intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Chất lượng bảo lãnh tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Hà Thành

Chia sẻ: Mucong999 Mucong999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:103

34
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích cơ bản của luận văn này là nghiên cứu một cách có hệ thống vấn đề mang tính lý luận (bản chất, vai trò, các loại hình, rủi ro…) liên quan đến bảo lãnh tín dụng ngân hàng. Phân tích, đánh giá thực trạng bảo lãnh tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Hà Thành trong thời gian qua, kết quả đạt được và nguyên nhân của những tồn tại. Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng bảo lãnh tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Hà Thành trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Chất lượng bảo lãnh tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Hà Thành

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA ---/--- -----/----- NGUYỄN HẢI BÁCH CHẤT LƢỢNG BẢO LÃNH TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH HÀ THÀNH LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG HÀ NỘI - NĂM 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA ---/--- -----/----- NGUYỄN HẢI BÁCH CHẤT LƢỢNG BẢO LÃNH TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HÀ THÀNH Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 60 34 02 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ THÁI HƢNG HÀ NỘI - NĂM 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan toàn bộ nội dung luận văn: “Chất lượng bảo lãnh tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Hà Thành” là công trình nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi. Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Hà Nội, ngày tháng năm 2018 Tác giả luận văn Nguyễn Hải Bách
  4. LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của Giáo viên hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Thái Hưng và các quý thầy cô trong Khoa Tài chính Công trường Học viện hành chính Quốc Gia, đã có ý kiến đóng góp quý báu, giúp tôi hoàn thành luận văn này. Xin được cảm ơn Ban lãnh đạo và nhân viên Ngân hàng NHNo&PTNT Chi nhánh Hà Thành đã hỗ trợ cung cấp số liệu, đóng góp ý tưởng cho luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2018 Tác giả luận văn Nguyễn Hải Bách
  5. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO LÃNH TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 5 1.1. Bảo lãnh tín dụng của ngân hàng thương mại 5 1.1.1. Khái niệm bảo lãnh tín dụng ngân hàng thương mại 5 1.1.2. Các bên tham gia trong Bảo lãnh tín dụng ngân hàng và quy trình Bảo lãnh tín dụng 5 1.1.3. Các loại bảo lãnh tín dụng của ngân hàng thương mại trong kinh tế thị trường 8 1.1.4. Vai trò của Bảo lãnh tín dụng ngân hàng 16 1.1.5. Rủi ro thường gặp khi thực hiện Bảo lãnh tín dụng ngân hàng thương mại 18 1.2. Chất lượng bảo lãnh tín dụng ngân hàng 20 1.2.1. Khái niệm chất lượng bảo lãnh tín dụng 20 1.2.2. Tiêu chí đánh giá chất lượng bảo lãnh tín dụng ngân hàng 22 1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng bảo lãnh tín dụng 26 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG BẢO LÃNH TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH HÀ THÀNH 30 2.1. Khái quát về Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Hà Thành 30 2.1.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - chi nhánh Hà Thành 30 2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển 30 2.1.3. Mô hình tổ chức quản lý kinh doanh của ngân hàng 31 2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Hà Thành 34 2.2.1. Kết quả tài chính 34 2.2.2. Tình hình huy động vốn 34 2.2.3. Tình hình sử dụng vốn 36
  6. 2.2.4. Các sản phẩm, dịch vụ khác 38 2.3. Thực trạng bảo lãnh tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Hà Thành (2014-2016) 39 2.3.1. Cơ sở pháp lý điều chỉnh bảo lãnh tín dụng của Ngân hàng Thương mại Việt Nam và của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam 39 2.3.2. Các hình thức bảo lãnh tín dụng hiện áp dụng ở Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Hà Thành 39 2.3.3. Phân tích chất lượng bảo lãnh tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Hà Thành (2014 - 2016) 39 2.4. Đánh giá chất lượng bảo lãnh tín dụng qua các chỉ tiêu định tính thông qua kết quả điều tra khảo sát về thực trạng bảo lãnh tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Chi nhánh Hà Thành 50 2.4.1. Dữ liệu từ điều tra khảo sát 50 2.4.2. Đánh giá của khách hàng về dịch vụ bảo lãnh tín dụng và tiềm năng phát triển đối với bảo lãnh tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Chi nhánh Hà Thành 51 2.5. Đánh giá khái quát về chất lượng bảo lãnh tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Hà Thành (2014 - 2016) 57 2.5.1. Những thành tựu đạt được và nguyên nhân 57 2.5.2. Những tồn tại và nguyên nhân 60 Chƣơng 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BẢO LÃNH TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH HÀ THÀNH 67 3.1. Định hướng phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Chi nhánh Hà Thành trong thời gian tới 67 3.1.1. Các định hướng mà Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Chi nhánh Hà Thành đặt ra 67 3.1.2. Định hướng phát triển nghiệp vụ Bảo lãnh tín dụng 68 3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng bảo lãnh tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Chi nhánh Hà Thành 69
  7. 3.2.1. Hoàn thiện quy trình nghiệp vụ Bảo lãnh tín dụng 69 3.2.2. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định các yêu cầu Bảo lãnh tín dụng 71 3.2.3. Đẩy mạnh công tác tổ chức đào tạo cán bộ 73 3.2.4. Thành lập một bộ phận chuyên tư vấn về thủ tục pháp lý và nghiệp vụ cho ngân hàng 74 3.2.5. Đẩy mạnh hợp tác với các Ngân hàng khác và thực hiện phân tán rủi ro trong bảo lãnh tín dụng 74 3.2.6. Ứng dụng marketing vào mở rộng nghiệp vụ bảo lãnh tín dụng của ngân hàng 75 3.2.7. Đa dạng hóa sản phẩm Bảo lãnh tín dụng 78 3.2.8. Đa dạng hóa đối tượng khách hàng 78 3.2.9. Tăng cường công tác tư vấn cho khách hàng 79 3.3. Kiến nghị 80 3.3.1. Kiến nghị với chính phủ và một số cơ quan nhà nước 80 3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước 83 3.3.3. Với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 84 KẾT LUẬN 86 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 87 PHỤ LỤC 89
  8. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1. BL Bảo lãnh 2. CN Chi nhánh 3. CSTT Chính sách tiền tệ 4. CTCP Công ty cổ phần 5. DN Doanh nghiệp 6. DNNN Doanh nghiệp nhà nước 7. DNTN Doanh nghiệp tư nhân 8. GTCG Giấy tờ có giá 9. KH Khách hàng 10. NH Ngân hàng 11. NHNN Ngân hàng nhà nước 12. NHNo & PTNT Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn 13. NHTM Ngân hàng thương mại 14. SXKD Sản xuất kinh doanh 15. TCTD Tổ chức tín dụng 16. TP Thành phố 17. XNK Xuất nhập khẩu
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG STT Bảng Nội dung Trang 1 Bảng 2.1 Kết quả tài chính của NHNo&PTNT- Chi nhánh Hà Thành 34 2 Bảng 2.2 Tình hình huy động vốn tại NHNo&PTNT - Chi nhánh Hà Thành 35 3 Bảng 2.3 Tình hình dư nợ cho vay tại NHNo&PTNT - Chi nhánh Hà Thành 37 4 Bảng 2.4 Kết quả Bảo lãnh tín dụng tại NHNo&PTNT- Chi nhánh Hà Thành 39 5 Bảng 2.5 Dư nợ Bảo lãnh tín dụng phân theo loại hình Bảo lãnh tín dụng 41 6 Bảng 2.6 Dư nợ Bảo lãnh tín dụng theo thời hạn Bảo lãnh tín dụng 45 7 Bảng 2.7 Dư nợ Bảo lãnh tín dụng phân theo đối tượng khách hàng 46 8 Bảng 2.8 Doanh thu từ hoạt động BL 48 9 Bảng 2.9 Ý kiến của khách hàng về sự cần thiết mở rộng các loại hình bảo lãnh tín dụng tại NHNo&PTNT - Chi nhánh Hà Thành 54 10 Bảng 2.10 Nhận xét của khách hàng về mức phí bảo lãnh tín dụng của NHNo&PTNT Chi nhánh Hà Thành 55
  10. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ STT Biểu Nội dung Trang 1 Biểu 2.1 Doanh số Bảo lãnh tín dụng tại NHNo&PTNT - Chi nhánh Hà Thành 40 2 Biểu 2.2 Dư nợ Bảo lãnh tín dụng phân theo loại hình Bảo lãnh tín dụng 42 3 Biểu 2.3 Tỷ trọng Bảo lãnh tín dụng theo thời hạn Bảo lãnh tín dụng 45 4 Biểu 2.4 Tỷ trọng Bảo lãnh tín dụng theo đối tượng khách hàng 47 5 Biểu 2.5 Tỷ trọng phí Bảo lãnh tín dụng trong tổng phí dịch vụ 49 6 Biểu 2.6 Đánh giá của khách hàng về sự quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển bảo lãnh tín dụng ngân hàng (190 quan sát) 51 7 Biểu 2.7 Lý do khách hàng chọn lựa dịch vụ bảo lãnh tín dụng tại NHTM khác 53 8 Biểu 2.8 Nhận xét của khách hàng về tốc độ xử lý công việc tại NHNo&PTNT - Chi nhánh Hà Thành 54 9 Biểu 2.9 Đánh giá của khách hàng về quy trình, thủ tục bảo lãnh tín dụng tại NHNo&PTNT - Chi nhánh Hà Thành 55
  11. DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ STT Sơ đồ Nội dung Trang 1 Sơ đồ 1.1 Quy trình thực hiện BL tại NHTM 6 2 Sơ đồ 1.2 Quy trình BL trực tiếp 12 3 Sơ đồ 1.3 Quy trình BL gián tiếp 13 4 Sơ đồ 1.4 Quy trình đồng BL 14 5 Sơ đồ 2.1 Bộ máy hoạt động của NHNo&PTNT Chi nhánh Hà Thành 32
  12. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tại Việt Nam, bảo lãnh tín dụng ngân hàng là nghiệp vụ được Ngân hàng Nhà nước chính thức đưa vào áp dụng từ năm 1994. Mặc dù nghiệp vụ bảo lãnh tín dụng tính đến nay đã được các NHTM Việt Nam tiến hành được hơn 20 năm, là một thời gian khá dài để các ngân hàng có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh tín dụng thì bên cạnh những kết quả đạt được, bảo lãnh tín dụng vẫn còn các vấn đề tồn tại làm cho bảo lãnh tín dụng chưa đáp ứng hoàn hảo nhu cầu thị trường cũng như chưa phát huy được hết tiềm năng của ngân hàng. Bảo lãnh tín dụng ngân hàng là nghiệp vụ mà ngân hàng không phải bỏ vốn, mang lại nguồn thu lớn cho ngân hàng thông qua việc thu phí. Bảo lãnh tín dụng với vai trò là công cụ bảo đảm, công cụ tài trợ và công cụ đôn đốc các bên tham gia thực hiện hợp đồng, sự xuất hiện của các hợp đồng bảo lãnh tín dụng Ngân hàng đã góp phần thực hiện thành công các giao dịch kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại quốc tế. Tuy nhiên, đây cũng là nghiệp vụ mang rủi ro cao, thậm chí gây thiệt hại lớn đến toàn bộ hệ thống ngân hàng. Nhiều ngân hàng với chất lượng bảo lãnh tín dụng kém dẫn đến cho vay bắt buộc làm tăng tỷ lệ nợ xấu và nợ có khả năng mất vốn. Vì vậy, vấn đề đặt ra là làm thế nào để mở rộng bảo lãnh tín dụng nhưng vẫn đảm bảo chất lượng và phát triển bền vững ngân hàng. Đây là một thách thức của Ngân hàng thương mại nói chung và Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam nói riêng. Vì vậy để tài: “Chất lượng bảo lãnh tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Hà Thành” có tính thời sự và đáp ứng được yêu cầu thực tế trong nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động ngân hàng hiện nay. 1
  13. 2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu đến đề tài * Luận văn, luận án: - Luận án tiến sĩ “Giải pháp hoàn thiện cơ chế và nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Việt Dũng - Vụ Tín dụng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2003). Luận án đã đưa ra những vấn đề cơ bản về cơ chế và nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng, phân tích và đánh giá thực trạng kết quả hoạt động bảo lãnh của hệ thống ngân hàng, từ đó đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện cơ chế và nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng ở Việt Nam. - Luận văn thạc sỹ kinh tế “Phát triển bảo lãnh tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam” của Th.s Lê Thị Phương Thảo (2010). Luận văn đã hệ thống hóa được những vấn đề cơ bản về bảo lãnh tín dụng ngân hàng, phân tích và chỉ ra thực trạng của bảo lãnh tín dụng tại ngân hàng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, từ đó đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng nghiệp vụ bảo lãnh tín dụng tại ngân hàng. 3. Mục tiêu nghiên cứu - Nghiên cứu một cách có hệ thống vấn đề mang tính lý luận (bản chất, vai trò, các loại hình, rủi ro…) liên quan đến bảo lãnh tín dụng ngân hàng. - Phân tích, đánh giá thực trạng bảo lãnh tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Hà Thành trong thời gian qua, kết quả đạt được và nguyên nhân của những tồn tại. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng bảo lãnh tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Hà Thành trong thời gian tới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Bảo lãnh tín dụng ngân hàng - Phạm vi nghiên cứu: Các hình thức bảo lãnh tín dụng trong nước liên quan đến chức năng hoạt động tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Hà Thành giai đoạn 2014 - 2016. 2
  14. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu * Nguồn dữ liệu + Các bộ luật, điều luật, nghị định, thông tư... về hoạt động tín dụng và cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng. + Sách, giáo trình, báo chí về bảo lãnh tín dụng nói chung và Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Hà Thành nói riêng. + Các tài liệu, báo cáo của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Hà Thành: Lịch sử hình thành, cơ cấu tổ chức, báo cáo kết quả kinh doanh... * Phương pháp thu thập dữ liệu + Thu thập số liệu từ Internet, sách báo và quan sát thực tế. + Thu thập thông tin sơ cấp từ điều tra xã hội học: Điều tra khách hàng qua hình thức phát Phiếu khảo sát về Chất lượng bảo lãnh tín dụng của Chi nhánh. Với việc phát phiếu trắc nghiệm cho 80 khách hàng của Chi nhánh. Nội dung phiếu khảo sát hướng đến cảm nhận, đánh giá của Khách hàng về chất lượng phục vụ cũng như dịch vụ mà Ngân hàng cung cấp cho Khách hàng. Các thông tin sơ cấp sẽ được tổng hợp và phân tích bằng các phương pháp thống kê, mô tả để phân tích dữ liệu thu thập được từ các mẫu nghiên cứu chuẩn (mẫu phiếu hợp lệ, người được phỏng vấn thỏa mãn các yếu tố mà phiếu điều tra yêu cầu) + Cỡ mẫu khảo sát là: 80 người + Số phiếu phát ra là: 80 phiếu khảo sát. + Kết quả khảo sát: Kết quả tính cả những người đã bắt đầu nhưng không hoàn thành khảo sát, số phiếu hợp lệ thu về là 70 phiếu. * Phương pháp phân tích số liệu Phương pháp tổng hợp thông tin qua bảng hỏi trên Phiếu khảo sát Khách hàng đã thu thập về. 3
  15. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Đóng góp nổi bật của luận văn cụ thể là: - Tổng hợp và hệ thống hóa các cơ sở lý luận về bảo lãnh tín dụng, các tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng bảo lãnh tín dụng của NH. - Phân tích và đánh giá kết quả bảo lãnh tín dụng tại NHNo&PTNT - Chi nhánh Hà Thành, từ đó đưa ra những kết quả đạt được của Chi nhánh, và những mặt còn hạn chế cũng như tìm ra nguyên nhân của những mặt còn tồn tại. - Đề xuất hệ thống các nhóm giải pháp nâng cao chất lượng bảo lãnh tín dụng tại NHNo&PTNT - Chi nhánh Hà Thành. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của đề tài gồm 3 chương: - Chương 1: Cơ sở lý luận về bảo lãnh tín dụng của ngân hàng thương mại. - Chương 2: Thực trạng bảo lãnh tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Hà Thành. - Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng bảo lãnh tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Hà Thành. 4
  16. Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO LÃNH TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1. Bảo lãnh tín dụng của ngân hàng thƣơng mại 1.1.1. Khái niệm bảo lãnh tín dụng ngân hàng thương mại - Trong thương mại quốc tế, BL Ngân hàng được xem như một loại hình tài trợ ngoại thương, nhằm chống đỡ những tổn thất của người thụ hưởng BL do sự vi phạm nghĩa vụ của bên đối tác liên quan. - Thông tư 07/2015/TT-NHNN 25/06/2015 quy định về bảo lãnh tín dụng ngân hàng quy định: “BL Ngân hàng (sau đây gọi là bảo lãnh tín dụng) là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên bảo lãnh tín dụng cam kết với bên nhận bảo lãnh tín dụng về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh tín dụng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh tín dụng; bên được bảo lãnh tín dụng phải nhận nợ và hoàn trả cho bên bảo lãnh tín dụng”. - Luật các TCTD Việt Nam năm 2010 quy định “BL Ngân hàng là hình thức cấp tín dụng, theo đó TCTD cam kết với bên nhận BL về việc TCTD sẽ thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ cam kết, khách hàng phải trả nợ và hoàn trả cho TCTD theo thỏa thuận”. Như vậy có thể thấy BL Ngân hàng là cam kết bằng văn bản, khi tham gia BL, NH không cần bỏ vốn mà chỉ sử dụng uy tín và năng lực tài chính của mình để đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ đã cam kết. 1.1.2. Các bên tham gia trong Bảo lãnh tín dụng ngân hàng và quy trình Bảo lãnh tín dụng 1.1.2.1. Các bên tham gia trong Bảo lãnh tín dụng ngân hàng - Bên BL: Là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện BL cho bên được bảo lãnh tín dụng (theo thông tư 07/2015/TT-NHNN 25/06/2015). 5
  17. - Bên được BL: Là tổ chức (bao gồm tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng ở nước ngoài), cá nhân được BL bởi bên BL, bên bảo lãnh tín dụng đối ứng (theo thông tư 07/2015/TT-NHNN 25/06/2015). - Bên nhận BL: Là các tổ chức (bao gồm tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng ở nước ngoài), cá nhân có quyền thụ hưởng bảo lãnh tín dụng do bên BL, bên xác nhận BL phát hành (theo thông tư 07/2015/TT-NHNN 25/06/2015). 1.1.2.2. Quy trình thực hiện Bảo lãnh tín dụng Ngân hàng Hiện nay chưa có một quy chuẩn nào về quy trình BL ngân hàng. Tuy nhiên thông thường quy trình BL tại các NHTM thường trải qua năm bước sau: Bước 1: Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ BL Bước 2: Thẩm định và quyết định BL Bước 3: Phát hành BL Bước 4: Xử lý sau khi phát hành BL Bước 5: Kết thúc BL Sơ đồ 1. 1: Quy trình thực hiện BL tại NHTM (Nguồn: Tác giả tổng hợp) Sau đây là nội dung chính trong từng bước của quy trình thực hiện BL tại NHTM: - Bước 1: Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ BL NH hướng dẫn cho khách hàng lập và hoàn thiện hồ sơ BL. Các giấy tờ cần thiết gồm: 6
  18. + Văn bản đề nghị BL. + Hồ sơ pháp lý về khách hàng. + Hồ sơ về tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính của khách hàng. + Hồ sơ về đảm bảo BL. - Bước 2: Thẩm định và quyết định BL Đây là khâu quan trọng, có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc đảm bảo tính an toàn cho hoạt động BL ngân hàng. Căn cứ vào hồ sơ của khách hàng đã lập từ bước 1 NH tiến hành thẩm định hồ sơ của khách hàng gồm: + Tính đầy đủ, hợp pháp và hợp lệ của hồ sơ BL. + Năng lực của khách hàng xin BL. + Việc chuyển tiền ký quỹ vào tài khoản ký quỹ để thực hiện xin BL. + Tình hình tài chính và năng lực sản xuất kinh doanh của khách hàng. + Đánh giá rủi ro tiềm ẩn, các biện pháp đảm bảo cho nghĩa vụ được BL. + Trên cơ sở thẩm định khách hàng, NH đánh giá và tiến hành ra quyết định chấp thuận hay từ chối phát hành BL. - Bước 3: Phát hành BL. Trên cơ sở thảo luận với khách hàng, NH tiến hành thực hiện các biện pháp bảo đảm tín dụng như: thế chấp, cầm cố hoặc yêu cầu khách hàng ký quỹ, BL của bên thứ ba. Và các yêu cầu khác trong ủy nhiệm của hội sở chính (nếu có). Sau đó NH ký hợp đồng BL cho khách hàng và phát hành thư BL. - Bước 4: Xử lý sau khi phát hành BL Sau khi phát hành BL theo hợp đồng BL cho khách hàng thì NH phải xử lý các nghiệp vụ sau: + Theo dõi các phát sinh và thực hiện nghĩa vụ BL. + Hạch toán số dư BL. 7
  19. + Theo dõi thực hiện hợp đồng BL. + Thu phí BL. - Bước 5: Kết thúc BL Sau khi hết thời hạn hiệu lực của BL NH tiến hành tất toán BL, giải tỏa tài sản đảm bảo BL. Sau đó đánh giá kết quả của hợp đồng BL và rút kinh nghiệm cho những hợp đồng BL phát sinh sau này và lưu trữ hồ sơ. 1.1.3. Các loại bảo lãnh tín dụng của ngân hàng thương mại trong kinh tế thị trường 1.1.3.1. Phân loại dựa trên bản chất của Bảo lãnh tín dụng.  Bảo lãnh tín dụng đồng nghĩa vụ. Đây là BL mang tính truyền thống xét theo nguồn gốc ra đời của nó. Đặc trưng của loại BL này là nghĩa vụ của NH phát hành bị chi phối bởi quy tắc đồng phạm vi, hay nói cách khác là NH và người được BL được xem là cùng nghĩa vụ. Tuy nhiên, nghĩa vụ của khách hàng là nghĩa vụ đầu tiên, còn nghĩa vụ của NH là bổ sung. Nghĩa vụ bổ sung được thể hiện khi và chỉ khi có bằng cớ xác nhận là nghĩa vụ đầu tiên bị vi phạm. Loại BL này ít được sử dụng trong các giao dịch quốc tế mà chủ yếu là trong phạm vi nội địa. NH phải can thiệp khá sâu vào quan hệ hợp đồng giữa người được BL và người thụ hưởng để tìm hiểu về khả năng hoàn thành nghĩa vụ và đốc thúc việc hoàn thành nghĩa vụ của người được BL.  Bảo lãnh tín dụng độc lập. Đây được coi là một dạng BL Ngân hàng hiện đại, được sáng tạo từ yêu cầu đòi hỏi trong thực tiễn. Cơ chế hoạt động của nó dựa trên hai quy tắc cơ bản là: Độc lập và hoàn toàn phù hợp. Theo đó, nghĩa vụ của NHBL hoàn toàn tách rời với nghĩa vụ của người được BL (theo hợp đồng gốc) và thực hiện thanh toán chỉ căn cứ vào những điều kiện và điều khoản quy định trong văn bản BL được thỏa mãn. Tuy nhiên tính độc lập của loại BL này không hoàn toàn tuyệt đối mà 8
  20. phụ thuộc vào các điều kiện thanh toán đã được quy định trong văn bản giữa NH và người thụ hưởng. BL độc lập đem lại sự thuận lợi lớn cho người nhận BL và cả NH phát hành. Do vậy nó được sử dụng khá phổ biến trong thương mại quốc tế. Hiện nay hầu hết các quy định về BL trong lĩnh vực quốc tế đều chỉ quan tâm đến loại BL này. 1.1.3.2. Phân loại dựa trên mục đích của Bảo lãnh tín dụng  Bảo lãnh tín dụng vay vốn. Đây là cam kết của bên BL với bên nhận BL về việc sẽ trả nợ thay cho bên được BL trong trường hợp bên được BL không thực hiện hoặc thwicj hiện không đầy đủ, đúng hạn nghĩa vụ trả nợ vay. BL vay vốn thường được sử dụng trong các giao dịch vay vốn mà quy mô khoản vay lớn, thời hạn vay dài và vay của nước ngoài. Nghĩa vụ BL bao gồm toàn bộ nợ gốc, lãi và các chi phí phát sinh liên quan đến khoản vay (nếu có).  Bảo lãnh tín dụng thực hiện hợp đồng. Là cam kết của bên BL với bên nhận BL để bảo đảm việc thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ của bên được BL theo hợp đồng đã ký với bên nhận BL. Trong trường hợp bên được BL vi phạm hợp đồng bị phạt hoặc phải bồi thường cho bên nhận BL mà không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ nghĩa vụ tài chính thì bên BL sẽ thực hiện thay. BL thực hiện hợp đồng được sử dụng để thay thế cho yêu cầu ký quỹ mà người đặt hàng đề nghị đối với người cung ứng để bảo đảm bồi thường vi phạm hợp đồng. Do vậy, giá trị tối đa của BL tương đương với mức bồi thường (tính tỷ lên % trên giá trị của hợp đồng, dao động ở mức 10%-15%). Trong trường hợp đặc biệt, mức BL có thể yêu cầu trên 15% nhưng phải được người có thẩm quyền quyết định đầu tư chấp nhận. Số tiền BL có thể giảm dần theo tiến độ thực hiện hợp đồng. 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
15=>0