intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Cơ chế cảnh báo bong bóng chứng khoán trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:105

16
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của luận văn "Cơ chế cảnh báo bong bóng chứng khoán trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam" sẽ hướng đến đề xuất các giải pháp chế cảnh báo bong bóng chứng khoán phù hợp với thị trường chứng khoán đang trên đà tăng trưởng nóng hiện nay cùng với bối cảnh lịch sử nhiều biến động khi thế giới vừa trải qua đại dịch và xung đột giữa các quốc gia lớn trên thế giới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Cơ chế cảnh báo bong bóng chứng khoán trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ………o0o……… LUẬN VĂN THẠC SĨ CƠ CHẾ CẢNH BÁO BONG BÓNG CHỨNG KHOÁN TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM Ngành: Tài chính - ngân hàng NGUYỄN THỊ MINH PHƯƠNG Hà Nội - 2022
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ CƠ CHẾ CẢNH BÁO BONG BÓNG CHỨNG KHOÁN TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM Ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số : 8340201 Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Minh Phương Người hướng dẫn: TS. Lê Phương Lan Hà Nội - 2022
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu luận văn của tôi, dưới sự hướng dẫn của TS. Lê Phương Lan. Những nội dung và kết quả nghiên cứu trọng tâm của vấn đề này là trung thực và chưa được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào trước đây. Số liệu trong tài liệu này phục vụ cho quá trình nghiên cứu được đánh giá, tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu tham khảo và được ghi rõ nguồn gốc tham khảo. Nếu có phát hiện bất kỳ sự gian lận nào, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước hội đồng, cũng như kết quả luận văn của mình. Hà Nội, ngày 31 tháng 7 năm 2022 Tác giả Nguyễn Thị Minh Phương
  4. ii LỜI CẢM ƠN Luận văn tốt nghiệp này được hoàn thành qua quá trình tích lũy kiến thức, kỹ năng, phương pháp sau một thời gian nghiên cứu trên giảng đường và thực tế tại doanh nghiệp. Đây không chỉ là thành quả công sức của tác giả mà còn là sự giúp đỡ của nhiều thầy cô, đồng nghiệp, bạn bè. Trước hết, tác giả xin gửi lời cảm ơn các thầy cô trong Trường Đại học Ngoại thương, Phòng Quản lý sau đại học – những người đã tận tình hướng dẫn, kiểm tra và chỉ bảo phương pháp học tập, nghiên cứu, các kỹ năng cần thiết giúp tác giả thực hiện thành công luận văn này. Tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Lê Phương Lan, người đã tận tình hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn chân thành tới những người bạn, người đồng nghiệp đã luôn ủng hộ và hỗ trợ cho tác giả hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 31 tháng 7 năm 2022 Tác giả Nguyễn Thị Minh Phương
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... I LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... II DANH MỤC VIẾT TẮT ....................................................................................... VI DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ ................................................................VII TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN ....................................... VIII CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU.............................................................................................1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ..............................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu: ...................................................................................2 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.............................................2 1.3.1. Phạm vi nghiên cứu ...............................................................................2 1.3.2. Đối tượng nghiên cứu cụ thể ................................................................3 1.4. Tổng quan tình hình nghiên cứu:...............................................................4 1.5. Phương pháp nghiên cứu: ...........................................................................5 1.6. Cấu trúc của luận văn: ................................................................................6 CHƯƠNG 2: CỞ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ CƠ CHẾ CẢNH BÁO BONG BÓNG CHỨNG KHOÁN ............................................7 2.1. Cơ sở lý luận .................................................................................................7 2.1.1. Cơ sở lý luận về bong bóng chứng khoán ............................................7 2.1.2. Cơ sở lí luận về cơ chế cảnh báo bong bóng chứng khoán ...............13 2.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu cơ chế cảnh báo bong bóng chứng khoán một số nước trên thế giới và Việt Nam ...............................................14 2.2.1. Tình hình nghiên cứu cơ chế cảnh báo bong bóng chứng khoán ở các quốc gia trên thế giới ..............................................................................14 2.2.2. Tình hình nghiên cứu cơ chế cảnh báo bong bóng chứng khoán ở Việt Nam .........................................................................................................18 2.3. Khoảng trống nghiên cứu: ........................................................................20 CHƯƠNG 3: CƠ CHẾ CẢNH BÁO BONG BÓNG CHỨNG KHOÁN TẠI CÁC QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI.....................................................................21 3.1. Cơ chế cảnh báo bong bóng chứng khoán tại Mỹ .......................................21
  6. iv 3.1.1. Giới thiệu các mô hình: .......................................................................22 3.1.2. Kết quả của các mô hình nghiên cứu: ................................................25 3.1.3. Các cơ quan chịu trách nhiệm cảnh báo bong bóng chứng khoán của Mỹ: ...........................................................................................................33 3.1.4. Đánh giá hiệu quả của cơ chế cảnh báo bong bóng chứng khoán tại Mỹ ...................................................................................................................34 3.2. Cơ chế cảnh báo bong bóng chứng khoán tại Trung Quốc ........................38 3.2.1. Giới thiệu các mô hình ........................................................................39 3.2.2. Kết quả của các mô hình: ....................................................................43 3.2.3. Các cơ chịu trách nhiệm cảnh báo bong bóng chứng khoán của Trung Quốc: ...................................................................................................49 3.2.4. Đánh giá hiệu quả của cơ chế cảnh báo bong bóng chứng khoán tại Trung Quốc: ...................................................................................................51 3.3. Cơ chế cảnh báo bong bóng chứng khoán tại một số quốc gia tại Châu Âu: ............................................................................................................................55 3.3.1. Giới thiệu cơ chế cảnh báo bong bóng chứng khoán tại Anh...........55 3.3.2. Giới thiệu cơ chế cảnh báo bong bóng chứng khoán tại Hy Lạp: ....57 3.3.3. Các cơ quan chịu trách nhiệm cảnh báo bong bóng chứng khoán của một số quốc gia tại Châu Âu: .................................................................63 4.3.4 Đánh giá tính chính xác của cơ chế cảnh báo bong bóng chứng khoán tại một số quốc gia tại Châu Âu ........................................................63 CHƯƠNG 4: BÀI HỌC CHO VIỆT NAM VÀ ĐỀ XUẤT ÁP DỤNG PHƯƠNG ÁN CẢNH BÁO BONG BÓNG CHỨNG KHOÁN HIỆU QUẢ CHO VIỆT NAM ....................................................................................................66 4.1. Thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam, dấu hiệu bong bóng chứng khoán trong 2019-2022 .........................................................................66 4.1.1. Thị trường chứng khoán tăng mạnh trong 2020-2021 ......................66 4.1.2. Động thái giảm đột ngột của chứng khoán:.......................................73 4.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam từ cơ chế cảnh báo bong bóng chứng khoán của các quốc gia khác ......................................................75
  7. v 4.2.1. Bài học kinh nghiệm của Mỹ ..............................................................75 4.2.2. Bài học kinh nghiệm của Trung Quốc ...............................................80 4.2.3. Bài học kinh nghiệm của một số quốc gia Châu Âu .........................82 4.3. Đề xuất phương án mô hình cảnh báo bong bóng chứng khoán tại Việt Nam ....................................................................................................................83 KẾT LUẬN ..............................................................................................................87 DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................88
  8. vi DANH MỤC VIẾT TẮT STT Ký hiệu viết tắt Chữ viết tắt đầy đủ 1 EWS Hệ thống cảnh báo sớm tích hợp 2 LSTM Mạng bộ nhớ ngắn hạn dài 3 ARCH Xác suất có thể xảy ra cao 4 SSEC Sở giao dịch chứng khoán Thượng Hải 5 DLM Mô hình tuyến tính động 6 DJ Chỉ số giá cổ phiếu trung bình công nghiệp Dow Jones 7 Nikkei225 Chỉ số Nikkei225 8 SZZZ Chỉ số Shang Zheng Zhong Zhi 9 EPU Chỉ số sự bất ổn kinh tế liên quan đến chính sách 10 HOSE Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh 11 HNX Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội 12 LPPLS Mô hình Điểm kỳ dị của Luật Công suất Định kỳ 13 LSTM Mạng bộ nhớ ngắn hạn dài 14 SWARCH Chế độ biến động cao SWARCH 15 SEC Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ 16 FED Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ 17 CSRC Ủy ban Điều tiết Chứng khoán Trung Quốc 18 ASE Sở giao dịch chứng khoán Athens 19 BPNN Mạng nơ-ron lan truyền ngược (BPNN) 20 SVR Hồi quy vectơ hỗ trợ chỉ số cổ phiếu dựa trên cổ phiếu phổ thông của 500 công ty có vốn hóa thị trường lớn nhất niêm yết trên 21 S&P500 NYSE hoặc NASDAQ
  9. vii DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ Bảng 3.1: Thời kỳ bong bóng (𝜷𝒕> 1) đối với thị trường chứng khoán Mỹ. ...........28 Bảng 3.2: Độ chính xác ngẫu nhiên và xác thực chéo nhị phân ...............................48 Bảng 3.3: Kiểm tra lại toàn bộ mẫu và bộ thử nghiệm .............................................53 Bảng 3.4: Bong bóng tài chính tích cực: ...................................................................62 Bảng 4.1: Chỉ số định giá VN-Index hiện nay so với thời điểm “bùng nổ” thị trường chứng khoán năm 2007 .................................................................................70 Biểu đồ 3.1: DJ và các nguyên tắc cơ bản. ...............................................................26 Biểu đồ 3.2: Sai lệch so với các nguyên tắc của DJ ..................................................26 Biểu đồ 3.3: Chỉ báo độ tin cậy LPPLS. ...................................................................32 Biểu đồ 3.4: Chỉ số S&P500 P/E trung bình từ 1950 ...............................................34 Biểu đồ 3.5: chỉ số S&P500 từ 1950 đến nay ...........................................................35 Biểu đồ 3.6 Chỉ báo độ tin cậy LPPLS cho các bong bóng tích cực màu đỏ (cột bên phải) cùng với chỉ số CSI 300 màu xanh lam (cột bên trái) .....................................44 Biểu đồ 3.7: Chỉ báo độ tin cậy LPPLS cho bong bóng âm có màu xanh lục (cột bên phải) cùng với chỉ số CSI 300 màu xanh lam (cột bên trái) ...............................45 Biểu đồ 3.8: Các tín hiệu cảnh báo sớm được thiết lập thử nghiệm. ........................47 Biều đồ 3.9: Chỉ số độ tin cậy được đề xuất bởi (Geraskin & Fantazzini, 2013) và (Fantazzini, 2016). ....................................................................................................60 Biểu đồ 3.10: Sự hình thành của bong bóng dương. .................................................61 Biểu đồ 4.1 Số tài khoản nhà đầu tư cá nhân mở theo năm (2016-2021) .................66 Biểu đồ 4.2: Chỉ số định giá P/E của VN-Index 10 năm qua (2012-2022) ..............69 Biểu đồ 4.3: Chỉ số giá VN-Index so sánh với một số nước khu vực.......................71 Biểu đồ 4.4: P/E hiện tại của VN-Index trong 5 năm từ 2017-2022.........................75 Biểu đồ 4.5: Diễn biến giá cổ phiếu Tesla từ 3/2020-3/2021 ..................................77 Biểu đồ 4.6: Chỉ số CSI 300 của Trung Quốc từ 2017-2022 ....................................81 Hình 1.1: Các biểu hiện của bong bóng chứng khoán ..............................................10
  10. viii TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN Trong những năm gần đây, thị trường chứng khoán Việt Nam đang ngày càng phát triển, đi kèm với đó cũng là không ít rủi ro cần quan tâm, trong đó bong bóng chứng khoán là một trong những nguy cơ lớn nhất có thể ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế. Được biết đến, bong bóng kinh tế đã xuất hiện từ rất lâu trên thị trường tài chính là một trong những nguyên nhân chủ yếu đẩy thị trường rơi vào hỗn loạn và có thể dẫn đến khủng hoảng kinh tế cùng các hậu quả nghiêm trọng khác. Chính vì vậy, cảnh báo bong bóng trên thị trường chứng khoán sớm đóng vai trò quan trọng có thể giúp chúng ta kịp thời đưa ra những đối sách ngăn chặn tình trạng bong bóng chứng khoán tránh những hệ lụy khác xảy ra. Trong bài luận văn này, tôi sẽ giới thiệu về bong bóng chứng khoán và các cơ chế cảnh báo bong bóng chứng khoán của các nhà nghiên cứu trên thế giới. Các nghiên cứu chủ yếu ở các quốc gia có tầm ảnh hưởng lớn trên thế giới là Mỹ, Trung Quốc và một số quốc gia Châu Âu vì các quốc gia này đã phát triển thị trường chứng khoán lâu đời, trải qua nhiều cột mốc lịch sự đáng lưu tâm, chúng ta có thể học hỏi kinh nghiệm. Đưa ra những đánh giá dựa trên những kết quả thực tế của các mẫu thị trường chứng khoán được nghiên cứu để đánh giá tính chính xác, chân thực của các bài nghiên cứu. Cuối cùng tôi đánh giá thị trường chứng khoán Việt Nam ở thời điểm hiện tại và đề xuất cơ chế cảnh báo bong bóng chứng khoán phù hợp nhất. Bài luận văn này sẽ là tổng hợp các nghiên cứu về cơ chế cảnh báo bong bóng chứng khoán và đưa ra đề xuất phù hợp cho thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay.
  11. 1 CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Trong bối cảnh hiện nay, chúng ta có thể tin tưởng rằng thị trường chứng khoán Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh và sẽ tiếp tục phát triển đem lại nguồn thu khổng lồ, là một trong những kênh đầu tư tiềm năng cho các nhà đầu tư chuyên nghiệp thể hiện bản lĩnh, tầm nhìn cá nhân, trong đó bong bóng chứng khoán là một trong các rủi ro hàng đầu có thể kể đến, ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường chứng khoán. Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, trên thế giới đã có khá nhiều nghiên cứu về cơ chế cảnh báo bong bóng chứng khoán. Đây là một đề tài nghiên cứu thiết thực, đảm bảo các quốc gia sớm nhận thấy hiện tượng bong bóng chứng khoán sẽ xảy ra để có các phương án phòng tránh các rủi ro, tránh những tổn thất kinh tế. Bong bóng giá cổ phiếu nghiêm trọng sẽ không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của một quốc gia, mà còn làm phát sinh các cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hoặc suy thoái kinh tế toàn cầu, thúc đẩy các vấn đề bất bình đẳng hiện có. Do đó, để giảm bớt sự biến động lớn của thị trường và bảo vệ lợi ích của các nhà đầu tư, điều quan trọng là phải xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến bong bóng giá cổ phiếu. Đã có nhiều tài liệu nghiên cứu về hiện tượng bong bóng chứng khoán và cảnh báo bong bóng chứng khoán, tuy nhiên ở Việt Nam thì các đề tài nghiên cứu về cơ chế cảnh báo bong bóng chứng khoán còn ít, thường chỉ có là các bài báo hoặc bài viết ngắn về bong bóng chứng khoán và cũng chưa có hệ thống lại đầy đủ. Chúng ta cần nhìn thấy những dấu hiệu bong bóng sẽ và đang có thể xảy ra để kịp thời có phương án đề xuất xử lý, còn khi các dấu hiệu bắt đầu rõ ràng và có thể nhìn nhận được thì sẽ rơi vào thế bị động, không kịp đối phó với những tình huống bất ngờ. Từ những nghiên cứu, đánh giá cảnh báo trước hiện tượng bong bóng chứng khoán thì Chính phủ, Ngân hàng Trung ương và các cơ quan chức năng khác mới có các chính sách đón đầu ngăn chặn xảy ra bong bóng chứng khoán. Việt Nam hiện nay mặc dù đã có những có quan chức năng điều tiết thị trường chứng khoán nhưng chưa có cơ quan nào đứng ra chịu trách nhiệm chuyên nghiên
  12. 2 cứu và đưa ra những nhận định cảnh báo bong bóng chứng khoán. Việc viết và nghiên cứu thành các đề tài thực sự chỉ là bước đầu nhận định đánh giá lý thuyết dựa trên thực tế. Bước tiếp theo cần có một tổ chức chuyên nghiệp, có thẩm quyền và khả năng lên các kế hoạch đưa ra các cảnh báo về bong bóng chứng khoán, đề xuất giải pháp xử lý và có thẩm quyền để thực hiện các chính sách đưa ra. Trong tài liệu này, tôi ngoài việc nghiên cứu về cơ chế cảnh báo bong bóng chứng khoán còn phải xem xét thêm về các cơ quan chức năng có thẩm quyền để thực thi được các chính sách liên quan. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu: Trong luận văn này, trước hết chúng ta sẽ tìm hiểu mô hình, cơ chế cảnh báo chứng khoán đã có và được áp dụng vào các quốc gia trên thế giới. Qua các nghiên cứu điển hình này, chúng ta cần đánh giá xem điểm mạnh, điểm yếu của từng phương pháp, áp dụng các phương pháp này với các quốc gia được đưa ra đã thật sự phù hợp chưa. Với luận văn này, chúng ta sẽ phân tích đi sâu các tài liệu nghiên cứu trước đã thực sự hiệu quả đưa ra cơ chế cảnh báo bong bóng chứng khoán đúng với thực tế nền kinh tế các quốc gia hay không và những điểm thiếu, lỗ hổng trong nghiên cứu với các bài viết chưa thể bao quát hết. Và với những kiến thức, kinh nghiệm từ các thế hệ đi trước thì chúng ta sẽ cần áp dụng như nào với tình hình kinh tế bùng nổ của Việt Nam hiện nay lại là một bài toán mới. Mục tiêu cuối cùng của luận văn sẽ hướng đến đề xuất các giải pháp chế cảnh báo bong bóng chứng khoán phù hợp với thị trường chứng khoán đang trên đà tăng trưởng nóng hiện nay cùng với bối cảnh lịch sử nhiều biến động khi thế giới vừa trải qua đại dịch Covid-19 và xung đột giữa các quốc gia lớn trên thế giới. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 1.3.1. Phạm vi nghiên cứu Trong luận văn này, chúng ta sẽ tập trung vào một số quốc qua có thị trường
  13. 3 chứng khoán phát triển mạnh trên thế giới là Mỹ, một số quốc gia Châu Âu, Trung Quốc và riêng của thị trường Việt Nam. Các quốc gia Châu Âu hay Mỹ đều là các quốc gia có lịch sử lâu đời và có tầm ảnh hưởng lớn trên thế giới. Các quốc gia này đều đã từng trải qua các giai đoạn của thị trường chứng khoán, đặc biệt đã trải qua nhiều thời kì bong bóng chứng khoán lớn nhỏ khác nhau là những mẫu nghiên cứu phù hợp với đề tài này. Bên cạnh đó, đây cũng là các quốc gia có tầm ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán thế giới, mỗi biến động ở Mỹ có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế cả thế giới. Cùng với đó, Trung Quốc cũng được chọn do là nền kinh tế có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam, mỗi biến động ở Trung Quốc đều có xác suất cao sẽ xảy ra tại Việt Nam. Chính những đặc điểm này, Trung Quốc là một trong lựa chọn hàng đầu để nghiên cứu bong bóng chứng khoán. Thị trường chứng khoán đã bắt đầu xuất hiện từ thế kỉ 15 và trải qua nhiều chu kỳ phát triển nhưng với đề tài này, tôi sẽ đưa ra nhiều nghiên cứu từ khoảng thời gian từ giữa thế kỉ 20 đến nay. Khoảng thời gian này công nghệ hiện đại được hệ thống hóa nhiều, có các số liệu chính xác phục vụ hiệu quả cho nghiên cứu, đồng thời cũng có nhiều nghiên cứu về các cơ chế cảnh báo bong bóng chứng khoán để tìm hiểu và học hỏi kinh nghiệm hơn. Các cuộc khủng hoảng kinh tế cũng như các hiện tượng bong bóng chứng khoán xuất hiện từ thế kỉ 20 và trước đó cũng sẽ được điểm qua với vai trò như các bài học lịch sử minh chứng cho hậu quả nghiêm trọng của bong bóng chứng khoán. 1.3.2. Đối tượng nghiên cứu cụ thể Luận văn sẽ tập trung hướng đến các bài báo, bài viết nghiên cứu của các học giả trên thế giới viết về bong bóng chứng khoán, các cơ chế cảnh báo bong bóng chứng khoán trên thế giới, đặc biệt chú trọng vào các quốc gia đã Mỹ, Trung Quốc, một số quốc gia ở Châu Âu, những quốc gia lớn, có tầm ảnh hưởng trên thế giới. Chúng ta sẽ nghiên cứu cụ thể về cơ chế cảnh báo bong bóng chứng khoán và cả thực tế về các bong bóng chứng khoán đã xảy ra trong quá khứ từ các bài viết về bong bóng chứng khoán ở các quốc gia lớn, và một số bài nghiên cứu về bong bóng
  14. 4 trên các thị trường khác. 1.4. Tổng quan tình hình nghiên cứu: Nhìn vào những tài liệu nghiên cứu cơ chế cảnh báo bong bóng chứng khoán của các quốc gia, có khá nhiều tài liệu viết về hậu quả của bong bóng chứng khoán, hậu quả của khủng hoảng kinh tế và cũng không ít tài liệu viết về nguyên nhân dẫn đến bong bóng chứng khoán như Võ Thị Bảo Linh (2015) với Kiểm định hiện tượng bong bóng hợp lý trên thị trường chứng khoán Việt Nam hay Châu Đỗ Nhật Hạ, Trần Thị Tuấn Anh (2020) với Kiểm định sự hiện diện của bong bóng trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn từ 2006 đến 2019. Đối với tài liệu quốc tế chúng ta có thêm tham khảo thêm Bubble detection in Greek Stock Market: A DS-LPPLS model approach của Konstantinos Papastamatiou, Theodoros Karakasidis (2022) hay Feiyang Cheng, Chunfeng Wang, Xin Cui, Ji Wu (George), Feng He với Economic policy uncertainty exposure and stock price bubbles: Evidence from China, hay các bài báo khác. Với lợi thế đã có nhiều bài viết nghiên cứu về cơ chế cảnh báo bong bóng chứng khoán cũng như về bong bóng chứng khoán đã xảy ra trong thực tế, chúng ta có thể dựa vào nhưng tài liệu để phân tích tìm hiểu các mô hình cơ chế có sẵn. Với mỗi nền kinh tế thì các biến số thu nhận được sẽ khác nhau, và vì thế mà các mô hình nghiên cứu áp dụng cũng sẽ cần thay đổi sao cho phù hợp với các dữ liệu đang có. Quốc gia này phù hợp với mô hình này và cơ chế cảnh báo này nhưng nếu đem áp dụng sang nền kinh tế khác thì lại có nhiều lỗ hổng, không bao quát hết khả năng dẫn đến sẽ đánh giá tình hình sai lệch và hậu quả khác. Chính vì thế chỉ nguyên cơ chế cảnh báo bong bóng chứng khoán cũng có nhiều mô hình, tài liệu nghiên cứu sẽ được nêu trong nội dung các chương tiếp theo đây. Cũng có nhiều tài liệu nghiên cứu về các cơ chế cảnh báo bong bóng chứng khoán và bong bóng chứng khoán của các quốc gia hiện nay. Nhưng chúng ta sẽ chọn những nền kinh tế nổi bật trên thế giới để nghiên cứu. Các nền kinh tế lớn thường phát triển lâu đời nên đội ngũ nghiên cứu và phương thức tiếp cận vấn đề cũng sẽ có phần chuyên nghiệp và chạm đến hầu hết các khía cạnh của vấn đề.
  15. 5 Bên cạnh đấy, cũng nên chọn các nền kinh tế lớn đã có nền tảng phát triển kinh tế lâu năm trong đó thị trường chứng khoán cũng trải qua nhiều chu kỳ kinh tế và các giai đoạn khó khăn nên sẽ có nhiều tư liệu, con số xác thực để đánh giá hơn. Một phần khác hệ thống đánh giá, thống kê của họ đã gần như hoàn thiện có thể bao quát hết toàn bộ nền kinh tế nên chúng ta cũng cần học hỏi để bổ sung những trường còn thiếu chưa có số liệu xác thực. 1.5. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp luận chủ yếu sử dụng trong bài nghiên cứu là các phương pháp truyền thống như phân tích tổng hợp, quy nạp và diễn dịch, phương pháp đối chiếu dựa. Phương pháp phân tích và tổng hợp là phân chia đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố đơn giản hơn để phân tích, phát hiện ra bản chất, thuộc tính, quy luật của từng bộ phận nhận của đối tượng nghiên cứu để từ đó hiểu rõ hơn đối tượng nghiên cứu, từng bước bóc tách từng mảng dữ liệu để nhìn rõ hơn bản chất của sự vật, hiện tượng nghiên cứu. Ở đây là phân chia cơ chế cảnh báo bong bóng chứng khoán của các quốc gia để nghiên cứu đánh giá từng mặt, chiếu theo các chiều quan sát khác nhau để thu được phân tích chuẩn xác nhất. Phương pháp quy nạp là phương pháp liên kết những hiện tượng riêng lẻ, rời rạc, độc lập ngẫu nhiên để tìm ra quy luật, bản chất của sự vật, hiện tượng. Diễn dịch là phương pháp đi ngược lại với phương pháp quy nạp. Phương pháp diễn giải tìm ra các biểu hiện trong sự vận động của đối tượng từ những bản chất, nguyên lý, lý thuyết đã được chứng minh trước đó. Phương pháp nghiên cứu so sánh là một thủ tục có hệ thống tương phản của một hoặc nhiều hiện tượng, thông qua đó tìm cách thiết lập sự tương đồng và khác biệt giữa chúng. Kết quả phải là để có được dữ liệu dẫn đến định nghĩa của một vấn đề hoặc cải thiện kiến thức về vấn đề này. Các phương pháp này là cần thiết khi sử dụng phân tích các nội dung, kết hợp so sánh đưa ra nhưng kết luận phù hợp với luận văn đang nghiên cứu.
  16. 6 1.6. Cấu trúc của luận văn: Luận văn được chia thành 4 chương chính, với cấu trúc như sau: Chương 1: Mở đầu Chương 2: Cở sở lý luận và tổng quan nghiên cứu về cơ chế cảnh báo bong bóng chứng khoán Chương 3: Cơ chế cảnh báo bong bóng chứng khoán tại các quốc gia trên thế giới Chương 4: Bài học cho Việt Nam và đề xuất áp dụng phương án cảnh báo bong bóng chứng khoán hiệu quả cho Việt Nam
  17. 7 CHƯƠNG 2: CỞ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ CƠ CHẾ CẢNH BÁO BONG BÓNG CHỨNG KHOÁN 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Cơ sở lý luận về bong bóng chứng khoán 2.1.1.1. Khái niệm bong bóng chứng khoán Bong bóng thị trường vốn không phải một khái niệm xa lạ với các nhà đầu tư. Mọi lĩnh vực đều có thể xảy ra hiện tượng bong bóng như bong bóng giá bất động sản, hay khi giá của một mặt hàng nào đó tăng cao quá giá trị thật của hàng hóa đó cũng có thể coi là bong bóng giá. Tuy nhiên tùy vào từng loại bong bóng thị trường sẽ có ảnh hưởng nhiều hay ít đến nền kinh tế và xã hội. Ở đây tôi sẽ đi sâu và đề cập nhiều hơn đến bóng bóng chứng khoán, một trong những thị trường nếu xảy ra biến động sẽ tác động không hề nhỏ đến toàn bộ nền kinh tế cũng như xã hội trong thời điểm hiện tại của Việt Nam. Bong bóng chứng khoán chính là một loại bong bóng thị trường và có tất cả các yếu tố của bong bóng thị trường Bong bóng thị trường chứng khoán là một loại bong bóng kinh tế diễn ra trong thị trường chứng khoán khi những chủ thể tham gia thị trường đẩy giá cổ phiếu lên trên giá trị của họ so với một số hệ thống định giá cổ phiếu. 2.1.1.2. Dấu hiệu bong bóng chứng khoán Bong bóng chứng khoán sẽ được nhận định qua một số dấu hiệu đặc trưng, dưới đây là một số dấu hiệu giúp chúng ta có thể dễ dàng nhận biết nhất. Nguyên nhân đầu tiên của bong bóng chứng khoán là niền tin vào giá cổ phiếu sẽ tăng bất chấp mọi tin tức. Cổ phiếu trong câu chuyện này hứa hẹn sẽ biến đổi thế giới, và những lợi ích hứa hẹn cuối cùng có thể đạt được, chúng sẽ tạo được sự tin tưởng cho mọi người. Tin đồn và niềm tin của mọi người sẽ dẫn đến các dòng vốn cá nhân ồ ạt đổ vào chứng khoán chính là dấu hiệu đầu tiên cần đề cập với hiện tượng bong bóng chứng khoán.
  18. 8 Bên cạnh đấy việc giá chứng khoán tăng bất kể mọi thông tin, và phản ánh không thực tế giá trị của chứng khoán được coi là một trong các dấu hiệu điển hình của bong bóng chứng khoán. Bất kì công ty hay tổ chức nào cũng không thể phát triển theo chiều thẳng đứng tăng doanh thu, vốn một cách chóng mặt. Chính vì vậy giá cổ phiếu cũng không thể nào tăng quá nhanh trong một thời gian dài. Khi giá chứng khoán vẫn tăng bất chấp mọi thông tin bất lợi phi thực tế với mức doanh thu và mức độ tăng trưởng của các doanh nghiệp, là một dấu hiệu cảnh báo rõ ràng nhất về bong bóng chứng khoán có thể sẽ diễn ra trong thời gian tới, khi giá chứng khoán không phản ánh giá trị thực. Dấu hiệu bong bóng chứng khoán thứ hai là khi thị trường chứng khoán lên cao thì các thị trường khác cũng sẽ bị kéo theo xu hướng đấy khiến giá tài sản khác cũng tăng vọt. Thông thường, trong một thị trường bong bóng, không chỉ cổ phiếu tăng vọt; nó còn kéo theo các tài sản khác. Rủng rỉnh tiền mặt thu được chứng khoán, các nhà đầu tư sẽ có xu hướng tăng cầu, nền kinh tế bùng nổ, dễ dàng kiếm tiền hơn, các nhà đầu cơ đổ xô đi mua các tài sản khác hoặc sử dụng tiêu dùng. Khi giá chứng khoán cao, nhiều người cùng đổ dòng tiền vào chứng khoán thì sẽ có nhiều nhà đầu tư lựa chọn đầu cơ mua bán chứng khoán ngắn hạn để sinh lời. Lúc này các nhà đầu tư có thể chọn các kênh hay động vốn thêm để tham gia thị trường như vay vốn từ ngân hàng, ký quỹ giao dịch, chính vì có thể gây cơn sốt ảo về cầu dòng tiền đầu tư. Và đặc biệt trong thời điểm này sẽ có sự tham gia đông đảo các nhà đầu tư mới tham gia thị trường mua, bán theo xu hướng đám đông. Những nhà đầu tư mới tham gia vào thị trường hầu như đều chưa tích lũy đầy đủ các kiến thức kinh tế cũng như kinh nghiệm để hiểu rõ diễn biến thị trường đang thật sự xoay chuyển như thế nào. Họ mua nhiều với kỳ vọng giá sẽ tăng và đem lại lợi nhuận không dựa trên phân tích các chỉ số và hoạt động kinh doanh thực sự của doanh nghiệp. Chính vì vậy giá của chứng khoán tăng lên chỉ là các con số ảo.
  19. 9 Trong thời điểm 2007-2008, Buffett đã nhận định được điều tương tự từ các nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm trong vụ phá sản dotcom, và tận dụng lợi thế của các ngân hàng đang gặp suy thoái và kỳ vọng không tưởng của các nhà đầu tư để đem về lợi nhuận. Dấu hiệu thứ ba của bong bóng chứng khoán còn là việc định giá cổ phiếu ở các mức giá cao hơn so với giá trị thực tế của chứng khoán đó. Có thể nhìn thấy sự bất thường của mức giá cổ phiếu so với giá trị thật của nó thông qua các chỉ số thị trường P/E, P/E/G, P/B… Trong giai đoạn cuối của bong bóng chứng khoán, tất cả giá đều không tương xứng với thực tế. Bằng cách đo lường các mức giá chứng khoán cao nhất trước đây so với hiện tại cùng với diễn biến của bản thân doanh nghiệp đó, chúng ta có thể thấy những điểm chưa trùng khớp giữa giá cổ phiếu và thực tế doanh nghiệp. Tuy nhiên việc tăng giá không đủ để nói rằng chứng khoán đang bị thổi phồng giá. Một cổ phiếu có thể tăng 100% và không ở trong bong bóng nếu nó đáp ứng các nguyên tắc cơ bản của việc tăng giá trị cổ phiếu. Hoặc nếu chúng ta định giá thấp chứng khoán ở thời điểm đại dịch Covid-19, khi mọi hoạt động đều bị đình trệ và sau đó so sánh chúng với một đợt tăng giá vững chắc, chắc chắn rằng những con số có thể khiến mọi người nhầm tưởng đấy là bong bóng chứng khoán. 2.1.1.3. Nguyên nhân dẫn đến bong bóng chứng khoán Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bong bóng chứng khoán nhưng hai nguyên nhân đang thổi phồng giá chứng khoán thường thấy là hiện tượng đầu cơ chứng khoán và tâm lý đám đông, hiệu ứng FOMO. Hiện tượng đầu cơ chứng khoán diễn ra khi các nhà đầu tư chứng khoán kỳ vọng vào một số mã cổ phiếu sẽ tăng lên trong tương lai và họ sẵn sàng mua dưới mọi mức giá và sẽ sớm bán đi trong ngắn hạn để kiếm lời. Do khối lượng các nhà đầu tư cùng tin vào một số tin đồn cùng tập trung mua một số mã chứng khoán sẽ vô hình đẩy giá của chứng khoán đó lên cao. Họ càng tin tưởng rằng nhận định bản thân là đúng mà không hiểu được giá chứng khoán tăng vì sự khan hiếm trên thị trường chứ không từ giá trị thực.
  20. 10 Tâm lý đám đông, hiệu ứng FOMO cũng tác động lớn đến tâm lý nhà đầu tư. Khi một lượng lớn các nhà đầu tư mua một số mã chứng khoán sẽ khiến các chứng khoán đó bất ngờ tăng giá và các nhà đầu tư tin rằng đầu tư vào sẽ đem về lợi nhuận lớn. Việc đẩy giá chứng khoán của một bộ phận các nhà đầu tư tác động đến tâm lý của tất cả các nhà đầu tư trên thị trường, khi giá tăng họ cũng muốn tham gia vào vì sợ sẽ bỏ mất cơ hội tốt để kiếm lời. Và ngay cả những nhà đầu tư có kinh nghiệm nhiều khi cũng không cưỡng lại được những cám dỗ này mà tham gia vào thị trường đầu tư dẫn đến hiệu ứng mua ồ ạt hình thành nên bong bóng chứng khoán. Những nhà đầu tư non trẻ, chưa có kinh nghiệm giao dịch hoặc vào thị trường chứng khoán theo thị hiếu là đối tượng dễ sa vào những rủi ro này nhất nhưng lại vì thế mà kéo theo cả thị trường bị ảnh hưởng theo. Và lúc đó những nhà đầu tư khác cũng khó cưỡng lại khoản lợi trước mắt và đi theo thị trường. 2.1.1.4 Các giai đoạn bong bóng chứng khoán: Về biểu hiện của bong bóng chứng khoán được chia thành năm giai đoạn như các nhà nghiên cứu của Troy Segal (2022). Giai đoạn 1: Chuyển đổi Giai đoạn 2: Bùng nổ Giai đoạn 3: Niềm hạnh phúc Giai đoạn 4: Chốt lời Giai đoạn 5: Hoảng loạn Hình 1.1: Các biểu hiện của bong bóng chứng khoán
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2