intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố tác động đến nợ xấu tại các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:100

10
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng "Các nhân tố tác động đến nợ xấu tại các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh" được thực hiện nhằm đánh giá các nhân tố tác động đến nợ xấu tại các ngân hàng TMCP niên yết trên HOSE. Từ đó, nghiên cứu đề xuất một số khuyến nghị nhằm giúp các ngân hàng TMCP niêm yết trên HOSE quản lý nợ xấu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố tác động đến nợ xấu tại các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN NGỌC HIẾU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng Mã số chuyên ngành: 8340201 Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN NGỌC HIẾU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng Mã số chuyên ngành: 8340201 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. TRẦN NGUYỄN MINH HẢI Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2023
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài “Các nhân tố tác động đến nợ xấu tại các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi và được sự hướng dẫn khoa học của TS. Trần Nguyễn Minh Hải. Bài nghiên cứu dùng tài liệu được trích dẫn và trình bày đầy đủ trong phần tài liệu tham khảo. Nội dung nghiên cứu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây. Những số liệu trong các bảng và hình phục vụ cho việc dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ nguồn tin cậy và trích dẫn rõ ràng. Nếu luận văn có bất kỳ sự gian lận nào, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung bài luận văn của mình. Tác giả Nguyễn Ngọc Hiếu
  4. ii LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến người hướng dẫn khoa học – TS. Trần Nguyễn Minh Hải, người đã nhiệt tình hướng dẫn tôi thực hiện luận văn này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến toàn bộ Quý Thầy Cô Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh, Quý Thầy Cô khoa Sau Đại học, khoa Tài chính Ngân hàng đã nhiệt huyết truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường. Do thời gian và trình độ còn hạn chế, luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Học viên kính mong các Thầy Cô cùng chỉ bảo và đóng góp ý kiến để luận văn được hoàn thiện hơn. Học viên xin chân thành cảm ơn.
  5. iii TÓM TẮT LUẬN VĂN Tiêu đề Các nhân tố tác động đến nợ xấu tại các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE). Tóm tắt Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá các nhân tố tác động đến nợ xấu tại các Ngân hàng Thương mại cổ phần (TMCP) niêm yết trên HOSE. Từ đó, nghiên cứu đề xuất các khuyến nghị nhằm giúp các Ngân hàng TMCP niêm yết trên HOSE giảm thiểu nợ xấu. Bộ dữ liệu thứ cấp được thu thập từ 14 Ngân hàng TMCP được niêm yết HOSE từ năm 2012 đến 2021, Tổng cục thống kê Việt Nam (GSO) và Ngân hàng Thế giới (WB). Kết quả từ phân tích hồi quy đa biến được thực hiện bằng cách sử dụng phần mềm Stata 14 trên bộ dữ liệu bảng cân bằng đã chỉ ra rằng các biến (1) tốc độ tăng trưởng tín dụng, (2) tốc độ tăng trưởng kinh tế, (3) dự phòng rủi ro có mối quan hệ đồng a a a a a a a a a a a a biến với nợ xấu. Đối với biến (4) khả năng sinh lời trên tài sản, và (5) tỷ lệ thất nghiệp a a a a a a a a a a a a a a a a a a a a a thì có mối quan hệ nghịch biến với nợ xấu. Từ kết quả đó, tác giả đề xuất một số a a a a a a a a a a a a a a a a a a a a khuyến nghị nhằm giảm thiểu nợ xấu tại các Ngân hàng TMCP niêm yết trên HOSE. a a a a a a a a a a a a a a a Từ khoá Ngân hàng thương mại cổ phần, Nợ xấu, Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh.
  6. iv ABSTRACT Topic Factors affecting non-performing loans at joint stock commercial banks listed on Ho Chi Minh City Stock Exchange. Abstract The study was carried out to evaluate the factors affecting non-performing loans at joint stock commercial banks listed on the Ho Chi Minh City Stock Exchange. Accordingly, the study proposed recommendations to reduce the non-performing loans at joint stock commercial banks listed on the Ho Chi Minh City Stock Exchange. The secondary data set was collected from 14 joint stock commercial banks listed on the Ho Chi Minh City Stock Exchange (HOSE) from 2012 to 2021, the General Statistics Office of Vietnam (GSO) and the World Bank (WB). Results from the regression analysis performed using Stata 14 on balanced panel datasets showed that variables (1) credit growth rate, (2) economic growth rate, (3) provisions for credit risk have the positive relationship with non-performing loans ratio. Besides, (4) return on average asset and (5) unemployment rate had negative impact significantly on non-performing loans ratio. Hence, the author proposed recommendations to minimize the non-performing loans ratio at joint stock commercial banks listed on the Ho Chi Minh City Stock Exchange. Keywords Joint Stock Commercial Banks, Non-Performning Loans, Ho Chi Minh City Stock Exchange.
  7. v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT Từ viết tắt Cụm từ tiếng Việt NH Ngân hàng NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại TCTD Tổ chức tín dụng TMCP Thương mại cổ phần
  8. vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH Đã Cụm từ tiếng Anh Cụm từ tiếng Việt CG Credit Growth Rate Tốc độ tăng trưởng tín dụng Phương pháp ước lượng hiệu ứng cố FEM Fixed Effects Model định GDP Economic Growth Tốc độ tăng trưởng kinh tế General Statistics Office GSO Tổng cục Thống kê Việt Nam of Viet Nam Ho Chi Minh Stock Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí HOSE Exchange Minh IMF International Monetary Fund Quỹ Tiền tệ Quốc tế INF Inflation rate Tỷ lệ lạm phát LLR Provision for credit risk Dự phòng rủi ro NPL Non-performing Loan Nợ xấu Pooled Ordinary Least Pooled OLS Phương pháp bình phương nhỏ nhất Square Phương pháp ước lượng hiệu ứng REM Random Effects Model ngẫu nhiên ROA Return on Average Asset Khả năng sinh lời trên tài sản UNEMP Unemployment rate Tỷ lệ thất nghiệp WB World Bank Ngân hàng Thế giới
  9. vii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................i LỜI CẢM ƠN................................................................................................................. ii TÓM TẮT LUẬN VĂN................................................................................................ iii ABSTRACT ...................................................................................................................iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT ................................................................... v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH ..................................................................vi DANH MỤC BẢNG ....................................................................................................... x DANH MỤC HÌNH .......................................................................................................xi CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN .................................................................... 1 1.1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu ............................................................ 3 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát .............................................................................. 3 1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể ................................................................................... 3 1.2.3. Câu hỏi nghiên cứu................................................................................................ 4 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 4 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................ 4 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 4 1.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 4 1.5. Đóng góp của đề tài .................................................................................................. 6 1.6. Bố cục của đề tài ...................................................................................................... 7 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM LIÊN QUAN.............................................................................................................................. 8 2.1. Khái quát chung về Ngân hàng TMCP .................................................................... 8 2.1.1. Khái niệm Ngân hàng TMCP ................................................................................ 8 2.1.2. Vai trò của Ngân hàng TMCP trong nền kinh tế ................................................10 2.2. Những vấn đề chung về hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng TMCP ................11 2.2.1. Hoạt động cho vay ...............................................................................................11
  10. viii 2.2.2. Chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng. .................14 2.3. Tổng quan về nợ xấu ..............................................................................................15 2.4. Cơ sở lý thuyết .......................................................................................................18 2.4.1. Mô hình điểm số “Z” của Atlman (2000) ...........................................................18 2.4.2. Lý thuyết thông tin bất cân xứng của Auronen (2003) và Richard (2011) .........20 2.5. Lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan ............................................21 2.5.1. Các nghiên cứu trên thế giới ...............................................................................21 2.5.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam ................................................................................26 2.6. Mô hình nghiên cứu tổng quát ...............................................................................34 Kết luận chương 2 .........................................................................................................38 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................................................39 3.1. Phương pháp tiếp cận thông tin ..............................................................................39 3.1.1. Mô hình nghiên cứu áp dụng cho mẫu nghiên cứu .............................................39 3.1.2. Các giả thuyết nghiên cứu ...................................................................................40 3.2. Phương pháp thu thập dữ liệu ................................................................................44 3.3. Phương pháp xử lý dữ liệu .....................................................................................45 3.4. Khung quy trình nghiên cứu ...................................................................................48 Kết luận chương 3 .........................................................................................................49 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................................50 4.1. Bối cảnh về hệ thống ngân hàng TMCP Việt Nam, diễn biến nợ xấu và hoạt động xử lý nợ xấu…… .............................................................................................................. . 50 4.1.1. Bối cảnh hệ thống ngân hàng TMCP Việt Nam .................................................50 4.1.2. Diễn biến nợ xấu tại hệ thống ngân hàng TMCP Việt Nam ...............................51 4.1.3. Hoạt động xử lý nợ xấu tại Việt Nam .................................................................52 4.2. Thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu ........................................................................53 4.2. Phân tích hồi quy ....................................................................................................54 4.2.1. Ma trận tương quan .............................................................................................54 4.2.2. Kiểm định sự tương quan giữa các biến độc lập .................................................55
  11. ix 4.2.3. Kết quả phân tích hồi quy....................................................................................56 4.4. Thảo luận kết quả nghiên cứu ................................................................................59 Kết luận chương 4 .........................................................................................................64 CHƯƠNG 5. KHUYẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN .........................................................65 5.1. Khuyến nghị ...........................................................................................................65 5.2. Hạn chế của luận văn và hướng nghiên cứu tiếp theo............................................68 5.3. Kết luận ..................................................................................................................69 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................i PHỤ LỤC 1 ....................................................................................................................vi PHỤ LỤC 2 ..................................................................................................................... x
  12. x DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Danh sách các Ngân hàng TMCP nghiên cứu ................................................ 5 Bảng 2.1. Phân loại Ngân hàng TMCP ........................................................................... 9 Bảng 2.2. Các phương thức cho vay .............................................................................12 Bảng 2.3. Phân loại nhóm nợ ........................................................................................16 Bảng 2.3. Ưu điểm và nhược điểm của mô hình điểm số “Z” ......................................19 Bảng 2.4. Tổng hợp các nghiên cứu liên quan ..............................................................31 Nguồn: Tổng hợp của tác giả. .......................................................................................33 Bảng 2.5. Tổng hợp các biến trong mô hình .................................................................34 Bảng 3.1. Kỳ vọng dấu về tác động của từng nhân tố đến nợ xấu ................................42 Bảng 4.1. Thống kê mô tả các biến trong mô hình .......................................................53 Bảng 4.2. Ma trận tương quan giữa các biến số ............................................................54 Bảng 4.3. Kết quả kiểm định VIF .................................................................................56 Bảng 4.4. Tổng hợp các kết quả ước lượng theo các phương pháp Pooled OLS, FEM, REM, REM hiệu chỉnh ..................................................................................................58 Bảng 4.5. Tổng hợp giả thuyết nghiên cứu ...................................................................61
  13. xi DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Mô hình nghiên cứu của Rachman và ctg (2018) .........................................22 Hình 2.2. Mô hình nghiên cứu của Dimitrios và ctg (2016) .........................................23 Hình 2.3. Mô hình nghiên cứu của Radivojevic và Jovovic (2017) .............................24 Hình 2.4. Mô hình nghiên cứu của Koju và ctg (2018) ................................................25 Hình 2.5. Mô hình nghiên cứu của Trần Vương Thịnh và ctg (2021) ..........................26 Hình 2.6. Mô hình nghiên cứu của Hoàng Thị Thanh Hằng và ctg (2020) ..................27 Hình 2.7. Mô hình nghiên cứu của Phạm Dương Phương Thảo và Nguyễn Linh Đan (2018) ............................................................................................................................28 Hình 2.8. Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Thị Như Quỳnh và ctg (2018) .................29 Hình 2.9. Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Thành Đạt (2018) ....................................30 Hình 2.10. Mô hình nghiên cứu tổng quát ....................................................................36 Hình 1.1. Khung quy trình nghiên cứu được đề xuất ....................................................48 Hình 4.1. Nợ xấu tại hệ thống ngân hàng Việt Nam TMCP giai đoạn 2012-2021 .......52
  14. 1 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN Trong chương 1, luận văn giới thiệu tóm tắt các nội dung bao gồm lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, đóng góp của đề tài, bố cục của đề tài. 1.1. Lý do chọn đề tài Ngân hàng đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển bền vững của hệ thống tài chính, đặc biệt là tại các quốc gia có hệ thống kinh tế dựa vào ngân hàng (Moradi và ctg, 2016). Ảnh hưởng này sẽ nghiêm trọng hơn đối với các quốc gia phụ thuộc nhiều vào ngân hàng như là một trung gian tài chính phân bổ vốn cho toàn bộ nền kinh tế. Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động cốt lõi quan trọng nhất của a a a a a a a a a a ngân hàng thương mại (NHTM). Nợ xấu tồn tại tất yếu khách quan trong hoạt động tín dụng, và duy trì nợ xấu ở mức độ an toàn là một trong các mục tiêu quan trọng của NHTM. Nợ xấu không chỉ là nguyên nhân cơ bản gây mất an toàn, làm gia tăng trích lập dự phòng rủi ro, gia tăng chi phí xử lý nợ xấu từ đó gây sụt giảm lợi nhuận kỳ vọng của ngân hàng mà còn ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển kinh tế - xã hội, ảnh hưởng đến uy tín của bản thân ngân hàng cũng như sức khỏe nền tài chính quốc gia. Các chuyên a gia kinh tế cho rằng hầu hết đặc điểm chung của các cuộc khủng hoảng tài chính đều bắt nguồn từ nợ xấu tăng cao tại các ngân hàng thuộc các quốc gia đó. Sau các cuộc khủng hoảng tài chính, nợ xấu đã được sự giám sát bởi chính phủ và dưới sự quản lý của ngân hàng tại các quốc gia đó (Soedarmono và ctg, 2011; Ghosh, 2015). Do đó, việc quản lý nợ xấu được coi là hoạt động quan trọng để các ngân hàng xác định nguyên nhân, dự đoán tổn thất, từ đó đề xuất các biện pháp kiểm soát và xử lý nợ xấu hiệu quả nhằm hạn chế tối đa thiệt hại do nợ xấu gây ra cũng như đưa ra các giải pháp dự phòng tránh nợ xấu lặp lại trong tương lai. a Trên thế giới, đã có nhiều nghiên cứu thực nghiệm về vấn đề tác động của nợ xấu đến hệ thống của các ngân hàng thương mại (NHTM). Theo đó, các nhân tố có tác động
  15. 2 ngược chiều có ý nghĩa đến nợ xấu có thể thể đến như (1) lợi nhuận ngân hàng, (2) tốc độ tăng trưởng kinh tế (Dimitrios và ctg, 2016; Radivojevic và Jovovic, 2017; Koju và ctg, 2018; Hoàng Thị Thanh Hằng và ctg, 2020), (3) tốc độ tăng trưởng tín dụng (Rachman và ctg, 2018; Nguyễn Thị Như Quỳnh và ctg, 2018). Các nhân tố có tác động thuận chiều có ý nghĩa đến nợ xấu có thể thể đến như tỷ lệ thất nghiệp, dự phòng rủi ro, tỷ lệ lạm phát (Radivojevic và Jovovic, 2017; Hoàng Thị Thanh Hằng và ctg, 2020). Tuy nhiên, nghiên cứu của Koju và ctg (2018) lại chỉ ra rằng tỷ lệ lạm phát có tác động ngược chiều đến nợ xấu với mức ý nghĩa 1%. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Như Quỳnh và ctg (2018), Nguyễn Thành Đạt (2018) và Phạm Dương Phương Thảo (2018) cũng cho thấy nợ xấu năm trước có tác động cùng chiều với nợ xấu hiện tại với mức ý nghĩa 1%. Theo đó, nợ xấu năm trước càng cao, chi phí trích lập dự phòng càng cao thì nợ xấu năm nay gia tăng. Đồng thời, Phạm Dương Phương Thảo (2018) cũng khẳng định nợ xấu và chi phí hoạt động ngân hàng có tác động ngược chiều tại mức ý nghĩa thống kê 1%. Như vậy, các nghiên cứu trước đây cho thấy nợ xấu là một vấn đề vô cũng khó khăn trên thế giới, nếu không quản lý tốt được nợ xấu thì nền kinh tế sẽ rơi vào những cuộc khủng hoảng nghiêm trọng. Nhìn chung, tất cả những nghiên cứu trên đều đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu có những điểm chung cũng như có những điểm riêng tuỳ thuộc vào từng quốc gia, khu vực, đối tượng và thời gian khảo sát. Từ đó, tác giả xem xét các nhân tố như (1) tốc độ tăng trưởng tín dụng, (2) khả năng sinh lời trên tài sản, (3) tỷ lệ thất nghiệp, (4) tốc độ tăng trưởng kinh tế, (5) dự phòng rủi ro, (6) tỷ lệ lạm phát trong cùng một mô hình để đánh giá tác động của chúng đến nợ xấu tại các ngân hàng TMCP niêm yết trên HOSE. Tại Việt Nam, tốc độ tăng trưởng tín dụng trong những năm qua đã khiến nợ xấu của các ngân hàng tăng nhanh chóng. Theo số liệu báo cáo được tổng hợp hàng năm của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam, tốc độ tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng giai đoạn 2015 – 2021 có xu hướng biến thiên cùng chiều với nợ xấu. Thực tiễn cho thấy tốc độ tăng trưởng tín dụng ở Việt Nam giảm sẽ làm nợ xấu giảm và ngược lại khi tốc độ tăng trưởng tín dụng tăng sẽ tăng nợ xấu. Nợ xấu đối với các ngân hàng
  16. 3 TMCP là một vấn đề cần được giải quyết, nợ xấu tăng nhanh sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hầu hết các chủ thể trong nền kinh tế, trước tiên là ngân hàng, sau đó là người đi vay, cuối cùng sẽ là toàn bộ nền kinh tế. Những năm gần đây, NHNH Việt Nam đang không ngừng nỗ lực để giảm thiểu và hạn chế sự gia tăng nợ xấu nhưng giai đoạn 2019 – 2021 đánh dấu sự gia tăng nhanh chóng của nợ xấu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, nợ xấu tăng nhanh là điều đã được dự đoán trước do sự bùng phát của đại dịch COVID-19, đặc biệt với biến chủng Delta mới trong năm 2021 đã gây ra các tổn thất nặng nề trong nền kinh tế. Theo đó, nợ xấu có xu hướng gia tăng rõ rệt tại một số ngân hàng, bình quân số dư nợ xấu của 28 Ngân hàng TMCP niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam tăng 17,3% so với năm 2020 (NHNN Việt Nam, 2021). Vì vậy việc tìm hiểu các nhân tố tác động đến nợ xấu cũng như mức ảnh hưởng của các nhân tố sẽ giúp các ngân hàng và nhà quản trị đưa ra được các quyết định quản trị tài chính hiệu quả nhằm duy trì nợ xấu ở mức thấp, đảm bảo sự phát triển của hệ thống ngân hàng nói riêng và sự ổn định của nền kinh tế nói chung. Bên cạnh hầu hết các ngân hàng tại Việt Nam được niên yết trên ba sàn giao dịch lớn đó là sàn HOSE, HNX và UPCOM, tuy nhiên không có một nghiên cứu nào đề cập riêng trên một sàn giao dịch. Do đó, tác giả quyết định chọn đề tài “Các nhân tố tác động đến nợ xấu tại các Ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh” để làm đề tài nghiên cứu cho luận văn. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá các nhân tố tác động đến nợ xấu tại các ngân hàng TMCP niên yết trên HOSE. Từ đó, nghiên cứu đề xuất một số khuyến nghị nhằm giúp các ngân hàng TMCP niêm yết trên HOSE quản lý nợ xấu. 1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể ▪ Nghiên cứu tập trung xác định các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu tại các ngân a a a a a a a a a a a a a a hàng TMCP dựa trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu liên quan. a a a a a a a a a a a a a
  17. 4 ▪ Đánh giá mức độ tác động của các nhân tố đến nợ xấu tại các ngân hàng TMCP niêm yết trên HOSE. ▪ Đề xuất một số khuyến nghị nhằm quản lý nợ xấu tại các ngân hàng TMCP niêm yết trên HOSE. 1.2.3. Câu hỏi nghiên cứu ▪ Những nhân tố nào ảnh hưởng đến nợ xấu tại các Ngân hàng TMCP theo cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm liên quan? ▪ Các nhân tố tác động như thế nào đến nợ xấu tại các Ngân hàng TMCP niêm yết trên HOSE? ▪ Những khuyến nghị nào nhằm quản lý nợ xấu tại các Ngân hàng TMCP niêm yết trên HOSE? 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng của đề tài nghiên cứu là nợ xấu, các yếu tố tác động đến nợ xấu của hệ thống Ngân hàng TMCP niêm yết trên HOSE. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu lấy dữ liệu từ năm 2012 đến 2021, có tổng cộng 14 ngân hàng TMCP được niêm yết trên HOSE. Các ngân hàng được chọn để nghiên cứu là các ngân hàng có quy mô lớn nhằm đảm bảo tính đại diện cho xu hướng biến động của ngành. Bên cạnh đó, hầu hết các cổ phiếu vốn hóa lớn của Việt Nam đều được niêm yết trên sàn HOSE, yêu cầu niêm yết trên HOSE khắt khe hơn so với các sàn giao dịch còn lại. Các công ty niêm yết trên sàn HOSE thường có công bố thông tin tốt hơn, có độ tin cậy cao hơn. 1.4. Phương pháp nghiên cứu ▪ Phương pháp tiếp cận thông tin Nghiên cứu tiếp thu và kế thừa tư tưởng của các lý thuyết sau, cụ thể là (1) Mô hình điểm số “Z” của Atlman (2000); (2) Lý thuyết thông tin bất cân xứng của Auronen (2003) và Richard (2011).
  18. 5 Các lý thuyết này cũng chính là nền tảng cho việc lựa chọn hướng nghiên cứu về các nhân tố tác động đến nợ xấu tại các ngân hàng TMCP được niêm yết trên HOSE. ▪ Phương pháp thu thập dữ liệu Nghiên cứu lấy dữ liệu bảng cân bằng từ năm 2012 đến 2021 của 14 ngân hàng TMCP được niêm yết trên HOSE. Danh sách các ngân hàng lấy dữ liệu được mô tả như trong bảng 1.1. Dữ liệu về (1) nợ xấu, (2) tốc độ tăng trưởng tín dụng, (3) khả năng sinh lời của tài sản, (4) dự phòng rủi ro được lấy từ báo cáo tài chính hàng năm của các ngân hàng. Các dữ liệu vĩ mô như (5) tỷ lệ thất nghiệp, (6) tốc độ tăng trưởng kinh tế, (7) tỷ lệ lạm phát được lấy từ cơ sở dữ liệu của Tổng cục thống kê Việt Nam (GSO) và Ngân hàng Thế giới (WB). Bảng 1.1. Danh sách các Ngân hàng TMCP nghiên cứu Sở giao STT Tên ngân hàng TMCP Mã CK dịch 1 Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV HOSE 2 Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam CTG HOSE 3 Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam VCB HOSE 4 Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng VPB HOSE 5 Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam EIB HOSE 6 Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh HDB HOSE 7 Ngân hàng TMCP Quân đội MBB HOSE 8 Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín STB HOSE 9 Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam TCB HOSE 10 Ngân hàng TMCP Tiên Phong TPB HOSE 11 Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam VIB HOSE 12 Ngân hàng TMCP Á Châu ACB HOSE
  19. 6 13 Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt LPB HOSE 14 Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam MSB HOSE Nguồn: Trích xuất từ bộ dữ liệu nghiên cứu của tác giả. ▪ Phương pháp xử lý dữ liệu Để trả lời các câu hỏi nghiên cứu đặt ra, phương pháp nghiên cứu được áp dụng trong nghiên cứu này là phương pháp nghiên cứu định lượng, thông qua việc sử dụng phần mềm Stata 14 để nghiên cứu thực hiện phân tích thống kê mô tả, ma trận hệ số tương quan, mô hình hồi quy và các kiểm định. Phân tích dữ liệu được thực hiện theo trình tự sau: (1) Phân tích thống kê mô tả nhằm xác định các chỉ tiêu chung để đưa ra cái nhìn tổng quát về các đặc trưng cơ bản của các biến trong mô hình nghiên cứu; (2) phân tích và nghiên cứu mối tương quan giữa các biến trong mô hình, đồng thời phát hiện mối quan hệ giữa các biến; (3) thực hiện hồi quy theo Pooled-OLS, FEM và REM và các kiểm định liên quan để để tìm ra mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng và nợ xấu của ngân hàng; (4) thảo luận theo kết quả nghiên cứu của mô hình hồi quy với phương pháp ước lượng phù hợp được lựa chọn. 1.5. Đóng góp của đề tài - Đề tài góp phần xác định và phân tích tác động đến nợ xấu của các ngân hàng TMCP được niêm yết trên HOSE của các nhân tố như (1) tốc độ tăng trưởng tín dụng, (2) khả năng sinh lời trên tài sản, (3) tỷ lệ thất nghiệp, (4) tốc độ tăng trưởng kinh tế trong thời kỳ, (5) dự phòng rủi ro, (6) tỷ lệ lạm phát. - Đề tài góp phần đề xuất một số khuyến nghị nhằm quản lý nợ xấu tại các ngân hàng TMCP được niêm yết trên HOSE.
  20. 7 1.6. Bố cục của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và 02 phụ lục, kết cấu của luận văn gồm có 5 chương: CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN Chương này trình bày tính cấp thiết của đề tài, những mục tiêu cần đạt được khi thực hiện nghiên cứu, đưa ra các câu hỏi nghiên cứu, xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu (phương pháp tiếp cận thông tin, phương pháp thu thập dữ liệu và phương pháp xử lý dữ liệu), khung quy trình nghiên cứu và đóng góp của đề tài. CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT Chương này trình bày giới thiệu khái niệm chung về ngân hàng thương mại, nợ xấu, các lý thuyết nền tảng và lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan đến đề tài làm căn cứ để tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của các NHTM cũng như xây dựng mô hình hồi quy tổng quát. CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Chương này trình bày quy trình nghiên cứu, áp dụng mô hình hồi quy cho bộ dữ liệu bảng cân bằng các ngân hàng TMCP niêm yết trên HOSE căn cứ trên việc tiếp cận cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm liên quan. Đồng thời, chương 3 cũng a a a a a a a a a a a a trình bày phương pháp sử dụng để thu thập dữ liệu thứ cấp và phương pháp phân tích a a a a a a a a a a a a a a a a a a dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu. a a a a a a CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Chương này trình bày kết quả nghiên cứu, thảo luận kết quả nghiên cứu với kết quả của các nghiên cứu thực nghiệm đã được tác giả tham khảo. CHƯƠNG 5. KHUYẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN Chương này tác giả tổng kết ý nghĩa của kết quả nghiên cứu ở chương 4, đồng thời đề xuất các khuyến nghị thực tiễn. Cuối cùng, chương 5 trình bày các hạn chế của nghiên cứu để định hướng cho các nghiên cứu khác trong tương lai và kết luận chung cho đề tài.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2