Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Chất lượng tín dụng tại Công ty tài chính cổ phần điện lực - Thực trạng và giải pháp
lượt xem 6
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài bao gồm: Làm rõ nội dung chất lượng tín dụng trong công ty tài chính, cụ thể hệ thống hoá về chất lượng tín dụng, các chỉ số đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Phân tích và đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng tại EVNFinance, từ đó thu được những kết quả và mặt hạn chế về chất lượng tín dụng. Đề xuất các giải pháp cơ bản để nâng cao chất lượng tín dụng tại EVNFinance.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Chất lượng tín dụng tại Công ty tài chính cổ phần điện lực - Thực trạng và giải pháp
- 1 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu kết quả nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả Nguyễn Cao Sơn
- 2 MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT........................................................................... 4 DANH MỤC BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ .............................................................................. 5 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TÀI CHÍNH VÀ CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH ............................................................... 12 1.1 Khái quát về công ty tài chính ........................................................................ 12 1.1.1 Khái niệm về công ty tài chính .......................................................................... 12 1.1.2 Các mô hình công ty tài chính ........................................................................... 12 1.1.3 Hoạt động của Công ty Tài chính ....................................................................... 14 1.2 Chất lƣợng tín dụng của công ty tài chính .................................................... 15 1.2.1 Khái niệm về hoạt động tín dụng và công ty tài chính ....................................... 15 1.2.2 Chất lượng tín dụng của công ty tài chính .......................................................... 20 1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng của công ty tài chính ........................ 21 1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của công ty tài chính .............. 28 1.3 Bài học kinh nghiệm của một số tổ chức tín dụng trong và ngoài nƣớc ..... 39 1.3.1 Kinh nghiệm của công ty tài chính cổ phần xi măng .......................................... 39 1.3.2 Kinh nghiệm mô hình quản lý RRTD của NHTM ở Mỹ .................................... 40 1.3.3 Bài học kinh nghiệm cho EVNFinance .............................................................. 40 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH CỔ PHẦN ĐIỆN LỰC ......................................................................... 42 2.1 Tổng quan về công ty tài chính cổ phần điện lực. ......................................... 42 2.1.1 Tổng quan về EVNFinance ................................................................................. 42 2.1.2 Khái quát về kết quả kinh doanh của EVNFinance từ năm 2014 - 2017............ 46 2.1.3 Thực trạng hoạt động tín dụng của công ty tài chính cổ phần điện lực giai đoạn 2014 – 2017 .......................................................................................................... 56
- 3 2.2 Thực trạng chất lƣợng tín dụng tại công ty tài chính cổ phần điện lực...... 57 2.2.1 Các chỉ tiêu định lượng ....................................................................................... 57 2.2.2 Các chỉ tiêu định tính .......................................................................................... 67 2.3 Đánh giá chung về chất lƣợng tín dụng ......................................................... 68 2.3.1 Những kết quả đạt được ...................................................................................... 68 2.3.2 Những điểm còn hạn chế..................................................................................... 70 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH CỔ PHẦN ĐIỆN LỰC ..................................................... 74 3.1 Định hướng nâng cao chất lượng tín dụng 2020 ................................................ 74 3.2 Các giải pháp đã thực hiện. ................................................................................ 74 3.3 Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ............................................................ 77 3.4 Những đề xuất kiến nghị. .................................................................................... 81 KẾT LUẬN .................................................................................................................. 84 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 85 PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 87
- 4 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa EVNFinance Công ty tài chính cổ phần điện lực VND Đồng Việt Nam USD Đô la Mỹ CTTC Công ty tài chính NĐ-CP Nghị định chính phủ QĐ-NHNN Quyết định – Công ty tài chính nhà nước. CSTK Chính sách tài khóa CSTT Chính sách tiền tệ L/C Letter of credit ( Thư tín dụng ) TCCB&ĐT Tổ chức cán bộ và đào tạo QĐ/HĐQT- TCCB Quyết đinh/ Hội đồng quản trị - Tổ chức cán bộ NHTW Ngân hàng trung ương
- 5 DANH MỤC BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ Danh mục biểu đồ Biểu đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của EVNFinance năm 2017 44 Phân loại huy động vốn của EVNFinace theo đối tượng từ Biểu đồ 2.2 50 2015 – 2017 Phân loại huy động vốn của EVNFinace theo kỳ hạn từ 2015 – Biểu đồ 2.3 51 2017 Phân loại hoạt động sử dụng vốn của EVNFinace theo kỳ hạn Biểu đồ 2.4 53 từ 2015 – 2017 Phân loại hoạt động sử dụng vốn của EVNFinace theo hình Biểu đồ 2.5 54 thức cho vay từ 2015 – 2017 Tổng tài sản và tổng nguồn vốn của EVNFinance tại thời điểm Biểu đồ 2.6 55 cuối năm 2014 – 2017 Biểu đồ 2.7 Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ của EVNFinance từ năm 2014 – 2017 60 Tỷ lệ tổng dư nợ/ Nguồn vốn huy động của EVNFinance từ Biểu đồ 2.8 64 2014 - 2017 Biểu đồ 2.9 Tỉ lệ nợ quá hạn và nợ xấu của EVNFinance từ 2014 – 2017 65 Diễn biến lãi suất huy động kỳ hạn trên 12 tháng trung bình hệ Biểu đồ 2.10 67 thống ngân hàng và lạm phát, 2008 – 2016
- 6 Danh mục bảng biểu Tình hình huy động vốn của EVNFinance theo hình thức vay Bảng 2.1 48 từ năm 2014 – 2017 Danh sách các TCTD mà EVNFinance nhận gửi và vay tại Bảng 2.2 49 thời điểm 31/12/2016 Bảng 2.3 Khả năng sử dụng vốn tại EVNFinance từ năm 2014 - 2017 51 Danh sách khách hàng có dư nợ tín dụng lớn nhất tại Bảng 2.4 52 31/12/2016 Tổng tài sản và nguồn vốn tại EVNFinance tại thời điểm cuối Bảng 2.5 55 năm 2014 – 2017 Tổng tài sản và nguồn vốn tại EVNFinance tại thời điểm cuối Bảng 2.6 56 năm 2014 – 2017 Bảng 2.7 Lợi nhuận của EVNFinance từ năm 2014 – 2017 57 Bảng 2.8 Biên lợi nhuận của EVNFinance. từ năm 2014 – 2017 57 Bảng 2.9 Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ từ năm 2014 – 2017 59 Bảng 2.10 Thu lãi tại EVNFinance từ năm 2014 – 2017 61 Bảng 2.11 Cơ cấu thu lãi của EVNFinance từ năm 2014 – 2017 62 Tỷ lệ dư nợ/ Vốn huy động của EVNFinance cuối năm 2014 Bảng 2.12 62 – 2017 Tỉ lệ nợ quá hạn/ tổng dư nợ và tỉ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ tại Bảng 2. 13 64 EVNFinance từ năm 2014 – 2017 Bảng 2.14 Bảng thống kê tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng năm 2017 66 Bảng tính lãi suất trung bình của EVNFinance trung bình Bảng 2.15 67 năm 2014 – 2017 Các chỉ tiêu sinh lợi của EVNFinance tại thời điểm năm 2014 Bảng 2.16 68 – 2017 Chi phí dự phòng rủi ro của EVNFInance tại thời điểm cuối Bảng 2.17 69 năm 2014 – 2017
- 7 TÓM TẮT LUẬN VĂN NGHIÊN CỨU Sau quãng thời gian 10 năm hình thành và phát triển, công ty tài chính cổ phần điện lực đã và đang dần chứng tỏ vị thế cũng như vai trò của mình trong hệ thống tài chính. Bằng chứng là kết quả kinh doanh của công ty tăng trưởng mặc dù không nhanh nhưng bền vững qua từng năm. Quy mô tổng tài sản tăng với tốc độ xấp xỉ 1.8%/năm, vốn chủ sở hữu tăng trưởng 2.4%/năm và lợi nhuận hàng năm tăng trưởng xấp xỉ 6.27%. Tuy nhiên, không nằm ngoài xu hướng chung của nền kinh tế, công ty tài chính cổ phần điện lực cũng phải đối mặt với một số khó khăn nhất định, cụ thể như khả năng huy động vốn và sử dụng vốn để có thể vừa đáp ứng được nhu cầu vay vốn đa dạng cũng như tăng tính cạnh tranh trên thị trường. Từ đó vai trò của việc giữ vững và nâng cao chất lượng tín dụng ngày càng được chú trọng đến. Nâng cao chất lượng tín dụng không chỉ là tăng trưởng dư nợ cho vay, tăng khả năng sinh lời mà còn đảm bảo công ty không bị ảnh hưởng bởi rủi ro tài chính, cụ thể là kết quả kinh doanh sụt giảm. Thực tế đã chỉ ra rằng, do không đảm bảo được chất lượng tín dụng, một số tổ chức tài chính đã gặp nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động của công ty, điển hình tại trường hợp công ty tài chính cổ phần than khoáng sản hay công ty tài chính cổ phần dầu khí Việt Nam. Thực trạng cho thấy, mặc dù đã nỗ lực không ngừng, công ty tài chính cổ phần điện lực vẫn gặp một số vấn đề trong công tác đảm bảo chất lượng tín dụng như tỷ lệ nợ nghi ngờ và nợ xấu cao nhất trong vòng 4 năm trở lại đây, quy mô cho vay mặc dù tăng trưởng nhưng không phải quá cao so với trung bình ngành. Từ những thực trạng trên, tác giả đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại công ty tài chính cổ phần điện lực như đảm bảo quy trình tín dụng, nâng cao phẩm chất cán bộ tín dụng, chính sách riêng cho những khách hàng thân quen và một số những giải pháp khác.
- 8 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sau hơn 30 năm đổi mới, chuyển từ cơ chế quan liêu bao cấp sang nền cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế nước ta đã có những bước chuyển đáng kể. Hiện nay nền kinh tế Việt Nam được đánh giá là có tốc độ tăng trưởng cao, ổn định, có môi trường đầu tư an toàn trong khu vực và trên thế giới. Đóng góp vào sự thành công trên phải kể đến sự phát triển liên tục của ngành tài chính nói chung và các tổ chức tài chính nói riêng. Các hoạt động của tổ chức tài chính, điển hình là hoạt động tín dụng đóng vai trò quan trọng lưu chuyển tiền giữa người đi vay và người cho vay để phục vụ cho hoạt động gia tăng của cải. Cũng góp phần trong công cuộc phát triển chung trên, EVNFinance luôn nỗ lực không ngừng nhằm đưa ra những sản phẩm tín dụng phù hợp để đáp ứng nhu cầu khách hàng. Bằng chứng là việc tổng mức cho vay của công ty luôn đạt ở mức ổn định qua từng năm với giá trị hơn 8,900 tỷ đồng kể cả giai đoạn nền kinh tế mới có dấu hiệu phục hồi. Tuy nhiên, với việc luân chuyển một lượng vốn lớn trong nền kinh tế vẫn còn rất phức tạp và khả năng quản trị rủi ro của các công ty tài chính còn nhiều hạn chế sẽ dẫn tới hệ lụy. Đó có thể là những khoản vay không thu hồi được cả gốc và lãi đúng hạn ngày càng lớn, tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn của công ty trong năm 2017 là 9.61% cao hơn 1.62% so với năm 2016 từ đó tiềm ẩn rủi ro tới kết quả kinh doanh của công ty khi chi phí dự phòng rủi ro tăng 61.4% so với năm 2016. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng tín dụng là công việc chủ đạo của hoạt động quản trị của EVNFinance. Xuất phát từ yêu cầu thực tế này, tác giả đã chọn đề tài “Chất lượng tín dụng tạiCông ty tài chính cổ phần điện lực - Thực trạng và giải pháp”. 2. Tổng quan nghiên cứu. Liên quan đến đề tài nghiên cứu, đã có một số công trình khoa học, các bài nghiên cứu về chất lượng tín dụng được công bố. Dưới đây là một số công trình tiêu biểu:
- 9 Luận án tiến sỹ kinh tế “Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam trong quá trình hội nhập” do Nguyễn Thị Thu Đông thực hiện năm 2012; Luận án tiến sỹ kinh tế “Hoàn thiện phân tích chất lượng tín dụng tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Định” do nghiên cứu sinh Lê Thị Thanh Mỹ đã nghiên cứu năm 2017 làm rõ nội dung phân tích Chất lượng tín dụng trong ngân hàng thương mại, đánh giá và đề xuất các giải pháp để hoàn thiện phân tích chất lượng tín dụng tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn Bình Định. Luận án tiến sỹ kinh tế “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam” do nghiên cứu sinh Nguyễn Văn Tuấn đã nghiên cứu năm 2016 làm rõ khung nội dung về chất lượng tín dụng. Từ đó phân tích thực trang, rút ra những kết quả thu được và những điểm cần khắc phục và giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng Luận văn thạc sĩ “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thị xã Phước Long” do học viên Nguyễn Đình Khánh nghiên về chất lượng tín dụng tại ngân hàng năm 2015. Có thể thây, dù đề tài về nâng cao hay phân tích chất lượng tín dụng tương đối phổ biến nhưng đối tượng phân tích của đề tài này chủ yếu là các ngân hàng thương mại. Đến nay, chưa có một công trình nghiên cứu nào nói về chất lượng tín dụng tại EVNFinance được công bố. Vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài luận văn tốt nghiệp của mình là: “ Chất lượng tín dụng tạiCông ty tài chính cổ phần điện lực: Thực trạng và giải pháp” 3. Mục đích nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài bao gồm: - Làm rõ nội dung chất lượng tín dụng trong công ty tài chính, cụ thể hệ thống hoá về chất lượng tín dụng, các chỉ số đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng.
- 10 - Phân tích và đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng tại EVNFinance, từ đó thu được những kết quả và mặt hạn chế về chất lượng tín dụng. - Đề xuất các giải pháp cơ bản để nâng cao chất lượng tín dụng tại EVNFinance. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng, nâng cao chất lượng tín dụng của EVNFinance. Về đối tượng này, đề tài đi sâu nghiên cứu hệ thống hoá, tổ chức phân tích chất lượng tín dụng nhằm cung cấp thông tin cho ban điều hành EVNFinance và các đối tượng khác quan tâm. - Phạm vi nghiên cứu: + Về mặt nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng dưới góc độ người đánh giá với hoạt động cho vay tại EVNFinance, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại công ty. + Không gian nghiên cứu: EVNFinance, Citibank, công ty tài chính cổ phần dầu khí Việt Nam, công ty tài chính cổ phần xi măng. + Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2014 – 2017. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phƣơng pháp phân tích, đánh giá nội dung nghiên cứu đề tài: Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp phân tích, so sánh, diễn giải, tổng hợp và hệ thống hóa để làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến chất lượng tín dụng của các công ty tài chính; phản ánh và làm rõ thực trạng chất lượng tín dụng doanh nghiệp tại Công ty tài chính cổ phần điện lực trong giai đoạn 2015 - 2017; (iv) Sử dụng các phương pháp nghiên cứu định tính, định lượng và phương pháp phân tích dữ liệu: dùng Excel để liệt kê, tổng hợp, lựa chọn, so sánh các thông tin thu thập được từ EVNFinance. 5.2. Phƣơng pháp sƣu tầm, xử lý các dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu đánh giá Đề tài sử dụng các dữ liệu thứ cấp được thu thập, khai thác từ các báo cáo tài chính và hoạt động của Công ty tài chính cổ phần điện lực trong giai đoạn 2015-
- 11 2017; các văn bản hiện hành của NHNN và EVNFinance có liên quan về hoạt động tín dụng của các tổ chức tín dụng. Sử dụng các bảng biểu, sơ đồ để biểu diễn, mô tả các kết quả tính toántính, phân tích. 6. Đóng góp mới của luận văn - Hệ thống hoá và góp phần làm rõ hơn cơ sở lý luận và thực tiến về vấn đề chất lượng tín dụng tại EVNFinance. - Phân tích và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại Công ty tài chính cổ phần Điện lực. 7. Kết cấu của Luận văn Ngoài các phần như lời cam đoan, lời mở đầu, mục lục, danh mục bảng biểu hình vẽ, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của bài luận văn bao gồm 3 chương chính là: Chƣơng 1: Tổng quan về công ty tài chính và chất lƣợng tín dụng của công ty tài chính. Chƣơng 2: Thực trạng chất lƣợng tín dụng tại Công ty Tài chính Cổ phần Điện lực. Chƣơng 3: Giải pháp nâng cao chất lƣợng tín dụng trong hoạt động tín dụng của Công ty Tài chính Cổ phần Điện lực.
- 12 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TÀI CHÍNH VÀ CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH 1.1 Khái quát về công ty tài chính 1.1.1 Khái niệm về công ty tài chính 1.1.1.1 Khái niệm Công ty tài chính là loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng, với chức năng là sử dụng vốn tự có, vốn huy động và các nguồn vốn khác để cho vay, đầu tư; cung ứng các dịch vụ tư vấn về tài chính, tiền tệ và thực hiện một số dịch vụ khác theo quy định của Pháp luật, nhưng không được làm dịch vụ thanh toán, không được nhận tiền gửi dưới 1 năm (điều 2 - NĐ số 79/2002/NĐ-CP,trang 1). 1.1.1.2 Đặc điểm Trong khi các ngân hàng được phép nhận tiền gửi ngắn hạn và làm dịch vụ thanh toán, công ty tài chính lại không có các chức năng trên. Hoạt động chính của công ty tài chính chủ yếu là hoạt động cấp tín dụng, đầu tư, cung ứng dịch vụ tài chính, tiền tệ và thực hiện một số dịch vụ khác theo quy định pháp luật. Ngoài ra, mức vốn pháp định đối với một công ty tài chính từ thời điểm Nghị định 141/2006/NĐ-CP cho tới 31/12/2008 là 300 tỷ đồng. Đối với thời gian sau đó thì mức vốn pháp định phải là 500 tỷ đồng. Nhưng vốn pháp định đối với một ngân hàng áp dụng cho đến năm 2008 là không thấp hơn 1,000 tỷ đồng và áp dụng cho năm 2010 trở đi là không thấp hơn 3,000 tỷ đồng (danh mục mức vốn pháp định của tổ chức tín dụng ban hành của Nghị định số 141/2006/NĐ – CP, trang 3) 1.1.2 Các mô hình công ty tài chính 1.1.2.1 Theo tính chất sở hữu Công ty tài chính nhà nước: Là công ty tài chính do nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh. Công ty tài chính cổ phần: Là công ty tài chính do tổ chức và cá nhân cùng góp vốn, thành lập và tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh.
- 13 Công ty tài chính trực thuộc tổ chức tín dụng: Là công ty tài chính do một tổ chức tín dụng thành lập bằng vốn tự có của mình và làm chủ sở hữu theo qui định của pháp luật, hạch toán độc lập và có tư cách pháp nhân. Công ty tài chính liên doanh: Là công ty tài chính được thành lập bằng cách góp vốn giữa bên Việt Nam và bên nước ngoài, trên cở sở hợp đồng liên doanh. Công ty Tài chính 100% vốn nước ngoài: Là công ty tài chính được thành lập bằng vốn của một hoặc của nhiều tổ chức tín dụng nước ngoài theo qui định của pháp luật Việt Nam. 1.1.2.2 Theo tính chất thành lập Công ty tài chính độc lập:Là loại hình công ty tài chính đứng độc lập, tự hoạt động kinh doanh. Chia làm hai loại sau: Công ty tài chính đứng độc lập đầu tư vào nhiều lĩnh vực như loại công ty tài chính Thương mại (tập trung cho vay, đầu tư trung dài hạn cho các doanh nghiệp và cho các cá nhân), đại diện là Công ty CITYGROUP, HELLER Financial, Century, Bussiness Credit Corp… Công ty Tài chính độc lập đầu tư vào một lĩnh vực như công ty Tài chính tiêu dùng (tài trợ cho các cá nhân, gia đình để mua hàng tiêu dùng dưới hình thức tín dụng), đại diện là Công ty Benefitcial Corporation, bán lẻ( tài trợ cho các hộ gia đình…), đại diện là TransAmerican Commercial Finance….. Công ty Tài chính thuộc Tập đoàn:Là các công ty tài chính do một Công ty mẹ lập nên và thường đóng vai trò đầu tư trong nội bộ tập đoàn với một số hoạt động như: Thu xếp các khoản cho vay cho các Công ty con khác trong nội bộ tập đoàn. Quản lý nguồn tiền mặt và tình hình tiền mặt cho các Công ty con. Quản lý đầu tư các khoản tiền chưa sử dụng đến cho các Công ty con
- 14 Quản lý rủi ro tài chính trong toàn bộ tập đoàn bao gồm các rủi ro về lãi suất, ngoại hối, mất cân đối giữa tài sản và nguồn vốn …. (Điều 3 - Nghị định số 79/2002/NĐ-CP năm 2002,trang 1). 1.1.3 Hoạt động của Công ty Tài chính 1.1.3.1 Huy động vốn Công ty Tài chính đƣợc huy động vốn từ các nguồn: Nhận tiền gửi có kỳ hạn từ một năm trở lên của tổ chức, cá nhân theo qui định Công ty tài chính Nhà nước. Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi và các loại giấy tờ có giá khác để huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo qui định của pháp luật hiện hành. Vay các tổ chức tài chính, tín dụng trong nước, ngoài nước và các tổ chức tài chính quốc tế. Tiếp nhận vốn uỷ thác của chính phủ, các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước. 1.1.3.2 Hoạt động cho vay Công ty Tài chính đƣợc cho vay dƣới các hình thức: a. Cho vay ngắn hạn, cho vay trung và dài hạn b. Cho vay theo uỷ thác của chính phủ, của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo qui định hiện hành và hợp đồng uỷ thác. c. Cho vay tiêu dùng bằng hình thức cho vay mua trả góp d. Chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá khác. Công ty Tài chính cấp tín dụng dưới hình thức chiết khấu, cầm cố thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác đối với các tổ chức và cá nhân. Công ty Tài chính và các tổ chức tín dụng khác tái chiết khấu, cầm cố thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ khác cho nhau. e. Bảo lãnh
- 15 Công ty Tài chính được bảo lãnh bằng uy tín và khả năng tài chính tài chính của mình đối với người nhận bảo lãnh. 1.1.3.3 Các hoạt động khác Góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp và các Tỏ chức Tín dụng khác. Đầu tư cho các dự án theo hợp đồng Tham gia thị trường tiền tệ. Kinh doanh vàng. Làm đại lý phát hành trái phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá cho các doanh nghiệp. Nhận uỷ thác, làm đại lý trong các lĩnh vực liên quan đến tài chính, Công ty tài chính, bảo hiểm và đầu tư, kể cả việc quản lý tài sản, vốn đầu tư của các tổ chức, cá nhân theo hợp đồng. Cung ứng các dịch vụ tư vấn về Công ty tài chính, tài chính, tiền tệ, đầu tư cho khách hàng. Cung ứng dịch vụ bảo quản hiện vật quí, giấy tờ có giá, cho thuê tủ két, cầm đồ. (mục 3 điều 108 - nghị định 47/2010/QH1 ,2010, tr25). 1.2 Chất lƣợng tín dụng của công ty tài chính 1.2.1 Khái niệm về hoạt động tín dụng và công ty tài chính 1.2.1.1 Hoạt động tín dụng Hoạt động tín dụng là một khái niệm dùng để chỉ mối quan hệ kinh tế giữa bên cho vay và bên đi vay. Trong đó bên cho vay chuyển giao cho bên đi vay sử dụng một lượng giá trị (thường dưới hình thái tiền) trong một thời gian nhất dịnh theo những điều kiện mà hai bên đã thoả thuận về thời gian, phương thức thanh toán lãi- gốc, thế chấp... (khoản 8 và khoản 10, điều 20, luật các tổ chức tín dụng năm 2010, tr25).
- 16 Tín dụng là sự chuyển nhượng một lượng giá trị có thời hạn. Đặc trưng này của tín dụng xuất phát từ tính chuyển nhượng tạm thời. Để đảm bảo thu hồi nợ đúng hạn, các tổ chức xác định thời hạn cho vay dựa vào quá trình luân chuyển vốn của khách hàng và tính chất vốn của chính tổ chức đó. Nếu từng tổ chức định kỳ hạn nợ một cách phù hợp với khách hàng thì khả năng trả nợ đúng hạn cao và ngược lại. Hoạt động tín dụng được thực hiện dựa trên nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi. Sở dĩ như vậy là vì vốn hoạt động của các tổ chức chủ yếu là huy động từ bên ngoài, vốn chủ sở hữu ít khi được sử dụng để sản xuất kinh doanh mà được sử dụng chủ yếu để đầu tư vào tài sản cố định. Chính vì vậy, sau một thời gian nhất định các tổ chức phải trả lại cho những nguồn mà đã huy động được. Mặt khác các tổ chức cũng cần phải có nguồn để bù đắp chi phí như trả lương, khấu hao… Do đó, người hoặc tổ chức đi vay ngoài việc trả gốc còn phải trả cho người cho vay một khoản lãi. Đó là một trong những nguồn thu nhập chính của công ty tài chính hay ngân hàng, là cơ sở để tồn tại và phát triển. Khi cho vay, cái mà công ty tài chính hay ngân hàng thu được là lợi nhuận sau khi đã trừ đi tất cả các khoản phí. Đồng thời đi kèm với lợi nhuận dự kiến có rủi ro. Rủi ro tín dụng sẽ xảy ra khi khách hàng không thực hiện đầy đủ những cam kết trong hợp đồng tín dụng (không trả đúng hạn hoặc không trả). Công ty tài chính hay ngân hàng luôn phải xem xét mối quan hệ giữa lợi nhuận và rủi ro để định ra một mức lãi suất phù hợp. Rõ ràng, với một dự án có độ rủi ro cao hơn thì chi phí nợ của doanh nghiệp đó phải cao hơn và ngược lại. 1.2.1.2 Đặc điểm hoạt động tín dụng. Công ty tài chính là một trong những định chế tài chính mà đặc trưng là cung cấp đa dạng các dịch vụ tài chính với nghiệp vụ cơ bản là nhận tiền gửi từ các tổ chức/doanh nghiệp, cho vay, đầu tư góp vốn mua cổ phần. Tùy vào từng loại công ty tài chính sẽ có những hoạt động riêng nhằm đáp ứng mục đích khi thành lập. Trong các hoạt động của công ty tài chính, hoạt động nhận tiền gửi và cho vay là hoạt động chủ yếu đem lại lợi nhuận cho công ty. Qui mô, chất lượng tín dụng ảnh
- 17 hưởng quan trọng đến sự tồn tại và phát triển của công ty tài chính đó trong ngắn và dài hạn. Hoạt động tín dụng của công ty tài chính chủ yếu tập trung vào nhóm các khách hàng nhỏ và trung bình bởi nhu cầu về vốn đối với nhóm đối tượng trên là không quá lớn. Bởi lẽ với những nhóm khách hàng lớn thường lựa chọn vay vốn tại các ngân hàng thương mại hơn là các công ty tài chính bởi tính chặt chẽ và chi phí thấp hơn so với công ty tài chính. Nhu cầu cho vay của khách hàng chủ yếu liên quan đến lĩnh vực bất động sản, sản xuất kinh doanh, tăng nhu cầu vốn hoạt động công ty. Thời hạn cho vay của công ty tài chính thường ngắn hơn so với các ngân hàng thương mại bởi đối tượng gửi tiền chủ yếu tại các công ty tài chính thường là các doanh nghiệp hơn là cá nhân. Chính vì vậy, nhu cầu sử dụng tiền của nhóm doanh nghiệp thường linh hoạt hơn so với đối tượng cá nhân. Lãi suất cho vay của công ty tài chính thường cao hơn so với các ngân hàng thương mại bởi tính rủi ro của các khoản cấp tín dụng của công ty tài chính thường cao hơn so với ngân hàng thương mại. Hầu như những khoảng đầu tư khó vay vốn tại các ngân hàng thì thường chuyển sang thực hiện tại các công ty tài chính bởi tính chấp nhận rủi ro cao hơn. 1.2.1.3 Phân loại hoạt động tín dụng của công ty tài chính. Phân loại tín dụng là việc sắp xếp các khoản vay theo nhóm dựa trên một số tiêu thức nhất định. Mục đích của việc phân loại tín dụng là một công cụ giúp cho nhà quản trị lập một quy trình tín dụng thích hợp, giảm thiểu rủi ro tín dụng. Có rất nhiều cách khác nhau để phân loại tín dụng, dưới đây là một số tiêu chí đáp ứng nhu cầu đánh giá chất lượng tín dụng hiệu quả. (PGS.TS Đinh Xuân Hạng và THS.Nguyễn Văn Lộc,2016, tr 5) Theo mục đích sử dụng của khoản vay Tín dụng cho sản xuất và lưu thông hàng hoá: Là việc công ty tài chính cấp vốn cho cho các doanh nghiệp sản xuất để tiến hành sản xuất, lưu thông hàng hoá. Nguồn trả nợ của hoạt động này được lấy từ kết quả hoạt động kinh doanh của
- 18 chính các doanh nghiệp đó. Vì vậy, công ty tài chính cần phải có đầy đủ các thông tin cần thiết về khách hàng của mình .Ví du: phương án sản xuất kinh doanh, năng lực tài chính hiện tại, nhu cầu và mục đích sử dụng vốn v...v... Tín dụng cho tiêu dùng: Là việc công ty tài chính cấp vốn cho các cá nhân để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng như mua sắm nhà cửa, xe cộ, các loại hàng hoá lâu bền như máy giặt, điều hoà, tủ lạnh... Nguồn trả nợ được lấy từ thu nhập trong tương lai của người vay. Vì vậy, công ty tài chính cần phải có đầy đủ các thông tin cơ bản về các khách hàng ví dụ như bảng lương, nơi làm việc v..v… Tín dụng cho bất động sản: là việc công ty tài chính cấp vốn cho khách hàng vay căn cứ vào mục đích vay vốn của khách hàng liên quan đến bất động sản. Khi các cá nhân đi vay thì nguồn trả nợ sẽ được lấy từ thu nhập trong tương lai của họ còn đối với các tổ chức, doanh nghiệp thì nguồn trả nợ sẽ được lấy từ kết quả hoạt động kinh doanh. Vì vậy, công ty tài chính cần phải có đầy đủ các thông tin về tổ chức, doanh nghiệp hay cá nhân nhằm tránh rủi ro tín dụng. Với cách phân loại này, công ty tài chính sẽ có quy trình nghiệp vụ cụ thể để đảm bảo cho công ty có đủ tiền để cho vay và thu hồi nợ theo đánh giá mức độ rủi ro và mức lãi xuất được đặt ra cho từng loại đối tượng. Theo thời hạn sử dụng các khoản vay Căn cứ vào tiêu thức này, người ta chia tín dụng ra làm hai loại: tín dụng không thời hạn và tín dụng có thời hạn. + Tín dụng không thời hạn: Là loại tín dụng mà thời hạn hoàn trả tiền vay không được xác định khi ký hợp đồng vay mà thay vào đó là điều kiện về việc thu hồi khoản tiền cho vay giữacông ty tài chính vàđối tượng đi vay. Công ty tài chính không thu hồi theo thời hạn nhất định mà chỉ thu lãi; người vay sẽ trả nợ cho người đi vay khi nhu cầu vay thêm không cần thiết nữa do quy mô sản xuất giảm hoặc doanh nghiệp lấy nguồn khác để tự bổ xung; công ty tài chính muốn thu hồi gốc phải báo trước cho người vay. Như vậy khi quy mô sản xuất của doanh nghiệp tăng lên, doanh nghiệp sẽ đi vay không thời hạn .
- 19 + Tín dụng có thời hạn: Là loại tín dụng mà thời điểm trả nợ được xác định cụ thể. - Tín dụng ngắn hạn: Là loại tín dụng có thời hạn dưới một năm và được sử dụng để bổ sung sự thiếu hụt tạm thời về vốn lưu động của doanh nghiệp và phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của các cá nhân. Với loại tín dụng này, công ty tài chính sẽ chịu ít rủi ro vì thời gian cho vay ngắn nên ít có biến động xảy ra và nếu có xảy ra thì công ty tài chính có thể dự tính được. - Tín dụng trung hạn: Là loại tín dụng có thời hạn từ một năm đến năm năm và chủ yếu được sử dụng để mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng sản xuất và xây dựng các công trình nhỏ, có thời hạn thu hồi vốn nhanh. Với loại tín dụng này, công ty tài chính sẽ chịu mức độ rủi ro lớn hơn mức độ rủi ro của các khoản tín dụng ngắn hạn nhưng vẫn không quá caovì công ty tài chính có khả năng dự đoán được những biến động có thể xảy ra. - Tín dụng dài hạn: Là loại tín dụng có thời hạn trên năm năm, được sử dụng để cấp vốn cho xây dựng cơ bản, đầu tư xây dựng các xí nghiệp mới, các công trình thuộc cơ sở hạ tầng(đường xá, bến cảng, sân bay... ), cải tiến và mở rộng sản xuất với quy mô lớn. Với loại tín dụng này, công ty tài chính sẽ phải chịu mức độ rủi ro rất lớn vì trong thời gian dài thì có những biến động xảy ra không lường trước được. Theo điều kiện đảm bảo - Tín dụng có bảo đảm: Là loại tín dụng dựa trên cơ sở các bảo đảm như thế chấp, cầm cố, hoặc có sự bảo lãnh của người thứ ba. Công ty tài chính nắm giữ tài sản của người vay để xử lý thu hồi nợ khi người vay không thực hiện được các nghĩa vụ đã được cam kết trong hợp đồng tín dụng. Hình thức này được áp dụng đối với những khách hàng không có uy tín cao với công ty. Mặc dù là có tài sản đảm bảo nhưng hình thức tín dụng này vẫn có độ rủi ro cao vì tài sản có thể bị mất giá hay người bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ của mình. - Tín dụng không có bảo đảm: Là loại tín dụng không có tài sản thế chấp, cầm cố, hoặc không có sự bảo lãnh của người thứ ba. Việc cấp tín dụng chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng. Muốn vậy, công ty tài chính phải đánh giá hiệu quả sử
- 20 dụng tiền vay của người vay, khách hàng không được phép giao dịch với bất kỳ tổ chức tài chính nào khác. Mặc dù không có tài sản đảm bảo nhưng đây là một loại tín dụng ít rủi ro cho công ty tài chính vì khách hàng có uy tín rất lớn và khả năng trả nợ rất cao thì mới được cấp tín dụng mà không cần đảm bảo. Theo đồng tiền đƣợc sử dụng trong cho vay - Cho vay bằng đồng bản tệ: Là loại tín dụng mà công ty tài chính cấp tiền cho khách hàng bằng VND. Nước ta quy định, cho vay để thanh toán trong nước thì chỉ được vay bằng VND. - Cho vay bằng ngoại tệ: Là loại tín dụng mà công ty tài chính cấp tiền cho khách hàng bằng đồng ngoại tệ. Cho vay bằng ngoại tệ chỉ phục vụ cho nhập khẩu; đối với khách hàng thu mua hàng xuất khẩu thì công ty tài chính cho vay bằng ngoại tệ nhưng phải bán luôn cho công ty tài chính và dùng VND đi mua hàng xuất khẩu. Các cách phân loại khác - Tín dụng gián tiếp. - Tín dụng trực tiếp. Theo đối tƣợng đƣợc cho vay có - Tín dụng cho doanh nghiệp, tổ chức tài chính khác vay. - Tín dụng cho nhà nước vay. - Tín dụng cho người tiêu dùng vay. Dựa vào các cách phân loại trên, các nhà phân tích sẽ biết được kết cấu của từng loại tín dụng. Bằng việc so sánh kết cấu của từng loại tín dụng với kết cấu nguồn huy động, so với nhu cầu của nền kinh tế sẽ giúp cho các nhà phân tích đánh giá, xem xét kết cấu tín dụng đã phù hợp với Công ty tài chính chưa. Từ đó đưa ra các giải pháp thích hợp. 1.2.2 Chất lƣợng tín dụng của công ty tài chính Định nghĩa chất lượng được đưa ra bởi Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa ISO là “Chất lượng là khả năng của tập hợp các đặc tính của một sản phẩm, hệ
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thƣơng - Chi nhánh thành phố Huế
26 p | 415 | 54
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Chất lượng dịch vụ ngân hàng số dành cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam
102 p | 110 | 31
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) - Thực trạng và giải pháp
122 p | 54 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng VPBank- chi nhánh Trần Hưng Đạo
101 p | 77 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Lâm Đồng II
106 p | 26 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung
101 p | 65 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả tài chính của những doanh nghiệp sản xuất nguyên vật liệu niêm yết tại Việt Nam
131 p | 27 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Cơ chế tự chủ tài chính tại Văn phòng Sở Tài chính tỉnh Hà Tĩnh
121 p | 63 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hiệu quả hoạt động tín dụng của Agribank chi nhánh Nam Hà Nội
80 p | 122 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố tác động đến khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
114 p | 19 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của hành vi đám đông lên thị trường chứng khoán Việt Nam
85 p | 20 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hiệu ứng củа chính sách miễn giảm phí lên dịch vụ thаnh toán cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nаm - Chi nhánh Sở giаo dịch
114 p | 22 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Chúng Việt Nam
98 p | 86 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Xử lý nợ xấu đã mua của các Tổ chức tín dụng tại Công ty Quản lý Tài sản
113 p | 81 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Phát triển hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hành Chính sách xã hội Chi nhánh Hà Nội
115 p | 54 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Quản lý tài chính tại Văn phòng Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
85 p | 58 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Thanh Chương - Nghệ An
99 p | 13 | 4
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính: Nâng cao năng lực cạnh tranh các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam trong điều kiện kinh tế quốc tế
16 p | 28 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn