intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:97

22
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn "Các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại Việt Nam" nhằm phân tích, đánh giá các nhân tố tác động đến RRTD của NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2011-2020. Xem xét thông tin và cập nhật số liệu hoạt động cấp tín dụng đến cuối năm 2022 đồng thời đề ra với các hàm ý chính sách, cải tiến hoạt động QTRRTD ngân hàng thương mại trong giai đoạn tiếp theo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH PHẠM THỊ THU THẢO CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số chuyên ngành: 8 34 02 01 Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH PHẠM THỊ THU THẢO CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số chuyên ngành: 8 34 02 01 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TSKH NGUYỄN NGỌC THẠCH Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2023
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là: Phạm Thị Thu Thảo Là học viên cao học ngành: Tài chính – Ngân hàng, Trường Đại Học Ngân Hàng TP. Hồ Chí Minh Tôi thực hiện đề tài nghiên cứu Luận văn với nội dung: “Các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại Việt Nam” Người hướng dẫn khoa học: PGS.TSKH Nguyễn Ngọc Thạch Với nội dung luận văn này, tôi cam kết việc thực hiện luận văn là trung thực, không trùng lặp với nội dung sao chép lại của các tài liệu nào và luận văn chưa công bố cho bất kỳ mục đích khác ở thời gian nào trước đây. Bên cạnh đó, các số liệu được trích từ các đơn vị cung cấp thông tin có trích dẫn minh bạch, rõ ràng và đáng tin cậy. Trong quá trình xem xét và phê duyệt đề tài, tôi xin cam kết chịu trách nhiệm về nội dung đề tài của mình. TP. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 01 năm 2024 Tác giả Phạm Thị Thu Thảo
  4. ii LỜI CẢM ƠN Để có thể hoàn thành được luận văn Thạc sĩ này, tôi xin gửi lời cảm ơn trân trọng đến PGS.TSKH Nguyễn Ngọc Thạch đã có các hướng dẫn, ý kiến nhằm hướng đến sự hoàn thiện nhất trong đề tài nghiên cứu. Đồng thời, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể Quý Thầy, Cô giáo trong Ban giảng huấn của Trường Đại Học Ngân Hàng Thành phố Hồ Chí Minh, người phản biện độc lập và Hội đồng thẩm định kết quả nghiên cứu đã có các quan tâm sâu sắc để luận văn của tôi được hoàn thiện như ngày hôm nay. Trân trọng cảm ơn!
  5. iii TÓM TẮT 1. Tiêu đề “Các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại Việt Nam” 2. Tóm tắt NHTM là một loại định chế tài chính chuyên về kinh doanh tiền tệ và các dịch vụ liên quan đến tiền tệ. Các hoạt động của NHTM ngày nay trở nên ngày càng đa dạng nhằm hướng đến sự cung cấp các tiện ích của ngân hàng đa năng. Trong phần lớn các nghiệp vụ cốt lõi của NHTM như cung cấp dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, huy động vốn, cung ứng tín dụng, hoạt động cấp tín dụng giúp ngân hàng tìm kiếm được nguồn lợi nhuận chính để duy trì hoạt động kinh doanh bên cạnh việc thực hiện chức năng trung gian điều tiết nguồn vốn trong một nền kinh tế. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng này tiềm tàng nhiều RR, đặc biệt là rủi ro tín dụng (RRTD). Do những biến chuyển, thay đổi mạnh mẽ của nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập quốc tế và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số, đặc biệt, với sự lan rộng trên toàn thế giới của đại dịch COVID-19, hoạt động của NHTM tiềm ẩn những RR không chỉ đối với bản thân NHTM mà còn có ảnh hưởng đến các khách hàng của NHTM. Từ đó, việc nghiên cứu về RRTD trở nên cấp thiết đối với sự duy trì hoạt động liên tục và phát triển của các NHTM. Việc thực hiện QTRRTD nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh ngân hàng, đồng thời góp phần giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực phát sinh trong quá trình cung ứng vốn tín dụng cho các thành phần khách hàng đa dạng trong nền kinh tế. Tác giả đã sử dụng phân tích định tính để xử lý thông tin thu thập, một mẫu nghiên cứu bao gồm 25 NHTM Việt Nam để trình bày thống kê mô tả và ước lượng các thành phần có ảnh hưởng đến RRTD của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2011-2020. Trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay, các NHTM không chỉ hoạt động trong phạm vi nội địa mà còn mở rộng phạm vi liên kết ra nước ngoài. Song song đó là việc gia tăng sự hiện diện số lượng của các NHTM ngoài nước gia nhập tại thị trường Việt Nam. Do vậy, việc đề cập đến các nhân tố ảnh hưởng đến RRTD NHTM là nội dung quan trọng cần được nghiên cứu đối với từng NHTM và cho cả hệ thống ngân hàng theo tiêu chí phù hợp các qui định trong nước và quốc tế, thực hiện qui chế tuân thủ, tôn trọng các hiệp ước quốc tế trong quá trình hình thành, phát triển, duy trì hoạt động và từng bước hội nhập. 3. Từ khóa: Rủi ro tín dụng, Ngân hàng thương mại, Quản trị rủi ro.
  6. iv ABSTRACT 1. Title: “Factors affecting credit risk at Vietnamese commercial banks” 2. Summary A commercial bank is an organization that deals in money and money-related services in the economy. The activities of commercial banks are increasingly diversified and rich in order to provide the utility of a multi-purpose bank. In most of the core activities of commercial banks such as: mobilizing capital, granting credit, providing payment services via accounts, etc., credit granting activities always bring the main profit to maintain as well as developing business activities of each bank, in addition to performing the intermediary function of regulating capital in the economy. Due to drastic changes in the economy in the integration period, and the outstanding development of digital technology, with the emergence of the Covid 19 pandemic, commercial banks' operations today are always potential hidden risks that cause severe consequences not only for each commercial bank itself but also have a knock-on effect on all operating sectors in the economy. Since then, the study of credit risk has become increasingly necessary for the existence, maintenance of operation and development of commercial banks. Credit risk management activities are aimed at ensuring the safety of the bank's business operations, contributing to minimizing negative impacts arising in the process of providing capital to diverse customer segments in the banking sector economy. The author used a qualitative analysis research model to process information collected on a selected sample of 25 Vietnamese commercial banks to conduct descriptive statistical analysis on the factors affecting credit risk of commercial banks from 2011 to 2020. Currently, with the trend of integration and development, commercial banks not only operate within the domestic market but also expand the scope of association abroad. In parallel, there is an increase in the number of foreign commercial banks present in the Vietnamese market. Therefore, the study of factors affecting credit risk of commercial banks is a content that needs to be studied throughout the history of development for each commercial bank and the demand for the whole banking system according to the criteria of conformity with domestic and international regulations, implementing regulations on compliance with and respecting international treaties in the process of formation, development, maintenance of operation and step by step integration. 3. Keywords: Credit risk, Commercial banking, Risk management.
  7. v MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN TÓM TẮT ABSTRACT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC BIỂU ĐỒ DANH MỤC HÌNH ẢNH DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT 1.1 Lý do chọn đề tài ................................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 2 1.2.1 Mục tiêu tổng quát ............................................................................................... 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể .................................................................................................... 2 1.3 Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................... 2 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 2 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 2 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 2 1.5. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu .................................................................. 3 1.5.1 Dữ liệu ................................................................................................................. 3 1.5.2 Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 3 1.6 Khoảng trống nghiên cứu, mục đích và tác dụng thực tế của đề tài ............... 4 1.7 Kết cấu đề tài......................................................................................................... 5 2.1 Khái quát các loại rủi ro của ngân hàng thương mại ....................................... 6 2.2 Rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại ....................................................... 8
  8. vi 2.2.1 Khái niệm .......................................................................................................... 8 2.2.2 Nguyên nhân của rủi ro tín dụng ......................................................................... 9 2.2.3 Phân loại rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại ............................................... 13 2.2.4 Hậu quả của rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại .......................................... 15 2.3 Quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại ............................................. 17 2.3.1 Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại ................................ 17 2.3.2 Nội dung chính thuộc Qui trình quản trị rủi ro tín dụng .................................. 18 2.3.3 Xây dựng hệ thống quản trị rủi ro tín dụng như chuẩn mực quốc tế - Hiệp hội Basel............................................................................................................................22 2.4 Các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại ................ 23 2.4.1 Các nhân tố vĩ mô .............................................................................................. 23 2.4.2 Các nhân tố thuộc về nội tại của ngân hàng ...................................................... 24 2.5 Các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại........................ 27 2.5.1 Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ ............................................................................. 27 2.5.2 Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ ...................................................................... 29 2.5.3 Tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn trên tổng dư nợ .................................................. 29 2.5.4 Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng ........................................................................... 29 2.5.5 Hệ số khả năng bù đắp rủi ro tín dụng............................................................... 30 2.5.6 Hệ số khả năng bù đắp khoản cho vay bị mất ................................................... 31 2.5.7 Mức độ tập trung tín dụng ................................................................................. 31 2.5.8 Các hệ số đo lường rủi ro tín dụng phổ biến khác ............................................. 32 2.6 Các nghiên cứu đã thực hiện ............................................................................. 34 2.6.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài ............................................................................ 34 2.6.2 Các nghiên cứu ở trong nước ............................................................................ 41 3.1 Mô hình nghiên cứu ............................................................................................ 45 3.2 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 48 4.1 Kết quả thu thập ................................................................................................. 55 4.1.1 Thống kê mô tả .................................................................................................. 55 4.1.2 Kiểm định tính phù hợp mô hình....................................................................... 55
  9. vii 4.1.3 Kiểm định hội tụ chuỗi MCMC......................................................................... 59 4.1.4 Thảo luận kết quả nghiên cứu............................................................................ 61 5.1 Kết luận ............................................................................................................... 66 5.2 Hàm ý chính sách ................................................................................................ 67 5.3 Một số thông tin cập nhật, các khiếm khuyết cần cải tiến và hướng nghiên tiếp cứu tiếp theo của đề tài........................................................................................... 767 5.3.1 Một số thông tin cập nhật, các khiếm khuyết cần cải tiến................................. 76 5.3.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo .............................................................................. 77
  10. viii DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO - Tài liệu tham khảo tiếng Việt - Tài liệu tham khảo tiếng Anh - Các website tham khảo PHỤ LỤC
  11. ix DANH MỤC BẢNG DANH MỤC BIỂU ĐỒ DANH MỤC HÌNH ẢNH
  12. x DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT VIẾT TẮT Ý NGHĨA DPRRTD Dự phòng rủi ro tín dụng TLDPRRTD Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng KSNB Kiểm soát nội bộ NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NQH Nợ quá hạn RR Rủi ro QTRR Quản trị rủi ro KH Khách hàng TD Tín dụng RRTD Rủi ro tín dụng TCTD Tổ chức tín dụng TSĐB Tài sản đảm bảo CSTT Chính sách tiền tệ QLNN Quản lý nhà nước
  13. 1 CHƯƠNG I PHẦN MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài Ngân hàng thương mại là một định chế tài chính thực hiện chức năng trung gian, với hoạt động tập hợp các khoản tiền tạm thời nhàn rỗi của mọi chủ thể và cung cấp tín dụng cho các chủ thể cần tiền để tạo nguồn vốn đầu tư trong nền kinh tế. NHTM có chức năng và hoạt động ảnh hưởng trên diện rộng đến mọi hoạt động kinh tế, đáp ứng các dịch vụ với tiện ích ngày càng đa dạng hướng đến mô hình ngân hàng đa năng, mang tính chuẩn hóa trên trường quốc tế trong xu hướng phát triển nhanh chóng và vượt bậc của công nghệ số hiện nay. Một trong các nội dung thuộc danh mục kinh doanh chính của NHTM là hoạt động cho vay vốn hay còn gọi là cấp tín dụng cho các khách hàng. Thông qua giải ngân tín dụng cho các khoản vay, tiền được cung ra và lưu thông trong nền kinh tế. Mức độ cung tiền nhiều hay ít, trong giới hạn mức cung tiền tại một số thời điểm khác nhau sẽ thể hiện các chính sách điều tiết cung tiền khác nhau của Chính phủ. Do vậy, qua hoạt động cung cấp tín dụng, NHTM đảm nhận được việc thực thi chính sách tiền tệ nên đóng vai trò là kênh truyền dẫn tích cực góp phần làm cho việc thực thi chính sách tài khóa hữu hiệu, linh hoạt, kịp thời trước các cuộc khủng hoảng kinh tế. Bên cạnh đó, mục tiêu kinh doanh của NHTM cũng còn hướng đến hiệu quả, đó là lợi nhuận để phát triển tổ chức, hướng đến việc thực hiện sứ mạng, tầm nhìn và các tiêu chí tổ chức hoạt động mang tính xã hội cho cộng đồng. Hoạt động của các NHTM Việt Nam, qua nhiều thăng trầm của lịch sử phát triển của dân tộc và đang tiến đến thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Đặc biệt, các hậu quả nặng nề của đại dịch bệnh lan rộng toàn cầu như COVID-19 vừa qua đã tạo nên những biến đổi, thách thức lớn cùng với những RR tiềm ẩn và nguy cơ bất lợi trong hệ thống kinh tế nói chung và NHTM nói riêng. Từ đó, các giải pháp trong vấn đề QTRRTD nói riêng và chính sách quản trị kinh doanh NHTM nói chung là vấn đề rất cần thiết được quan tâm nhằm duy trì và phát triển hoạt động bền vững cho hệ thống NHTM trước những khó khăn của môi trường kinh doanh. Để quản trị hiệu quả RRTD của NHTM, cần nắm rõ các yếu tố vi mô và vĩ mô có ảnh hưởng đến RRTD của NHTM. Do đó, đề tài đã được chọn nghiên cứu nhằm tìm ra các nhân tố và phân tích ảnh hưởng của
  14. 2 chúng đến RRTD tại các NHTM giai đoạn 2011-2020 và định hướng hàm ý chính sách cho giai đoạn phát triển mới. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu tổng quát Phân tích, đánh giá các nhân tố tác động đến RRTD của NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2011-2020. Xem xét thông tin và cập nhật số liệu hoạt động cấp tín dụng đến cuối năm 2022 đồng thời đề ra với các hàm ý chính sách, cải tiến hoạt động QTRRTD ngân hàng thương mại trong giai đoạn tiếp theo. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Để đạt được mục tiêu tổng quát, cần thực hiện các mục tiêu cụ thể sau: Nhận diện, phân tích, đánh giá các cấp độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến RRTD tại các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2011-2020 dưới tác động của các yếu tố vi mô và vĩ mô, chủ quan và khách quan của nền kinh tế. Từ các kết quả nghiên cứu, tác giả rút ra các kết luận để có các đề xuất trong công tác ngăn chặn và phòng ngừa RRTD, đồng thời kiến nghị hàm ý chính sách nhằm nâng cao tính hiệu quả của công tác QTRRTD tại các NHTM Việt Nam trong thời gian tới. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được mục tiêu tổng quát và các mục tiêu cụ thể, tác giả cần giải đáp một số nội dung sau: (i) Các nhân tố quan trọng tác động đến RRTD NHTM Việt Nam là gì? (ii) Mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến RRTD tại các NHTM Việt Nam như thế nào? (iii) Những hàm ý chính sách và đề xuất, kiến nghị thiết thực gì nhằm kiểm soát hiệu quả RRTD đối với hoạt động của các NHTM trong thời gian tới. 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng trọng tâm của nghiên cứu là các yếu tố tác động đến RRTD của NHTM Việt Nam giai đoạn 2011-2020. 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: Mẫu nghiên cứu bao gồm hai mươi lăm (25) NHTM Việt Nam, bao gồm cả NHTM cổ phần có vốn nhà nước và NHTM cổ phần tư nhân.
  15. 3 Phạm vi thời gian: Cơ sở nguồn dữ liệu trích lục phân tích là các số liệu đã qua kiểm toán tại Báo cáo tài chính qua các năm của các NHTM chọn mẫu phân tích (Phụ lục 6 - Danh mục các NHTM như đính kèm). Hầu hết các NHTM đều có thị phần lớn về huy động vốn và tín dụng trên thị trường, có thể được chọn tiêu biểu cho cả hệ thống NHTM Việt Nam từ năm 2011 đến 2020. 1.5. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu 1.5.1 Dữ liệu Theo dữ liệu trích lục nghiên cứu, các số liệu được tạo thành bảng dữ liệu, có tính chất đầy đủ với tất cả số liệu liên tục qua các năm từ 2011 đến 2020 ở 25 ngân hàng, được thu thập dựa trên các Báo cáo tài chính đã kiểm toán trong suốt thời gian mười (10) năm. Các số liệu kinh tế vĩ mô, các báo cáo và chỉ số tài chính tham chiếu phân tích có nguồn được công bố tại cổng thông tin điện tử của website Tổng cục thống kê và đăng trên website mỗi ngân hàng từng năm, cùng với các số liệu thống kê chung được tham chiếu từ Cổng điện tử của website Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính, bên cạnh đó có sự tham khảo tài liệu liên tục tiếp nối nhằm đảm bảo tính kế thừa và phát triển thuộc giai đoạn trước và sau giai đoạn phân tích tính đến thời điểm hoàn tất đề tài. 1.5.2 Phương pháp nghiên cứu Phân tích trong luận văn được thực hiện bằng việc sử dụng các phương pháp định tính như phân tích và tổng hợp, quy nạp và suy diễn. Phân tích số liệu định lượng cũng được sử dụng trong nghiên cứu này. Để phân tích, tác giả sử dụng Bayes, đó là một phân tích thống kê nhằm trả lời các câu hỏi về thông số chưa biết của mô hình thống kê bằng cách sử dụng các tuyên bố xác suất (probability statements). Phân tích Bayes dựa trên giả định rằng tất cả các thông số của mô hình là ngẫu nhiên và do vậy, nó có thể kết hợp với các thông tin tiên nghiệm (prior knowledge). Giả định này trái ngược hoàn toàn với phương pháp thống kê tần suất (frequentist) truyền thống, phương pháp này cho rằng các thông số của mô hình là chưa biết nhưng là một đại lượng cố định (fixed quantities). Phương pháp thống kê Bayes tuân theo một quy tắc xác suất đơn giản, quy tắc Bayes, nó cung cấp một phương thức cho sự kết hợp giữa thông tin tiên nghiệm và các dữ liệu nghiên cứu thu thập được. Quy tắc Bayes được sử dụng để định dạng cho một phân phối gọi là phân phối hậu nghiệm (posterior distribution) cho các thông số của mô hình. Đây là phân phối dựa trên kết quả của việc cập nhật các dữ liệu quan sát được vào thông tin
  16. 4 tiên nghiệm. Phân tích Bayes sử dụng thông tin tiên nghiệm để thiết lập các tóm tắt khác nhau cho các thông số của mô hình bao gồm ước lượng điểm như số phần trăm, trung vị, trung bình giá trị hậu nghiệm và ước lượng mật độ xác suất hậu nghiệm (credible intervals). Hơn thế nữa, các kiểm định thống kê về các hệ số của mô hình đều được thể hiện dưới dạng xác suất dựa trên việc ước lượng phân phối hậu nghiệm. Trong khuôn khổ cách tiếp cận Bayes, tác giả sử dụng một thuật toán Markov chain Monte Carlo (MCMC), cụ thể lấy mẫu Hydrid Meropolis-Hasing (MH) kết hợp với Gibbs. Phương pháp tích phân Monte Carlo có thể giải quyết vấn đề Bayes về tính toán xác suất phân phối hậu nghiệm bằng cách lấy mẫu từ chính phân phối hậu nghiệm đó. Đây là một vấn đề quan trọng trong thống kê và là trọng tâm của các nghiên cứu chuyên sâu. Thuật toán lấy mẫu MH (hay Rejection sampling) đóng vai trò là công cụ cơ bản để tạo mẫu từ phân phối xác suất tổng quát (von Neumann 1951). Một giải pháp thay thế là sử dụng chuỗi Markov để tạo chuỗi các điểm mẫu tương quan từ miền của phân phối đích (target) và giữ tỷ lệ chấp nhận hợp lý. 1.6 Khoảng trống nghiên cứu, mục đích và tác dụng thực tế của đề tài Về mặt lý luận, đề tài thực hiện phân tích và đánh giá các thành phần gây ra nguy cơ RR đối với các NHTM trong giai đoạn các năm trước, từ 2011 - 2020. Tiếp nối các kết quả nghiên cứu trước, với cùng một đối tượng nghiên cứu là các nhân tố tác động đến RRTD NHTM, các kết quả nghiên cứu đã phân tích và rút ra được kết luận nghiên cứu theo từng giai đoạn thời gian khác nhau, tiến đến giai đoạn mới hơn và trước sự thay đổi khác hơn của các tác động kinh tế, xã hội trong và ngoài nước năm 2023. Việc nghiên cứu thường được dựa trên một hệ thống cơ sở dữ liệu thống kê đã qua, với một bối cảnh kinh tế khác với thời điểm lập báo cáo nghiên cứu, do vậy, việc đề xuất các hàm ý chính sách thường có độ trễ hơn. Khoảng trống nghiên cứu không khỏi tránh được là ở chỗ thời gian tổng hợp trong quá khứ, nhưng hàm ý chính sách lại hướng về tương lai và nhất là đối diện với thực tế kinh tế thị trường thời kỳ hội nhập năng động hiện nay. Trước tình hình kinh tế, chính trị, xã hội luôn diễn ra những biến đổi khó lường thì RRTD cũng từ đó luôn có các nhân tố mới, và đôi lúc những tác động mới xuất hiện nằm sau khoảng thời gian nghiên cứu. Về mặt phương pháp, dữ liệu bảng cho Bayes được tác giả sử dụng để tổng hợp phân tích. Phương pháp Bayes cho phép phân tích ảnh hưởng của tất cả các yếu tố độc lập trong mẫu nghiên cứu, đưa ra các tuyên bố xác suất về kết quả tổng hợp phân tích
  17. 5 mô hình, đánh giá các tác động riêng biệt của các yếu tố, đặc biệt các yếu tố tiềm tàng tương quan cao với nhau. Về mặt thực tiễn, hiệu quả của việc thực hiện đề tài góp phần vào quá trình tìm ra các bằng chứng thực tế, nhận diện các khiếm khuyết trong hệ thống vận hành hoạt động kinh doanh tín dụng NHTM qua từng giai đoạn phát triển. Thêm vào đó, đề tài còn có các cập nhật những điểm mới, tổng hợp các phương thức QTRRTD hiện đại để các NHTM có thể lựa chọn mô hình phù hợp tại mỗi NHTM, kèm theo đó là các phương án triển khai vận hành, kiểm tra tuân thủ, giám sát thực hiện và kiểm soát, đánh giá cải tiến qui trình nhằm làm cho hoạt động QTRRTD phù hợp hơn, cải tiến hơn. Trong lịch sử phát triển hoạt động kinh doanh tín dụng NHTM, đã có các nghiên cứu tương tự ở các giai đoạn trước. Tiếp nối với quá trình đó, trong giai đoạn phục hồi sau khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009 và với sự xuất hiện có gây tác hại nghiêm trọng của đại dịch bệnh COVID- 19, đề tài cung cấp thêm các dữ liệu phân tích mới trong giai đoạn mới. Nghiên cứu thực hiện trong giai đoạn nền kinh tế trong nước mở cửa hội nhập, công nghệ phát triển ở cấp độ nhanh và chịu nhiều tác động biến đổi không ngừng từ tình hình tài chính, tiền tệ, ngân hàng trong khu vực và trên thế giới. Với thực trạng tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong 2020 thấp hơn 3% đã thể hiện các mặt tiêu cực của nền kinh tế và có thêm các RR đối với các NHTM Việt Nam. Vì vậy, nghiên cứu sẽ cập nhật những điểm mới, thiết thực, hiệu quả để hoàn thiện hơn đồng thời đưa ra các kiến nghị, giải pháp và là một phần tiếp nối các nghiên cứu trước đây trong giai đoạn mới. 1.7 Kết cấu đề tài Đề tài bao gồm các chương chính sau đây: CHƯƠNG I : PHẦN MỞ ĐẦU CHƯƠNG II : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ RỦI RO TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM LIÊN QUAN CHƯƠNG III : MÔ HÌNH, PHƯƠNG PHÁP VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU CHƯƠNG IV : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN CHƯƠNG V : KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH
  18. 6 CHƯƠNG II CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ RỦI RO TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM LIÊN QUAN 2.1 Khái quát các loại rủi ro của ngân hàng thương mại Để hiểu rõ các vấn đề liên quan đến RRTD, chương này bắt đầu bằng việc tổng hợp sơ lược về các loại RR của NHTM. Và RRTD được xếp vào loại “ RR tài chính phi thị trường”. “NHTM là loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất, đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ thanh toán, và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ tổ chức tài chính nào trong nền kinh tế” theo Peter Rose (Commercial Bank Management). Theo Điều 4, khoản 3 - Luật các TCTD, văn bản bổ sung sửa đổi số 07/VBHN-VPQH ngày 12 tháng 12 năm 2017 thì “NHTM là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật các TCTD nhằm mục tiêu lợi nhuận”; Và theo Điều 4, khoản 12 Luật các TCTD thì “Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ như: Nhận tiền gửi; Cấp tín dụng; Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản”. Theo đó, NHTM thực hiện các vai trò và chức năng sau: (i) Một trung gian tài chính (huy động vốn để cho vay, đầu tư; (ii) Là trung gian thanh toán (giao dịch tài khoản giữa các khách hàng); (iii) Như là người bảo lãnh (tín dụng, dự thầu, phát hành chứng khoán; (iv) Là một kênh thực hiện điều tiết tài chính, tiền tệ, ngân hàng của Chính phủ. Theo cách phân loại RR tài chính, bao gồm RR thị trường và RR phi thị trường thì các RR thị trường dưới tác động thay đổi của tỷ giá gồm có: RR lãi suất; RR tỷ giá; RR chứng khoán và RR hàng hóa. Và RR phi thị trường gồm có RR tín dụng: với tác động gây giảm thứ hạng tín dụng, gây nguy cơ vỡ nợ; và RR thanh khoản tạo ra nguy cơ không đáp ứng được tức thời các nghĩa vụ tài chính. Qua đó, RRTD thực chất được xếp vào loại RR phi thị trường.
  19. 7 Trong hoạt động của NHTM, các nội dung dịch vụ cung cấp như trên luôn có mối quan hệ hỗ tương lẫn nhau trong việc sử dụng luân chuyển tuần hoàn nguồn vốn huy động để cho vay đến khách hàng. Và cấp tín dụng ngân hàng là hoạt động luôn chiếm tỷ trọng cao trong danh mục các hoạt động kinh doanh có sử dụng nguồn vốn của NHTM, đồng thời dịch vụ cung cấp tín dụng cũng tạo lợi nhuận kinh doanh nguồn vốn lớn nhất và là hoạt động mang nhiều RR nhất có thể dẫn đến việc làm cạn kiệt nguồn vốn và phá sản ngân hàng nếu không quản lý tốt các RRTD trong suốt quá trình diễn tiến của hoạt động kinh doanh NHTM. Cấp tín dụng Tín thác Thanh toán NGÂN Môi giới HÀNG Tiết kiệm HIỆN ĐẠI 000 Ngân hàng đầu tư 0 Bảo hiểm Quản lý ngân quỹ Hình 2.1: Các chức năng của ngân hàng thương mại hiện đại Nguyễn Văn Tiến; Nguyễn Mạnh Hùng (2017) \ CÁC RỦI RO CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (1) (2) (3) (4) (5) (6) RR RR RR RR RR RR thanh mất tín lãi thị thu khoản khả dụng suất trường nhập năng chi trả Hình 2.2: Các rủi ro chính trong hoạt động ngân hàng thương mại Nguyễn Văn Tiến; Nguyễn Mạnh Hùng (2017)
  20. 8 RR là yếu tố không tránh khỏi trong nền kinh tế thị trường và NHTM không miễn nhiễm với RR. Các RR chính của hoạt động kinh doanh NHTM bao gồm các loại sau: (1) RR tín dụng; (2) RR thanh khoản; (3) RR lãi suất; (4) RR thị trường; (5) RR thu nhập; (6) RR mất khả năng chi trả. Bên cạnh đó, NHTM phải đối diện với các RR khác trong hoạt động mà được phân loại như sau:(1) RR lạm phát; (2) RR tỷ giá; (3) RR chính trị; (4) RR tội phạm; (6) RR quốc gia. CÁC RỦI RO KHÁC TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (1) (2) (3) (4) (5) RR RR RR RR RR lạm tỷ chính tội quốc phát giá trị phạm gia Hình 2.3: Các rủi ro khác trong hoạt động ngân hàng thương mại Nguyễn Văn Tiến; Nguyễn Mạnh Hùng (2017) Một trong các RR trên diễn ra ra sẽ làm ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động kinh doanh của NHTM như: về thương hiệu của NHTM, độ tin cậy của khách hàng đối với NHTM, khả năng thanh khoản của NHTM. Trước rất nhiều những khả năng RR có thể xảy ra trong kinh doanh tín dụng có tính chất sống còn của NHTM, việc nghiên cứu chi tiết các nhân tố tác động đến RRTD NHTM được thực hiện từ bước nghiên cứu lý thuyết đến bước phân tích số liệu. 2.2 Rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại 2.2.1 Khái niệm Thực tế đã có rất nhiều cách định nghĩa về RRTD, cụ thể như: Anthony Sauders (2007) định nghĩa: RRTD là “khoản lỗ tiềm năng khi ngân hàng cấp tín dụng cho một khách hàng, nghĩa là luồng thu nhập dự tính mang lại từ khoản vay của ngân hàng không thể được thực hiện cả về số lượng và thời hạn”. Theo Timothy W. Koch (2006): RRTD là “sự thay đổi tiềm ẩn của thu nhập thuần và thị giá khi khách hàng không thanh toán hay thanh toán trễ hạn”.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2