intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank)

Chia sẻ: Dongcoxanh10 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:118

25
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn "Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank)" nhằm làm rõ những vấn đề lý luận về hoạt động TTQT của các NHTM, sau khi nghiên cứu thực trạng phát triển hoạt động này tại Agribank, luận văn đề xuất được những giải pháp nhằm tăng cường phát triển hoạt động TTQT tại Agribank.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ---------***-------- LUẬN VĂN THẠC SỸ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM Ngành: Tài chính - Ngân hàng TRẦN THỊ THÚY QUỲNH Hà Nội - 2021
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ---------***-------- LUẬN VĂN THẠC SĨ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM Ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 8340201 Họ và tên học viên: TRẦN THỊ THÚY QUỲNH Người hướng dẫn: TS. TRẦN THỊ LƯƠNG BÌNH Hà Nội - 2021
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là luận văn của riêng tôi. Các tài liệu được trích dẫn trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn. Luận văn này tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS.Trần Thị Lương Bình Tác giả luận văn thạc sĩ Trần Thị Thúy Quỳnh
  4. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự cố gắng của bản thân tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của tập thể, cá nhân trong và ngoài trường. Trước hết tôi xin được bày tỏ lòng kính trọng và sự biết ơn sâu sắc tới giáo viên hướng dẫn TS. Trần Thị Lương Bình, người đã tạo điều kiện về thời gian và truyền đạt những kiến thức chuyên ngành nâng cao để tôi hoàn thành tốt luận văn. Tôi cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn tới quý thầy cô giáo tại Khoa Sau Đại học, trường Đại học Ngoại thương đã quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này. Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các bạn bè của tôi, những người đã hết sức giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình thu thập thông tin dữ liệu để thực hiện luận văn này. Cuối cùng, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, đồng nghiệp, những người đã luôn ở bên tôi động viên, khuyến khích tôi trong suốt quá trình học tập. Trong quá trình làm luận văn, do kiến thức và thời gian còn hạn chế nên không tránh được những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô để luận văn của tôi hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn!. Hà Nội, ngày tháng năm 2021 Tác giả luận văn Trần Thị Thúy Quỳnh
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT...................................................................... vi DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ ........................................................vii TÓM TẮT LUẬN VĂN ........................................................................................ viii LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết, lý do lựa chọn đề tài ....................................................................1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu .........................................................................2 3. Câu hỏi nghiên cứu: ..............................................................................................3 4. Mục đích nghiên cứu chung: ................................................................................3 5. Nhiệm vụ nghiên cứu: ...........................................................................................3 6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ......................................................................3 7. Phương pháp nghiên cứu: ....................................................................................4 8. Kết cấu luận văn ....................................................................................................4 CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ5 CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ...................................................................... 5 1.1. Những vấn đề cơ bản về thanh toán quốc tế của NHTM ...............................5 1.1.1. Khái niệm về thanh toán quốc tế ................................................................5 1.1.2. Đặc điểm của hoạt động thanh toán quốc tế...............................................6 (Trang 52-54 Giáo trình Thanh toán quốc tế - ĐH Ngoại Thương – GS.TS.Đinh Xuân Trình và PGS.TS.Đặng Thị Nhàn) .............................................................7 1.1.3. Vai trò của thanh toán quốc tế ....................................................................7 1.1.4. Các phương thức TTQT ...........................................................................10 1.1.5. Cơ sở pháp lý điều chỉnh thanh toán quốc tế ...........................................17 1.2. Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế của NHTM ...................................20 1.2.1. Quan niệm về phát triển thanh toán quốc tế của NHTM .........................20 1.2.2. Sự cần thiết phải phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại các ngân hàng thương mại Việt Nam .........................................................................................20
  6. iv 1.2.3. Các tiêu chí đánh giá mức độ phát triển hoạt động TTQT của NHTM ...21 1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán quốc tế.......................22 1.2.5. Rủi ro trong hoạt động TTQT tại các ngân hàng thương mại ..................28 1.3. Kinh nghiệm phát triển hoạt động thanh toán quốc tế của một số NHTM tại Việt Nam .............................................................................................................31 CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI AGRIBANK ................................................................................. 38 2.1. Giới thiệu khái quát về Agribank ...................................................................38 2.1.1. Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của Agribank ................38 2.1.2. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của Agribank ........................40 2.1.3. Kết quả kinh doanh...................................................................................42 2.2. Thực trạng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế của Agribank giai đoạn 2016-2020 ........................................................................................................44 2.2.1. Hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện thanh toán trong nội bộ Agribank .44 2.2.2. Mô hình tổ chức hoạt động TTQT tại Agribank ......................................45 2.2.3. Phân tích thực trạng phát triển hoạt động TTQT của Agribank giai đoạn 2016-2020 ...........................................................................................................47 2.2.4. Về hoạt động thanh toán biên giới ...........................................................54 2.3. Đánh giá chung về việc phát triển hoạt động TTQT tại Agribank .............57 2.3.1. Một số giải pháp Agribank đã triển khai để phát triển hoạt động TTQT và thành công đạt được ...........................................................................................57 2.3.2. Những hạn chế ..........................................................................................59 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế .............................................................64 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TTQT CỦA AGRIBANK .......................................................................... 71 3.1. Định hướng phát triển hoạt động TTQT tại Agribank ................................71 3.1.1. Định hướng chiến lược phát triển chung của Agribank giai đoạn 2021- 2025, tầm nhìn 2030. ..........................................................................................71 3.1.2. Định hướng phát triển hoạt động TTQT của Agribank giai đoạn 2021- 2025, tầm nhìn 2030. ..........................................................................................72 3.2. Giải pháp phát triển hoạt động TTQT của Agribank ..................................72
  7. v 3.2.1. Hoàn thiện mô hình tổ chức hoạt động TTQT tại ngân hàng ..................72 3.2.2. Nâng cao chất lượng và đa dạng hóa về sản phẩm dịch vụ TTQT ..........75 3.2.3. Hoàn thiện chính sách khách hàng ...........................................................78 3.2.4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong TTQT: .................................80 3.2.5. Tăng cường các giải pháp về hạn chế rủi ro trong TTQT ........................83 3.3. Kiến nghị để thực hiện các giải pháp .............................................................84 3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước ......................................84 3.3.2. Kiến nghị với doanh nghiệp xuất nhập khẩu ............................................85 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 88 PHỤ LỤC 1. KẾT QUẢ KHẢO SÁT ................................................................... 91 PHỤ LỤC 2. LƯU ĐỒ QUY TRÌNH TTQT TẠI AGRIBANK ......................... 97
  8. vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT Ký hiệu viết tắt Nội dung viết tắt 1 Agribank Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Hệ thống thanh toán nội bộ và kế toán khách hàng của 2 IPCAS Agribank Tập quán Ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế về kiểm tra chứng 3 ISBP từ theo L/C 4 L/C Thư tín dụng 5 NHNN Ngân hàng Nhà nước 6 NHTM Ngân hàng thương mại 7 SWIFT Hiệp hội viễn thông liên ngân hàng và tài chính quốc tế 8 TTBG Thanh toán biên giới 9 TTQT Thanh toán quốc tế 10 TTTM Tài trợ thương mại 11 UCP Quy tắc thực hành thống nhất tín dụng chứng từ 12 URC Quy tắc thống nhất về nhờ thu Quy tắc thống nhất về hoàn trả tiền giữa các ngân hàng 13 URR theo tín dụng chứng từ 14 XNK Xuất nhập khẩu
  9. vii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Tình hình hoạt động kinh doanh tại Agribank.......................................... 41 Bảng 2.2: Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh tại Agribank ............................. 43 Bảng 2.3. Kết quả TTQT giai đoạn 2016-2020 ........................................................ 48 Bảng 2.4. Doanh số TTQT theo khu vực giai đoạn 2016-2020 ................................ 50 Bảng 2.5 Thu phí TTQT giai đoạn 2016-2020 ......................................................... 50 Bảng 2.6. Thu phí TTQT theo khu vực giai đoạn 2016-2020 .................................. 52 Bảng 2.7. Cơ cấu theo loại hình thanh toán .............................................................. 53 Bảng 2.8. Số lượng Khách hàng pháp nhân sử dụng dịch vụ TTQT tại Agribank theo khu vực .............................................................................................................. 54 Bảng 2.9. Kết quả TTBG Việt - Trung của Agribank năm 2016-2020 .................... 55 Bảng 2.10. Kết quả hoạt động TTBG Việt – Lào tại Agribank ................................ 56 DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ Hình 2.1: Mô hình tổ chức và hoạt động của Agribank ............................................ 39 Hình 2.2. Kết quả thu phí dịch vụ của Agribank ...................................................... 42 Hình 2.3. Kết quả doanh thu, lợi nhuận của Agribank ............................................. 43 Hình 2.4. Mô hình tổ chức hoạt động TTQT tại Agribank ....................................... 46 Hình 2.5. Quy trình thực hiện giao dịch TTQT tại Agribank ................................... 47 Hình 2.6. Doanh số thanh toán XNK ........................................................................ 49 Hình 2.7. Cơ cấu thu dịch vụ của Agribank .............................................................. 51 Hình 2.8. Cơ cấu theo loại hình thanh toán ............................................................... 53
  10. viii TÓM TẮT LUẬN VĂN Việt Nam đang trong quá trình hội nhập mạnh mẽ với khu vực và toàn cầu. Bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng đặt các NHTM Việt Nam trước những thách thức to lớn trong cạnh tranh khá quyết liệt về thị phần, kinh nghiệm, tiềm lực tài chính và ứng dụng công nghệ thông tin để cung cấp dịch vụ tài chính tiện ích. Làm thế nào để có thể tận dụng tối đa các cơ hội, hạn chế các thách thức nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM hiện nay là vấn đề cấp thiết. Hoạt động thanh toán quốc tế luôn đóng vai trò quan trọng trong tiến trình hội nhập của các NHTM Việt Nam bởi thông qua hoạt động TTQT, các NHTM Việt Nam trở thành cầu nối trong quan hệ thương mại quốc tế giữa Việt Nam với khu vực và thế giới. Với vai trò quan trọng như vậy, làm thế nào để hoạt động TTQT được thực hiện một cách hiệu quả, an toàn, có chất lượng cao và ngày càng phát triển trong toàn hệ thống của một ngân hàng. Thực tế cho thấy, một ngân hàng chỉ có thể được chấp nhận trên thị trường quốc tế khi các giao dịch do ngân hàng đó thực hiện đúng theo thông lệ và có độ ổn định cao. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) là một trong những ngân hàng lớn tại Việt Nam với hệ thống rộng khắp đến cấp xã, huyện và nguồn nhân lực dồi dào. Hoạt động TTQT tại Agribank đã trải qua quá trình phát triển dài, đóng góp một phần đáng kể vào kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank nhưng thị phần TTQT của Agribank đang có nguy cơ dần bị thu hẹp vì mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt từ các ngân hàng cổ phần và ngân hàng nước ngoài. Làm thế nào để phát triển hoạt động TTQT của Agribank? Để trả lời câu hỏi này, học viên đã lựa chọn đề tài: “Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank)” làm nội dung nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ của mình với mong muốn hoàn thiện lý luận chuyên môn của cá nhân, đồng thời gắn lý thuyết với thực tiễn công việc và đóng góp một số đề xuất giải pháp, kiến nghị góp phần tăng cường phát triển hoạt động TTQT tại Agribank. Trong những năm qua, hoạt động TTQT của Agribank đã đạt được những thành tựu nhất định, có lượng khách hàng giao dịch ổn định, phục vụ những khách
  11. ix hàng truyền thống của ngân hàng, đảm bảo chất lượng thanh toán quốc tế an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, thị phần TTQT của Agribank còn chiếm tỷ trọng khiêm tốn so với các NHTM khác tại Việt Nam, chưa xứng tầm của một NHTM với quy mô tổng tài sản lớn nhất trong cả nước. Giải pháp để phát triển hoạt động TTQT trong giai đoạn hiện nay là vấn đề hết sức cần thiết tại Agribank. Dựa trên các nghiên cứu trước đây, cùng với sự tìm hiểu, đúc rút kinh nghiệm thực tế từ các ngân hàng khác, luận văn được thực hiện nhằm: (i) đưa ra những vấn đề cơ bản về phát triển hoạt động TTQT của NHTM; (ii) đánh giá thực trạng phát triển hoạt động TTQT tại Agribank; từ đó (iii) rút ra những điểm mạnh, điểm yếu trong hoạt động TTQT tại Agribank, nguyên nhân của những điểm yếu để đưa ra các giải pháp làm thế nào để phát triển hoạt động TTQT tại Agribank. Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính dựa trên cơ sở lý thuyết về hoạt động thanh toán quốc tế. Nghiên cứu định tính được tiến hành bằng cách lấy ý kiến đánh giá của các khách hàng đã và đang giao dịch TTQT tại Agribank qua việc gửi phiếu khảo sát cá nhân. Việc khảo sát được tiến hành từ tháng 12 năm 2020 đến tháng 3 năm 2021. Học viên đã gửi phiếu điều tra thông qua việc gửi trực tiếp tới người tham gia khảo sát. Sau khi nhận được phản hồi, tiến hành sàng lọc, phân loại. Với 200 phiếu khảo sát được phát ra, tổng số phiếu thu về là 183 phiếu được trả lời từ các khách hàng là các cán bộ tại các công ty thường xuyên giao dịch thanh toán quốc tế và một số khách hàng cá nhân thực hiện chuyển tiền ra nước ngoài tại 10 chi nhánh Agribank. Kết quả khảo sát cho thấy, đại đa số khách hàng đều đánh giá hoạt động TTQT của Agribank ở mức trung bình khá. Sự lựa chọn tin tưởng của khách hàng đối với thương hiệu và uy tín của Agribank khá cao, tuy nhiên, khách hàng đánh giá sản phẩm TTQT của Agribank chưa đa dạng, chưa có chính sách khách hàng chuyên biệt theo các đối tượng khách hàng. Agribank có hệ thống ngân hàng đại lý rộng rãi trên khắp thế giới, hỗ trợ thanh toán nhanh chóng và tra soát kịp thời, tuy nhiên, Agribank chưa có dịch vụ giao dịch trực tuyến qua Internet đối với hoạt động TTQT. Về mặt giá cả, lãi suất và phí dịch vụ TTQT cũng chưa cạnh tranh so với các ngân hàng khác.
  12. x Với mục tiêu phát triển toàn diện các hoạt động nghiệp vụ để đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng, Ban lãnh đạo của Agribank đang ngày càng quan tâm và chú trọng hơn đến việc cải thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ TTQT, để Agribank trong tâm trí khách hàng không chỉ là ngân hàng cho vay, phục vụ người nông dân mà còn là một NHTM hiện đại với đầy đủ các nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và hiện đại hóa công nghệ ngân hàng. Bên cạnh việc hoàn thiện hơn các chính sách về sản phẩm TTQT, chính sách đối với khách hàng, Agribank đang tiến hành hoàn thiện mô hình tổ chức hoạt động TTQT. Mô hình tổ chức hoạt động TTQT phân tán, rải rác tại các chi nhánh đang bộc lộ một số nhược điểm, hạn chế sự phát triển đối với dịch vụ này so với các NHTM khác. Tóm lại, luận văn đã phân tích những vấn đề lý luận cơ bản trong hoạt động TTQT của NHTM, đánh giá thực trạng hoạt động TTQT của Agribank qua việc phân tích các số liệu kết quả hoạt động, chỉ ra những mặt còn hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế trong hoạt động TTQT của Agribank. Để từ đó, học viên mạnh dạn đề xuất các giải pháp cần phải thực hiện đồng bộ tại Agribank cũng như các kiến nghị đối với khách hàng, NHNN và Chính phủ để hỗ trợ cho hoạt động TTQT của Agribank ngày càng phát triển và cải thiện hơn trong thời gian tới.
  13. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết, lý do lựa chọn đề tài Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu như hiện nay, hoạt động kinh tế đối ngoại ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế. Việt Nam ngày càng đẩy mạnh quá trình hội nhập nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới, đồng thời tăng cường mối quan hệ hợp tác quốc tế thông qua hoạt động thương mại quốc tế nhằm thu hút đầu tư, sử dụng nguồn lực hiệu quả để phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Việc mở ra các quan hệ kinh tế đối ngoại nói chung và hoạt động thương mại quốc tế nói riêng đòi hỏi phát triển không ngừng các quan hệ thanh toán, tiền tệ và ngân hàng quốc tế. Như một mắt xích không thể thiếu, hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng ngày càng có vị trí và đóng vai trò quan trọng, được xem là công cụ, là cầu nối trong quan hệ kinh tế đối ngoại, quan hệ kinh tế và thương mại giữa các nước trên thế giới. Hoạt động thanh toán quốc tế còn là một hoạt động quan trọng của ngân hàng, có liên quan đến nhiều hoạt động khác của ngân hàng. Agribank là một trong những ngân hàng hàng đầu Việt Nam, giữ vai trò chủ đạo trong hệ thông ngân hàng – tài chính Việt Nam. Những năm trước đây, Agribank được biết đến là ngân hàng phục vụ cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Cùng với sự hội nhập của nền kinh tế Việt Nam, bên cạnh chức năng và vai trò chủ đạo đó, Agribank cũng đã mở rộng các dịch vụ ngân hàng hiện đại, hướng tới các đối tượng khách hàng của tất cả các lĩnh vực, ngành nghề. Trong đó, không thể không kể đến lĩnh vực thanh toán quốc tế. Hoạt động thanh toán quốc tế ngày càng được Agribank chú trọng, cải thiện và nâng cao chất lượng. Tuy nhiên, thị phần thanh toán quốc tế của Agribank còn khá khiêm tốn so với các ngân hàng thương mại lớn trong nước. Nghiên cứu về phát triển dịch vụ TTQT của Agribank trong bối cảnh cạnh tranh chưa được quan tâm nhiều, Xuất phát từ lý do đó, tác giả đã lựa chọn đề tài “Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank)” làm nội dung nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình.
  14. 2 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Phát triển hoạt động TTQT không còn là một nội dung mới mẻ trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về nghiệp vụ này, từ những vấn đề cơ bản về cơ sơ lý luận của hoạt động TTQT đến các phân tích chuyên sâu, đánh giá các rủi ro có thể phát sinh trong quá trình thực hiện nghiệp vụ, các giải pháp phát triển hoạt động TTQT. Ở nước ngoài đã có một số công trình nghiên cứu về hoạt động thanh toán quốc tế điển hình như nghiên cứu của Paul R. Krugman, Maurice OBstfeld, Thị trường hối đoái và thị trường tiền tệ, 1994; hay của Luigi di Rosa, International Banking and Financial Systems: Evolution and Stability, Cambridge University 2003; Jane Hughes and Scott MacDonald, International banking cases, 2001; Bank for International settlement (2005), “The sydicated loan market: Structure, development and implications”, BIS Quarterly Review; Bank for International Settlement (2007), Report statistics on payment and settlement systems in selected countries… Tại Việt Nam, các nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động TTQT, thực tiễn hoạt động TTQT ở Việt Nam đã được thực hiện như: Thanh toán quốc tế (1996) của GS.TS Đinh Xuân Trình; Nghiệp vụ ngân hàng quốc tế (2009), Lê Văn Tư; Tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ (2000), Lê Văn Tư… Ngoài ra, có rất nhiều đề tài nghiên cứu và đánh giá về hoạt động TTQT của các NHTM. Tóm lại, hoạt động TTQT trong ngân hàng đã được đề cập tới trong các công trình nghiên cứu về hoạt động của ngân hàng trong và ngoài nước. Nhìn chung trên cơ sở những nghiên cứu chính đã được thực hiện, các kết quả của các nghiên cứu trên đã làm rõ một số giải pháp để phát triển hoạt động TTQT của NHTM. Có thể nói, các nghiên cứu trong nước và quốc tế về hoạt động TTQT là những tài liệu tham khảo quan trọng cho các NHTM trong việc phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt đông TTQT của ngân hàng mình. Bên cạnh những nội dung đã được giải quyết, các công trình nghiên cứu liên quan cũng cho thấy một số vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu giải quyết đó là: Hầu hết các bài báo, tài liệu đều đã và đang đề cập đến việc phát triển hoạt động thanh toán
  15. 3 quốc tế tại các ngân hàng thương mại nói chung, hoặc các ngân hàng cụ thể như VCB, Vietinbank, BIDV, MB…, một số đề tài nghiên cứu cũng đánh giá về hoạt động TTQT tại Agribank nhưng là tại các Chi nhánh trực thuộc của Agribank, chưa có tài liệu nào đề cập và phân tích thực trạng về hoạt động TTQT trong toàn hệ thống Agribank. Vì vậy đây chính là khoảng trống nghiên cứu liên quan đến việc phát triển hoạt động TTQT tại Agirbank mà học viên thấy cần tiếp tục phân tích và làm rõ. 3. Câu hỏi nghiên cứu: Luận văn sẽ tập trung trả lời cho các câu hỏi sau: (i) Những vấn đề cơ bản về phát triển hoạt động TTQT của NHTM là gì?; (ii) Thực trạng phát triển hoạt động TTQT tại Agribank là như thế nào?; (iii) Những điểm mạnh, điểm yếu trong hoạt động TTQT tại Agribank là gì, nguyên nhân của những điểm yếu đó là gì?; (iv) Làm thế nào để phát triển hoạt động TTQT tại Agribank? 4. Mục đích nghiên cứu chung: Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận về hoạt động TTQT của các NHTM, sau khi nghiên cứu thực trạng phát triển hoạt động này tại Agribank, luận văn đề xuất được những giải pháp nhằm tăng cường phát triển hoạt động TTQT tại Agribank. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện mục đích đề ra trên đây, luận văn phải giải quyết các nhiệm vụ cụ thể sau đây: - Làm rõ cơ sở lý luận về phát triển hoạt động TTQT tại NHTM. - Phân tích, đánh giá, nhận xét về thực trạng hoạt động TTQT tại Agribank, chỉ ra những thành công đạt được, hạn chế và nguyên nhân tồn tại. - Để xuất một số giải pháp kiến nghị nhằm thúc đẩy phát triển và hoàn thiện hoạt động TTQT tại Agribank trong thời gian tới. 6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu của luận văn là phát triển hoạt động TTQT tại Agribank.
  16. 4 - Phạm vi nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu sự phát triển hoạt động TTQT của Agribank trong giai đoạn từ 2016-2020. 7. Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện luận văn, tác giả kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu như sau: - Phương pháp thống kê: số liệu được thu thập từ các báo cáo thường niên, báo cáo tài chính, bản công bố thông tin của Agribank và một số NHTM khác… - Phương pháp tổng hợp: sàng lọc và đúc kết từ thực tiễn và lý luận để đề ra giải pháp và bước đi nhằm thực hiện mục tiêu nghiên cứu. - Phương pháp điều tra khảo sát: tác giả tiến hành khảo sát để thăm dò ý kiến khách hàng là các doanh nghiệp sử dụng sản phẩm dịch vụ TTQT tại Agribank thông qua Phiếu điều tra khảo sát. Việc khảo sát được tiến hành từ tháng 12 năm 2020 đến tháng 3 năm 2021. Học viên đã gửi phiếu điều tra thông qua việc gửi trực tiếp tới người tham gia khảo sát. Sau khi nhận được phản hồi, tiến hành sàng lọc, phân loại. Với 200 phiếu khảo sát được phát ra, tổng số phiếu thu về là 183 phiếu được trả lời từ các khách hàng là các cán bộ tại các công ty thường xuyên giao dịch TTQT tại 10 chi nhánh có doanh số TTQT lớn trong hệ thống Agribank. Tổng hợp kết quả khảo sát theo Phụ lục 1. 8. Kết cấu luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Mục lục, Danh mục các từ viết tắt, Danh mục sơ đồ, bảng biểu, Danh mục tài liệu tham khảo. Kết cấu luận văn gồm 3 chương: - Chương 1: Cơ sơ lý luận về hoạt động thanh toán quốc tế của các NHTM; - Chương 2: Thực trạng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Agribank giai đoạn 2016-2020; - Chương 3: Giải pháp nhằm tăng cường phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Agribank.
  17. 5 CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Những vấn đề cơ bản về thanh toán quốc tế của NHTM 1.1.1. Khái niệm về thanh toán quốc tế Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu như hiện nay, các mối quan hệ kinh tế, chính trị thương mại ngày càng phát triển mạnh mẽ và kết quả là hình thành nên các khoản thu và chi tiền tệ quốc tế giũa các đối tác ở các nước khác nhau. Các mối quan hệ tiền tệ này ngày một phong phú, đa dạng với quy mô ngày càng lớn. Chúng góp phần tạo nên tình trạng tài chính của mỗi nước, có thể ở trạng thái bội thu hay bội chi. Trong các mối quan hệ quốc tế, các đối tác ở các nước khác nhau, do vậy có sự khác nhau về ngôn ngữ, cách xa nhau về địa lý nên việc thanh toán không thể tiến hành trực tiếp với nhau mà phải thông qua các tổ chức trung gian, đó chính là các ngân hàng thương mại cùng với mạng lưới hoạt động khắp nơi trên thế giới. TTQT đã ra đời từ lâu, nhưng nó mới chỉ phát triển mạnh mẽ vào cuối thế kỷ 20 khi mà khối lượng mua bán, đầu tư quốc tế và chuyển tiền quốc tế ngày càng gia tăng, từ đó làm cho khối lượng các giao dịch thanh toán qua ngân hàng cũng tăng theo. Việc thanh toán qua ngân hàng làm gia tăng việc sử dụng đồng tiền của các nước để chi trả lẫn nhau. TTQT đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong hoạt động của nền kinh tế của các quốc gia hiện nay. TTQT có thể được định nghĩa từ theo nhiều quan điểm khác nhau. Theo GS.Đinh Xuân Trình (2018) “thanh toán quốc tế là việc thanh toán các nghĩa vụ tiền tệ phát sinh có liên quan tới các quan hệ kinh tế, thương mại và các mối quan hệ khác giữa các tổ chức, các công ty và các chủ thể khác nhau của các nước”. Theo TS.Trầm Thị Xuân Hương (2006), “thanh toán quốc tế là quá trình thực hiện các khoản thu chi tiền tệ quốc tế thông qua hệ thống ngân hàng trên thế giới nhằm phục vụ cho các mối quan hệ trao đổi quốc tế phát sinh giữa các nước với nhau”. Theo GS,TS.Nguyễn Văn Tiến, trong cuốn sách Thanh toán quốc tế và tài trợ ngoại thương, “Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả và quyền hưởng lợi về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ
  18. 6 chức, cá nhân nước này với tổ chức cá nhân nước khác, hay giữa một quốc gia với tổ chức quốc tế thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nước liên quan”. Từ khái niệm trên cho thấy, TTQT phục vụ cho hai lĩnh vực hoạt động là kinh tế và phi kinh tế. Tuy nhiên, trong thực tế giữa hai lĩnh vực hoạt động này thường giao thoa nhau, không có một ranh giới rõ rệt. Hơn nữa hoạt động TTQT được hình thành trên cơ sở hoạt động ngoại thương và phục vụ chủ yếu cho hoạt động ngoại thương. Chính vì vậy, trong các quy chế về thanh toán và thực tế tại các ngân hàng thương mại, người ta thường phân hoạt động TTQT thành hai lĩnh vực rõ ràng là thanh toán trong ngoại thương và thanh toán phi ngoại thương. TTQT trong ngoại thương là việc thực hiện thanh toán trên cơ sở hàng hóa xuất nhập khẩu và các dịch vụ thương mại cung ứng cho nước ngoài theo giá cả thị trường quốc tế. Cơ sở để các bên tiến hành mua bán và thanh toán cho nhau là hợp đồng ngoại thương. Thanh toán phi ngoại thương là việc thực hiện thanh toán không liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu cũng như cung ứng lao vụ cho nước ngoài, nghĩa là thanh toán cho các hoạt động không mang tính thương mại. TTQT là việc thực hiện các nghĩa vụ tiền tệ, phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức hay cá nhân nước này đối với tổ chức hay cá nhân nước khác, hoặc giữa một quốc gia với tổ chức quốc tế, thông qua mạng lưới ngân hàng trên toàn cầu. 1.1.2. Đặc điểm của hoạt động thanh toán quốc tế - Hoạt động TTQT chịu sự điều chỉnh của luật pháp và các tập quán quốc tế. Hoạt động TTQT liên quan đến các chủ thể ở hai hay nhiều quốc gia, do đó, các chủ thể khi tham gia vào hoạt động thanh toán quốc tế không những chịu sự điều chỉnh của luật quốc gia, mà còn phải tuân thủ các văn bản pháp lý quốc tế. Phòng thương mại quốc tế ban hành UCP, URC, INCOTERMS… tạo ra một khung pháp lý bình đẳng, công bằng cho các chủ thể khi tham gia vào hoạt động thương mại và thanh toán quốc tế, tránh những hiểu lầm đáng tiếc xảy ra. - Hoạt động TTQT được thực hiện phần lớn thông qua hệ thống ngân hàng. Trừ một số lượng rất nhỏ hàng hóa xuất nhập khẩu được mua bán qua con đường
  19. 7 tiểu ngạch thì hầu hết kim ngạch xuất nhập khẩu của một quốc gia được phản ánh qua doanh số thanh toán quốc tế của hệ thống ngân hàng thương mại. Trong thực tiễn, người xuất khẩu và người nhập khẩu không được phép tiến hành thanh toán trực tiếp cho nhau, mà theo luật định phải thanh toán qua hệ thống ngân hàng. Việc thanh toán qua ngân hàng đảm bảo cho các khoản chi trả được thực hiện một cách an toàn, nhanh chóng và hiệu quả. - Trong TTQT, tiền mặt hầu như không được sử dụng trực tiếp mà dùng các phương tiện thanh toán. Các phương tiện thường được sử dụng trong TTQT như hối phiếu, kỳ phiếu và séc thanh toán. - Trong TTQT, ít nhất một trong hai bên có liên quan đến ngoại tệ. Do việc liên quan đến ngoại tệ, nên hoạt động TTQT sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp của tỷ giá hối đoái và vấn đề quản lý dự trữ ngoại hối của quốc gia. - Ngôn ngữ sử dụng trong TTQT chủ yếu bằng tiếng Anh. - TTQT gặp nhiều rủi ro hơn so với thanh toán trong nước. (Trang 52-54 Giáo trình Thanh toán quốc tế - ĐH Ngoại Thương – GS.TS.Đinh Xuân Trình và PGS.TS.Đặng Thị Nhàn) 1.1.3. Vai trò của thanh toán quốc tế 1.1.3.1. Thanh toán quốc tế đối với nền kinh tế Xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng phát triển giữa các quốc gia. Trong bối cảnh đó, hoạt động thanh toán quốc tế nổi lên như chiếc cầu nối giữa kinh tế trong nước và kinh tế thế giới bên ngoài. Hoạt động TTQT là khâu quan trọng của quá trình mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa các tổ chức, các nhân thuộc các quốc gia khác nhau. Nếu không có hoạt động TTQT thì hoạt động kinh tế đối ngoại khó tồn tại và phát triển. Nếu hoạt động thanh toán quốc tế được nhanh chóng, chính xác, an toàn sẽ góp phần giải quyết được mối quan hệ lưu thông hàng hóa, tiền tệ giữa người mua và người bán một cách thông suốt, hiệu quả. Tóm lại, hoạt động TTQT đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, được thể hiện chủ yếu ở những mặt sau: - Bôi trơn và thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu của nền kinh tế;
  20. 8 - Bôi trơn và thúc đẩy hoạt động đầu tư nước ngoài trực tiếp và gián tiếp; - Thúc đẩy và mở rộng hoạt động dịch vụ như du lịch, hợp tác quốc tế; - Tăng cường thu hút kiều hối và các nguồn lực tài chính; - Thúc đẩy thị trường tài chính quốc gia hội nhập kinh tế quốc tế; - Tăng cường quan hệ đối ngoại với các cá nhân, pháp nhân và chính phủ các quốc gia trên thế giới. 1.1.3.2. Thanh toán quốc tế với nhà kinh doanh xuất nhập khẩu: TTQT phục vụ nhu cầu thanh toán cho hàng hóa và dịch vụ xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. Điều quan trọng khi ký kết hợp đồng mua bán, lựa chọn phương thức thanh toán là việc trả lời hai câu hỏi: - Thứ nhất, làm thế nào để nhà xuất khẩu kiểm soát được hàng hóa cho đến khi thanh toán? - Thứ hai, làm thế nào để nhà nhập khẩu kiểm soát được tiền của mình cho đến khi nhận được hàng hóa? Giải pháp đối với với nhà xuất khẩu là họ sẽ kiểm soát hàng hóa thông qua việc kiểm soát chứng từ vận tải bằng việc sử dụng các phương thức thanh toán của các ngân hàng thương mại. Giải pháp đối với nhà nhập khẩu là họ sẽ kiểm soát tiền thông qua việc định đoạt chứng từ vận tải bằng việc sử dụng các phương thức thanh toán của các ngân hàng thương mại. Như vậy có thể thấy, nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu đều kiểm soát hàng hóa và tiền thông qua chứng từ vận tải bằng dịch vụ của ngân hàng. Từ đó cho thấy, TTQT trong ngoại thương là không thể thiếu, là cầu nối giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu với trung gian thanh toán là các ngân hàng thương mại. 1.1.3.3. Thanh toán quốc tế với ngân hàng thương mại Trong thương mại quốc tế, không phải lúc nào các nhà xuất nhập khẩu cũng có thể thanh toán trực tiếp với nhau, mà thường thông qua ngân hàng thương mại với mạng lưới các chi nhánh và ngân hàng đại lý toàn cầu. Ngân hàng thay mặt khách
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2