết tốt hơn. Xin chân thành cảm ơn!
  5. iii TÓM TẮT LUẬN VĂN 1. Phần Tiếng Việt 1.1 Tiêu đề: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ ỔN ĐỊNH TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 1.2 Tóm tắt Trong sự phát triển của hệ thống tài chính và toàn bộ nền kinh tế thì sự OĐTC của hệ thống NHTM đóng vai trò vô cùng quan trọng. Vì thế, vấn đề tìm hiểu và phân tích các nhân tố tác động và đưa ra đề xuất để gia tăng sự OĐTC của các NHTM là việc rất cần thiết. Mặc dù trên thế giới cũng đã có nhiều bài nghiên cứu về vấn đề này nhưng lại ngoài lãnh thổ Việt Nam, không thể vận dụng cho hệ thống NHTM Việt Nam. Còn các bài nghiên cứu tại Việt Nam thì không đồng thời nghiên cứu cả yếu tố nội tại của chính ngân hàng và yếu tố kinh tế vĩ mô, hoặc đã sử dụng bộ số liệu đã cũ. Bài luận văn này được tiến hành nghiên cứu dữ liệu thu thập từ BCTC của 24 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2011-2022 bằng phương pháp hồi quy tuyến tính Bayes. Mô hình nghiên cứu sử dụng Z-score làm biến phụ thuộc, các biến độc lập gồm quy mô ngân hàng (SIZE), tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ lệ chi phí trên tổng thu nhập (CIR), tỷ lệ dư nợ trên tổng tài sản (LAR), tỷ lệ thanh khoản (LIQ), tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM), sự đa dạng hóa thu nhập (ID), và hai biến kinh tế vĩ mô là sự tăng trưởng kinh tế (GDP) và tỷ lệ lạm phát (INFL). Dựa vào những lý thuyết, sự tác động của các nhân tố đến sự OĐTC của NHTM và các công trình nghiên cứu liên quan rồi tiến hành thu thập và xử lý số liệu bằng phương pháp hồi quy tuyến tính Bayes đưa ra kết luận về sự tác động của các biến độc lập đến biến Z -Score. Kết quả nhận được biến SIZE, LAR, LIQ, NIM, ID, GDP, INFL có tác động cùng chiều còn biến ROE, CIR tác động ngược chiều đến biến Z- Score. Qua đó, bài viết đưa ra nhận xét và một vài đề xuất giúp nhà quản trị tiếp tục phát huy những yếu tố ảnh hưởng tích cực, hạn chế các yếu tố tiêu cực để tăng hiệu quả hoạt động từ đó gia tăng sự OĐTC của ngân hàng. 1.3 Từ khóa: Sự ổn định tài chính của hệ thống ngân hàng thương mại, Z-score, Bayes
  6. iv 2. Phần Tiếng Anh 2.1 Title: FACTORS AFFECTING THE FINANCIAL STABILITY OF COMMERCIAL BANKS IN VIETNAM 2.2 Abstract The financial stability of the commercial banking system plays an important role in the development of the financial system and the economy. Therefore, it is essential to investigate and analyze the factors that influence this stability and to propose solutions to enhance the financial stability of Vietnamese commercial banks. Although there have been numerous research articles on this issue globally, studies conducted outside of Vietnam are not applicable to the Vietnamese commercial banking system. In Vietnam, they did not study both internal bank factors and macroeconomic factors, or it has relied on outdated datasets. This thesis is conducted based on data from the financial statements of 24 Vietnamese commercial banks for the period 2011-2022 using the Bayesian linear regression method. The research model uses the dependent variable Z-score, independent variables include bank size (SIZE), return on equity (ROE), Cost to Income Ratio (CIR), loan to assets ratio (LAR), liquidity ratio (LIQ), Net Interest Margin (NIM), income diversification (ID), and two macro variables are economic growth (GDP) and inflation rate (INFL). Based on theoretical foundations, the impact of various factors and related research, data was collected and processed using Bayesian linear regression methods to draw conclusions about the impact of independent variables on the Z-Score variable. The results indicate that variables SIZE, LAR, LIQ, NIM, ID, GDP, and INFL have a positive correlation, while variables ROE and CIR have a negative correlation with the Z-Score. Through those results, the study provides comments and some suggestions to help administrators promote positive influencing factors, limit negative factors to increase operational efficiency, contributing to the financial stability of the bank. 2.3 Keyword: The financial stability of the commercial banking system, Z-score, Bayes
  7. v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT Từ viết tắt Cụm từ tiếng Việt BCTC Báo cáo tài chính CĐKT Cân đối kế toán KQHĐKD Kết quả hoạt động kinh doanh NHNN Ngân Hàng Nhà Nước NHTM Ngân Hàng Thương Mại OĐTC Ổn định tài chính TCTD Tổ chức tín dụng
  8. vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH Từ viết Cụm từ tiếng Anh Cụm từ tiếng Việt tắt CAR Capital Adequacy Ratio Hệ số an toàn vốn CIR Cost to Income Ratio Tỷ lệ chi phí trên tổng thu nhập E/A Equity to Asset Ratio Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội GNP Gross National Product Tổng sản phẩm quốc gia ID Income Diversification Sự đa dạng hóa thu nhập INFL Inflation rate Tỷ lệ lạm phát MCMC Markov chain Monte Carlo Thuật toán để lấy mẫu từ phân phối xác suất NIM Net Interest Margin Tỷ lệ thu nhập lãi thuần ROA Return on Assets Tỷ suất sinh lời trên tài sản ROE Return on Equity Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu
  9. vii MỤC LỤC CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ............................................... 1 1.1. Lý do chọn đề tài........................................................................................................ 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................. 2 1.2.1. Mục tiêu tổng quát ........................................................................................... 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể................................................................................................. 2 1.3. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................... 3 1.4. Đối tượng và phạm nghiên cứu .................................................................................. 3 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 3 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu.......................................................................................... 3 1.5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................... 4 1.6. Nội dung nghiên cứu .................................................................................................. 4 1.7. Đóng góp của đề tài ................................................................................................... 5 1.8. Bố cục của đề tài ........................................................................................................ 6 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU ........................................................... 7 2.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu ........................................................................... 7 2.2. Khoảng trống nghiên cứu......................................................................................... 10 2.3. Cơ sở lý thuyết về sự OĐTC của các NHTM .......................................................... 11 2.3.1. Khái niệm về sự OĐTC của các NHTM ........................................................ 11 2.3.2. Vai trò của sự OĐTC của các NHTM............................................................ 13 2.3.3. Các chỉ tiêu đo lường sự OĐTC của các NHTM ........................................... 14 2.4. Các phương pháp đo lường sự OĐTC của NHTM .................................................. 14 2.4.1. Phương pháp đo lường sự OĐTC bằng mô hình CAMELS .......................... 14 2.4.2. Phương pháp đo lường sự OĐTC bằng Bộ chỉ số lành mạnh của Quỹ tiền tệ quốc tế (FSIs) .............................................................................................................. 17 2.4.3. Phương pháp đo lường sự OĐTC bằng chỉ số Z -Score ................................ 19 2.5. Lý thuyết nền tảng OĐTC đối với NHTM .............................................................. 21 2.5.1. Lý thuyết lợi thế kinh tế theo quy mô (Economies of Scale) ........................ 21 2.5.2. Lý thuyết triển vọng (Prospect Theory) ......................................................... 21 2.5.3. Lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại (Modern Portfolio Theory)................... 22 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................... 24 3.1. Quy trình thực hiện nghiên cứu ............................................................................... 24 3.2. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 24 3.3. Mô hình nghiên cứu ................................................................................................. 25 3.4. Các biến nghiên cứu................................................................................................. 26 3.4.1. Biến phụ thuộc ............................................................................................... 26 3.4.2. Biến độc lập ................................................................................................... 26
  10. viii CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................... 40 4.1. Thống kê mô tả các biến .......................................................................................... 40 4.1.1. Quy mô ngân hàng (SIZE) ............................................................................. 40 4.1.2. Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) .................................................. 42 4.1.3. Tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng thu nhập (CIR) .......................................... 43 4.1.4. Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản (LAR) ................................................. 44 4.1.5. Tỷ lệ thanh khoản (LIQ) ................................................................................ 45 4.1.6. Tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) ...................................................................... 45 4.1.7. Đa dạng hóa thu nhập (ID)............................................................................. 47 4.1.8. Sự tăng trưởng kinh tế (GDP) ........................................................................ 48 4.1.9. Tỷ lệ lạm phát (INFL) .................................................................................... 49 4.2. Quy trình thực hiện xử lý mô hình dữ liệu .............................................................. 50 4.3. Kết quả nghiên cứu .................................................................................................. 51 4.3.1. Kết quả ước lượng Bayes của 3 mô hình ....................................................... 52 4.3.2. Lựa chọn mô hình .......................................................................................... 55 4.3.3. Kiểm định hội tụ của chuỗi MCMC đối với mô hình đã chọn ...................... 56 4.4. Thảo luận về kết quả nghiên cứu ............................................................................. 60 4.4.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu về mặt kỹ thuật .............................................. 60 4.4.2. Thảo luận kết quả nghiên cứu về kinh tế ....................................................... 61 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH............................................... 65 5.1. Kết luận .................................................................................................................... 65 5.1.1. Kết quả đạt được ............................................................................................ 65 5.1.2. Ý nghĩa khoa học ........................................................................................... 66 5.2. Hàm ý chính sách tăng sự OĐTC cho các NHTM Việt Nam .................................. 66 5.2.1. Đối với Quy mô ngân hàng ............................................................................ 66 5.2.2. Đối với Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu ................................................. 68 5.2.3. Đối với tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng thu nhập ........................................ 68 5.2.4. Đối với tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản ................................................. 70 5.2.5. Đối với tỷ lệ thanh khoản ............................................................................... 72 5.2.6. Đối với tỷ lệ thu nhập lãi thuần...................................................................... 73 5.2.7. Đối với sự đa dạng hóa thu nhập ................................................................... 74 5.2.8. Đối với sự tăng trưởng kinh tế ....................................................................... 74 5.2.9. Đối với tỷ lệ lạm phát .................................................................................... 76 5.3. Các khuyến nghị cho NHNN Việt Nam .................................................................. 77 5.3.1. Hoàn thiện cơ chế chính sách, văn bản pháp luật, củng cố các biện pháp an toàn trong lĩnh vực ngân hàng ..................................................................................... 77 5.3.2. Tăng cường giám sát, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giúp các ngân hàng hoạt động ổn định ............................................................................................... 77 5.4. Hạn chế của luận văn và định hướng nghiên cứu tiếp theo ..................................... 77
  11. ix 5.4.1. Hạn chế của luận văn ..................................................................................... 77 5.4.2. Định hướng nghiên cứu tiếp theo................................................................... 78
  12. x DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1: Quy trình thực hiện nghiên cứu ......................................................................... 24 Bảng 3.2: Bảng tổng hợp các biến sử dụng trong mô hình ................................................ 36 Bảng 4.1: ROE trung bình các NHTM tại Việt Năm từ năm 2011 đến 2022 .................... 42 Bảng 4.2: Tỷ lệ chi phí trên tổng thu nhập của các ngân hàng từ 2011-2022 .................... 43 Bảng 4.3: Nhóm 10 ngân hàng có chỉ số CIR thấp nhất năm 2022 ................................... 43 Bảng 4.4: Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản của các NHTM Việt Nam từ năm 2011- 2022 .................................................................................................................................... 44 Bảng 4.5: Nhóm 10 ngân hàng có hệ số NIM cao nhất năm 2022..................................... 46 Bảng 4.6: Trình bày thống kê mô tả chuỗi dữ liệu của các biến trong mô hình nghiên cứu, các số liệu được thể hiện trong bảng gồm số lượng quan sát, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của các biến .......................................................... 51 Bảng 4.7: Kết quả ước lượng mô hình 1 ............................................................................ 52 Bảng 4.8: Kết quả ước lượng OLS ..................................................................................... 53 Bảng 4.9: Kết quả ước lượng mô hình 2 ............................................................................ 54 Bảng 4.10: Kết quả ước lượng mô hình 3 .......................................................................... 54 Bảng 4.11: Kết quả so sánh theo tiêu chuẩn thông tin Bayes factor test ........................... 55 Bảng 4.12: Kết quả so sánh theo tiêu chuẩn thông tin Bayes Bayes model test ................ 55 Bảng 4.13: Kết quả kiểm định tính hội tụ của chuỗi MCMC bằng cỡ mẫu ....................... 57 Bảng 4.14: Kết quả kiểm định hội tụ bằng Grubin ............................................................ 58 Bảng 4.15: Kết quả kiểm định xác suất các khoảng tin cậy ............................................... 59
  13. xi DANH MỤC HÌNH Hình 3.1: Tổng tài sản của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2011-2022 .................. 40 Hình 3.2: Quy mô tổng tài sản của các NHTM năm 2022 và tỷ lệ tăng so năm 2011....... 41 Hình 3.3: Nhóm 10 ngân hàng có chỉ số ROE cao nhất năm 2022.................................... 42 Hình 3.4 : Chỉ số trạng thái tiền mặt trung bình của các ngân hàng năm 2011-2022 ........ 45 Hình 3.5: Hệ số NIM trung bình của các NHTM từ 2011-2022 ........................................ 45 Hình 3.6: Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi của các ngân hàng từ 2011-2022................................. 47 Hình 3.7: Nhóm 10 ngân hàng có tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cao nhất năm 2022 ................. 48 Hình 3.8: Tốc độ tăng trưởng GDP thực của Việt Nam giai đoạn 2011-2022................... 48 Hình 3.9: Tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2011-2022............................................... 49 Hình 4.1: Kết quả kiểm định biểu đồ vết ........................................................................... 56 Hình 4.2: Kết quả kiểm định thông qua biểu đồ Cusum .................................................... 57
  14. 1 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. Lý do chọn đề tài Hệ thống NHTM ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế của Việt Nam và trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Do đó, sự ổn định hoạt động, OĐTC của hệ thống NHTM đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự tăng trưởng ổn định và bền vững của hệ thống tài chính và cả nền kinh tế Việt Nam. Giai đoạn 2008-2012, là giai đoạn khó khăn của các NHTM trên thế giới và ở Việt Nam, buộc một số ngân hàng phải tiến hành cơ cấu. Trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới, các NHTM Việt Nam không chỉ cạnh tranh với ngân hàng trong nước mà còn phải cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài. Những cuộc đua mở rộng thị phần có thể khiến cho các NHTM có nguy cơ gặp nhiều rủi ro ảnh hưởng đến sự hoạt động ổn định của mình. Trong những năm gần đây, tình dịch dịch bệnh, thiên tai, chiến tranh trên thế giới ngày càng diễn biến phức tạp, gây ra nhiều tác động tiêu cực tới hoạt động kinh tế - xã hội của tất cả các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Ngành ngân hàng đã và đang thực hiện sắp xếp lại hệ thống và tái cấu trúc toàn diện, nâng cao sức khỏe đồng thời loại bỏ những ngân hàng yếu kém. Bởi lẽ, ngành ngân hàng là lĩnh vực kinh doanh nhạy cảm, ảnh hưởng đến sự ổn định của cả nền kinh tế, nên việc duy trì sự ổn định luôn được đặc biệt quan tâm. Theo Dự thảo báo cáo tổng kết của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII năm 2021 về tình hình thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm giai đoạn 2011 – 2020 và xây dựng chiến lược 10 năm giai đoạn 2021 - 2030, mức độ an toàn hệ thống các TCTD và NHTM Việt Nam chưa bền vững so với các nước trong khu vực, dễ bị tổn thương trước biến động bất lợi, tạo nên nhiều khó khăn cho hệ thống tín dụng ngân hàng phát triển bởi lẽ sự OĐTC là yếu tố quan trọng nhất. Vậy đâu là những yếu tố ảnh hưởng đến sự OĐTC của hệ thống NHTM Việt Nam, chiều hướng và mức độ tác động của chúng như thế nào? Thông qua các yếu tố này, có những đề xuất, giải pháp và chiến lược nào để tăng tính OĐTC của hệ thống
  15. 2 NHTM? Để trả lời những vấn đề đó, đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của các NHTM ở Việt Nam” được học viên lựa chọn làm đề tài nghiên cứu. Trong và ngoài nước đã có nhiều nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến sự OĐTC của hệ thống ngân hàng. Các nghiên cứu của các tác giả như Okumus và Artar (2012), Baselga- Pascual và cộng sự (2013), Ozili (2018), Abduallah Alfadli (2023), Ejime Herbert Aniemeke (2024),... chỉ xem xét áp dụng ở khu vực, quốc gia ngoài lãnh thổ Việt Nam. Đối với các nghiên cứu về bộ dữ liệu ở Việt Nam như của tác giả Nguyễn Minh Hà và Nguyễn Bá Hướng (2016), Lê Ngọc Quỳnh Anh và cộng sự (2020), Nguyễn Thị Như Quỳnh (2020) đều sử dụng bộ dữ liệu cũ, chỉ cập nhật đến năm 2019. Trên cơ sở đánh giá tổng quan về tình hình nghiên cứu, học viên nhận thấy cần có một nghiên cứu đánh giá tác động của nhiều yếu tố về cả nội tại và vĩ mô để thể hiện đầy đủ hơn “sức khỏe” tài chính của các NHTM Việt Nam và đồng thời cập nhật bộ dữ liệu mới nhất đến thời điểm hiện tại để có kết quả phù hợp hơn, mới hơn. Kế thừa và tiếp thu có chọn lọc từ các công trình nghiên cứu trước đây, luận văn thực hiện đề tài “Các nhân tố tố ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của các NHTM ở Việt Nam” với mục đích tìm ra các nhân tố ảnh hưởng, chiều hướng và mức độ ảnh hưởng giúp các NHTM Việt Nam nhận ra và có phương án khắc phục những hạn chế, bất cập, có kế hoạch hoạt động kinh doanh phù hợp góp phần ổn định trong hoạt động ngân hàng. Luận văn phân tích các yếu tố nội tại của ngân hàng như quy mô, tỷ suất sinh lời, tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản, tính thanh khoản, chi phí hoạt động và các yếu tố kinh tế vĩ mô như tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát tác động đến thế nào sự OĐTC của ngân hàng và những đề xuất cá nhân. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Đánh giá tác động của các nhân tố đến sự OĐTC của các NHTM Việt Nam từ đó đưa ra những giải pháp, chính sách để nâng cao sự hoạt động ổn định của ngân hàng. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Thứ nhất, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự OĐTC của NHTM Việt Nam.
  16. 3 Thứ hai, đo lường mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến sự OĐTC của NHTM Việt Nam. Thứ ba, một số hàm ý chính sách nhằm nâng cao sự OĐTC của các NHTM Việt Nam. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Nhằm đạt được mục đích nghiên cứu như vừa nêu, luận văn được thực hiện sẽ lần lượt trả lời các câu hỏi sau đây: - Các nhân tố nào ảnh hưởng đến sự OĐTC của NHTM Việt Nam? - Mức độ tác động của các nhân tố đó đến sự OĐTC của NHTM Việt Nam như thế nào? - Giải pháp nào có thể áp dụng để cải thiện sự OĐTC của NHTM Việt Nam? 1.4. Đối tượng và phạm nghiên cứu 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu Các nhân tố ảnh hưởng đến sự OĐTC của 24 NHTM Việt Nam 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu Dữ liệu của 24 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2011-2022. Luận văn chọn mốc thời gian từ 2011 vì giai đoạn này các NHTM Việt Nam phải phục hồi kinh tế sau cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu. Bên cạnh đó, giai đoạn 2011-2022, quá trình hội nhập kinh tế mạnh mẽ, các NHTM Việt Namvừa phải cạnh tranh với các NHTM trong và ngoài nước, đối mặt với nhiều thách thức ảnh hưởng đến hoạt động cũng như sự OĐTC của các ngân hàng. Do đó, học viên thấy đây là giai đoạn cần được quan tâm và nghiên cứu để tìm ra các nhân tố ảnh hưởng và giải pháp để giúp các NHTM tránh được những cú sốc gây nên sự bất ổn tài chính đồng thời góp phần nâng cao sự OĐTC của hệ thống ngân hàng. Trong tổng số 31 NHTM Việt Nam hiện nay, luận văn không lựa chọn các Ngân hàng thuộc diện kiểm soát đặc biệt như Ngân hàng TMCP Bắc Á (BacABank), Ngân hàng TMCP Bảo Việt (BAOVIET Bank), Ngân hàng TMCP Đông Á (DongA
  17. 4 Bank), Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank), Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PvcomBank), Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (VietBank) vì nguồn số liệu của thời kỳ nghiên cứu chưa đầy đủ và không được công bố minh bạch, hoặc do bị kiểm soát đặc biệt. Nguồn số liệu về các yếu tố nội tại của các NHTM được thu thập trong BCTC công bố công khai trên các website của ngân hàng. Các yếu tố vĩ mô được thu thập dựa trên dữ liệu của tổng cục thống kê Việt Nam. 1.5. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng kết hợp phương pháp định lượng và định tính: Phương pháp định lượng: sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính Bayes (Bayesian linear regress) thông qua thuật toán nghiên cứu Radom-walk Metropolis- Hastings sampling nhằm thực hiện mục tiêu nghiên cứu là xác định ảnh hưởng của các nhân tố đến sự OĐTC của NHTM Việt Nam. Luận văn có sử dụng phương pháp tổng hợp tiến hành tìm hiểu và tổng hợp các mặt lý luận và cả thực nghiệm về tác động của các yếu tố nghiên cứu đến sự ổn định của các NHTM đã được áp dụng tại các nước phát triển trên thế giới, để từ đó hình thành cơ sở lý thuyết và khung giả thiết kiểm định cho bài nghiên cứu. Ngoài ra với luận văn này, học viên cũng có sử dụng một số phương pháp khác như thống kê, phân tích, đánh giá số liệu về thực trạng hoạt động của ngân hàng để tiến hành nghiên cứu. 1.6. Nội dung nghiên cứu Với định hướng bám sát vào mục tiêu đề ra, bài luận văn sẽ tiến hành mô tả, đánh giá về các nhân tố nội tại ngân hàng và vĩ mô tác động đến sự OĐTC của các NHTM Việt Nam. Trên cơ sở đó phân tích tác động của các nhân tố này đến sự OĐTC của các ngân hàng. Luận văn thu thập số liệu từ các NHTM Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2022, sử dụng phương pháp Bayes để kiểm định các mối quan hệ và mức độ ý nghĩa của các mối quan hệ. Từ đó sẽ đánh giá, giải thích tác động của các nhân tố nội tại ngân hàng và yếu tố vĩ mô của các NHTM Việt Nam trên cơ sở thực tế
  18. 5 hoạt động của ngành trong giai đoạn nghiên cứu, làm cơ sở đưa ra những đề xuất và định hướng hoạt động của ngành trong tương lai. Hướng nghiên cứu cụ thể như sau: - Khung lý thuyết về OĐTC tại các NHTM + Khái niệm về sự OĐTC của các NHTM + Vai trò của sự OĐTC của các NHTM + Các chỉ tiêu đo lường sự OĐTC của các NHTM + Các nhân tố ảnh hưởng đến sự OĐTC của các NHTM + Các phương pháp đánh giá sự OĐTC của các NHTM - Nghiên cứu mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến sự OĐTC của các NHTM + Cơ sở lý thuyết + Các nghiên cứu trước đây + Kết quả xử lý dữ liệu - Từ kết quả của nghiên cứu, đưa ra đề xuất giúp hệ thống NHTM hoạt động ổn định và bền vững. 1.7. Đóng góp của đề tài Về mặt khoa học, luận văn tìm hiểu và phân tích khái niệm, cơ sở lý thuyết, bổ sung thêm một số thông tin còn thiếu của các nghiên cứu trước đó, đóng góp vào nguồn tài liệu cho các nghiên cứu sau này. Bên cạnh đó, luận văn phân tích mối quan hệ giữa các biến độc lập vi mô và vĩ mô với biến phụ thuộc Z-score bằng phương pháp mới so với những nghiên cứu trước là phương pháp Bayes. Về mặt thực tiễn, luận văn xác định các nhân tố, chiều hướng và mức độ tác động của các nhân tố này đến sự OĐTC của 24 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2011- 2022. Từ kết quả thu được, giúp các NHTM, nhà quản trị, nhà đầu tư am hiểu hơn và có cái nhìn tổng quát hơn để có thể đưa ra những quyết định đầu tư, điều chỉnh, hoạch
  19. 6 định chính sách để hoạt động kinh doanh hiệu quả, phát triển bền vững, tăng sự OĐTC của hệ thống ngân hàng. 1.8. Bố cục của đề tài CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 5.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
  20. 7 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu Trên thế giới và ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề OĐTC của hệ thống ngân hàng. Baselga- Pascual và cộng sự (2013) đã thực hiện nghiên cứu sự tác động của một số biến thuộc nội tại ngân hàng và biến vĩ mô đến rủi ro của ngân hàng dựa trên phương pháp hồi quy dữ liệu bảng dựa trên dữ liệu các NHTM trong khu vực EU từ 2001-2012. Tác giả đã kết luận được vốn chủ sở hữu, lợi nhuận, hiệu quả và tính thanh khoản có tác động ngược chiều với rủi ro ngân hàng hay tác động cùng chiều với sự OĐTC. Bên cạnh đó, thị trường ít cạnh tranh, lãi suất thấp hơn, tỷ lệ lạm phát cao hơn và một bối cảnh khủng hoảng kinh tế, khi GDP giảm thì sẽ làm tăng rủi ro, tức làm giảm sự OĐTC của ngân hàng. Ozili (2018) đã tiến hành nghiên cứu các ngân hàng ở khu vực Châu Phi. Bằng mô hình hồi quy ước lượng theo phương pháp OLS, bài nghiên cứu đã kết luận được rằng quy mô ngân hàng, tài sản, hiệu quả hoạt động của ngân hàng, tỷ lệ vốn pháp định, tỷ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ, chính trị ổn định là những yếu tố tác động mạnh đến sự OĐTC của ngân hàng khu vực này. Shahriar và cộng sự (2022) nghiên cứu các ngân hàng ở 12 quốc gia khu vực Tây Á bằng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng hiệu ứng cố định được sử dụng trên dữ liệu từ 2004-2018. Kết quả cho thấy rằng lợi nhuận ngân hàng, tỷ lệ thu nhập lãi thuần, tỷ lệ thu nhập ngoài lãi, tỷ lệ dư nợ trên tài sản tỷ lệ thuận với sự OĐTC. Còn tỷ lệ đòn bẩy và nợ dài hạn tỷ lệ nghịch với sự OĐTC. Abduallah Alfadli (2023) nghiên cứu về các yếu tố góp phần cải thiện sự OĐTC của 132 NHTM hoạt động ở các Quốc gia MENA bằng cách sử dụng bộ dữ liệu bảng trong khoảng thời gian 10 năm (2011 đến 2020). Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng mức độ cạnh tranh, hiệu quả hoạt động của ngân hàng, tài chính toàn diện có mối quan hệ đồng biến với sự OĐTC. Trong khi đó, sự phát triển tài chính được đo bằng vốn hóa thị trường chứng khoán đang tác động tiêu cực đến mức độ ổn định của ngân hàng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2