Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Đánh giá sức chịu đựng rủi ro thanh khoản của ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam
lượt xem 2
download
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn "Đánh giá sức chịu đựng rủi ro thanh khoản của ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam" nhằm kiểm tra và đánh giá sức chịu đựng rủi ro thanh khoản của ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, tác giả đề xuất được các biện pháp nâng cao sức chịu đựng rủi ro thanh khoản của ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Đánh giá sức chịu đựng rủi ro thanh khoản của ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THẾ ĐẠT ĐÁNH GIÁ SỨC CHỊU ĐỰNG RỦI RO THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng Mã số chuyên ngành: 8340201 Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2024
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THẾ ĐẠT ĐÁNH GIÁ SỨC CHỊU ĐỰNG RỦI RO THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng Mã số chuyên ngành: 8340201 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ KIM PHỤNG Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2024
- i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan nội dung và số liệu phân tích trong Luận văn này là kết quả nghiên cứu độc lập của tác giả với sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn. Số liệu trong Luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đáng tin cậy và kết quả nghiên cứu của Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày … tháng…. năm 2024 Tác giả
- ii LỜI CẢM ƠN Kính thưa quý thầy cô! Với tình cảm chân thành và lòng quý trọng, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến quý Lãnh đạo, Ban Giám Hiệu trường Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh, Khoa sau Đại học, các giảng viên trường Đại học Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh đã trực tiếp giảng dạy và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập cao học chuyên ngành Tài chính ngân hàng khóa 23. Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến TS. Nguyễn Thị Kim Phụng đã luôn tận tình, chu đáo, động viên khích lệ, trực tiếp hướng dẫn khoa học và giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn. Chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp đã hỗ trợ tôi về mọi mặt để tôi hoàn thành luận văn. Bản thân tác giả đã cố gắng học tập và nghiên cứu tuy nhiên luận văn cũng không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tác giả rất mong nhận được sự chỉ dẫn, góp ý của quý Thầy/ Cô, bạn bè và đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn. Xin chân trọng cảm ơn! Thành phố Hồ Chí Minh, ngày … tháng…. năm 2024 Tác giả
- iii TÓM TẮT 1. Tên đề tài: “Đánh giá sức chịu đựng rủi ro thanh khoản của ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam” 2. Tóm tắt: Trong luận văn này, tác giả nghiên cứu và ứng dụng các quy định về rủi ro thanh khoản của Basel III đối với các NTTM. Qua đó, tác giả bước đầu kiểm tra khả năng đáp ứng các tiêu chí thanh khoản theo quy định Basel III của ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam dựa trên hai chỉ số Tỷ lệ đảm bảo khả năng thanh khoản - LCR và Tỷ lệ ngồn vốn ổn định ròng - NSFR. Tác giả sử dụng mô hình Stress Test thanh khoản được đề xuất bởi Van den End để khảo sát ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam dựa trên báo cáo tài chính của ngân hàng năm 2022. Kết quả mô phỏng cho thấy khi chưa có cú sốc, ngân hàng trên đáp ứng tốt yêu cầu của Basel III. Tuy nhiên, khi bị tác động bởi các cú sốc, ngân hàng này phải thực hiện các phản ứng mới có thể vượt qua các tác động này. Hơn nữa, khi cú sốc xảy ra nếu cùng lúc có càng nhiều ngân hàng tham gia phản ứng thì ngân hàng sẽ phải đối mặt với tình trạng vô cùng khó khăn dẫn đến mất khả năng thanh khoản, không thể tự vượt qua nếu không nhận được sự hỗ trợ từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Luận văn còn nêu lên được cơ sở lý luận về thanh khoản, rủi ro thanh khoản, kiểm tra sức chịu đựng rủi ro thanh khoản của ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam. Từ đó đi vào phân tích thực trạng, nêu ra được các điểm mạnh và điểm yếu của ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam để từ đó đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao sức chịu đựng rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam. 3. Từ khóa: rủi ro thanh khoản, kiểm tra sức chịu đựng rủi ro, kiểm tra sức chịu đựng rủi ro thanh khoản, Basel III
- iv ABSTRACT 1. Thesis title: “Assessment of liquidity risk tolerance of Vietnam Joint Stock Commercial Bank For Industry And Trade” 2. Abstract In this thesis, the author researches and applies Basel III's liquidity risk regulations to commercial banks. Thereby, the author initially tested the ability to meet liquidity criteria according to Basel III regulations of Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade based on two indicators Liquidity Coverage Ratio - LCR and Net Stable Funding Ratio - NSFR. The author uses the Stress Test liquidity model proposed by Van den End to survey Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade based on the bank's financial statements in 2022. The simulation results showed that in the absence of a shock, the bank met the requirements of Basel III well. However, when affected by shocks, the bank must implement responses to overcome these effects. Moreover, when the shock occurs if more and more banks participate in the response at the same time, the bank will face an extremely difficult situation leading to loss of liquidity, which cannot be overcome without support from the State Bank of Vietnam. The thesis also raised the theoretical basis for liquidity, liquidity risk, liquidity risk tress test of Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade. From there, we can analyze the current situation, point out the strengths and weaknesses of Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade to propose solutions and recommendations to improve the tolerance of liquidity risks of Vietnam Joint Stock Commercial Banks for Industry and Trade. Keywords: liquidity risk, stress test, liquidity risk stress test, Basel III
- v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT NH Ngân hàng NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NHTW Ngân hàng trung ương TMCP Thương mại cổ phần
- vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH Nguồn vốn tài trợ ổn định hiện ASF Available Stable Funding có Basel Committee on Banking Ủy ban Basel về Giám sát BCBS Supervision Ngân hàng Bank for International Ngân hàng Thanh toán Quốc BIS Settlements tế CO Cash Outflow Dòng tiền ra CI Cash Inflow Dòng tiền vào Stocks of high-Quality Liquid Lượng tài sản có tính thanh HQLA Assets khoản cao IMF International Monetary Fund Quỹ Tiền tệ Quốc tế Tỷ lệ đảm bảo khả năng thanh LCR Liquidity Coverage Ratio khoản NSFR Net Stable Funding Ratio Tỷ lệ ngồn vốn ổn định ròng Residential Mortgage-Backed Chứng khoán đảm bảo bằng RMBS Security bất động sản nhà ở Nguồn vốn tài trợ ổn định cần RSF Required Stable Funding phải có Total Net Cash Outflows Tổng lượng dòng tiền ròng TNCO over the next 30 calendar days trong 30 ngày tới
- vii MỤC LỤC CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU .................................................................................................1 1.1. Lý do chọn đề tài.................................................................................................1 2. Mục tiêu của đề tài ................................................................................................2 2.1. Mục tiêu tổng quát..............................................................................................2 2.2. Mục tiêu cụ thể....................................................................................................2 3. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................3 5. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................3 6. Nội dung nghiên cứu..............................................................................................4 7. Đóng góp của đề tài ...............................................................................................4 8. Bố cục của luận văn ...............................................................................................5 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ..........................................................................................6 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ..........................................................................7 2.1. Tổng quan về thanh khoản và rủi ro thanh khoản .........................................7 2.1.1. Thanh khoản.....................................................................................................7 2.1.2. Rủi ro thanh khoản ..........................................................................................9 2.2. Tổng quan về Stress Test .................................................................................11 2.2.1. Khái niệm Stress Test .....................................................................................11 2.2.2. Vai trò Stresst Test ..........................................................................................12 2.2.3. Phân loại Stress Test ......................................................................................13 2.2.4. Các kịch bản đánh giá khả năng chịu đựng rủi ro thanh khoản theo Basel III...............................................................................................................................14 2.3. Tổng quan hai chỉ số rủi ro thanh khoản trong Basel III .............................15 2.3.1. Tỷ lệ đảm bảo khả năng thanh khoản – LCR ...............................................15 2.3.2. Tỷ lệ nguồn vốn ổn định ròng – NSFR .........................................................16 2.3.3. Phân loại tài sản và nợ trên bảng cân đối kế toán ........................................16 2.3.4. Mô hình Stresst Test rủi ro thanh khoản của Van den End ........................17 2.4. Các nghiên cứu liên quan .................................................................................26 2.5. Kinh nghiệm hạn chế rủi ro thanh khoản của một số ngân hàng trên thế giới và bài học cho Việt Nam ..................................................................................29
- viii KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................34 CHƯƠNG 3: KIỂM TRA SỨC CHỊU ĐỰNG RỦI RO THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM .........35 3.1. Giới thiệu về ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam......35 3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển .........................................................35 3.1.2. Những hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam ...........................................................................................................................37 3.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam .....................................................................................................38 3.2. Đánh giá sức chịu đựng rủi ro thanh khoản của ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam ................................................................................42 3.2.1. Các bước thực hiện mô hình .........................................................................42 3.2.2. Dữ liệu nghiên cứu .........................................................................................42 3.2.3. Kịch bản cho mô hình ...................................................................................44 3.2.4. Kết quả nghiên cứu........................................................................................45 3.2.3.1. Kịch bản 1: Tỷ lệ khách hàng rút tiền tăng đột biến ..........................46 3.2.3.1. Kịch bản 2: tỷ lệ nợ xấu gia tăng ..........................................................47 3.3. Một vài hạn chế của mô hình...........................................................................48 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................................49 CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỨC CHỊU ĐỰNG RỦI RO THANH KHOẢN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM ................................................................................................50 4.1 Nâng cao sức chịu đựng rủi ro thanh khoản bằng cách tăng vốn chủ sở hữu 50 4.2 Nâng cao sức chịu đựng rủi ro thanh khoản bằng cách xây dựng các chỉ số cảnh báo sớm rủi ro thanh khoản .....................................................................50 4.3 Nâng cao sức chịu đựng rủi ro thanh khoản bằng việc xử lý và kiểm soát việc gia tăng nợ xấu .................................................................................................51 4.4 Nâng cao sức chịu đựng rủi ro thanh khoản bằng kiểm soát sự ổn định của nguồn vốn để tăng khả năng thanh khoản cho ngân hàng ...........................52 4.5 Nâng cao sức chịu đựng rủi ro thanh khoản bằng việc thực hiện kiểm tra sức chịu đựng của ngân hàng .................................................................................53 4.6 Nâng cao sức chịu đựng rủi ro thanh khoản bằng cách nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý thanh khoản .........................................................53 4.7 Nâng cao sức chịu đựng rủi ro thanh khoản bằng cách cân đối kỳ hạn Tài sản Nợ và Tài sản Có, đa dạng hóa danh mục tài sản Có ....................................54
- ix KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ........................................................................................55 KẾT LUẬN ..................................................................................................................56 PHỤ LỤC 1 .................................................................................................................. iii PHỤ LỤC 2 ....................................................................................................................v PHỤ LỤC 3 ................................................................................................................. vii PHỤ LỤC 4 .................................................................................................................. ix PHỤ LỤC 5 ....................................................................................................................x PHỤ LỤC 6 ................................................................................................................ xiii
- x DANH MỤC BẢNG Bảng 3. 1.Tình hình tài sản của ngân hàng trong giai đoạn 2019 – 2022 ................ 39 Bảng 3. 2 Một số chỉ số tài chính giai đoạn 2019 – 2022 ........................................ 40 Bảng 3. 3: Bảng trọng số các khoản mục tài sản ...................................................... 43 Bảng 3. 4: Bảng trọng số các khoản mục ngoại bảng .............................................. 43 Bảng 3. 5: Bảng trọng số các khoản mục nợ ............................................................ 44 Bảng 3. 6 Kết quả chạy mô hình đối với các kịch bản ............................................. 45
- xi DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 2. 2: Stress test đánh giá các sự kiện bất thường nhưng có khả năng xảy ra .......12 Hình 2. 3: Mô hình Stresst Test rủi ro thanh khoản của Van den End ..........................18 Hình 3. 1 Biểu đồ ROA của Vietinbank từ 2019-2022 ................................................. 41 Hình 3. 2: Biểu đồ ROE của Vietinbank từ 2019-2022 ................................................ 41
- 1 CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Hội nhập quốc tế là xu hướng tất yếu của các nền kinh tế thế giới nói chung và của nền kinh tế Việt Nan nói riêng. Trong quá trình hội nhập, với vai trò là huyết mạch của nền kinh tế ngành ngân hàng giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển của nền kinh tế. Cũng trong quá trình này, ngành ngân hàng cũng gặp phải nhiều khó khăn, thách thức trong quá trình hoạt động của mình. Vì vậy, việc xây dựng hệ thống ngân hàng vững mạnh, ổn định là yêu cầu tất yếu đối với các nhà quản trị. Trong thời gian qua các ngân hàng tại Việt Nam đã đạt được những thành công vượt bậc. Tuy nhiên, đi đôi với sự phát triển này các ngân hàng cũng phải đối mặt với nhiều rủi ro trong hoạt động của mình. Trong đó rủi ro thanh khoản luôn tìm ẩn trong quá trình hoạt động của ngân hàng. Trong giai đoạn 2008, Việt Nam phải đối mặt với căng thẳng thanh khoản trong hệ thống gây ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống ngân hàng. Do đo, việc kiểm định sức chịu đựng rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại đang được các nhà quản trị quan tâm. Năm 2010, Thông tư 13/2010/NHNN-TT đề cập đến mô hình kiểm tra sức chịu đựng (Stress Test), nhưng mới chỉ dừng ở mức độ giới thiệu. Đến ngày 18-5-2018 NHNN ban hành Thông tư 13/2018/TT-NHNN đã định nghĩa và quy định cụ thể việc lập kịch bản kiểm tra sức chịu đựng. Thông tư 13 còn quy định bộ phận quản lý rủi ro của các NH phải lập tối thiểu 2 kịch bản kiểm tra sức chịu đựng, từ đó đánh giá tình hình đảm bảo khả năng thanh khoản hiện tại và lập kế hoạch dự phòng đối với các tình huống bất lợi. Vì vậy, việc đánh giá sức chịu đựng rủi ro thanh khoản của ngân hàng là cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Ở thời điểm hiện tại, Việt Nam đang triển khai áp dụng chuẩn mực Basel II và hướng tới Basel III. Các ngân hàng ngày càng quan tâm và hướng tới thực hiện các chỉ tiêu của Basel III trong đó có các chỉ tiêu Tỷ lệ đảm bảo khả năng thanh khoản (LCR) và Tỷ lệ ngồn vốn ổn định ròng (NSFR). Đặc biệt, Thông tư số 22/2019/TT-NHNN ngày 15/11/2019 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quy định về tỷ lệ khả năng chi trả trong vòng 30 ngày và Tỷ lệ dự trữ thanh khoản
- 2 có nét tương đồng với các chỉ số LCR và NSFR. Qua đó có thể thấy việc nghiên cứu và áp dụng các chỉ số của Basel III là cần thiết đó với các ngân hàng. Tuy nhiên, ở Việt Nam các nghiên cứu về lĩnh vực này còn rất hạn chế đặc biệt là các nghiên cứu áp dụng các chỉ số của Basel III. Chúng ta thấy rằng, ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam cũng phải chịu nhiều thách thức trong việc đảm bảo khả năng chịu đựng trước những có sốc về thanh khoản cũng như hướng tới việc đáp ứng tiêu chuẩn Basel III về thanh khoản. Vì vậy, việc đánh giá về khả năng chịu đựng rủi ro thanh khoản và có những biện pháp nhằm tăng cường sức chịu đựng cũng như phòng tránh rủi ro là yêu cầu cấp thiết đối với các nhà quản trị. Từ thực tiễn đó, tác giả quyết định thực hiện đề tài “Đánh giá sức chịu đựng rủi ro thanh khoản của ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam” để tổng hợp phương pháp kiểm định sức chịu đựng. Nghiên cứu chọn ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam làm nghiên cứu điển hình để thực hiện đánh giá sức chịu đựng rủi ro thanh khoản. 2. Mục tiêu của đề tài 2.1. Mục tiêu tổng quát Trên cơ sở kiểm tra và đánh giá sức chịu đựng rủi ro thanh khoản của ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, tác giả đề xuất được các biện pháp nâng cao sức chịu đựng rủi ro thanh khoản của ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam. 2.2. Mục tiêu cụ thể Để thực hiện mục tiêu tổng quát trên, cần thực hiện các mục tiêu cụ thể sau: + Sủ dụng mô hình Stress Test rủi ro thanh khoản của Van den End để đánh giá và đo lường sức chịu đựng rủi ro thanh khoản của ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam. + Trên cơ sở đánh giá và đo lường đưa ra được các nhận xét và đề xuất giải pháp phòng tránh rủi ro thanh khoản trong thời gian tới.
- 3 3. Câu hỏi nghiên cứu Để kiểm định sức chịu đựng rủi ro thanh khoản của ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam bằng việc ứng dụng mô hình Stress Test rủi ro thanh khoản của Van den End thì kết quả sẽ như thế nào? Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam cần thực hiện những biện pháp gì để phòng tránh rủi ro thanh khoản trong thời gian tới? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung kiểm kiểm định sức chịu đựng rủi ro thanh khoản của ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam dựa vào chỉ số rủi ro thanh khoản LCR và NSFR. Dựa vào số liệu thập từ báo cáo tài chính và thuyết minh báo cáo tài chính của ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, đề tài thực hiện tính toán chỉ số LCR và NSFR năm 2022 để thực hiện kiểm định sức chịu đựng rủi ro thanh khoản theo mô hình Stress Test của Van den End. 5. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu như tổng hợp, phân tích và thống kê các nghiên cứu đã có để hoàn thiện khung lý thuyết về rủi ro thanh khoản, các chỉ số rủi ro thanh khoản và các mô hình Stress Test rủi ro thanh khoản cho đề tài. Số liệu sử dụng được tổng hợp từ bảng cân đối kế toán và thuyết minh báo cáo tài chính năm 2022 của ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam. Đề tài nghiên cứu sức chịu đựng rủi ro thanh khoản dựa vào hai chỉ số quan trọng là LCR và NSFR nên cần phải lựa chọn mô hình phù hợp với hai chỉ số này. Tác giả đã lựa chọn mô hình Stress Test rủi ro thanh khoản của Van den End đề xuất tháng 12/2010. Mô hình này cho phép khảo sát phản ứng trước cú sốc về thanh khoản của một ngân hàng tách biệt thông qua việc tính gần đúng các tác động của ngân hàng khác với nó. Việc này làm đơn giản hóa quá trình khảo sát nhưng vẫn đưa ra các dự đoán ban đầu có giá trị. Hiện tại, Việt Nam đang triển khai Basel II và hướng tới Basell III nên vẫn cón hạn chế về mặt dữ liệu. Mô hình do Van den End đề xuất
- 4 chỉ yêu cầu thu thập dữ liệu từ bảng cân đối kế toán, báo cáo tài chính và không yêu cầu số liệu đầu vào lớn rất phù hợp với Việt Nam. Ngoài ra, ứng dụng mô hình này cũng được xem là một công cụ backtest cho các ngân hàng sẽ áp dụng Basel III và đưa ra những dự báo về khả năng đáp ứng các điều kiện của Basel III. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng phần mềm Excel để tính toán, tổng hợp các số liệu của ngân hàng theo quy định của Basel III. Đồng thời sử dụng phần mềm Matlab để thực hiện mô phỏng các cú sốc và tính toán các chỉ số thanh khoản của ngân hàng trong các tính huống giả định. 6. Nội dung nghiên cứu Nội dung nghiên cứu được chia thành từng phần nhằm thực hiện các mục tiêu của nghiên cứu. Phần thứ nhất đề tài giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu. Phần thứ hai, đề tài hệ thống hóa các lý luận về rủi ro thanh khoản và đánh giá sức chịu đựng rủi ro thanh khoản của ngân hàng thương mại. Dựa trên cở sở lý thuyết đã trình bày ở phần trước tiến hành thực thực nghiệm kiểm định rủi ro thanh khoản của ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam. Từ các kết quả thực nghiệm ở phần trước, tác giả thực hiện đánh giá các kết quả đạt được và đề xuất một số kiến nghị. 7. Đóng góp của đề tài Về mặt lý thuyết: Hiện nay, hệ thống ngân hàng Việt Nam đang triển khai áp dụng các tiểu chuẩn của Basel dẫn đến những thay đổi trong hoạt động ngân hàng. Phần lớn các nghiên cứu về sức chịu đựng rủi ro thanh khoản ở Việt Nam chưa đề cập hoặc đề cặp chưa đầy đủ về việc ứng dụng các tiêu chuẩn Basel. Đề tài thực hiện kiểm tra sức chịu đựng rủi ro thanh khoản có sử dụng các chỉ số theo Basel III trong quá trình tính toán. Vì vậy, đề tài này là cần thiết để lấp khoảng trống trong các nghiên cứu tại Việt Nam. Về mặt thực tiễn: Đối với các nghiên cứu trên thế giới có sự khác nhau về đặc điểm của từng quốc gia, đặc điểm hoạt động của ngân hàng. Đề tài sử dụng dữ liệu của ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam năm 2022, đặc biệt đây là năm nền kinh tế chịu tác động từ đại dịch Covid-19 nên phản ánh được sức chịu đựng của
- 5 ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam trước các rủi ro về thanh khoản.(do báo cáo thường niên năm 2023 mới được công bố 17/4/2024 nên luận văn sử dụng báo cáo mới nhất lúc tính toán là năm 2022) Nghiên cứu ứng dụng các chỉ số thanh khoản của Basel III vào việc đánh giá sức chịu đựng rủi ro thanh khoản của ngân hàng trong giai đoạn hiện tại. 8. Bố cục của luận văn Đề tài được chia thành các nội dung sau: Chương 1: Tổng quan về đề tài Chương 2: Cơ sở lý thuyết về đánh giá rủi ro thanh khoản của Ngân hàng thương mại. Chương 3: Kiểm tra sức chịu đựng rủi ro thanh khoản của ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam Chương 4: Đề xuất giải pháp nâng cao sức chịu đựng rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam
- 6 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Phần này giới thiệu ngắn gọn về công trình nghiên cứu, lý do lựa chọn đề tài, mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài. Phần này xác định nội dung và cấu trúc nghiên cứu của các phần sau.
- 7 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 2.1. Tổng quan về thanh khoản và rủi ro thanh khoản 2.1.1. Thanh khoản 2.1.1.1. Định nghĩa về thanh khoản Ủy ban Basel về giám sát NH (2008) định nghĩa: “Thanh khoản là khả năng mà ngân hàng có thể tài trợ cho việc gia tăng của tài sản và đáp ứng các nghĩa vụ đến hạn mà không gây ra những khoản tổn thất không thể chấp nhận được”. Rudolf Duttweiler (2009) lại cho rằng: “Thanh khoản đại diện cho khả năng thực hiện tất cả các nghĩa vụ thanh toán khi đến hạn – đến mức tối đa và bằng đơn vị tiền tệ được quy định. Do thực hiện bằng tiền mặt, thanh khoản chỉ liên quan đến các dòng lưu chuyển tiền tệ. Việc không thể thực hiện nghĩa vụ thanh toán sẽ dẫn đến tình trạng thiếu khả năng thanh khoản” (tr.23). Trần Huy Hoàng (2011) cho rằng: “Thanh khoản - Liquidity, là khả năng tiếp cận các khoản tài sản hoặc nguồn vốn có thể dùng để chi trả với chi phí hợp lý ngay khi nhu cầu vốn phát sinh” (tr. 232). Qua nghiên cứu các khái niệm của các tác giả trên, tác giả đề xuất khái niệm thanh khoản là khả năng ngân hàng thực hiện đầy đủ và nhanh chóng các nghĩa vụ tài chính phát sinh từ các hoạt động như tiền gửi tiền lương, các khoản vay và các các giao dịch tài chính khác với một chi phí hợp lý. 2.1.1.2. Cung, cầu thanh khoản * Cung thanh khoản Theo Nguyễn Bảo Huyền (2016) cung thanh khoản là những khoản vốn làm tăng giá trị của ngân hàng và cấu thành môt nguồn thanh khoản cho ngân hàng. Cụ thể: tiền gửi của khách hàng, thu nhập từ các dịch vụ phi tiền gửi, thu hồi các khoản nợ của khách hàng, các khoản thu từ việc bán tài sản, vay từ thị trường tiền tệ, … * Cầu thanh khoản
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Phát triển hoạt động tín dụng xanh tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VCB)
109 p | 51 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) - Thực trạng và giải pháp
122 p | 54 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sơn Tây
106 p | 35 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc
110 p | 25 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Cơ chế tự chủ tài chính tại Văn phòng Sở Tài chính tỉnh Hà Tĩnh
121 p | 64 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hiệu quả hoạt động tín dụng của Agribank chi nhánh Nam Hà Nội
80 p | 146 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố tác động đến khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
114 p | 21 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Quản trị rủi ro trong nghiệp vụ huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - CN Thanh Hóa
91 p | 21 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam
88 p | 21 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hiệu ứng củа chính sách miễn giảm phí lên dịch vụ thаnh toán cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nаm - Chi nhánh Sở giаo dịch
114 p | 23 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay của ngân hàng với các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
127 p | 20 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Ứng dụng mô hình Z-Score và H-Score trong dự báo khả năng phá sản của các doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
95 p | 18 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Xử lý nợ xấu đã mua của các Tổ chức tín dụng tại Công ty Quản lý Tài sản
113 p | 83 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Phát triển hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hành Chính sách xã hội Chi nhánh Hà Nội
115 p | 54 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính lưu thông tiền tệ và Tín dụng: Tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại Bộ y tế
22 p | 35 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Mối quan hệ giữa thu nhập lãi cận biên và thu nhập phi truyền thống tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
87 p | 20 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Quản lý tài chính tại Văn phòng Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
85 p | 59 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính: Tăng cường huy động vốn tại ngân hàng phát triển Việt Nam
15 p | 38 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn