intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:102

18
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn "Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời của các ngân hàng thương mại Việt Nam" là xác định các yếu tố và mức độ ảnh hưởng của chúng đến tỷ suất sinh lời của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2021.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời của các ngân hàng thương mại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN LÊ HOÀI LINH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỜI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng Mã số chuyên ngành: 8 34 02 01 Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN LÊ HOÀI LINH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỜI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng Mã số chuyên ngành: 8 34 02 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN MINH NHẬT Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2023
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là: Nguyễn Lê Hoài Linh Hiện đang công tác tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Quận 3 Tp. Hồ Chí Minh. Là học viên cao học chuyên ngành Tài chính Ngân hàng Trường Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh. Tôi xin cam đoan đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời của các ngân hàng thương mại Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu có tính độc lập, không sao chép bất cứ tài liệu nào và chưa từng được công bố nội dung ở bất kỳ đâu. Các số liệu, trích dẫn minh bạch có nguồn trích dẫn rõ ràng. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình. Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng 05 năm 2023 Học viên thực hiện Nguyễn Lê Hoài Linh
  4. ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Minh Nhật đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tôi thực hiện hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô ở trường Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và rèn luyện. Xin cảm ơn Ban giám đốc và các anh chị đồng nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Quận 3 Tp. Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi hoàn thiện luận văn này. Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng 5 năm 2023 Học viên thực hiện Nguyễn Lê Hoài Linh
  5. iii TÓM TẮT LUẬN VĂN Tên đề tài: Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Tóm tắt: Tỷ suất sinh lời là một chỉ số quan trọng để đánh giá sự tồn tại và phát triển của một ngân hàng trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế ngày tăng cao. Các ngân hàng thương mại và các đơn vị khác trong nền kinh tế hoạt động hướng đến mục tiêu lợi nhuận, đó là kết quả của quá trình hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, nhà quản trị quan tâm đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại và luôn tìm ra các phương án để cải thiện tỷ suất sinh lời. Trong giai đoạn 2011 – 2021, khủng hoảng kinh tế thế giới xảy ra vào 2012. Năm 2019, kinh tế toàn cầu tăng chậm dưới tác động căng thẳng thương mại giữa các nước lớn, nguy cơ Brexit không đạt được thỏa thuận, rủi ro chính trị tại nhiều khu vực; đại dịch Covid 19 và thương mại toàn cầu sụt giảm. Những tình hình trên có tác động đến kinh tế Việt Nam và ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng. Tác giả đã nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2011 – 2021. Luận văn đã đạt được mục tiêu nghiên cứu tổng quát và các mục tiêu nghiên cứu cụ thể đã đề ra trong chương 1 là xác định những nhân tố có ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời của các ngân hàng thương mại Việt Nam và đề xuất các hàm ý chính sách. Kết quả nghiên cứu của mô hình FEM cho thấy các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời của các ngân hàng thương mại Việt Nam đã làm rõ các biến có ý nghĩa thống kê và có tác động cùng chiều đến ROA của trong giai đoạn 2011 – 2021 là: Quy mô ngân hàng, đòn bẩy tài chính, thanh khoản, chi phí hoạt động, đa dạng hóa thu nhập, GDP, tuy nhiên nợ xấu có tác động ngược chiều. Dựa vào kết quả nghiên cứu này, tác giả đưa ra một số hàm ý chính sách cho ngân hàng thương mại như gia tăng quy mô, khả năng thanh khoản, sử dụng chi phí hiệu quả, tăng cường đa dạng hóa thu nhập, giảm nợ xấu. Từ khóa: tỷ suất sinh lời, quy mô, đòn bẩy tài chính, thanh khoản, vĩ mô.
  6. iv ABSTRACT Title: Factors affecting profitability of Vietnamese commercial banks. Abstract: Profitability ratio becomes an important criterion to evaluate the existence of a bank in an increasingly competitive international environment. Commercial banks and other units in the economy operate towards the profit goal, which is the result of the business process. In addition, managers are interested in the business performance of commercial banks and always find ways to improve profitability. In the period 2011 - 2021, the world economic crisis occurred in 2012. In 2019, the global economy grew slowly under the impact of trade tensions between major countries, the risk of Brexit no agreement, risks, geopolitics in many regions; Covid-19 pandemic and global trade decline. These situations have an impact on the Vietnamese economy and on banking activities. The author has studied the factors affecting the profitability ratio of Vietnamese commercial banks in the period 2011 - 2021. The thesis has achieved the general research objectives and the specific research objectives set out in the study. Chapter 1 is to identify factors affecting profitability of Vietnamese commercial banks and propose policy implications. The research results of the FEM model show that the factors affecting profitability of Vietnamese commercial banks have clarified variables that are statistically significant and have a positive impact on ROA of the period 2011 – 2021 are: Bank size, financial leverage, liquidity, operating costs, income diversification, GDP, but bad debt has the opposite effect. Based on the results of this study, the author gives some policy implications for commercial banks such as increasing scale, liquidity, using cost effectively, increasing income diversification, and reducing bad debts. Keywords: profitability ratio, scale, financial leverage, liquidity, macro.
  7. v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT Từ viết tắt Cụm từ tiếng Việt BCTC Báo cáo tài chính CSH Chủ sở hữu CSLT Cơ sở lý thuyết HQHĐ Hiệu quả hoạt động HQHĐKD Hiệu quả hoạt động kinh doanh NH Ngân hàng NHTM Ngân hàng thương mại TS Tài sản TSSL Tỷ suất sinh lời TTS Tổng tài sản VCSH Vốn chủ sở hữu
  8. vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH Từ viết tắt Cụm từ tiếng Anh Cụm từ tiếng Việt GMM Generalized Method of Phương pháp hồi quy tổng quát Moments FEM Fixed Effects Model Mô hình tác động cố định REM Random Effects Model Mô hình tác động ngẫu nhiên ROA Return on Assets Tỷ số lợi nhuận trên tài sản Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ ROE Return On Equity sở hữu
  9. vii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................i LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... ii TÓM TẮT LUẬN VĂN ......................................................................................... iii ABSTRACT ............................................................................................................ iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU .............................................v MỤC LỤC .............................................................................................................. vii DANH MỤC BẢNG BIỂU ......................................................................................x DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ .............................. xi CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ......................................................................1 1.1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................3 1.2.1. Mục tiêu tổng quát ............................................................................................3 1.2.2. Mục tiêu cụ thể .................................................................................................3 1.3. Câu hỏi nghiên cứu ..............................................................................................3 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................4 1.5. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................4 1.6. Đóng góp của đề tài .............................................................................................5 1.7. Kết cấu luận văn ..................................................................................................6 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 .............................................................................................8 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KHẢO LƯỢC NGHIÊN CỨU ..........9 2.1. Lý thuyết về ngân hàng thương mại ....................................................................9 2.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại ....................................................................9 2.1.2. Khái niệm tỷ suất sinh lời của ngân hàng thương mại ...................................10 2.1.3. Các chỉ tiêu đo lường tỷ suất sinh lời của các ngân hàng thương mại ...........11 2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời của ngân hàng thương mại .............15 2.2.1. Nhóm các yếu tố thuộc về ngân hàng.............................................................15 2.2.2. Nhóm các yếu tố thuộc vĩ mô nền kinh tế ......................................................18 2.3. Khảo lược các nghiên cứu liên quan .................................................................18
  10. viii 2.3.1. Các nghiên cứu trong nước ............................................................................18 2.3.2. Các nghiên cứu nước ngoài ............................................................................22 2.3.3. Khoảng trống nghiên cứu ...............................................................................32 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ...........................................................................................34 CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................35 3.1. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu .....................................................................35 3.1.1. Mô hình nghiên cứu........................................................................................35 3.1.2. Giả thuyết nghiên cứu ....................................................................................39 3.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................42 3.2.1. Quy trình nghiên cứu ......................................................................................42 3.2.2. Thu thập và xử lý số liệu ................................................................................43 3.2.3. Phương pháp ước lượng .................................................................................44 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ...........................................................................................48 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .............................49 4.1. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu .......................................................................49 4.2. Phân tích tương quan của các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu .............51 4.3. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm.......................................................................52 4.3.1. Kết quả các mô hình hồi quy đa biến .............................................................52 4.3.2. ...Lựa chọn mô phù hợp giữa mô hình tác động cố định - FEM và mô hình tác động ngẫu nhiên - REM ...........................................................................................53 4.3.3. Kiểm định các khuyết tật của mô hình tác động cố định FEM ......................54 4.4. Thảo luận kết quả nghiên cứu ...........................................................................56 TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ...........................................................................................60 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH .....................................61 5.1. Kết luận .............................................................................................................61 5.2. Hàm ý chính sách ..............................................................................................61 5.2.1. Gia tăng quy mô ngân hàng ............................................................................61 5.2.2. Gia tăng vốn chủ sở hữu .................................................................................63 5.2.3. Giảm tỷ lệ nợ xấu ...........................................................................................64 5.2.4.Đa dạng hóa thu nhập thông qua đa dạng hóa hoạt động kinh doanh.............65
  11. ix 5.2.5. Kiểm soát tốt các yếu tố vĩ mô .......................................................................66 5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ............................................................67 5.3.1. Hạn chế nghiên cứu ........................................................................................67 5.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo ...........................................................................67 TÓM TẮT CHƯƠNG 5 ...........................................................................................68 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................i PHỤ LỤC ..................................................................................................................v PHỤ LỤC 1: KẾT QUẢ TÍNH TOÁN TỪ PHẦN MỀM THỐNG KÊ STATA 14.0 .............................................................................................................................v PHỤ LỤC 2: DANH SÁCH CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI THU THẬP SỐ LIỆU THỨ CẤP ...................................................................................................... xii PHỤ LỤC 3: DỮ LIỆU THU THẬP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM QUA CÁC NĂM TỪ 2011 – 2021 .............................................................. xiv
  12. x DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Tóm tắt các nghiên cứu liên quan ............................................................25 Bảng 3.1: Tổng hợp biến và đo lường dấu ...............................................................37 Bảng 4.1: Kết quả thống kê mô tả mẫu nghiên cứu .................................................49 Bảng 4.2: Ma trận hệ số tương quan của các biến độc lập trong mô hình ...............52 Bảng 4.3: Tổng hợp kết quả hồi quy Pooled OLS, FEM và REM...........................53 Bảng 4.4: Kết quả kiểm định sự phù hợp của mô hình FEM và REM ....................54 Bảng 4.5: Kết quả kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi của mô hình tác động cố định FEM .............................................................................................................54 Bảng 4.6: Kết quả kiểm định hiện tượng tự tương quan ..........................................55 Bảng 4.7: Kết quả ước lượng mô hình bằng phương pháp FGLS ...........................55 Bảng 4.8: Tóm tắt kết quả nghiên cứu .....................................................................56
  13. xi DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu................................................................................43 Hình 4.1: ROA trung bình của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2011 - 2021 .........50
  14. 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1. Lý do chọn đề tài Qua nhiều giai đoạn hình thành và phát triển, hệ thống các ngân hàng (NH) Việt Nam ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng vốn cho nền kinh tế, là trung gian thanh toán cho các chủ thể kinh tế và góp phần không nhỏ vào mức tăng trưởng GDP hàng năm, cũng như công cuộc phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Bên cạnh đó, lĩnh vực ngân hàng còn có sự gia tăng đáng kể về cả quy mô tài sản, sự phát triển mạng lưới giao dịch, các sản phẩm, dịch vụ mới và hệ thống công nghệ NH. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hệ thống ngân hàng vẫn tồn tại một số vấn đề như: thanh khoản của hệ thống chưa thực sự ổn định, nợ xấu tăng cao, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu ở một số ngân hàng chưa thực sự vững chắc, sức cạnh tranh chưa cao, cải cách diễn ra chậm và thiếu tính minh bạch, năng lực quản trị và công nghệ yếu. Thực tế cho thấy, chỉ các NH có tỷ suất sinh lời (TSSL) cao, kinh doanh hiệu quả nhất thì mới có thể tăng trưởng và phát triển, những ngân hàng yếu kém, tỷ suất sinh lợi thấp sẽ dần bị thay thế. Như vậy, TSSL là một chỉ tiêu quan trọng để gia tăng sức cạnh tranh giữa các ngân hàng, ảnh hưởng đến sự tồn tại của một ngân hàng trong bối cảnh môi trường kinh doanh quốc tế ngày càng cạnh tranh khốc liệt. Sau hơn 15 năm Việt Nam gia nhập Tổ chức Kinh tế Thế giới - WTO từ ngày 11/01/2007, ngành ngân hàng cũng gặp nhiều biến động thăng trầm. Tác động từ môi trường quốc tế được thể hiện rõ qua cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, điển hình là cuộc chạy đua lãi suất, khi mà lãi suất huy động của các ngân hàng có lúc lên đến 21%. Đến đầu năm 2011, cuộc biến động tăng lãi suất giữa các ngân hàng càng trở nên gay gắt hơn, gây ra nhiều nguy cơ – rủi ro cho nền kinh tế. Với sự xé rào trong việc huy động vốn, lãi suất huy động được thỏa thuận giữa các ngân hàng và người gửi tiền, với mức lãi suất cao nhất đạt 22%/năm. Từ đó các ngân hàng tiếp tục cho vay với lãi suất cao lên đến 25%/năm. Giai đoạn cuối năm 2018 và đầu 2019, nợ xấu của các NH gia tăng đột biến dẫn đến tính thanh khoản của các NH rất thấp, gây ra nguy cơ đổ vỡ rất cao. Nhận thức tình hình trên, Chính phủ
  15. 2 (CP) ra quyết định 254/QĐ-TTg có hiệu lực ngày 01/03/2019 về việc phê duyệt đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) giai đoạn 2020-2025. Theo đề án này, việc đánh giá và nâng cao TSSL của các ngân hàng hiện nay rất cần thiết, đây là tiền đề quan trọng giúp các nhà hoạch định có thể thực hiện việc cơ cấu lại hệ thống NH một hợp lý và hiệu quả hơn, việc sáp nhập, hợp nhất giữa các ngân hàng cũng có căn cứ thuyết phục hơn. Ngoài ra, với vai trò là kênh trung gian tài chính quan trọng trong nền kinh tế, ngân hàng có đặc thù là tổ chức kinh doanh tiền tệ với độ rủi ro cao và mức độ ảnh hưởng rất lớn thị trường. Do vậy mà công chúng và thị trường phản ứng rất nhạy cảm đối với bất kỳ tín hiệu phát sinh từ các yếu kém trong hoạt động của hệ thống ngân hàng. Vì vậy, tỷ suất sinh lợi chính là thước đo cho sức khỏe tài chính của một ngân hàng, việc nâng cao TSSL là cần thiết không chỉ đối với bản thân ngân hàng mà còn cho cả hệ thống ngân hàng và nền kinh tế. Khi một NH yếu kém sẽ không chỉ gây tổn thất cho chính ngân hàng đó mà sẽ gây nên những rủi ro nhất định mang tính dây chuyền cho các bên liên quan như khách hàng, người lao động, trái chủ, nhà đầu tư tiềm năng, cổ đông ngân hàng và xa hơn là cả hệ thống NH và nền kinh tế như đã kể trên. Trong giai đoạn 2011-2021, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới xảy ra vào 2012 có tác động đến kinh tế Việt Nam và ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng. Năm 2019, kinh tế toàn cầu tăng chậm dưới tác động căng thẳng thương mại giữa nền kinh tế lớn, nguy cơ Brexit không đạt được thỏa thuận, rủi ro chính trị tại nhiều khu vực; thương mại toàn cầu sụt giảm. Mặt bằng lạm phát và giá hàng hóa thế giới ở mức thấp hơn sơ với cùng kỳ. Theo thống kê của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2019 đạt 2,9% thấp hơn mức 3,6% của năm 2018; lạm phát toàn cầu tăng chậm lại, từ mức 3,6% năm 2018 xuống mức 3,5% năm 2019. Hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng không ngoại lệ trong các nước có nền kinh tế đang phát triển khi bị ảnh hưởng nghiệm trọng từ nền kinh tế toàn cầu, với thực tế là trong thời gian qua ngân hàng bộc lộ một số yếu điểm: tỷ suất sinh lợi có tăng trưởng không đáng kể, điển hình đến cuối năm 2019, ROA và ROE toàn hệ thống lần lượt là 1,08% và 15,29%, tăng so với năm 2018 (năm 2018 lần lượt là 0,9% và
  16. 3 11,8%). Vấn đề đặt ra là hiệu quả kinh doanh của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2011 – 2021 như thế nào, cần có những nghiên cứu thường xuyên hơn để cập nhật những thông tin mới nhất. Từ những vấn đề trên cho thấy, TSSL đảm bảo giúp hệ thống ngân hàng hoạt động bền vững, giảm thiểu rủi ro và gia tăng niềm tin từ các bên liên quan và nâng cao năng lực cạnh tranh. Ngoài ra, việc xem xét một cách tổng quát và xác định những nhân tố ảnh hưởng đến TSSL là hết sức cần thiết và có giá trị, đây là cơ sở quan trọng cho các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách và các nhà đầu tư trong việc ra quyết định. Qua đó, nó cũng là cơ sở để hoàn thiện một khung chính sách hợp lý trong quá trình quản lý hoạt động của các NH trong thời kỳ hội nhập. Chính vì lẽ đó, để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này, khóa luận hướng đến nghiên cứu đề tài: “Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời của các ngân hàng thương mại Việt Nam”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là xác định các yếu tố và mức độ ảnh hưởng của chúng đến tỷ suất sinh lời của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2021. Từ kết quả nghiên cứu sẽ đề xuất một số hàm ý chính sách cho các NHTM Việt Nam và các cơ quan liên quan nhằm cải thiện tỷ suất sinh lời của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong tương lai. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Mục tiêu tổng quát được cụ thể hóa thành các mục tiêu sau: Thứ nhất, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Thứ hai, đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến tỷ suất sinh lời của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Thứ ba, đề xuất các hàm ý chính sách và khuyến nghị cho các NHTM Việt Nam nhằm nâng cao tỷ suất sinh lời trong tương lai. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Để hoàn thành mục tiêu nghiên cứu thì tác giả cần trả lời được các câu hỏi
  17. 4 nghiên cứu tương ứng như sau: Thứ nhất, các yếu tố nào ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời của các ngân hàng thương mại Việt Nam? Thứ hai, mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến tỷ suất sinh lời của các ngân hàng thương mại Việt Nam như thế nào? Thứ ba, các hàm ý chính sách và khuyến nghị nào được đề xuất cho các NHTM Việt Nam nhằm nâng cao tỷ suất sinh lời trong tương lai? 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời của các NHTM Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi không gian: Tác giả sử dụng dữ liệu tài chính từ 30 ngân hàng thương mại tại Việt Nam hiện nay (trong tổng số 31 ngân hàng thương mại tại Việt Nam) với việc phân tích tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến TSSL. Cơ sở để lựa chọn 30 ngân hàng vì những NH này có đầy đủ số liệu qua các năm để tác giả có thể phân tích dữ liệu, mặt khác, các ngân hàng này đa phần là các ngân hàng TMCP niêm yết nên tổng số thị phần mà các ngân hàng này chiếm trên thị trường Việt Nam đủ tính đại diện cho toàn bộ hệ thống. Phạm vi thời gian: Số liệu phục vụ cho nghiên cứu được lấy từ năm 2011 đến năm 2021 dựa trên báo cáo kết quả kinh doanh và bảng cân đối kế toán được công bố tại các NHTM Việt Nam. Nguyên nhân tác giả lựa chọn giai đoạn này vì từ năm 2011 – 2021 thì NHTM Việt Nam trải qua những cột mốc quan trọng với sự phát triển mạnh mẽ trong những năm 2011 – 2013 rồi đến giai đoạn suy thoái và cuối cùng là trong giai đoạn 2020 – 2021 chịu tác động nặng nề của đại dịch Covid 19. Vì vậy, TSSL của các ngân hàng trong giai đoạn này cũng sẽ có nhiều biến động. 1.5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, luận văn kết hợp cả hai phương pháp nghiên cứu là: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Trong đó: - Phương pháp nghiên cứu định tính: Tác giả tiến hành tổng hợp khung lý
  18. 5 thuyết liên quan đến TSSL và các yếu tố ảnh hưởng đến TSSL tại các NHTM cũng như cách thức đo lường cho các biến và TSSL. Ngoài ra, thông qua việc lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm nhằm xác định các khoảng trống nghiên cứu để tạo cơ sở cho việc đề xuất mô hình cùng giả thuyết nghiên cứu. - Phương pháp nghiên cứu định lượng: Phương pháp này bắt đầu bằng việc thu thập dữ liệu thứ cấp của 30 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2011 – 2021 sau đó tiến hành phân tích hồi quy đa biến đối với dữ liệu thu thập. Trên cơ sở dữ liệu bảng cân đối, luận văn đánh giá mức độ ảnh hưởng của các biến số trong mô hình nghiên cứu đến TSSL của các NHTM Việt Nam hiện nay. Để thực hiện phân tích hồi quy, luận văn sử dụng ba phương pháp ước lượng khác nhau bao gồm: (1) Mô hình hồi quy dữ liệu gộp Pooled OLS, (2) mô hình hiệu ứng cố định FEM (Fix Effects Model) và (3) mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên REM (Random Effects Model). Sau khi thực hiện lần lượt 3 mô hình trên, để lựa chọn phương pháp hồi quy phù hợp nhất, tác giả sử dụng kiểm định F-test và kiểm định Breusch-Pagan Test (Breuch và Pagan, 1979). Kiểm định F-test để lựa chọn giữa mô hình Pooled OLS và mô hình FEM. Để lựa chọn giữa mô hình Pooled OLS và mô hình REM, tác giả thực hiện kiểm định Breusch-Pagan Test. Giữa mô hình FEM hay REM tác giả sử dụng kiểm định Hausman để lựa chọn. Sau khi lựa chọn được mô hình phù hợp nhất với bộ dữ liệu nghiên cứu, luận văn sẽ tiến hành kiểm tra các khuyết tật của mô hình, bao gồm: hiện tượng tự tương quan và hiện tượng phương sai của sai số thay đổi. Để khắc phục hiện tượng tự tương quan hay hiện tượng phương sai xảy ra của sai số thay đổi thì nghiên cứu sẽ sử dụng phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát khả thi FGLS (Feasible Generalized Least Squares - FGLS) để nhằm hoàn thiện mô hình hồi quy của luận văn. 1.6. Đóng góp của đề tài Đóng góp về mặt lý thuyết: Nghiên cứu này được thực hiện nhằm tổng hợp khung lý thuyết liên quan đến TSSL tại các NHTM Việt Nam. Ngoài ra, nghiên cứu mang tính cập nhật về các khoảng trống của các nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước về số liệu hoặc nghiên cứu đầy đủ hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến
  19. 6 TSSL tại các NHTM. Mặt khác, kết quả nghiên cứu có thể làm cơ sở tiếp nối cho các nghiên cứu tiếp theo có cùng lĩnh vực mở rộng hướng tiếp cận sâu hơn. Đóng góp về mặt thực tiễn: Nghiên cứu này cung cấp bằng chứng thực nghiệm về các yếu tố ảnh hưởng đến TSSL tại các NHTM Việt Nam dựa trên số liệu thứ cấp trong giai đoạn 2011 – 2021. Từ kết quả nghiên cứu thực nghiệm đó tác giả sẽ dựa trên mức độ cũng như chiều ảnh hưởng của các yếu tố để đưa ra các hàm ý chính sách và khuyến nghị cho các nhà quản trị ngân hàng nhằm có những chiến lược khả thi để nâng cao và duy trì TSSL ổn định cho các NHTM tại Việt Nam. 1.7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, các danh mục, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm có các nội dung chính sau: Chương 1: Giới thiệu đề tài Chương này sẽ trình bày lý do chọn đề tài, từ đó xác định mục tiêu nghiên cứu cũng như các câu hỏi nghiên cứu tương ứng. Đồng thời, để hoàn thành được mục tiêu nghiên cứu thì chương này sẽ lựa chọn đối tượng và phạm vi nghiên cứu cùng với phương pháp nghiên cứu. Cuối cùng, chương này sẽ trình bày đóng góp của nghiên cứu và kết cấu dự kiến của luận văn. Chương 2: Cơ sở lý thuyết và khảo lược nghiên cứu Nội dung chương 2 trình bày các nội dung chính như nền tảng cơ sở lý thuyết về TSSL, các chỉ tiêu đánh giá TSSL tại các NHTM. Chương này cũng giới thiệu sơ lược một số nghiên cứu trước đây trên thế giới và trong nước về các yếu tố ảnh hưởng đến TSSL tại các NHTM, đồng thời nhận xét và xác định khoảng trống nghiên cứu. Chương 3: Mô hình và phương pháp nghiên cứu Chương này bao gồm các nội dung chính như trình bày về mô hình và giả thuyết nghiên cứu cùng với phương pháp đo lương biến. Trình bày chi tiết quy trình và phương pháp nghiên cứu, mô tả mẫu nghiên cứu cùng với phương pháp tính toán và xử lý số liệu. Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
  20. 7 Chương 4 chủ yếu là trình bày kết quả mô hình: thống kê mô tả mẫu nghiên cứu, phân tích tương quan mô hình nghiên cứu, kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến, kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi, kiểm định hiện tượng tự tương quan. Sử dụng phương pháp bình phương bé nhất tổng quát khả thi (GLS) để khắc phục hiện tượng phương sai thay đổi và tự tương quan, xác định kết quả cuối cùng của mô hình. Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách Dựa trên kết quả của mô hình nghiên cứu, quan điểm của tác giả sẽ đưa ra những đề xuất, kiến nghị nhằm nâng cao TSSL tại các NHTM Việt Nam trong tương lai.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2