intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng số tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Đà Lạt

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:85

22
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu tổng quát của đề tài "Giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng số tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Đà Lạt" là trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng triển khai ngân hàng số tại BIDV Chi nhánh Đà Lạt từ đó tìm ra những nguyên nhân, hạn chế còn tồn tại để đề xuất các định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng số tại đơn vị.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng số tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Đà Lạt

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRẦN THANH HÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG SỐ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐÀ LẠT LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 8 34 02 01 TP. HỒ CHÍ MINH - Năm 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRẦN THANH HÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG SỐ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐÀ LẠT LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 8 34 02 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHAN NGỌC MINH TP. HỒ CHÍ MINH - Năm 2023
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi và chưa được công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào của người khác. Các số liệu, kết quả trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị khoa học nào khác. Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi đã thực hiện nghiêm túc các quy tắc đạo đức nghiên cứu; các kết quả trình bày trong luận văn là sản phẩm nghiên cứu, khảo sát của riêng cá nhân tôi; tất cả các tài liệu tham khảo được sử dụng trong luận văn đều được trích dẫn cụ thể, theo đúng quy định. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính trung thực của số liệu và các nội dung khác trong luận văn của mình. TP. HCM, ngày tháng năm 2023 Tác giả Trần Thanh Hà
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của nhiều tập thể và cá nhân. Tôi xin chân thành cảm ơn Quý Thầy, Cô giáo - Khoa sau đại học của trường Đại học Ngân hàng TPHCM, Ban Giám đốc và các đồng nghiệp tại BIDV Chi nhánh Đà Lạt đã cung cấp thông tin, tận tình hướng dẫn và cho ý kiến giúp tôi có định hướng chosự phát triển của chi nhánh trong thời gian tới. Đặc biệt, xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến thầy Phan Ngọc Minh đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi với những chỉ dẫn quý báu trong suốt quá trình triểnkhai nghiên cứu hoàn thành luận văn này. Vì điều kiện thời gian có hạn, kinh nghiệm còn hạn chế chắc chắn rằng bản luận văn này không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Rất mong được sự tham gia đóng góp ý kiến của các Nhà Khoa học, các Nhà Quản lý, các Độc giả để luận văn đượchoàn thiện và có tính khả thi. Tôi xin chân thành cảm ơn!
  5. iii TÓM TẮT LUẬN VĂN Tên đề tài: Giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng số tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Đà Lạt. Tóm tắt: Luận văn đã làm rõ khái niệm, đặc điểm của ngân hàng số (phát triển dựa vào công nghệ giải pháp mới cho phép các giao dịch ngân hàng diễn ra thuận tiện, nhanh chóng và an toàn; đa dạng kênh kết nối với khách hàng; tự động hóa quy trình cung cấp dịch vụ tới khách hàng…), đặc điểm hoạt động ngân hàng số (sản phẩm dịch vụ phong phú, đa dạng; số lượng giao dịch lớn nhưng giá trị giao dịch nhỏ; nguồn nhân lực lớn và mạng lưới phân phối rộng khắp; yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật hiện đại; bắt kịp với xu thế phát triển của CMCN 4.0…) và các yếu tố triển khai ngân hàng số (về khuôn khổ pháp lý, môi trường kinh tế - xã hội, khoa học công nghệ, năng lực tài chính, trình độ tổ chức quản lý và kinh doanh, nguồn nhân lực, an ninh và bảo mật), điều kiện triển khai ngân hàng số (xây dựng chiến lược kinh doanh số, thực hiện số hóa các hoạt động của ngân hàng hiện đại, tổ chức lại bộ máy và cách thức quản lý, nâng cấp nền tảng CNTT, quản trị rủi ro an ninh mạng…) trong xu thế hội nhập và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ mới. Từ các khái niệm, đặc điểm, điều kiện triển khai, các nhân tố và điều kiện ảnh hưởng tới triển khai ngân hàng số, luận văn tập trung đánh giá tình hình triển khai ngân hàng số tại BIDV Chi nhánh Đà Lạt về mô hình triển khai, dịch vụ - kênh phân phối – tiện ích, khách hàng, doanh số và về an toàn, bảo mật và kiểm soát rủi ro. Đặc biệt, từ thực trạng triển khai các ứng dụng ngân hàng số, luận văn cũng đã phân tích kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân đối với công tác triển khai ngân hàng số tại BIDV Chi nhánh Đà Lạt để từ đó có cơ sở đề xuất các giải pháp phù hợp. Đồng thời, trên cơ sở phân tích thực trạng triển khai (về kênh phân phối sản phẩm dịch vụ các tiện ích ứng dụng, sản phẩm đang được triển khai trên các ứng dụng ngân hàng số, cách thức triển khai, khách hàng và doanh số đạt được, công nghệ ngân hàng số và an toàn, bảo mật, kiểm soát rủi ro…) và cơ hội, thách thức trong triển khai ngân hàng số, luận văn đề xuất định hướng và một số giải pháp về sản phẩm, quy trình triển khai cải tiến quy trình giao dịch, nhân lực trong triển khai mô hình mới đồng thời kiến nghị nhằm đẩy mạnh triển khai ngân hàng số. Từ khoá: Phát triển dịch vụ ngân hàng, Ngân hàng số.
  6. iv ABSTRACT Title: Solutions to develop digital banking products and services at Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam Da Lat Branch. Abstract: The thesis has clarified the concept and characteristics of digital banking (digital banking is developed based on new technology and solutions allowing banking transactions to take place conveniently, quickly and securely, diversifying channels for connecting with customers; automating the process of providing services to customers...), characteristics of digital banking operations (rich and diverse products and services, large number of transactions but small transaction value, large human resources and extensive distribution network, requirements for modern technical infrastructure to catch up with the development trend of Industrial Revolution 4.0 ...) and digital banking implementation factors (in terms of legal frameworks, socio-economic environment, science and technology, financial capacity, management and business organization level, human resources, security and confidentiality), conditions for digital banking deployment (designing digital business strategies, digitalizing modern banking activities, reorganizing the apparatus and management methods, upgrading IT platforms, managing network security risks, etc.) in the trend of integrationand strong development of new technology. From the concepts, characteristics, implementation conditions, factors and conditions affecting the implementation of digital banking, the thesis focuses on assessing the situation of digital banking implementation at the Bank for Investment and Development of Vietnam – Da Lat branch in terms of deployment model, services - distribution channels - utilities, customers, sales as well as safety, security and risk control. Particularly, from the situation of implementing digital banking applications, the thesis also analyzes the actual achieved results, limitations and causes of the implementation of digital banking at BIDV Da Lat and then proposes more suitable solutions. At the same time, on the basis of analyzing the actual deployment situation (about distribution channels of products and services, application utilities, retail products deployed on digital banking applications, deployment methods, customers and sales, digital banking technology and safety, security, risk control…), opportunities and challenges of digital banking implementation at Bank for Investment and Development of Vietnam –Da Lat branch, the thesis proposes orientation and solutions on products, new technology deployment process, human resources in implementing the new model as well as encourages the implementation of digital banking at BIDV Da Lat. Keywords: Banking service development, Digital banking.
  7. v BẢNG THUẬT NGỮ TRA CỨU STT Thuật ngữ Định nghĩa 1 Agent banking Là một mô hình hoạt động ngân hàng mới được gọi là đại lý ngân hàng. Một cách khái quát, hoạt động đại lý ngân hàng là việc cung ứng dịch vụ tài chính cho khách hàng bởi một đối tác bên thứ ba thay mặt cho tổ chức nhận tiền gửi hoặc/và tổ chức cung ứng dịch vụ tiền di động được cấp phép. 2 E-KYC Là định danh khách hàng điện tử, là phát triển của công nghệ và để đơn giản hóa các thủ tục, giấy tờ, tạo thuận lợi cho khách hàng. Hiện nay, các ngân hàng ở nhiều quốc gia với sự chấp thuận của cơ quan quản lý có thẩm quyền, đã và đang chuyển sang hình thức nhận biết khách hàng qua phương thức điện tử. 3 E - money Tiền trong các tài khoản ở ngân hàng được lưu trữ trong hệ thống máy tính của ngân hàng dưới hình thức điện tử được gọi là tiền điện tử. 4 IoT Mạng lưới vạn vật kết nối Internet là một kịch bản của thế giới khi mà đồ vật, con người được cung cấp một định danh của riêng mình, và tất cả có khả năng truyền tải, trao đổi thông tin, dữ liệu qua một mạng duy nhất mà không cần đến sự tương tác trực tiếp giữa người với người, hay người với máy tính. IoT đã phát triển từ sự hội tụ của công nghệ không dây, công nghệ vi cơ điện tử và internet. 5 Blockchain Là một công nghệ cơ sở hạ tầng phân tán. Đó là một sổ cái phi tập trung giữ một bản ghi của từng giao dịch xảy ra trên một mạng lưới, cho phép trao đổi phi tập trung dữ liệu đáng tín cậy – một cuốn sổ ghi chép được chia sẻ. 6 AI Là trí tuệ nhân tạo máy tính tiên tiến, công nghệ này được mô tả như sau: Mọi khía cạnh của học tập hoặc bất kỳ tính năng nào khác của trí thông minh trên thực tế có thể được mô tả chính xác đến mức có thể làm được một cái máy để mô phỏng nó.
  8. vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT Từ viết tắt Cụm từ tiếng Việt CMCN Cách mạng công nghiệp CN Chi nhánh CNTT Công nghệ thông tin DVNH Dịch vụ ngân hàng GDKH Giao dịch khách hàng KH Khách hàng KHCN Khách hàng cá nhân KHDN Khách hàng doanh nghiệp NH Ngân hàng NHBL Ngân hàng bán lẻ NHNN Ngân hàng nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại PGD Phòng Giao dịch PTNHBL Phát triển Ngân hàng bán lẻ SPDV Sản phẩm dịch vụ TMCP Thương mại cổ phần TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh TSC Trụ sở chính TTCSKH Trung tâm Chăm sóc khách hàng VNĐ Việt Nam đồng
  9. vii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH Từ viết tắt Cụm từ tiếng Anh Cụm từ tiếng Việt AI Artificial Intelligence Trí tuệ nhân tạo API Application Programming Giao diện lập trình ứng dụng Interface ngân hàng mở ATM Automatic Teller Machine Máy rút tiền tự động BIDV Joint Stock Commercial Bank Ngân hàng Thương mại Cổ for Investment and phần Đầu tư và Phát triển Development of Vietnam Việt Nam OTP One Time Password Mật khẩu dùng 1 lần POS Point Of Sale Điểm bán lẻ QR code Quick Response Code Mã QR MB Military Commercial Joint Ngân hàng TMCP Quân đội Stock Bank NAB Nam A comercial Join Stock Ngân hàng TMCP Nam Á Bank VCB Joint Stock Commercial Bank Ngân hàng TMCP Ngoại for Foreign Trade of Vietnam thương Việt Nam MHB Housing Bank Of Mekong Ngân hàng TMCP Phát triển Delta Nhà Đồng bằng sông Cửu Long TPB Tien Phong Commercial Joint Ngân hàng TMCP Tiên Phong Stock Bank
  10. viii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii TÓM TẮT LUẬN VĂN .............................................................................................. iii ABSTRACT ................................................................................................................. iv BẢNG THUẬT NGỮ TRA CỨU .................................................................................v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT ............................................................. vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH ............................................................. vii MỤC LỤC .................................................................................................................. viii DANH MỤC BẢNG BIỂU ......................................................................................... xi DANH MỤC CÁC HÌNH .......................................................................................... xii MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài .........................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................................2 2.1. Mục tiêu tổng quát ....................................................................................................2 2.2. Mục tiêu cụ thể .........................................................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................................3 4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................3 5. Ý nghĩa của đề tài ........................................................................................................4 6. Kết cấu của đề tài.........................................................................................................4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ NGÂN HÀNG SỐ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI .................................................................................................5 1.1. Tổng quan lý thuyết về ngân hàng số .......................................................................5 1.1.1. Khái niệm về ngân hàng số ...................................................................................5 1.1.2. Đặc điểm của ngân hàng số ...................................................................................8 1.1.3. Phân biệt ngân hàng số và ngân hàng điện tử .......................................................9 1.2. Điều kiện triển khai ngân hàng số ..........................................................................10 1.2.1. Điều kiện về pháp lý ............................................................................................10 1.2.2. Điều kiện về công nghệ .......................................................................................11 1.2.3. Điều kiện về con người........................................................................................13
  11. ix 1.3. Các nhân tố tác động đến sự phát triển của dịch vụ ngân hàng số .........................14 1.3.1. Nhóm nhân tố thuộc về môi trường kinh doanh ..................................................14 1.3.2. Nhóm nhân tố thuộc về ngân hàng ......................................................................16 1.3.3. Nhóm nhân tố thuộc về khách hàng ....................................................................18 1.4. Các tiêu chí phản ánh sự phát triển dịch vụ ngân hàng số tại các Ngân hàng thương mại .....................................................................................................................19 1.4.1. Mở rộng quy mô dịch vụ ngân hàng số ...............................................................19 1.4.2. Chất lượng dịch vụ ngân hàng số ........................................................................20 1.4.3. An toàn, bảo mật và kiểm soát rủi ro...................................................................21 1.5. Bài học kinh nghiệm về phát triển dịch vụ ngân hàng số của một số ngân hàng thương mại .....................................................................................................................21 1.5.1. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) ...............................21 1.5.2. Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) ...........................................................22 1.5.3. Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) ......................................................................23 1.5.3. Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam Á Bank) ..........................................................24 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ..............................................................................................24 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG SỐ TẠI NGÂN HÀNG BIDV CHI NHÁNH ĐÀ LẠT ........................................................................26 2.1. Tổng quan về Ngân Hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Đà Lạt ..................................................................................................................................26 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển .......................................................................26 2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy và chức năng nhiệm vụ ..................................................27 2.1.3. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh và các sản phẩm dịch vụ ..................................29 2.2. Thực trạng phát triển ngân hàng số của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đà Lạt .......................................................................................32 2.2.1. Hiện trạng các kênh phân phối sản phẩm dịch vụ ...............................................32 2.2.2. Hiện trạng về phát triển khách hàng và doanh số ................................................43 2.2.3. Hiện trạng về triển khai phát triển ngân hàng số .................................................46 2.2.4. Hiện trạng quản lý rủi ro và an toàn thông tin cho các hoạt động số ..................48 2.3. Đánh giá tình hình triển khai ngân hàng số tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đà Lạt ...............................................................................49
  12. x 2.3.1. Kết quả đạt được ..................................................................................................49 2.3.2. Tồn tại, hạn chế, nguyên nhân .............................................................................51 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ..............................................................................................53 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DỊCH VỤ NGÂN HÀNG SỐ TẠI BIDV ĐÀ LẠT ...............................................................................................55 3.1. Đánh giá cơ hội và thách thức về phát triển NHS tại BIDV Đà Lạt ......................55 3.1.1. Cơ hội ..................................................................................................................55 3.1.2. Thách thức ...........................................................................................................55 3.2. Định hướng triển khai ngân hàng số tại BIDV Đà Lạt ...........................................56 3.2.1. Định hướng phát triển ngân hàng số của hệ thống BIDV giai đoạn 2021 – 2025 tầm nhìn đến năm 2030 .................................................................................................56 3.2.2. Định hướng phát triển sản phẩm dịch vụ NHS của BIDV Đà Lạt ......................59 3.3. Giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng số tại BIDV Đà Lạt .................60 3.3.1. Nhóm giải pháp liên quan đến sản phẩm.............................................................60 3.3.2. Nhóm giải pháp liên quan đến cách thức và quy trình triển khai ........................61 3.3.3. Nhóm giải pháp liên quan đến công nghệ mới ....................................................62 3.3.4. Nhóm giải pháp đa dạng các kênh phân phối sản phẩm dịch vụ ngân hàng số ..62 3.3.5. Nhóm giải pháp về nhân lực ................................................................................63 3.4. Một số kiến nghị đề ra ............................................................................................63 3.4.1. Đối với Ngân hàng nhà nước ...............................................................................63 3.4.2. Đối với Hội sở chính BIDV.................................................................................64 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ..............................................................................................66 KẾT LUẬN ..................................................................................................................67 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. i
  13. xi DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Tính năng của ứng dụng BSMS ....................................................................37 Bảng 2.2: Tính năng của ứng dụng Smartbanking ........................................................40 Bảng 2.3: Số lượng giao dịch trên các kênh ..................................................................44 Bảng 2.4: Kết quả thực hiện đối với nghiệp vụ Ngân hàng di động .............................45
  14. xii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy hoạt động của BIDV Đà Lạt ......................................27 Hình 2.2: Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của BIDV ....................................................29 Hình 2.3: Kênh phân phối sản phẩm bán lẻ của BIDV .................................................33 Hình 2.4: Danh mục các dịch vụ kênh Ngân hàng số ....................................................35 Hình 2.5: Danh mục sản phẩm của Ngân hàng số trong hoạt động bán lẻ....................36 Hình 2.6: Giao diện và tính năng của ứng dụng Smartbanking ....................................39 Hình 2.7: Tỷ trọng số lượng giao dịch trên các kênh.....................................................44 Hình 2.8: Kết quả kinh doanh ứng dụng Ngân hàng di động ........................................45 Hình 2.9: Kết quả kinh doanh ứng dụng Ngân hàng di động ........................................46 Hình 3.1: Đánh giá SWOT về triển khai ngân hàng số tại BIDV .................................56
  15. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cách mạng công nghiệp 4.0 cùng với sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghệ thông tin (CNTT) đã tác động đến tất cả các lĩnh vực của đời sống, kinh tế - xã hội, làm biến chuyển phương thức sản xuất của các ngành kinh tế nói chung, ngành Ngân hàng nói riêng. Từ đó, giao dịch trực tuyến, thanh toán ảo… và đặc biệt, ngân hàng số đã trở thành xu thế phát triển tất yếu của các ngân hàng trên thế giới. Ngân hàng số là một giải pháp thay thế hữu hiệu cho các kênh phân phối truyền thống: Việc phát triển các mạng lưới giao dịch vật lý đã và đang bị giới hạn bởi tiềm lực tài chính của ngân hàng, quy định của các cơ quan quản lý Nhà nước và tính hiệu quả của các điểm giao dịch mới. Ngân hàng số sẽ là một lợi thế để khắc phục các điểm yếu này bằng việc sử dụng và kết hợp các kênh phân phối khác nhau, ngân hàng số giúp cắt giảm chi phí phân phối, chi phí quản trị và chi phí vận hành thông qua việc kết hợp giữa tự động hóa và quy trình truyền thống. Tại Việt Nam chưa có ngân hàng lớn nào phát triển ngân hàng số một cách toàn diện, mặc dù nhiều ngân hàng đã triển khai hệ thống Internet Banking và Mobile Banking nhưng hệ thống này chỉ đáp ứng chủ yếu cho nhu cầu giao dịch của khách hàng, còn lại rất nhiều khâu trong quá trình kinh doanh, nhất là công tác bán hàng, quy trình tạo sản phẩm chưa được số hóa. Vì vậy việc ứng dụng và phát triển Ngân hàng số không chỉ là cơ hội mà còn là thách thức để mỗi ngân hàng tạo ra bước đột phá, đổi mới vượt trội trong lĩnh vực công nghệ, gia tăng tính cạnh trang trên thị trường cũng như thu hút, nâng cao sự trải nghiệm của khách hàng đến với ngân hàng. Tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) – Chi nhánh Đà Lạt, ngân hàng số đang phát triển ở mức trung bình khá, các kênh phân phối đã đóng vai trò giảm tải đáng kể cho kênh quầy nhưng còn cô lập với nhau và có nguy cơ tụt hậu, đánh mất cơ hội kinh doanh nếu không được quan tâm phát triển. Hiện tại, tính số hóa đã được thể hiện trong các sản phẩm dịch vụ, quy trình của BIDV
  16. 2 Đà Lạt từ khâu tiếp thị, bán hàng đến khâu chăm sóc khách hàng, tuy nhiên các kênh của BIDV Đà Lạt còn tương đối độc lập với nhau, chưa có sự liên kết, tích hợp với nhau, ảnh hưởng đến việc trải nghiệm dịch vụ của khách hàng. Quá trình bán hàng chủ yếu diễn ra tại kênh quầy, việc bán hàng trên các kênh hiện đại còn hạn chế, chưa có sự kết hợp tối ưu giữa kênh hiện đại và kênh quầy trong các quy trình bán hàng. Chính vì vậy, việc nghiên cứu và phát triển Ngân hàng số tại BIDV Chi nhánh Đà Lạt là rất cần thiết nhằm nâng cao tính cạnh tranh, hình ảnh, thương hiệu của BIDV trên thị trường, trong đó việc phân tích, nghiên cứu thực trạng các sản phẩm dịch vụ, quy trình hiện tại của BIDV để tìm ra những điểm hạn chế cũng như những cơ hội, thách thức là tiền đề để vạch ra lộ trình phát triển Ngân hàng số tại BIDV. Đó là lý do tôi chọn đề tài nghiên cứu “Giải pháp phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng số tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Đà Lạt”. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát Mục tiêu tổng quát của đề tài là trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng triển khai ngân hàng số tại BIDV Chi nhánh Đà Lạt từ đó tìm ra những nguyên nhân, hạn chế còn tồn tại để đề xuất các định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng số tại đơn vị. 2.2. Mục tiêu cụ thể Tìm hiểu những lý luận cơ bản về dịch vụ ngân hàng số, xu hướng và tầm quan trọng của việc phát triển ngân hàng số. Phân tích thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng số tại BIDV Chi nhánh Đà Lạt trong thời gian vừa qua. Đề xuất giải pháp và tổ chức thực hiện để phát triển thành công dịch vụ ngân hàng số tại BIDV Chi nhánh Đà Lạt.
  17. 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động triển khai và phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng số tại BIDV Chi nhánh Đà Lạt. Phạm vi nghiên cứu: - Về không gian: Tại BIDV Chi nhánh Đà Lạt. - Về thời gian: Trong khoảng thời gian từ 2019 - 2021. - Về nội dung: Nghiên cứu những lý luận cơ bản của ngân hàng số; Phân tích thực trạng triển khai ngân hàng cũng như những cơ hội, thách thức trong quá trình triển khai phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng số tại BIDV Đà Lạt; Đề xuất các giải pháp để phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng số tại chi nhánh trong thời gian tới. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Thu thập tài liệu thứ cấp: Các thông tin, tài liệu, số liệu được tác giả thu thập từ sách, báo, tạp chí chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng; các báo cáo/tài liệu, các nghiên cứu về dịch vụ ngân hàng điện tử, ngân hàng số của BIDV và các website của Ngân hàng Nhà nước, BIDV và một số ngân hàng, website khác. Phương pháp thống kê mô tả: Các thống kê mô tả được sử dụng trong đề tài để phân tích số liệu về quy mô, thực trạng phát triển cũng như tốc độ tăng trưởng khách hàng, doanh số sử dụng dịch vụ ngân hàng số của BIDV qua các năm. Phương pháp phân tích, đối chiếu, so sánh: Sử dụng các phương pháp phân tích (phân tích quy mô, phân tích xu hướng, phân tích cơ cấu,…) để đánh giá hoạt động ngân hàng số của BIDV Đà Lạt; phân tích kết quả phát triển dịch vụ ngân hàng số của BIDV Đà Lạt, tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong quá trình phát triển dịch vụ ngân hàng số cũng như thực thi chiến lược kinh doanh.
  18. 4 5. Ý nghĩa của đề tài Ý nghĩa khoa học: Đề tài góp phần hệ thống hóa và làm sáng tỏ các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan phát triển dịch vụ ngân hàng số tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Qua đó, làm phong phú thêm hệ thống các giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng số, ngoài ra nghiên cứu còn là bước đệm khuyến khích các nhà nghiên cứu khác quan tâm nhiều hơn đến lĩnh vực ngân hàng số. Đây là vấn đề mới, mang tính thời sự và cần được đào sâu nghiên cứu. Ý nghĩa thực tiễn: Thu thập, tổng hợp, phân tích và đánh giá các số liệu từ thực tiễn tại BIDV Chi nhánh Đà Lạt. Đề tài xây dựng góp phần nhìn nhận thực trạng ngân hàng số của BIDV Chi nhánh Đà Lạt từ đó xây dựng nên các định hướng nhằm nhanh chóng ứng dụng các bước tiến của công nghệ số để đưa ra nhiều loại hình thanh toán mới, hiện đại, mang lại lợi ích cho khách hàng, ngân hàng và nhà cung cấp,.. cho tất cả các bên liên quan. Đồng thời nâng cao thương hiệu, chất lượng dịch vụ, năng lực cạnh tranh và hình ảnh của BIDV Chi nhánh Đà Lạt. 6. Kết cấu của đề tài Đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan lý thuyết về Ngân hàng số tại Ngân hàng thương mại; Chương 2: Thực trạng phát triển ngân hàng số tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đà Lạt; Chương 3: Giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng số tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đà Lạt.
  19. 5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ NGÂN HÀNG SỐ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Tổng quan lý thuyết về ngân hàng số 1.1.1. Khái niệm về ngân hàng số Trên Thế giới, Ngân hàng số bắt đầu hình thành từ những năm 1960 với sự xuất hiện của các máy rút tiền tự động ATM (Automated teller machine) được cho là lắp đặt đầu tiên tại một chi nhánh của ngân hàng Barclays Plc ở khu vực ngoại ô phía bắc London - Anh ngày 27/6/1967. Máy rút tiền tự động, phối hợp với thẻ ATM (thẻ ghi nợ), khuyến khích người dân sử dụng dịch vụ ngân hàng cho chi tiêu hàng ngày, là một bước đột phá trong phát triển của ngành ngân hàng. Trong những năm 1980, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng điện tử, từ đó bắt đầu kết nối dịch vụ ngân hàng bán lẻ giữa các ngân hàng và khách hàng nhằm triển khai nhu cầu trực tuyến về danh mục và kiểm kê các hệ thống phần mềm. Trong những năm 1990, mạng internet tiếp tục phát triển chính là tiền đề cho ngân hàng trực tuyến thực sự phát triển và được biết đến rộng rãi hơn. Trong những năm đầu của thập niên 2000, sự cải thiện các dải băng thông rộng và các hệ thống thương mại điện tử đã dẫn đến sự hình thành ngân hàng số hiện đại. Trong kỷ nguyên ngân hàng hiện nay, số hóa được ưa chuộng và các ngân hàng phải tồn tại trong cuộc chạy đua phát triển ngân hàng số thế hệ mới. Một trong những nền tảng quan trọng để phát triển ngân hàng số là công nghệ Blockchain. Công nghệ Blockchain là một cơ chế cơ sở dữ liệu tiên tiến cho phép chia sẻ thông tin minh bạch trong một mạng lưới kinh doanh. Cơ sở dữ liệu chuỗi khối lưu trữ dữ liệu trong các khối được liên kết với nhau trong một chuỗi. Dữ liệu có sự nhất quán theo trình tự thời gian vì không thể xóa hoặc sửa đổi chuỗi mà không có sự đồng thuận từ mạng lưới. Do đó, có thể sử dụng công nghệ chuỗi khối để tạo một sổ cái không thể chỉnh sửa hay biến đổi để theo dõi các đơn đặt hàng, khoản thanh toán, tài khoản và những giao dịch khác. Hệ thống có những cơ chế tích hợp để ngăn chặn các mục nhập giao dịch trái phép và tạo ra sự nhất quán
  20. 6 trong chế độ xem chung của các giao dịch này. Các hệ thống tài chính truyền thống, như ngân hàng và sàn giao dịch chứng khoán, sử dụng các dịch vụ chuỗi khối để quản lý các khoản thanh toán trực tuyến, tài khoản và giao dịch thị trường. Trong xu hướng phát triển dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo và internet vạn vật (IoT) đang đóng vai trò ngày càng tăng trong cuộc sống xã hội, công nghệ blockchain được kỳ vọng sẽ được ứng dụng vào nhiều mô hình kinh doanh, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng - tài chính. Trước khi trở thành một mô hình hoạt động của ngân hàng trong thời đại số hóa, ngân hàng số cũng đã trải qua nhiều hình thái phát triển. Khi các ngân hàng truyền thống bắt đầu áp dụng máy móc vào cung cấp các dịch vụ ngân hàng là những viên gạch đầu tiên cho sự hình thành của mô hình ngân hàng số hiện đại như hiện nay. Khi công nghệ ngày càng được ứng dụng nhiều hơn vào lĩnh vực ngân hàng, sự phát triển của công nghệ mới, và đặc biệt sự ra đời của công nghệ tài chính (Fintech) đã khiến mô hình hoạt động ngân hàng có bước thay đổi đột phá, hình thành mô hình hoạt động ngân hàng số thuần túy. Quá trình phát triển của ngân hàng số có thể chia thành ba giai đoạn: Giai đoạn tăng cường ứng dụng máy móc và công nghệ vào lĩnh vực ngân hàng; Giai đoạn giao thoa ngân hàng số; và Giai đoạn ngân hàng số thuần túy. Việc ngân hàng chuyển đổi từ mô hình kinh doanh truyền thống sang ngân hàng số được gọi là số hóa ngân hàng. Quá trình chuyển đổi này được nhiều tổ chức, ngân hàng và đưa ra các cách tiếp cận khác nhau, khó có thể đưa ra một định nghĩa tiêu chuẩn đối với quá trình chuyển đổi của các ngân hàng truyền thống sang một ngân hàng số. Một số cách tiếp cận phổ biến đối với khái niệm số hóa ngân hàng thường tập trung vào khía cạnh các ngân hàng chú trọng nâng cao dịch vụ khách hàng và trải nghiệm người dùng, dựa trên nền tảng số hóa sự tương tác, kỳ vọng và trải nghiệm của khách hàng trên cơ sở dữ liệu. Quá trình chuyển đổi này chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố kết hợp, bao gồm: Sự lan tỏa và phát triển của các thành tựu công nghệ nổi bật của Cách mạng công nghệ 4.0 - Internet kết nối vạn vật (IoTs- Internet of Things); Dữ liệu lớn (Big Data); Trí tuệ nhân tạo (AI-
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0